


Preview text:
Dàn ý phân tích Dục Thúy sơn I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. II. Thân bài:
1. Vẻ đẹp núi Dục Thúy:
- "Tiên san": khẳng định núi Dục Thúy chính là ngọn núi tiên.
- Hình ảnh ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng" độc đáo: ví dáng núi ngọn núi giống như
đóa hoa sen thanh cao nổi trên mặt nước.
- Từ "tiên cảnh": gợi tả vẻ đẹp huyền diệu, lung linh nơi cõi tiên, "trụy trần gian": rơi
xuống dương thế. -> khéo léo nhấn mạnh cảnh sắc ở Dục Thúy giống như cõi tiên từ
trời cao rơi xuống trần gian.
- "Tháp ảnh": bóng của ngọn tháp trên núi phản chiếu xuống mặt nước, "trâm thanh
ngọc": chiếc trâm ngọc xanh. -> So sánh bóng tháp soi xuống sóng nước giống như
chiếc trâm cài tóc của người thiếu nữ. -> cách liên tưởng mới lạ.
- "Ba quang": ánh sáng của dòng nước, "thúy hoàn": mái tóc xanh -> Ví hình ảnh phản
chiếu của ngọn núi trên sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
- "Hữu hoài": tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân - Trương Thiếu bảo.
- "Bi khắc": bia khắc văn thơ, "tiển hoa ban": lốm đốm rêu -> nhìn tấm bia khắc chữ
của người xưa nay đã lốm đốm rêu, thi sĩ lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần.
-> Tâm trạng hoài cổ cùng tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" của thi nhân.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh. - Giọng thơ nhịp nhàng. - Hình ảnh thơ mĩ lệ. 3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.
Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Dục Thúy sơn 1.Mở bài:
• Giới thiệu vấn đề: cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Dục Thúy sơn.
• Khái quát vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Dục Thúy sơn. 2. Thân bài:
2.1. Tình yêu thiên nhiên:
Qua những cảm nhận trực giác và tưởng tượng, nhà văn đã gợi tả khung cảnh núi Dục Thúy:
- "Liên hoa phù thủy thượng": hình ảnh ẩn dụ mới lạ, ví núi Dục Thúy như đóa sen
nổi trên mặt nước -> gợi khung cảnh thoát tục.
- "Tiên cảnh": nhấn mạnh núi Dục Thúy có vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh rơi
xuống cõi trần gian "trụy trần gian".
- Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên:
• "Tháp ảnh trâm thanh ngọc": hình dung dáng núi soi bóng trên mặt nước giống
như cái trâm ngọc màu xanh.
• "Ba quang kính thúy hoàn": so sánh ánh sáng sóng nước phản chiếu dáng núi
như đang soi mái tóc xanh biếc, mượt mà.
-> Đây là các chi tiết đặc sắc, miêu tả cụ thể, cận cảnh núi Dục Thúy -> Nguyễn Trãi
có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
2.2. Tâm trạng hoài cổ và những suy ngẫm về cuộc đời:
- Hai câu thơ cuối là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử và dân tộc:
• "Hữu hoài": hoài niệm, nhớ tới Trương Hán Siêu - vị danh sĩ đời Trần.
• Hình ảnh "Bi khắc tiển hoa ban" gợi nỗi niềm nhớ tiếc, thương xót của thi nhân.
2.3. Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật:
• Nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh độc đáo, thú vị.
• Ngôn từ được sử dụng tinh xác. 3. Kết bài:
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.