TOP 7 câu hỏi tự luận ôn tập học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu KTCT Mác-Lenin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia? Ý nghĩa nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hóa đối với việc phát triển KTTT nc ta hiện nay? Ý nghĩa nghiên cứu tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa? Ý nghĩa nghiên cứu quy luật cung cầu? Ý nghĩa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HCMIU)
Trường: Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu KTCT Mác-Lenin trong quá
trình lao động và quản trị quốc gia?
- Kinh tế chính trị Mác-Lenin có vai trò quan trọng trong đời sống lao động, xã hội và quản trị của quốc gia:
+ Kinh tế chính trị Mác – Lenin giúp con người hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá
trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phí sự vận động và phát triển kinh tế và vận
dụng lý luận đó vào thực tế. Quá trình vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông
qua điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế -
xã hội phát triển theo hướng tiến bộ.
+ Kinh tế chính trị Mác – Lenin cung cấp cho các luận cứ khoa học làm cơ sở để hình thành các
chính sách kinh tế, các đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu của
các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kì nhất định.
+ Kinh tế chính trị Mác – Lenin giúp con người hiểu được các chính sách, đường lối kinh tế của
Nhà nước, tạo niềm tin sâu sắc vào con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tạo động lực để thúc đẩy từng các nhân và toàn xã hội không ngừng sáng tạo, từ đó cải thiện
không ngừng đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.
Câu 2: Ý nghĩa nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hóa đối với việc phát triển KTTT nc ta hiện nay:
Nước ta là 1 nc có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tức là nền kinh tế nhiều tphan, sản
xuất đa dạng các loại HH nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và trao đổi, mua bán trên thị
trường thế giới. Hàng hóa là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay, vì vậy nắm rõ các
thuộc tính cơ bản và bản chất của hàng hóa là nội dung quan trọng, đặt ra sự hiệu quả trong
quá trình trao đổi thúc đẩy sản xuất.
+ Đẩy mạnh phan công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội.
+ Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng cải tiến mẫu mã, nõng cao chất lượng, hạ giá thành
Câu 3: Ý nghĩa nghiên cứu tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và mâu thuẫn cơ bản
của sản xuất hàng hóa?
Ý nghĩa của việc phát hiện đối với lý luận giá trị. Phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hoá tạo nên sự thành công trong việc xaay dựng lý luận giá trị.
+ Xác định được chất của giá trị là do lao động trau tượng kết tinh, biểu hiện quan hệ xã hội và
là một phạm trự lịch sử. 1
+ Xác định được lượng của giá trị là lượng lao động trung bình hay thời gian lao động xã hội cần
thiết. Xác định được hình thỏi biểu hiện của giá trị phát triển từ thấp tới cao, từ hình thỏi giản
đơn đến hình thỏi mở rộng, hình thỏi chung và cuối Cùng là hình thỏi tiền.
+ Xác định được quy luật giá trị- quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật này đòi hỏi
người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 4: Ý nghĩa nghiên cứu của quy luật giá trị
+ Cần nhận thức sự tồn tại khách quan và phạm vi hoạt động rộng lớn, lâu dài của quy luật giá
trị trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
+ Cần vận dụng tốt cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước để phát huy vai trò tích cực
của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của nó để thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo sự công bằng xã hội.
+ Tạo ra những kết quả tích cực như: làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định,
kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất,..
Câu 5: Ý nghĩa nghiên cứu quy luật cung cầu
Quy luật cung cầu điều tiết quá trình lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Khi cung
lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống; khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên.
Sự tăng lên hay giảm xuống của giá cả hàng hóa là tín hiệu của thị trường để những người kinh
doanh thương mại chuyển hàng hóa từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao, từ nơi thừa đến nơi
thiếu; để các nhà sản xuất thu hẹp hay dừng sản xuất các hàng hóa thừa, cung lớn hơn cầu,
tăng cường, mở rộng sản xuất các hàng hóa thiếu, cung nhỏ hơn cầu. Đây chính là sự điều tiết
sản xuất và lưu thông một cách tự động, linh hoạt, nhanh nhạy của cơ chế thị trường, là mặt
tích cực của quy luật cung - cầu.
Nhưng, trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, những người sản xuất và lưu thông đều
chạy theo lợi nhuận tối đa, lại không xác định được tổng cầu của xã hội, nên thường sản xuất
thừa, dẫn đến những cuộc khủng hoảng chu kỳ. Đây là mặt trái của quy luật cung - cầu, của cơ
chế tự điều tiết của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước, Nhà nước
có khả năng thấy rõ hơn từng người sản xuất - kinh doanh về tổng cung, tổng cầu của xã hội; sự
can thiệp của Nhà nước là để khắc phục khiếm khuyết này, khắc phục những mất cân đối lớn,
những cuộc khủng hoảng chu kỳ do điều tiết tự phát của cơ chế thị trường gây ra.
Câu 6: Ý nghĩa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ:
Từ việc nghiên cứu vấn đề trên ta thấy được tích luỹ tư bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tích
luỹ vốn cho sản xuất. Để nâng cao quy mô tích luỹ, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động XH, 2
tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy
mô vốn đầu tư ban đầu, khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong XH. Đây chính là ý nghĩa của
việc nghiên cứu vấn đề này.
Tích luỹ vừa là điều kiện vừa là quy luật của tái sản xuất mở rộng. Muốn mở rộng quy mô sản
xuất phải không ngừng tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm thặng dư, trên cơ sở đó mà tăng quy mô sản xuất.
Phải khai thác những nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng để vừa mở rộng sản xuất, vừa đảm bảo ổn
định đời sống xã hội.
Phải tiến hành cả tích tụ và tập trung để làm cho quy mô củ từng xí nghiệp cũng như của toàn xã hội đều tang
Câu 7: Ý nghĩa nghiên cứu tích tụ và tập trung tư bản -
Tích tụ và tập trung tư bản là các con đường làm cho quy mô vốn tăng lên. Việc tập
trung tư bản có ý nghĩa to lớn đối với CNTB trong việc tăng nhanh quy mô tư bản để cải tiến kỹ
thuật, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, tăng năng suất lao động để giành thắng lợi trong cạnh -
Đối với nước ta, cần hình thành những tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn, từ đó, nước
ta mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nền kinh tế nước ta với các
nền kinh tế trong khu vực và thế giới. -
Quy mô vốn lớn còn là điều kiện, tiền đề nhằm đẩy mạnh CNH – HĐH ở nước ta hiện nay. 3 MỤC LỤC
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu KTCT Mác-Lenin trong quá
trình lao động và quản trị quốc gia? ........................................................................................ 1
Câu 2: Ý nghĩa nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hóa đối với việc phát triển KTTT nc ta hiện
nay: ......................................................................................................................................... 1
Câu 3: Ý nghĩa nghiên cứu tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và mâu thuẫn cơ bản
của sản xuất hàng hóa? ........................................................................................................... 1
Câu 4: Ý nghĩa nghiên cứu của quy luật giá trị ......................................................................... 2
Câu 5: Ý nghĩa nghiên cứu quy luật cung cầu ........................................................................... 2
Câu 6: Ý nghĩa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ: ................................. 2
Câu 7: Ý nghĩa nghiên cứu tích tụ và tập trung tư bản ............................................................. 3 4