-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp những câu hỏi ôn thi cơ bản - English | Trường Đại học Khánh Hòa
Tổng hợp những câu hỏi ôn thi cơ bản - English | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
English (ĐHKH) 117 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Tổng hợp những câu hỏi ôn thi cơ bản - English | Trường Đại học Khánh Hòa
Tổng hợp những câu hỏi ôn thi cơ bản - English | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: English (ĐHKH) 117 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
*TRẮC NGHIỆM*
Phương pháp so sánh – lịch sử: Phương pháp so sánh - lịch sử
(historical comparative method) tìm ra ngữ hệ (language amilies) dựa vào
sự phân tích ngữ âm vốn từ cơ bản (basic vocabulary) chung như:
a.những từ chỉ cơ thể con người (human body parts).
b.những từ chỉ quan hệ họ hàng (human relatives).
c. những từ chỉ phẩm chất con người (human qualities).
d.những từ chỉ hoạt động con người (human actions, activities).
e.những từ chỉ dụng cụ lao động của con người (human labor tools).
f. những từ chỉ các con vật nuôi (human domestic animals).
g.những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, môi trường sống của con người... (natural phenomena, ...).
Phương pháp so sánh loại hình: Khi so sánh, người ta có thể xuất phát
từ các mặt khác nhau của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Nhưng sự so sánh các cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa to lớn nhất, bởi vì cấu
trúc ngữ pháp và vốn từ cơ bản là cơ sở của các ngôn ngữ, tạo nên tính
tiêng biệt của chúng. Ngữ pháp lại bao gồm từ pháp và cú pháp. Những
đặc điểm về cú pháp không bao giờ biểu hiện một cách độc lập với những
đặc điểm về từ pháp. Cho nên trong so sánh loại hình, cấu trúc từ pháp có
tầm quan trọng đặc biệt.
Phương pháp so sánh đối chiếu:
-Xác lập cơ sở đối chiếu: là những giống nhau và khác nhau hay những
tương đồng và loại biệt của phạm vi đối tượng được khảo sát theo quan
điểm/ trường phái được xác định.
-Xác định phạm vi đối chiếu:
o Phạm vi đối chiếu:
a. Đối chiếu ngôn ngữ: là phạm vi đối chiếu các ngôn ngữ với nhau. Sự đối
chiếu này diễn ra trên tổng thể bao quát chung, mang tính chất toàn cảnh.
b. Đối chiếu dấu hiệu: đi vào bên trong những liên hệ cụ thể của ngôn
ngữ. Đối chiếu dấu hiệu tiến hành trên các loại đơn vị, các bình diện, cấp
độ, các phạm trù, thuộc tính...của ngôn ngữ. Nó có phạm vi bao quát rộng lớn.
c.Đối chiếu phạm trù: đối chiếu các phạm trù ngữ pháp “ngôi”, “thời”, “thể”,
của động từ; “giống”, “số”, “cách”...của danh từ; các phạm trù “xác
định”, “phiếm định” của danh từ, đại từ...
d. Đối chiếu các hiện tượng đa nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa...ở
cấp độ từ, ngữ, câu...
e. Đối chiếu hệ thống-cấu trúc: đi tìm những nét giống nhau và khác nhau
về đặc điểm cấu tạo, những thuộc tính của hệ thống ngôn ngữ, của những
hệ thống con: âm vị, hình vị, hệ thống từ loại, hệ thống đơn vị câu...
f. Đối chiếu chức năng và hoạt động làm sáng tỏ các đặc điểm hoạt động,
hành chức của các đơn vị ngôn ngữ. Các đối chiếu này làm sáng tỏ
các khả năng thể hiện, diễn đạt các hiện tượng, các phạm trù trong cùng
một cấp độ ngôn ngữ và xuyên cấp độ.
g. Đối chiếu phong cách học: nhằm làm sáng tỏ những nét giống nhau và
khác nhau giữa các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ ở những phong cách
chức năng khác nhau (báo chí-chính luận, khoa học, thơ ca, ngôn ngữ đời sống...).
h. Đối chiếu lịch sử-phát triển: có quan hệ với nghiên cứu lịch đại.
Loại hình ngôn ngữ: 4 loại (đơn lập, hòa kết, chắp dính, đa hỗn hợp).
Ngôn ngữ đơn lập: Là từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ không
chỉ ra quan hệ các từ trong câu. Hư từ và vị trí, trật tự từ đóng vai trò làm
rõ quan hệ ngữ pháp cũng như ý nghĩa ngữ pháp của từ và câu.
Ngôn ngữ hòa kết: Từ biến đổi hình thái để diễn tả quan hệ ngữ pháp.
Đặc biệt có sự biến đổi nguyên âm và phụ âm trong hình vị. Do sự biến đổi
này mang ý nghĩa ngữ pháp nên được gọi là "biến tố bên trong".Các hình
vị trong từ ở ngôn ngữ hoà kết liên kết với nhau rất chặt chẽ. Chính tố
không thể đứng một mình.
Ngôn ngữ chắp dính: là một trong 4 loại hình ngôn ngữ quan trọng, loại
ngôn ngữ tổng hợp có hình thái chủ yếu sử dụng sự chắp dính /kết tụ. Các
từ có thể chứa các hình thái khác nhau để xác định ý nghĩa của chúng,
nhưng tất cả các hình thái này (bao gồm cả thân và các phụ tố) vẫn còn,
trong mọi khía cạnh, không thay đổi sau khi kết hợp. Các ngôn ngữ chắp
dính thường có một loại ngữ pháp cho mỗi phụ tố. Ý nghĩa từ dễ nói, dễ
hiểu hơn nếu so với các ngôn ngữ hợp nhất. Xét về ngữ âm: cho phép sửa
đổi trong một hoặc cả hai ngữ âm hoặc chính tả của một hoặc nhiều hình
thái trong một từ thường rút ngắn từ hoặc phát âm dễ hơn. Ngữ dụng:
-Ngữ dụng học (pragmatics) là nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
ngữ cảnh tạo nên cấu trúc của ngôn ngữ đó. Đề cập đến vai trò của ngữ
cảnh trong việc làm thay đổi ý nghĩa của lời nói, đặc biệt là trong giao tiếp
tiếng Anh. Ngôn ngữ dụng là những kĩ năng ngôn ngữ xã hội được sử dụng
khi chúng ta tương tác với nhau.
-Một số ứng dụng của ngữ dụng học có thể kể đến như:
Giúp người nói sử dụng ngôn ngữ với những mục đích khác nhau: sử
dụng ngôn ngữ với câu từ đa dạng đáp ứng những mục đích khác nhau của giao tiếp.
Giúp người nói thay đổi ngôn ngữ theo ngữ cảnh hoặc theo đối
tượng người nghe: Tùy theo những tình huống giao tiếp nhất định, người
nói buộc phải thay đổi cách biểu đạt bằng cách thay đổi xưng hô, thêm bớt
thông tin một cách phù hợp.
Hỗ trợ trong quá trình giao tiếp: cần hiểu thêm được những ngôn ngữ khác
– những công cụ hỗ trợ giao tiếp như: biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ
cơ thể, tương tác bằng mắt,...
Ngữ vực: Ngữ vực (register) theo cách hiểu chung nhất, một kiểu biến thể
ngôn ngữ trong sử dụng, gắn liền với một tình huống giao tiếp nhất định,
một cấu hình nghĩa, đề cập đến một nội dung hay lĩnh vực nhất định như
ngữ vực tôn giáo, ngữ vực quảng cáo, ngữ vực văn hóa tức loại diễn ngôn
(về) tôn giáo, loại diễn ngôn (về) quảng cáo, loại diễn ngôn (về) văn hóa.
Ngữ đoạn: Khi các từ được kết hợp với nhau theo những quan hệ khác
nhau ta sẽ thu được các đơn vị cú pháp. Đơn vị cú pháp nhỏ nhất là cụm từ.
Ngôn ngữ học miêu tả (descriptive linguistics): ngôn ngữ cụ thể để
làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ cần nghiên cứu.
Ngôn ngữ học đại cương (essential/introductory linguistics): nghiên
cứu tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nhằm làm rõ bản chất, chức năng,
nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung, xây dựng nên hệ thống khái niệm,
phạm trù là công cụ để nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể.
Ngôn ngữ học so sánh (comparative linguistics): các ngôn ngữ của
những cộng đồng người khác nhau được so sánh với nhau.
Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? một phân môn của ngôn ngữ học ưu tiên
sử dụng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ với nhau để tìm ra sự giống
và khác nhau giữa chúng nhằm phục vụ cho những mục đích lý luận và thực tiễn.
Loại hình ngôn ngữ. (Ngôn ngữ đơn lập, Ngôn ngữ hòa kết, Ngôn
ngữ đa hỗn hợp và Ngôn ngữ chắp dính): Phát triển mạnh ở thế kỉ XIX
và tiếp tục phát triển. Nhiệm vụ chính: Phân loại các ngôn ngữ dựa vào
những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ và tìm ra các phổ niệm
ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm chung với Ngôn ngữ học đại cương.
Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu: là tìm cách nghiên cứu và giải thích
bất kì 2 ngôn ngữ bao gồm liệt kê sự khác biệt và tương đồng giữa 2 ngôn ngữ đó.
Đối chiếu định lượng: Là kiểu đối chiếu nhằm xác định những khác biệt
về số lượng các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối chiếu nào đó. Ví
dụ: Đối chiếu số lượng các nguyên âm hay số lượng các từ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Kiểu đối chiếu này giúp xác định những “lỗ
hổng” trong cấu trúc của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác.
Đối chiếu định tính: Là kiểu đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm
(những điểm giống nhau và khác nhau) giữa các yếu tố ngôn ngữ tương
đương của hai ngôn ngữ. Ví dụ: Đối chiếu trọng âm của tiếng Việt và tiếng
Anh. Kiểu đối chiếu này có quan hệ chặt chẽ với kiểu đối chiếu thứ nhất.
Phương thức đồng nhất-khu biệt cấu trúc: đối chiếu các yếu tố, đơn
vị, các cấp độ, các mặt cấu tạo nên cấu trúc-hệ thống đó. Ví dụ: đối chiếu
mặt ngữ âm-âm vị tiếng Anh và tiếng Việt.
Phương thức đối chiếu chức năng: xác định mặt giống, khác nhau về
chức năng của các hiện tượng; sự kiện ở các ngôn ngữ. Ví dụ: đối chiếu
nguyên âm dài-ngắn, phụ âm bật hơi tiếng Anh và tiếng Việt.
Những phụ âm tiếng việt có mà tiếng anh không có:
-Tiếng Anh không có các âm là [ x,y,s,tr,nh,kh,ng]. Tiếng Việt có.
-Ngoài ra trong tiếng Việt còn có một số phụ âm vắng mặt. Ví dụ: an ủi, ăn
uống, uyên ương, âm ỉ, ào ạt, ồn ào, ầm ầm.
Phụ âm đứng cuối âm tiết trong tiếng Việt:
-Trong tiếng Việt còn có những phụ âm đứng cuối âm tiết như: p, t, ch, c, m,
n, nh, ng... vd: lớp, học, nhanh, cách...
Tiếng Việt và tiếng Anh có bao nhiêu nguyên âm và phụ âm?
-Tiếng Việt có 16 nguyên âm và 30 phụ âm.
-Tiếng Anh có 25 nguyên âm và 24 phụ âm.
Nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học so sánh lịch sử: Tuy nhiệm vụ
chính của nó là xác định rõ nguồn gốc của các ngôn ngữ và quá trình phát
triển của các ngôn ngữ nhưng có ảnh hưởng rất quan trọng đến lịch sử
phát triển của ngôn ngữ học thế giới nói chung.
Nhiệm vụ chính của ngôn ngữ so sánh đối chiếu: Khắc phục lỗi trong
quá trình học ngoại ngữ.
Nhiệm vụ chính của ngôn ngữ so sánh loại hình: Nhiệm vụ chính:
1/ Phân loại các ngôn ngữ dựa vào những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ.
2/ Tìm ra các phổ niệm ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm
chung với Ngôn ngữ học đại cương. *TỰ LUẬN*:
1. Phân biệt ngôn ngữ đơn lập và hòa kết. Cho ví dụ? Ngôn ngữ đơn lập Ngôn ngữ hòa kết Đặc điểm
‒Hình thái không biến đổi.
‒Có hiện tượng biến đối của chính
Hình thái của từ tự nó không nguyên âm và phụ âm ở trong
chỉ ra mối quan hệ giữa các hình vị, sự biến đổi này mang
từ ở trong câu, không chỉ ra ý nghĩa ngữ pháp và được gọi
chức năng cú pháp của các là "biến tố bên trong".
từ. Qua hình thái, tất cả các ‒Các hình vị trong từ ở ngôn từ dường như không có
ngữ hòa kết liên kết với nhau quan hệ với nhau, chúng
rất chặt chẽ. Chính tố không
thường đứng ở trong câu thể đứng một mình.
tương tự như đứng biệt lập
‒Ví dụ: Tiếng A Rập: balad một mình.
"làng" —biläd "những làng"
‒Ví dụ: nhà _1 âm tiết, 1 hình vị, 1 từ Quan hệ -Quan hệ ngữ pháp và ý
‒Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp nghĩa ngữ pháp được biểu
ngữ pháp được dung hợp ở
và ý nghĩa thị chủ yếu bằng hư từ và
trong từ nhưng không thể ngữ pháp trật tự từ.
tách bạch phần nào biểu thị ý
‒Ví dụ: Dùng hư từ: cuốn
nghĩa từ vựng, phần nào biểu
vở-những cuốn vở. Đọc - sẽ/ thị ý nghĩa ngữ pháp. Chính đang/ đã đọc.
xuất phát từ đặc điểm này mà
Dùng trật tự từ: cửa trước - người ta gọi là các ngôn ngữ
trước cửa. Nhà nước - nước "hoà kết". nhà.
‒Ví dụ: phân tích từ “Workers
- các công nhân” trong tiếng
Anh ta thu được 2 loại hình vị:
căn tố [ work-], phụ tố [-er] và
vĩ tố [-s]. Căn tố “work-” là
hình vị mang ý nghĩa từ vựng
vừa có ý nghĩa ngữ pháp và
được sử dụng để cấu tạo từ
mới, còn vĩ tố [-s] được dùng
thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp của từ này.
2. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? Nêu một vài các khía cạnh đối
chiếu của ngôn ngữ Anh-Việt và cho ví dụ.
Là một phân môn của ngôn ngữ học ưu tiên sử dụng phương pháp đối
chiếu các ngôn ngữ với nhau để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng
nhằm phục vụ cho những mục đích lý luận và thực tiễn. Một vài khía cạnh:
Đối chiếu động ngữ:
+Tiếng Việt: Có thể đánh vần từng ký tự phát âm thành động từ đó. Ví dụ:
ăn = ă nờ ăn, ngủ= u ngờ u ngu hỏi ngủ.
+Tiếng Anh: Không thể (viết một đàng, phát âm một nẻo), nếu gặp từ mới,
phải đọc theo người dạy hoặc tra từ điển (tuyệt đối không tự đánh vần như
tiếng Việt). Ví dụ: fly (cho dù có thuộc bảng chữ cái tiếng Anh cũng không
thể đánh vần từng chữ như tiếng Việt).
Đối chiếu danh ngữ:
-Danh ngữ tiếng Anh thường có mạo từ đứng trước, phạm trù này trong tiếng Việt không có.
+Ví dụ: I see a dog. The dog is chasing a cat. The cat is chasing a mouse
-Trong tiếng Anh tính từ (adj) thường đứng trước danh từ (noun), còn trong
tiếng Việt tính từ đứng sau danh từ.
+Ví dụ: Today is a very special day - Hôm nay là một ngày rất đặc biệt.
Đối chiếu tính ngữ:
-Ý nghĩa Trong tiếng Việt: tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự
vật, hành động, trạng thái.
+Ví dụ: Bông hoa màu vàng - Nam chạy rất nhanh.
-Trong tiếng Anh: tính từ là từ loại được dùng để xác định tính chất, đặc
điểm, hình dạng, màu sắc, ...của người và vật.
+Eg: He is tall... She has nice face.
Đối chiếu âm tiết: Ví dụ
-Tiếng Anh có trọng âm để nhấn mạnh.
+Ví dụ: present/’preznt/, /pri’zent/
-Tiếng Việt có thanh điệu để khu biệt nghĩa.
+Ví dụ: ca, cá, cà, cạ, cả, ...
Đối chiếu về chức vụ ngữ pháp:
-Động từ làm vị ngữ hoặc chủ ngữ (danh động từ, động từ nguyên mẫu,
mất khả năng kết hợp với những từ chỉ thời -thể).
+Ví dụ: Họ giúp chúng tôi trong việc học. (C- ĐT -B)
+Eg: They help us in our studies. (S -V -O)
3. Đối chiếu đại từ xưng hô trong Anh-Việt. Xác định tiêu chí đối
chiếu – Tìm điểm giống và khác.
- Xác định tiêu chí đối chiếu.
- Tìm điểm giống nhau và khác nhau. T iêu chí đối chiếu : -Ngôi -Hình thức -Số lượng từ -Phạm trù lịch sự -Phạm trù cách
-Đại từ xưng hô thân tộc. G iống nhau :
Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có ba ngôi, đều có phạm trù số ít và số nhiều.
VD: tiếng Việt: một vài, một số, mọi, tất cả...
Tiếng Anh: a little, some, every, all...Cả hai ngôn ngữ đều sử sụng đại từ
nhân xưng trong phạm trù lịch sự.
Đều có các đại từ tôn trọng danh xưng.
VD: tiếng Việt: đức, quý, ngài, đấng...hay nhục mạ, hạ thấp: thằng, đồ, hắn...
Tiếng Anh: Mr, Mrs, Sir, Ma’am...hay nhục mạ, hạ thấp: bitch... K hác nhau :
Về ngôi: trong ngôi thứ hai của tiếng Việt có chia số ít và số nhiều nhưng tiếng Anh thì không.
VD: tiếng Việt số ít: bạn, mày, anh, chị... tiếng Anh: you.
Tiếng Việt số nhiều: các bạn, chúng mày... tiếng Anh: you.