Tổng hợp Cách làm văn nghị luận xã hội | Tài liệu Ngữ văn 12
Tổng hợp Cách làm văn nghị luận xã hội | Tài liệu Ngữ văn 12. Tài liệu gồm 51 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
135
68 lượt tải
Tải xuống
PHẦN I
TÌM HIỂU CHUNG
I. KHÁI QUÁT
Nghị luận Xã Hội là dạng đề thi có mặt bắt đầu từ kỳ thi ĐH – CĐ năm 2009 và
trở thành một dạng đề thi ĐH – CĐ không thể thiếu trong những năm tiếp theo. Dạng đề
thi này kiểm tra về kỹ năng, vốn sống của thí sinh; kiểm tra mức độ hiểu biết của thí sinh
về xã hội nói chung. Trên cơ sở đó nhằm giáo dục nhân cách cho lớp trẻ. Sự thay đổi về
khâu ra đề này đã mang đến một câu hỏi khá thú vị để các thí sinh có quyền được nói lên
những suy nghĩ của mình về cuộc sống, về những tâm tư tình cảm của mình thông qua
một bài văn nghị luận.
Đã nhiều năm làm quen với dạng đề thi này nhưng nó vẫn còn quá khó đối với
nhiều thí sinh. Bởi vốn sống của các em chưa nhiều, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, khi
làm bài thì nghĩ gì trong đầu là viết nấy chứ không biết cách lập luận.
Nhằm mang đến cho các em có thêm hiểu biết và có thêm kỹ năng làm bài dạng đề này,
thầy Phan Danh Hiếu biên soạn cuốn sách KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI. Mong rằng cuốn sách NHỎ mà ý nghĩa LỚN sẽ mang đến cho các em cách
tiếp cận và học thật tốt dạng đề thi này để đáp ứng kỳ thi Quốc Gia phía trước.
II. CÁC DẠNG ĐỀ THI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)
- Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)
- Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
- Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề (đề thi ĐH – CĐ từ 2009 - 2012)
- Dạng đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi (Dạng đề thi năm 2013)
- Dạng đề về vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
* Những dạng đề thi ở trên đều được Thầy cụ thể hóa bằng những cấu trúc (giống như
công thức Toán học, Vật lý) để các em áp dụng vào đó mà làm bài. Việc áp dụng cấu
trúc cho từng dạng đề thi như đã nói ở trên là giúp cho các em không viết lan man, dài
dòng… mà định hướng đúng vào yêu cầu của đề, đúng đáp án. Vì thế, việc học thuộc
lòng cấu trúc cũng là một điều cần thiết.
CHUYÊN ĐỀ 2
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
III. ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI QUỐC GIA
1. Thứ nhất, bài viết phải đảm bảo đúng bố cục 3 phần
Phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là Mở bài (Đặt vấn đề), Thân bài (Giải quyết
vấn đề) và Kết luận (Kết thúc vấn đề). Trong trường hợp làm chưa xong bài cũng phải
cố gắng có phần kết để phù hợp bố cục.
Phần Mở bài: Cần có phần dẫn dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò
bó, gượng ép. Mở phải đúng – trúng vào vấn đề của đề bài yêu cầu. Theo đánh giá
chung, mở bài sáng tạo, tự nhiên thường được đánh giá cao và gây ấn tượng đầu tiên đối
với người chấm bài.
Phần Thân bài: nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra.
- Vấn đề đó nghĩa là gì?
- Vấn đề là đúng hay sai, tại sao?
- Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào?
- Bài học nào được rút ra sau khi phân tích? Liên hệ bản thân , mở rộng vấn đề.
Phần Kết bài: Khép lại vấn đề và để lại dư âm trong lòng người đọc.
2. Thứ hai, vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt
Lập luận trong văn nghị luận yêu cầu phải sắc bén, luận chiến, khoa học, sáng tạo.
Lập luận phải thuyết phục được người đọc, người nghe. Vì vậy phải sử dụng nhiều thao
tác
Bên cạnh kết hợp nhiều thao tác lập luận, bài văn nghị luận xã hội cần kết hợp các
phương thức biểu đạt như biểu cảm, thuyết minh, tự sự, miêu tả..., nhất là phương thức
biểu cảm. Bởi văn nghị luận thuyết phục người đọc không chỉ ở lý trí, mà còn phải tác
động vào tình cảm, cảm xúc.
3. Thứ ba, dẫn chứng phải hợp lý
Dẫn chứng rất quan trọng vì không có dẫn chứng thì phần lập luận sẽ giảm đi sự
sâu sắc, tinh tế. Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn
chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật). Đưa dẫn chứng phải
thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng) . Khi viết, phải đưa một số câu
nói nổi tiếng vào để bài viết thêm sinh động.
4. Đọc kỹ đề
Đọc kỹ đề là yêu cầu đầu tiên vì đọc kỹ đề giúp ta hiểu rõ yêu cầu của đề, phân
biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống. Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ
quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng
mà viết bài cho tốt.
5. Lập dàn ý
Lập dàn ý là khâu rất quan trọng. Lập dàn ý giúp ta kiểm soát được hệ thống ý,
không sót ý nào khi làm bài. Lập dàn ý còn cho ta thấy được hệ thống ý của toàn bài, từ
đó sẽ dễ viết hơn, ý cũng không lan man, dài dòng.
6.
Độ dài phù hợp với bài thi ĐH – CĐ
Viết khoảng 2.5 đến 03 trang giấy thi (Đừng quan tâm đến 600 từ như yêu cầu của
đề bài). Không viết quá số trang quy định trên vì sẽ dài dòng, lan man sẽ gây khó chịu
cho người chấm (Ảnh hưởng những câu sau).
Số đoạn văn phải đạt được có thể hiểu như sau:
- Mở bài (1 đoạn)
- Thân bài
+ Giải thích (1 đoạn)
+ Bàn luận (khoảng 3-4 đoạn)
+ Mở rộng vấn đề (1 đoạn)
+ Bài học (1 đoạn)
- Kết bài: (1 đoạn)
Vậy tổng số đoạn văn phải viết để đảm bảo yêu cầu trong một bài nghị luận
xã hội là khoảng trên dưới 9 đoạn văn. Như vậy mới đạt điểm Tốt các em nhé.
LƯU Ý – TUYỆT ĐỐI LƯU Ý
1. Xưng hô trong bài làm (Đừng coi thường vấn đề này nhé)
- Trong bài làm nghị luận xã hội, vì các em đại diện cho một cá nhân để bàn luận nên
xưng Tôi là đúng. Nhưng bài làm của các em là do Giáo viên chấm nên xưng Tôi thì hơi
quá nên có thể xưng Em.
- Khi mà những vấn đề xã hội hoặc tư tưởng mà cần nhắn nhủ số đông thì xưng: Ta,
chúng ta.
- Cũng cần hiểu rằng, tuỳ theo từng dạng đề mà có cách xưng hô trong bài làm cho phù
hợp.
2. Tâm lý giáo viên chấm thi
- Mở bài sai, xa vấn đề, mở bài quá dài, thiếu logic hoặc thiếu tinh tế, sắc sảo thì dễ bị
“xơi điểm kém” ngay từ đầu. Vì vậy hãy mở bài cho đúng – trúng vấn đề. Nếu có chất
văn thì mở cho sắc sảo.
- Chữ đã xấu mà lại còn viết lan man thì dứt khoát “Trảm”.
- Không thích bài viết quá ngắn, cụt ý…
- Chém gió kinh điển, dùng từ ngữ mang tính đại ngôn, lộng ngôn: khen chê quá lời sẽ bị
đánh giá là bài làm không tốt.
3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô đọng, hàm súc
Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ.
Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối
viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…). Hay bắt đầu bằng
những từ ngữ: Tuy nhiên bên cạnh đó; Nhưng vấn đề khác được đặt ra ở đây là; Mặt trái
của vấn đề ít ai biết đến là; …. Khi viết, phải đưa một số câu nói nổi tiếng vào để bài
viết thêm sinh động.
4. Rút ra bài học – được 0.5 điểm
Bất kỳ một đề thi nào cũng vì một mục đích là giáo dục nhân cách cho lớp trẻ, vì
vậy bản thân em sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài
A. TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
2
học. Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với mấy chữ: rèn luyện nhân
cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…
PHẦN II
CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ KỸ NĂNG LÀM TỪNG DẠNG ĐỀ CỤ THỂ
I. KHÁI NIỆM
* Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo
đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các
quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…)
* Về cách làm loại đề này, trước hết phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị
luận. Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
Phần thân bài có nhiều luận điểm.
Luận điểm 1, cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ,
thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng,
đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý
được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...).
Luận điểm 2, phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường
trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ
đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
Luận điểm 3, bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên
quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng
còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong
hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi
mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp
dụng vào thực tiễn đời sống.
* Phần kết bài nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
KỸ NĂNG NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH ĐỀ, TÌM Ý
* Ví dụ: Đề 1: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới ” (M. Gorki)
Đề 2: Nhà triết học người Anh Phơrăngxit Bêcơn có nói: Tri thức là sức mạnh . Hãy viết
bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bàn về câu nói trên.
Tài liệu
L
w
u
w
y
ệ
w
n
1. Nhận diện đề: để hiểu được nội dung đề thi muốn nói gì?
Với ví dụ đề thi trên, chúng ta thấy đây là một đề thi bàn về câu nói. Muốn hiểu được
nội dung của nó thì bạn phải:
Một là tự hình dung, tự hiểu (không có lý gì mà không hiểu một câu nói)
Hai là gạch chân dưới các từ khoá như ở trên. Từ đó nghiệm ra vấn đề được nói
đến. Ở ví dụ 1, câu nói của M.Gorki là muốn bàn đến tác dụng của việc đọc sách.
2. Tiếp cận đề
- Gạch chân các dữ kiện
- Thao tác nghị luận : Giải thích, Chứng minh
- Nguồn tư liệu để dẫn chứng: Thực tế cuộc sống, việc thực, người thực được lưu
lại qua sách vở
3. Tìm ý – phần này chủ yếu đặt ra các câu hỏi để từ đó làm bài nhé!
- Để lập ý cho bài văn nghị luận ta có thể dựa vào các căn cứ sau:
a. Phải giải thích vấn đề được bàn luận.
Ở ví dụ 2: cần giải thích câu nói nổi tiếng và làm sáng tỏ nội dung câu nói đó. Câu
nói có 2 vế: Tri thức và sức mạnh. Vậy thì phải giải thích “Tri thức” là gì? “Sức mạnh”
là gì? Sau đó lý giải cả câu.
b. Xác định luận điểm
Luận điểm chính là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm thể hiện rõ quan
điểm, chủ trương đánh giá của người viết. Luận điểm của bài văn được thể hiện dưới
hình thức những câu văn ngắn gọn, là những phán đoán có tính chất khẳng định hoặc
phủ định.
Khi tìm ý chúng ta phải biết cách đặt câu hỏi và biết cách trả lời câu hỏi. Mỗi kiểu
bài đòi hỏi cách đặt câu hỏi thích hợp để tìm ý đúng với yêu cầu của thể loại. Việc vận
dụng câu hỏi phải hết sức linh hoạt và đúng với từng kiểu bài. Mấy dòng sau lý giải điều
thầy vừa nói nhé!
Từ đề 2: Phải giải quyết được các câu hỏi:
- Luận điểm 1: Vì sao xem tri thức là sức mạnh ? (tự lý giải và trả lời nhé)
- Luận điểm 2: Con người ta khi chưa có tri thức và không có tri thức thì tình trạng
như thế nào? Khi có tri thức rồi thì trở thành con người như thế nào?
- Luận điểm 3: Câu nói đặt ra nhiệm vụ gì ở mỗi người?
c. Mở rộng vấn đề (Phải có cái này nhé)
Thường là: nếu như phần bàn luận bàn về những điều ý nghĩa cao đẹp, nhân văn
thì phần mở rộng vấn đề bàn về một vấn đề trái ngược với những điều nêu trên. Và
ngược lại nếu như phần bàn luận bàn về cái xấu, cái phản nhân văn thì phần mở rộng hãy
bàn một cái gì đó nhân văn trái ngược ở trên.
CÁCH LÀM CỤ THỂ CHO TỪNG DẠNG ĐỀ
CẤU TRÚC BÀI LÀM PHẢI THUỘC LÒNG
A. TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
* TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN * TƯ TƯỞNG PHẢN NHÂN VĂN
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề I. MỞ BÀI: nêu vấn đề
II. THÂN BÀI
1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có hai
vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả
câu.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có
hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả
câu.
2. Bàn luận
a. Tác dụng ý nghĩa của tư tưởng (chứng
minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... để
chỉ ra chỗ đúng)
b. Phê phán, bác bỏ tư tưởng trái ngược.
2. Bàn luận
a. Tác hại của tư tưởng (chứng minh, so
sánh, đối chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ
sai)
b. Biểu dương, ngợi ca tư tưởng nhân văn
đối lập với phản nhân văn đã phân tích ở
trên.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Về nhận thức ta có: đúng hay sai ?
- Về hành động ta cần: cần làm gì ?
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Về nhận thức ta có: đúng hay sai ?
- Về hành động ta cần: cần làm gì ?
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề.
DÀN Ý CHI TIẾT – LÀM THEO CHO ĐÚNG NHÉ!
DẠNG ĐỀ BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH NHÂN VĂN CAO ĐẸP
* Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo… Đề thi
thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn
ngữ…
* Ta làm bài theo cấu trúc sau:
I. MỞ BÀI
* Trong trường hợp là đề yêu
cầu
bàn
về
một
câu
nói,
một
ý
kiến thì chúng ta nêu
nội dung của ý kiến (hoặc câu nói) rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi
đầu trước giông tố”
Ta mở bài như sau: (thường dùng kiểu đối lập trong mở bài – kiểu này xác định
đúng vấn đề, sau đó tìm một vấn đề đối lập. Chẳng hạn như đề sau: Ý chí thì đối lập
với hèn nhát)
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và
yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực thì chắc chắn ta sẽ đạp
bằng mọi gian khó để vươn đến thành công. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói
mà chị Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố
nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
* Trong trường hợp đề thi chỉ yêu cầu bàn về một đức tính của con người thì ta mở bài
như sau:
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lòng tự trọng trong cuộc sống.
Ta có mở bài như sau: mở đơn giản mà trọng tâm nhé.
Trong cuộc sống, con người có nhiều phẩm chất đáng quý như: lòng nhân ái, lòng
vị tha, lòng tự trọng, ý chí nghị lực, niềm tin… Trong đó, lòng tự trọng là phẩm chất quý
báu nhất của con người.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích: Câu sau phải thuộc vì nó là câu dẫn dắt vào phần giải thích: Trước hết ta
cần hiểu ý kiến (dẫn ý kiến vào) có ý nghĩa như thế nào?
Nếu có 2 vế thì : giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.
Ví dụ: Suy nghĩ của Anh/chị về câu nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước
mơ nào quá xa vời” (Nick Vujicic)
Trước hết ta cần hiểu câu nói của Nick Vujicic: “Không có mục tiêu nào quá lớn,
không có ước mơ nào quá xa vời” có ý nghĩa như thế nào? . (Vế 1) “Mục tiêu” là điểm
là đích mà chúng ta hướng đến trong cuộc đời, là một dự định, một định hướng được đề
ra trước mắt ta. (Vế 2) “Ước mơ” là khát vọng, là mong muốn đạt được những điều mình
đang ấp ủ trong lòng. (Cả câu) Như vậy, điều Nick muốn gửi đến chúng ta là gì: trong
cuộc sống mỗi con người hãy xây dựng cho mình một mục tiêu, một ước mơ. Hãy thực
hiện nó vì nó không có gì “quá lớn”, không có gì quá “xa vời”.
2. Bàn luận
a. Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một (ý kiến, câu nói) có nhiều tác dụng
và ý nghĩa nhân văn cao đẹp: (nêu biểu hiện và chứng minh.
- Thường trả lời các câu hỏi như: Tại sao ? Thế nào ? (Xem và làm theo như đã hướng
dẫn ở trên nhé)
- Phần bàn luận này cần ít nhất có từ 3 luận điểm. Viết thành ba đoạn văn.
b. Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa nhân văn cao đẹp đã phân tích ở trên ta còn
thấy nhiều tư tưởng trái ngược cần lên án: (nêu biểu hiện, chứng minh)
- Phần này chỉ cần viết 5-6 dòng là được.
3. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và
hành động.
Về nhận thức, ta thấy đây là một ý kiến (hoặc câu nói) đúng cần học tập và noi
theo. Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, có ý
chí trong cuộc sống và luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Phải có thái
độ và hành vi đúng đắn, trong sáng (tiếp theo các em thấy điều gì phù hợp với nội dung
đề bài thì thêm vào nhé)
- Phần này các em viết chỉ một đoạn văn. Khoảng 7-8 dòng nhé. Thuộc lòng mục 3 để áp
dụng.
III. KẾT BÀI (Nên kết có đoạn sau nhé)
Tóm lại, (…) là một tư tưởng đúng có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp. Mỗi
chúng ta cần ý thức được vai trò của mình trong đời sống. Cần rèn luyện bản thân có lối
sống thật chuẩn mực, có nhân cách phẩm giá để sống cho đúng danh nghĩa con người.
***
DẠNG ĐỀ BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH TÁC HẠI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI
* Ví dụ: thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân… Đề thi thường ra
dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ…
I. MỞ BÀI
Nêu nội dung của ý kiến (hoặc câu nói) rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ:
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về câu nói của Nam Cao : “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
Ta có mở bài như sau: (Tạo đối lập trong mở bài – như đã nói ở trên nhé). Chú ý
kết lại mở bài bằng câu dẫn vào lời nói mà thầy bôi đỏ ở dưới.
Trong bất kỳ công việc nào, nếu chúng ta làm việc có tâm, có trách nhiệm thì bao
giờ công việc cũng thành công. Còn nếu chúng ta làm việc một cách hời hợt, vội vàng,
thiếu trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng sẽ đổ bể gây thiệt hại cho bản thân và người
khác. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà Nam Cao muốn gửi đến tất cả chúng
ta: “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích: bằng câu sau: Trước hết ta cần hiểu ý kiến (hoặc câu nói) trên có ý nghĩa
như thế nào?
Nếu 2 vế thì: giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.
Ví dụ: Trước hết ta cần hiểu câu nói “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự
bất lương” có ý nghĩa gì ? “Cẩu thả” có nghĩa là làm việc thiếu trách nhiệm, làm vội
vàng, làm dối, làm hời hợt, qua loa… “Bất lương” là không có lương tâm. Như vậy, cả
câu có ý nghĩa là: làm việc gì mà thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức thì đồng nghĩa với việc
không có lương tâm, không có đạo đức.
2. Bàn luận
B. HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
a. Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một (ý kiến, câu nói…) có nhiều ý nghĩa
vì nó đã chỉ ra được những tác hại của (của gì đó mà câu nói có nêu nhé) : nêu biểu
hiện và chứng minh.
- Giống như ở dạng đề trước đó, các em trả lời các câu hỏi: Tại sao ? Sau đó chỉ ra tác
hại của vấn đề được nêu ra.
- Viết ít nhất 3-4 luận điểm (tương đương 3-4 đoạn văn)
b. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện tiêu cực đã phân tích ở trên ta thấy còn có
nhiều biểu hiện trái ngược tốt đẹp cần tuyên dương:
- Viết khoảng 5-7 dòng.
- Tìm ra những nét đẹp nhân văn trái ngược vấn đề đã bàn luận. Ví dụ ở trên bàn về thói
cẩu thả thì ở ý b này các em bàn về vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm cao, ý thức…
3. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và
hành động:
- Về nhận thức, ta thấy đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu
tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội. Về hành động, chúng ta cần: học tập và
rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…(tự suy nghĩ và viết tiếp nhé)
III. KẾT BÀI – Có thể viết theo mẫu sau.
Tóm lại, câu nói (hoặc ý kiến trên) là một câu nói (ý kiến) bàn về tác hại của
(…..). Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò của mình trong đời sống. Cần rèn luyện bản
thân có lối sống thật chuẩn mực, có nhân cách phẩm giá để sống cho đúng danh nghĩa
con người. Nhất là cần đề phòng và đấu tranh loại bỏ (…) ra khỏi bản thân để cuộc sống
ý nghĩa hơn.
I. KHÁI NIỆM
* Thế nào là một hiện tượng đời sống ?
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong
thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như
ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối
sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ...). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu,
đáng khen hoặc đáng chê.
- Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị
luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa
tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp
lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.
* Phần mở bài cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
* Thân bài có:
- Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ,
khái niệm trong đề bài.
- Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống;
thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ
của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn
chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
- Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên
nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con
người.
- Luận điểm 4, đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy
sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những
việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
* Kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện
tượng đời sống đang nghị luận.
* CẤU TRÚC BÀI LÀM
* HIỆN TƯỢNG XẤU
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề
* HIỆN TƯỢNG TỐT
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề
II. THÂN BÀI
1. Giải thích hiện tượng
II. THÂN BÀI
1. Giải thích hiện tượng
2. Bàn luận
a. Phân tích tác hại
b. Chỉ ra nguyên nhân
c. Biện pháp khắc phục
2. Bàn luận
a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.
b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.
c. Phê phán hiện tượng trái ngược.
3. Bài học cho bản thân
3. Bài học cho bản thân
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện
tượng.
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện
tượng.
* CỤ THỂ HÓA CẤU TRÚC
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN CON NGƯỜI
I. MỞ BÀI : (các em cần nắm vững kỹ năng mở bài mà thầy cho ở bên dưới)
1. Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau:
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như:
bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo
dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là
một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
2. Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau:
Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông,
ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách
thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà
ta cần lên án và loại bỏ.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích:
- Trước hết ta cần hiểu (hiện tượng gì đó) là gì ?
- Biểu hiện của hiện tượng này là: (Nêu một số dẫn chứng tiêu
biểu) Ví dụ: đề bàn về tai nạn giao thông.
Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì ? Tai nạn giao thông là tai nạn do
các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, tai
nạn giao thông đường thủy, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường hàng
không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.
2. Bàn luận:
a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng xấu để lại nhiều
tác hại gây ảnh hướng rất lớn tới mọi mặt của đời sống:
- Tác hại với xã hội, với trường học (nếu có)
- Tác hại tới bản thân, gia đình
b. Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến (hiện tượng đang bàn luận) nhưng chủ yếu là những nguyên
nhân sau: (Trình bày nguyên nhân)
- Nguyên nhân khách quan: tác động của xã hội, gia đình, nhà trường.
- Nguyên nhân chủ quan: do bản thân.
c. Qua việc phân tích những nguyên nhân ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: (trình
bày biện pháp)
- Về phía bản thân ?
- Về phía nhà trường, gia đình
- Về phía xã hội
3. Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở
trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
(Trình bày thêm)
III. KẾT BÀI – ngắn mà hay nhé.
Tóm lại, (…) là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống
xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi
trường sống của chúng ta. Vì một (…) văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với (…)
Ví dụ áp dụng: Bạo lực học đường.
Tóm lại, bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn
đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy
ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả
hãy nói KHÔNG với Bạo lực học đường.
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN CON NGƯỜI
A. MỞ BÀI – cỏ thể áp dụng chung một kiểu như sau:
Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân
văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng
cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ
ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân
văn cao đẹp.
Tuy nhiên cũng cần phù hợp với từng đề bài nhé.
B. THÂN BÀI
1. Giải thích:
- Trước hết ta cần hiểu (…) là gì ?
2. Bàn luận
a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng tốt để lại nhiều tác
dụng và ý nghĩa tích cực tới mọi mặt của đời sống: (chứng minh kết hợp nêu dẫn
chứng phù hợp)
- Ý nghĩa với bản thân ?
- Ý nghĩa với xã hội ?
b. Tuy nhiên bên cạnh đó ta còn thấy có rất nhiều những biểu hiện trái ngược cần
lên án. Đó là hiện tượng: (chỉ ra và cho dẫn chứng phù hợp)
- Ở đây các em viết khoảng 5 dòng bàn về một vấn đề trái ngược ở trên nhé. Ví dụ ở trên
nói về Phong trào Tiếp sức mùa thi. Thì ở phần này các bạn phê phán một số biểu hiện
tiêu cực như: Một số bạn trẻ không tham gia phong trào, chưa thấy hết được ý nghĩa của
phong trào; một số người lợi dụng phong trào để trục lợi cá nhân….
c. (…) là một hiện tượng có tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy chúng ta cần có biện
pháp để nhân rộng hiện tượng này: (chỉ ra biện pháp)
- Nhân rộng tức là làm sao đó để mọi người biết đến nhiều hơn.
- Biện pháp nhân rộng là: thông qua các phương tiện truyền thông, báo đài, tuyên truyền
vận động người thân, bạn bè….
3. Qua hiện tượng trên, bản thân mỗi người cần rút ra cho mình bài học: …
- Bài học ở đây là: học cách yêu thương, đồng cảm sẻ chia, luôn sống vì những mục đích
và lý tưởng cao đẹp. Sống phải hướng thiện, làm nhiều việc có ích, có ý nghĩa.
III. KẾT BÀI – kết theo mẫu sau nhé!
Tóm lại, (…) là một hiện tượng tốt có nhiều tác dụng to lớn đến đời sống xã hội.
Mỗi cá nhân và tập thể cần học tập và phát huy để môi trường sống của chúng ta luôn
đầy ắp tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia.
Đừng mong cho đúng đề, trúng đề. Hãy luôn mong cho mình có đủ kiến
thức và kỹ năng để làm bài thi tốt nhất
Lưu ý: có thể không ra nhưng cần học để biết kỹ năng làm bài.
Vấn đề 1: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Vấn đề này người ta có thể ra trực tiếp là:
Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về vấn nạn “Bạo lực học đường” đang diễn ra trong môi
trường học đường hiện nay.
Đề 2: Hoặc ra một bản tin về Bạo lực học đường. Ví dụ:
Ngày 10/5, trên mạng xã hội facebook xuất hiện đoạn video clip ghi lại cảnh một
nữ sinh THCS bị bạn bắt quỳ xin lỗi và có hành động đánh, tát đã thu hút được sự quan
tâm chú ý của rất nhiều người.
Chỉ trong vòng gần 1 ngày xuất hiện, đoạn video clip trên đã thu hút được hàng
ngàn lượt bình luận, chia sẻ. Trong đó đa phần, mọi người lên án hành động nói trên.
Theo điều tra của PV, nữ sinh bị bắt quỳ xin lỗi và bị đánh hiện đang học lớp 9 tại
trường THCS Nhất Hòa (xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn).
Còn nữ sinh có hành động đánh và bắt bạn quỳ xin lỗi hiện đang học tại trường
THCS nội trú huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Liên quan đến sự việc trên, sáng nay (ngày 11/5), trao đổi với PV, một vị lãnh đạo
Công an xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn cho biết, hiện ban Công an xã Nhất Hòa đã nắm
được thông tin vụ việc và đang tiến hành điều tra, làm rõ.
HƯỚNG DẪN ĐỀ 1
I. MỞ BÀI
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật
xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong
giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là vấn nạn
BÀI THỰC HÀNH NHỮNG VẤN ĐỀ HOT CỦA NĂM
“Bạo lực học đường”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và
loại bỏ.
II. THÂN BÀI
1. Trước hết ta cần hiểu “Bạo lực học đường” là gì? Bạo lực học đường là những
hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, bao gồm hai hành vi: bạo lực bằng
vũ lực lên cơ thể của nạn nhân và bạo lực bằng lời nói xúc phạm nhân phẩm người khác.
Hai hành vi đó gọi là bạo lực học đường.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) kết
quả google tìm kiếm là trên 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực
để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động.
2. Bàn luận
2.1. Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng khó lường:
Nói sao cho hết những nỗi đau mà Bạo lực học đường để lại. Nó không chỉ để lại
nỗi đau cho nạn nhân mà còn là nỗi đau của phụ huynh, của gia đình và xã hội. Trước hết
đối với nạn nhân của bạo lực học đường. Bạo lực làm cho nạn nhân tổn thương về tinh
thần và thể xác để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Về mặt thể xác: nạn nhân nếu bị nhẹ thì xây xát, nặng thì gãy tay gãy chân, nặng
hơn nữa là chấn thương sọ não hoặc dẫn đến cái chết. Nhắc đến hậu quả nghiêm trọng
này chắc chúng ta còn nhớ cách đây mấy năm về trước tại Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, học
sinh trường THPT Hồng Bàng là La Đức Hiến đã dùng dao đâm chết bạn học là Lưu
Thanh Tú. Giết bạn chỉ vì một xích mích nhỏ, Tú từ giã tuổi học trò của mình khi mới
chỉ là cậu học sinh lớp 10, còn Hiến phải vào con đường tù tội. Nỗi đau để lại không chỉ
cho hai cậu học trò mới lớn mà còn là của gia đình, nhà trường và xã hội. Về mặt tinh
thần: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim, chụp ảnh tung lên mạng xã hội sẽ dễ
bị chấn thương tâm lí nặng nề. Bị đau đớn về thể xác, nhân phẩm bị chà đạp, lăng nhục
sinh ra trầm cảm, ức chế. Dẫn đến nhiều học sinh phải bỏ học để điều trị tâm lí. Nhiều
học sinh phải gián đoạn việc học tạm thời hoặc bỏ học vĩnh viễn.
Về phía người gây ra bạo lực học đường: phải đối mặt với toà án lương tâm khi
chúng ta gây ra nỗi đau cho người khác. Nặng hơn là bị cảnh cáo, bị buộc thôi học, bị tù
tội. Cũng như thế thì việc học cũng dở dang. Cả nạn nhân và phạm nhân đều đánh rơi
tuổi trẻ và tương lai của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng
cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một
bộ phận giới trẻ Việt Nam.
2.2. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là ở
những nguyên nhân sau: nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành
vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim
ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến
xích mích nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như
"thích thì đánh cho nó chừa" "nhìn đểu"... Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể
còn do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường thậm
chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là
những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực.
Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những
suy nghĩ không tốt dẫn đến việc các em có lối cư xử hành xử không hay trong nhà trường
với bạn bè.
2.3. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Toàn xã hội cần phải củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội văn minh
tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác
hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình người lớn phải làm
gương giao tiếp ứng xử đúng mực mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống
gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường -
xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa đạo đức và
chấp hành luật pháp của mọi người dân. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân
học sinh.
3. Từ việc phân tích ở trên chúng ta cần rút ra bài học cho bản thân:
Trước hết phải lấy tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất
ngăn chặn bạo lực học đường. Bản thân cần nghiêm túc kiểm điểm, biết kiềm chế để
không nổi nóng biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Rèn
luyện nhân cách, đạo đức, có lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Hãy tiên phong trong
phong trào chống lại Bạo lực học đường.
III. KẾT BÀI
Vì một môi trường học đường lành mạnh, học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG".
VẤN ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG
Đề 1: Suy nghĩ của anh chị về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động
đất sóng thần núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại.
THAM KHẢO
Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi
trường dẫn đến “sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất sóng thần
núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại”.
Vậy thế nào là biến đổi khí hậu và thiên tai?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đột ngột của khí hậu: nhiệt độ, thời tiết… những
biến đổi ấy gây nên thiên tai cho con người. Thiên tai là những mất mát do thiên nhiên
gây ra như động đất, núi lửa, hạn hán, lũ lụt… làm thiệt hại người và của.
Có thể nói, biến đổi khí hậu gây nên những thiệt hại khủng khiếp cho nhân loại.
Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên
thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005 sóng
thần đã cuốn trồi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008 động đất
làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Và mới đây nhất tháng 3.2011 động đất và sóng
thần đã làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết. Hơn hai mươi ngàn người chết, cơ sở
vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất sóng thần ta còn
gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở
Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực lụt lội ở Thái Lan Việt Nam
Đề 2: Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung và một số nơi như
kênh Nhiêu Lộc (Tp Hồ Chí Minh), sông Bưởi ở Thanh Hoá… Anh/ chị hãy viết
một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề ô
nhiễm môi trường.
(2010). Ngày càng nhiều làng “Ung thư” xuất hiện ở Việt Nam và thế giới… đây là
những con số đáng báo động cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm
của con người.
Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới
thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái sử dụng hóa chất như thuốc sâu
thuốc cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng Ô
Zôn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không
ngừng xây dựng đục khoét trái đất xây hầm khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất.
Con người với những hận thù tham vọng bá chủ thế giới không ngừng chạy đua vũ trang
sản xuất vũ khí hóa học bom đạn gây chiến tranh liên miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận
dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất.
Nhân loại phải hành động như thế nào ?
Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được:
đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây huỷ hoại môi trường làm
mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu mỡ hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn
cho phép, các chất thải xác động vật thực vật vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch
bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn
cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây
chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố
khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011) vụ nổ lò hạt nhân
Checmobưn ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người.
Vì tương lai của trái đất của nhân loại bạn và tôi hãy chung tay bảo vệ môi trường!
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
Môi trường hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức: vụ thải chất độc ra biển
của nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh, ba nhà máy thải chất độc hại ra sông Bưởi ở
Thanh Hoá, chất thải đô thị tại các thành phố lớn; sự biến đổi thất thường của khí hậu…
Hậu quả là đã để lại nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới đời sống
con người và các loài khác.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích vấn đề:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống bị thay đổi từ chất lượng tốt
sang xấu. Là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại dẫn đến thay đổi nhanh
chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.
2. Bàn luận
2.1. Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Đề 3: Liên quan đến việc tôm cá chết hàng loạt ở miền Trung vừa qua, trong quá trình
điều tra nguyên nhân, ông Chu Xuân Phàm - một lãnh đạo của nhà máy thép Formosa
tại Vũng Áng (Kỳ Anh – Hà Tĩnh) đã có phát biểu gây sốc: “Chọn nhà máy hay chọn
tôm cá”. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về phát biểu trên.
- Gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của con người: gây nên những căn bệnh
hiếm gặp; gây nên sự giảm sút về sức khoẻ; bệnh ung thư, bệnh hô hấp…Tuổi thọ con
người ngày càng thấp…
- Ô nhiễm môi trường đang gây nên tâm lý hoang mang cho con người: sợ ăn thực
phẩm bẩn, sợ hãi về vấn đề sức khoẻ xuống cấp trầm trọng…
- Gây thiệt hại nặng nề về kinh tế: mất nguồn lợi từ thuỷ hản sản
+ Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai
chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên. Dẫn
chứng: Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực
Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và
Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này. Riêng
tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn. Cá chết
trên Sông Bưởi (Thanh Hoá) và trên kênh Nhiêu Lộc (Tp Hồ Chí Minh) lên đến hàng
chục tấn.
+ Kinh tế về du lịch biển, sông ngòi đang có dấu hiệu suy giảm.
2.2. Nguyên nhân
– Do ý thức của con người đối với môi trường còn kém
– Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí rác thải công
nghiệp.
2.3. Giải pháp
– Nâng cao ý thức con người trong việc bảo vệ môi trường sống.
– Tăng cường sự quản lí của nhà nước: nhà nước cần có chế tài phạt nặng đối với các nhà
máy không theo quy trình xả thải khoa học.
– Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải.
III. KẾT BÀI
Vì cuộc sống của mỗi chúng ta : “HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”.
HƯỚNG DẪN
I. MỞ BÀI
- Nêu vấn đề về ô nhiễm môi trường/ dẫn câu nói của ông Chu Xuân Phàm.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích
- Phát ngôn của ông Phàm: chọn nhà máy hay chọn tôm cá ?
+ Chọn nhà máy là chọn vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp. Đây là một vấn đề quan
trọng cho kinh tế Việt Nam.
Đề 4: Bản tin Vietbao.vn ngày 29.4.2016 đưa tin.
Lo ngại thực phẩm bẩn đầu độc trẻ thơ
Liên tiếp những vụ thực phẩm bẩn, độc hại bị phát hiện khiến người dân ngày
càng lo lắng. Song song đó, tình trạng thực phẩm bẩn tràn vào các trường mẫu giáo,
tiểu học dấy lên thêm nguy cơ trẻ thơ vô tội bị đầu độc khiến nhiều bậc cha mẹ lo
ngại.
Giò chả thối tẩm hoá chất bán vào trường mẫu giáo Thông tin hai cơ sở làm
giò chả tại TX La Gi (Bình Thuận) mua thịt heo hư thối về xay làm giò chả, trộn với
borax thì sẽ mất mùi thối, giúp giò chả dai và bảo quản được lâu rồi đem đi tiêu thụ
hầu hết các cửa hàng, điểm du lịch và “tuồn” vào các trường mẫu giáo trên địa bàn
khiến dư luận hoang mang, căm phẫn. Theo nghiên cứu, chất borax tác dụng lên trẻ
một thời gian sẽ gây ra những tổn thương ở vỏ não, khiến trẻ chậm phát triển, đồng
thời gây thêm nhiều di chứng khác cho sức khoẻ và trí não trẻ.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề thực phẩm bẩn nêu ở trên.
+ Chọn tôm cá: là chọn kinh tế, chọn môi trường, chọn mạng sống con người.
+ Hai vấn đề đều quan trọng. Nhưng vấn đề mà người dân Việt Nam đặt ra ở đây là cần
kết hợp việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Như vậy, phát ngôn của ông Chu
Xuân Phàm là chưa đúng mực.
2. Bàn luận
2.1. Phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm là phát ngôn dưới dạng một câu hỏi. Xin
được trả lời là : chọn cá tôm. Vì:
- Chọn cá tôm là chọn môi trường, chọn sức khoẻ cho chính chúng ta. Nếu môi trường bị
huỷ hoại nghiêm trọng, con người không đảm bảo sức khoẻ thì lấy đâu ra nhân công cho
nhà máy.
- Chọn cá tôm vì sinh vật cũng như con người. Chúng cần sống, cần được bảo vệ.
- Chọn cá tôm vì nguồn lợi kinh tế dồi dào mà biển cả quê hương mang lại.
- Sẽ ra sao nếu hàng ngày, hàng giờ cá tôm bị chết, môi sinh bị huỷ hoại. Ngư dân Việt
Nam bị thiệt hại về kinh tế ?
2.2. Không chọn nhà máy . Vì:
- Nhà máy chưa tôn trọng môi trường sống. Chưa có quy trình xả thải chất độc hại đúng
chuẩn.
- Vì phát ngôn thiếu tôn trọng người dân, thiếu tôn trọng môi trường.
2.3. Chỉ có thể chọn cả hai nhà máy và tôm cá, khi và chỉ khi:
- Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sống.
- Tôn trọng vấn đề môi trường.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: phát ngôn trên thiếu chuẩn mực, chưa đúng đắn. Người nói còn mang tính
bảo thủ.
- Hành động: cần chung tay bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ
môi trường sống. Lên án những hành động tiếp tay cho việc phá hoại môi trường.
III. KẾT BÀI
- Đánh giá lại vấn đề
HƯỚNG DẪN
I. MỞ BÀI
- Dẫn dắt vấn đề thực phẩm bẩn và thông tin của bài báo trên.
II. THÂN BÀI
1. Tóm tắt bản tin và giải thích thực phẩm bẩn là gì?
- Tóm tắt bản tin: bản tin trên nói về vấn đề thực phẩm bẩn tràn vào một trường mẫu giáo
ở Bình Thuận. Nạn nhân là các trẻ thơ vô tội.
- Giải thích thực phẩm bẩn là gì?
+ Là thực phẩm rau củ quả, thịt, cá, nước uống, giải khát không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm. Thực phẩm bị thối rữa, thực phẩm, nước giải khát bị nhiễm độc từ các
loại hoá chất…
+ Thực trạng chung: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu xảy ra
khoa
¦
ng 40 triêụ vu § ngô § đôc§ . Một nửa số ca tư
¦
vong trên thế giơ
¨
i co
¨
liên quan tơ
¨
i lương
thưc§ , thưc§ phâ
¦
m. Riêng khu vưc§ châu A
¨
- Tha
¨
i Binh
©
Dương chiếm tơ
¨
i 50%. Đến nay,
thực phẩm bẩn không chỉ là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà là vấn nạn của toàn thế
giới, vừa gây tổn hại về sức khỏe vừa tổn thất nghiêm trọng về kinh tế.
2. Bàn luận
2.1. Tác hại của thực phẩm bẩn
- Gây bệnh tật, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ con người, nhất là những chứng bệnh
liên quan đến đường ruột, tiêu hoá.
+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, rối loạn tim mạch.
- Ở thông tin mà bản tin cung cấp, ta thấy vì hám lợi, chủ cửa hàng đã trộn giò chả với
chất borax làm mất mùi thối, giúp giò chả dai và bảo quản được lâu rồi đem đi tiêu thụ
hầu hết các cửa hàng. Theo nghiên cứu, chất borax tác dụng lên trẻ một thời gian sẽ gây
ra những tổn thương ở vỏ não, khiến trẻ chậm phát triển, đồng thời gây thêm nhiều di
chứng khác cho sức khoẻ và trí não trẻ.
- Thực phẩm bẩn gây thiệt hại kinh tế rất nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến các thực phẩm
sạch. Thực phẩm sạch bán chậm do tâm lý nghi ngại của người tiêu dùng.
- Hậu quả nữa là người tiêu dùng hoang mang, lo lắng trước vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm.
2.2. Nguyên nhân
- Tâm lý hám lợi, coi trọng đồng tiền.
- Người Việt thiếu đạo đức kinh doanh.
- Tâm lý người tiêu dùng ưa hàng rẻ mà bất chấp vấn đề sức khoẻ.
2.3. Giải pháp
- Cần coi trọng đạo đức kinh doanh.
- Nhà nước cần có chế tài xử phạt nặng hoặc cấm vĩnh viễn các hộ hoặc đơn vị kinh
doanh.
- Mỗi người dân cần cảnh giác trước các loại hàng hoá, nhất là hàng hoá đến từ Trung
Quốc.
3. Bài học
- Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.