-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp kiến thức khoa học giao tiếp
Tài liệu tổng hợp kiến thức môn khoa học giao tiếp, giúp bạn ôn luyện và củng cố kiến thức
Khoa học giao tiếp 4 tài liệu
Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Tổng hợp kiến thức khoa học giao tiếp
Tài liệu tổng hợp kiến thức môn khoa học giao tiếp, giúp bạn ôn luyện và củng cố kiến thức
Môn: Khoa học giao tiếp 4 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36207943
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG GIAO TIẾP 1.
Khái niệm giao tiếp
1.1. Quan điểm của Phạm Minh Hạc (1953-..)
Giao tiếp là quá trình thiết lập và vận hành quan hệ giữa người với người nhằm hiện thực hoá quan hệ xã hội
Giao tiếp là quá trình thiết lập quan hệ -> tạo ra 1 mối quan hệ
Giao tiếp là quá trình vận hành quan hệ-> tạo quan hệ bền chặt
1.2. Quan điểm của David Kenneth Berlo
Giao tiếp là quá trình cóchủ định hoặc không có chủ định mà trong đó các tư tưởng, ý định, cảm xúc...
của con người được biểu đạt qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
❖Giao tiếp của con người diễn ra ở các mức độ: trong con người, giữa connngười với con người và công cộng.
Trong con người: hiểu mình, tự nhận thức bản thân
Giữa con người với con người: một người với một người hoặc 1 nhóm nhỏ
➢ Con người với công cộng: công sở, bệnh viện, trường học
Giao tiếp là quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch, tác động qua lại và mang tính chất ngữ cảnh.
➢ Năng động: sự thay đổi trong giao tiếp
➢ Liên tục: im lặng cũng là giao tiếp
➢ Bất thuận nghịch: giao tiếp là 2 phía (truyền thông)
➢ Tác động qua lại: ảnh hưởng và thay đổi lẫn nhau ➢ Ngữ cảnh
1.2. Nguyên tắc giao tiếp: Nguyên tắc giao tiếp được hiểu là những chuẩn mực cơ bản do con người
đặt ra trong quá trình tiếp xúc giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tri giác và ảnh hưởng lẫn
nhau. Nhằm đảm bảo cho mọi hành vi và hoạt động của con người khi giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhất.
❖Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao t iếp
➢ Phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con người, một chủ thể với đầy đủ các quyền với
những đặc trưng tâm lý riêng biệt, họ được có quyền bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã
hội. Chủ thể giao tiếp không nên áp đặt đối tượng giao tiếp. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao lOMoARcPSD| 36207943
tiếp còn được thể hiện ở trang phục : trang phục thể hiện tính lịch sự, vì vậy trang phục cần hài hòa,
cân xứng với vóc dáng, (màu da, điệu bộ, lời nói...). Việc sử dụng ngôn ngữ nói: từ giọng điệu, cách
phát âm, viêc sử dụng từ sao cho đảm bảo tính văn hóa.
❖ Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp ➢
Chủ thể giao tiếp cần tạo ra quan hệ tình cảm tốt đẹp để đối tượng giao tiếp dễ thông cảm và hiểu biết lẫn nhau ➢
Trong giao tiếp sự hiểu biết lẫn nhau luôn luôn gắn với quá trình xúc cảm, tình cảm. Có thiện
chí trong giao tiếp là luôn luôn nghĩ tốt, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người mình giao tiếp
❖ Nguyên tắc đồng cảm/thấu cảm trong giao tiếp
➢ Chủ thể giao tiếp biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp.
➢ Chủ thể giao tiếp tự mình trả lời được câu hỏi “nếu mình ở vị trí của đối tượng giao tiếp thì sẽ như thế nào”?
➢ Thực hiện chức năng “đồng nhất giữa chủ thế giao tiếp với đối tượng giao tiếp”.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN Nguyên tắc ABC • A: Accuracy (chính xác) • B: Brevity (ngắn gọn) • C: Clarity (rõ ràng) Nguyên tắc 5C • Clear (rõ ràng) • Complete (hoàn chỉnh)
• Concise (ngắn gọn, súc tích) • Correct (chính xác) • Courteous (lịch sự)
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN
Một số nguyên tắc khác
• Hiểu rõ đối tượng giao tiếp
• Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp lOMoARcPSD| 36207943
• Quan tâm đến đối tượng giao tiếp
• Giữ chữ tín trong giao tiếp 1.3.
Đặc điểm giao tiếp ✓Lứa tuổi ✓Giới tính ✓Nghề nghiệp
2. Chức năng và vai trò của giao tiếp
2.1. Chức năng của giao tiếp:
❖Tổ chức hoạt động phối hợp.
➢Con người luôn sống và hoạt động trong quan hệ với người khác
➢Giao tiếp để phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ, đạt tới mục tiêu chung
➢Giao tiếp nhằm thống nhất mục đích, phương pháp, cách thức hành động đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra của công việc
❖Nhận thức(chức năng phản ánh)
➢ Mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen
➢ Các chủ thể có thể tiếp nhận thông tin về đối tượng giao tiếp và các chủ đề giao tiếp
➢ Thống nhất được mục tiêu giao tiếp, giải quyết được mâu thuẫn ❖Hình thành và phát triển các mối quan hệ liên nhân cách.
➢ Quan hệ cá nhân với cá nhân trên cơ sở tâm lý, tình cảm và sự đồng nhất với nhau ở mức độ nhất định
➢ Quan hệ liên nhân cách nói đến nội dung “tâm lý” của quan hệ đó chứ không nói đến nội dung “công việc”
➢Giao tiếp làm nảy sinh (hình thành) quan hệ giữa người với người
➢Giao tiếp vừa là phương thức phát triển cá nhân vừa là phương thức để thống nhất các cá nhân
➢ Cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các giá trị xã hội, đồng thời biểu hiện sự gắn bó tình cảm hay sự
ghét bỏ, chối từ, thờ ơ, lãnh đạm đối với các cá nhân khác
➢ Các định hướng giá trị của cá nhân có thể xích gần lại với định hướng giá trị của cá nhân khác hay theo chiều ngược lại lOMoARcPSD| 36207943
❖Đánh giá và điều chỉnh
➢ Con người có thể đánh giá lẫn nhau các hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ...trong quá trình giao tiếp
➢ Con người tự đánh giá bản thân mình
➢ Giúp con người điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu của hoạt động giao tiếp
2.2. Vai trò của giao tiếp
❖Giao tiếp là nhu cầu đặc trưng của con người, là điều kiện đảm bảo cuộc sống tâm lý bình thường của mỗi con người
➢Dấu hiệu của tồn tại người: dáng đi; tiếng nói, cảm xúc
➢Giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người
➢Giao tiếp vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện có ý nghĩa và tác dụng to lớn để biến chúng ta thành người
với những giá trị nhân văn
➢ Giao tiếp, giao lưu với người khác chúng ta tự khẳng định được mình
➢ Sức khỏe và trạng thái tinh thần của mỗi người phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ bình thường,
tốt đẹp với người khác
Các trạng thái khủng hoảng tinh thần, lo âu, trầm cảm, cảm thấy lẻ loi, cô đơn trong cuộc sống xuất
hiện khi con người khó thiết lập quan hệ giao tiếp với người khác
❖Qua giao tiếp con người tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội biến nó thành vốn tâm lí, nhân cách của
mình, đồng thời con người đóng góp tài lực của mình cho sự phát triển xã hội.
❖Qua giao tiếp con người nhận thức được người khác và bản thân trên cơ sở đó mà điều chỉnh mình
cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
❖Giao tiếp là điều kiện không thể thiếu của mọi hoạt động của con người
➢ Hoạt động cùng nhau là nét đặc trưng trong hoạt động của con người
➢ Con người trao đổi, thu thập thông tin, phối hợp, thống nhất mục đích, phương thức hoạt động để
giải quyết các nhiệm vụ và công việc cùng nhau 3. Hành vi giao tiếp: 3.1. Mô hình giao tiếp:
3.1.1. Mô hình tuyến tính về giao tiếp lOMoARcPSD| 36207943
➢ Các nhà tu từ học La Mã và Hi Lạp cổ đại đào tạo các nhà hùng biện
➢ Quan điểm một chiều về giao tiếp - mô hình “người nói – người nghe” đơn giản
➢ Người nói mã hoá một thông điệp và gửi nó tới người nghe thông qua một hay nhiều kênh giác quan.
➢ Người nghe, sau đó, tiếp nhận và giải mã thông điệp này
➢ Thường sử dụng trong truyền hình, báo chí, hùng biện
3.1.2. Mô hình tác động qua lại về giao tiếp
➢Nguồn mã hoá thông điệp và gửi nó tới người nhận thông qua một hay nhiều kênh giác quan.
➢Người nhận tiếp nhận và giải mã thông điệp này như trong giao tiếp tuyến tính,
➢ Người nhận mã hoá phản hồi (một phản ứng hay các phản ứng) và gửi phản hồi này tới người gởi thông điệp lOMoARcPSD| 36207943
➢ Nguồn giải mã thông điệp phản hồi căn cứ theo thông điệp gốc đã được gửi và phản hồi đã được
nhận, sau đó nguồn mã hoá một thông điệp mới thích ứng với phản hồi nhận được (sự thích ứng).
3.1.3. Mô hình giao dịch về giao tiếp
➢ Người giao tiếp A mã hoá một thông điệp và gửi nó đi
➢ Người giao tiếp B, sau đó, mã hoá phản hồi gửi tới người giao tiếp A, người giải mã nó.
➢ Những bước này không phải là độc chiếm lẫn nhau vì việc mã hoá và giải mã có thể xảy ra đồng
thời, liên tiếp trong suốt quá trình giao tiếp
➢ Chúng ta có thể gửi và nhận các thông điệp một lúc, nên mô hình này là đa hướng.
➢Một người không được gắn nhãn như là nguồn và người kia như là người nhận, thay vào đó cả hai
người giao tiếp khoác lấy vai trò của người gửi và người nhận trong sự giao dịch (chuyển đổi vai trò).
➢Mô hình này gần như đại diện cho việc giao tiếp đồng thời.
3.2. Cấu trúc của hành vi giao tiếp: Các nhân vật giao tiếp Mục đích giao tiếp Nội dung giao tiếp Công cụ giao tiếp Kênh giao tiếp
Hoàn cảnh/môi trường giao tiếp lOMoARcPSD| 36207943
3.3. Quan hệ và vai xã hội trong hành vi giao tiếp
❖Quan hệ: là vị thế, địa vị của một nhân cách này đối với một nhân cách khác hoặc đối với cộng đồng
và cả với bản thân mình.
❖Vai xã hội: là chức năng, hình mẫu hành vi chuẩn mực được xã hội tán đồng và đang chờ đợi ở mỗi
người trong địa vị hiện có của họ.
CHƯƠNG II : HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP 1. Hình thức giao tiếp
1.1. Căn cứ vào qui cách giao tiếp:
❖Giao tiếp chính thức: là giao tiếp mang tính chất công cộng, theo chức trách, quy định, thể chế như
hội họp, mít tinh,đàm phán...
❖Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất cá nhân, không câu nệ hình thức, chủ yếu
dựa trên hiểu biết về nhau.
1.2. Căn cứ vào số lượng người giao tiếp:
❖ Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
❖ Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
❖ Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm ❖ Giao tiếp giữa các nhóm với nhau
1.3. Phân loại theo tính chất của tiếp xúc:
❖Giao tiếp trực tiếp:là loại giao tiếp trong các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhau
➢Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, ăn mặc, trang điểm...
➢Có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại.
➢Có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời để đạt được mục đích.
❖Giao tiếp gián tiếp: là loại giao tiếp trực tiếp bị hạn chế về mặt không gian
1.4. Căn cứ vào vị trí/vị thế của cá nhân trong giao tiếp
❖Vị thế biểu hiện mối tương quan giữa những người trong giao tiếp với nhau
❖Vị thế của một người so với người khác chi phối hành động, ứng xử của họ trong giao tiếp.
❖Theo vị thế giao tiếp, giao tiếp được chia thành:
➢Vai người nói lớn hơn vai người nghe.
➢Vai người nói và vai người nghe bằng nhau. lOMoARcPSD| 36207943
➢Vai người nói thấp hơn vai người nghe.
2. Phương tiện giao tiếp
2.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
❖Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu dưới dạng từ ngữ chứa đựng ý nghĩa nhất định (tượng trưng cho sự
vật, hiện tượng cũng như thuộc tính và các mối quan hệ của chúng) được con người quy ước và sử
dụng trong quá trình giao tiếp.
❖Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp với nhau.
➢ Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người, vùng miền, dân tộc
➢ Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ được thể hiện ở cách phát âm, ở cấu trúc của câu, ở sự lựa chọn các từ được dùng
❖Trên bình diện yếu tố đặc điểm của ngôn ngữ cũng như chức năng của ngôn ngữ, có thể phân chia
thành ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong.
➢ Ngôn ngữ nên trong là loại ngôn ngữ cho mình,hướng vào mình giúp bản thân suy nghĩ, tự nhận
thức, tự ý thức về mình, và nó có liên quan với tư duy
➢ Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ hướng vào người khác và được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng
❖Ngôn ngữ bên ngoài chia thành ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
➢ Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng thính giác.
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ hướng vào người khác được biểu hiện bằng kí hiệu chữ viết và được tiếp
thu bằng cơ quan phân tích thị giác
❖Phân tích chi tiết về ngôn ngữ nói bao gồm hai loại sau: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.
➢ Ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ mà một người nói và nhiều người nghe, mang tính chất một chiều,
ít hoặc không có sự phản hồi trực tiếp ngược lại một cách rõ ràng.
➢ Ngôn ngữ đối thoại là hình thức ngôn ngữ mang tính chất trao đổi chủ động giữa hai người hay một nhóm người với nhau.
➢ Mang tính chất tương tác rất mạnh mẽ và sâu sắc vì cả hai phía phải hết lòng và chủ động tối đa để
cuộc đối thoại diễn ra hiệu quả và tích cực...
❖Trên bình diện kỹ thuật nói, khi sử dụng ngôn ngữ, có kiểu nói hàm ngôn và hiển ngôn.
➢Hiển ngôn là kiểu nói mà nghĩa của lời nói thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể thông qua lời nói. lOMoARcPSD| 36207943
➢Hàm ngôn là cách nói mà ngữ nghĩa của lời nói thường ẩn sâu bên trong của ngôn ngữ
❖Phân tích sâu hơn nữa về các kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ, có thể đề cập đến các cách thức nói cụ thể:
nói giảm, nói quá; nói tránh, nói vòng, nói bắc cầu...
❖Cần chú ý là phải sử dụng đúng yêu cầu và phù hợp với từng tình huống giao, đối tượng, ngữ cảnh giao tiếp
Chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp
❖ Chức năng thông báo – dùng ngôn ngữ để thông báo, truyền tin tức
❖Chức năng diễn cảm – dùng ngôn ngữ để bộc lộ một cảm xúc, một thái độ với ai đó thông qua từ ngữ, cấu trúc câu
❖Chức năng tác động – dùng ngôn ngữ để tác động đến đối tượng giao tiếp
Cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ❖ Hiển ngôn
➢ Nói thẳng ý muốn nói
➢ Dùng từ rõ nghĩa, cú pháp hợp lý -> để thực hiện chức năng thông báo ❖Hàm ngôn
➢ Cuộc sống có những lúc không thể nói thẳng
➢ Nói tránh, nói né, ẩn ý, ẩn nghĩa ❖Tình thái
➢ Làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy dễ chịu
➢ Khi nhờ đỡ sự trợ giúp, hoặc từ chối ai đó
❖Những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ khi muốn rèn luyện về kỹ năng giao tiếp:
➢ Lời nói phải đúng vai xã hội
➢ Lời nói phải phù hợp với trình độ của người nghe
➢Yêu cầu của bản thông điệp
✓Một bản thông điệp phải chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không có từ thừa, câu thừa, lặp đi lặp lại
✓Để tránh gây ra "tiếng ồn ngữ nghĩa" không nên dùng các từ, các câu, các cấu trúc có thể được hiểu
theo nhiều nghĩa, trừ khi đó là dụng ý của người nói. lOMoARcPSD| 36207943
➢ Phát âm cần chuẩn xác và bộc lộ được sự thiện cảm khi nói.
➢ Cần tuân thủ việc sử dụng ngôn từ phù hợp, trong sáng và thể hiện tính chuẩn mực, thích ứng với môi trường giao tiếp.
➢ Chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật nói trong giao tiếp như: nói hiển ngôn, hàm ngôn, nói giảm, nói quá...
2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ
❖Giao tiếp phi ngôn ngữ là toàn bộ những động thái cử chỉ, hành vi ngoài yếu tố ngôn ngữ được con
người sử dụng trong giao tiếp
Phân loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
❖Ngôn ngữ thân thể có thể được định nghĩa như là sự giao tiếp thông qua những chuyển động của
thân thể nhằm truyền tải một thông điệp nào đó đến đối tượng giao tiếp Nét mặt
❖Nét mặt biểu lộ cảm xúc của con người.
❖Nét mặt có thể biểu lộ sáu cảm xúc như vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi và ghê tởm.
❖Nét mặt góp phần quan trọng tạo nên hình ảnh của cá nhân trong mắt người khác
➢ Nét mặt thân thiện được khuyến khích sử dụng trong giao tiếp. Đó là nét mặt nhẹ nhõm, dễ gần khi
có thể nhẹ nhàng nở nụ cười tươi với sự chuyển động tổng hợp của cơ mặt... Ánh mắt
❖Nơi tiếp nhận các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài.
❖Ánh mắt là phương tiện giao tiếp không lời có khả năng chuyển tải những tâm trạng, trạng thái xúc
cảm, tình cảm của con người
❖Luôn cố gắng giữ ánh mắt nhẹ nhàng và thân thiện, dùng cái nhìn thẳng vào mắt đối tượng giao tiếp
❖Tránh những ánh mắt cấm kị như: ánh mắt soi mói,ánh mắt dò xét, ánh mắt lạnh lùng, ánh mắt xem thường...
❖Hạn chế “đậu mắt” không đúng chỗ trong giao tiếp. Nụ cười
❖Nụ cười là phương tiện giao tiếp không lời với chức năng chính là thể hiện xúc cảm, tình cảm của con người.
❖Thông thường, để gây hiệu ứng giao tiếp thì nụ cười chữ A là nụ cười mang hiệu ứng tích cực hơn cả. lOMoARcPSD| 36207943
❖Nụ cười chữ A đảm bảo các yêu cầu như: tươi, sáng, có sự chuyển động của cả mắt mà chúng ta có
thể gọi là cười bằng mắt, có sự bộc lộ cảm xúc qua phần răng - lợi vừa phải cũng như có sự chuyển
động tươi của cả nét mặt.
➢ Trong từng tình huống khác nhau, nụ cười cũng phải phù hợp theo nguyên tắc đúng nơi - đúng chỗ
và mang tính thích ứng thực tế.
➢ Tránh các nụ cười “nhếch mếp”, “cười đểu” Giọng nói
❖ Là tất cả mọi hiệu ứng của lời nói mà ta phát ra cùng với các từ
➢Ở đây muốn nói đến cách từ được nói ra hơn là việc những từ nào được dùng.
➢Những tín hiệu âm thanh đi kèm theo lời nói có tác dụng rất lớn trong việc truyền tải các cảm xúc.
Có 4 loại tin hiệu âm thanh chính: ➢
Những tín hiệu âm thanh định tính: là những thay đổi về độ cao, tốc độ và âm lượng của lời
nói. Cảm xúc được truyền đi theo cách này. ➢
Những tín hiệu âm thanh lấp đầy: âm thanh và từ dùng một cách vô nghĩa có tác dụng như
những tín hiệu âm thanh lấp đầy giữa những truyền thông có ý nghĩa, chúng được dùng để cho thấy
sự căng thẳng, bối rối, ví dụ “ồm”, “à”, “à à ờ ờ”, “tốt”, “được”. ➢
Những tín hiệu âm thanh định phẩm: tính hiệu âm thanh mang bản chất của âm – chất giọng của mỗi người.
✓ Chất giọng của con người không thể thay dổi được ➢ Những tín hiệu âm thanh phân biệt:
✓ Trong giao tiếp xuất hiện những âm thanh phân biệt
✓ Chỉ một tín hiệu nào đó, một trạng thái nào đó của người giao tiếp Sự im lặng
➢Trong xã hội phương Tây, im lặng được đùng như dấu hiệu của sự khinh trọng ➢Sự im lặng còn
được dùng như một phương tiện chứng tỏ sự đối lập phản kháng.
➢Cũng có khi “im lặng là đồng ý”. Cử chỉ, tư thế
❖Cử chỉ là sự vận động của tay chân và thân thể. lOMoARcPSD| 36207943
❖Cử chỉ thường được dùng để minh họa, nhấn mạnh, bổ sung cho những gì đang nói hoặc có thể thay thế lời nói.
❖Cử chỉ cũng được con người dùng để biểu lộ cảm xúc và thái độ.
❖ Trong nhiều trường hợp cử chỉ lại là thói quen của cá nhân.
❖Tư thế thể hiện qua cách đứng, cách ngồi, cách đi đứng của cá nhân trong giao tiếp.
❖Thông thường trong giao tiếp, tư thế thể hiện thái độ, vị thế xã hội cũng như tham gia quản lý tình
huống giao tiếp trực tiếp. Có một số cử chỉ không nên sử dụng như: chỉ trỏ về phía đối tượng, cầm que
chỉ trỏ về phía đối tượng, búng tay thường xuyên, chắp tay sau lưng liên tục trong khi xuất hiện trước
nhiều người Những yêu cầu chuẩn về tư thế cho thấy: ➢
Dáng đi luôn luôn thẳng - không được xiêu vẹo về một phía (trước - sau hay phải - trái), ➢
Khoản cách hai bàn chân cách nhau khoảng 20 cm và mắt hướng về phía trước theo tầm ngang là phù hợp. ➢
Kiểu ngồi của con người phải tương thích với yêu cầu cụ thể về giới tính, văn hóa và tương thích với trang phục. Tiếp xúc thân thể
❖Thể hiện qua nhiều hình thức như bắt tay, ôm, vỗ vai, hôn má, đẩy... cũng phụ thuộc rất nhiều vào
đặc trưng của các nền văn hóa
❖Cái bắt tay là hành động mang tính xã giao không lời hết sức phổ biến.
❖Quy chuẩn cơ bản kiểu bắt tay mang tính xã giao quốc tế là bắt tay bằng một tay,
❖Thường là sử dụng tay phải, khoảng cách giữa thân hình của hai người khoảng 3/4 cánh tay, bàn tay
chạm tương đối sâu vào bàn tay đối tượng.
❖ Ngoài ra, khi bắt tay thì tay vẫn nên đỡ tay đối tượng, mắt vẫn nhìn đối tượng khi bắt tay
❖Phụ nữ thường chủ động bắt tay trước
❖Người quản lý/có vị thế cao hơn được giao quyền chủ động nhiều hơn khi bắt tay...
Khoản cách trong giao tiếp
➢ Khoảng cách công cộng: từ 3,5m đến 7,5m dùng trong quan hệ tiếp xúc với những người xa lạ.
➢ Khoảng cách xã hội: từ 1m đến 3,5m là khoảng cách của những nhóm chính thức
➢ Khoảng cách cá nhân: từ 0,5m đến 1m là quan hệ thân thiết giữa các cá nhân như bạn bè thân.
➢ Khoảng cách thân tình: từ 0m đến 0,5m, là khoảng cách giữa những người có quan hệ gần gũi, ruột thịt lOMoARcPSD| 36207943 ➢ Quần áo
✓ Dấu hiệu nhận diện và là một kênh giao tiếp hữu hiệu nhất.
✓ Người Châu Âu có câu: "Bộ quần áo không làm nên thầy tu, nhưng không có bộ quần áo, thầy tu
không phải là thầy tu” Ngôn ngữ đồ vật
✓ Quần áo thể hiện nhận thức, tính cách, khí chất, khiếu thẩm mĩ, trạng thái tâm lý, địa điểm cần đến,
tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh kinh tế, tôn giáo, vị trí xã hội, vị thế
đẳng cấp,... của một con người.
➢Đồ trang sức, phụ kiện
✓Khi đồ trang sức/phụ kiện đi cùng với quần áo sẽ tạo ra cho đối tác giao tiếp những ấn tượng nhất
định về người sử dụng chúng, như: gu thẩm mĩ (có hay không), tính cách (giản dị hay cầu kỳ, tinh tế hay thô thiển).
✓Sử dụng chúng một cách rất hiệu quả để lại cho đối tác giao tiếp ấn tượng đẹp, khó quên.
✓ Nếu sử dụng chúng không đúng chỗ, không phù hợp, có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, gây
phản cảm cho đối tác giao tiếp. ➢ Trang điểm, hóa trang ✓
Cách thức trang điểm thể hiện tính cách, nghề nghiệp, trình độ nhận thức, khiếu thẩm mĩ, đẳng cấp... ✓
Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện và đối tượng giao tiếp mà có cách trang điểm, hóa trang tương ứng ➢ Nước hoa
✓ Việc sử dụng nước hoa nhằm tạo ra các thông điệp, ấn tượng với đối tác giao tiếp.
✓ Mùi nước hoa/hương nhân tạo cũng nói lên rất nhiều về bản thân người sử dụng chúng, như: tính
cách, trình độ hiểu biết, gu thẩm mĩ, giới tính tuổi tác nghề nghiệp... ➢ Quà tặng ✓
Quà tặng thực hiện chức năng khôi phục, duy trì, phát triển... các mối quan hệ liên nhân cách, ✓
Nhằm bày tỏ tình cảm, sự quan lâm, sự tôn trọng, lòng biết ơn... của người tặng quà đối với người được tặng.
➢ Cách thức tặng quà là một vấn đề hết sức tế nhị trong giao tiếp. lOMoARcPSD| 36207943
➢ Trong các nền văn hóa khác nhau cần phải có cách thức tặng quà phù hợp cả về nội dung món quà
cũng như cách thức tặng chúng và nhận chúng.
➢ Người Việt Nam ta có câu: "Cách cho hơn của đem cho". Thời gian
❖ Việc sử dụng thời gian giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp
➢ Đến đúng giờ/chậm giờ trong một buổi tiếp xúc thể hiện sự coi trọng/không coi trọng thời gian của người khác
➢Việc bắt người khác phải chờ đợi có nhiều ý nghĩa.
✓Người trên làm việc này đối với người thuộc cấp để tạo ra khoảng cách.
✓ Những ý nghĩa khác có thể là: để trừng phạt một ai đó, để tỏ quyền lực để biểu lộ sự thù hằn hay để được chú ý
Chương 3 : BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC
1. Bản chất xã hội của giao tiếp
1.1. Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin 1.1.1. Đối thoại
❖ Là sự giao tiếp trực tiếp, là sự trao đổi những đối đáp
❖ Là loại ngôn ngữ được duy trì, nhiều nội dung được đưa ra
❖Tiến hành trong sự tiếp xúc đầy biểu cảm, những người đối thoại tác động lẫn nhau bằng các cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt, giọng nói
❖Mang tính chất tình huống
❖ Sự đối thoại được hưởng ứng theo chủ đề gọi là đàm thoại. Đối thoại
❖Mang tính chất tình huống
❖ Sự đối thoại được hưởng ứng theo chủ đề gọi là đàm thoại. 1.1.2. Mạng giao tiếp
Là tập hợp các kênh trong một nhóm có tổ chức theo đó mà thông điệp được truyền đi.
Được sắp xếp một cách có kế hoạch hoặc tự phát. lOMoARcPSD| 36207943
Vị trí tương đối của cá nhân hay bộ phận này đối với các cá nhân hay bộ phận khác cấu thành những
hình nhất định được gọi là hình mạng giao tiếp
Các loại hình mạng giao tiếp
1.2. Sự tác động qua lại trong giao tiếp 1.2.1. Tri giác xã hội
❖ Là sự tri giác của chủ thể không chỉ với các đối tượng của thế giới vật chất mà còn với cả những
khách thể xã hội (những người khác, các nhóm...) và các tình huống xã hội.
Đặc trưng của tri giác khách thể xã hội
➢Khách thể xã hội (cá nhân, nhóm...) không thụ động, dững dưng thờ ơ đối với chủ thể tri giác.
➢Sự chú ý của chủ thể tri giác xã hội trước hết là vào việc giải thích ý nghĩa và giá trị của khách thể tri
giác chứ không phải là những yếu tố làm nảy sinh hình ảnh.
➢ Tri giác khách thể xã hội được đặc trưng bởi tính kết dính cao của nhận thức và xúc cảm
✓ Nhận thức hình ảnh của đối tượng giao tiếp, cảm xúc con người được bộc lộ
✓ Hình ảnh có ý nghĩa hay không có ý nghĩa, thõa mãn hay không thõa mãn
✓ Cảm xúc chi phối quá trình nhận thức
❖ Căn cứ vào mối tương quan giữa chủ thể và khách thể tri giác có:
➢ Tri giác liên nhân cách. ➢ Tự tri giác. ➢ Tri giác liên nhóm.
❖ Là những mối liên hệ qua lại giữa con người với con người
➢ Được thể nghiệm một cách chủ quan lOMoARcPSD| 36207943
➢ Được biểu hiện một cách khách quan trong tính chất và phương thức ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau và trong giao tiếp.
1.2.2. Quan hệ liên nhân cách
❖ Là những mối liên hệ qua lại giữa con người với con người
➢ Được thể nghiệm một cách chủ quan
➢ Được biểu hiện một cách khách quan trong tính chất và phương thức ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau và trong giao tiếp.
1.2.2. Quan hệ liên nhân cách
➢ Quan hệ công tác/công việc ( quan hệ chính thức)
➢ Quan hệ cá nhân ( quan hệ không chính thức)
➢ Sự tương quan giữa 2 loại quan hệ: ✓ Dương tính ✓ Âm tính ✓ Trung tính
❖ Trong nhóm, tập thể, cá nhân tham gia vào những quan hệ có tính chất 2 mặt
➢ Quan hệ công tác/công việc ( quan hệ chính thức)
➢ Quan hệ cá nhân ( quan hệ không chính thức)
➢ Sự tương quan giữa 2 loại quan hệ: ✓ Dương tính ✓ Âm tính ✓ Trung tính
❖ Trong nhóm, tập thể, cá nhân tham gia vào những quan hệ có tính chất 2 mặt
❖ Phương pháp nghiên cứu quan hệ liên nhân cách ➢ Quan sát, thực nghiệm, đàm thoại.
➢ Trắc đạc xã hội (sociometrie) do Jacob Levy Moreno (1892 -1974) đề xướng.
✓ Trong nhóm nhỏ tồn tại hai cấu trúc các mối quan hệ - cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô
✓ Xác định được vị trí thực của các cá nhân trong các quan hệ. lOMoARcPSD| 36207943
✓ Vạch ra được sự tồn tại của các nhóm cơ sở cũng như nguyên nhân hình thành và tan vỡ nhóm.
➢Các loại vị trí của cá nhân trong nhóm: ✓Ngôi sao. ✓Được yêu mến. ✓Được chấp nhận. ✓Bị lãng quên. ✓Bị tẩy chay.
❖ Các quan hệ liên nhân cách còn được biểu hiện ở sự tương đồng hay bất tương đồng tâm lí giữa các thành viên. ❖ Nguyên nhân là do:
➢ Sự thống nhất hay khác biệt về quan điểm, niềm tin.
➢ Đặc điểm tính cách của mỗi người.
➢ Những mâu thuẫn về công tác và cá nhân.
➢ Sự cách biệt lâu của nhóm nhỏ dẫn đến mất thông tin với các nhóm khác.
1.2.3. Qui luật của sự tác động qua lại ❖ Lây lan ➢
Các hiện tượng tâm lý xã hội như tâm trạng căng thẳng lo âu, thậm chí hoảng loạn hay ngược
lại, sự hưng phấn, quá khích của các nhóm người. ➢
Lây lan được hiểu là sự lan truyền xúc cảm, hành vi từ cá nhân này sang cá nhân khác trong nhóm xã hội ➢
Cơ chế lây lan được coi là có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết số đông cá nhân ở phương diện xúc cảm. ➢
Nhờ có chế này, trong đời sống xã hội có hiện tượng “cộng cảm” , là điều kiện thuận lợi cho
sự gắn bó giữa các cá nhân trong nhóm và cộng đồng. ❖ Lây lan
➢ Các xúc cảm tiêu cực và tích cực đều có thể được lây lan.
➢ Chủ động tạo ra sự lây lan các xúc cảm tích cực và ngăn chặn sự lây lan các xúc cảm tiêu cực trong nhóm, cộng đồng lOMoARcPSD| 36207943 Bắt chước
❖ Có thể hiểu bắt chước như là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại những hành vi, cách suy nghĩ, các tâm
trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội. Quy luật này có vai trò chính trong việc tạo ra sự
đồng nhất giữa các cá nhân trong các nhóm xã hội, nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khác nhau. Ám thị
Trong quá trình giao tiếp, tương tác giữa các cá nhân, có trường hợp cá nhân chịu sự tác động của cá
nhân khác và có hành vi phục tùng yêu cầu của cá nhân khác một cách không ý thức
Trạng thái bị thôi miên là trạng thái “mất tỉnh táo”, “mất khả năng ý thức” của chủ thể. Một người bị
thôi miên sẽ không ý thức được các hành vi của bản thân và rơi vào trạng thái bị người khác điều khiển. ➢
Ám thị là mức độ nhẹ hơn so với thôi miên, người bị ám thị không mất ý thức nhưng mất khả
năng suy xét, phê phán do vậy dễ bị thuyết phục và dễ bị điều khiển. ➢
Quá trình diễn ra ám thị có một số đặc điểm: Sự chuyển giao thông tin dựa vào việc tiếp nhận
thông tin một cách không phê phán. Trong quá trình đó, não chỉ giữ liên hệ với một nguồn kích thích,
các nguồn kích thích khác bị ngắt Thuyết phục
❖Thuyết phục là kỹ năng đưa ra những tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích, lý giải có chứng
cứ, luận lý làm cho người khác thấy đúng, thấy tin mà làm theo
Các yếu tố ảnh hưởng đến thuyết phục ❖ Thái độ ❖ Uy tín ❖ Kinh nghiệm
Để thuyết phục thành công
❖ Cần xây dựng bầu không khí bình đẳng.
❖ Cần tôn trọng và lắng nghe người đối thoại.
❖ Thuyết phục phải có cơ sở và những luận cứ - luận chứng khoa học
❖ Cần một chuỗi những lời nói và hành vi tích cực
❖ Tác động đồng bộ đến nhận thức, tình cảm và ý chí của người đối thoại. lOMoARcPSD| 36207943
❖ Sử dụng đa dạng các kỹ thuật thuyết phục
❖ Tổ chức là sự kết hợp một cách có ý thức, ý chí hay nỗ lực chung của nhiều người. ➢
Tập hợp các cách thức trong đó lao động được phân công và sắp xếp theo các nhiệm vụ cụ thể. ➢
Tổ chức có các quy tắc chi tiết chính thức (các quy tắc bằng văn bản có giá trị pháp lý) về cơ
cấu và phân công trách nhiệm giữa các thành viên của nó
2. Giao tiếp trong tổ chức.
2.1. Tổ chức và cơ cấu tổ chức: 2.1.1. Khái niệm
❖ Tổ chức là sự kết hợp một cách có ý thức, ý chí hay nỗ lực chung của nhiều người. ➢
Tập hợp các cách thức trong đó lao động được phân công và sắp xếp theo các nhiệm vụ cụ thể. ➢
Tổ chức có các quy tắc chi tiết chính thức (các quy tắc bằng văn bản có giá trị pháp lý) về cơ
cấu và phân công trách nhiệm
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ❖Cơ cấu chính thức.
❖Cơ cấu không chính thức.
2.2. Giao tiếp trong tổ chức: 2.2.1. Theo chiều dọc. 2.2.2. Theo chiều ngang. 2.2.3. Theo đường chéo.
CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG VÀ HIỆU QUẢ GIAO TIẾP 1. Kỹ năng giao tiếp 1.1
Khái niệm kỹ năng và kỹ năng giao tiếp 1.1.1. Kỹ năng
Là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã
có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép 1.1.2. Kỹ năng giao tiếp
❖ Là sự vận dụng một cách khéo léo những phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình
giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao theo mục đích đề ra. lOMoARcPSD| 36207943
1.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp 1.2.1. Nhóm kỹ năng định hướng.
1.2.2. Nhóm kỹ năng định vị.
1.2.3. Nhóm kỹ năng điều khiển.
Nhóm kỹ năng định hướng
❖ Kỹ năng định hướng là kỹ năng tri giác ban đầu về các biểu hiện bên ngoài (hình thức, động tác, cử
chỉ, ngôn ngữ...) trong thời gian và không gian giao tiếp để xác định được động cơ, tâm trạng, nhu
cầu, mục đích, sở thích của đối tượng giao tiếp Nhóm kỹ năng định hướng được biểu hiện ở khả
năng dựa vào sự biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm và
không gian giao tiếp để phán đoán nhân cách cũng như mối quan hệ của chủ thể giao tiếp. Kỹ năng
định hướng giao tiếp có vai trò quan trọng, quyết định thái độ và hành vi của chủ thể giao tiếp khi
tiếp xúc đối tượng giao tiếp. Kỹ năng quan sát
❖ Quan sát là tri giác có chủ định
❖ Ai cũng có tri giác có chủ định nhưng kết quả thì khác nhau do năng lực quan sát khác nhau
❖ Nhờ tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu, âm điệu của lời
nói mà chủ thể giao tiếp có thể phát hiện chính xác, đầy đủ thái độ của đối tượng. Kỹ năng lắng nghe
❖ Nghe là hình thức tiếp nhận thông tin qua thính giác.
❖ Lắng nghe là tiếp nhận thông tin qua thính giác đi kèm với trạng thái chú ý. ❖ Lắng nghe giúp con
người hiểu được nội dung thông tin và cả những trạng,thái cảm xúc, tình cảm của người nói.
❖ Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu không chỉ bằng tai mà còn hiểu được nội dung lời nói, nhận biết
được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói.
Lợi ích của việc lắng nghe
❖ “” Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”
❖ “Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe
❖ Paul Tory Rankin (1930), trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng 42,1% tổng số thời gian cho
việc nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết.
❖ Đối với người nghe, việc lắng nghe có tác dụng:
➢ Thu thập được nhiều thông tin hơn.
➢ Người ta chỉ muốn nói với những ai biết lắng nghe nên khi được lắng nghe, người ta sẽ chia sẻ nhiều hơn.
➢ Tạo nên bầu không khí lắng nghe trong giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. ➢ Tạo nên sự hài lòng đối với nhau.
❖ Đối với người nói
➢ Thỏa mãn được nhu cầu của người nói, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người nói.
➢ Khuyến khích người nói thể hiện quan điểm, ý tưởng của mình.
➢ Khi được lắng nghe, người nói sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có thể thoải
mái để chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm, ý tưởng của mình Các cấp độ lắng nghe ❖
Không nghe, tức là không quan tâm, không chú ý, bỏ ngoài tai tất cả những gì người nói đang nói lOMoARcPSD| 36207943 ❖
Nghe giả vờ, là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại đang suy nghĩ về một vấn đề khác
hoặc không quan tâm và không hiểu được thông tin của người nói. Nghe có chọn lọc là người nghe chỉ
nghe một phần thông tin và nghe những gì mình quan tâm, ưa thích.
Nghe chăm chú là tập trung chú ý vào lời người nói và cố gắng để hiểu họ.
Ở kiểu nghe này, người nghe tập trung vào người đối thoại, không làm việc riêng Có các cử chỉ thể
hiện mình hiểu thông tin người nói đưa ra và khuyến khích họ nói. Nghe thấu cảm là kiểu nghe mà
người nghe không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu họ một cách thấu đáo.
Khi nghe thấu cảm, không chỉ hiểu được những thông điệp mà người nói muốn chuyển tải mà còn hiểu
được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ.
Sự chăm chú, các câu hỏi gợi mở, các hành vi đáp ứng và khuyến khích người nói... là biểu hiện của
hình thức lắng nghe này. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lắng nghe ❖Tốc độ tư duy ❖Sở thích
❖Sự phức tạp của vấn đề ❖Thiếu kiên nhẫn
❖Thiếu kỹ năng quan sát khi nghe
❖Có thành kiến, định kiến tiêu cực
❖Thói quen xấu khi lắng nghe Lắng nghe hiệu quả
Kỹ năng gợi mở Kỹ năng thấu cảm
Tập trung chú ý Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm
Kỹ năng tạo lập không khí giao tiếp thoải mái, bình đẳng Kỹ năng phản ánh lại Nhóm kỹ năng định vị
❖ Biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để có sự đồng
cảm, thấu cảm, biết tạo điều kiện để khách thể chủ động giao tiếp với mình
❖Kỹ năng định vị này phải dựa trên nền tảng của việc trả lời các câu hỏi sau: tôi là ai, người giao tiếp
với tôi là ai, mối quan hệ này như thế nào...
❖Kỹ năng này liên quan chặt chẽ đến việc hiểu về mình và hiểu về người khác trong quá trình giao tiếp
đã phân tích trước đó. Kỹ năng thấu cảm
❖ Cần phải tự đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người nói
➢ Từ đó tạo ra sự thấu hiểu thông điệp cả từ hai phía: phía lời nói bên ngoài và những gì tiềm
ẩn bên trong các thông điệp đó. Kỹ năng nhận thức
❖ Kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp
❖ Kỹ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp
❖ Kỹ năng xác định nội dung giao tiếp
❖ Kỹ năng xác định thời gian, địa điểm giao tiếp
❖ Kỹ năng xác định hình thức, phương tiện giao tiếp
Nhóm kỹ năng điều khiển
❖ Bao gồm kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân và kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. lOMoARcPSD| 36207943
Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân
❖Tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng của bản thân khi cần thiết, biết điều chỉnh và điều khiển các
trạng thái tâm lý của mình
❖Chủ thể thể hiện điệu bộ, ánh mắt, hành vi... của mình phản ứng phù hợp với đối tượng giao tiếp, với
hoàn cảnh giao tiếp cũng như mục đích, nội dung, nhiệm vụ giao tiếp...
❖Để tự chủ hành vi, kiềm chế cảm xúc và tình cảm của mình một cách hợp lý, chủ thể cần hiểu được
nhu cầu của đối tượng, ý nghĩa thực sự của những biểu hiện bên ngoài của đối tượng giao tiếp.
Nghiên cứu của I. P. Pavlov về hoạt động thần kinh cấp cao
Kiểu thần kinh Kiểu khí chất
• Mạnh, cân bằng, linh hoạt → Hăng hái
• Mạnh, cân bằng, không linh hoạt→ Bình thản
• Mạnh, không cân bằng → Nóng nảy • Yếu → Ưu tư
2.2. Đặc điểm của các kiểu khí chất: Sanguin ( hăng hái ):
• Ưu điểm: sôi nổi, hoạt bát, nhận thức nhanh, tình cảm dễ xuất hiện, vui tính, cởi mở, dễ thích nghi
với hoàn cảnh mới, dễ tiếp xúc với mọi người...
• Nhược điểm: hấp tấp, vội vàng, làm việc tùy hứng; nhận thức ít sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, thiếu kiên định... Ứng dụng:
➢ Giao việc phù hợp: đối ngoại, linh hoạt
➢ Quan hệ với con người dễ thay đổi, phải tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn ➢ Khi có sai lầm,
khuyết điểm: nên nói thẳng, phân tích để chỉ ra lỗi sai ❖ Phlegmatic ( bình thản ):
Ưu điểm: nhận thức sâu sắc, bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, biết làm chủ cảm xúc, xã giao đúng
mực, tình cảm kín đáo, có khả năng theo đuổi công việc...
Nhược điểm: nhận thức chậm, khó thích nghi với hoàn cảnh mới, thường do dự nên dễ bỏ lỡ thời cơ, khó tạo quan hệ... Ứng dụng:
Người có khí chất này sẽ theo đuổi công việc tới cùng, làm tới cùng -> giao việc mang tính ổn định, tỷ
mỷ, cẩn thận Khi họ có lỗi, chỉ cần nêu ra lỗi, không cần phân tích ❖ Choleric ( nóng nảy ):
Ưu điểm: nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, bộc trực, thẳng thắn; tình cảm bộc lộ một cách sôi nổi,
nồng nhiệt; dũng cảm và quyết đoán trước khó khăn...
Nhược điểm: tự ái, vội vàng, bộp chộp, tự chủ kém, dễ liều mạng, thiếu tế nhị, tính tình thất thường...
Ứng dụng: Việc gì cũng làm được, thích công việc mới lạ, mạo hiểm, dốc toàn bộ sức lực cho công việc
Giao việc phải theo dõi để động viên, giúp họ duy trì công việc đến cùng Dùng tình cảm chứ không
dùng lý trí, động viên, khen ngợi, thông cảm rồi mới nhắc đến lỗi lầm ❖Melancholic ( ưu tư ):
Ưu điểm: nhạy cảm, hiền dịu, dễ thông cảm với mọi người; tình cảm rất kín đáo, thận trọng, bền vững trong quan hệ...
Nhược điểm: lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát; dễ bi quan, ủy mị; khó thiết lập quan hệ; rất khó thích
nghi với hoàn cảnh thay đổi... Ứng dụng lOMoARcPSD| 36207943
➢ Giao việc vừa phải, mức độ phức tạp không cao, độ ổn định cao, không nên thay đổi công việc với
họ, nếu phải thay đổi thì phải báo trước xa, lâu để họ chuẩn bị tâm lý
➢ Trong giao tiếp kết hợp giữa tình và lý. Nếu mắc lỗi lớn phải chia ra từng lỗi nhỏ
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
Việc lựa chọn các từ ngữ một cách có văn hóa là rất quan trọng trong giao tiếp, từ ngữ phải phù
hợp với tình huống giao tiếp.
Ngoài ngôn ngữ thì tác phong, điệu bộ, nét mặt, cái nhìn, nụ cười... cũng có tác dụng bổ sung cho thái
độ của chủ thể giao tiếp
Chủ thể cần phải làm chủ các phương tiện giao tiếp của mình thì mới thu được hiệu quả trong giao tiếp 2. Hiệu quả giao tiếp:
2.1. Quan điểm của Lasswell: ❖ Ai ? ❖ Nói gì ? ❖ Với ai ? ❖ Bằng cách nào? ❖ Hiệu quả nào?
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp: ❖ Phản hồi. ❖ Lắng nghe. ❖ Tự khẳng định. ❖ Trạng thái bản ngã. Phản hồi
❖ Giao tiếp được xem như là một quá trình trao đổi thông tin giữa người với người, là một hoạt động
có tính chất truyền thông, có sự trao đi nhận lại
❖Thông qua quá trình tác động và phản hồi thông tin trong giao tiếp, hoạt động giao tiếp của cả hai
phía luôn luôn diễn ra năng động, tích cực
❖Sự tập trung chú ý vào nội dung thông tin với thái độ khách quan
❖Hết sức chăm chú nắm bắt thông tin, sẵn sàng phản hồi bằng ngôn ngữ, bằng tín hiệu, bằng biểu
cảm (thái độ), Tự khẳng định ❖Hành vi tuân phục ❖Hành vi xâm lấn
❖Hành vi tự khẳng định Trạng thái bản ngã ❖ Bản ngã cha mẹ ❖ Bản ngã trẻ con ❖ Bản ngã người lớn