Top 11 câu hỏi tự luận môn Pháp luật đại cương | trường Đại học Huế
Câu 1: Trình bày nguồn gốc ra đời của Nhà Nước?Câu 2: Tính giai cấp và vai trò xã hội của Nhà nước được thể hiện như thế nào ?Câu 3: Trình bày các cơ quan trong Bộ máy Nhà Nước?Câu 4: Hình thức Nhà Nước là gì? Trình bày các yếu tố tạo thành quan hệ Nhà nước ? Câu 5: Vì sao Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan?Câu 6: Tính giai cấp và vai trò xã hội của Pháp luật được thể hiện như thế nào?Câu 7 : Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lO M oARcPSD| 47704698 lO M oARcPSD| 47704698
Câu 1: Trình bày nguồn gốc ra đời của Nhà Nước?
• Theo quan điểm phi Mác-xít: + Thuyết Thần học:
Nội dung: Nhà nước là do thần linh, thượng đế tạo ra, tồn tại vĩnh cửu, bất
biến. Quyền lực Nhà nước là vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực là tất yếu. + Thuyết Gia trưởng:
Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người.
Nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước về bản chất cũng giống
như quyền của người gia trưởng. + Thuyết Hợp đồng:
Nhà nước là sản phẩm của một khế ước được ký kết giữa những người sống
trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước:
• Nhà nước phải phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân.
• Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân.
• Nếu Nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị
vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực. Nhân dân có quyền lật đổ Nhà
nước và ký kết khế ước mới.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác:
+ Nội dung: Hai vấn đề cơ bản về nguồn gốc Nhà nước:
• Một là: Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội và chỉ xuất hiện khi
xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.
• Hai là: Nhà Nước là một phạm trù lịch sử, xuất hiện một cách khách
quan, Nhà nước không tồn tại vĩnh cứu và không bất biến. lO M oARcPSD| 47704698
Nhà nước xuất hiện là một trong những tổ chức được hình thành để giải quyết
xung đột, cân bằng lợi ích giữa các cá nhân, nhóm lợi ích trong xã hội. Nhà
nước hình thành trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy, có
nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột ấy nằm trong vòng trật tự.
Câu 2: Tính giai cấp và vai trò xã hội của Nhà nước được thể hiện như thế nào ?
- Tính giai cấp của Nhà nứơc thể hiện ở chỗ Nhà nước là công cụ thống trị trong
Xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết
lợi ích của giai cấp thống trị trong Xã hội:
Trong xã hội bóc lột ( xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư
sản) nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên
chính của giai cấp bóc lột trên 3 mặt: Kinh tế, Chính trị và Tư tưởng.
- Tính xã hội của Nhà Nước hay còn gọi là vai trò xã hội của Nhà Nước thể
hiện ở chỗ Nhà Nước còn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn, bảo đảm lợi ích
chung của xã hội. Nhà Nước đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo đảm cho xã hội được trật tự ổn định
và phát triển, thực hiện một số chức năng phù hợp với yêu cầu chung của toàn
xã hội và bảo đảm những lợi ích nhất định của các giai cấp và giai tầng khác
trong chừng mực những lợi ích đó không mâu thuẫn gay gắt với lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 3: Trình bày các cơ quan trong Bộ máy Nhà Nước?
- Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ
quan hành pháp và Cơ quan tư pháp.
• Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước (Theo Điều 69 Hiến pháp 2013)
• Nhóm Cơ quan hành pháp bao gồm các Cơ quan hành chính Nhà nước đứng
đầu là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…
Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
- Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:
Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ lO M oARcPSD| 47704698
tịch nước: là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, do Quốc hội bầu trong số đại
biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Chính phủ: là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân địa phương. - Tòa án quân sự.
- Các tòa án do luật định.
Các cơ quan kiểm sát:
Các cơ quan kiểm sát gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
- Viện kiểm sát quân sự.
Chính quyền địa phương: được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Câu 4: Hình thức Nhà Nước là gì? Trình bày các yếu tố tạo thành quan hệ Nhà nước ?
- Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và phương
pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước.
- Hình thức Nhà nước bao gồm: Hình thức chính thể, Hình thức Cấu trúc
Nhà Nước, Chế độ chính trị :
+ Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan
nhà nước ở trung ương và xác lập những mối quan hệ của các cơ quan đó. lO M oARcPSD| 47704698
+ Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà
nước, giữa trung ương và địa phương.
+ Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan Nhà nuớc sử
dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước.
Câu 5: Vì sao Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan?
-Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội :
+Pháp luật do nhà nước ban hành, là công cụ để nhà nước quản lý xã hội và
thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật.
+Pháp luật chỉ tồn tại và có hiệu lực khi được đảm bảo thực hiện bằng sức
mạnh của quyền lực nhà nước.
+Nhà nước là chủ thể ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải thực hiện
quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Pháp luật ra đời:
- Tính quy phạm của Pháp Luật:
- Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực về hành vi được xác định cụ thể.- Pháp
luật đưa ra giới hạn cần thiết để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do
trong khuôn khổ của pháp luật.
Tính phổ biến của pháp luật:
- Pháp Luật có khả năng điều chỉnh quan hệ Xã Hội trong nhiều lĩnh vực, có
tính phổ biến, điển hình.
- Pháp Luật tác động đến mọi chủ thể khi họ ở vào điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu.
Câu 6: Tính giai cấp và vai trò xã hội của Pháp luật được thể hiện như thế nào?
-Tính giai cấp của Pháp Luật: lO M oARcPSD| 47704698
+Chủ thể ban hành: pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với
những hình thức nhất định. +Nội dung:
• Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị.
• Nội dung của pháp luật được quyết định trước hết bởi điều kiện sinh hoạt vật
chất của giai cấp thống trị.
+Mục đích: pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
hướng các quan hệ xã hội đó phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị.
-Vai trò xã hội của Pháp luật:
+Cùng với việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và
lợi ích của giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội.
+Pháp luật là phương tiện để con người xác lập quan hệ với nhau, nhờ đó xã hội có
sự ổn định và trật tự.
Câu 7 : Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
-Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục trình tự luật định, trong đó chứa đựng các Quy Phạm Pháp Luật,
nhằm điều chỉnh các quan hệ Xã Hội, được áp dụng nhiều lần trong thực tế và
được nhà nước bảo đảm thực hiện.
-Đặc điểm quy phạm pháp luật:
+Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo Luật ban hành văn bản Quy Phạm Pháp Luật.
+Chứa đựng các quy phạm pháp luật.
+Được sử dụng làm căn cứ pháp lý, áp dụng nhiều lần trong thực tế khi có sự kiện pháp lý xảy ra.
+Có tên gọi, giá trị pháp lý và hiệu lực pháp lý theo luật định. lO M oARcPSD| 47704698
Câu 8: Cho một ví dụ và trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật? • Ví dụ:
“Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”
(Khoản 1 điều 102 BLHS năm 1999)
Câu 9: Vi phạm pháp luật là gì ? Cho một ví dụ và trình bày các yếu tố cấu
thành vi phạm pháp luật ?
-Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật, có
lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: Tình huống
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm củacông
ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trựctiếp
ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng.
– Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh
vậtsống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
Cấu thành vi phạm pháp luật – Chủ thể vi phạm:
+ Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm
với 100% vốn đầu tư Đài Loan. lO M oARcPSD| 47704698
+ Được xây dựng từ năm 1991.
+ Có giấy phép hoạt động từ năm 1994. Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách
nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này. – Mặt chủ quan:
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận
thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan
phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ
15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó. – Khách thể:
Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm
trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. – Mặt khách quan:
+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải:
45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.
+ Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản
chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến
sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của
công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp.
+ Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).
+ Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh). lO M oARcPSD| 47704698
+ Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.
Câu 10: Luật Hôn nhân và gia đình?
Lu t Hôn nhân gia đ 椃 nh là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luậ ⌀
⌀ nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên
trong gia đ 椃 nh, về những lợi ích nhân thân và tài sản.
Một số nội dung cơ bản: Kết hôn
Khái niệm: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn;
Điều kiện kết hôn (Điều 9): Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn (Điều 10):
Người đang có vợ hoặc có chồng;
Người mất năng lực hành vi dân sự;
Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có
họ trong phạm vi ba đời;
Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi
với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với
con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồ ữa những người cùng giới 琀 Đăng ký kết hôn
Việc kết hôn phải được đăng ký tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Nếu kết hôn giữa công dân Việt Nam
với nhau ở nước ngoài th 椃 đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự Việt Nam ở nước ngoài.Trong trường hợp cả hai bên nam nữ là công dân Vi t
nam đang trong thời hạn công tác, học t p lao đ ng ở nước ngoài về nướ ⌀
⌀ ⌀ đăng ký kết hôn, đã cắt h kh ऀ u thường trú trong nước, th 椃 vi c đăng lO M oARcPSD| 47704698
ký kế ⌀ ⌀ hôn được thực hi n tại UBND cấp xã (phường) nơi cư trú trước khi xuất cả
⌀ của m t trong hai bên nam, nữ ⌀ lưu ý:
- Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định của pháp luật đều không có giá trị pháp lý.
- Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống
với nhau như vợ chồng th 椃 không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn. - 2.3 Ly hôn
- 2.3.1 Khái niệm: Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận
hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng (khoản 8 điều 8)
- Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn: Vợ, chồng hoặc cả hai người có
quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn; Trong trường hợp vợ có thai
hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi th 椃 chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Câu 11: Luật hình sự và tố tụng hình sự?
-Định nghĩa: Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định
những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt với các tội phạm. Tội phạm:
Khái niệm tội phạm: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định
trong luât h椃nh sự, có lỗi, và phải chịu h椃nh phạt.̣
Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm.
-Tính nguy hiểm cho xã hội: Là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội
phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xh được luật hình sự bảo vệ.
-Tính có lỗi của tội phạm: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy
hiểm cho xh của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.Trong Bộ luật hình lO M oARcPSD| 47704698
sự, tính có lỗi là một dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xh. Không thể buộc
tội một người mà chỉ căn cứ vào hành vi khách quan họ đã thực hiện.
Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm
nếu nó được quy định trong luật hình sự.
Tính phải chịu hình phạt: Bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải
chịu hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm
trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc. Phân loại tội phạm:
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như đã trình bày, nhưng những hành vi phạm
tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xh rất khác nhau. Chính vì vậy mà
vấn đề phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được coi là một nguyên
tắc quan trọng của luật hình sự. Quán triệt nguyên tắc này, Bộ luật hình sự đã phân
loại tội phạm thành 4 loại:
Tội phạm ít nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 3 năm tù.
Tội phạm nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 7 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 15 năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội
này làtrên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
-Khái niệm luật tố tụng h椃nh sự: Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. -Đối
tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong lO M oARcPSD| 47704698
quá trình giải quyết vụ án hình sự giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
-Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm:
+ Mang tính chất quyền lực nhà nước
+ Liên quan mật thiết tới quan hệ pháp luật hình sự.
+ Liên quan hữu cơ tới các hoạt động tố tụng hình sự.
Câu 12: Luật dân sự và tố tụng dân sự? lO M oARcPSD| 47704698