Top 4 đề thảo luận cuối kỳ - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
2. Cho biết trích dẫn nào dưới đây là quy phạm pháp luật? a. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúcb. Dù gái hay trai, chỉ hai là đủc. Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sảnphẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuậnd. Yêu cầu xuất trình giấy tờ khi ra vào cơ quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ 1
1. Quy phạm pháp luật luôn thể hiện ý chí của? a. Nhân dân b. Giai cấp thống trị c. Giai cấp bị trị d. Toàn xã hội
2. Cho biết trích dẫn nào dưới đây là quy phạm pháp luật?
a. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
b. Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ
c. Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản
phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận
d. Yêu cầu xuất trình giấy tờ khi ra vào cơ quan
3. Cho biết ý kiến nào dưới đây là đúng?
a. Quy phạm pháp luật là một dạng quy phạm xã hội không mang tính cưỡng chế Nhà nước
b. Quy phạm pháp luật là một dạng quy phạm xã hội mang tính cưỡng chế Nhà nước
c. Quy phạm xã hội là một dạng quy phạm pháp luật
d. Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội là hai loại quy phạm khác biệt
4. Khoản 1 Điều 234 BLHS:“Người nào săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn
bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có
giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông
thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. T
rong quy phạm pháp luật trên,
mặc dù không biểu hiện về mặt hình thức nhưng có thể hiểu, quy phạm pháp luật
trên có giá trị áp dụng trong khoảng thời gian nào? a. 2 năm b. 6 tháng đến 3 năm c. Mọi thời điểm
d. Không có khoảng thời gian áp dụng
5. Trong quy phạm“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường,...”– Điều 584 Bộ luật dân sự. Phần “thì phải bồi
thường” là bộ phận nào? a. Giả định b. Quy định c. Chế tài d. Quy định và Chế tài
6. Đặc điểm nào dưới đây không phải của quan hệ pháp luật? a. Mang tính ý chí
b. Làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
c. Không có tính cưỡng chế
d. Được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tương ứng
7. Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm? a. Chỉ là cá nhân
b. Chỉ là tổ chức (bao gồm các tổ chức và nhà nước)
c. Chỉ là công dân và các tổ chức của Việt Nam
d. Tất cả các cá nhân, tổ chức (bao gồm cả nhà nước)
8. Chủ thể cá nhân nào được coi là chủ thể đầy đủ khi tham gia quan hệ pháp luật ở Việt Nam?
a. Công dân có năng lực chủ thể b. Tổ chức
c. Người nước ngoài và người không quốc tịch d. Công dân và tổ chức
9. Chủ thể nào là chủ thể hạn chế khi tham gia quan hệ pháp luật ở Việt Nam? a. Công dân thành niên
b. Công dân chưa thành niên
c. Người nước ngoài và người không quốc tịch
d. Công dân chưa thành niên; người nước ngoài và người không quốc tịch
10. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích khác bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, khi nào?
a. Bị công an hạn chế năng lực hành vi dân sự
b. Bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự
c. Bị Viện kiểm sát hạn chế năng lực hành vi dân sự
d. Bị Ủy ban nhân dân cấp xã hạn chế năng lực hành vi dân sự
11. Hành vi trái pháp luật được hiểu là?
a. Những hành vi pháp luật cấm nhưng chủ thể vẫn thực hiện
b. Những hành vi pháp luật bắt buộc phải làm nhưng chủ thể không thực hiện
c. Những hành vi pháp luật cấm nhưng chủ thể vẫn thực hiện, những hành vi
pháp luật bắt buộc phải làm nhưng chủ thể không thực hiện và những hành vi
chủ thể thực hiện vượt quá giới hạn được phép, cho phép theo pháp luật
d. Những hành vi do chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện
12. Hành vi vi phạm pháp luật do những chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện không những phải trái pháp luật mà còn chứa đựng yếu tố? a. Động cơ b. Mục đích c. Lỗi d. Hậu quả
13. A đang chở hàng đi trên đường, do buộc không cẩn thận, dây buộc hàng bị đứt
dẫn tới việc hàng hóa A vận chuyển bị đổ ra đường gây tai nạn giao thông. Trong
trường hợp trên, hành vi của A có lỗi hay không?
a. A không có lỗi, đây là sự kiện bất ngờ
b. A không có lỗi, đây là tình huống bất khả kháng c. A có lỗi
d. Không có lỗi, do chưa xác định được năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
14. Công ty A vận chuyển hàng từ Sài gòn ra Hà Nội cho công ty B theo hợp đồng
vận chuyện, tuy nhiên đến địa phận tỉnh Quảng Bình đã gặp lũ bất ngờ, cho nên đã
giao hàng muộn cho công ty A 1 ngày. Trong trường hợp trên, công ty B có lỗi hay không?
a. Không có lỗi, đây là sự kiện bất ngờ
b. Không có lỗi, đây là tình huống bất khả kháng c. Có lỗi
d. Không có lỗi, do chưa xác định được năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
15. Chủ thể nào dưới đây được coi là có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi có
hành trái pháp luật, có lỗi? a. Người tâm thần b. Người say rượu c. 13 tuổi
d. Người thực hiện hành vi trong trạng thái vô thức
16. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Hình thức sở hữu nhà nước là nền tảng ở nước ta hiện nay
b. Hình thức sở hữu tự nhiên có vai trò quan trọng nhất
c. Hình thức sở hữu tập thể là nòng cốt phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay
d. Để phát triển kinh tế định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa cần loại bỏ hình thức kinh tế tư nhân
17. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thừa nhận là thành
phần kinh tế của Việt Nam
b. Để xây dựng xã hội chủ nghĩa cần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân
c. Thành phần kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
d. Thành phần kinh tế tập thể có vai trò quan trọng nhất trong các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
18. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Quyền con người là những quyền nhà nước đặt ra và quy định tại Hiến pháp
b. Quyền cơ bản của công dân là những quyền nhà nước đặt ra và quy định tại Hiến pháp
c. Quyền công dân là những quyền tự nhiên mà nhà nước phải đáp ứng cho công dân của mình
d. Quyền con người và quyền công dân đều do nhà nước đặt ra và quy định tại Hiến pháp
19. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước Việt Nam?
a. Phân chia quyền lực giữa các mảng quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp
b. Tập trung quyền lực nhưng phân chia nhiệm vụ
c. Phân chia quyền lực giữa chính quyền ở trung ương và ở địa phương
d. Không có sự phân chia giữa nhiệm vụ và quyền lực
20. Nguyên tắc nào trong các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam dưới
đây quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan cùng cấp hành chính?
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ
b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
d. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân chia nhiệm
vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước
21. Loại tội phạm nào mà mức hình phạt dự kiến áp dụng cao nhất là 3 năm tù giam?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
22. Loại tội phạm nào mà mức hình phạt dự kiến áp dụng trong khoảng từ trên 3 năm đến 7 năm tù giam?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
23. Trong trách nhiệm hình sự, xét về độ tuổi của cá nhân phạm tội, thì?
a. Người từ đủ 12 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
b. Người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
c. Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
d. Người từ đủ 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
24. A (15 tuổi), A phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với loại tội phạm nào?
a. Mọi loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
b. Một số loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
c. Mọi loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
d. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý với loại nào do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
25. Độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội quy định tại
khoản 1 Điều 133 BLHS (Tội đe dọa giết người): “Người nào đe doạ giết người,
nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực
hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”? a. Ngay từ khi sinh ra
b. Từ đủ 14 tuổi trở lên
c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 18 tuổi trở lên
26. Độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội quy định tại
khoản 2 Điều 169 BLHS (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản): “ Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ
chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp;…”? a. Ngay từ khi sinh ra
b. Từ đủ 14 tuổi trở lên
c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 18 tuổi trở lên
27. Cho biết khách thể của Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân tại
Khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình sự:“Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân
mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”? a. An ninh quốc gia b. Trật tự xã hội
c. Danh dự, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của con người d. Tài sản
28. Hình phạt nào sau đây có thể áp dụng đối với người phạm tội chưa đủ 18 tuổi? a. Tù có thời hạn
b. Bồi thường thiệt hại c. Tù chung thân d. Tử hình
29. Hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội? a. 12 năm b. 20 năm c. Tù chung thân d. Tử hình
30. Số lượng các hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội trong trách nhiệm hình sự là?
a. Có 10 hình phạt chính và 10 hình phạt bổ sung
b. Có 9 hình phạt chính và 9 hình phạt bổ sung
c. Có 8 hình phạt chính và 8 hình phạt bổ sung
d. Có 7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung
31. Theo luật dân sự, tàu biển thuộc nhóm tài sản nào? a. Vật
b. Giấy tờ có giá bằng tiền
c. Giá trị nhân thân không liên quan đến tài sản d. Không phải tài sản
32. Những chủ thể nào có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản?
a. Chỉ duy nhất chủ sở hữu
b. Chủ sở hữu và những người chiếm hữu hợp pháp khác
c. Chủ sở hữu, những người chiếm hữu hợp pháp khác và những người chiếm hữu
bất hợp pháp nhưng ngay tình
d. Tất cả các chủ thể chiếm hữu tài sản hợp pháp và bất hợp pháp
33. Những chủ thể nào có quyền định đoạt đối với tài sản?
a. Chủ sở hữu là người duy nhất có quyền định đoạt
b. Chủ sở hữu và những người chiếm hữu hợp pháp khác
c. Chủ sở hữu, những người chiếm hữu hợp pháp khác và những người chiếm hữu
bất hợp pháp nhưng ngay tình
d. Tất cả các chủ thể chiếm hữu tài sản hợp pháp và bất hợp pháp
34. Người hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là?
a. Là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản
b. Những người được người chết chỉ định hưởng di sản thừa kế
c. Cá nhân còn sống hoặc đã thành thai, tổ chức còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế
d. Con người, động vật đều có khả năng được hưởng thừa kế
35. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải
được thể hiện ở thời điểm nào?
a. Ngay tại thời điểm mở thừa kế.
b. Sau 01 năm kể từ ngày mở thừa kế.
c. Sau 06 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế.
d. Trước thời điểm phân chia di sản
36. Trường hợp nào di chúc hợp pháp về mặt nội dung?
a. Chỉ cần di chúc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội
b. Chỉ cần người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép
c. Cả hai điều kiện người lập di chúc minh mẫn sáng suốt không bị cưỡng ép và di
chúc không trái luật, đạo đức xã hội
d. Di chúc phải có người làm chứng hoặc có công chứng, chức thực của nhà nước
37. Trong trường hợp nào, sẽ chia thừa kế theo pháp luật?
a. Không có di chúc; di chúc bất hợp pháp hoặc di chúc không định đoạt hết số di sản
b. Khi có di chúc hợp pháp nhưng những người hưởng thừa kế yêu cầu chia thừa kế theo luật
c. Khi có di chúc hợp pháp nhưng Nhà nước yêu cầu chia theo luật
d. Khi có di chúc nhưng di sản định đoạt trong đi chúc nhiều hơn số di sản thực tế
38. A kết hôn với B sinh ra H. Sau đó, A ly hôn với B rồi kết hôn với C sinh ra 2
con là X, Y. A chết ai được hưởng di sản thừa kế của A? a. B, C b. C, X, Y c. H, C, X, Y d. B, H, C, X, Y
39. A nhận H là con nuôi. H sinh ra K. Cho biết K là hàng thừa kế thứ mấy của A? a. Thứ nhất b. Thứ hai c. Thứ ba
d. Không thuộc hàng thừa kế nào
40. A là Việt kiều sinh sống tại Mỹ. Khi chết A lập di chúc để lại cho người con trai
của mình (đang sinh sống tại Việt Nam) và con mèo của mình tài sản là ngôi nhà
do A làm chủ sở hữu tại Việt Nam (Pháp luật một số Bang ở Hòa Kỳ chi phép để
lại tài sản cho động vật). Cho biết di chúc trên có hiệu lực hay không?
a. Toàn bộ di chúc có hiệu lực pháp lý
b. Phần di sản để lại cho con trai có giá trị pháp lý, phần để lại cho con mèo
không có giá trị pháp lý
c. Phần di sản để lại cho con mèo có giá trị pháp lý, phần để lại cho con trai không có giá trị pháp lý
d. Toàn bộ di chúc không có giá trị pháp lý ĐỀ 2
1. Hoàn thiện khái niệm: “Quy phạm pháp luật là …….(1)........... chung do .......
(2)........... ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những
định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định”.
a. (1) Quy phạm xã hội; (2) Nhà nước
b. (1) Hành vi; (2) Nhà nước
c. (1) Quy tắc xử sự; (2) Quốc hội
d. (1) Quy tắc xử sự; (2) Nhà nước
2. Quy phạm pháp luật luôn thể hiện ý chí của? a. Nhân dân b. Giai cấp thống trị c. Giai cấp bị trị d. Toàn xã hội
3. Quy tắc xử sự: “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” có phải là quy phạm pháp luật
hay không? Giải thích tại sao?
a. Không phải là quy phạm pháp luật
b. Là quy phạm pháp luật vì đây là Điều 128 Bộ luật Hình sự
c. Là quy phạm xã hội vì đây là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
d. Là quy phạm pháp luật vì nó cho biết trách nhiệm mà những chủ thể vô ý làm
chết người phải gánh chịu
4. Hoàn thiện khái niệm dưới đây: “................ là một bộ phận của quy phạm pháp
luật, nêu lên đối tượng chịu tác động của quy phạm pháp luật; nghĩa là nêu lên
các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống; và cá nhân, tổ chức nào
trong điều kiện, hoàn cảnh đó phải chịu sự tác động đó”?
a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài d. Quy phạm xã hội
5. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật cho biết thông tin gì?
a. Không gian thời gian; cá nhân tổ chức, điều kiện hoàn cảnh
b. Được làm gì, không được làm gì, làm như thế nào
c. Xử lý như thế nào
d. Chủ thể ban hành ra quy phạm pháp luật
6. Xác định cơ cấu của các quy phạm pháp luật sau: “Công dân nam, nữ bình đẳng
về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”
(Điều 26 Hiến pháp 2013)?
a. Giả định: “Công dân nam, nữ”; Quy định: “bình đẳng về mọi mặt”; Chế tài:
“Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”.
b. Giả định: “Công dân nam, nữ”; “Nhà nước”; Quy định: “bình đẳng về mọi mặt”;
“có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”.
c. Giả định: “Công dân nam, nữ”; Quy định: “bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có
chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”.
d. Giả định: “Công dân nam, nữ”; “Nhà nước”; Quy định: “bình đẳng về mọi mặt”;
Chế tài: “có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”.
7. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam? a. Pháp lệnh b. Luật c. Hiến pháp d. Nghị quyết
8. Hoàn thiện khái niệm: “................ là quan hệ giữa người và người được điều
chỉnh bởi một quy phạm pháp luật tương ứng”?
a. Văn bản quy phạm pháp luật b. Quan hệ pháp luật c. Vi phạm pháp luật d. Trách nhiệm pháp lý
9. A đi chợ nhặt được tài sản do B làm rơi. Vậy quan hệ giữa A và B là quan hệ gì?
a. Chỉ là quan hệ xã hội
b. Là quan hệ pháp luật
c. Không phát sinh quan hệ
d. Chưa đủ cơ sở để xác định chỉ là quan hệ xã hội hay là quan hệ pháp luật
10. Chủ thể của quan hệ pháp luật là?
a. Những người mang quốc tịch Việt Nam
b. Những người tham gia vào quan hệ pháp luật
c. Lợi ích các bên hướng tới khi tham gia vào quan hệ pháp luật
d. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh khi tham gia vào quan hệ pháp luật
11. A kết hôn với B. Chủ thể của quan hệ pháp luật trên là? a. A b. A và B c. Nhà nước d. A, B và Nhà nước
12. Chủ thể nào là chủ thể hạn chế khi tham gia quan hệ pháp luật ở Việt Nam? a. Công dân thành niên
b. Công dân chưa thành niên
c. Người nước ngoài và người không quốc tịch
d. Công dân chưa thành niên; người nước ngoài và người không quốc tịch
13. Tại phiên tòa xét xử bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản. Trong quan hệ pháp luật
nói trên Tòa án là loại chủ thể nào? a. Cá nhân b. Tổ chức thường c. Nhà nước
d. Người tiến hành tố tụng
14. Để tham gia vào các quan hệ pháp luật, chủ thể cần phải có năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể bao gồm:
a. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
b. Độ tuổi và khả năng nhận thức
c. Năng lực trách nhiệm pháp lý và hành vi
d. Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
15. Hoàn thành khái niệm: “..................là hành vi (hành động hay không hành
động) trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,
xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”? a. Quy phạm pháp luật b. Quan hệ pháp luật c. Vi phạm pháp luật
d. Trách nhiệm pháp lý
16. Hành vi trái pháp luật biểu hiện dưới dạng thực hiện không đúng các quy định
của pháp luật được hiểu là?
a. Chủ thể thực hiện hành vi không đúng, không đầy đủ hoặc không thực hiện quy định pháp luật
b. Pháp luật cho phép thực hiện nhưng thực hiện vượt quá giới hạn được cho phép
c. Những hành vi có chứa đựng lỗi
d. Những hành vi xác định của con người
17. A đánh B gây thương tích 10%. Hành vi đánh người của A về mặt hình thức
hành vi đó biểu hiện dưới dạng? a. Dạng hành động
b. Dạng không hành động
c. Dạng thực hiện không đúng quy định của pháp luật
d. Dạng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
18. Căn cứ vào đâu để biết một hành là trái pháp luật?
a. Căn cứ vào động cơ và mục đích của chủ thể thực hiện hành vi
b. Căn cứ vào sự thiệt haị cho xã hội do hành vi đó gây ra
c. Căn cứ vào các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
d. Căn cứ vào yếu tố lỗi do chủ thể thực hiện
19. Dấu hiệu đầu tiên làm cơ sở để xác định một hành vi vi phạm pháp luật là?
a. Hành vi xác định của con người
b. Hành vi trái pháp luật
c. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
d. Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
20. A đưa ra quan điểm: “Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật”; B
đưa ra quan điểm: “Mọi hành vi vi phạm pháp luật thì đều trái pháp luật”. Nhận xét
vể các quan điểm nói trên?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng. Quan điểm của A sai
c. Cả hai quan điểm của A và B đều đúng
d. Cả hai quan điểm của A và B đều sai
21. Sự khác nhau cơ bản giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp
a. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội;
còn trong lỗi cố ý gián tiếp chủ thể không biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
b. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể có động cơ, mục đích; còn trong lỗi cố ý gián
tiếp chủ thể không có động cơ, mục đích
c. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra; còn trong lỗi cố
ý gián tiếp chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra
d. Trong lỗi cố ý trực tiếp chủ thể chỉ là cá nhân; còn trong lỗi cố ý gián tiếp chủ
thể là cá nhân hoặc tổ chức
22. Phương pháp điều chỉnh của Luật nhà nước:
a. Thỏa thuận, mệnh lệnh, quyền uy
b. Trao quyền, bắt buộc, cấm đoán
c. Giải thích, mệnh lệnh, quyền uy
d. Giải thích, mệnh lệnh, bắt buộc
23. Hiến pháp hiện hành của nhà nước Việt Nam là bản Hiến pháp nào? a. Hiến pháp 1992 b. Hiến pháp 2013 c. Hiến pháp 2001
d. Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001
24. Tên gọi nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy định lần đầu
tiên trong bản Hiến pháp nào? a. Hiến pháp 1959 b. Hiến pháp 1980 c. Hiến pháp 1992 d. Hiến pháp 2013
25. Quyền con người được hiểu là?
a. Các quyền tự nhiên mà con người sinh ra sẵn có
b. Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội mà nhà nước dành cho con người
c. Các quyền mà con người có trên cơ sở quy định của Hiến pháp
d. Các quyền mà tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc
26. Quyền nào là quyền con người cơ bản nhất? a. Quyền sống b. Quyền bầu cử c. Quyền biểu tình
d. Quyền bất khả xâm phạm thân thể
27. Nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân là gì?
a. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
b. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
c. Nghĩa vụ nộp thuế d. Nghĩa vụ học tập
28. Quyền bầu cử của công dân thuộc nhóm quyền nào? a. Quyền con người
b. Quyền về chính trị
c. Quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội
d. Quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân
29. Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại? a. Hiến pháp b. Bộ luật Hình sự
c. Các văn bản quy phạm pháp luật d. Bản án của Tòa án
30. A có quan điểm: Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm; B có quan
điểm: Không phải hành vi nguy hiểm cho xã hội nào cũng là tội phạm. Cho biết
quan điểm của ai là đúng?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng, Quan điểm của A sai
c. Quan điểm của cả A và B đều đúng
d. Quan điểm của cả A và B đều sai
31. Loại tội phạm nào mà mức hình phạt dự kiến áp dụng trong khoảng từ trên 3 năm đến 7 năm tù giam?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
32. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm mà khung hình phạt cao nhất dự kiến áp
dụng với loại tội phạm đó là? a. Đến 03 năm tù giam
b. Từ trên 03 năm đến 07 năm tù giam
c. Từ trên 07 năm đến 15 năm tù giam
d. Từ trên 15 năm tù giam, tù chung thân, tử hình
33. Trích Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự về tội phản bội Tổ quốc: “Công dân
Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Cho biết tội phạm quy định tại
khoản 1, điều 108 là loại tội phạm nào?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
34. Quan hệ tài sản giữa các chủ thể trong luật dân sự có đặc điểm gì?
a. Mang tính đền bù ngang giá
b. Mang tính mệnh lệnh
c. Không mang tính đền bù tương đương d. Mang tính cưỡng chế
35. Tài sản nào dưới đây được coi là tiền? a. Xe đạp b. Điện thoại c. USD (Đô la Mỹ)
d. Trái phiếu chính phủ 36. Quyền chiếm hữu là?
a. Quyền chỉ định người hưởng di sản thừa kế của chủ sở hữu
b. Quyền nắm giữ, quản lý tài sản
c. Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
d. Quyền chuyển giao hoặc từ bỏ quyền sở hữu của chủ sở hữu
37. A cho B mượn một quyển sách, B đưa quyển sách đó cho C mượn nhưng
không hỏi ý kiến A. Cho biết tư cách chiếm hữu của C với quyển sách nói trên?
a. C chiếm hữu hợp pháp – thuộc trường hợp chiếm hữu thông qua một giao dịch dân sự hợp pháp b. C chiếm hữu ngay tình
c. C chiếm hữu không ngay tình
d. C chiếm hữu hợp pháp – thuộc trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền
38. Người hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là?
a. Là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản
b. Những người được người chết chỉ định hưởng di sản thừa kế
c. Cá nhân còn sống hoặc đã thành thai, tổ chức còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế
d. Con người, động vật đều có khả năng được hưởng thừa kế
39. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành có bao nhiêu hình thức thừa kế?
a. 1 hình thức: Thừa kế theo pháp luật
b. 2 hình thức: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
c. 3 hình thức: Thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị
d. 4 hình thức: Thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị và thừa
kế không phụ thuộc vào di chúc
40. Xác định di sản thừa kế trong trường hợp sau: A chết để lại di sản là một ngôi
nhà trị giá 1 tỷ đồng mang tên 2 vợ chồng. Một tài sản riêng của A phục vụ việc
nghiên cứu khoa học trị giá 150 triệu đồng. a. 1 tỷ 150 triệu đồng b. 650 triệu đồng c. 575 triệu đồng d. 150 triệu đồng ĐỀ 3
1. Căn cứ để xác định một quy tắc xử sự là quy phạm pháp luật?
a. Quy tắc đó là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi con người
b. Quy tắc đó là quy tắc xử sự khuôn mẫu do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
c. Quy tắc đó mang tính chuẩn mực, khuôn mẫu
d. Quy tắc đó được quy định trong các văn bản pháp luật
2. Bộ phận nào của quy phạm pháp luật cho biết thông tin về cá nhân, tổ chức chịu tác động của quy phạm?
a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài
d, Bộ phận quy định và Bộ phận chế tài
3. Cho biết cá nhân, tổ chức chịu tác động bởi quy phạm pháp luật dưới đây là:
“Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện, thì khi hoàn
thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng” – Khoản 1 Điều 572 Bộ luật dân sự? a. Người hứa thưởng
b. Người được nhận thưởng c. Nhà nước
d. Người hứa thưởng và người được thưởng
4. Cho biết trong quy phạm pháp luật “Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho
bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho” – Điều 461 BLDS; Phần“có
nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho” là?
a. Bộ phận quy định loại quy định hướng dẫn
b. Bộ phận quy định loại quy định cho phép
c. Bộ phận quy định loại quy định cấm đoán d. Bộ phận chế tài
5. Đặc điểm nào dưới đây không phải của quan hệ pháp luật? a. Mang tính ý chí
b. Làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
c. Không có tính cưỡng chế
d. Được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tương ứng
6. A trộm cắp đồng hồ của B, sau đó bán cho C. Do không biết A trộm cắp đồng hồ
của B bán cho mình nên C đã mua? Vậy quan hệ giữa A và C là?
a. Chỉ là quan hệ xã hội
b. Là quan hệ pháp luật
c. Không phát sinh quan hệ
d. Chưa đủ cơ sở để xác định chỉ là quan hệ xã hội hay là quan hệ pháp luật
7. Xét về độ tuổi, người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, khi? a. Dưới 18 tuổi
b. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
c. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi d. Dưới 21 tuổi
8. Chọn quan điểm đúng trong các quan điểm dưới đây?
a. Nhà nước là chủ thể đặc biệt khi tham gia quan hệ pháp luật
b. Người nước ngoài và người không quốc tịch không thể tham gia bất kỳ quan hệ pháp luật nào
c. Người nước ngoài được tham gia tất cả các quan hệ pháp luật như công dân Việt Nam
d. Người không quốc tịch không được thừa nhận tham gia vào các quan hệ pháp luật tại Việt Nam
9. Hành vi trái pháp luật được hiểu là?
a. Những hành vi pháp luật cấm nhưng chủ thể vẫn thực hiện
b. Những hành vi pháp luật bắt buộc phải làm nhưng chủ thể không thực hiện
c. Những hành vi pháp luật cấm nhưng chủ thể vẫn thực hiện, những hành vi
pháp luật bắt buộc phải làm nhưng chủ thể không thực hiện và những hành vi
chủ thể thực hiện vượt quá giới hạn được phép, cho phép theo pháp luật
d. Những hành vi do chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện
10. A gây ra vụ cướp tài sản lớn, bị thương ở tay. Khi được ông M (bác ruột) hỏi, A
đã kể lại với ông M toàn bộ sự việc. Ông M biết rõ tội ác cháu mình gây ra đã
không tố giác tới cơ quan điều tra, gây khó khăn cho công tác truy xét, nhận diện
hung thủ vụ án. Hành vi vi phạm pháp luật của ông M biểu hiện dưới dạng nào? a. Dạng hành động
b. Dạng không hành động
c. Dạng thực hiện không đúng quy định của pháp luật
d. Dạng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
11. Cảnh sát cơ động không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với người và
phương tiện vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông. Vậy nếu cảnh sát cơ động
ra quyết định xử phạt thì hành vi đó là hành vi trái pháp luật dưới dạng?
a. Thực hiện không đúng quy định của pháp luật
b. Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
c. Vừa là không thực hiện đúng quy định của pháp luật, vừa là vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
d. Hành vi trên không trái pháp luật
12. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống trên, hậu quả là?
a. Hành vi trộm cắp tài sản
b. B bị trộm cắp 5 triệu đồng c. Do thiếu tiền tiêu
d. Hành vi trộm cắp tài sản và 5 triệu đồng trộm cắp được
13. Yếu tố động cơ thuộc bộ phận cấu thành nào của vi phạm pháp luật? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
14. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống
trên, các yếu tố thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm?
a. Động cơ do thiếu tiền, lỗi cố ý trực tiếp
b. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng
c. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng và mối quan hệ giữa hành vi và kết quả nói trên
d. Hành vi trộm cắp, số tiền trộm cắp 5 triệu đồng, mối quan hệ giữa hành vi và kết
quả nói trên và động cơ do thiếu tiền
15. Theo Hiến pháp, quyền lực của nhà nước Việt Nam thuộc về?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam b. Nhân dân c. Quốc hội d. Chính phủ
16. Quyền cơ bản của công dân được hiểu là?
a. Các quyền tự nhiên mà con người sinh ra sẵn có
b. Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội mà công dân được thực hiện
c. Các quyền công dân có trên cơ sở quy định của Hiến pháp
d. Các quyền mà tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc
17. Quyền nào dưới đây là quyền con người? a. Quyền biểu tình
b. Quyền tự do ngôn luận
c. Quyền mưu cầu hạnh phúc
d. Quyền khiếu nại tố cáo
18. Quyền nào dưới đây là các quyền về tự do dân chủ?
a. Quyền biểu tình, quyền tham gia quản lý nhà nước
b. Quyền tự do lập hội, tự do hội họp
c. Quyền ứng cử bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước
d. Quyền biểu tình, quyền tự do hội họp, quyền bất khả xâm phạm nơi ở
19. Công dân thực hiện quyền bầu cử để bầu ra cơ quan nào sau đây?
a. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp b. Chủ tịch nước c. Chính phủ
d. Toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước
20. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Chỉ công dân Việt Nam mới có quyền con người theo pháp luật Việt Nam
b. Người nước ngoài không có một số quyền con người như công dân Việt Nam do Hiến pháp quy định
c. Quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp là những quyền
dành riêng cho công dân Việt Nam
d. Người nước ngoài không có một số quyền cơ bản như công dân Việt Nam do Hiến pháp quy định
21. Nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân bắt đầu được quy định tại Hiến pháp 2013 là?
a. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc
b. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
c. Nghĩa vụ nghiên cứu khoa học d. Nghĩa vụ nộp thuế
22. Nguyên tắc nào trong các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam dưới
đây quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc các cấp hành chính?
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ
b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
d. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân chia nhiệm
vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước
23. Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
b. Quản lý nhà nước trên cả nước và địa phương
c. Xét xử và kiểm sát xét xử, giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
d. Thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, thanh tra và kiểm
tra, ban hành hiến pháp pháp luật.
24. Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở Việt nam có nhiệm vụ quyền hạn gì? a. Xét xử
b. Giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
c. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
d. Xét xử, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án
25. Tòa án nhân dân các cấp ở địa phương do cơ quan nào thành lập ra?
a. Hội đồng nhân dân cùng cấp
b. Ủy ban nhân dân cùng cấp
c. Ủy ban thường vụ Quốc hội
d. Ủy ban mặt trận tổ quốc
26. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm
b. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm
c. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm 27. Đồng phạm là?
a. Trường hợp có ba người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
b. Trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
c. Trường hợp có bốn người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
d. Trường hợp có nhiều người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
28. A (17 tuổi) có hành vi vô ý làm chết người. Căn cứ vào khoản 1 Điều 128
BLHS: “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Tòa án tuyên phạt A 2 năm tù giam.
Cho biết A phạm tội loại nào?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
29. Độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng là?
a. Từ đủ 14 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi phụ thuộc vào loại tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự
b. Từ đủ 14 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên phụ thuộc vào yếu tố lỗi
c. Từ 14 tuổi trở lên với mọi tội phạm trong Bộ luật hình sự
d. Từ 16 tuổi trở lên với mọi tội phạm trong Bộ luật hình sự
30. Theo quy định của BLHS, pháp nhân thương mại là chủ thể của tội nào sau đây?