Top 4 phát minh vĩ đại của trung quốc | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Top 4 phát minh vĩ đại của trung quốc | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón

lOMoARcPSD| 40420603
a. Kỹ thuật làm giấy
- Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để
ghi chép, sớm hơn là dùng xương thú, mai rùa, kim loại, đá.
- Đến thời Tây Hán, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm, người Trung Quốc đã
chế tạo ra một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén con tằm, loại giấy này sần sùi, không
phẳng, gai, chủ yếu dùng để gói hàng.
- Thời Đông Hán, năm 105, có một viên hoạn quan là Thái Luân đã phát minh
ra việc chế tạo giấy có chất lượng tốt bằng nguyên liệu như vỏ cây, lưới cũ, giẻ
rách,…
Thái Luân dùng một thứ dung dịch (nước tro thảo mộc hoặc nước vôi) vị chua, làm
cho nguyên liệu bớt keo, trong hơn, dùng chổi đánh cho các thứ xơ tơi ra, tăng nhiệt
độ chế hồ giấy cao hơn, do đó chất lượng hồ giấy tốt hơn, mặt giấy làm ra đều, trơn,
phẳng. Nguyên liệu chủ yếu là vỏ cây “chử” (cây dó) sẵn có, sản phẩm làm ra tốt,
nhiều, rẻ nên được sử dụng phổ biến.
Thái Luân được vua Hán phong tước “Long Đình hầu” và nhân dân gọi giấy của ông
làm ra là “giấy Thái hầu”, phong ông là ông tổ của nghề làm giấy.
Từ đó, kỹ thuật làm giấy của người Trung Quốc được cải tiến thành dây chuyền:
+ bước 1: làm tơi nguyên liệu bằng cách ngâm, dầm, hay nấu, làm cho hồ giấy tách
khỏi chất keo, phân tán thành xơ
\+ bước 2: khuấy đảo làm cho xơ vụn ra thành hồ
+ bước 3: cho nước vào hồ thành dung dịch rồi bỏ lên sàng, sàng qua sàng lại cho
hồ kết thành những tấm mỏng ươn ướt nước
+ bước 4: sấy, phơi, nén, ép thành từng trang.
Cho đến ngày nay công nghệ chế tạo giấy không khác phương pháp của người
Trung Quốc thời cổ bao nhiêu.
- Từ thời Tây Tấn, kỹ thuật chế tạo giấy được truyền bá sang các nước láng giềng:
Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Ả rập, rồi từ Ả Rập truyền sang châu Â. Sau
lOMoARcPSD| 40420603
khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như
lá cây ở Ấn Độ, giấy papyrút ở Ai Cập, da cừu ở châu Âu…đều bị giấy thay thế. K
thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết của nhân
loi.
b. Kỹ thuật in
- Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có từ đời Tần.
- Hiện nay chưa rõ kỹ thuật in chính xác ra đời từ bao giờ, chỉ biết rằng đến giữa
thếkỷ VII (thời Đường) đã có kỹ thuật in. Sử sách chép lúc bấy giờ nhà sư Huyền
Trang đã cho in một số ợng lớn phổ hiền tượng để phân phát bốn phương, như
thế là chậm nhất lúc này Trung Quốc đã phát minh và ứng dụng thuật in ấn. Năm
1966, ở Hàn Quốc phát hiện được kinh Đàlani in vào khoảng năm 704 – 751, đây
là ấn
lOMoARcPSD| 40420603
phẩm cổ nhất trên thế giới đã phát hiện được. Theo nghiên cứu thì kinh này khắc in
ở Tây An, vì thuật in ấn đã được phát minh từ thế kỷ VII ở Trung Quốc.
- Kỹ thuật in lúc đầu là bằng ván khắc, quá trình in đại thể như sau: chọn thứ
gỗ chắc, thớ nhỏ, cưa thành những tấm ván theo quy cách nhất định, trên đó khắc
nổi chữ trái, hoặc hình vẽ trái, sau đó xoa mực, đặt tờ giấy lên in. Kỹ thuật in ván
khắc mất công, mất thời gian, nhưng công nghệ giản đơn, ít tốn, lại có thể in đi in lại
nhiều lần nên được dùng rất phổ biến.
- Đến thế kỷ XI, một người dân thường là Tất Thăng đã phát minh ra cách in
chữ rời bằng đất sét nung. Các con chữ được xếp lên một tấm sắt có phủ sáp, nhựa
thông và tro giấy, xung quanh có khung sắt giữ lại, xếp xong đem hơ nóng cho sáp
chảy ra, dùng một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội. Như vậy sáp đã giữ cht
lấy chữ và có thể đem in. In xong, lại hơ lửa cho tan chất hồ, gỡ chữ bỏ vào ô gỗ lúc
đầu. Công nghệ in chữ rời tương đối giản đơn, hiệu suất cao, sử dụng và bảo tồn
chữ rời tiện lợi, không mất công, mất thì giờ như in bản khắc, tốn gỗ, hiệu suất thấp,
giữ gìn bản khắc phức tạp.
- Sau đó, Thẩm Quát đã thử dùng chữ gỗ thay thế chữ đất sét nung nhưng
chưa có kết quả, đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng
con chữ rời bằng gỗ.
- Từ thời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều
Tiên,
Nht Bản, Việt Nam, Philippin, Ả Rập rồi truyền sang châu Phi, châu Âu. Năm
1448, Guttenbéc (người Đức) đã dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để
in kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. c. La bàn (kim
chỉ nam)
- Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm, phát
minh ramột dụng cụ chớng gọi là “tư nam”: làm bằng sắt có từ thiên nhiên, mài
thành hình cái thìa để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ
ớng nam. Nhược điểm: sắt có từ thiên nhiên khó mài, gia công phức tạp, dễ mất
từ, lại nặng nề, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chớng không được
lOMoARcPSD| 40420603
chính xác nên không được dùng phổ biến. Mặc dù vậy, tư nam vẫn được xem là tổ
tiên của kim chỉ nam.
- Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra kim nam châm
nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính rồi dùng
kim đó để làm “la bàn”. Lúc đầu la bàn còn thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng
rơm, sợi bấc đèn rồi thả trên bát nước gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo kim nam châm
bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
- La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem hướng đất, đến
cuối thời Bắc Tống thì được sử dụng trong việc đi biển. Trước kia, người đi biển
nhìn vào mặt trời, mặt trăng và các vì sao mà định phương hướng. Gặp ngày mưa
gió âm u, không thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì thường hay bị lạc đường,
va vào đá ngầm hoặc mắc cạn vào bãi cát nổi. Lúc đầu, kim chỉ nam được dùng để
bổ trợ cùng với việc xem thiên văn cho người đi biển (đêm xem sao, ngày xem mặt
trời, lúc âm u xem kim chỉ nam”. Từ Nam Tống trở về sau, kim chỉ nam trở thành
nghi khí chỉ ớng chủ yếu của ngành hàng hải, việc xem thiên văn trở thành bổ trợ.
lOMoARcPSD| 40420603
Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng hải và làm sổ tay hàng hải.
Ứng dụng kim chỉ nam vào hàng hải làm cho kỹ thuật hàng hải cải tiến nhanh, mở
một kỷ nguyên mới cho hàng hải nhân loại. Đời Nam Tống và đời Nguyên, ngành
hàng hải Trung Quốc phát triển rất cao, đầu đời Minh, Trịnh Hoà đi thuyền xuống
Tây Dương đều gắn liền với việc ứng dụng kim chỉ nam.
- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rập rồi sang châu Âu, người châu
Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế
kỷ XVI, la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc, dần dần thay thế la bàn nước. d.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40420603
a. Kỹ thuật làm giấy -
Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để
ghi chép, sớm hơn là dùng xương thú, mai rùa, kim loại, đá. -
Đến thời Tây Hán, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm, người Trung Quốc đã
chế tạo ra một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén con tằm, loại giấy này sần sùi, không
phẳng, gai, chủ yếu dùng để gói hàng. -
Thời Đông Hán, năm 105, có một viên hoạn quan là Thái Luân đã phát minh
ra việc chế tạo giấy có chất lượng tốt bằng nguyên liệu như vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,…
Thái Luân dùng một thứ dung dịch (nước tro thảo mộc hoặc nước vôi) vị chua, làm
cho nguyên liệu bớt keo, trong hơn, dùng chổi đánh cho các thứ xơ tơi ra, tăng nhiệt
độ chế hồ giấy cao hơn, do đó chất lượng hồ giấy tốt hơn, mặt giấy làm ra đều, trơn,
phẳng. Nguyên liệu chủ yếu là vỏ cây “chử” (cây dó) sẵn có, sản phẩm làm ra tốt,
nhiều, rẻ nên được sử dụng phổ biến.
Thái Luân được vua Hán phong tước “Long Đình hầu” và nhân dân gọi giấy của ông
làm ra là “giấy Thái hầu”, phong ông là ông tổ của nghề làm giấy.
Từ đó, kỹ thuật làm giấy của người Trung Quốc được cải tiến thành dây chuyền:
+ bước 1: làm tơi nguyên liệu bằng cách ngâm, dầm, hay nấu, làm cho hồ giấy tách
khỏi chất keo, phân tán thành xơ
\+ bước 2: khuấy đảo làm cho xơ vụn ra thành hồ
+ bước 3: cho nước vào hồ thành dung dịch rồi bỏ lên sàng, sàng qua sàng lại cho
hồ kết thành những tấm mỏng ươn ướt nước
+ bước 4: sấy, phơi, nén, ép thành từng trang.
Cho đến ngày nay công nghệ chế tạo giấy không khác phương pháp của người
Trung Quốc thời cổ bao nhiêu.
- Từ thời Tây Tấn, kỹ thuật chế tạo giấy được truyền bá sang các nước láng giềng:
Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Ả rập, rồi từ Ả Rập truyền sang châu Â. Sau lOMoAR cPSD| 40420603
khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như
lá cây ở Ấn Độ, giấy papyrút ở Ai Cập, da cừu ở châu Âu…đều bị giấy thay thế. Kỹ
thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết của nhân loại.
b. Kỹ thuật in
- Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có từ đời Tần.
- Hiện nay chưa rõ kỹ thuật in chính xác ra đời từ bao giờ, chỉ biết rằng đến giữa
thếkỷ VII (thời Đường) đã có kỹ thuật in. Sử sách chép lúc bấy giờ nhà sư Huyền
Trang đã cho in một số lượng lớn phổ hiền tượng để phân phát bốn phương, như
thế là chậm nhất lúc này Trung Quốc đã phát minh và ứng dụng thuật in ấn. Năm
1966, ở Hàn Quốc phát hiện được kinh Đàlani in vào khoảng năm 704 – 751, đây là ấn lOMoAR cPSD| 40420603
phẩm cổ nhất trên thế giới đã phát hiện được. Theo nghiên cứu thì kinh này khắc in
ở Tây An, vì thuật in ấn đã được phát minh từ thế kỷ VII ở Trung Quốc. -
Kỹ thuật in lúc đầu là bằng ván khắc, quá trình in đại thể như sau: chọn thứ
gỗ chắc, thớ nhỏ, cưa thành những tấm ván theo quy cách nhất định, trên đó khắc
nổi chữ trái, hoặc hình vẽ trái, sau đó xoa mực, đặt tờ giấy lên in. Kỹ thuật in ván
khắc mất công, mất thời gian, nhưng công nghệ giản đơn, ít tốn, lại có thể in đi in lại
nhiều lần nên được dùng rất phổ biến. -
Đến thế kỷ XI, một người dân thường là Tất Thăng đã phát minh ra cách in
chữ rời bằng đất sét nung. Các con chữ được xếp lên một tấm sắt có phủ sáp, nhựa
thông và tro giấy, xung quanh có khung sắt giữ lại, xếp xong đem hơ nóng cho sáp
chảy ra, dùng một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội. Như vậy sáp đã giữ chặt
lấy chữ và có thể đem in. In xong, lại hơ lửa cho tan chất hồ, gỡ chữ bỏ vào ô gỗ lúc
đầu. Công nghệ in chữ rời tương đối giản đơn, hiệu suất cao, sử dụng và bảo tồn
chữ rời tiện lợi, không mất công, mất thì giờ như in bản khắc, tốn gỗ, hiệu suất thấp,
giữ gìn bản khắc phức tạp. -
Sau đó, Thẩm Quát đã thử dùng chữ gỗ thay thế chữ đất sét nung nhưng
chưa có kết quả, đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng con chữ rời bằng gỗ. -
Từ thời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên,
Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Ả Rập rồi truyền sang châu Phi, châu Âu. Năm
1448, Guttenbéc (người Đức) đã dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để
in kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. c. La bàn (kim chỉ nam) -
Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm, phát
minh ramột dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”: làm bằng sắt có từ thiên nhiên, mài
thành hình cái thìa để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ
hướng nam. Nhược điểm: sắt có từ thiên nhiên khó mài, gia công phức tạp, dễ mất
từ, lại nặng nề, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được lOMoAR cPSD| 40420603
chính xác nên không được dùng phổ biến. Mặc dù vậy, tư nam vẫn được xem là tổ tiên của kim chỉ nam. -
Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra kim nam châm
nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính rồi dùng
kim đó để làm “la bàn”. Lúc đầu la bàn còn thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng
rơm, sợi bấc đèn rồi thả trên bát nước gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo kim nam châm
bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió. -
La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem hướng đất, đến
cuối thời Bắc Tống thì được sử dụng trong việc đi biển. Trước kia, người đi biển
nhìn vào mặt trời, mặt trăng và các vì sao mà định phương hướng. Gặp ngày mưa
gió âm u, không thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì thường hay bị lạc đường,
va vào đá ngầm hoặc mắc cạn vào bãi cát nổi. Lúc đầu, kim chỉ nam được dùng để
bổ trợ cùng với việc xem thiên văn cho người đi biển (đêm xem sao, ngày xem mặt
trời, lúc âm u xem kim chỉ nam”. Từ Nam Tống trở về sau, kim chỉ nam trở thành
nghi khí chỉ hướng chủ yếu của ngành hàng hải, việc xem thiên văn trở thành bổ trợ. lOMoAR cPSD| 40420603
Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng hải và làm sổ tay hàng hải.
Ứng dụng kim chỉ nam vào hàng hải làm cho kỹ thuật hàng hải cải tiến nhanh, mở
một kỷ nguyên mới cho hàng hải nhân loại. Đời Nam Tống và đời Nguyên, ngành
hàng hải Trung Quốc phát triển rất cao, đầu đời Minh, Trịnh Hoà đi thuyền xuống
Tây Dương đều gắn liền với việc ứng dụng kim chỉ nam.
- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rập rồi sang châu Âu, người châu
Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế
kỷ XVI, la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc, dần dần thay thế la bàn nước. d.