TOP 2 câu hỏi tự luận bài tập học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 1: Giá trị hàng hóa là gì? Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá trị thặng dư? Sự khác nhau giữa lợi tức TBCN và lợi tức tiền TBCN? Câu 2: Tại sao phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Phân tích quan điểm: Thể chế kinh tế là yếu tố quyết định đến sự phát triển của quốc gia? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HCMIU)
Trường: Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Hoàng Ngọc Tú Mssv: IELSIU20202
Giảng viên giảng dạy: Bùi Thanh Tùng
Môn học: Kinh tế chính trị Mác - Lenin Bài làm Câu 1: (5 điểm)
Giá trị hàng hóa là gì? Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá trị thặng dư? Sự khác nhau
giữa lợi tức TBCN và lợi tức tiền TBCN?
- Giá trị là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp
với nhu cầu của con người. Tạm thời có thể xem giá trị kinh tế của sự vật liên quan
mật thiết đến ba mặt chính yếu của nhu cầu là sản xuất, tiêu thụ, sở hữu, của chủ thể
kinh tế ở bất kỳ cấp bậc nào.
- Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí
của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. Giá trị
của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính
bằng thời gian lao động XH cần thiết.
- Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và
bị nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập
của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
- Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá trị thặng dư:
• Cả hai giá trị đều là từ sức lao động của người sản xuất lao động mà kết tinh thành.
• Cả hai giá trị đều chịu những sự ảnh hưởng đến từ năng suất lao động, cường độ lao
động và tính chất lao động,
• Giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi và các hàng hóa trao đổi phải đều là sản
phẩm của lao động, được trao đổi dựa trên thời gian hao phí lao động cần thiết và
phần giá trị này được trao lại cho người lao động. Ngược lại giá trị thẳng dư là phần
giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được
nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động làm thuê.
• Ngoài ra mối quan hệ giữa hai giá trị còn để thể hiện qua:
o Công thức: W = c + v + m. Đó chính là những chi phí lao động thực tế của xã
hội để sản xuất hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ
ch椃ऀ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao
động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, được ký hiệu là k.
Theo đó, k = c + v. Nếu dùng k để ch椃ऀ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì
công thức W = c + v + m s攃̀ chuyển hoá thành: W = k + m.
o Giá trị hàng hoá là chi phí thực tế của XH để sản xuất ra hàng hoá. Nó thể hiện
vai trò của từng bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư
o K là chi phí về tư bản để sản xuất ra hàng hoá. K che giấu vai trò của các bộ
phận tư bản trong việc tạo ra m, dẫn đến lầm tưởng trong tư liệu sản xuất (C) sinh ra m: K + m
o Công thức tính lợi nhuận: p = W - k.
o Công thức W = k + m chuyển thành W = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư
bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.
o Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản
chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói
m là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m
thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá
cả bán hàng hóa do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn
xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.
- Sự khác nhau giữa lợi tức TBCN và tiền TBCN:
• Lợi tức tiền TBCN là bộ phận lợn nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của
tư bản đầu tư trong công nghiệp (tư bản nông nghiệp) do công nhân nông nghiệp
tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp địa tô cho địa chủ với tư cách
là người sỡ hữu ruộng đất.
• Còn lợi tức TBCN là một phần lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho
người cho vay vì sử dụng số tiền của người cho vay. T椃ऀ suất lượi tức được thỏa
thuận giữa người cho vay và người đi vay. Câu 2: (5 điểm)
Tại sao phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Phân tích quan điểm: Thể chế kinh tế là yếu tố quyết định đến sự phát triển của quốc gia.
- Phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì:
• Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ. Do mới
hình thành và phát triển, cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế là yêu cầu mang
tính khách quan. Do đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
để phát huy mặt tính cực, khắc phục mặt tiêu cực và khuyết tật của nó.
• Hệ thống thể chế chưa đầy đủ. Trình độ và năng lực tổ chức và quản lý nền kinh tế
thị trường của nhà nước thể hiện chủ yếu ở năng lực xây dựng và thực thi thể chế.
Do vậy, nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực
hiện mục tiêu của nền kinh tế.
• Hệ thống thể chế còn kém hiêu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và các loại
thị trường. Trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế vừa chưa đủ mạnh, vừa hiệu
quả thực thi chưa cao. Các yếu thố thị trường, các loại hình thị trường mới ở trình
độ sơ khai. Do đó, cần tiếp tục thực hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.
- Thể chế kinh tế là yếu tố quyết định đến sự phát triển của quốc gia vì:
• Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu hướng
phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Nền kinh tế thị trường
là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Khi có đủ các điều kiện cho sự tồn
tại và phát triển, nền kinh tế hàng hóa tự hình thành. Sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa theo các quy luật tất yếu đạt tới trình độ nền kinh tế thị trường. Đó là tính
quy luật. Nhân loại muốn tiếp tục phát triển thì không ch椃ऀ dừng lại ở kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa. Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển
của dân tộc, sự lựa chọn đó không hề mâu thuẫn với tiến trình phát triển của đất nước.
• Do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thúc đẩy
phát triển đối với Việt Nam. Kinh tế thị trường luôn là động lực thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả. Do vậy, trong phát triển của Việt Nam cần
phát triển kinh tế thị trường để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có
hiệu quả, thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
• Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng mong
muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam.
• Thực tế 35 năm đổi mới đã khẳng định việc xây dựng và phát triển KTTT định
hướng XHCN là lựa chọn đúng đắn của Đảng ta. Phát triển KTTT định hướng
XHCN đã đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hội nhập quốc
tế. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Việc đổi mới, sắp xếp,
cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh; kinh tế tập
thể được quan tâm đổi mới; kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng; đội ngũ doanh
nhân không ngừng lớn mạnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả tích cực.