-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp lý thuyết môn Miễn dịch học
Tổng hợp lý thuyết môn Miễn dịch học của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Miễn dịch học 2 tài liệu
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 31 tài liệu
Tổng hợp lý thuyết môn Miễn dịch học
Tổng hợp lý thuyết môn Miễn dịch học của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Miễn dịch học 2 tài liệu
Trường: Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 31 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD| 10435767
Miễn dịch không đặc hiệu 1. KN
Là khả năng tự bảo vệ mang tính sẵn có và mang tính di truyền trong các cơ thể cùng một loài.
Có ngay từ lúc mới sinh và không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc của cơ thể với kháng nguyên lạ
Dù KN xâm nhập lần đầu tiên hay lần sau, thì cơ chế này vẫn phát huy tác dụng, có vai trò
quan trong ở lần đầu tiên, vì miễn dịch thu được chưa phát huy tác dụng 2. Các hàng rào của DUMD 2.1 hàng rào VL
VT: da và niêm mạc: ngăn cách nôi môi cơ thể với mtruong xung quanh=> cản trở sự xâm nhập của KN CT:
Da: gồm nhiều lớp tb, lớp ngoài cùng đã sừng hoá luôn bong ra và đổi mới( cản trở vật lý trước sự xâm nhập của KN)
Niêm mạc: chỉ có 1 lớp, có tính đàn hồi như da, phủ bởi 1 lớp nhầy do tuyến dưới niêm mạc tiết
ra, tạo nên một màng bảo vệ => VK và vật lạ ko bám thảng vào được Tb 2.2 hàng rào hoá học
Da: có các chất tiết như acid lactic, acid béo kồ hôi, tuyến mỡ dưới da mà vk không tồn tại lâu được
Niêm mạc: chất nhầy che chở bề mặt tb khỏi ez của virus tác dộng, dịch tiết của các tuyến như
nước mắt, mũi, nước bọt chứa nhiều lyzosome… tác dụng lên vỏ 1 số VK
1 số thành phần của huyết thanh như bổ thể, interferon thấm ra ngoài niêm mạc gia tăng quá trình BV KDH Pro C + ca2+
Bổ thể: là hệ thống nhiều thành phần, bản chất là pr hoạt hoá theo trình tự nhất định, một số
thành phần sau hoạt hoá se giải phóng chất trung gian, hoặc giúp cho thực bào tiêu diệt vk
Interferon: kích thích tb sản sinh ra 1 pr phong bế quá trình sao chép, tb ko bị nhiễm vr nữa 2.3 hàng rào tb
là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất niêm mạc có nhiều tb
có khả năng thực bảo di tản từ nội môi ra:
tiêu thực bào: bạch cầu đa nhân trung tính
đại thực bào: phân hoá thành các môn bào ở máu rồi di tản tới các mô trở thành hệ thống võng
nội mô thực bào gồm 3 giai đoạn:
giai đoạn gắn: vsv gặp tb thực bào sẽ bị dính vào màng tb nhờ recepter
gia đoạn nuốt : màng tb lõm vào, chất nguyên sinh tạo chân giả bao lấy vsv rồi đóng kín tạo thành hốc thực bào
giai đoạn tiêu:lyzosom tiến gần đến các hốc thức bào xảy ra hiện tượng hoà màng, ( lyososome
+ phagosome = phogolysosome) các chất lysosome đổ vào tiêu diệt vsv
chất có trong phgolysosome: pH acid, ez thuỷ phân polypeptied… QT
thực bào khuyếch đại bởi Bổ thể đã hoạt hoá
Chất trong phagolysosom tăng gọi bạch cầu giải phóng chất gây sốt
TB NK: biến thể của lp bào, tiêu diệt tb u và tb chứa vr 2.4 hàng rào thể chất lOMoARcPSD| 10435767
là tổng hợp các đặc điểm hình thái chức năng của cơ thể bền vững di truyền
quyết định tính phản ứng của cơ thể trước yếu tố xâm nhập tạo nên sự khác
nhau giữa loài này và loài khác và cá thể này với cá thể khác 2.5 viêm không đạc hiệu tại chỗ
các cytokine: hấp dẫn lôi kép bạch cầu tới bằng tác nhân hoá học
cảm ứng xuất hiện trên mặt các bạch cầu và trên mặt tb nội mô thành mạch tạo ra hiện tượng
bách cầu bám váo đây rồi chui qua thành mạch tiến tới ổ viêm lOMoARcPSD| 10435767
Chương 2 Cơ quan và Tế bào trung ương đáp ứng miễn dịch
1. Các cơ quan của hệ thống miễn dịch
*)Cơ quan Lympho trung ương
- Là cơ quan lympho gốc, nơi sản sinh ra các tế bào lympho gốc và biệt hoá thành tế bào lympho
trưởng thành mà không cần sự có mặt của kháng nguyên
- Gồm tủy xương, tuyến ức và túi Bursa Fabricius
*)Cơ quan lympho ngoại vi
- là nơi trú ngụ và tập trung chủ yếu của các Lympho bào, sau đó là đại thực bào.
- nơi xảy ra đáp ứng của tế bào lympho với các kháng nguyên lạ
- Gồm hệ thống hạch lympho, lách và hệ thống mô lympho không có vỏ bọc.
1.1. Cơ quan Lympho trung ương
a) Tủy xương
-Tủy xương: là nơi định cư của tế bào gốc máu, nguồn gốc của tất cả các tế bào miễn dịch.
-Tủy xương nằm trong hốc tủy, bao gồm tủy tạo cốt, tủy tạo máu, tủy mỡ, tủy xơ.
Tủy xương -> sản sinh ra các tế bào gốc máu=> tạo thành tế bào mầm đa năng =>sẽ thành :
+ tế bào tiền thân dòng tủy=> sau đó được biệt hóa thành hồng cầu, tiểu cầu, tế bào tua,…
+ tế bào tiền thân dòng Lympho=> chuyển thành: Lympho B( trưởng thành trong tủy xương), Lympho
T( trong tuyến ức), các tế bào giết tự nhiên NK. b) Tuyến Ức
Tuyến Ức là cơ quan dạng lympho xuất hiện sơn trong thời kỳ phối thai.
-Tuyến ức nằm ngay sau xương ức, gồm 2 thùy lớn. Mỗi thùy lại chia thành nhiều tiểu thùy có
đường kinh khoảng 0,5 - 2 mm.
- mỗi tiểu thùy tuyến ức được chia thành 2 vùng: Vùng vỏ và vùng tủy
+)Vùng vỏ chiếm phần lớn khối lượng tuyến ,chứa dày đặc lympho T chưa chín (Thymo bào)
+)Vùng tủy là nơi trưởng thành của các Thymo bào thành lympho bào T chín và đi vào máu.
-Tuyến ức được tạo nên bởi các tế bào dạng lympho và tế bao dạng biểu mô.
-Tuyến ức không tham gia trực tiếp quá trình đáp ứng miễn dịch, nhưng đã tạo ra một vi
môi trường tối cần thiết cho sự phân chia, chọn lọc, biệt hóa của dòng lympho T. c) Bursa Fabricius - Chỉ có ở loài chim
- Là cơ quan lympho trung ương của lympho B.
1.2. Các cơ quan Lympho Ngoại vi
a) Hệ thống bạch mạch
- Kết nối giữa các hạch trong toàn cơ thể. lOMoARcPSD| 10435767
- Là hệ thống tuần hoàn thứ 2 vận chuyển kháng nguyên đến các hạch lympho nơi có các
tế bào lympho T và lympho B.
b) Hạch Lympho ( Hạch bạch huyết)
-Hạch lympho có hình hạt đậu hoặc tròn, được bọc trong một vỏ liên kết. Các bạch lympho nằm
rải rác trên đường đi của mạch bạch huyết, và thường tập trung thành các đám hạch tại các chỗ giao
nhau của mạch bạch huyết như ở cổ, nách, bẹn ..
-Hạch lympho gồm các thùy, mỗi thùy cũng được chia thành hai vùng chính: vùng vỏ và tủy.
+ Vùng vỏ lại được chia ra hai vùng nhỏ vùng vỏ nông và vỏ sâu (vùng cận vỏ).
Vùng vỏ nông là nơi tập trung các lympho bào B nhỏ tạo nên các đám gọi là nang lympho
nguyên phát. Vùng vỏ nông còn được gọi là vùng không phụ thuộc tuyến ức.
Vùng cận vỏ, tập trung nhiều lympho bào T, có một ít đại thực bào và lympho bào B. Do vậy
vùng cận vỏ được gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức.
+ Vùng tủy : Vùng tủy là trung tâm của hạch, các tế bào thường đứng thành hàng gọi là dây
nang. Vùng tủy có các lympho T, tương bào, đại thực bào nằm xen kẽ với các mạch bạch huyết tạo nên
các hang bạch huyết, từ đây các tế bào rời hạch đi ra ngoài.
- Các tế bào lympho T và B được mẫn cảm với kháng nguyên tại đây sẽ biệt hoá thành các tế bào có chức năng.
Chức năng: Thu thập các phân tử lạ từ vị trí xâm nhập lympho=>Vận chuyển đến hạch bạch
Huyết=>Kích thích đáp ứng miễn dịch. c) Lách -
lách là một cơ quan lympho ngoại vi lớn, được bao bọc bởi một vò liên kết, nhu mô chia
thànhtủy trang và tủy đỏ.
Tùy trắng được cấu tạo chù yếu bởi các mô lympho.
Tủy đỏ chiếm khoảng 79% khối lượng lách, đóng vai trò lọc các hồng cầu già, các tế hào chết và trữ máu cho cơ thể. -
Kháng nguyên từ máu được di chuyển tới lách. Các tế bào lymphoT và B được mẫn cảm
với kháng nguyên và sẽ được biệt hoá.
lách là nơi tập trung kháng nguyên, nhất là các kháng nguyên vào cơ thể bàng đường máu. Sau
khi xâm nhập, kháng nguyên bị đại thực bào xử lý, cố định tại các xoang của tùy đỏ, sau đó vào tủy
trắng nơi có nhiều nang lympho. kích thích các lympho bào phân chia biệt hóa thành tương bào.
d) Mô Lympho không có vỏ bọc -
Gồm các tế bào lympho và các tế bào trình diện kháng nguyên -
Các tế bào trình diện kháng nguyên có vai trò khởi động đáp ứng miễn dịch đối với các
kháng nguyên đến từ đường tiêu hóa và hô hấp. * các mô lympho ở ruột (GALT) lOMoARcPSD| 10435767 -
Là các mô lympho ở ruột non chứa các tế bào lympho T và B và các tế bào trình diện kháng nguyên.
Đáp ứng miễn dịch chủ yếu tại đây là kích thích các tế bào lympho B sản xuất lgA.
*các mô lympho ở phế quản (BALT)
BALT có cấu trúc và chức năng giống mảng Peyer và các mô lympho của GALT. Các mô
lympho ở đây nằm dọc theo khí quản, phế quản, tiểu phế quản của các tiểu thùy phổi. Trong một số
trường hợp đặc biệt, các nang lympho của BALT nhô vào lòng ống phế quản lớn và khí quản.
* Hạch hạnh nhân : Hạch hạnh nhân là các mô lympho có kích thước khác nhau ở họng. Các
hạch hạnh nhân hợp thành vòng Waldeyer: hạnh nhân lưỡi, khẩu cái, hầu, vòi. Các hạch hạnh nhân bao
gồm chủ yếu các dám lympho bào, có nang nguyên phát và nang thứ phát. Lympho bào B chiếm
khoảng 40 - 50% tổng số lympho bào của hạch. lOMoARcPSD| 10435767
2. Các tế bào của hệ thống miễn dịch
2.1. Tế bào Lympho T -
Các tế bào lympho T được sinh ra trong tuỷ xương, sau đó đi vào máu và di chuyển đến
tuyến ức để tiếp tục chọn lọc, biệt hoá khả năng nhận diện KN. Đảm nhận vai trò chính trong đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào. -
Lympho bào T chiếm khoảng 70% tổng số lympho bào máu ngoại vi, và chiếm đa số các
lympho bào ở các mô lympho.
-Tùy vào sự khác biệt về dấu ấn bề mặt người ta đã chia lympho T thành các loại như sau:
+) Tế bào T gây độc (Tc): (TCD8+): tham gia ĐƯMD qua trung gian TB
+) Tế bào T ức chế (Ts): (TCD8+): điều hoà đáp ứng miễn dịch
+) Tế bào T hỗ trợ (T ): (TCD4+): hỗ trợ lympho B trong ĐƯMD dịch thể. H
-Chức năng chính TB lympho T: gây độc trong ĐƯMD trung gian tế bào, hỗ trợ TB B trong
ĐƯMD dịch thể, điều hoà miễn dịch.
2.2. Tế bào Lympho B chịu trách nhiệm đáp
ứng miễn dịch dịch thể. -
Chỉ duy nhất Lympho B mới có khả năng tiết ra kháng thể trong cơ thể. -
sau khi được sinh ra tại tuỷ xương, tế bào B được biệt hoá thành các tế bào có đầy đủ sIg
bề mặt và các thụ thể Fc của globulin miễn dịch.
Các lympho bào B với các sIg bề mặt (sigM, sIgD, sIgA, sIgG) sẽ đến các mô lympho ngoại vi,
sau khi bị kích thích bởi kháng nguyên thì phân chia, biệt hoá thành các tương bào sản xuất các kháng
thể IgG, IgM, IgE, IgA, IgD và để lại các tế bào nhớ miễn dịch.
Với các kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức thì các lympho bào B tự sản xuất kháng thể Ig,
các kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức thì các lympho B phải cần có sự hồ trợ của Th mới đáp
ứng sản xuất kháng thể Ig.
2.3. Các tế bào giết tự nhiên NK
- Cũng là tế bào thuộc dòng lympho.
-Là tế bào có khả năng diệt một số tế bào đích như tế bào u, tế bào vật chủ nhiễm virus. Chức
năng chính là bảo vệ, kiêm soát, ngăn chặn sự di cư của tế hào u trong máu, bào vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus.
2.4. Đại thực bào
- Bạch cầu mono ở máu, sau khi di chuyển tới các mô chúng biệt hoá thành đại thực bào.
- Đại thực bào có thể sống trong nhiều tháng.
- Biểu lộ MCH lớp I và lớp II, trình diện kháng nguyên
- Tiết các cytokin: IL1, IL8; IL12, TNF-a - Thực bào các kháng nguyên. lOMoARcPSD| 10435767 2.5. Tế bào tua gai -
Là 1 dạng đại thực bào, cũng từ bạch cầu mono ởmáu. Tế bào tua trưởng thành sau khi
tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, di chuyển tới các hạch. -
Là một tế bào trình diện KN quan trọng, trình diện KN ngoại sinh cho lympho B và KN
nội sinh cho tế bào T gây độc. -
Đáp ứng bằng cách tiết cytokin.
2.5. Các tế bào máu khác
a) Bạch cầu hạt trung tính
-Còn gọi là tiểu thực bào, chúniỉ chiếm 60-70% tồng số bạch cầu ngoại vi. -
có đường kính nhỏ, nhân chia thành nhiều múi nối với nhau bằng các quãng thắt, bào
tương cónhiều hạt đặc hiệu nhỏ trung tính, chứa nhiều enzym có tác dụng tiêu các chất. -
Vận động bằng giả túc . dễ dàng lách qua thành mạch đến các ổ viêm nhờ tín hiệu từ đại
thực bào.- Chức năng bắt, tiêu diệt vi khuẩn nên tập trung đông đảo tại ổ viêm - Tiết chất điều hòa hoạt động tế bào khác. -
Sau khi thực bào, chúng chết và trở thành đối tượng của các đại thực bào. Bề mặt BCTT
có các thụ thể với Ig và thành phần C3 của bổ thể, do đó những kháng nguyên đã kết hợp với kháng thể
hoặc đã gắn với bổ thề thì dễ bị BCHTT tiêu diệt. -
Nếu không được đưa đến vị trí nhiễm trùng, các BCHTT tuần hoàn trải qua apoptosis và
bị thực bào ở gan hoặc lách.
b) Bạch cầu ưa kiềm
-Chiếm khoảng từ 0-0,1% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, nhân chia múi, bào tương có nhiều
hạt, kích thước không đều, bắt màu kiềm. -
có các hạt đặc hiệu chứa các chất có hoạt tính sinh học như histamine, serotonin, heparin. -
Có thể được thu hút đến vị trí viêm -
Trên bề mặt bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào Mastocyte có thụ thể với Fc của IgE.
giúp IgE bám trên bề mặt của các tế bào này. Khi có kháng nguvên tương ứngxâm nhập thì
kháng nguvên sẽ kết hợp với IgE, làm giài phóng các hạt chứa hoá chất trung gian.=>Vì vậy
BCAK và tế bào Mast có vai trò quan trọng trong sốc phàn vệ và dị ứng.
c) Bạch cầu ưa acid -
Có khoảng 2-5% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, nhân có 2-3 múi -
Tế bào chất chứa enzyme gây độc đối với thành tế bào của các sinh vật kí sinh
đồng thời có thể gây hại cho vật chủ. -
Nhận tín hiệu từ cytokine hoặc mầm bệnh -
Có mặt ở các mô ngoại biên lOMoARcPSD| 10435767 -
BC còn có khả năng thực bào và gây độc đối với ấu trùng cùa một số ký sinh
trùng khi ấu trùng đã gắn với kháng thể đặc hiệu. d) Tiểu cầu
-Là những khối bào tương nhỏ đóng vai trò trong hệ thống đông máu. Về miễn dịch, chúng là các tế bào hiệu ứng.
-Tiểu cầu cũng được hoạt hoá bởi các yếu tố hoà tan của các tế bào khác tiết ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch. lOMoARcPSD| 10435767
Chương 3 Kháng nguyên 1.
Khái niệm kháng nguyên:
Kháng nguyên (Antigen): là những chất lạ, chất gây kháng thể.
+ Có khả năng kích thích cơ thể gây đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và liên kết đặc hiệu với sản phẩm
được tạo ra hay đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
+ Phần lớn kháng nguyên có bản chất là protein, có thể là polysaccharide. Một số hợp chất đơn giản
cũng trở thành kháng nguyên như lipid phức tạp, protein vận tải (hapten). Hapten
- chất hóa học có phân tử lượng nhỏ, phân cực mạnh có khả năng gây tổng hợp ra sự tổng hợp
một kháng thể đặc hiệu sau khi được kết hợp với phân tử mang kích thước lớn hơn.
-Các hapten có khả năng phản ứng với các kháng thể đặc hiệu của chúng.
-Hapten muốn kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch thì phải kết hợp với 1 protein mang.
Đáp ứng miễn dịch sinh ra đặc hiệu với phần kháng nguyên không phải là protein.
→ Sự kết hợp của hapten và protein mang sẽ tạo ra một cấu trúc sinh miễn dịch có ít nhất hai quyết
định kháng nguyên khác nhau.
Nhóm quyết định kháng nguyên: Epitope
-Epitope là một vùng gồm nhiều acid amin, trong đó có một số acid amin khung, hợp nhất thành
một cấu trúc quyết định đặc tính kháng nguyên của một loại protein kháng nguyên.
-Mỗi một epitope là một phần nhất định của chuỗi polypeptide kháng nguyên, bao gồm khoảng
vài chục acid amin (khoảng 12-20 acid amin), trong đó còn một vài acid amin là acid amin khung, acid
amin trợ giúp, acid amin nền. 2.
Đặc tính của kháng nguyên: 2.1.
Tính đặc hiệu của kháng nguyên:
Là đặc tính mà kháng nguyên ấy chỉ được nhận biết bởi kháng thể nó gây ra. Tính đặc hiệu do
tính “lạ” và nhóm quyết định kháng nguyên tạo thành.
đáp ứng miễn dịch sẽ càng mạnh nếu kháng nguyên có nguồn gốc ở những loài càng khác biệt với loài được dùng
DUMD DỊCH THỂ thì KN kết hợp với globulin miễn dịch, (kháng thể dịch thể)
DUMD QUA TGTB thì KN kết hợp với những receptor xuất hiện ngay trên bề mặt những tế
bào lymphoT ( kháng thể tế bào)
Nhóm quyết định kháng nguyên: Là một cấu trúc trên bề mặt phân tử kháng nguyên có khả
năng kết hợp với chỉ một phân tử kháng thể. 2.2.
Tính sinh miễn dịch của kháng nguyên:
Là khả năng kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể. Chỉ có các
kháng nguyên hoàn toàn (đa hóa trị) mới cóm khả năng này. lOMoARcPSD| 10435767
-Các kháng nguyên có trọng lượng phân tử quá nhỏ thì không đủ để kích thích cơ thể tổng hợp
kháng thể mà chỉ tạo ra tính đặc hiệu cho việc kết hợp của kháng nguyên, kháng nguyên đó được gọi là bán kháng nguyên (hapten).
-Khi gắn hapten với 1 phân tử protein sẽ trở thành kháng nguyên hoàn toàn có khả năng kích
thích hệ thống miễn dịch sinh kháng thể rất mạnh.
Tế bào B + Kháng nguyên = Đáp ứng miễn dịch dịch thể
Tế bàoT + Kháng nguyên = Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh kháng thể (miễn dịch) 3.1.Liều lượng kháng nguyên
-Liều lượng dễ gây mẫm cảm rất quan trọng nếu liều quá ít không đủ để kích thích đáp ứng
miễn dịch. Ngược lại, liều quá lớn thì gây nên trạng thái tê liệt miễn dịch.
-Khi dùng kháng nguyên với những liều nhỏ sẽ kích thích mạnh những tế bào lympho T do đó
có khả năng tạo nên “trí nhớ miễn dịch”.
-ứng dụng trong vaccin phòng bệnh tiêm liều nhỏ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ tạo được tình
trạng miễn dịch cao và bên vững. Liều lượng thay đổi tủy theo loại kháng nguyên và động vật gây mẫn cảm.
3.2.Đường vào cơ thể của kháng nguyên: ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh kháng thể.
-Đường trong da, dưới da, bắp thịt, đường tĩnh mạch giúp KN tx với HT DUMD địa phương.
Đường bắp tay, đường dưới da sẽ kích thích các hạch bạch huyết ngoại vi.
Đường tĩnh mạch, dưới phúc mạc kích thích miễn dịch trong gan, lách và tủy xương,
Trong hạch, kết mạc mắt có tác dụng kích thích sinh kháng thể toàn thân.
-Đường tiêu hóa cũng được sử dụng nếu kháng nguyên không bị thay đổi thành phần bản chất
bởi các men và thành phần dịch tiết của ống tiêu hóa.
3.3.Vai trò của tá chất.
-Tá chất là chất phụ trợ, thường là những chất trơ khó tiêu như dầu Parafin, mỡ lanofin.
-Sự kết hợp nhiều kháng nguyên trong khi gây mẫm cảm cũng có tác dụng cộng hưởng sinh kháng thể.
-Trong tiêm chủng hay dùng cách này để làm vaccin da giá.
3. 4.Vai trò cơ địa.
-Đáp ứng miễn dịch thay đổi tùy theo loài và mức độ biệt hóa miễn dịch của từng loài
. Cho nên nếu đưa kháng nguyên vào hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh thì đáp ứng miễn dịch
sẽ yếu hoặc không xảy ra, thậm chí có thể tạo nên một tình trạng dung nạp miễn dịch.
4. Phân loại kháng nguyên.
4.1.Theo khả năng sinh kháng thể
-Kháng nguyên hoàn toàn có nhiều nhóm quyết định kháng nguyên. lOMoARcPSD| 10435767
-Kháng nguyên không hoàn toàn (bán kháng nguyên) phải được gắn với protein mới gây mẫm cảm được.
4.2.Theo tính tương đồng gene học
-Kháng nguyên khác loài có tính lạ cao nhất, khả năng sinh kháng thể rất mạnh nhưng cũng
không loại trừ có những nhóm quyết định chung giữa các loài với nhau.
-Kháng nguyên đồng loại quyết định sự khác biệt giữa những nhóm cá thể trong cùng một loại
và tạo nên những kháng thể ở những cá thể không mang kháng nguyên.
-Kháng nguyên tự thân (antoantigen) có ngay trên tế bào của bản thân hay tự gây nên những
kháng thể chống lại ngay trong bản thân cơ thể ( còn gọi là quá trình tự miễn).
4.3.Theo tính chất hoá học -Kháng nguyên Protein:
Tính sinh kháng thể rất mạnh khi trọng lượng phân tử cao, những peptit chỉ do một hoặc 2 acid
amin tạo thành ít sinh kháng thể → hình thành những nhóm quyết định 10-20 acid amin.
Tính đặc hiệu phụ thuộc vào cấu trúc bậc 1, sắp xếp acid amin trong nhóm. Chỉ cần thay đổi 1
acid amin cũng đã có thể tạo nên một kháng thể có tính đặc hiệu khác.
-Kháng nguyên Lipids: tinh khiết không có khả năng sinh kháng thể nhưng khi gắn với protein
thì có khả năng sinh kháng thể rất mạnh.
-Kháng nguyên acid amin: Là một bán kháng nguyên không có khả năng sinh kháng thế nhưng khi gắn
với chất mang tải (protein) thì trở thành kháng nguyên hoàn toàn và có khả năng sinh kháng thể.
4.4.Theo tương tác hai dò ng tế bào lympho T-B (theo ĐƯMD):
-Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức: Đòi hỏi sự có mặt của hoạt động tuyến ức mới sinh kháng
thể. Đó là những kháng nguyên mà bản chất là protein như các protein huyết thanh, đã peptit tổng hợp
từ các acid amin L, các hồng cầu và kháng nguyên đơn của lông vi khuẩn thương hàn…
-Kháng nguyên không phụ thuộc vào tuyến ức: Có khả năng tạo kháng thể mà không cần sự tồn
tại của tuyến ức đó là lipopolisaccarit, polyozit vi khuẩn, kháng nguyên lông vi khuẩn thương hàn trùng hợp.
4.5.Theo nguồn gốc kháng nguyên
Kháng nguyên có thể bắt nguồn từ động vật mà đa số là các porotein phức tạp như huyết thanh
hay các thành phần tách ra từ nó (albumin, globulin các loại).
-Kháng nguyên thực vật: là những phấn hoa, bụi rơm hay gây nên tình trạng dị ứng.
-Kháng nguyên virus: có thể ở trên bề mặt hay ở sâu bên trong. Tùy vào tính đặc hiệu có thể
phân biệt kháng nguyên nhóm, kháng nguyên. Sử dụng các kháng huyết thanh đặc biệt giúp cho việc
chẩn đoán loại virus gây bệnh. Viêm gan do virus có thể phát hiện kháng nguyên bề mặt hay kháng
nguyên nhân, kháng nguyên vỏ.
-Kháng nguyên vi khuẩn: rất phức tạp có thể ở vỏ, vách, lông hay độc tố của nó lOMoARcPSD| 10435767
4.6.Các loại kháng nguyên tế bào
-Là những kháng nguyên đặc hiệu riêng cho từng dòng tế bào (lympho B tế bào lympho T của
tổ chức lympho, hay kháng nguyên trên tế bào hồng cầu, bạch cầu).
-Trên các tế bào ung thư cũng xuất hiện kháng nguyên ung thư, có vai trò quan trọng trong
nghiên cứu và điều trị.
4.7.Hệ kháng nguyên nhóm máu ABO ( kháng nguyên hồng cầu)
Khi còn trong tủy xương, hồng cầu non xuất hiện những chất vẫn tồn tại lại trên màng hồng cầu
khi trưởng thành, đó chính là những cấu trúc kháng nguyên có tính chất di truyền. Kháng nguyên này
được phát hiện nhờ những kháng nguyên thể đặc hiệu tương ứng.
4.8.Hệ kháng nguyên nhóm máu Rh ( kháng nguyên Rhesus)
-Ngoài hệ nhóm máu ABO trong máu người còn có hệ nhóm máu Rh.
-Những người không có kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu tức là mang Rh- mới bị mẫm
cản để sinh ra kháng thể chống lại Rh+.
4.9.Kháng nguyên bạch cầu (MHC)/ (Kháng nguyên hoà hợp tổ chức) -
Kháng nguyên bạch cầu là kháng nguyên hòa hợp tổ chức.
-Kháng nguyên MHC là phức hợp hòa hợp mô chủ yếu vai trò quan trọng trong trình diện kháng
nguyên và đáp ứng miễn dịch.
- Ở người MHC là nhóm kháng nguyên bạch cầu H.L.A (Human- Leucocyte-Angtigen)
-Trong cơ thể có hai loại MHC khác nhau mà gọi là hai lớp với KH: MHC lớp I và MHC lớp II .
Cấu trúc phân tử MHC lớp I:
-Các phân tử MHC lớp I là các glycoprotein được cấu tạo bởi hai chuỗi đa peptit: chuỗi alpha và
chuỗi beta. Các phân tử MHC lớp I chia làm 4 vùng sau: + Vùng gắn kháng nguyên + Vùng xuyên màng
+ Vùng nằm trong bào tương + Vùng giống phân tử Ig
-Chức năng MHC lớp I: gắn mảnh peptit nội bào để tế bào (TcCD8) nhận biết và được hoạt hoá.
Phức hợp kháng nguyên- MHC lớp I trình diện kháng nguyên cho Tc CD8.
Cấu trúc phân tử MHC lớp II:
-Các phân tử MHC lớp II là các glycoprotein được cấu tạo bởi hai chuỗi đa peptit: chuỗi alpha
và chuỗi beta. Các phân tử MHC lớp II chia làm 4 vùng sau: + Vùng gắn kháng nguyên + Vùng xuyên màng
+ Vùng nằm trong bào tương + Vùng giống phân tử Ig lOMoARcPSD| 10435767
-Chức năng MHC lớp II: Gắn mảnh peptit (kháng nguyên) ngoại bào để tế bào lympho Th
(ThCD4) nhận biết và được hoạt hoá, MHC lớp II trình diện kháng nguyên cho ThCD4 lOMoARcPSD| 10435767
Chương 4 TẾ BÀO LYMPHO T VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TẾ BÀO
1. Nguồn gốc và sự biệt hóa tế bào lympho T
2. Chức năng của lympho T trong đáp ứng miễn dịch
3. Quá trình hình thành, vai trò của miễn dịch qua trung gian tế bào.
1.LYMPHO BÀO T (nguồn gốc, biệt hóa)
Đây là tế bào phụ trách đáp ứng MDTB. Trong quá trình biệt hóa để trưởng thành (chín) nó hoàn toàn
phụ thuộc tuyến ức (thymus), do vậy được gọi là lympho bào T.
1.1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ DI CƯ TỚI TUYẾN ỨC
Lympho bào T có cùng nguồn gốc từ tủy xương. Gọi là tế bào T vì trong quá trình biệt hoá để
trưởng thành nó hoàn toàn phụ thuộc tuyến ức (Thymus)
Bất đầu từ tế bào gốc, quá trình biệt hoá đã phân ra dòng lympho và từ đó tách ra 2 dòng nhỏ là
Lympho T và lympho B. Đối với Iympho T khi qua tuyến ức bị giữ lại phần lớn ở vùng vỏ tuyển ức.
Tại đây nhờ các hormon của tuyến ức chúng được biệt hoá trưởng thành rồi đi vào vùng tuỷ ức để tiếp tục chín.
1.2. QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA Ở TUYẾN ỨC
Trong thời gian biệt hoá tại tuyến ức tế bào lympho T có khả năng nhận biết kháng nguyên và
phân biệt kháng nguyên của mình với kháng nguyên lạ thông qua sự chọn lọc để loại trừ, chính vì vậy
một số lympho T sẽ bị chết nếu trong quá trình “huấn luyện” ở tuyển ức không đảm bảo chức năng trên. lOMoARcPSD| 10435767
Sự xuất hiện các protein khác nhau trên bề mặt tế bào T được coi là sự xuất hiện các “Dấu ấn" bề mặt
của tể bào và dựa vào “Dấu ấn” này ta có thể xác định giai đoạn chín của lympho T. “Dấu ấn” được
gọi là CD kèm theo số thứ tự phát hiện ra nó. CD cũng chính là kháng nguyên của tế bào mang nó và
giúp ta phân biệt các nhóm T khác nhau như CD4, CD8, CD2, v.v.
Quá trình biệt hoá lympho T tạo ra các dấu ấn trên bề mặt:
+ Tế bào T gây độc (Tc): (TCD8+): dấu ấn CD8+ có khả năng nhận biết phân tử MHC lớp II (kháng nguyên ngoại sinh).
+ Tế bào T hỗ trợ (Th): (T CD4+): dấu ấn CD4+ có khả năng nhận biết phân tử MHC lớp I (kháng nguyên nội sinh).
2. CHỨC NĂNG LYMPHO BÀO T
Lympho bào T với nhiều phân nhóm (dưới nhóm), thực hiện được các chức năng cơ bản và toàn
diện nhất của đáp ứng miễn dịch mà lympho bào B không thể làm được đầy đủ. Đó là:
- Nhận biết KN: do Th và Tc phụ trách.
- Điều hòa, kiểm soát mức độ đáp ứng miễn dịch do Th và Ts phụ trách.
- Loại trừ KN: DO Tc + TDTH và các tế bào “diệt” phụ trách. - Ghi nhớ miễn dịch.
2.1. CHỨC NĂNG NHẬN BIẾT KHÁNG NGUYÊN Vai trò CD4 và CD8
Lympho bào T nhận biết KN cho toàn hệ MD, trong khi lympho bào B (nhờ sIg) nhận biết KN
cho riêng MD dịch thể. Kháng nguyên ngoại lai
Khi kháng nguyên ngoại lai vào cơ thể hầu hết bị đại thực bào bắt giữ, tiêu đi, thành những mảnh
peptid và trình lên bề mặt. Một loại phân tử đặc trách việc này là MHC lớp II do chính đại thực bào sản
xuất ra. Ngoài đại thực bào, còn nhiều tế bào khác cũng sản xuất được MHC (II).
Tế bào đặc trách việc nhận biết KN do MHC (II) trình ra chính là lympho bào có CD4. Phân tử CD4 có
thể gắn kết đặc hiệu với phân tử MHC (II), do vậy Th có điều kiện tiếp cận với (mảnh) KN do MHC
(II) trình ra bề mặt đại thực bào. Kháng nguyên nội sinh
Là một thành phần của tế bào cơ thể cũng được lympho bào T nhận ra. Các KN của virus hay một tế
bào cơ thể bị ung thư hóa cũng như vậy vẫn được trình lên bề mặt tế bào.
Thực hiện được việc này là nhờ tế bào chủ sản xuất được MHC lớp I: đó là những phân tử đưa KN nội
sinh ra bề mặt tế bào. MHC (1) sẽ đưa KN ra bề mặt tế bào chủ. Có khả năng liên kết đặc hiệu với
MHC (1) chính là CD8 của lympho bào T, nhóm “gây độc” vì sau khi nhận ra KN nội sinh, nó diệt
luôn tế bào đích bằng các độc tố. Vai trò thụ thể
Phân tử CD4 và CD8 giúp Th và Tc tiếp cận đúng tế bào trình KN: bằng MHC (II), hay là MHC (I).
Còn việc trực tiếp nhận biết KN lại do các thụ thể của tế bào T (TCR), thụ thể này phải có cấu trúc lOMoARcPSD| 10435767
tương tự như kháng thể mới có thể nhận biết được KN, Có thể suy đoán rằng, có VÔ SỐ quần thể Th,
Tc mang đủ loại TCR sẵn sàng nhận ra những KN phù hợp.
Về cấu trúc TCR cũng gồm: 2 chuỗi peptid, cũng mang các gốc glucid, cùng nối liên chuỗi (và nội
chuỗi) bằng các cầu S-S. Đặc biệt, cũng có vùng hằng định (C) và vùng biến đổi (V): chính vùng biến
đổi đã giúp mỗi quần thể Th, Tc chỉ nhận ra một KN phù hợp. Và cũng có sự sắp xếp lại gen khi tổng
hợp vùng V. TCR được xếp vào đại gia đình lg
Vai trò các phân tử kết dính
Các cặp liên kết phân tử MHC (II)-CD4; MHC (I)-CD8 và TCR-KN là những cặp kết dính. Bên cạnh
các cặp kết dính quan trọng này còn rất nhiều cặp kết dính khác mà vai trò dễ thấy là giúp neo chặt hai
tế bào với nhau: như tế bào trình KN và tế bào nhận biết KN.
(Vai trò các phân tử kết dính còn chúng giúp cho sự nhận biết KN tốt hơn, hiệu quả hơn và giúp cho sự
hoạt hóa Th, Tc để các tế bào này thực hiện tiếp các chức năng “sau nhận biết KN”, hoặc kích thích để
Th, Tc tiết ra các hoạt chất... ở đây, cơ chế là sự thay đổi hóa sinh sâu sắc ở nội tế bào).
2.1. Vai trò nhận biết kháng nguyên Vai trò các cytokin
Cytokines là protein được tiết ra từ các tế bào với mục đích dẫn truyền các tín hiệu nội bào và
tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp giữa các tế bào trong cơ thể
Trong quá trình Th, Tc nhận biết KN, không thể thiếu vai trò của cytokin. Nó được xem như tín
hiệu cần và đủ để Th, Tc được hoạt hóa. Cụ thể, người ta coi hiện tượng CD4 và TCR (của Th) tiếp
xúc với MHC (II) và KN (của ĐTB) là tín hiệu thứ nhất, còn hiện tượng đại thực bào tiết ra IL-1 tác
động lên Th là tín hiệu thứ 2 - cần và đủ để Th trở thành hoạt hóa.
2.2 Chức năng điều hòa và chi phối của Th
Th chi phối toàn bộ các hoạt động hiệu ứng, tức là hoạt động của các tế bào MD kể cả chức
năng trực tiếp loại trừ KN ví dụ như sự sản xuất KT (của tế bào B), vai trò gây độc của Tc và vai trò
gây viêm của TDTH. Do đó nhờ Th có thể tiết ra các interleukin thích hợp, trước hết là IL2, L-4, IL-6.
giúp cho sự sinh sản đủ mức của các tế bào hiệu ứng, giúp chúng hoạt hóa đủ mức để loại trừ KN. Sự
hoạt hóa của Th sẽ được kiểm soát (kìm hãm hoặc tăng cường) nhờ chính các sản phẩm và hiệu quả
của tế bào hiệu ứng; chẳng hạn, khi lượng KT đủ cao, lượng TNF đủ lớn...
2.3 Chức năng kiểm soát của Ts
Ts là phân nhóm lympho bào T, có CD8 trong tuyệt đa số trường hợp, nó có vai trò ức chế phản
ứng loại trừ KN (do Th phát động) nếu phản ứng này tỏ ra quá mạnh. nó còn kìm hãm suốt đời những
quần thể (dòng) Th “tự phản ứng”, tức là những Th có tiềm năng chống lại các KN của chính cơ thể
chủ. Nhờ vậy, cơ thể không mắc nhiều bệnh tự miễn. Nó còn kiểm soát và điều hòa đáp ứng miễn dịch. lOMoARcPSD| 10435767
2.4. CHỨC NĂNG LOẠI TRỪ KN CỦA MDTB Vai trò của lympho gây độc tế bào /Vai trò của Tc (TCD8+)
Tế bào này ký hiệu là Tc. Đối tượng chủ yếu để Tc chống lại là những tế bào bản thân nó mang
kháng nguyên nội sinh, tức là hình thành từ trong nội bào: tế bào nhiễm virus và một số vi khuẩn, đơn
bào có khả năng xâm nhập nội bào, hoặc chống các tế bào bị ung thư hóa. Ngoài ra, nó cũng chống cả các tế bào ghép dị gen
Tín hiệu một để hoạt hóa Tc là việc tạo ra các cặp liên kết CD8 – MHC (I), TCR - KN (nhận
biết kháng nguyên). Tín hiệu 2 (cần và đủ) là IL-2 bám vào các thụ thể phù hợp trên bề mặt Tc. Sự
hoạt hóa Tc thể hiện bằng việc tiết ra các độc tố tế bào (như TNF có thể gây hoại tử tế bào ung thư)
Các độc tố do Tc tiết ra gây hủy hoại tế bào quanh nó, vì nồng độ cao. Đó chính là các tế bào đã
trình kháng nguyên (nội sinh) lên bề mặt mà Tc tiếp cận được. Trường hợp tiết ra quá nhiều độc chất
có nồng độ cao trong máu thì tác hại lan ra toàn thân (không mong muốn), có thể gặp trong ung thư
nặng, sốt rét ác tính, cúm nặng... và những bệnh có kháng nguyên nội sinh khác.
Tc có khả năng tạo ra tế ào trí nhớ, do vậy nhiều bệnh được miễn dịch suốt đời (đậu mùa, sởi, thủy đậu, viêm gan...).
Vai trò của lympho bào T “gây quá mẫn chậm/ Vai trò của TDTH (CD4+)
Một phân nhánh của Th cũng có CD4, đó là TDTH, vai trò sinh lý của nó là tạo ra một ổ viêm
nhằm khu trú kháng nguyên lại và loại trừ kháng nguyên tại cho.
TDTH (với CD4) cũng có khả năng nhận biết kháng nguyên ngoại lai, do MHC (II) giới thiệu.
Đây là tín hiệu một để TDTH hoạt hóa, Tín hiệu hai (cần và đủ) là sự kích thích của IL-2. Việc hoạt
hóa của TDTH thể hiện ở
1) Tập trung vào nơi có kháng nguyên, sinh sản để có mật độ rất cao ở vùng kháng nguyên khu trú. 2)
Sản xuất ra các lymphokin riêng, có tác dụng chủ yếu là thu hút đại thực bào tới. Chính đại thực bào
mới là tế bào hiệu ứng, trực tiếp loại trừ kháng nguyên, Các lymphokin chủ yếu của TDTH là: -
MIF yếu tố ức chế đại thực bào với vai trò hấp dẫn đại thực bào, ức chế sự di động của chúng.
Do vậy đại thực bào tập trung dày đặc tại ổ viêm. -
MAF: yếu tố hoạt hóa đại thực bào làm cho đại thực bào hoạt động mạch: ăn, tiêu kháng
nguyên, tiết ra các chất gây viêm: IL-6, TNF... 2.3.3 Tế bào NK
Tế bào NK (natural killer: tế bào diệt tự nhiên)
Vai trò chủ yếu của nó có lẽ là diệt “tự nhiên” các tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể. Chất
gây hoạt hóa NK là interferon (nhất là IL-2) mà trên bề mặt tế bào có cả hai loại thụ thể tương ứng.
Ngoài ra, đáng lưu ý là có cả thụ thể cho Fc (của Ig): điều này cắt nghĩa vì sao tế bào đích bị phủ kháng
thể (bị Fab kết hợp) đã hấp dẫn và hoạt hóa mạnh mẽ NK. lOMoARcPSD| 10435767
Về hình thái, NK thường là những “lympho bào lớn, có hạt”. Căn cứ vào CD, người ta thấy NK
còn dấu vết “non” của lympho bào (CD38), nhưng không biệt hóa thành Thoặc B - do đó gọi là tế bào null.
4. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRƯNG GIAN TẾ BÀO
Kêt quả đáp ứng miên dịch tê bào.
+ Gây hoạt hoá các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
+ Tăng sinh quần thể tế bào T.
+ Tập trung nhiều tế bào đến nơi có kháng nguyên gây viêm đặc hiệu, gây quá mẫn chậm.
+ Tạo ra các tế bào T để đáp ứng miễn dịch thứ phát.
+ Phát triển các tế bào lymphoT để tiêu diệt các tế bào đích
+ Tạo ra những Cytokin: MIF ; MAF; NIF; IFN; Interleukinl, 2, 3, 4, 5, 6. Chương 6 BỔ THỂ
1. Khái niệm bổ thể -
Bổ thể là thành phần của huyết thanh, không bền với nhiệt và có tác dụng ly giải kháng nguyên. -
Các ký hiệu và quy ước Quốc tế
+ Hệ thống bổ thể (Complement System): C‘
+ Các thành phần Bổ thể C1,2,3...C9; (C1q; C1r; C1s); các yếu tố B, D;P...
+ Các mảnh của Bổ thể sau khi enzyme phân cắt: a (activate); b (binding) - Thành phần hệ thống bổ
thể sản sinh từ TB gan, đại thực bào.
2. Sự hoạt hóa bổ thể
Hoạt hóa bổ thê theo con đường cổ điển (Classical pathway)
Đây là con đường hoạt hóa có vai trò quan trọng trong sự miễn dịch bẩm sinh và sự miễn dịch đặc hiệu, bởi vì: -
Con đường này được hoạt hóa thông qua một đáp ứng miễn dịch nhờ sự gắn kết C1q vào
phức hợp KN-KT (có thể gọi là con đường hoạt hóa phụ thuộc vào kháng thể) -
Con đường này đồng thời có thể được khởi động bởi sự gắn kết trực tiếp C1q (protein
đầu tiên của dây chuyền hoạt hóa bổ thể) lên bề mặt vật ngoại lai.
2.1. Tác nhân hoạt hoá
-Kháng thể kết họp đặc hiệu với kháng nguyên là tác nhân phổ biến nhất gây ra hoạt hoá bổ thể
theo con đường cổ điển. Chi có loại kháng thể IgM và IgG l, IgG2, IgG3 là có khả năng hoạt hoá bổ
thể. Sự vón tụ của các phân tử IgG, IgM cũng là một tác nhân hoạt hoá. Ngoài ra một số virus, chất
thrombin, protein phản ứng C... với nồng độ cao cũng gây được hoạt hoá bổ thể. *Điều kiện hoạt hoá
- Xảy ra khi C1q gắn vào vị trí Fc trên kháng thể
- Phải có ít nhất 2 vị trí Fc liền kề đượcgắn vào C1q lOMoARcPSD| 10435767
- C1q chỉ gắn vào phức hệ kháng thể -kháng nguyên
2.2. Các bước hoạt hóa
-Các protein tham gia vào con đường cổ điển gồm: C1qrs, C2, C3, C4
-Diễn biến của quá trình hoạt hóa
+) Sự hoạt hóa C1 là sự kết nối của C1 vào kháng thể thông qua C1q dẫn đến sự hoạt hóa C1r,
và tiếp đó là sự hoạt hóa của C1s. Kết quả là tạo thành phức hợp C1qrs hoạt hóa và nó sẽ cắt C4 thành 2 phần là C4a và C4b
+) Sự hoạt hóa C2 và C4 (sự tạo thành C3 convertase): mảnh C4b gắn kết vào màng và mảnh
C4a được phóng thích ra ngoài dịch. Tiếp đó thì C1qrs sẽ cắt C2 thành C2a và C2b (C2b là mảnh lớn
còn C2a là mảnh nhỏ). C2b gắn vào màng, kết nối với C4b tạo thành phức hợp C4bC2b, hay còn gọi là
C3 convertase và nó sẽ cắt C3 thành C3a và C3b
+) Sự hoạt hóa C3 (sự tạo thành C5 convertase): C3b gắn và màng bằng cách liên kết với C4b và C2b,
còn C3a được giải phóng ra thể dịch. Kết quả tạo thành phức hợp C4bC2bC3b, hay chính là C5
convertase. Sự tạo thành C5 convertase là kết thúc con đường hoạt hóa cổ điển.
3. Chức năng của hệ thống bổ thể
3.1. Vai trò phân huỷ tế bào mang kháng nguyên
- Trong thực tế đây là những tế bào vi khuẩn, nấm gây bệnh, ký sinh trùng. Trong giai đoạn mẫn
cảm thì tế bào mang kháng nguyên bị ly giải do sự hoạt hoá bổ thể theo con đường thứ hai, khi có
kháng thể xuất hiện thì thêm con đường cổ điển.
3.2. Vai trò hình thành phản ứng viêm
Các sản phẩm cùa sự hoạt hoá bổ thể, nhất là C3a và C5a, có những hoạt tính sinh học giúp cho
hình thành phản ứng viêm. Các chất trên còn bám vào các thụ thê phù hợp với chúng trên bề mặt nhiều
tế bào, lôi kéo tế bào này vào phàn ứng viêm. Cụ thể:
C3a và nhất là C5a cỏ tác dụng gây co cơ trơn, tăng tính thấm thành mạch. C5a còn bám vào tế
bào mast và bạch cầu ái kiềm làm giải phóng histamin, một chất gây tăng tính thấm thành mạch rất
mạnh. C3a và C5a còn có hoạt tính hoá ứng động bạch cầu tức là chúng cỏ tác dụng hấp dẫn và tập
trung bạch cầu hạt trung tính tại ổ viêm.
3.3. Hỗ trợ Opsonin hóa
- Một mầm bệnh lạ khi xâm nhập vào cơ thể, sẽ xảy ra quá trình tiếp xúc giữa kháng nguyên và
bổ thể. Khi đó hệ thống bổ thể đựợc hoạt hóa để chống lại mầm bệnh.
+ Tạo ra hiện tượng opsonin hoá các vi sinh vật hoặc các tế bào lạ nhờ tác dụng của C3b, C3bi
và C4b cho phép cố định các vật thể lạ vào các thụ thể CR1 và CR3 của các thực bào (tế bào nhân múi
trung tính, tế bào mono, đại thực bào). Opsonin hoá đóng vai trò bắt buộc đối với khả năng thực bào.
*Vai trò của C3b trong cơ chế opsonin: lOMoARcPSD| 10435767
-Nếu kháng nguyên lạ xâm nhập cơ thể lần đầu tiên thì kháng nguyên đó sẽ được bao phủ bởi
yếu tố bổ thể C3b, đây là điều quan trọng giúp cho các tế bào thực bào, đặc biệt là các đại thực bào
nhận diện và "ăn" kháng nguyên lạ đó.Vì trên các tế bào ấy có các receptor cho yếu tố C3b, nên đã tạo
được điều kiện thuận lợi cho sự thực bào.
-Nếu kháng nguyên lạ đã từng xâm nhập vào cơ thể, thì cơ thể sẽ có kháng thể chống lại bệnh,
lúc này kháng nguyên lạ sẽ có cả kháng thể và bổ thể gắn lên bề mặt. Mặt khác trên bề mặt tế bào thực
bào có receptor cho kháng thể, và cũng có cả thụ thể của bổ thể C3b, vì vậy xuất hiện cả hai tín hiệu
giúp tế bào thực bào nhận diện. Điều này tạo sự dễ dàng hơn cho việc gắn kháng nguyên vào tế bào
thực bào. Chính sự gắn kết này đã thúc đẩy cho tiến trình phá hủy kháng nguyên.
Lympho B và đáp ứng miễn dịch dịch thể
1. Nguồn gốc lympho B:
Tế bào lympho B là tế bào sinh kháng thể hay còn được gọi là lympho bào B vi hoạt động của
chúng phụ thuộc vào túi fabricius ( Bursa Fabricius) ở loài chim.
Ở người không có cơ quan nào tương đương với túi Fabricius.
Tế bào tiền thân của lympho B trong gan bào thai và trong tủy xương của người trưởng thành,
sau đó các tiền lympho B trưởng thành ngay trong tủy xương.
2. Quá trình biệt hoá tế bào lympho B:
Dưới kính hiển vi điện tử các tế bào lympho B có bề mặt xù xì, nồi gai, đó là các globulin miễn
dịch bề mặt viết tắt là SIg (Surface immunoglobuline).
Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức, bản chất là protein, cần có sự hỗ trợ của tế bào Th
Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức Polysaccharide, lipid, và kháng nguyên không protein.
Quá trình tăng sinh và biệt hóa lympho B tế bào plasma diễn ra theo sự thay đổi SIg. Chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1:
Các tế bào gốc trong tủy xương phát triển thành tiền lympho B, các tế bào này chưa có SIg,
chỉ có IgM tròn bào tương → tiếp theo các tiền lympho B phát triển thành lympho B chưa chín
(đã có SIgM) → sau đó các tế bào này tiếp tục phát triển thành lympho B chín với sự xuất hiện
kháng thể bề mặt (SIgM và SIgD, SIgG….) Giai đoạn 2:
Các lympho B chín tăng sinh và biệt hóa thành plasma. Trong giai đoạn này cần có sự kích
thích của kháng nguyên và sự hợp tác của tế bào lympho T hỗ trợ (Th).
Các tế bào lympho B chín từ tủy xương ra máu ngoại vi đến trú ngụ ở vỏ ngoài của hạch
ngoại vi, tủy trắng của lá lách tạo ra các nang lympho. lOMoARcPSD| 10435767
Khi có kháng nguyên xâm nhập trong cơ thể diễn ra đáp ứng miễn dịch → kháng
nguyên sẽ bị đại thực bào nuốt, bắt và tiêu (các đại thực bào này sẽ đến các hạch lympho gần
nhất mang theo kháng nguyên đã xử lý truyền thông tin cho các lympho B bằng cách kháng
nguyên sẽ chọn lọc và gắn với các lympho B chín có các SIg thích hợp) → Lúc này, Tế bào
lympho B sẽ trải qua một quá trình tăng sinh, biệt hóa và cuối cùng thành tương bào ( tế bào
plasma) để sản xuất kháng thể dịch thể- có cấu trúc giống SIg mà kháng nguyên đã chọn lọc để
gắn nhưng với ái tính cao hơn khi kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu → Bên cạnh các tế bào
biệt hóa thành tương bào thì một số khác chuyển thành tế bào nhớ (memory B cell) giúp cho
đáp ứng lần sau cới chính kháng nguyên đó nhanh hơn, mạnh hơn.
3. Kháng thể dịch thể ( Globulin miễn dịch) Đinh nghĩa.
Kháng thể là những chất được sản xuất ra khi hệ miễn dịch nhận biết, đáp ứng với sự xâm nhập
của các sinh vật lạ xâm nhập vào.
Cấu trúc của globulin miễn dịch.
Cấu trúc khái quát của phân tử globulin miễn dịch.
Gồm 1 hay nhiều đơn vị hình thành. Mỗi đơn vị là một phân tử protid có 4 chuỗi polypeptid
giống nhau từng đôi một: 2 chuỗi nặng, 2 chuỗi nhẹ → được nối với nhau bằng những cầu nối Đisulfua.
Chuỗi nhẹ - ký hiệu L (Light chain)
Có trọng lượng phân tử 23.000.
Cấu tạo chung chuỗi nhẹ gồm 211- 221 acid amin được chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần hằng định - ký hiệu C (constant) có tận cùng là COOH gồm acid amin tương đối hằng định.
Phần thay đổi – ký hiệu V (variable) có tận cùng NH2, trật tự các acid amin trong phần
này luôn thay đổi. Đặc biệt có những vị trí acid amin cực kỳ thay đổi. Chuỗi nặng – ký hiệu H ( Heavy chain)
Có trọng lượng phân tử 50.000- 70.000. Chúng được chia làm 5 lớp: α, µ, γ, ε, δ.
Các chuỗi nặng có tính chất đặc hiệu riêng và quyết định globulin miễn dịch thuộc lớp nào.
Tương ứng với mỗi lớp chuỗi nặng ta có:
Chuỗi nặng γ- globulin IgG
Chuỗi nặng α – globulin Ig A
Chuỗi nặng µ- globulin Ig M
Chuỗi nặng δ- globulin IgD lOMoARcPSD| 10435767
Chuỗi nặng - globulin IgEɛ Phần hằng định C cũng có tận cùng COOH.
Phần thay đổi V cũng giống vùng thay đổi của chuỗi nhẹ có tận cùng là NH2. Phần này gồm có
các acid amin trật tự sắp xếp luôn thay đổi.
Các mảnh của phân tử globulin miễn dịch.
Nếu dùng enzym papain phân cắt phân tử kháng thể thu được 3 mảnh.
2 mảnh Fab (Fragment antigen binding). Mảnh Fab chỉ có một vị trí kháng nguyên.
1 mạnh Fc ( Fragment crystaslizable). Mảnh này có tính kháng nguyên, có khả năng liên kết với
tế bào khác và có vai trò nhất định trong việc hoạt háo bổ thể.
Lớp và lớp dưới của globulin miễn dịch.
Globulin miễn dịch G - IgG
IgG chiếm khoảng 70-75% tổng số Ig của huyết thanh người bình thường. Nồng độ trung bình
khoảng 1000 mg/100ml. Căn cứ vào tính khác biệt kháng nguyên Ig được chia làm 4 lớp phụ là IgG1, IgG2, IgG3, IgG4.
Các lớp của Ig có tính chất sinh học sau:
IgG1, IgG2, IgG3 có khả năng hoạt hóa bổ thể.
Các phân tử IgG đều có khả năng vận chuyển qua rau thai vào máu thai nhi.
IgG là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, là lớp globulin miễn dịch
độc quyền kháng độc tố.
Globulin miễn dịch A – IgA
Có 2 loại: IgA huyết thanh và IgA tiết ra ngoài niêm mạc.
IgA huyết thanh: chiếm 15-20% tổng lượng Ig có trong huyết thanh.
IgA tiết ra ngoài niêm mạc, dịch tiết nước mắt, nước mũi, sữa..... IgA tiết có cấu trúc do
2 đơn vị hợp thành nối với nhau bởi chuỗi J. IgA tiết có 2 lớp phụ IgA1 và IgA2.
Chức năng: là phương tiện bảo vệ tại chỗ của cơ thể, ngăn cản sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể.
Globulin miễn dịch M- IgM
IgM chiếm khoảng 10% tổng số lượng Ig trong huyết thanh, có nồng độ 120mg/100ml. Cấu
trúc: IgM là pentamer do 5 đơn vị cơ bản hợp thành giống hình ngôi sao 5 cánh nồi với nhau bởi chuỗi J. Chức năng: lOMoARcPSD| 10435767 •
Do có 5 đơn vị hình thành IgM có khả năng kết hợp mạnh với quyết định kháng
nguyên và thuận tiện trong việc tạo phản ứng gây ngưng kết, ngưng tụ. •
Khả năng kết hợp với bổ thể mạnh nhất. •
IgM lag loại kháng nguyên xuất hiện đầu tiên khi có kháng nguyên xâm nhập vì
vậy nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn.
Globulin miễn dịch D- IgD
IgD chiếm 1% tổng lượng Ig trong huyết thanh, nồng dộ 3mg/100ml.
Chức năng: Có trên bề mặt tế bào lympho B, là thụ thể dành cho kháng nguyên.
i. Globulin miễn dịch E – IgE
IgE chiếm 0,04% tổng lượng Ig có trong huyết thanh. IgE còn gọi là kháng thể bám tế bào vì
nó có khả năng gắn lên bề mặt tế bào Mast và tế bào ái kiềm. Vì vậy nồng độ IgE trong huyết
thanh rất thấp khoảng 0,05mg/100ml.
Chức năng: khi IgE kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu sẽ khởi động việc giải phóng các
chất hóa học trung gian từ tế bào Mast và tế bào ái kiềm như Histamin, Serotomin….làm giãn
mạch, tăng tính thấm thành mạch gây hiện tượng đỏ, phù nề thường thấy trong những trường hợp dị ứng.
b. Chức năng của kháng thể.
Chức năng nhận biết, kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên:
Kháng thể do kháng nguyên nào gây ra chỉ kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. Sự kết
hợp kháng nguyên –kháng thể tạo ra sự ngưng kết, ngưng tụ kháng nguyên tiêu diệt kháng nguyên.
Các chức năng sinh học thứ phát có hiệu quả:
Hoạt hoá bổ thể (IgG1, IgG2, IgG3, IgM):
Kháng nguyên kết hợp đặc với kháng nguyên hình thành phức hợp kháng nguyên +
kháng thể. Do kết hợp với kháng nguyên làm thay đổi cấu hình không gian của phân tử Ig và
bộc lộ vị trí kết hợp bổ thể. Khả năng hoạt hóa bổ thể chỉ có ở IgG và IgM. Kết quả nếu kháng
nguyên là tế bào, vi khuẩn thì chúng sẽ bị chọc thủng và dung giải. Bên cạnh đó những sản
phẩm sinh ra trong quá trình hoạt hóa bổ thể (C3a, C5a) còn có tác dụng làm tăng tính thẩm
thành mạch, thu hút bạch cầu, giúp cho quá trình thực bào tốt hơn.
Tương tác với tế bào khác: Phần Fc của phân tử Ig thuộc một số lớp có khả năng gắn với
một số tế bào khác như:
Các phân tử IgE, IgG có khả năng gắn lên bề mặt tế bào Mast và bạch cầu ái kiềm thông
qua những repceptor của chúng với thành phần Fe → khi Fab của Ig kết hợp với kháng nguyên
sẽ hoạt hóa các tế bào này làm các hạt bên trong tế bào phóng thích các hóa chất trung gian như
histamin, serotonin làm tăng tính thấm của mao mạch, co cơ trơn, làm cho kháng thể trong máu
và các tế bào thực bào dễ dàng lọt qua thành mạch tới nơi có kháng nguyên xâm nhập.
Các đại thực bào và bạch cầu trung tính cũng có repceptor cới phần Fe của IgG và IgM.
Nếu kháng nguyên là vi khuẩn đã được phủ bởi IgG và IgM thì chúng dễ bị tế bào thực bào bắt lOMoARcPSD| 10435767
và nuốt. Ngoài đại thực bào và tiêu thực bào còn có repceptor với bổ thể vì vậy khả năng thực
bào sẽ tăng cường nếu phân tử IgG và IgM có gắn bổ thể. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng “Opsonin hóa”.
→ Tóm lại, phân tử Ig nhờ có phần Fab đã nhận biết, kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên
lạ. Trên cơ sở đó kháng nguyên bị tập trung, khu trú lại. Đòng thời thông qua phần Fc của các
phân tử Ig, tế bào khác được huy động đến, kết quả kháng nguyên lạ sẽ bị loại trừ một cách
mạnh mẽ và có hiệu quả.