Tóm tắt lý thuyết - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (SSH1141) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đất nước ta bị kẻ thù bao vây tứ phía, thù trong giặc ngoài câu kết với nhau nhằm lật đổ chính quyền Cách Mạng VN non trẻ vừa mới thành lập
Môn: Lịch sử đảng (BKHN)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
a, Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám - Khó khăn:
+ Đất nước ta bị kẻ thù bao vây tứ phía, thù trong giặc ngoài câu kết với nhau
nhằm lật đổ chính quyền Cách Mạng VN non trẻ vừa mới thành lập:
• Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng tay sai kéo vào nước ta với danh nghĩa là
đồng minh nhưng thực chất âm mưu của chúng là “diệt cộng cầm Hồ”, phá
tan chính quyền CM để thiết lập chính quyền phản CM tay sai của chúng.
• Ở miền Nam, gần 3 vạn quân Anh cũng dưới danh nghĩa là đồng minh
nhưng thực chất âm mưu của chúng là giúp Pháp chiếm lại Đông Dương
• Ở Đông Dương, 6 vạn quân Nhật cũng sẵn sàng trao vũ khí, cấu kết với các
Đế quốc chống lại chính quyền cách mạng
• 3 vạn quân Pháp kéo vào nước ta, chúng vẫn nuôi ý đồ khôi phục sự thống trị ở VN
• Các tổ chức phản động đồng loạt nổi lên như nấm chống phá chính quyền cách mạng
+ Bên cạnh những thách thức nghiêm trọng về quân sự, chính trị thì khó khăn về
kinh tế xã hội cũng là một thách thức nặng nề đối với Đảng và chính quyền cách mạng:
• Kinh tế tài chính kiệt quệ, xơ xác, tiêu điều, kho bạc trống rỗng, nạn đói mới đe dọa
• Văn hóa – Xã hội: Giặc dốt hoành hành, tệ nạn xã hội tràn lan
• VN chưa một nước nào trên thế giới công nhận đặt quan hệ ngoại giao
KẾT LUẬN: Sau cách mạng tháng 8, nước ta đứng trước tình trạng, khó khăn
chồng chất khó khăn, “vận mệnh dân tộc” như “ngàn cân treo sợi tóc” chính quyền
nhân dân có nguy cơ lật đổ, nền độc lập mới dành được có thể bị mất. Trước tình
hình đó, Đảng ta sáng suốt nhận thấy đất nước không chỉ có khó khăn mà còn có
những thuận lợi cơ bản, chính quyền nhân dân có thể trụ vững, toàn Đảng toàn dân ta.
b, Chủ trương kháng chiến – kiến quốc của Đảng
2. Đường lối KC chống TD Pháp XL a,
Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến lOMoAR cPSD| 39651089
- Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa Pháp đã có những hành động trắng
trợnvi pham các điều đã ký kết với chính phủ ta (hiệp định sơ bộ 6/3, tạm ước 14/9)
- Mặc dù chúng ta đã nhân nhượng với Pháp, nhưng chúng ta càng nhân nhượng
thì Pháp càng lấn tới, đến lúc chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng được nữa.
Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc của
mình. Do đó vào đêm 19/12 tại pháo đài Láng, cuộc KC toàn Quốc bùng nổ. b.
Đường lói kháng chiến của Đảng Cơ sở đường lối:
- Lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch vào 20/12/1946.
- Chỉ thị “toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng ngày 22/12/1946
Mục đích của cuộc kháng chiến: Đánh đuổi TD Pháp XL, hoàn thành ĐLDT,
từng bước xây dựng chế độ mới.
Tính chất của cuộc kháng chiến: Là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc. Một cuộc chiến tranh chính nghĩa: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
Phương châm đường lối kháng chiến : Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh.
TOÀN DÂN: đánh giặc với tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi đường
phố là một mặt trận, mỗi làng xã là một pháo đài đánh giặc,… Được thể hiện rõ
trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch: “Bất kỳ đàn ông, đàn
bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng
dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
TOÀN DIỆN: là đánh giặc trên tât cả các mặt:
Về chính trị: Đoàn kết toàn dân, tranh thủ thêm bạn, cô lập kẻ thù
Về quân sự: đánh địch ở khắp nơi, vừa đánh địch, vừa xây dựng lực lượng.
Về kinh tế: Tăng gia sản xuất xây dựng kte nước ta
Về văn hóa: đánh đổ VH nô dịch, XD nền VH mới
Tác dụng: Tạo sức mạnh toàn diện CMVN đánh thắng Pháp. lOMoAR cPSD| 39651089
KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI: để có thời gian làm chuyển hóa tương quan lực
lượng giữa ta và Pháp. Kháng chiến lâu dài để có thời gian làm cho chỗ yếu cơ bản
của địch ngày càng được bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ yếu của
ta được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy, tiến tới áp đảo Pháp, kết thúc cuộc kháng chiến.
TỰ LỰC CÁNH SINH: Là dựa vào sức lực của toàn dân vào đường lối của Đảng
và các điều kiện của nước ta. Ý NGHĨA:
- Đường lối KC chống Pháp của Đảng là sự vận dụng sáng tạo CN MLN về chiến
tranh CM vào hoàn cảnh thực tiễn VN. Đường lối đó còn là sự vận dụng những
truyền thống, kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của nhân tộc.
- Chính vì vậy, đường lối đó đã trở thành ngọn cờ dẫn đường và nguồn cổ vũ nhân
dân VN tiến hành kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
1, Chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng
a, Tình hình VN sau hiệp định Giơnevơ năm 1954:
Với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
- Hiệp định Giơnevơ được ký kết, quốc tế công nhận chủ quyền ĐL và toàn vẹn
lãnh thổ VN, MB được giải phóng và đi lên XD CNXH
- Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ nhảy vào MN
nước ta nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta => Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền: MB: Làm CM XHCN
MN: Tiếp tục công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân
b, Nội dung đường lối CMVN do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960)
Sau khi phân tích tình hình chung của cả nước và đặc điểm tình hình cụ thể
của mỗi miền. ĐH Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) đã XĐ đường lối chiến lược
chung của CMVN trong giai đoạn này là: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên
quyết đấu trnah giữ vững hòa bình, đẩy mạnh CMXHCN ở MB, đồng thời đẩy
mạnh CM DTDCND ở MN, thực hiên thống nhất nước nhà trên cơ sở ĐL và DC, lOMoAR cPSD| 39651089
XD một nước VN hòa bình thống nhất ĐL dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp
phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở ĐNA và thế giới. - Nhiệm vụ cụ thể:
+ CM XHCN ở miền Bắc: có nhiệm vụ XD MB thành căn cứ địa CM vững mạnh
của cả nước, là hậu phương lớn của tiền tuyến MN, vừa XD CNXH ở MB, vừa chi
viện sức người sức của cho CMMN đánh thắng đế quốc Mỹ.
+ CM DTDCND ở miền Nam: có nhiệm vụ đánh đuổi DQ Mỹ ra khỏi MN bảo vệ MB XHCN
- Vai trò, vị trí chiến lược cách mạng mỗi miền:
+ CM XHCN ở MB: có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp pháp triển của
toàn bộ CMVN, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ CM DTDCND ở MN: Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước, giải phóng MN, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước, - MQH
giữa 2 chiến lược cách mạng:
Hai chiến lược CM có qui luật vận động khác nhau, nhiệm vụ kahsc nhau, vai trò
khác nhau nhưng 2 chiến lược cm có một quan hệ tác động thức đẩy lẫn nhau vì:
+ Do một Đảng lãnh đạo
+ Đều nhằm mục tiêu chung
+ Giải quyết mâu thuẫn chung +
Đều diễn ra trong QT cm chung Ý NGHĨA:
Đường lối thực hiện đồng thời hai chiến lược CM thể hiện tư tưởng chiến
lược của Đảng đó là DLDT gắn liền với CNXH vừa phù hợp với MB, vừa phù hợp
với MN, vừa phù hợp với cả nước và tình hình qte, huy động cao nhất sức mạnh
tổng hợp to lớn, do đó đã đánh thắng ĐQ Mỹ và bè lũ tay sai giải phóng MN, thống nhất tổ quốc
Đường lối thực hiện đồng thời 2 chiến lược CM thể hiện tinh thần ĐL tự chủ
và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề của CMVN chưa hề có
tiền lệ trong lịch sử (cả lý luận và thực tiễn) vừa đúng với thực tiễn VN, vừa phù
hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế thời đại
3, Nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ cứu nước lOMoAR cPSD| 39651089
a, Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng
- Hoàn cảnh lịch sử: Thất bại trong chiến lược “chiến trang đặc biệt”, Mỹ chuyển
sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” - Đường lối kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của Đảng:
Chiến tranh lan rộng ra cả nước… Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 11
(31965), lần thứ 12 (12-1965) họp, đề ra quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trên cơ
sở phân tích khoa học về lực lượng của ta, lực lượng của địch, về lực và thế ( thể
lực, thế trận ) … Đảng quyết định đường lối đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nội dung gồm:
- Quyết tâm chiến lược: Từ sự phân tích và nhận định tình hình lúc bấy giờ. Trung
ương khẳng định chúng ta có đủ điều kiện và sức mạnh để đánh Mỹ vào thắng
Mỹ. Với tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Đảng quyết định
phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ
cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam ra Bắc.
- Phương châm chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh
càng mạnh, cần phải cố gắng đến mức cao, tập trung lực lượng của cả 2 miền để
mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thười cơ giành thắng lợi quyết định trong
thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên
quyết tiến công và liên tục tiến công. TIếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu
tranh quân sự và đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũ giáp công, đánh địch
trên cả ba vùng chiến lược. “Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác
dụng quyết định trực tiếp và giữ 1 vị trí ngày càng quan trọng”
- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng XD kte, bảo đảm tiếp tục
XDMB vững mạnh về kte và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến
hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ để bảo vệ
vững chắc MB XHCN, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện
cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng
để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước.
- Về mối quan hệ và nhiệm vụ CM của 2 miền:
+ Phải nắm vững mối quan hệ giữa nv bảo vệ MB và giải phóng MN, bảo vệ
MB là nhiệm vụ của cả nước, vì MB XHCN là thành quả chung rất to lớn của ND
cả nước ta, là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. lOMoAR cPSD| 39651089
+ Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở MB và ra sức
tăng cường lực lượng MB về mọi mặt, nhất là về kte và quốc phòng, nhằm đảm
bảo chi viện đắc lực cho MN, đồng thời, vừa tiếp tục XD CNXH nhằm phát huy
vai trò đắc lực của hậu phượng lớn đối với tiền tuyến lớn
=> Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó với nhau. Đế
quốc Mỹ XL Việt Nam, thì bất kỳ chúng đặt chân ở đâu trên đất nước VN, mọi
người VN đều có nghĩa vụ tiêu diệt chúng. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước
lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ XL” - Ý nghĩa:
+ Nghị quyết trung ương lần thứ 11 và 12 năm 1965 với nội dung như trên
thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao 2 ngọn cờ DLDT và CNXH, tiếp tục tiến
hành đồng thời 2 chiến lược CM của Đảng và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ XL,
giải phóng MN, thống nhất tổ quốc của dân tộc ta.
+ Đó là đường lối chiến tranh ND, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức
mình là chính trong hoàn cảnh mới, cơ sở để Đảng lãnh đọa đưa cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước đi tới thắng lợi vẻ vang.
CHƯƠNG III: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 – ĐẾN NAY)
I. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.
II. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986 – nay) 1.
Đổi mới toàn diện, đưa đât nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1986 – 1996)
1.1. Đại hội VI của Đảng - Hoàn cảnh lịch sử:
Thế giới: + Các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã tập trung tìm cách chống
phá hệ thống XHCN nói chung và VN nói riêng
+ Hệ thống XHCN, kể cả Liên Xô, Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng
kinh tế - xã hội, và họ cũng đang bước vào cải cách, cải tổ với các hình thức, mức
độ khác nhau; có nước thành công, có nước thất bại. Tình hình đó giúp Đảng ta
định ra đổi mới đất nước đúng đắn.
Trong nước: Sau 10 năm XD CNXH trên cả nước (1976 – 1985), chúng ra
đã thu được 1 số thành tựu trên các mặt, bước đầu XD được cơ sở vật chất cho lOMoAR cPSD| 39651089
CNXH đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng. Tuy nhiên chúng ta gặp những khó
khăn rất lớn về mặt kte – xã hội:
+ Nền kte lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, hiện tượng mất cân đối
diễn ra trầm trọng, năm 1986 lạm phát lên đến mức cao nhất (774,7%)
+ Đời sống nhân dân lao động, cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ
trang…, gặp nhiều khó khăn.
=> Do đó, đổi mới trở thành yêu cầu tất yếu, cấp thiết của hệ thống XHCN nói
chung và VN nói riêng, ĐH VI được chuẩn bị với 1 tinh thần dân chủ rộng rãi,
công phu, chu đáo, tích cực. Một sự đổi mới hết sức mạnh mẽ và sâu sắc,l
CHƯƠNG 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC
II. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986 – nay)
1.1 Đại hội 6 của Đảng
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử - Thế giới:
+ Các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã tập trung tìm cách chống phá hệ thống
XHCN nói chung và Việt Nam nói riêng.
+ Hệ thống XHCN, kể cả Liên Xô, Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng kinh tế
- xã hội, và họ cũng đang bước vào cải cách, cải tổ với các hình thức, mức độ khác
nhau, có nước thành công, có nước thất bại. Tình hình đó giúp Đảng ta định ra đổi
mới đất nước đúng đắn. - Trong nước:
+ Sau mười năm XD XHCN trên cả nước (1975 – 1985), chúng ta đã thu được một
số thành tựu trên các mặt, bước đầu XD được cơ sở vật chất cho CNXH đảm bảo
vấn đề an ninh quốc phòng.
+Tuy nhiên chúng ta đã gặp những khó khăn rất lớn về mặt kte-xh: Nền kinh tế lâm
vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, hiện tượng mất cân đối diễn ra trầm trọng,
năm 1986 lạm phát lên đến mức cao nhất (774,7%). Đời sống nhân dân lao động,
cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang ... gặp rất nhiều khó khăn. lOMoAR cPSD| 39651089
=> Do đó, đổi mới trở thành yêu cầu tất yếu, cấp thiết của hệ thống XHCN nói
chung và VN nói riêng. ĐH VI được chuẩn bị với tinh thần DC rộng rãi, công phu,
chu đáo, tích cực. Một sự đổi mới hết sức mạnh mẽ va sâu sắc. 1.1.2. Nội dung
- Đại hội đã phân tích đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế, những thuận lợi
và khó khăn của đất nước sau 10 năm XD CNXH trên cả nước; Từ đó tổng kết
thành 4 bài học kinh nghiệm:
+ Trong toàn bộ hoạt động cảu mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”
+ Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng và hoạt động theo các quy luật khách quan
+ Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
+ Chăm lo XD Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến
hành cuộc cách mạng XHCN
- Đại hội nếu rõ Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư
duy kih tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác
- Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại
của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - XH, tiếp tục xây
dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN trong
chặng đường tiếp theo.
- Đại hội đề ra mục tiêu cụ thể về kinh tế - XH cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên:
+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy
+ Bước đầu tạo ra một cơ cấu kính tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú tọng 3 chương
trình kinh tế lớn là lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Ba
chương trình này là sự cụ thể hóa nội dung CNH XHCN trong chặng đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ
+ Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêu cực,
mở rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép nước
+ Đảm bảo nhu cầu, củng cố quốc phòng an ninh lOMoAR cPSD| 39651089
- Đại hội đã nêu ra phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - XH:
+ Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư
+ Xây dựng và củng cố quan hệ SX XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế
- Tư tưởng chỉ đạo: Giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mội khả
năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế để
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN. * Ý nghĩa -
Đại hội VI là đại hội khởi xướng, mở đầu cho sự nghiệp đổi mưới toàn diện
ở nước ta. Là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết để tiến lên -
Đường lối đổi mới toàn diện của đại hội VI mở đường cho đất nước thoát ra
khỏi cuộc khủng hoảng KT-XH, tiếp tục đi lên CNXH -
Đại hội VI của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành động lực thúc
đẩy nền KT nước ta phát triển, làm thay đổi bộ mặt của XH, mở ra một giai đoạn
phát triển mạnh mẽ mới của lịch sử CM VN
* Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới
đất nước - Thành tựu:
+ Đất nước ra khỏi khủng hoảng KT-XH và tình trạng kém phát triển
+ Chính trị - XH ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường
+ VH, XH đạt được những thành tựu quan trọng, dời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng lên một số mặt đạt trình dộ của nước phát triển trung bình
+ Công tác xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh
+ Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của
VN trên trường quốc tế được nâng cao lOMoAR cPSD| 39651089 - Hạn chế:
+ Công tác tổng kết thực tiễn, ng/cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ được một số vấn đề đặt ra trong
quá/tr đổi/m để định/h trong th/tiễn. Lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH còn một số vấn đề cần
phải tổng kết để tiếp tục làm rõ.
+ K/tế ph/tr chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động.
Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động XH và năng lực cạnh tranh của nền ktế còn thấp
+ Nhiều vấn đề bức xức nảy sinh, nhất là các vấn đề XH và quản lý XH chưa được nhận thức đầy đủ và
giải quyết có hiệu quả - Một số kinh nghiệm:
Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH
Đổi/m phải luôn luôn quán triệt q/điểm "dân là gốc, vì lợi ích của ND, dựa vào ND, phát huy vai trò làm
chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của ND
Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật, xuất phát, bám sát và coi trọng
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận
Đặt lợi ích quốc gia DT lên trên hết; kiên định ĐL, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập qtế
trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi
Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đến, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
* Cương lĩnh XD đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh 1991 và Bổ sung, phát triển năm 2011)
1. Hoàn cảnh lịch sẻ và cơ sở hoạch định, phát triển cương lĩnh -
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) ĐCSVN hoạch định Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH -
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCSVN (1/2011) đã tổng kế thực tiễn, phát triển lý
luận và thông qua Cương lĩnh XD đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011)
2. Định hướng lớn về phát triển kinh tế, VH, XH, QP, An ninh, đối ngoại -
Về kinh tế: Kinh tế nhà nước giữ vại trò chủ đạo, Ktế tập thể không ngừng được củng cô và
phát triên. Ktế nhà nước cùng với kế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền ktế
quốc dân; ktế tư nhân là một trong những động lực của nền ktế. Ktế có vốn đầu tư nước ngoài được
khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu, các yếu tố thị trường, quan hệ phân phối, vai trò quản
lý của Nhà nước được xác định rõ. -
Về văn hóa: Định hướng lớn về phát triển văn hóa: Xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc
DT, ph/tr toàn diện, thống nhất trong đa dạng, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại...; XD con người VN giàu
lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân:
+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng ĐLDT và CNXH theo chủ nghĩa
Máclênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người lOMoAR cPSD| 39651089
+ Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với loại bỏ những cái lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ -
Ý nghĩa: +Cương lĩnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về lý luận và thực tiễn. Với kết quả nghiên
cứu lý luận, đổi mới tư duy và tổng kết thực tiễn, Cương lĩnh đã làm rõ 8 đặc trưng cơ bản của chế độ XHCN ở VN.
+Nhận thức rõ hơn về quá độ lên CNXH ở Việt Nam với chế độ chính trị, kinh tế, thành phần, cấu trúc xã
hội, văn hóa, con người, chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và những chặng đường, bước đi cần thiết
+Làm sáng tỏ khả năng bỏ qua CNTB để tiến lên CNXH tất yếu phải bỏ qua QHSX và kiến trúc thượng
tầng TBCN, đồng thời có thể kế thừa những thành tựu đã đạt được dưới chế độ tư bản, nhất là sự ptriển
của khoa học, công nghệ và trình độ tổ chức quản lý ktế và XH