-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Top 4 câu hỏi tự luận văn minh Ai Cập - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Người Aryan là ai? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện người Aryan tại Ấn Độ vào thiên niên kỷ thứ II TCN? Sự xuất hiện của người Aryan đã làm biến đổi xã hội Ấn Độ như thế nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Top 4 câu hỏi tự luận văn minh Ai Cập - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Người Aryan là ai? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện người Aryan tại Ấn Độ vào thiên niên kỷ thứ II TCN? Sự xuất hiện của người Aryan đã làm biến đổi xã hội Ấn Độ như thế nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
III. Tự luận:
1.Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về những cơ sở hình thành của văn minh AI Cập.
- Về tự nhiên: + Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Hàng năm, tới
mùa mưa nước sông Nin cuồn cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu
sông Nin. Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú.
+ Tài nguyên: Ai Cập có nhiều mỏ đá quý ở thượng nguồn và các loại cây ở hai bên bờ sông Nlile
Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ,
vũ khí bằng đồng. Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu
nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh. -Về xã hội :
+ Dân cư là những thổ dân Châu Phi hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc đã sinh
sống lâu đời dọc 2 bên bờ sông nile.
+ Chính trị : tổ chức nhà nước theo kiểu hình quân chủ chuyên chế do Pharaol đứng đầu
được tôn sùng như các vị thần.
+ Xã hội phân tầng khá rõ rệt theo kiểu hình chủ nô - nô lệ. Người ai Cập dành sự tôn
kính với tầng lớp tư tế và kinh sư.
2.Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về chữ viết thời nhà Thương ở Trung Quốc?
Khoảng năm 1300 trước Công Nguyên chữ viết đầu tiên được biết đã xuất hiện ở nền
văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là
tượng hình và một phần là tượng thanh (ngữ âm – phonetic). Loại chữ viết này được thể
hiện trên những phần xương phẳng của gia súc hay xương hươu, trên vỏ sò và mai rùa và có lẽ trên cả gỗ.
Theo thời gian số lượng kí tự tăng lên đáng kể khoảng 3000 kí tự. Nhiều kí tự đã được
đơn giản hóa và phần lớn đã được cách điệu khiến cho chúng ít tượng hình hơn. Những
mảnh xương hay vạc bằng đồng trên đó có những kí tự nguyên thủy đc khắc đã dần dần
nhường chỗ cho những thẻ tre, cuộn lụa và phiến gỗ, và vào TK1 SCN chúng được thay
thế bằng giấy. Những cây cọ và mực đủ lọai đã được phát triển để vẽ ra các kí tự, bản
thân các chữ này đã trở thành một hình thức biểu đạt nghệ thuật trong những thời kì sau đó.
Chữ viết đã trở thành chìa khóa để nhận biết bản sắc và sự phát triển của nền văn minh
trung quốc. Các dân tộc ở vùng hoàng thổ và đồng bằng miền bắc trung quốc nói nhiều
thứ ngôn ngữ khác nhau, thường là nhóm này ko hiểu ngôn ngữ nhóm khác. Nhưng việc
sử dụng ngày càng nhiều các kí tự tinh tế và được chuẩn hóa đã tạo ra sự gắn kết cho
những dân cư với số lượng đang tăng lên của vùng hoàng thổ này mang bản sắc chung.
Ý thức về bản sắc đc cảm nhận sâu sắc trong những nhóm thượng lưu vốn độc quyền sd
các kí tự nhưng sau nó đã thấm dần xuống tầng lớp nông dân và thợ thủ công.
3.Anh chị hãy trình bày về sự ra đời chữ viết của người Lưỡng Hà và vai trò của
nó đối với xã hội người Sumer.
Từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thế kỷ III TCN, người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng
hình. Đầu tiên chữ viết của họ là những hình vẽ, về sau họ đơn giản thành những nét
vạch có ý nghĩa tượng trưng cho mộthình vẽ nào đó. Họ thường dùng đầu cây gậy vót
nhọn vạch lên những tấm đất sét còn mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì
vậy người ta hay gọi là chữ hình đinh, chữ hình góc hay chữ tiết hình.
Việc phát minh chữ viết của người Lưỡng Hà dựa trên nhu cầu để ghi chép hồ sơ đất
đai, chính trị và thương mại, bao gồm việc tán dương kì công của những vị vua kiêu
hãnh ở dịa phương. Trước chữ viết là phát ming con dấu hình trụ bằng đất sét mà trên
đó các hình ảnh nhỏ có thể được ghi lại. Chữ viết đầu tiên của người Sumer được phát
triển từ đó. Bảng chữ cái đầu tiên của người Sumer, một bộ các kí hiệu tượng trưng cho
ngữ âm có thể lên đến 2000 kí tự phát sinh từ các hình ảnh đầu tiên đó. Chẳng bao lâu
các tác giả dùng các kí hiệu trừu tượng hơn rút ngắn bảng chữ cái xuống còn khoảng 300 kí hiệu.
- Tầm quan trọng của chữ viết;
+Là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các hệ thống quan lại chính thức, phụ thuộc vào
việc truyền thông được chuẩn hóa và khả năng duy trì hồ sơ , sổ sách.
+ Thúc đẩy mậu dịch và sản xuất
+ Tạo ra sự phân chia mới trong dân số của các nền văn minh đầu tiên.
4.Người Aryan là ai? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện người Aryan tại Ấn
Độ vào thiên niên kỷ thứ II TCN? Sự xuất hiện của người Aryan đã làm biến đổi
xã hội Ấn Độ như thế nào?
- Người Aryan cổ đại là người chăn thả gia súc sinh sống ở vùng giữa Bắc Hải và
Caspian , nói hệ ngôn ngữ Ấn - Âu, mang theo hệ thống giai cấp đẳng cấp của Ấn Độ và
tôn giáo Vệ Đà đã hình thành nên Ấn Độ giáo hiện đại. - Nguyên nhân:
+ Do sự biến đổi khí hậu và những xung đột về đất chăn thả gia súc
+ Tính cơ động và hiếu chiến của người Arian đã giúp họ có thể đánh bại những dân tộc khác
+ Vào những năm thế kỉ cuối trước công nguyên, người Aryan đã định cư ở ấn độ , tạo
cơ sở cho nền văn minh ở nam á và sự xuất hiện của 2 tôn giáo lớn trên thế giới: Ấn Độ giáo và Phật giáo.. - Biến đổi xã hội :
Khi tiến vào tiểu lục địa Ấn Độ , người Aryan đã phân chia xã hội thành 3 nhóm nhóm
xh chính : chiến binh , tu sĩ và thứ dân, Từ những xung đột và sự chinh phuvj của các
dân tộc bản địa đã bổ sung thay một nhóm thứ tư: nô lệ hay nông nô.
+ Khi người Aryan định cư , sự phân chia xã hội trở nên phức tập hơn , với những
nhóm như nông dân , thương nhân và thợ thủ công cùng với những nhóm chiến binh ,
giáo sĩ và người chăn thả súc vật.
+ Qua nhiều thế kỉ , bốn Varna ( đẳng cấp xã hội ) đã phát triển : tăng lữ ( Brahmin) ,
chiến binh ( Kshatriya ) , thứ dân và nông nô.