-
Thông tin
-
Quiz
Tóm tắt lý thuyết lịch sử thế giới
Tóm tắt lý thuyết lịch sử thế giới
Lịch sử nhà nước và pháp luật (KL113) 3 tài liệu
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 142 tài liệu
Tóm tắt lý thuyết lịch sử thế giới
Tóm tắt lý thuyết lịch sử thế giới
Môn: Lịch sử nhà nước và pháp luật (KL113) 3 tài liệu
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 142 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
CHUYÊN ĐỀ 1: THỜI KỲ CHIẾM HỮU NÔ LỆ
1. Sự ra đời nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông Sơ đồ
a. Điều kiện tự nhiên
- Các quốc gia nằm trên lưu vực các con sông lớn.
- Khí hậu nhiệt đới => thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt phát triển sớm
khi công cụ còn thô sơ (nền kinh tế phụ thuộc vào các con sông), tuy nhiên vẫn sẽ
gặp khó khăn, hiểm họa từ thiên nhiên (lũ lụt, sạt lỡ) =>hình thành công tác trị
thủy để giải quyết nhu cầu cơ bản của người dân.
- Địa hình phức tạp và khép kín (trừ Lưỡng Hà địa hình tương đối màu mỡ) => khó
khăn về giao thông => các nền văn minh phát triển một cách độc lập
=> Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự hình thành và quyết định sự phát triển
của điều kiện kinh tế của các nhà nước.
b. Điều kiện kinh tế
- Dù thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng do công cụ còn thô sơ (đá, xương,.. giòn
dễ gãy) nên năng suất lao động thấp.
- Xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại (đồng) => quy mô canh tác được mở
rộng, cuộc sống cư dân ổn định hơn => năng suất lao động tăng => có của để dành.
- Xã hội trải qua 3 lần phân công lao động xã hội
+ Bên cạnh việc phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng được chú trọng và dần
dần tách ra khỏi nông nghiệp.
+ Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
+ Thương nghiệp xuất hiện.
c. Điều kiện xã hội
- Chế độ công xã thị tộc trải qua hai thời kỳ là chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ.
- Sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế dẫn đến sự thay đổi về điều kiện xã hội.
Chế độ công xã thị tộc bắt đầu tan rã, hình thành công xã láng giềng (trong đó
công xã nông thôn là hình thức là hình thức tồn tại chủ yếu), củng cố thêm sự tư
hữu khi mà sức sản xuất đang ngày càng phát triển, xã hội dần có sự phân công
thành những tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế và địa vị chính trị.
+ Giai cấp thống trị: Quý tộc
+ Giai cấp bị trị: nông dân công xã - nô lệ (tù binh chiến tranh, ...)
Hai giai cấp hình thành mâu thuẫn nhưng vẫn chưa đến mức gay gắt, chưa bùng nổ thành
các cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên nhà nước vẫn ra đời do sự tác động của:
- Trị thủy và thủy lợi: do sự tác động của tự nhiên mà khi con ng sống cạnh các
lưu vực sông lớn => cần trị thủy và thủy lợi để việc sản xuất dễ dàng hơn => Cần
sức người trong việc đắp đê ngăn lũ, công trình thủy lợi => cần đoàn kết gắn bó
với nhau. Bên cạnh đó vai trò của người đứng đầu đóng vai trò quan trọng => Hình thành các cơ quan.
- Chiến tranh: đòi hỏi có người chỉ huy, xây dựng, thống lĩnh quân đội và một
lượng lớn sức người sức của => Những tổ chức đầu tiên được hình thành để xây
dựng và thực hiện những công việc chung của xã hội => dần dần được hoàn thiện
=> tiền thân của các nhà nước.
Nếu chỉ có trị thủy và chiến tranh thì ko thể dẫn đến sự hình thành nhà nước vì trị thủy và
chiến tranh đã xuất hiện từ khi con người bắt đầu sản xuất và sinh hoạt => có thủ lĩnh, có
sự tập trung quyền lực. Nếu không có tư hữu => không có phân hóa giai cấp => ko có
giai cấp thống trị và bị trị => do đó trị thủy và chiến tranh không phải là nguyên nhân
chính dẫn đến hình thành nhà nước mà chỉ là yếu tố thúc đẩy nhà nước hình thành nhanh
hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến hình thành nhà nước: sự phân hóa giai cấp. => các yếu
tố trên tác động qua lại lẫn nhau => thúc đẩy sự phát triển nhà nước => ngoại lệ của sự
hình thành nhà nước theo quan điểm Mac-Lenin.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông Mô hình
Vua nắm giữ mọi quyền hành: lập pháp, tư pháp, hành pháp, nắm giữ cả vương quyền lẫn
thần quyền, quyền lực Nhà vua thực hiện một cách tuyệt đối, quyền lực này bao gồm bao
trùm tất cả cả các lĩnh vực trong xã hội và quyền lực này là suốt đời => Quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền (quân chủ chuyên chế tuyệt đối)
Bộ máy quan lại trung ương gồm các quan lại cao cấp. Tùy từng nơi, từng thời kỳ mà có
sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
Các quốc gia phương Đông cổ đại chia lãnh thổ thành những đơn vị hành chính theo cách
thức khác nhau, bộ máy quan lại địa phương cũng có sự khác biệt nhưng nhìn chung đều
được kết cấu dưới dạng: đứng đầu địa phương là một quan lại do vua bổ nhiệm, phía dưới
là các quan lại giúp việc và quan lại ở cấp hành chính thấp hơn. Và hầu hết quản lý nhân
dân thông qua các công xã nông thôn.
3. Hình thức chính thể của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Tây
a. Nhà nước Aten
Ban đầu là Cộng hòa quý tộc chủ nô và sau quá trình dân chủ hóa thì chuyển sang Cộng hòa dân chủ chủ nô.
Điển hình cho chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô là nhà nước Aten. Ở đây, các cơ quan
nhà nước cao nhất đều được hình thành thông qua con đường bầu cử mà những người
tham gia bầu cử là những người đàn ông đã trưởng thành, là những người tự do, không
phải là kiều dân và có tài sản ở một mức độ nhất định.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị công dân có quyền lực rất lớn trong việc thảo
luận và quyết định các vấn đề hệ trọng như ban hành hoặc bãi bỏ luật, xây dựng bộ máy
nhà nước, quyết định các vấn đề chiến tranh hay hòa bình.
Hội nghị năm trăm người giữ vai trò quan trọng sau Hội nghị công dân, được bầu bằng
bỏ phiếu, có chức năng giải quyết các công việc hàng ngày, quyết định các công việc giữa
hai kỳ họp của Hội nghị công dân, thực hiện các quyết nghị của Hội nghị công dân, đại
diện về về mặt đối ngoại, có quyền quản lý tài chính, giám sát các công việc của nhân
viên nhà nước, thảo luận các vấn đề trước khi trình ra Hội nghị công dân.
Hội đòng mười tướng lĩnh do Hội nghị công dân bầu ra hằng năm bằng cách biểu quyết
giơ tay, thực hiện chính sách đối ngoại, chỉ huy quân đội và chịu sự kiểm soát của Hội nghị công dân.
Tòa bồi thẩm là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất
b. Nhà nước Xpac
Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô có nhà nước Xpac. Ở nhà nước Xpac có
Hội nghị công dân nhưng trên thực tế quyền lực thuộc về Hội đồng trưởng lão gồm 28
thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giới quý tộc bầu ra từ hàng ngũ quý tộc. Hội đồng
trưởng lão có quyền ban hành pháp luật và và quyết định các vấn đề quan trọng, liên quan
đến vận mệnh quốc gia như chiến tranh và hòa bình. Thực chất đây là cơ quan thể hiện sự
tập trung quyền lực nhà nước.
Hội nghị công dân là cơ quan quyền lực tối cao, là thiết chế dân chủ nhưng rất hạn chế
(hoạt động không thường xuyên, không có quyền bàn bạc...). Có quyền thông qua hay
phản đối những quyết định củ Hội đồng trưởng lão mà không được thảo luận hay góp ý gì.
Đứng đầu nhà nước là 2 vua, vốn là 2 quý tộc người Xpác, có quyền ngang nhau, giữ vai
trò là thủ lĩnh quân sự, tăng lữ tối cao, vừa là pháp quan. Họ là thành viên của hội đồng
trưởng lão. Họ có quyền lực không lớn lắm bởi họ bị hạn chế quyền lực bởi Hội đồng năm quan giám sát.
Hội đồng giám sát thực chất là cơ quan lãnh đạo tối cao của nhà nước, là nơi tập trung
quyền lực và bảo vệ một cách mạnh mẽ quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ nô và không
phân chia quyền lực cho tầng lớp quý tộc mới hoặc là tầng lớp bình dân. Gồm 5 đại biểu
của tập đoàn quý tộc bảo thủ nhất, đàn áp cuộc đấu tranh của bình dân và giải quyết mâu
thuẫn giữa quý tộc và bình dân.
c. Nhà nước La Mã
La Mã thời cộng hòa cũng tồn tại chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô với Đại hội công dân
là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng thực quyền lại nằm trong tay tầng lớp quý
tộc, là cơ quan lập pháp, gồm đại hội xenturi và đại hội bình dân. Đại hội xenturi:
- Viện nguyên lão là cơ quan thường trực của đại hội xenturi, thông qua các quyết
định những vấn đề lớn của đất nước.
- Hội đồng quan chấp chính điều hành các công việc của quốc gia như tổng chỉ huy
quân đội, triệu tập hội nghị công dân, sa thảo các quan lại…
- Hội đồng quan án là cơ quan hội thẩm của nhà nước La Mã, giải quyết vấn đề dân
sự và hình sự, thay mặt quan chấp chính giải quyết các công việc thuộc thẩm
quyền quan chấp chính khi quan chấp chính vắng mặt.
Thành viên Viện giám sát (Viện quan bảo dân) do Đại hội bình sân bầu ra, có quyền phủ
quyết những quyết nghị của Viện nguyên lão, các dự án luật, có quyền tham gia các phiên
họp của Viện nguyên lão, có quyền bắt giữ và lấy phúc cung của quan lại và nhân viên nhà nước.
La Mã thời kì đế chế (chuyên chế): Thiết lập nền quân chủ chuyên chế với sự xuất hiện
của Vua - hoàng đế La Mã do những xung đột, đấu tranh giai cấp vào thời kì đó. Hoàng
đế La Mã do Viện nguyên lão bầu ra.
Như vậy, ở nhà nước chủ nô, hình thức chính thể đa dạng và có những sự khác biệt nhất
định trong cơ cấu tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước ở trung ương giữa các quốc gia
phương Đông và phương Tây và giữa các quốc gia theo cùng một hình thức chính thể.
4. Đặc trưng của pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Đông Ưu điểm
- Pháp luật điều chỉnh khá rộng cả lĩnh vực dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.
- Một số quy định dân sự hình sự hôn nhân gia đình có ý thức bảo vệ quyền lợi cho
những đối tượng yếu thế trong xã hội.
Nhược điểm:
- Pháp luật công khai thừa nhận sự bất bình đẳng (Giai cấp và Giới tính)
- Pháp luật mang tính “trọng hình khinh dân” ( nhiều quy định trong Hình sự và
một số quy định trong Dân sự => nhiều Hình phạt dã man)
- Pháp luật mang tính đồng thái phục thù
- Pháp luật bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ giáo và các hệ tư tưởng chính trị
- Hình phạt được quy định vô cùng dã man
- Về kỹ thuật lập pháp: thiếu tính khái quát, dữ liệu
- Đồng thái phục thù, thần thánh tài phán.
- Trả thù ngang bằng: cùng địa vị, sự trừng phạt của nhà nước, tàn dư của chế độ
Công xã nguyên thủy: gây thiệt hại => gánh hậu quả tương tự => không quan tâm
hành vi, chỉ quan tâm hậu quả => Công bằng Nhận xét
- Về kỹ thuật lập pháp tương đối đa dạng để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan
hệ xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa có
sự phân định thành các chế định luật, ngành luật và vẫn mang tính chất “trọng hình
khinh dân” ranh giới giữa dân luật và hình luật rất mờ nhạt.
- Từ ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật rất cụ thể, mô tả dài dòng,
trùng lắp và không mang tính khái quát.
- Về nội dung là công cụ thống trị về mặt giai cấp khi công khai thừa nhận sự bất bình đẳng.
- Pháp luật phương Đông cổ đại mang tính chất đồng thái phục thù. Pháp luật cũng
chịu ảnh hưởng tôn giáo, lễ và các quan hệ tư tưởng chính trị.
- Hệ thống hình phạt dã man, thường sử dụng nhục hình. Hình phạt không có mục
đích cải tạo, giáo dục cùng răn đe mà chủ yếu mang tính trừng phạt.
5. Đặc trưng pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Tây (sự phát triển của pháp
luật dân sựu La Mã)
Thời kỳ Cộng hòa sơ kỳ
- Pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền tư hữu bằng nhiều biện pháp khác nhau và
chủ yếu là các hình phạt mang tính nghiêm khắc, dã man, trong quan hệ dân sự
nhưng chế tài là chế tài hình sự.
- Quy định về dân sự kém phát triển hơn so với hậu kỳ.
- Kém phát triển về cả nội dung, phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật lập pháp chưa có bất kỳ sự tiến bộ.
Thời kỳ Cộng hòa hậu kỳ trở đi
- Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của luật học La Mã, đặc biệt là quy định về dân sự.
- Quyền sở hữu được hiểu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
tuyệt đối tài sản đó. Để đảm bảo cho quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền yêu
cầu trả lại vật khi bị người khác tước đoạt quyền chiếm hữu của mình như là bị
trộm cắp hoặc là yêu cầu chấm dứt hành vi gây thiệt hại.
- Đối với quy định về hợp đồng và trái vụ thì pháp luật rất chú trọng đến điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng, theo đó hợp đồng có hiệu lực thì phải thỏa mãn hai điều
kiện là phải do sự thỏa thuận của hai bên, không được lừa dối, không được dùng
vũ lực và phải phù hợp với quy định của luật pháp. Hợp đồng miệng và văn bản,
hợp đồng thực tại và thỏa thuận.
- Đối với quy định về thừa kế thì thì pháp luật thừa nhân hai hình thức theo di chúc
và theo pháp luật. Việc thừa kế phát sinh khi người nhận thừa kế tuyên bố nhận
thừa kế chứ không phải là đương nhiên.
- Độ tuổi kết hôn dành cho nam là 14 và nữ là 12 tuổi. Người chồng có quyền định
đoạt hoa lợi do của hồi môn của vợ mang lại. Tài sản do người vợ thừa kế từ gia
định mình thì người chồng không có quyền định đoạt. Nếu người vợ ly hôn chính
đáng được tòa án thừa nhận thì người vợ có quyền nhận lại của hồi môn của mình.
- Pháp luật có những phát triển vượt bậc.
CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
1. Sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu
Quá trình xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến mang tính chất quyết định
- Chế độ chiếm hữu nô lệ ở La Mã rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nô lệ đấu tranh
với chủ nô đòi quyền lợi cho mình. Nền kinh tế phía tây La Mã nhanh chóng bị
suy yếu, khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế (kinh tế công thương nghiệp bị đình
trệ), khủng hoảng chính trị (La Mã bị chia thành Đông-Tây La Mã)
- Chủ nô thay đổi phương thức bóc lột: phát canh ruộng đất giai cấp bị trị và bóc lột
bằng địa tô. Chủ nô nhượng bộ bằng cách công nhận cho nô lệ một số quyền về tài
sản, tư liệu sản xuất. Quan hệ sản xuất phong kiến đã xuất hiện với đầy đủ các yếu
tố của nó: địa chủ, lệ nông và phương thức bóc lột bằng địa tô.
Cuộc chiến tranh xâm lược của người Giéc – manh đã đóng vai trò như nhân
tố xúc tác, làm cho xã hội chuyển biến sang xã hội phong kiến một cách
nhanh hơn, dứt khoát hơn.
- Những người “man tộc” tràn vào đế quốc Tây La Mã. Dần dần, người “man tộc”
đã giành được nhiều ưu thế, tiến hành nhiều cuộc xâm chiếm và thực sự cai trị các
vùng đất của Tây La Mã. Người Giéc – manh đã thiết lập ra nhà nước phong kiến
để phù hợp với quan hệ sản xuất phong kiến ở đây.
2. Sự ra đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc
- Sự hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc là sự tiếp nối quá trình lịch sử
liên tục từ nhà nước chiếm hũu nô lệ. Đến đây, điều kiện tự nhiên không còn giữ
vai trò quan trọng, ảnh hưởng mang tính quyết định. Điều kiện, hoàn cảnh ra đời
nhà nước phong kiến Trung Quốc được xem xét dưới góc độ kinh tế và chính trị- xã hội.
- Kinh tế: nhu cầu sử dụng đất tăng do kinh tế phát triển, hệ quả của chế độ phân
phong ruộng đất của nhà Chu, chế độ tỉnh điền tan rã, quý tộc mở rộng việc khai
hoang. Quan hệ sản xuất phong kiến ra đời và bóc lột bằng địa tô.
- Xã hội: xuất hiện giai cấp địa chủ và tá điền. Giai cấp thống trị: địa chủ bóc lột
bằng địa tô, giai cấp bị trị: nông dân, tá điền nộp địa tô tô lao dịch.
3. Đặc trưng của tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc
- Nhà nước phong kiến Trung Quốc ngay từ khi vừa thành lập và trong suốt thời kỳ
tồn tại là chính thể quân chủ chuyên chế. Nhà nước phong kiến Trung Quốc có
chính thể quân chủ tuyệt đối điển hình ở phương Đông. Trong tất cả các triều đại,
Hoàng đế luôn là người đứng đầu nhà nước, toàn bộ quyền lực đều tập trung vào
tay nhà vua. Vua nắm quyền lực tuyệt đối trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư
tưởng. dưới vua là quan đầu triều (ngoại trừ triều đại nhà Minh) và hệ thống quan
lại giúp việc ở trung ương và địa phương.
- Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước của nhà nước phong kiến Trung Quốc.
- Trung Quốc luôn tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng lãnh thổ và đồng hóa.
4. Đặc trưng của tổ chức bộ máy nhà nước Tây Âu
Giai đoạn sơ kỳ trung đại
- Bộ máy nhà nước trong giai đoạn sơ kỳ trung đại được tổ chức dưới hình thức quân chủ tuyệt đối.
- Mọi quyền lực đều tập trung vào tay nhà vua tuy nhiên trong thời kỳ nhà vua lại
phải phân chia đất đai cho các quý tộc hình thành nên trạng thái phân quyền cát cứ.
- Tổ chức nhà nước trong thời kỳ này rất đơn giản do đây là thời kỳ mở đầu cho chế
độ phong kiến ở tây âu giai cấp thống trị buộc nông nô phải sản xuất trong các
lãnh địa khép kín theo mô hình tự cung tự cấp cùng với hình thức kinh tế này là sự
hình thành các giai cấp đơn giản.
Giai đoạn trung kỳ trung đại
- Chế độ cộng hòa thành thị trọng các thành thị tự trị
- Bộ máy nhà nước tồn tại dưới hình thức quân chủ đại diện đẳng cấp thay cho nền
quân chủ chuyên chế. Sự thay đổi hình thái nhà nước này là do:
Thời kỳ này do nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp không còn phù hợp với
điều kiện tự nhiên các thợ thủ công có tay nghề dần thoát ly khỏi kinh tế nông
nghiệp và làm việc trong các xưởng thủ công của lãnh chúa. Sự bốc lột tàn bạo của
lãnh chúa đã khiến cho các thợ thủ công này bỏ trốn đến các vùng đất khác tạo
thành những thành thị mới.
Mâu thuẫn giữa nhà vua và lãnh chúa ngày càng gay gắt do sự tranh giành quyền
lực và đất đai. Trước sự lớn mạnh của thị dân làm cho cà nhà vua và lãnh chúa đều
muốn lôi kéo thị dân ủng hộ cho mình. Ban đầu thị dân đã ủng hộ cho nhà vua sau
đó đó với sự chuyên quyền của mình nhà vua đã tăng thuế một cách vô tội vạ
khiến cho thị dân lại liên kết với lãnh chúa để đấu tranh nhằm kiểm soát quyền thu
thuế và kiểm tra thu chi ngân sách quốc gia từ đó tạo thành một cơ quan đại diện
đẳng cấp. Hạn chế một phần quyền lực của nhà vua từ đó hình thành nên nền quân
chủ đại diện đẳng cấp.
Giai đoạn mạt kỳ trung đại
- Hình thái nhà nước trong thời kỳ này là quân chủ chuyên chế tuy nhiên nền quân
chủ chuyên chế này khác với giai đoạn sơ kỳ trung đại ở chỗ nền quân chủ trong
thời kỳ này được hình thành trên cơ sở liên minh tạm thời giữa giai cấp quý tộc
phong kiến với giai cấp tư sản.
- Sự xuất hiện cũng như những chuyển biến về mặt kinh tế làm cho xã hội có nhiều
thay đổi. Do sự thay đổi về quan hệ kinh tế giai cấp tư sản đã ra đời làm cho mẫu
thuẫn trong xã hội phong kiến càng thêm trầm trọng. Giai cấp tư dản liên minh với
nhà vua để thiết lập chính quyền quân chủ chuyên chế nhằm mục đích thống nhất
thị trường hàng hóa tiền tệ, đơn vị đo lường.
- Nền quân chủ tuyệt đối không phải trên tất cả các nước mà chỉ một số quốc gia.
Đây là giai đoạn đánh dấu sự suy vong của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
5. Giải thích đặc trưng của pháp luật phong kiến Trung Quốc
Ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo pháp trị
- Từ đời Hán trở đi, đức trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội cũng như trong
chính sách cai trị của nhà nước. Đến đời Đường, đức trị của Nho giáo còn được bổ
sung thêm thuyết nhân trị của Phật giáo. Nhân trị ở đây là lòng từ bi, cứu nhân độ
thế. Đến đời Tống, Minh, sự suy yếu của đạo đức Nho giáo được biểu hiện qua sự
suy thoái của triều đại, một số học giả muốn khôi phục lại học thuyết Pháp trị
nhưng không thành. Đến cuối nhà Thanh, Nho giáo cũng bị phê phán kịch liệt.
Tóm lại, trong suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc đức trị và pháp trị đã cùng tồn
tại với nhau, hỗ trợ nhau. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ ảnh
hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì Nho giáo vẫn giữ vị trí
thượng tôn, Pháp trị vẫn được thể hiện nhưng không được áp dụng một cách công khai.
- Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng. Quan điểm Nho giáo "Quân
- Vua" đặt ở vị trí trung tâm và đề cao tư tưởng "Trung Quân Ái Quốc". Do đó,
thời kỳ phong kiến Trung Quốc suy tôn giai cấp thống trị - nhà vua. Các tư tưởng
của Nho giáo đề cao đạo đức và nó cũng phù hợp với sự quản lí Nhà nước trong
thời kỳ phong kiến. Nho giáo ràng buộc người dân bởi các giá trị đạo đức mà Nhà
nước mong muốn họ thực hiện. Nho giáo được xem là hệ tư tưởng chủ đạo trong
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vì đặt ra sự bất bình đẳng về giai cấp
và đặt quyền cho giai cấp thống trị nhằm đảm bảo quyền lực tuyệt đối của nhà
vua, xây dựng trật tự ổn định trong gia đình và xã hội.
- Pháp trị là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của pháp luật.
Vai trò của nhà vua
- Kinh tế: không có sự tách bạch giữa tài sản của nhà vua và của quốc gia. Trong
một nền kinh tế nông nghiệp, nhà vua phải nắm tư liệu sản xuất là đất đai. Do nhà
vua nắm nhiều đất đai nên mới có thể ban phát đất cho quan lại - làm việc cho
mình; nông dân - đóng thuế cho mình; người có tư tưởng tiến bộ - ủng hộ cho
mình. Chi phối cả kinh tế, chính trị và tư tưởng. Cái gốc của tài sản là kinh tế nông
nghiệp (đất đai). Trung Quốc hình thành ở hai lưu vực sông lớn trên thế giới thì
một trong những hoạt động quan trọng là trị thủy (chế ngự và khai thác) và chỉ có
vua mới có khả năng đó. Với sự mạnh và uy tín ông vua mới có khả năng huy
động lực lượng để trị thủy để bảo vệ tài sản (đất). Bên cạnh đó, cũng có sự liên
quan đến sự mở rộng lãnh thổ, mở rộng đất đai. Sự tập trung toàn bộ kinh tế nhưng
nhà vua không nắm toàn bộ mà ban phát ở các tầng lớp bên dưới để tạo ra hệ
thống bảo vệ quyền lực nhà nước.
- Chính trị: vua có quyền ban hành luật (lập pháp và hành pháp): quyết định tổ chức
bộ máy nhà nước. Hệ thống quan lại và tư pháp thì có hoàn toàn quyền quyết định
hoác ủy quyền cho quan lại bên dưới. Và vua cũng thống lĩnh tối cao về mặt quân
đội. Hậu thuẫn của vua là bộ máy quan lại và địa chủ. Họ chính là những người
tao ra hệ thống thang bậc tầng lớp để vua nắm quyền. Do đó quyền lực đều nằm
trong tay nhà vua. Các giai cấp trong xã hội phong kiến sẽ là hậu thuẫn cho vua vì
lợi ích kinh tế của họ ràng buộc, lệ thuộc vào nhà vua. Xét trong nội bộ giai cấp
thống trị thì họ nhận bổng lộc từ vua và nhà vua đảm bảo địa vị cho họ. Xét trong
mối quan hệ giai cấp thống trị và bị trị thì giai cấp bị trị muốn tồn tại được và duy
trì sản xuất thì phải phục tùng và nhận sự hậu thuẫn từ nhà vua. Khi mâu thuẫn
giữa thống trị và bị trị lên đến đỉnh điểm người dân sẽ đứng lên đấu tranh - khởi
nghĩa nông dân. Họ có thể lật đổ ông vua và họ sẽ lên nắm quyền và lại tiếp tục
nông dân vì họ đã khoác lên mình chiếc áo phong kiến để duy trì quyền lực của
mình. Kinh tế nông nghiệp không thay đổi tạo nên một vòng tròn lẫn quẩn.
- Tư tưởng: sự ảnh hưởng của đạo Khổng và Nho giáo đến sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Trung Quốc. Sự tác động quan trọng của Nho giáo mà Khổng Tử đặt ra là
"thuyết Chính Doanh" và nhiều học thuyết khác. Nhưng nội dung quan trọng nhất
của học thuyết này là Tôn quân quyền. Từ Tần và đầu Hán: pháp quyền và từ Hán
(thời Hán Vũ Đế) về sau: Nho giáo. Nhà vua sử dụng hệ tư tưởng Nho giáo làm tư
tưởng chủ đạo cho việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà vua được
tôn sùng một cách tuyệt đối. Nho giáo được sử dụng làm tư tưởng chủ đạo.
6. Tại sao pháp luật Tây Âu lại kém phát triển hơn so với pháp luật La Mã cổ đại
Pháp luật phong kiến là phương tiện để nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dân
lao động, bảo vệ địa vị , quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tập và tập đoàn phong
kiến giáo hội. Pháp luật phong kiến Tây Âu kém phát triển hơn so với pháp luật La Mã từ
hình thức đến nội dung, đặc biệt là pháp luật về dân sự - thương mại, vì những nguyên nhân sau đây:
- Về kinh tế: Trong một thời gian dài, tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự
cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa nên pháp luật về kinh
tế, thương mại không phát triển.
- Về chính trị: Tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài đã làm cho: (i) Chiến tranh xảy
ra triền miên, các lãnh chúa phong kiến tập trung vào các cuộc chinh phạt lẫn nhau
nên không có thời gian xây dựng, hoàn thiện pháp luật; (ii) Nền giáo dục bị lãng
quên, trẻ em chỉ được dạy kinh thánh và cách chiến đấu mà không được giáo dục
về chữ viết, khoa học, nghệ thuật nên đa số cư dân bị mù chữ, thậm chí nhiều quý
tộc cũng không biết đọc biết viết; (iii) Lãnh thổ bị chia cắt và pháp luật của các lãnh địa là khác nhau.
- Về tư tưởng: Suốt thời kì phong kiến, giáo lý của nhà thờ Thiên chúa giáo đóng
vai trò là hệ tư tưởng thống trị đối với toàn dân. Nhà nước và giáo hội thực hiện
chính sách ngu dân, bắt buộc dân chúng học thuộc lòng kinh thánh mà không cung
cấp cho người dân một nền giáo dục toàn diện, cư dân mù chữ. Nhiều quy tắc
trong giáo lý nhà thờ được công nhận và được nhà nước bảo vệ như pháp luật.
CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
1. Các tiền đề ra đời cách mạng tư sản ra đời trên thế giới
Sự ra đời của nhà nước tư sản là bước đánh dấu cho sự ra đời của một kiểu nhà nước,
tương ứng với một phương thức sản xuất mới, hình thái kinh tế xã hội mới => chấm dứt
sự tồn tại của chế độ phong kiến. Kinh tế
- Nguyên nhân về mặt kinh tế bắt đầu từ khủng hoảng của chế độ phong kiến trong
giai đoạn từ Thế kỉ XV đến Thế kỉ XVII, Châu Âu chứng kiến khủng hoảng của chế độ phong kiến.
- Quan hệ phong kiến lỗi thời dẫn đến bị thay thế bởi quan hệ sản xuất Tư bản chủ
nghĩa đang được hình thành và phát triển dự trên các điều kiện:
+ Thành tựu khoa học kỹ thuật: sự xuất hiện cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh
(bước đánh dấu đầu tiên): bằng sự kiện phát minh máy hơi nước (thành tựu KHKT
đã đóng góp lớn cho sự thay đổi cách thức sản xuất trong tất cả các ngành kinh tế:
công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp)
+ Các thành tựu khoa học kỹ thuật + Quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản =>
xuất hiện nền kinh tế công nghiệp (đồng thời thúc đẩy phát triển ngành thương nghiệp)
- Vì kĩ thuật hàng hải mới xuất hiện trong giai đoạn này đã giúp cho quá trình
khám phá thuộc địa và mở mang giao lưu kinh tế Đông – Tây dễ dàng phát triển
công, nông, thương nghiệp, hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển.
=> Thế kỉ XVI: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời chiếm ưu thế. Chính trị
- Về mặt xã hội: chứng kiến sự ra đời của giai cấp tư sản (giai cấp này ra đời được
xem là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến trong xã hội và kết quả tất yếu
của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa)
- Giai cấp tư sản hình thành từ:
+ Tầng lớp thị dân: hình thành trong lòng chế độ phong kiến ở Tây Âu.
+ Những lãnh chúa phong kiến thức thời với sự ra đời của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa => trở thành tư sản
=> Chính sự xuất hiện này đã làm cho xh xuất hiện mâu thuẫn gay gắt
+ Mâu thuẫn tư sản và lao động làm thuê
+ Mâu thuẫn phong kiến giữa phần còn lại của xã hội (đứng đầu là giai cấp tư sản)
- Đây là mâu thuẫn mang tính thời đại và chủ đạo. Tư tưởng
- Giai cấp tư sản phát triển:
+ Phong trào phục hưng: bắt đầu từ Thế kỉ XIII đề cao giá trị tư tưởng tự do và giá
trị văn hóa từ trung cổ mà bị phong kiến và nhà thờ hạn chế => tăng phẩm giá =>
mục đích phong trào là giải phóng con người khỏi sự chi phối của giáo hội
=> Đây là cơ sở cho việc hình thành các tư tưởng mang tính dân chủ tiến bộ sau này.
+ Phong trào cải cách tôn giáo: đánh dấu cho sự suy tàn của tôn giáp và xã hội =>
mục đích xóa bỏ đặc quyền của giai cấp tăng lữ, kêu gọi 1 loại nhà thờ rẻ tiền =>
có sự ảnh hưởng lớn trong lịch sử nn trong thời kì này.
Những học thuyết dân chủ tư sản ra đời : Nhà nước pháp quyền; tư tưởng phân
chia quyền lực nn, thuyết khế ước xã hội.
=> Đây là những tiền đề cực kì quan trọng, nó đánh dấu cho sự xuất hiện, khi các
tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng đạt đến cao trào thì các cuộc cách mạng tư sản
trên thế giới bùng nổ => Kết quả: ra đời các nhà nước tư sản.
2. Xác định hình thức chính thể của các nhà nước tư sản sau các cuộc cách
mạng tư sản tiêu biểu và tính chất của cuộc cách mạng đó
- Cách mạng tư sản ở Anh
+ Giai cấp tư sản Anh liên minh với các thế lực phong kiến cũ thiết lập nhà nước quân chủ nghị viện.
+ Hình thức của chính thể của nước Anh là quân chủ đại nghị (sau cuộc cách mạng thế kỉ XVII)
- Cách mạng tư sản ở Hoa Kỳ
+ Cách mạng tư sản ở Hoa Kỳ mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, mang tính dân chủ tư sản.
+ Nhà nước tư sản Mỹ là điển hình về chính thể cộng hòa tổng thống (là sự áp
dụng đầu đủ và triệt để học thuyết phân chia quyền lực), được tổ chức học thuyết
phân quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp).
- Cách mạng tư sản ở Pháp
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để dưới sự đấu tranh rất mạnh mẽ và kiên
quyết của quần chúng nhân dân.
+ Nhà nước tư sản thiết lập ở Pháp là chính thể cộng hòa nghị viện mang tính điển
hình, thiết lập nền cộng hòa thứ nhất.
- + Ở Pháp sau cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu: Hiến pháp 1958 xác lập nền Cộng
hòa V ở Pháp với hình thức chính thể của nhà nước là cộng hòa hỗn hợp.
- Cách mạng tư sản ở Nhật Bản
+ 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cuộc duy tân đất nước mang tính chất
của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Cuộc cách mạng tư sản ở Nhật không triệt để nhà nước, thành quả chính trị của
cuộc cách mạng đó là chính thể quân chủ nghị viện.
3. Các đặc trưng của nhà nước tư sản trong 2 thời kỳ Tự do
- Nhà nước tư sản ra đời là kết quả cơ bản và trực tiếp của cuộc cách mạng tư sản là
hệ quả của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tư sản trong thời kì
này không can thiệp vào quá trình sx và trao đổi tư bản. Vì vậy thời kì này được
gọi là thời kì của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
- Hình thức chính thể phổ biến là quân chủ lập hiến (nhiều lí do để chọn chính thể
này vì tương quan lực lượng giai cấp tư sản hoảng sợ trước sức ép đấu tranh của
nhân dân, quyết định liên mình quý tộc phong kiến để buộc bảo vệ quyền lợi, tập
quán). Một số quốc gia theo chính thể cộng hòa Thụy Sỹ, Pháp, Mỹ.
- Đây là thời kì hoàng kim của nghị viện tư sản nên chế độ chính trị trong thời kì
này là chế độ đại nghị. Nhà nước tư sản là công cụ thống trị, bảo vệ địa vị quyền
lợi của giai cấp tư sản thông qua việc bảo vệ chế độ tư hữ tư bản, trấn áp các
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và chống lại các
cuộc chiến tranh xâm lược của nhà nước. Lũng đoạn
- Nhà nước tư bản độc quyền trực tiếp giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà
nước (đây là điểm thay đổi đáng kể so với thời kì chủ nghĩa tư bản cạnh tranh, bởi
lẽ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh các nhà tư sản nắm quyền về chính trị chủ yếu
thông qua người đại diện => giai đoạn này các nhà tư bản không chỉ quản lý hành
chính mà còn quản lý về kinh tế và xã hội)
- Vai trò và thực quyền của tổng thống, thủ tướng của cơ quan hành pháp ngày càng
được tăng cường => cơ quan hành pháp trở thành cơ quan có thực quyền (Tuy
nhiên nghị viện vẫn là nơi tranh dành quyền lực của đảng phái tư sản)
- Nhà nước trở thành công cụ của các tập đoàn tư bản độc quyền tranh dành thị
trường xuất khẩu, thực hiện chính sách thực dân kiểu mới.
- Nhà nước tư sản thực hiện chức năng quản lý kinh tế (khác thời kì trước) thông
qua chính sách, pháp luật.
- Chức năng đối ngoại thay đổi: nhà nước tư sản tập trung trấn áp vào phong trào
đấu tranh do Đảng cộng sản lãnh đạo, phát triển nền dân chủ tư sản.