



















Preview text:
1. ~んです Cấu trúc:
普通形+んです
Giải thích ngữ pháp:
- Trường hợp muốn phỏng đoán hay xác nhận về nguyên nhân, lí do thì thêm trợ từ か đằng sau ん で す
- Dùng khi muốn trình bày hoặc nhấn mạnh một nguyên nhân, lí
do cho câu hỏi hoặc cho vấn đề được nêu ra trước đó Ví dụ:
• A: あなたの日本語が上手ですね。
B: 日本で留学したんです。
(Tiếng Nhật của bạn tốt quá nhỉ
Bời vì tôi đã từng du học ở Nhật)
• いい写真ですね、どこで撮りましたんですか?
(Bức ảnh đẹp nhỉ, bạn đã chụp ở đâu thế?)
2. ~ていただけませんか?: ~được không? Cấu trúc:
V て + いただけませんか?
Giải thích ngữ pháp:
- Dùng khi muốn đề nghị người khác thực hiện một hành động
nào đó·giúp ích hoặc giúp đỡ cho mình.
- Xét về mức độ lịch sự: mẫu ngữ pháp này mang tính lịch sự cao
hơn ~てください và~てくださいませんか đã học trong chương trình N5. Ví dụ:
• この漢字 (かんじ) の読み方 (よみかた) を教えていただけ ませんか?
(Làm ơn chỉ cho tôi cách đọc của chữ Hán này có được không?)
• 英語がわかりませんから、日本語で話していただけません か?
( Bạn có thể nói bằng tiếng Nhật được không? Vì tôi không hiểu tiếng Anh)
3. ~たらいいですか?: nên ~ Cấu trúc:
Nghi vấn từ + V た + らいいですか?
Giải thích ngữ pháp:
Dùng khi người nói muốn nhận được lời khuyên bảo, chỉ dẫn từ
người nghe trong một tình huống cụ thể nào đó. Ví dụ:
• 来週は恋人 (こいびと) の誕生日 (たんじょうび) です。何
プレゼントを買ったらいいですか?
(Tuần sau là sinh nhật của người yêu tôi. Tôi nên mua quà gì đây?
• ハノイ国家大学 (こっかだいがく) へ行きたいです。どん
なバスで行ったらいいですか?
(Tôi muốn đi đến Đại học quốc gia Hà Nội, tôi nên đi bằng xe buýt nào?)
4. ~は~ (Trợ từ) Cách dùng:
- Trợ từ は đặt sau các trợ từ に、で、へ hoặc thay thế cho を、
が nhằm đưa các cụm bổ ngữ đứng trước đó trở thành chủ đề của
câu văn, hoặc nhằm mục đích so sánh giữa 2 vế câu.
(Trong trương trình N5, trợ từ は khi đặt sau danh từ có tác
dụng đánh dấu chủ đề hoặc chủ thể của một câu văn, một mệnh đề) Ví dụ:
• 私のクラスには日本人の学生がいます。
(Trong lớp học của tôi có sinh viên người Nhật)
• ホイアンへは行きたいですが、ダナンへは行きたくない。
(Đi đến Hội An thì tôi muốn nhưng Đà Nẵng thì không)
5. ~も~ : Cũng (Trợ từ) Cách dùng:
- Giống như は, trợ từ も cũng có thể thay thế cho các trợ từ を、
が khi muốn đưa đối tượng lên trở thành chủ thể của câu hoặc của mệnh đề.
- も được sử dụng khi tính chất của vấn đề có sự lặp lại. Ví dụ:
• 私は野球 (やきゅう) ができます、サッカーもできます。
(Tôi có thể chơi bóng chày, cũng có thể chơi bóng đá)
• 私の大学には、英語を勉強しないと、日本語も勉強しなけ ればなりません。
(Tôi phải học tiếng Anh ở trường đại học, tiếng Nhật cũng phải học)
6. ~しか~: Chỉ ~ (Trợ từ) Cấu trúc:
N + しか + V ません Cách dùng:
- Đặt sau danh từ và lượng từ, luôn luôn đi kèm với vị ngữ ở dạng phủ định
- Dùng khi muốn nhấn mạnh đối tượng đứng đằng trước, phủ
định những yếu tố bên ngoài đối tượng.
- Có cùng ý nghĩa Chỉ ~ với だけ của N5. Tuy nhiên だけ dùng với
vị ngữ dạng khẳng định và mang sắc thái khẳng định, còn しか thì ngược lại. Ví dụ:
• ベトナム語しか話せません。
(Tôi chỉ nói được tiếng Việt thôi)
• 私の目には君しか見えない。
(Trong mắt tôi chỉ có em thôi)
7. ~ながら~: vừa ~ vừa ~ Cấu trúc:
V1 ます bỏ ます + ながら + V2
Giải thích ngữ pháp
- Dùng để nói về việc chủ thể thực hiện đồng thời 2 hành vi (V1 và
V2) trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
- Hành vi ở V2 được nhấn mạnh hơn. Ví dụ:
• 日本語を勉強しながら、韓国を勉強しています。
(Tôi vừa học tiếng Hàn vừa học tiếng Nhật)
• 音楽 (おんがく) を聞きながら、漢字を習います。
(Tôi vừa học chữ Hán vừa nghe nhạc)
8. ~ています: Thường (hay) ~ Cấu trúc:
V て + います
Giải thích ngữ pháp:
- Dùng khi muốn nói về một thói quen hoặc một hành vi được
thực hiện đều đặn
- Chuyển います thành いました khi muốn nói về một thói quen trong quá khứ. Ví dụ:
• 毎晩、寝る前に文化 (ぶんか) の本を読んでいます。
(Tôi thường đọc sách văn học mỗi tối trước khi đi ngủ)
• 高校 (こうこう) の時に、毎日学校でバドミントンをして いました。
(Hồi cấp 3, ngày nào tôi cũng chơi cầu lông ở trường)
9. ~し: vừa ~ / lại ~ Cấu trúc:
普通形(だ) + し
Giải thích ngữ pháp:
- Dùng để nối các mệnh đề hoặc các vế câu có chung quan điểm;
liệt kê các đặc điểm, khía cạnh của cùng một chủ thể,...
- Dùng để liệt kê các lí do, nguyên nhân lí giải cho cùng 1 vấn đề
- Trong mẫu ngữ pháp này, vế cuối cùng thường sử dụng với trợ từ も Ví dụ:
• 夏美 (なつみ) さんは熱心 (ねっしん) だし、親切だし、能
力 (のうりょく) もある人です。
(Natsumi-san là người nhiệt tình, tốt bụng, lại có năng lực)
• A: Γ どうしてアルバイトをしません?⌋
B: Γ 時間がないし、お金もたくさんあります⌋。
(Tại sao bạn không đi làm thêm
Vì tôi không có thời gian, vả lại tôi có rất nhiều tiền)
10. ~ています (diễn tả trạng thái) Cấu trúc:
N (は/が) + V (tự động từ) + います
Giải thích ngữ pháp:
- Diễn tả trạng thái phát sinh do kết quả của tác động hoặc của
hành động được thực hiện bởi động từ
- Chỉ sử dụng với Tự động từ
Chú ý: dựa vào ngữ cảnh để phân biệt với ています ở thì hiện tại
tiếp diễn (dùng với tha động từ), và ています ở mẫu ngữ pháp số
8 (dùng với tha động từ và thường đi kèm trạng từ chỉ tần suất) Ví dụ:
¤ パソコンは壊れています。
(Máy tính bị vỡ)
¤ 木が倒れています。
(Cái cây bị đổ)
11.~てしまいます/~てしまいました: xong ~ (lỡ ~) Cấu trúc:
V て + しまいます/しまいました
Giải thích ngữ pháp:
- Dùng để nhấn mạnh trạng thái kết thúc hoặc hoàn thành của
một hành động hoặc động tác
- Ở dạng quá khứ (ました)ngữ pháp này còn thể hiện thái độ
tiếc nuối về một điều gì đó đã lỡ xảy ra. Ví dụ:
¤ 週末までに小論文 (しょうろんぶん) を書いてしまいます。
(Cho đến cuối tuần tôi sẽ viết xong bài tiểu luận)
¤ 私の携帯電話 (けいたいでんわ) が故障 (こしょう) してしまい ました。
(Điện thoại của tôi bị hỏng mất rồi)
12. ~ ありました: đã tìm thấy ~ Cấu trúc:
N + が + ありました
Ngoài ý nghĩa "đã có" ra thì ありました còn biểu thị ý nghĩa đã tìm
thấy hoặc phát hiện cái gì đó mà trước đấy đã bị lạc khỏi tầm mắt. Ví dụ:
¤ かぎがありました。
(Tìm thấy chìa khóa rồi)
13. 条件形 (Thể điều kiện) Cách chia thể:
Cách chia thể điều kiện đối với động từ
Cách chia thể điều kiện đối với tính từ và danh từ Ví dụ:
Một số ví dụ chia thể điều kiện 14. Thể khả năng Cách chia:
Cách chia thể khả năng Ví dụ:
Một số ví dụ chia thể khả năng
15. ~てあります Cấu trúc:
N1 に N2 が V てあります
Giải thích ngữ pháp:
- Biểu thị việc tại địa điểm N có một trạng thái phát sinh với tư
cách là kết quả của một hành động có chủ ý.
- Động từ sử dụng là ngoại động từ - động từ biểu thị chủ ý Ví dụ:
• 机の上に仕事の書類 (しょるい) が置いてあります。
(Trên bài có để tài liệu của công việc)
16.~ておきます Cấu trúc:
V て + おきます
Giải thích ngữ pháp:
- Diễn tả việc hoàn thành một hành động cần thiết trước một hành
động hoặc thời điểm nhất định Ví dụ:
¤ テト休日の前に、宿題をしておきます。
(Tôi sẽ hoàn thành xong bài tập trước khi nghỉ tết.)
17. まだ~:vẫn còn ~ Cấu trúc:
まだ + V dạng khẳng định
Giải thích ngữ pháp:
- Diễn tả một động tác hoặc một trạng thái còn đang tiếp diễn.
- Phân biệt với まだ trong chương trình N5: kết hợp với V ません
để thể hiện một hành động chưa được thực hiện Ví dụ:
¤ まだ雨がふっています。
(Trời vẫn còn mưa)
¤ まだレポートを書いています。
(Tôi vẫn đang viết báo cáo) 18. Thể ý chí Cách chia:
Cách chia động từ thể ý chí trong tiếng Nhật Ví dụ:
Ví dụ một số động từ chia thể ý chí
19. ~ほうがいいです: Nên / không nên~ Cấu trúc:
V た + ほうがいいです:Nên làm gì
V ない + ほうがいいです: Không nên làm gì
Giải thích ngữ pháp:
- Dùng để đưa ra lời khuyên đối với người khác.
- Chú ý cân nhắc trường hợp sử dụng vì đôi khi mẫu ngữ pháp
này mang lại cảm giác áp đặt hành động. Ví dụ:
• 毎日水を飲んだほうがいいです。
(Bạn nên uống nước hằng ngày)
• 今からタバコを吸わないほうがいいです。
(Từ bây giờ anh không nên hút thuốc lá nữa)
20. ~でしょう:có lẽ ~ Cấu trúc:
普通形 (bỏ だ) +でしょう
Giải thích ngữ pháp:
- Diễn tả sự suy xét, phán đoán của người nói dựa trên thông tin đã có sẵn.
- Nếu thêm trợ từ か vào sau sẽ trở thành câu hỏi về sự suy xét,
phán đoán của người nghe. Ví dụ:
• 来月コロナウイルス終わるでしょう。
(Tháng sau đại dịch Corona có lẽ sẽ kết thúc)
• 来週田中 (たなか) さんは田舎 (いなか) へ帰るでしょうか。
(Liệu tuần sau anh Tanaka có về quê không nhỉ?)
21. ~かもしれません:Có thể ~ Cấu trúc:
普通形 (bỏ だ) +かもしれません
Giải thích ngữ pháp:
- Diễn đạt sự suy xét, phán đoán chủ quan của người nói
- So với ~でしょう thì có mức độ chắc chắn thấp hơn nhiều Ví dụ:
• 今年、日本へ行かないかもしれません。
(Năm nay có thể tôi sẽ không đi Nhật)
22. Trợ từ で Cách dùng:
Đặt sau lượng từ để biểu thị mức giới hạn về thời gian, tiền bạc, số
lượng cần thiết để một trạng thái hoặc động tác được diễn ra. Ví dụ:
¤ 学校までバスで 15 分で行けますか。
(Đi bằng xe buýt 15 phút có thể đến trường được không?)
23. Thể mệnh lệnh Cách chia:
Cách chia thể mệnh lệnh trong tiếng Nhật Ví dụ:
Ví dụ chia động từ thể mệnh lệnh 24. Thể cấm chỉ Cách chia:
Cách chia thể cấm chỉ tiếng Nhật Ví dụ: