TOP 700 Câu hỏi trắc nghiệm nhãn khoa (theo bài, có đáp án) hay, đầy đủ nhất

Trọn bộ 700 Câu hỏi trắc nghiệm nhãn khoa có đáp án của trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu gồm 74 trang, được chia theo từng bài cụ thể như: giải phẫu và sinh lí mắt, đục thủy tinh thể, mờ mắt, viêm kết mạc,... giúp các bạn sinh viên chuyên ngành y dược ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Nhãn khoa 1 tài liệu

Thông tin:
74 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

TOP 700 Câu hỏi trắc nghiệm nhãn khoa (theo bài, có đáp án) hay, đầy đủ nhất

Trọn bộ 700 Câu hỏi trắc nghiệm nhãn khoa có đáp án của trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu gồm 74 trang, được chia theo từng bài cụ thể như: giải phẫu và sinh lí mắt, đục thủy tinh thể, mờ mắt, viêm kết mạc,... giúp các bạn sinh viên chuyên ngành y dược ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

1.6 K 789 lượt tải Tải xuống
700 CÂU TRẮC NGHIỆM NHÃN KHOA
(THEO BÀI – CÓ ĐÁP ÁN FULL)
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
ĐỤC THỂ THUỶ TINH
MỜ MẮT
THỊ LỰC VÀ KHÚC XẠ
VIÊM KẾT MẠC
BỆNH MẮT HỘT
BIỂU HIỆN MẮT TRONG MỘT SỐ BỆNH TOÀN THÂN
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
GLÔCÔM
CHẤN THƯƠNG MẮT
BỎNG MẮT
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
ĐỎ MẮT
1
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
1. Dây thần kinh số VII chi phối vận động :
A. Cơ nâng mí
B. Cơ Muller
C. Cơ thể mi
D. Cơ vòng mí
E. Cơ co đồng tử
2. Cấu trúc nào dưới đây không thuộc về giác mạc :
A. Màng Bowmann
B. Nội mô
C. Biểu mô sắc tố
D. Màng Descemet
E. Nhu mô
3. Nhiệm vụ của thể mi là :
A. Nuôi dưỡng võng mạc
B. Tiết thủy dịch và tham gia điều tiết
C. Dãn đồng tử
D. Co đồng tử
E. Điều chỉnh lượng ánh sáng vào võng mạc
4. Vùng bè là một cấu trúc giải phẩu quan trọng nằm ở :
A. Hậu phòng
B. Mống mắt
C. Góc tiền phòng
D. Kết mạc
E. Dĩa thị
5. Dĩa thị :
A. Không có mạch máu
B. Có nhiều tế bào thị giác
C. Có nhiều sợi thị giác
D. Có nhiều tế bào hạch
E. Nằm về phía thái dương của hoàng điểm
6. Trung tâm thần kinh thị giác nằm tại:
A. Vỏ não thùy chẩm
B. Vỏ não thùy thái dương
C. Vỏ não thùy đỉnh
D. Vỏ não thùy trán
E . Giao thoa thị giác .
7. Bán manh thái dương hai bên thông thường do tổn thương ở :
A. Dãi thị
B. Thể gối ngoài
C. Thần kinh thị giác
D. Giao thoa thị giác
E. Tia thị
8. Mắt bị sụp mí (không mở được) do tổn thương dây thần kinh sọ não số:
A. III
B. IV
C. V
D. VI
E. VII
9. Kết mạc là một màng liên kết mỏng phủ lên :
2
A. Mặt trước giác mạc và mặt sau mí mắt.
B. Mặt trước nhãn cầu
C. Mặt trước củng mạc và mặt sau mí mắt
D. Toàn bộ mặt ngoài của nhãn cầu
E. Mặt trước giác mạc
10. Việc điều chỉnh lượng ánh sáng vào võng mạc là chức năng của :
A. Giác mạc
B. Mống mắt
C. Thể mi
D. Thể thủy tinh
E. Võng mạc
11. Vị trí túi lệ nằm ở góc nào của bờ hốc mắt :
A. Góc thái dương trên
B. Góc thái dương dưới
C. Góc mũi trên
D. Góc mũi dưới
E. Góc ngoài
12. Áp lực nội nhãn bình thường được duy trì trong khoảng từ :
A. 0 - 10 mmHg
B. 11 - 20 mmHg
C. 21- 30 mmHg
D. 31 - 40 mmHg
E. 41 - 50 mmHg
13. Thủy dịch :
A. Là một chất gel trong suốt được sản xuất bởi thể mi
B. Chỉ được chứa ở hậu phòng
C. Có chức năng nuôi dưỡng giác mạc và thể thủy tinh
D. Có chứa lysosyme nên có tác dụng sát khuẩn
E. Được sản xuất bởi vùng bè.
14. Thị thần kinh được tạo nên bởi các sợi trục của:
A. Tế bào nón
B. Tế bào nón và que
C. Tế bào lưỡng cực
D. Tế bào hạch
E. Tế bào nón, que, lưỡng cực, hạch.
15. Hắc mạc là một phần của màng bồ đào:
A. Nằm giữa củng mạc và thể mi.
B. Nằm giữa thể mi và mống mắt.
C. Nằm giữa võng mạc và củng mạc.
D. Nằm giữa võng mạc và thể mi.
E. Nằm trước thể thủy tinh.
16. Khe bướm là một khe xương ở đỉnh hốc mắt cho các dây thần kinh dưới đây đi qua:
A. II, III, IV, V
B. III, IV, V, VI
C. II, III, IV, V, VI
D. III, IV, V, VI, VII
E. III, IV, V
17. Dây thần kinh số III điều khiển các cơ sau :
A: Thẳng trên, thẳng ngoài, chéo bé, vòng mí.
B: Thẳng trên, thẳng trong, chéo lớn, chéo bé.
C: Thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong, chéo bé, vòng mí.
3
D: Thẳng ngoài, thẳng trong, thẳng trên, thẳng dưới.
E: Tất cả các cơ vận nhãn ngoài.
18. Hốc mắt có thể thông với nội sọ qua :
A. Lỗ thị, ống lệ mủi.
B. Khe bướm, lỗ thị.
C. Khe bướm, ống lệ mủi.
D. Lỗ tròn, lỗ thị.
E. Khuyết trên ròng rọc.
19. Tuyến Meibomius nằm ở:
A. Gốc lông mi.
B. Trong hốc mắt.
C. Trong sụn mí mắt.
D. Kết mạc.
E. Rìa giác mạc.
20. Tuyến Moll và tuyến Zeiss nằm ở:
A. Bờ mí.
B. Trong hốc mắt.
C. Trong sụn mí mắt.
D. Kết mạc.
E. Rìa giác mạc.
21. Nước mắt:
A. Thoát xuống mủi qua khe bướm.
B. Thoát qua vùng bè.
C. Dàn đều lên kết giác mạc nhờ chớp mắt.
D. Không có tác dụng sát khuẩn.
E. Chỉ được sản xuất bởi tuyến lệ chính.
22. Đặc điểm của giác mạc là:
A. Có nhiều mạch máu.
B. Tế bào nội mô được tái sinh nhưng giảm dần theo tuổi.
C. Có màu trắng đục.
D. Công suất hội tụ khoảng 20D.
E. Đường kính ngang khoảng 12mm.
23. Vùng trung tâm hoàng điểm là vùng võng mạc:
A. Có thị lực tốt nhất.
B. Chỉ chứa tế bào que.
C. Nằm phía mủi của dĩa thị.
D. Chứa nhiều mạch máu.
E. Tương ứng với điểm mù.
24. Thể thuỷ tinh có đặc điểm:
A. Thấu kính hai mặt lỏm.
B. Chỉ gồm có hai phần: nhân và vỏ.
C. Nối với mống mắt bởi dây Zinn.
D. Công suất hội tụ khoảng 45D.
E. Tham gia điều tiết để nhìn gần.
25. Dịch kính nằm ở:
A. Tiền phòng.
B. Hậu phòng.
C. Cả tiền phòng và hậu phòng.
D. Giữa võng mạc và thể thuỷ tinh.
E. Trước thể thủy tinh.
26. Trên hình vẽ 1, võng mạc được đánh số thứ tự là:
A. 5
4
1
2
3
7
8
9
1
0
15
1
6
4
6
5
1
4
1
2
1
1
1
3
B. 6
C. 7
D. 8
E. 9
27. Trên hình vẽ 1, hậu phòng được đánh số thứ tự là:
A. 1
B. 2
C. 14
D. 15
E. 16
28. Trên hình vẽ 1, miệng thắt (ora serrata) được đánh số thứ tự là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 10
E. 14
29. Trên hình vẽ 1, củng mạc được đánh số thứ tự là:
A. 1
B. 3
C. 8
D. 10
E. 11
30. Trên hình vẽ 1, dây Zinn được đánh số thứ tự là:
A. 4
B. 5
C. 11
D. 14
E. 15
Hình vẽ 1. Mỗi cấu trúc giải phẩu dưới đây tương ứng với số nào được ghi chú trên hình vẽ (Từ câu 26
đến câu 35)
31. Trên hình vẽ 1, số 9 tương ứng với:
A. Võng mạc
5
B. Hắc mạc
C. Hoàng điểm
D. Dĩa thị
E. Trục nhãn cầu
32. Trên hình vẽ 1, số 13 tương ứng với:
A. Giác mạc
B. Dịch kính
C. Đồng tử
D. Thể thủy tinh
E. Hậu phòng
33. Trên hình vẽ 1, số 16 tương ứng với:
A. Củng mạc
B. Tiền phòng
C. Hậu phòng
D. Trục thị giác
E. Thể thủy tinh
34. Trên hình vẽ 1, Vỏ nhãn cầu bao gồm các bộ phận tường ứng với:
A. 1, 2, 6, 8
B. 1, 2, 4, 7, 8
C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
D. 1, 2, 4, 6, 7, 8
E. 1, 2, 5, 6, 9, 10
35. Trên hình vẽ 1, Màng bồ đào bao gồm các bộ phận tương ứng với:
A. 2, 4, 7
B. 1, 3, 8
C. 5, 6, 9
D. 12, 13, 162
E. 9, 10, 11
36. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 3 tương ứng với:
A. Vách ngăn hốc mắt
B. Cơ nâng mí
C. Cơ Muller
D. Cơ vòng mí
E. Cơ thẳng trên
37. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 6 tương ứng với:
A. Tuyến Zeiss
B. Tuyến Meibomius
C. Tuyến Henlé
D. Tuyến mồ hôi
E. Tuyến Krause
38. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 4 tương ứng với:
A. Sụn mí
B. Cơ nâng mí
C. Tuyến Meibomius
D. Cơ vòng mí
E. Tuyến Moll
39. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 5 tương ứng với:
A. Tuyến Zeiss
B. Cơ vòng mí
C. Da mí
6
D. Cơ Muller
E. Tuyến Meibomius
40. Mụt lẹo ngoài do nhiễm trùng các bộ phận tương ứng với các số nào trên hình vẻ 2
A. 4 và 5
B. 4, 6 và 7
C. 5 và 6
D. 6 và 7
E. 5, 6 và 7
41. Chắp thường là bệnh lý của bộ phận tương ứng với số nào trên hình vẻ 2:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
E. 7
42. Trong bệnh thần kinh gây sụp mí, bộ phận tương ứng với số nào trên hình vẻ 2 bị ảnh
hưởng:
A. 2
B. 2 và /hoặc 3
C. 3
D. 4
E. 3 và / hoặc 4
43. Trong bệnh liệt dây thần kinh số VII, bộ phận tương ứng với số nào trên hình vẻ 2 bị ảnh
hưởng:
A. 2
B. 3.
C. 4
D. 2 và 3
E. 3 và 4
44. Trên hình vẻ 2 , tuyến Moll tương ứng với số nào:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
E. 7
45. Trên hình vẻ 2, cơ Muller tương ứng với số 3.
A. Đúng
B. Sai
46. Mỗi nhãn cầu được vận động bởi 6 cơ thẳng :
A. Đúng
B. Sai
47. Cấu tạo võng mạc bao gồm 3 lớp nơ-ron thần kinh.
A. Đúng
B.Sai
48. Mống mắt là một phần của màng bồ đào nằm giữa thể mi và hắc mạc.
A. Đúng
B. Sai
49. Thể mi có cơ dãn đồng tử.
A. Đúng
B. Sai
50. Sự điều tiết phụ thuộc vào sự đàn hồi của thể thuỷ tinh.
A. Đúng.
B. Sai.
7
2
3
4
6
7
5
1
Hình vẽ 2. Mỗi cấu trúc giải phẩu dưới đây tương ứng với số nào được ghi chú trên
hình vẽ (Từ câu 36 đến câu 45)
1d 2c 3b 4c 5c 6a 7d 8a 9c 10b 11d 12b 13c 14d 15c 16c 17c 18b 19c 20a 21c 22e 23a
24e 25d 26b 27c 28b 29a 30d 31c 32d 33b 34d 35a 36c 37a 38d 39e 40d 41c 42b 43c 44e
45a 46b 47a 48b 49b 50a
8
ĐỤC THỂ THUỶ TINH
1. Triệu chứng nào sau đây khiến ta nghĩ đến đục thể thủy tinh :
A. Dấu hiệu ruồi bay.
B. Nhãn áp cao.
C. Teo lõm gai thị.
D. Cương tụ rìa
E. Diện đồng tử có màu trắng
2. Bệnh lý nào ở mắt có thể gây ra đục thể thủy tinh:
A. Viêm kết mạc
B. Viêm gai thị
C. Viêm màng bồ đào
D. Viêm hoàng điểm
E. Viêm giác mạc chấm nông
3. Khám nghiệm nào cho biết chi tiết tình trạng trong suốt của thể thủy tinh :
A. Đo nhãn áp
B. Đo thị lực
C. Chụp X quang
D. Khám sinh hiển vi
E. Siêu âm
4. Bệnh lý toàn thân nào sau đây có liên quan đến đục thể thủy tinh :
A. Cao huyết áp.
B. Thiểu năng tuyến giáp
C. Bệnh cường giáp
D. Đái tháo đường.
E. Thấp khớp cấp.
5. Triệu chứng nào có thể gặp trong đục thể thủy tinh:
A. Đau mắt.
B. Đỏ mắt.
C. Mờ mắt đột ngột.
D. Lóa mắt.
E. Đồng tử dãn.
6. Những bệnh nào thể gây đục thể thủy tinh bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong thời
đầu thai nghén?
A. Cao huyết áp.
B. Sởi Đức (Rubella).
C. Lao.
D. Phong.
E. Basedow.
7. Bệnh lý nào ở mắt thường không gây đục thể thủy tinh?
A. Chấn thương.
B. Dị vật nội nhãn bằng kim loại đồng hoặc sắt.
C. Glôcôm.
D. Cận thị bệnh lý.
E. Khô mắt do thiếu vitamin A.
8. Đặc điểm của song thị trong đục thể thủy tinh :
A. Do trục thị giác hai mắt bị lệch.
B. Chỉ xuất hiện khi nhìn hai mắt.
C. Thường gặp ở trẻ em.
D. Song thị khi nhìn một mắt.
E. Chỉ xuất hiện ở giai đoạn chín.
9
9. Khi khám đục thể thủy tinh, điều nào cần làm?
A. Đo thị trường.
B. Thông lệ đạo.
C. Nhuộm giác mạc.
D. Dãn đồng tử.
E. Soi góc tiền phòng.
10. Đục thể thuỷ tinh một mắt ở người trẻ thường do:
A. Đái tháo đường.
B. Thiểu năng phó giáp trạng.
C. Chấn thương.
D. Cao huyết áp.
E. Dùng thuốc chống béo phì.
11. Yêu tố nào dưới đây không liên quan đến đục thể thuỷ tinh?
A. Tuổi già.
B. Tia cực tím.
C. Điện giật.
D. Tiêm chích ma tuý.
E. Lạm dụng corticoid.
12. Một người già, trước đây phải đeo kính để đọc gần nay không cần đeo kính nữa mà vẫn đọc
gần tốt. Bệnh lý nào ở mắt có thể được nghí đến?
A. Viễn thị.
B. Đục thể thuỷ tinh.
C. Glôcôm.
D. Viêm thần kinh thị giác.
E. Đục dịch kính.
13. Biến chứng viêm màng bồ đào do đục thể thuỷ tinh thường gặp ở giai đoạn:
A. Bắt đầu.
B. Căng phồng.
C. Chín.
D. Quá chín.
E. Bất kỳ.
14. Nguyên nhân gây mù phỗ biến nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta:
A. Thiếu sinh tố A.
B. Bệnh mắt hột.
C. Glôcôm.
D. Bệnh mù sông.
E. Đục thể thuỷ tinh.
15. Có thể phát hiện đục thể thuỷ tinh bằng cách :
A. Đo thị trường.
B. Đo nhãn áp.
C. Soi góc tiền phòng.
D. Soi ánh đồng tử.
E. Siêu âm.
16. Chỉ định mổ đục thể thuỷ tinh khi:
A. Thị lực là AS (-).
B. Thị lực là AS(+).
C. Thị lực kém gây trở ngại trong công tác và sinh hoạt.
D. Thị lực quá kém.
E. Thị lực dưới 3/10.
17. Điều chỉnh quang học thường được áp dụng hiện nay khi mổ đục thể thuỷ tinh:
A. Đeo kính gọng.
B. Đeo kính tiếp xúc.
10
C. Đặt kính nội nhãn.
D. Đắp ghép giác mạc.
E. Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser.
18. Trong phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh ngoài bao, phẫu thuật viên sẽ:
A. Lấy toàn bộ thể thuỷ tinh .
B. Để lại toàn bộ bao trước.
C. Để lại bao sau.
D. Chỉ lấy nhân.
E. Chỉ lấy nhân,cortex và toàn bộ bao sau
19. Đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với mổ đục thể thủy tinh bằng phương pháp
"phaco":
A. Tương tự mổ ngoài bao.
B. Có đường mổ rất nhỏ.
C. Làm thể thuỷ tinh vỡ nhỏ bằng sóng siêu âm.
D. Ít gây loạn thị sau mổ.
E. Lấy thể thủy tinh trong bao.
20. Trong mổ đục thể thuỷ tinh ngoài bao, kính nội nhãn có thể được :
A. Đặt trong giác mạc.
B. Đặt ở hậu phòng.
C. Đặt trong dịch kính.
D. Đính vào võng mạc.
E. Đặt trước giác mạc.
21. Triệu chứng nào dưới đây phù hợp với bệnh lý đục thể thuỷ tinh ?
A. Thị lực giảm đột ngột và kèm đỏ mắt.
B. Thị lực giảm từ từ và kèm đỏ mắt.
C. Thị lực giảm từ từ và kèm đau nhức mắt.
D. Thị lực giảm từ từ và không kèm đỏ hoặc đau nhức mắt.
E. Thị lực giảm đột ngột không kèm đỏ hoặc đau nhức mắt.
22. Nguyên nhân gây glôcôm góc mở do đục thể thuỷ tinh ở giai đoạn quá chín :
A. Vùng bè bị bít bởi chân mống mắt.
B. Vùng bè bị bít bởi các đại thực bào.
C. Vùng bè bị xơ hoá.
D. Thuỷ dịch không ra tiền phòng được do đồng tử bị nghẽn.
E. Do thủy dịch tăng tiết.
23. Khi thể thuỷ tinh bị đục, thành phần sinh hoá sẽ bị biến đổi:
A. Giảm Natri.
B. Giảm Canxi.
C. Tăng Kali.
D. Tăng gluthathion.
E. Giảm vitamin C.
24. Yếu tố nào không phải nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh thường ngại đi
mổ mắt?
A. Sợ đau.
B. Sợ chi phí cao.
C. Chưa hiểu biết nhiều về bệnh tật.
D. Ngại đi xa.
E. Sợ chết.
25. Đục thể thuỷ tinh thể kèm theo các bệnh khác mắt, do đó để thể đánh giá khả năng
phục hồi thị lực sau mổ, nên thực hiện thủ thuật nào sau đây:
A. Khám lệ đạo.
B. Khám phản xạ đồng tử với ánh sáng.
C. Nuôi cấy vi khuẩn ở kết mạc.
11
D. Khám vận động nhãn cầu.
E. Soi góc tiền phòng.
26. Thị lực giảm từ từ, không cương tu rìa, diện đồng tử có màu trắng là triệu chứng của:
A. Viêm loét giác mạc.
B. Bong võng mạc.
C. Viêm mống mắt thể mi.
D. Cận thị.
E. Đục thể thủy tinh.
27. Đục thể thủy tinh già giai đoạn chín:
A. Có thể phát hiện ở tuyến xã.
B. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến huyện.
C. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến tỉnh.
D. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến trung ương.
E. Đòi hỏi phải có sinh hiển vi mới chẩn đoán được.
28. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh hiện đại được áp dụng phổ biến hiện nay trên thế giới là:
A. Mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao.
B. Mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao.
C. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng sóng ngắn.
D. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng lạnh đông.
E. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng siêu âm.
29. Sau khi mổ đục thể thuỷ tinh, nếu không có biến chứng và các bệnh lý khác kèm theo, thị lực
sẽ phục hồi:
A. Tối đa.
B. Khá.
C. Trung bình.
D. Kém.
E. Không đáng kể.
30. Đục thể thuỷ tinh có thể gặp ở :
A. Trẻ sơ sinh.
B. Trẻ em.
C. Người trẻ.
D. Người già.
E. Tất cả mọi lứa tuổi.
31. Yếu tố nào dưới đây có thể liên quan đến đục thể thuỷ tinh :
A. Bệnh mắt hột.
B. Mộng thịt.
C. Các tia phóng xạ.
D. Đọc sách thường xuyên.
E. Làm việc ở nơi thiếu ánh sáng.
32, 33, 34. (Case study)
Bệnh nhân nữ 70 tuổi, đến khám do mắt mdần không kèm đau nhức hoặc đỏ mắt. Đo thị
lựcmắt phải: AS(+); mắt trái: 3/10. Khám thấy diện đồng tử mắt phải có màu trắng.
* Chẩn đoán nào sau đây được ưu tiên nghĩ đến đối với mắt phải?
A : Sẹo đục giác mạc
B : Viêm màìng bồ đào
C : Glôcôm
D : Ung thư võng mạc
E : Đục thể thủy tinh già
*Nếu không nghĩ đến bệnh glôcôm,động tác nào cần làm để chẩn đoán phân biệt?
A : Khám lệ đạo.
B : Khám phản xạ đồng tử đối với ánh sáng
C : Khám vận động nhãn cầu.
12
D : Đo nhãn áp.
E : Soi góc tiền phòng.
* Nếu chẫn đoán mắt phải bị đục thể thuỷ tinh, trong trường hợp này không thể soi được đáy
mắt, cần làm gì để có thể sơ bộ đánh giá khả năng phục hồi thị lực của mắt này?
A : Chụp đáy mắt huỳnh quang.
B : Khám phản xạ đồng tử đối với ánh sáng.
C : Siêu âm..
D : Đo nhãn áp.
E : chụp X quang.
35. Khi thể thủy tinh bị đục, khúc xạ mắt thường có chiều hướng cận thị.
A. Đúng.
B. Sai.
36. Biến chứng glôcôm góc đóng do đục thể thuỷ tinh thường gặp ở giai đoạn quá chín.
A. Đúng
B. Sai.
37. Đục thể thuỷ tinh già là một bệnh chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật.
A. Đúng.
B. Sai.
38. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh trong bao không để lại bao thể thuỷ tinh.
A. Đúng
B. Sai.
39. Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh hoàn toàn thường cần phải mổ sớm để tránh bị nhược thị.
A. Đúng.
B. Sai.
40. Một mắt chính thị (không có tật khúc xạ), sau khi mổ lấy thể thuỷ tinh, sẽ trở thành mắt cận
thị.
A. Đúng
B. Sai.
1e 2c 3d 4d 5d 6e 7e 8d 9d 10c 11d 12b 13d 14e 15d 16c 17c 18c
19e 20b 21d 22b 23e 24e 25b 26e 27a 28e 29a 30e 31c 32e 33d 34b
35a 36b 37a 38a 39a 40b
13
MỜ MẮT
1. Một người được xem là có thị giác kém (low vision) khi thị lực mắt tốt nhất đã điều chỉnh kính
phải dưới:
A. 3/10.
B. 2/10.
C. 1/10.
D. ĐNT3m.
C. ĐNT1m.
2. Trong số các bệnh lý sau, trường hợp nào thị lực giảm nhanh và hoàn toàn nhất:
A. Bong võng mạc.
B. Glôcôm góc mở.
C. Thoái hoá hoàng điểm.
D. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
E. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc.
3. Trong viêm màng bồ đào, triệu chứng nào sau đây là không phù hợp:
A. Đau nhức.
B. Cương tụ rìa.
C. Đồng tử dãn méo.
D. Tủa sau giác mạc.
E. Thị lực giảm.
4. Một mắt cương tụ a, đau nhức nhiều thể kèm theo nôn, thị lực giảm nặng thường được
nghĩ đến bệnh:
A. Viêm thần kinh thị giác.
B. Viêm màng bồ đào.
C. Cơn glôcôm góc đóng cấp.
D. Xuất huyết dịch kính.
E. Xuất huyết dưới kết mạc.
5. Bệnh lý nào sau đây không gây giảm thị lực:
A. Viêm thần kinh thị hậu nhãn.
B. Xuất huyết kết mạc.
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Thoái hoá hoàng điểm ở người già.
E. Đục thể thuỷ tinh.
6. Mắt nhìn gần rõ hơn nhìn xa là triệu chứng của :
A. Viễn thị.
B. Cận thị.
C. Loạn thị.
D. Lão thị.
E. Chính thị.
7. Một mắt có thị lực nhìn xa là 10/10, có thể kết luận mắt đó là:
A. Chính thị (không có tật khúc xạ).
B. Có thể cận thị.
C. Có thể viễn thị.
D. Có thể chính thị hoặc cận thị.
E. Có thể chính thị hoặc viễn thị..
8. Triệu chứng mỏi mắt và nhức đầu thường không gặp trong :
A. Viễn thị.
B. Loạn thị.
C. Lão thị.
D. Chênh lệch khúc xạ hai mắt.
14
E. Cận thị.
9. Nhược thị là tình trạng:
A. Giảm thị lực nhanh.
B. Thị lực có thể tăng tối đa 10/10 khi đeo kính.
C. Không thể điều trị được.
D. Luôn luôn xãy ra ở cả hai mắt.
E. Thường gặp trong lác, bất tương xứng tật khúc xạ hai mắt.
10. Diện đồng tử có màu trắng là triệu chứng của:
A. Viêm loét giác mạc.
B. Viêm màng bồ đào.
C. Đục thể thuỷ tinh.
D. Bong võng mạc.
E. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
11. Hình ảnh đáy mắt nào phù hợp với bệnh cao huyết áp:
A. Các tiểu động mạch của võng mạc co nhỏ, không đều.
B. Teo lõm gai thị.
C. Hoàng điểm anh đào.
D. Vi phình mạch ở trung tâm võng mạc.
E. Ánh động mạch lan tỏa.
12. Điều trị quang đông laser thường không được áp dụng trong điều trị bệnh võng mạc nào
dưới đây:
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc.
C. Đái tháo đường.
D. Thoái hoá hoàng điểm ở người già.
E. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch.
13. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường có thể dẫn đến các hậu quả dưới đây trừ mắt:
A. Bong võng mạc.
B. Xuất huyết dịch kính.
C. Sinh tân mạch ở võng mạc hoặc trong dịch kính.
D. Mù.
E. Viêm nội nhãn.
14. Thị lực giảm nhanh, ám điểm trung tâm, nhìn vật bị biến dạng hoặc lớn, nhỏ hơn bình
thường; là triệu chứng gợi ý của:
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc.
C. Bong võng mạc.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch.
E. Viêm loét giác mạc.
15. Trong các bệnh lý đáy mắt, để giúp chẩn đoán chính xác hơn và giúp cho điều trị quang đông
kịp thời, cần làm xét nghiệm chụp ảnh đáy mắt huỳnh quang.
A. Đúng.
B. Sai.
16. Theo WHO mù theo luật pháp được định nghĩa là:
A. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính dưới 3/10.
B. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính dưới 1/10.
C. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính dưới ĐNT3m.
D. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính chỉ còn AS (+).
E. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính chỉ còn AS (-).
17. Dấu hiệu ruồi bay và chớp sáng thường gặp trong:
A. Thoái hoá sắc tố võng mạc.
B. Thoái hoá hoàng điểm người già.
15
C. Đục thể thuỷ tinh .
D. Viêm giác mạc.
E. Bong võng mạc.
18. Bệnh lý nào sau đây gây thị lực giảm từ từ và không kèm đỏ, đau mắt :
A. Chấn thương nhãn cầu.
B. Cơn glôcôm góc đóng cấp.
C. Bong võng mạc
D. Glôcôm góc mở.
E. Xuất huyết dịch kính.
19. Triệu chứng nào phù hợp với bệnh lý bong võng mạc:
A. Mờ mắt xảy ra từ từ .
B. Nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ.
C. Hay gặp những người viễn thị.
D. Có dấu hiệu ruồi bay và chớp sáng.
E. Cương tụ kết mạc.
20. Triệu chứng nào sau đây là đặc hiệu của tắc động mạch trung tâm võng mạc:
A. Mờ từ từ.
B. Tĩnh mạch võng mạc dãn
C. Gai thị phù
D. Xuất huyết võng mạc
E. Hoàng điểm anh đào
21. Triệu chứng nào sau đây đặc hiệu của tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc:
A. Thị lực giảm từ từ.
B. Hoàng điểm anh đào.
C. Võng mạc có nhiều sắc tố hình tế bào xương.
D. Xuất huyết võng mạc.
E. Võng mạc thoái hóa.
22. Khi khám mắt, các dấu hiệu sau: thị lực giảm từ tù, thị trường thu hẹp các đám sắc
tố hình tế bào xương rãi rác ở võng mạc. Bạn nghĩ đến bệnh gì ?
A. Viêm màng bồ đào
B. Viêm thị thần kinh
C. Viêm hoàng điểm
D. Bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc
E. Bệnh Glôcôm
23. Một bệnh nhân cận thị, sau một chấn thương ở mắt có các triệu chứng: giảm thị lực đột ngột,
có dấu hiệu ruồi bay và chớp sáng. Chẩn đoán nào phù hợp nhất?
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc.
C. Bong võng mạc.
D. Viêm thị thần kinh cấp.
E. Xuất huyết tái phát ở người tre (bệnh Eales).
24. Giảm thị lực từ từ và không gây đau nhức không phải là triệu chứng của:
A. Đục thủy tinh thể.
B. Viêm hắc võng mạc.
C. Glôcôm góc mở.
D. Thoái hóa võng mạc.
E. Viêm mống mắt thể mi.
25. Triệu chứng nào dưới đây ít phù hợp với viêm loét giác mạc:
A. Giác mạc bắt màu fluorescein.
B. Cương tụ rìa.
C. Đau mắt.
16
D. Thị lực giảm.
E. Nhiều ghèn.
26. Cách xử trí nào phù hợp trước một trường hợp viêm loét giác mạc:
A. Điểm atropine.
B. Điểm corticoid.
C. Tiêm SAT.
D. Điểm mật gấu.
E. Điểm pilocarpine.
27. Đồng tử co nhỏ và dính là triệu chứng của:
A. Viêm võng mạc.
B. Viêm gai thị.
C. Cơn glôcôm góc đóng cấp.
D. Viêm kết mạc.
E. Viêm mống mắt thể mi.
28. Trong chấn thương xuyên nhãn cầu, điều gì không nên làm:
A. Tiêm SAT.
B. Uống kháng sinh.
C. Tra thuốc mở kháng sinh.
D. Băng mắt.
E. Chuyển tuyến chuyên khoa kịp thời.
29. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch không phù hợp với dấu hiệu nào:
A. Thường gặp ở người trung niên.
B. Thường tự phục hồi.
C. Có ám điểm trung tâm.
D. Không đau đỏ mắt.
E. Hoàng điểm anh đào.
30. Bệnh lý nào gây giảm thị lực nhanh có kèm đau và đỏ mắt:
A. Đục thể thuỷ tinh.
B. Cơn glôcôm cấp.
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Xuất huyết kết mạc.
E. Viêm dây thần kinh thị giác.
31. Bong võng mạc thường gặp ở mắt :
A. Cận thị.
B. Viễn thị.
C. Loạn thị.
D. Lão thị.
E. Chính thị.
32. Triệu chứng xuất huyết võng mạc thường gặp trong bệnh:
32. Triệu chứng xuất huyết võng mạc thường gặp trong bệnh:
A. Thoái hoá võng mạc sắc tố.
B. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
C. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch.
E. Glôcôm góc mở.
33. Bệnh lý nào có thể gây mù chức năng: AS (-) ; nếu không được điều trị kịp thời:
A. Đục thể thuỷ tinh già.
B. Glôcôm góc mở.
C. Cận thị.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch.
E. Nhược thị.
34. Bệnh lý nào cần ưu tiên chuyển tuyến chuyên khoa khẫn cấp:
A. Loạn thị.
17
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc.
C. Cơn glôcôm góc đóng cấp.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch.
E. Thoái hoá võng mạc sắc tố.
35. Mắt cận thị phù hợp với vật vô cực cho ảnh nằm sau võng mạc.
A. Đúng.
B. Sai.
36. Để phân biệt mờ mắt do đục thể thuỷ tinh hoặc do glôcôm góc mở, điều quan trọng là cần đo
nhãn áp.
A. Đúng.
B. Sai
37. Mắt cận thị là mắt nhìn xa rõ hơn nhìn gần.
A. Đúng.
B. Sai.
38. Atropine có thể sử dụng để điều trị trong viêm mống mắt thể mi.
A. Đúng.
B. Sai.
39. Glôcôm góc mở thường gây tăng nhãn áp và giảm thị lực nhanh.
A. Đúng.
B. Sai.
40. Một mắt bị giảm thị lực, nếu đeo kính lỗ làm thị lực tăng thì thể gợi ý rằng mắt đó bị
bệnh lý tật khúc xạ.
A. Đúng.
B. Sai.
1a 2d 3d 4c 5b 6b 7a 8e 9c 10c 11a 12a 13e 14d 15b 16c 17e 18d 19d 20e 21d 22d 23c
24e 25e 26a 27e 28c 29e 30b 31a 32c 33b 34c 35b 36a 37b 38a 39b 40a
18
THỊ LỰC VÀ KHÚC XẠ
1. Thị lực được phụ trách bởi:
A. Dĩa thị.
B. Thị thần kinh.
C. Võng mạc.
D. Vùng hoàng điểm.
E. Giao thoa thị
2. Yếu tố ảnh hưởng đến thị lực và tật khúc xạ bao gồm, ngoại trừ:
A. Tuổi.
B. Giới.
C. Di truyền.
D. Chế độ dinh dưỡng.
E. Chế độ làm việc và học tập.
3. Thị lực phụ thuộc vào, ngoại trừ:
A. Độ sáng của nền.
B. Tương phản của chữ thử.
C. Độ sáng chung của phòng thử.
D. Đường kính đồng tử
E. Màu sắc của mống mắt.
4. Tật khúc xạ được phân chia:
A. Cận thị, viễn thị và loạn thị.
B. Cận thị, viễn thị và lão thị.
C. Hình cầu và không hình cầu.
D. Hình cầu và loạn thị.
E. Loạn thị, viễn thị và lão thị.
5. Muốn điều chỉnh hiệu quả tật khúc xạ viễn thị ở trẻ em cần:
A. Soi bóng đồng tử.
B. Soi đáy mắt.
C. Liệt điều tiết.
D. Đo khúc xạ kế tự động.
E. Đo Javal kế.
6. Mang kính lỗ có thể tăng thị lực trường hợp sau:
A. Đục thể thủy tinh
B. Nhược thị do lác
C. Viêm thần kinh thị
D. Loạn thị
E. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
7. Cận thị phù hợp nhất:
A. Mang kính hội tụ.
B. Trục nhãn cầu quá ngắn
C. Thể thủy tinh gảm độ hội tụ
D. Tiêu điểm f `nằm trước võng mạc.
E. Nhìn gần rõ, nhìn xa mờ.
8. Bệnh cận thị phù hợp với
A. Tia sáng song song hội tụ sau võng mạc
B. Nhãn cầu ngắn
C. Thủy tinh thể giảm độ hội tụ
D. Mang kính hội tụ
E. Tia sáng song song hội tụ trước võng mạc
9. Loạn thị phù hợp với, ngoại trừ:
A. Độ cong giác mạc không đều
19
B. Tiêu điểm f' là một đoạn thẳng
C. Mang kính trụ
D. Có thể chẩn đoán bằng đĩa Placido
E. Thị lực không tăng khi nhìn qua kính lỗ
10. Viễn thị phù hợp với
A. Tia sáng song song hội tụ sau võng mạc
B. Nhãn cầu dài
C. Thủy tinh thể tăng độ hội tụ
D. Mang kính phân kỳ
E. Tia sáng song song hội tụ trước võng mạc
11. Lão thị phù hợp với
A. Tia sáng song song hội tụ sau võng mạc
B. Thị lực nhìn gần giảm
C. Mang kính phân kỳ
D. Tia sáng song song hội tụ trước võng mạc
E. Nhìn vật bị biến dạng
12. Phát hiện tật khúc xạ theo các bước:
A.Thử thị lực - Thử kính lỗ - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp
B. Thử thị lực - Thử kính lỗ - Thử kính thích hợp - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm
C. Thử thị lực- Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp- Thử kính lỗ
D. Thử thị lực - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp - Thử kính lỗ
E. Thử kính lỗ - Thử thị lực - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp
13. Bệnh nhân ngồi học hay để vở gần mắt, đọc sách phải nheo mắt. Khám thấy giác mạc trong,
hơi nhô ra trước, soi đáy mắt thấy gai thị to, có liềm cạnh gai thị. Bệnh nhân có thể :
A.Viễn thị
B. Cận thị
C. Chính thị
D. Loạn thị
E. Lão thị
14. Một trẻ 15 tuổi, nhức mắt khi đọc sách, đưa xa ra dễ chịu hơn, thị lực nhìn xa tốt nhưng nhìn
lâu mỏi mắt. Bệnh nhân bị:
A. Viễn thị
B. Loạn thị
C. Viễn thị ẩn
D. Cận thị
E. Chính thị
15. Bệnh nhân lúc trẻ mắt bình thường, từ năm 45 tuổi đọc sách thấy mờ, phải đưa xa mới
song đọc lâu mỏi mắt và nhức đầu. Bệnh nhân bị:
A. Viễn thị
B. Cận thị
C. Chính thị
D. Lão thị
E. Loạn thị
16. Khả năng phân ly tối thiểu của mắt là:
A. Khả năng nhìn rõ hai điểm gần nhau.
B. Khả năng phân biệt hai điểm ở gần nhau.
C. Khả năng nhìn rõ hai điểm gần nhau trước khi chúng chập vào nhau.
D. Khả năng phân biệt hai điểm gần nhau trước khi chúng chập vào nhau.
E. Khả năng phân biệt được hai vật để gần nhau.
17. Khi một mắt có thị lực là 1 ( 10/10), khả năng phân ly tối thiểu là:
A. 0,5’.
B. 1’.
20
C. 1.5’
D. 2’.
E. 2,5’.
18. Viễn điểm của một mắt chính thị là:
A. 2m.
B. 3m.
C. 4m.
D. 5m.
E. 6m.
19. Mắt cận thị phù hợp, ngoại trừ:
A. Mờ mắt, mỏi mắt khi nhìn xa.
B.Mờ mắt, mỏi mắt khi nhìn gần.
C. Nhãn cầu to, giác mạc nhô, tiền phòng sâu.
D. Mắt thường nheo để nhìn cho rõ vật ở xa.
E. Có thể có cảm giác ruồi bay.
20. Cơ chế giảm điều tiết trong lão thị bao gồm, ngoại trừ:
A. Nhân thể thủy tinh to ra.
B. Cơ thể mi yếu.
C. Bao thể thủy tinh giảm tính đàn hồi.
D. Có thể có tổn thương thể mi trước đó.
E. Thể thuỷ tinh bị đục.
21. Bệnh nhân cận thị đơn thuần, kính điều chỉnh phù hợp nhất là:
A. Kính cầu hội tụ
B. Kính cầu phân kỳ
C. Kính trụ hội tụ
D. Kính trụ phân kỳ
E. Lăng kính
22. Cận thị nặng có thể dẫn tới biến chứng sau:
A. Bong võng mạc
B. Xuất huyết võng mạc
C. Giảm thị lực nhìn xa
D. Glôcôm góc đóng
E. Glôcôm góc mỡ
23. Giảm và mất khả năng điều tiết hay gặp trong:
A. Loạn thị
B. Cận thị
C. Viễn thị
D. Lão thị
E. Đục TTT
24. Một bệnh nhân 50 tuổi thị lực nhìn gần giảm, thị lực nhìn xa còn tốt. Bạn nghĩ đến chấn
đoán nào?
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Lão thị
E. Đục thể thủy tinh
25. Ở người cận thị loại thuốc nhỏ mắt nào có nguy cơ gây bong võng mạc?
A. Corticoid
B. Thuốc tê
C. Thuốc giãn đồng tử
D. β- Bloquer
E. Thuốc co đồng tử
21
26. Chức năng điều tiết của mắt do tổ chức giải phẫu sau đảm nhận:
A. Cơ thể mi
B. Nội mô giác mạc
C. Biểu mô giác mạc
D. Màng bồ đào
E. Võng mạc
27. Cơ chế của điều tiết là:
A. Thay đổi độ dài trục nhãn cầụ
B. Thay đổi độ cong của thể thủy tinh
C. Thay đổi độ cong của giác mạc
D. Thay đổi kích thước của đồng tử.
E. Thay đổi màu sắc của mống mắt
28. Phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay là:
A. Đeo kính gọng ngoài.
B. Đeo kính tiếp xúc.
C. Lắp thể thủy tinh nhân tạo.
D. Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa.
E. Ghép giác mạc.
29. Phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ tiên tiến được áp dụng hiện nay là:
A. Đeo kính gọng ngoài.
B. Đeo kính tiếp xúc.
C. Lắp thể thủy tinh nhân tạo.
D. Phẫu thuật Lasix.
E. Ghép giác mạc.
30. Có thể dự phòng sự gia tăng của loại tật khúc xạ nào ?
A. Cận thị.
B. Viễn thị.
C. Lão thị.
D. Loạn thị.
E. Tật khúc xạ hình cầu chung.
31. Tật khúc xạ của mắt được chia 2 loại chính.
A. Đúng.
B. Sai
32. Đo thị lực là đánh giá chức năng của vùng võng mạc ngoại vi.
A. Đúng.
B. Sai.
33. Cận thị có thể điều trị bằng phẫu thuật.
A. Đúng.
B. Sai.
34. Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân của lác.
A. Đúng.
B. Sai.
35. Nêu 2 yếu tố có thể ảnh hưởng đến tật khúc xạ:
1...............................................................
2...............................................................
36. Nêu 2 nguyên tắc chính khi đo thị lực xa:
1................................................................
2................................................................
1d 2b 3e 4c 5c 6d 7d 8e 9e 10a 11b 12b 13b 14c 15d 16d 17b 18d
19b 20e 21b 22a 23d 24d 25e 26a 27b 28a 29d 30a 31a 32b 33a 34a
35
22
VIÊM KẾT MẠC
1. Lâm sàng của viêm kết mạc được đặc trưng bởi:
A. Mắt đỏ, đau nhức, thị lực giảm
B. Mắt đỏ, đau nhức, đồng tử dãn
C. Mắt đỏ, tăng tiết tố , thị lực không biến đổi.
D. Mắt đỏ, thị lực giảm, đồng tử co
E. Mắt đỏ, chảy nước mắt, thị lực giảm
2. Một vụ dịch viêm kết mạc, bạn cần phải dự phòng bằng cách, ngoại trừ:
A. Tuyên truyền phòng bệnh cho những người chưa mắc
B. Điều trị dứt điểm những bệnh nhân mắc bệnh
C. Cẩn thận khi thăm khám bệnh nhân
D.Nhỏ thuốc phòng ở mắt thứ hai.
E. Sử dung vaccin phòng bệnh.
3. Tăng tiết tố kết mạc ( chọn câu đúng nhất):
A. Là một dấu hiệu nhẹ và không thường xuyên của viêm kết mạc.
B. Định hướng cho chẩn đoán căn nguyên viêm kết mạc.
C. Xác định nguyên nhân vi khuẩn của viêm kết mạc.
D. Đặc hiệu cho viêm kết mạc do lậu .
E. Xác định viêm kết mạc do bạch hầu khi có màng thực sự dính chặt vào niêm mạc
4. Nhú gai kết mạc
A. Có cấu tạo chủ yếu là mạch máu.
B. Là sự tăng sản của nang bạch huyết.
C. Tạo thành một mặt lát kết mạc sụn mi trên trong tất cả các viêm kết mạc do vi khuẩn.
D. Khiến người ta phải nghĩ đến viêm giác mạc kèm theo.
E. Thường kèm theo tổn thương giác mạc.
5. Phù kết mạc (chémosis):
A. Là xuất huyết dưới kết mạc.
B. Là phù của kết mạc mi.
C. Là phù của kết mạc nhãn cầu .
D. Xác định chẩn đoán viêm kết mạc.
E. Là dấu hiệu đặc hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn.
6. Những lý lẽ lâm sàng sau đều hướng về viêm kết mạc do vi khuẩn, ngoại trừ:
A. Tính chất mủ của tiết tố.
B. Tính chất một mắt của viêm kết mạc với nhiều gai lớn chứa nội dung màu vàng.
C. Sự có mặt của giả mạc.
D. Xảy ra ở trẻ sơ sinh.
E. Có hạch trước tai.
7. Những lý lẽ sau đềuhướng về nguyên nhân vi rút của viêm kết mạc, ngoại trừ:
A. Tính chất không có mủ của tiết tố.
B. Tiến triển thường có tái phát.
C. Sự có mặt của phù kết mạc, phù mi.
D. Khái niệm của lây nhiễm.
E. Xét nghiệm tế bào học kết mạc cho thấy nhiều tế bào lympho trên tiêu bản.
8. Xét nghiệm tế bào học kết mạc có nhiều tế bào ái toan, hướng đến nguyên nhân do:
A. Virus.
B. Nấm.
C. Dị ứng.
D. Vi khuẩn.
E. Thoái hóa.
9. Đứng trước một bệnh nhân: Đỏ mắt khu trú, đau nhức nhẹ không giảm thị lực Bạn nghĩ
tới bệnh cảnh nào?
23
A. Viêm giác mạc
B. Viêm kết mạc
C. Viêm thượng củng mạc
D. Viêm mống mắt thể mi
E. Glôcôm cấp góc đóng
10. Dấu hiệu lâm sàng hướng tới viêm kết mạc là :
A. Cương tụ rìa
B. Giảm thị lực
C. Tiết tố dính lông mi
D. Đau nhức mắt
E. Chảy nước mắt.
11. Trước một bệnh cảnh đỏ mắt, dấu hiệu đặc hiệu nào làm ta nghĩ đến viêm kết mạc virus
A. Đồng tử co
B. Đồng tử dãn
C. Đau
D. Xuất tiết ( ghèn)
E. Hạch trước tai
12. Tra một cách hệ thống thuốc sát trùng hoặc kháng sinh vào mắt trẻ sơ sinh nhằm mục đích
phòng một trong những bệnh sau:
A. Viêm kết mạc do Adenovirus.
B. Viêm kết mạc thể vùi.
C. Viêm kết mạc do lậu cầu.
D. Viêm kết mạc do tụ cầu.
E. Viêm kết mạc do phế cầu.
13. Trước một bệnh cảnh: Đỏ mắt, không đau nhức, không giảm thị lực ngứa nhiều, chẩn
đoán nào phù hợp nhất ?
A. Viêm kết mạc virus
B. Viêm kết mạc vi khuẩn
C. Viêm kết mạc mùa xuân
D. Xuất huyết dưới kết mạc
E. Mắt hột
14. Bệnh lý nào dưới đây thường không gây giảm thị lực:
A. Viêm kết mạc cấp
B. Viêm giác mạc cấp
C. Viêm màng bồ đào cấp
D. Glôcôm góc mở
E. Lác
15. Nguyên nhân viêm kết mạc mãn tính chủ yếu gây ra bởi
A. Tụ cầu
B. Liên cầu
C. Moraxella
D. Phế cầu
E. Lậu cầu
16. Triệu chứng cần thiết để chẩn đoán viêm kết mạc
A. Tiết nhầy mủ
B. Tiết nhầy + đỏ mắt ngoại vi
C. Nuôi cấy có vi khuẩn gram dương
D. Tiền phòng sạch
E. Không giảm thị lực.
17. Viêm kết mạc lậu cầu có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Giai đoạn thâm nhiêîm với thẩm lậu, đa tiết
B. Giai đoạn viêm kết mạc có tiết tố nhầy (blenorrhea) với tiết mủ
24
C. Biến chứng giác mạc
D. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tuần
E. Thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
18. Màng giả được tạo ra trong các viêm kết mạc sau, ngoại trừ:
A. Viêm mắt do lậu cầu
B. Viêm kết mạc do phế cầu
C. Viêm kết mạc do não mô cầu
D. Hội chứng Steven-johnson
E. Viêm kết mạc mùa xuân
19. Trong viêm kết mạc mãn tính do tụ cầu:
A. Nuôi cấy để chẩn đoán là quan trọng
B. Làm phiến đồ là bước quan trọng trong chẩn đoán
C. Viêm bờ mi kết hợp là phổ biến
D. Viêm giác mạc biểu mô ở nữa dưới của giác mạc là một đặc trưng
E. Biến chứng giác mạc thường gặp
20. Viêm kết mạc virut có đặc tính, ngoại trừ:
A. Chất xuất tiết chứa tế bào đơn nhân
B. Hình thành sợi nhỏ
C. Xung huyết toàn bộ kết mạc
D. Nóng rát và sợ ánh sáng .
E. Tiết tố dạng mủ
21. Viêm kết mạc mãn tính có thể dẫn đến:
A. Loét giác mạc vùng rìa
B. Lông quặm
C. Lật mí.
D. Rụng lông mi
E. Khô mắt
22. Sự hoá sừng của tế bào biểu mô kết mạc, có một câu sai:
A. Là bệnh lý
B. Xuất hiện trong thiếu vitamin A
C. Thấy trong hỡ mi
D. Bệnh viêm khô kết giác mạc
E.Là bình thường
Câu 23. Viêm kết giác mạc thành dịch có những đặc tính sau, ngoại trừ
A. Viêm kết mạc hột cấp tính
B. Hội chứng nhiễm trùng
C. Vết thương giác mạc sẽ tạo loét và hình thành tân mạch
D. Giảm thị lực
E. Vết thương giác mạc bao gồm thâm nhiễm dưới biểu mô
Câu 24. Điều trị viêm kết giác mạc thành dịch bao gồm, ngoại trừ:
A. Huyết thanh tự thân
B. Kháng sinh
C. Giải cảm ứng
D. IDU
E. Tia xạ
25. Viêm kết mạc mùa xuân biểu hiện:
A. Hột ở kết mạc sụn mi trên.
B. Hột ở cùng đồ mi dưới.
C. Nhú lớn ở kết mạc mi trên.
D. Nhú lớn ở kết mạc mi dưới.
E. Giả mạc.
26. Chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất của viêm kết mạc với:
25
A. Viêm loét giác mạc
B. Viêm túi lệ cấp
C. Viêm mống mắt thể mi
D. Viêm bờ mi
E. Viêm lệ quản
27. Về mặt tổ chức học viêm kết mạc gồ, ngoại trừ:
A. Sự ứ dịch của biểu mô
B. Sự tạo hột do tăng sinh lớp đệm bạch nang.
C. Sự co kéo của kết mạc
D. Sự tạo sẹo của lớp biểu mô kết mạc
E. Sự tắc nghẽn các ống tiết Meibomius.
28. Những triệu chứng nào nghĩ tới viêm kết mạc?
A. Đỏ, đau, tăng nhãn áp
B. Đỏ, giảm thị lực, phù giác mạc
C. Đỏ, tiết tố, giác mạc không bắt màu thuốc nhuộm
D. Đỏ đau và co đồng tử
E. Đỏ, tăng nhãn áp, giãín đồng tử
29. Trước một bệnh nhân trung niên viêm kết mạc, kết hợp viêm giác mạc hình cành cây.
Chẩn đoán nào phù hợp nhất:
A. Viêm kết giác mạc do Adenovirut
B. Viêm kết giác mạc do Herpes
C. Viêm kêït giác mạc do Zoster
D. Viêm kết giác mạc do liên câìu
E. Viêm kết giác mạc do Herpes tái phát
30. Điều trị viêm kết mạc virut cần sử dụng
A. Corticoid tại chổ
B. Kháng sinh tại chổ
C. Kháng virus tại chổ
D. Kháng nấm tại chổ
E. Không cần sử dụng gì
31. Phương pháp Crede nhằm phòng:
A. Viêm kết mạc do virut
B. Viêm kết mạc dị ứng
C.Viêm kết mạc mùa xuân
D. Viêm kết mạc sơ sinh
E. Viêm kết mạc do chlamydia Trachomatis
32. Chọn kháng sinh để sử dụng và điều trị viêm kết mạc:
A. Kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ
B. Kháng sinh kinh điển phổ rộng
C. Các chế phẩm kháng sinh mới, tác dụng mạnh
D. Kháng sinh rẻ tiền
E. Kháng sinh kết hợp corticoid.
33.Điều trị viêm kết mạc do virut:
A. Kháng sinh + kháng virut tại chỗ
B. Kháng sinh + kháng virut toàn thân và tại chỗ
C. Kháng virut toàn thân và tại chỗ
D. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
E. Kháng sinh tại chỗ
34. Điều trị viêm kết mạc dị ứng
A. Kháng sinh + corticoid tại chỗ
B. Kháng sinh + kháng Histamin tại chỗ
C.Kháng Histamin tại chỗ và toàn thân
26
D. Kháng Histamin tại chỗ
E. Kháng sinh tại chỗ
35. Phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng gồm, ngoại trừ:
A. Chọn lựa mỹ phẩm trang điểm mắt.
B. Lưu ý thức ăn dễ gây dị ứng.
C. Sử dụng thuốc tra mắt với sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
D. Có thể sử dụng lại đơn thuốc khám lần trước nếu bị đỏ mắt.
E. Tránh tiếp xúc với môi trường bụi và khói.
36. Viêm kết mạc bọng thường do phản ứng của cơ thể đối với bệnh lao.
A. Đúng.
B.Sai
37. Tiêu chuẩn chẩn đoán xacï định bệnh viêm kết mạc là xét nghiệm tiết tố.
A. Đúng.
B. Sai.
38. Phương pháp Crede nhằm mục đích phòng viêm kết mạc mùa xuân.
A. Đúng.
B. Sai.
39. Mỹ phẩm dùng toàn thân có thể gây dị ứng cho mí mắt và kết mạc.
A. Đúng.
B. Sai.
40. Cấu tạo kết mạc gồm 3 phần:
1. ...............................................
2.................................................
3.................................................
41. Kể hai hình thái viêm kết mạc dị ứng thường
1...................................................
2...................................................
1c 2e 3b 4a 5c 6e 7e 8c 9c 10c 11e 12c 13c 14a 15a 16b 17e 18e 19c
20e 21e 22e 23b 24e 25c 26c 27e 28c 29b 30c 31d 32b 33a 34c 35d
36a 37b 38b 39a 40
27
BỆNH MẮT HỘT
1. Nguyên nhân mù lòa do bệnh mắt hột đứng thứ mấy trong các nguyên nhân gây mù lòa hiện
nay :
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
E. Thứ năm
2. Bệnh mắt hột thường gặp ở:
A. Các nước châu Âu và châu Phi.
B. Các nước Bắc Mỹ và châu Á.
C. Các nuớc châu Phi và châu Á
D. Các nước Châu Á và Châu Âu
E: Các nước Bắc Mỹ và Châu Âu.
3. Tác nhân gây bệnh mắt hột là:
A. Chlamydiae Trachomatis
B. Vi rus Herpes
C. Vi rus cúm (Adenovirus)
D. Phế cấu
E. Liên cầu
4. Phương thức lây truyền nào sau đây không làm lây lan bệnh mắt hột ở Việt Nam :
A. Mắt - mắt
B. Tay - mặt
C. Ruồi- mắt
D. Sinh dục - mắt
E. Không khí - mắt
5. Tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột là
A. Hột trên kết mạc sụn mi dưới
B. Hột trên kết mạc sụn mi trên
C. Sẹo kết mạc mi dưới
D. Xuất huyết dưới kết mạc
E. Hình ảnh đá lát tường trên kết mạc sụn mi trên
6. Theo phân loại bệnh mắt hột của Mc. Callan về phương diện dịch tễ học, bạn chú ý giai đoạn
nào nhất ?
A. TR
I
, TR
II
B. TR
II
C. TR
II
, TR
III
D. TR
III
E. TR
IV
7. Theo phân loại bệnh mắt hột của WHO (1987) về phương diện dịch tễ học, bạn chú ý giai
đoạn nào nhất ?
A. TF
B. TI
C. TS
D. TT
E. CO
8. Bệnh cảnh nào sau đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm bệnh mắt hột nặng lên và lây lan :
A. Bệnh viêm giác mạc
B. Viêm túi lệ
C. Viêm màng bồ đào
28
D. Viêm kết mạc
E. Glôcôm
9. Thuốc điều trị bệnh mắt hột phổ thông hiện nay là:
A. Peniciline
B. Corticoide
C. Tetracycline
D. Gentamycine
E. Neomycine
10. Bệnh mắt hột gây mù lòa do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Lông xiêu, lông quặm
B. Viêm loét giác mạc
C. Màng máu
D. Khô mắt
E. Viêm tắc lệ quản.
Câu11 . Biến chứng của bệnh mắt hột thường xảy ra ở các giai đoạn nào dưới đây ?
A. TI và TF.
B. TS và TF.
C. TTTS.
D. TT và TI.
E. TI và TS.
12. Các tổn thương cơ bản để chẩn đoán bệnh mắt hột thường nằm ở vị trí sau:
A. Kết mạc cùng đồ dưới
B. Kết mạc sụn mi trên
C. Kết mạc sụn mi dưới
D. Kết mạc cùng đồ trên
E. Kết mạc nhãn cầu
13. Bệnh mắt hột lây truyền chủ yếu do:
A. Thuốc nhỏ mắt.
B. Dụng cụ phẫu thuật.
C. Chất tiết (ghèn).
D. Bắt tay
E. Đồ vật sử dung chung.
14. Hột ở bệnh mắt hột phù hợp:
A. Vị trí ưu tiên ở cùng đồ mí dưới.
B. Vị trí ưu tiên ở cực trên giác mạc.
C. Hột phát triển cùng kích cỡ.
D. Hột có nhiều giai đoạn tiến triển.
E. Biến mất sau khi điều trị.
15. Hiện nay, điều trị bệnh mắt hột được áp dụng:
A. Điều trị theo phác đồ ngắt quảng.
B. Điều trị bằng phẫu thuật là chủ yếu.
C. Phải điều trị toàn thân.
D. Chỉ điều trị khi có biến chứng.
E. Điều trị theo phác đồ liên tục
16. Trong các biến chứng sau, biến chứng khó điều trị nhất của bệnh mắt hột là;
A. Viêm kết mạc phối hợp
B. Viêm bờ mi
C. Lông quặm, lông xiêu
D. Khô mắt
E. Viêm tắc lệ đạo
17. Trong các biện pháp phòng bệnh sau đây, biện pháp nào quan trọng nhất trong phòng bệnh
mắt hột ?
29
A. Vệ sinh cá nhân
B. Cung cấp nước sạch cho cộng đồng
C. Xử lý phân rác
D. Chăn nuôi súc vật
E. Giáo dục sức khỏe cộng đồng
18. Hột của bệnh mắt hột không có đặc điểm nào sau đây:
A.Thường nằm ở kết mạc sụn mi trên.
B.Có kích thước và độ tuổi không đều nhau giữa các hột.
C.Có màu trắng ngà.
D.Dễ vỡ.
E.Khi vỡ không để lại sẹo.
19.Triệu chứng nào sau đây không gặp trong bệnh mắt hột toàn phát:
A.Có nhiều hột to ở kết mạc và rìa giác mạc.
B.Gai máu phát triển mạnh.
C.Có sẹo trên kết mạc sụn mi trên.
D.Có màng máu ở cực trên giác mạc.
E.Thẩm lậu kết mạc nhiều.
20.Triệu chứng đặc trưng của mắt hột giai đoạn TS là:
A.Hột ở kết mạc sụn mi trên.
B.Hột ở rìa giác mạc.
C. Sẹo ở kết mạc.
D.Thẩm lậu.
E.Màng máu.
21. Các biến chứng của bệnh mắt hột gồm, ngoại trừ:
A. Lông xiêu, quặm mí.
B. Loét giác mạc.
C. Viêm bờ mi, tắc lệ đạo.
D. Đục thể thuỷ tinh.
E. Khô mắt.
22.Mù do bệnh mắt hột chủ yếu do:
A. Khô mắt.
B. Viêm bờ mi, tắc lệ đạo.
C. Viêm kết mạc.
D. Viêm màng bồ đào trước
E. Đục giác mạc do loét giác mạc và màng máu giác mạc.
23. Điều trị biến chứng của mắt hột gồm, ngoại trừ:
A. Mổ quặm.
B. Nhổ lông xiêu.
C. Đốt điện chân lông mi.
D. Nhỏ nước mắt nhân tạo.
E. Rạch kết mạc.
24. Biến chứng loét giác mạc trong mắt hột không do:
A. Lông xiêu và quặm mi.
B. Bội nhiễm từ những ổ loét nhỏ do va chạm của lông mi.
C. Do các ổ loét vì vỡ hột mắt hột.
D. Màng máu trên giác mạc.
E. Viêm bờ mi và khô mắt.
25. Thời gian điều trị mắt hột thường kéo dài:
A. 1 tháng.
B. 2 tháng.
C. 3 tháng
D. 4 tháng.
30
E. 6 tháng.
26. Chlamydiae là vi khuẩn:
A. Ký sinh ngoại bào.
B. Ký sinh nội bào.
C. Ký sinh nội ngoại bào
D. Cộng sinh
E. Có thể nhân đôi.
27. Tính chất của hột trong bệnh mắt hột:
A. Xảy ra ở lớp bạch nang của kết mạc
B. Có lymphocytes trong giai đoạn sớm
C.Có thể thấy hoại tử ở trung tâm
D. Khi vỡ ra để lại sẹo
E. Tất cả các câu trên
28. Vết lõm Herbert
A. Tạo ra từ sự thành sẹo của hột bờ mi
B. Sản phẩm của viêm bờ tự do mi.
C. Xuất hiện ở rìa giác mạc
D. Xuất hiện ở bệnh khác nhiều hơn mắt hột
E. Đặc trưng của bệnh mắt hột
29. Mắt hột có các biểu hiện sau, ngoại trừ:
A. Thẩm lậu kết mạc
B. Hột ở kết mạc sụn mi trên
C. Sẹo ở kết mạc và giác mạc.
D. Màng máu giác mạc.
E. Loét vùng rìa.
30. Chẩn đoán phân biệt mắt hột với; ngoại trừ
A. VKM mạc hột
B. VKM mùa xuân
C. VKM do Herpes virus
D. VKM do Adeno virus
E. Phản ứng của kết mạc đối với 1 số thuốc dùng tại mắt
31. Tỷ lệ mắt hột hoạt tính theo điều tra Viện Mắt 1995 là:
A. 4,4%
B. 8,4%
C. 12,8%
D. 14,6%
E. 16,4%
32. Cơ chế khô mắt do bệnh mắt hột
A. Sẹo co kéo
B. Sẹo làm xơ hóa các tuyến lệ phụ
C. Sẹo làm xơ hóa tuyến lệ chính
D. Thẩm lậu che lấp các tuyến lệ phụ
E. Teo tuyến lệ chính
33. Điều trị quặm mi do mắt hột tốt nhất là:
A. Dùng thuốc tại chổ và toàn thân
B. Dùng thuốc tại chổ và phẩu thuật quặm
C. Nhổ lông xiêu
D. Đốt điện chân lông mi
E. Phẫu thuật quặm mí
34. Bệnh mắt hột tiến triển mãn tính và có thể dẫn đến mù loà.
A. Đúng
B. Sai.
31
35. Phòng bệnh mắt hột chủ yếu bằng tiêm vaccin.
A. Đúng. B. Sai.
36. Tác nhân gây bệnh mắt hột là Chlamydiae Prittaci.
A. Đúng. B. Sai.
37. Vi khuẩn gây bệnh mắt hột nhạy cảm với kháng sinh Tetracyclin.
A. Đúng. B. Sai.
38. Liệt kê 2 giai đoạn lâm sàng của bệnh mắt hột có khả năng lây lan mạnh nhất.
1.........................................................
2.........................................................
39. Liệt kê 3 tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột trên kết mạc:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
1b 2c 3a 4e 5b 6b 7b 8d 9c 10e 11c 12b 13c 14d 15e 16d 17a 18e 19c 20c 21d 22e 23e
24c 25c 26b 27e 28e 29e 30c 31c 32b 33b 34a 35b 36b 37a 38( TRII & TI ) 39( thâm
nhiễm, hột, sẹo )
32
BIỂU HIỆN MẮT TRONG MỘT SỐ BỆNH TOÀN THÂN
1.Tổn thương sớm nhất thấy được bằng soi đáy mắt của bệnh võng mạc do đái tháo đường là:
A.Phình mạch nhỏ.
B.Tắc mao mạch.
C.Xuất huyết võng mạc.
D.Phù võng mạc.
E.Tân mạch.
2.Trong hình thái phù nề của bệnh võng mạc do đái tháo đường, xuất tiết mềm là do:
A.Tích tụ chất liệu trụ trục thần kinh.
B. Phù võng mạc.
C. Rối loạn thành mao mạch.
D. Tích tụ dịch kính trong võng mạc.
E. Viêm của màng bồ đào.
3. Trong 5 câu dưới đây nói về bệnh võng mạc do đái tháo đường, một câu nào không chính
xác?
A. Đục thể thủy tinh có thể phối hợp với bệnh võng mạc do đái tháo đường
B. Bệnh võng mạc do đái tháo đường là những hậu quả của những biến đổi mao mạch của võng mạc.
C. Sự xuất hiện tân mạch gắn với sự giảm oxy võng mạc.
D. Chụp mạch huỳnh quang cho phép chứng tỏ hoặc khẳng định sự tồn tại của tân mạch.
E. Điều trị tốt bệnh đái tháo đường cho phép chữa khỏi bệnh võng mạc tăng sinh.
4. Biến chứng chính của bệnh võng mạc không có tăng sinh do đái tháo đường là gì?
A. Xuất huyết dịch kính.
B. Phù hoàng điểm.
C. Bong võng mạc.
D. Glôcôm tân mạch.
E. Phù gai.
5. Những xuất tiết dạng bông của võng mạc gồm, ngoại trừ:
A. Nằm trong lớp thị giác.
B. Là hậu quả của tắc tiểu động mạch võng mạc.
C. Có thể xuất hiện ở người đái tháo đường.
D. Gặp trong cao huyết áp không được điều chỉnh.
E. Là biểu hiện của tổn thương lớp hắc mạc.
6. Hai biện pháp chính dùng trong điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?
A. Giữ cân bằng đái tháo đường và corticoid toàn thân.
B. Các thuốc chống đông và quang đông.
C. Corticoit toàn thân và quang đông.
D. Giữ cân bằng đường huyết và quang đông.
E. Các thuốc dãn mạch và quang đông.
7 . Đái tháo đường phù hợp với, ngoại trừ:
A. Glôcôm góc mở mạn tính thường xảy ra nhất ở người đái tháo đường.
B. Đục thể thủy tinh thương gặp nhất ở người đái tháo dường là loại đục thể thủy tinh tuổi già.
C. Bệnh đái tháo đường có thể là nguyên nhân của song thị.
D. Cần tìm bệnh đái tháo đường trong những trường hợp lẹo tái phát.
8. Xơ cứng động mạch võng mạc có thể biểu hiện ở đáy mắt bằng những dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A. Bao trắng quanh động mạch.
E. Đái tháo đường có thể gây thoái hoá sắc tố võng mạc.
B. Những dấu hiệu tiền huyết khối tĩnh mạch.
C. Những dấu hiệu bắt chéo.
D. Động mạch sợi dây đồng
E. Viêm thị thần kinh.
9. Bệnh nào không gây ra những nốt dạng bông ở đáy mắt ?
33
A. Cao huyết áp.
B. Đái tháo đường.
C. Lupút ban đỏ.
D. SIDA.
E. Basedow.
10.Những biến chứng mắt nào không do cao huyết áp ?
A. Những nốt dạng bông.
B. Bong võng mạc.
C. Phù gai.
D. Viêm thị thần kinh do thiếu máu cấp tính ở phần trước.
E. Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
11. Biến chứng chính ở mắt của bệnh cao huyết áp là gì ?
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
B. Bong võng mạc.
C. Tắc tĩnh mạch.
D. Ổ hoại tử võng mạc.
E. Xuất huyết dịch kính.
12 Những dấu hiệu ở mắt của xơ cứng động mạch võng mạcgồm, ngoại trừ:
A. Dấu hiệu bắt chéo động-tĩnh mạch.
B. Những xuất huyết rãi rác.
C. Hình ảnh động mạch như dây đồng.
D. Bao trắng quanh động mạch.
E. Những dấu hiệu tiền huyết khối tĩnh mạch.
13. Bắt chéo động- tĩnh mạch là một dấu hiệu của:
A. Xơ cứng động mạch võng mạc.
B. Cao huyết áp trầm trọng.
C. Tăc một nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
D. Tắc một nhánh động mạch trung tâm võng mạc.
E. Sinh lý sau 60.
14. Co động mạch là một dấu hiệu của:
A. Mất bù trừ của bệnh võng mạc do cao huyết áp.
B. Xơ cứng động mạch.
C. Tiền huyết khối.
D. Tắc động mạch khởi đầu.
E. Bệnh võng mạc do cao huyết áp khởi đầu.
15. Về phương diện mô học, ý nghĩa của nốt dạng bông là gì ?
A. Dịch rỉ huyết tương.
B. Tích tụ lipit khu vực.
C. Giãn trụ trục các sợi thị giác do thiếu máu mao mạch cục bộ.
D. Teo hắc - võng mạc khu vực.
E. Cô đặc dịch kính.
16 .Bong võng mạc trong bệnh võng mạc do cao huyết áp là do :
A. Rách võng mạc.
B. Xuất huyết dưới võng mạc.
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Dịch rỉ.
E. Thiếu máu cục bộ võng mạc.
17. Trong những tổn thương các dây thần kinh sọ dưới đây, tổn thương dây nào thể gây mắt
nhắm không kín ?
A. Dây III
B. Dây IV
C. Dây V
34
D. Dây VI
E. Dây VII
18. Hình ảnh động mạch sợi dây đồng xuất hiện ở giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao
huyết áp:
A. Giai đoạn I và II.
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn II và III.
D. Giai đoạn III.
E. Giai đoạn IV.
19. Hình ảnh động mạch sợi dây bạc xuất hiện giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao
huyết áp:
A. Giai đoạn I và II.
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn II và III.
D. Giai đoạn III.
E. Giai đoạn IV.
20. Sự co thắt tiểu động mạch xuất hiện giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao huyết
áp:
A. Giai đoạn I và II.
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn II và III.
D. Giai đoạn III.
E. Giai đoạn IV.
21. Xuất tiết nốt dạng bông xuất hiện ở giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao huyết áp:
A. Giai đoạn I và II.
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn II và III.
D. Giai đoạn III.
E. Giai đoạn IV.
22. Phù gai thị có thể gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. U trong sọ
B. Cao huyết áp ác tính.
C. Apxe não.
D. Chấn thương sọ não.
E. Đái tháo đường.
23. Bán manh 2 bên thái dương biểu hiện tổn thương tại:
A. Võng mạc phía thái dương hai bên
B. Dây thần kinh thị giác.
C. Giao thoa thị.
D. Dãi thị giác
E. Võ não chẩm
24. Bán manh đồng danh biểu hiện tổn thương tại:
A. Võng mạc phía thái dương hai bên
B. Dây thần kinh thị giác.
C. Giao thoa thị.
D. Dãi thị giác
E. Võ não chẩm
25. Bệnh lý toàn thân nào có thể gây biến chứng glôcôm tân mạch:
A. Cao huyết áp.
B. Bệnh máu trắng cấp.
C. Đái tháo đường.
D. Basedow.
35
E. Xơ cứng rải rác.
26. Bệnh lý toàn thân nào thường có biểu hiện viêm kết giác mạc bọng:
A. Lao.
B. Phong.
C. Sởi.
D. Thủy đậu
E. Bại liệt.
27. Zona có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Tê, đau rát vùng da bị tổn thương.
B. Mụn phỏng ở da.
C. Viêm da.
D. Tổn thương giác mạc hình cành cây.
E. Loét giác mạc.
28. Biểu hiện giang mai ở mắt gồm, ngoại trừ:
A. Viêm giác mạc sâu.
B. Đục giác mạc.
C. Loét giác mạc.
D. Tân mạch ở giác mạc.
E. Viêm màng bồ đào.
29. Lồi mắt có thể gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Chấn thương.
B. Viêm.
C. Basedow.
D. U sán nhái.
E. U tuyến yên.
30. Biểu hiện viêm kết mạc và giác mạc có thể gặp do các nhiễm virus sau, ngoại trừ:
A. Sởi.
B. Thủy đậu.
C. Đậu mùa.
D. Bại liệt.
E. Herpes
31. Một trẻ sơ sinh có biểu hiện đồng tử trắng, nguyên nhân có thể do, ngoại trừ:
A. Xơ sản sau thể thủy tinh.
B. Tồn lưu dịch kính nguyên thủy.
C. Đục thể thủy tinh bẩm sinh.
D. Đục giác mạc.
E. Xơ hoá vùng bè.
32. Một bệnh nhân cao huyết áp, đột ngột bị mờ một mắt, nguyên nhân có thể do:
A. Bong võng mạc.
B. Glôcôm cấp.
C. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
D. Đục thể thủy tinh.
E. Xuất huyết dịch kính.
33. Chỉ định phẫu thuật đục thể thủy tinh ở bệnh nhân đái tháo đường khi:
A. Đục thể thủy tinh giai đoạn chín.
B. Đục thể thủy tinh có biến chứng tăng nhãn áp.
C. Đường máu ổn định khi không điều trị với thuốc hạ đường máu.
D. Đường máu ổn định với liệu trình điều trị đái tháo đường.
E. Đường niệu âm tính.
34. Sụp mi là biểu hiện tổn thương dây thần kinh sọ sau:
A. Dây thần kinh số II
B. Dây thần kinh số III
36
C. Dây thần kinh số IV
D. Dây thần kinh số V
E. Dây thần kinh số VI
35. Zona có thể gây nguy hại cho bộ phận nào của mắt ?
A. Mi mắt.
B. Kết mạc.
C. Giác mạc.
D. Màng bồ đào.
E. Võng mạc.
36. Tĩnh mạch hình chuỗi hạt là biểu hiện của bệnh:
A. Cao huyết áp
B. Đái tháo đường.
C. Basedow.
D. Bệnh máu trắng cấp.
E. Xơ cứng mạch máu.
37. Bệnh nhân có bệnh lý võng mạc đái tháo đường nên đến khám chuyên khoa mắt khi:
A. Có biến chứng glôcôm.
B. Khi có đục thể thuỷ tinh.
C. Khi có bong võng mạc.
D. Khi có giảm thị lực.
E. Bất kỳ giai đoạn nào của bệnh lý võng mạc.
38. Tỷ lệ bệnh nhân phong có tổn thương ở mắt chiếm:
A. 30%.
B. 39,2%.
C. 40%.
D. 40,2%.
E. 49,2%.
39. Virus bại liệt có thể gây tổn thương:
A. Dây thần kinh số II và III.
B. Dây thần kinh số III và IV
C. Dây thần kinh số III và VI
D. Dây thần kinh số IV và VI
E. Dây thần kinh số VI
40. Virus viêm não có thể gây:
A. Glôcôm.
B. Đục thêt thuỷ tinh.
C. Viêm màng bồ đào.
D. Viêm và teo thị thần kinh.
E. Viêm võng mạc.
41. Xuất huyết kết mạc có thể gặp ở các bệnh sau, ngoại trừ:
A. Ho gà.
B. Cao huyết áp
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Chấn thương .
E. bệnh máu trắng cấp.
42. Phù gai thị không phù hợp :
A. Gặp trong u não.
B. Có thể gặp trong chấn thương.
C. Thận trọng khi chỉ định chọc dịch não tuỷ.
D. Có thể gặp trong viêm não.
E. Có thể gặp ở bệnh Basedow.
43. Chụp mạch huỳnh quang là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và tiên lượng bệnh:
37
A. Cao huyết áp.
B. Đái tháo đường.
C. Bệnh máu trắng cấp.
D. Basedow.
E. U não.
44.Trong số những khám nghiệm bổ sung dưới đây, một khám nghiệm cho thấy được tình
trạng thiếu máu cục bộ mao mạch trong bệnh võng mạc đái tháo đường.
A. Soi đáy mắt trực tiếp.
B. Soi đáy mắt gián tiếp.
C. Chụp mạch huỳnh quang.
D. Chụp động mạch.
E. Đo áp lực động mạch trung tâm võng mạc.
45. Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể có biểu hiện, ngoại trừ:
A. Tân mạch
B. Những xuất huyết nhỏ.
C. Xuất tiết dạng bông
D. Dấu hiệu bắt chéo động tĩnh mạch.
E. Những phình mạch nhỏ
46. Biểu hiện của phù gai thị trên thị trường là mở rộng điểm mu ìMariot
A. Đúng B. Sai
47.Bán manh thái dương 2 bên là biểu hiện của tổn thương vùng giao thoa thị
A. Đúng B. Sai
48. Khi bị Zona, bệnh nhân thường có đồng tử co
A. Đúng B. Sai
49. Zona mắt co ái tính với giác mạc mắt
A. Đúng B. Sai
50. Xuất huyết kết mạc gặp ở bênh nhân cao huyết áp
A. Đúng B. Sai
51. Một bệnh nhân cao huyết áp đột ngột bị mờ mắt cần đưa ngay đến chuyên khoa mắt.
A. Đúng B. Sai
52. Kể 3 biểu hiện tại mắt của hội chứng Claude Bernard Horner
1. 2. 3.
53.Kể 2 biểu hiện ở mắt thường gặp trong bệnh đái tháo đường
1. 2.
54. Kể 3triệu chứng ở mắt có thể gặp trong Basedow
1. 2. 3.
1a 2a 3e 4b 5e 6d 7e 8e 9e 10e 11c12c 13a 14e 15c 16d 17e 18b 19d
20a 21d 22e 23c 24d 25c 26a 27d 28c 29e 30d 31e 32c 33d 34b 35c
36b 37e 38e 39c 40d 41c 42e 43b 44c 45d 46a 47a 48b 49a 50a 51a
52
38
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
1. Giác mạc đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây:
A. Chống nhiễm trùng.
B. Chống khô mắt.
C. Quang học
D. Giữ hình thể của nhãn cầu.
E. Nhận biết sự vật .
2. Công suất hội tụ của giác mạc là:
A. 30 D
B. 35 D.
C. 40 D
D. 45 D.
E. 50 D.
3. Lớp nào dày nhất trong cấu tạo giác mạc:
A. Lớp biểu mô.
B. Màng Bowmann.
C. Lớp mô nhục.
D. Màng Descemet.
E. Lớp nội mô.
4. Khi tổn thương lớp nội mô, giác mạc sẽ có biểu hiện:
A. Loét.
B. Viêm.
C. Sẹo.
D. Thoái hoá.
E. Mờ đục.
5. Giác mạc có đặc điểm nào sau đây:
A. Lớp biểu mô có thể keratin hoá.
B. Không có thần kinh.
C. Không có mạch máu.
D. Không trơn láng.
E. Không trong suốt.
6. Để khám giác mạc dễ dàng cần phải:
A. Nhỏ thuốc nhuộm.
B. Nhỏ thuốc tê.
C. Nhỏ thuốc gián đồng tử.
D. Nhỏ thuốc co đồng tử.
E. Nhỏ thuốc sát trùng.
7. Tổn thương ở lớp nào của giác mạc sẽ không để lại sẹo sau khi điều trị ?
A. Lớp biểu mô.
B. Màng Bowmann.
C. Lớp mô nhục.
D. Màng Descemet.
E. Lớp nội mô.
8. Giảm cảm giác giác mạc có thể gặp trong các bệnh sau, ngoại trừ:
A. Viêm giác mạc do virus.
B. Viêm giác mạc do Chlamydiae Trachomatis.
C. Viêm giác mạc do vi khuẩn.
D. Viêm giác mạc do liệt dây thần kinh số V.
E. Viêm giác mạc do liệt dây thần kinh số VII.
9. Loét giác mạc ở trẻ suy dinh dưỡng gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Thiếu vitamin A.
39
B. Thiếu vitamin C.
C. Giảm sức đề kháng.
D. Do các bệnh kèm theo như ỉa chảy, phế quản phế viêm.
E.Do vius .
10. Loét giác mạc do hở mi có thể gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Lồi mắt do viêm.
B. Lồi mắt do Basedow.
C. Liệt dây thần kinh số VII.
D. Do sẹo kết mạc mí trên co kéo.
E. Do sẹo mí dưới co kéo.
11. Loét giác mạc Mooren có các biểu hiện sau,ngoại trừ:
A. Loét bắt đầu ở vùng rìa.
B.Loét khoét sâu xuống bề dày giác mạc.
C. Tiến triển mãn tính.
D. Có liên quan đến rối loạn chuyển hoá collagen.
E.Tiến triển cấp tính.
12. Viêm loét giác mạc tiến triển qua 3 giai đoạn nào sau đây:
A. Tiền triệu - Cơn cấp - Thoái triển.
B. Thẩm lậu - Tạo sẹo - Thoái triển.
C. Viêm - Tạo sẹo - Thoái triển.
D. Thẩm lậu - Thoái triển - Tạo sẹo.
E. Tiền triệu - Thẩm lậu - Thoái triển.
13. Biến chứng của viêm loét giác mạc gồm, ngoại trừ:
A. Quặm.
B. Viêm nội nhãn.
C. Phòi màng Descemet.
D. Thủng giác mạc.
E. Teo nhãn cầu.
14. Viêm loét giác mạc do Herpes Simplex có thể gây biến chứng nào sau đây:ngoại trừ:
A. Viêm kết mạc phối hợp.
B. Viêm bờ mí.
C. Lật mí.
D. Viêm thị thần kinh.
E.Thủng giác mạc.
15. Dấu chứng nao sau đây nghĩ tới viêm loét giác mạc do Herpes Simplex:
A. Bệnh không tái phát
B. Giác mạc bắt màu ( thuốc nhuộm) hình cành cây
C. Lóet giác mạc kiểu rắn bò
D. Có hình ảnh vệ tinh xung quanh vết loét
E. Tiền phòng luôn luôn có mủ
16. Thuốc nhỏ mắt nào cần phải chống chỉ định khi có loét giác mạc
A. Kháng sinh
B. Vitamine A
C. Corticoide
D. Thuốc dãn đồng tử
E. Thuốc chống dị ứng
Câu17. Chống chỉ định thuốc tra mắt corticoit khi có:
A. Phù giác mạc.
B. Viêm tuyến lệ.
C. Viêm màng bồ đào trước.
D. Viêm giác mạc .
E. Đục thể thủy tinh.
40
18. Viêm giác mạc do Herpes simplex, bề mặt giác mạc có thể biểu hiện như sau ngoại trừ.
A. Dạng cành cây
B. Chấm nông
C. Thẩm lậu hình dĩa
D. Loét hình bản đồ
E. Ổ loét có mủ
19. Loét giác mạc nghi do nấm gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ
A. Không đáp ứng với kháng sinh
B. Xuất hiện sau một vết trợt giác mạc
C. Phản ứng toàn thân nhẹ nhàng
D. Bao quanh bởi vòng chấm viêm ( hình ảnh vệ tinh).
E. Vết loét giác mạc hình bản đồ
20. Điều trị nhiễm nấm giác mạc có các biểu hiện sau, ngoại trừ:
A. Một số nhạy cảm với sulfonamides
B. Một số nhạy cảm với một vài kháng sinh
C. Corticosteroids làm bệnh trầm trọng
D. Không có thuốc kháng nấm có phổ rộng
E. Dùng Corticosteroids bệnh tiến triển tốt
21. Chẩn đoán nấm giác mạc được gợi ý bởi các biểu hiện sau, ngoại trừ
A. Loét mãn tính
B. Trước đây có sử dung cortcosteroids
C. Đáp ứng kém với thuốc kháng sinh
D. Hình thành vòng vệ tinh xung quanh ổ loét
E. Loét giác mạc hình cành cây
22. Loét giác mạc vùng rìa có thể do:
A. Nấm
B. Vi khuẩn
C. Thiếu sinh tố A
D. Biến chứng bệnh mắt hột
E. Liên quan đến bệnh toàn thân
23. Khô giác mạc phù hợp với những trường hợp sau,ngoại trừ :
A. Viêm kết mạc mãn tính
B. Test Shirmer dương tính
C. Kích thích do không có nước mắt
D. Liên quan đến viêm khớp dạng thấp
E. Viêm túi lệ
24. Loét trung tâm giác mạc phù hợp với các biểu hiện sau, ngoại trừ
A. Có khả năng trầm trọng hơn loét vùng rìa
B. Có nguồn gốc do vi khuẩn
C. Có thể do nấm
D. Có thể do Herpes simplex
E. Thị lực giảm ít sau khi điều trị khỏi.
25. Trợt giác mạc tái phát không phù hợp:
A. Cải thiện sau vài giờ băng mắt
B. Điều trị tốt nhất là corticosteroid trong giai đoạn cấp
C. Có thể do chấn thương
D. Chảy nước mắt nhiều.
E. Xử trí với tra thuốc mỡ kháng sinh và băng mắt.
26. Viêm giác mạc Herpes simlex được điều trị bởi, ngoại trừ:
A. 5-iod-2-desoxyuridine
B. Đốt bằng hoá chất
C. Acyclovir
41
D. Corticoid tại chỗ
E. Kháng sinh
27. Đặc điểm tổn thương trong bệnh Herpes simplex giác mạc là, ngoại trừ
A. Thường kèm theo tổn thương Herpes simplex ở môi
B. Thường theo sau một loét biểu mô
C. Mãn tính và thường tái phát
D. Kèm theo có xuất hiện tân mạch
E. Hình thành vòng vệ tinh xung quanh ổ loét
28. Viêm giác mạc Herpes thường gây các biến chứng sau, ngoại trừ
A. Nhiễm trùng thứ phát
B. Viêm mống mắt
C. Mủ tiền phòng
D. Sẹo giác mạc
E. Viêm thị thần kinh
29. Bệnh mắt trâu có, ngoại trừ:
A. Mắt to
B. Tăng áp lực nội nhãn
C. Bất thường của góc giác mạc-mống mắt
D. Vết rách trên màng Bowman’s
E. Thị lực tốt
30. Trong bệnh hủi biểu hiện trên giác mạc có thể thấy là, ngoại trừ
A. Viêm giác mạc chấm nông
B. Viêm giác mạc nhu mô sâu
C. Màng máu
D. Viêm giác mạc hình dĩa
E. Loét ngoại vi giác mạc
31. Những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt VGM do Herpes gồm, ngoại trừ:
A. Loại tổn thương
B. Cảm giác giác mạc
C. Tiền sử tổn thương da trước đó
D. Sự xuất hiện của viêm mống mắt
E. Tiết mũ
32. Phương pháp điiêù trị nào không được dùng trong trường hợp viêm kết- giác mạc do herpes
?
A. Thuốc tra mắt corticoit.
B. Điều trị Acyclovir bằng đường toàn thân.
C. Điều trị kháng sinh tại mắt.
D. Các thuốc lành sẹo giác mạc.
E. Các thuốc dãn đồng tử.
33. Mù do di chứng của viêm loét giác mạc thường do:
A. Tổn thương dây thần kinh số V
B. Tổn thương dây thần kinh số III
C. Tổn thương dây thần kinh số IV
D. Tổn thương dây thần kinh số II
E. Do sẹo giác mạc
34. Viêm loét giác mạc do phế cầu phù hợp, ngoại trừ
A. Gặp ở người già
B. Bệnh nhân có viêm túi lệ mãn
C. Bệnh nhân có viêm túi lệ cấp
D. Loét giác mạc dạng rắn bò
E. Thường có phản ứng mống mắt
35. Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh:
42
A. Loét rìa giác mạc
B. Loét dạng rắn bò
C. Có thể gây thủng giác mạc trong vòng 24- 48h
D. Hay tái phát
E. Gặp ở trẻ em suy dinh dưỡng
36. Biến chứng thủng giác mạc có thể xảy ra ở giai đoạn nào của khô mắt do thiếu vitamin A ?
A. X
1
A
B. X
1
B
C. X
2
D. X
3
A
E. X
3
B
37. Chẩn đoán xác định loét giác mạc bằng các lý do sau
A. Kết mạc cương tụ rìa
B. Kết mạc cương tụ ngoại vi
C. Phù giác mạc
D. Thị lực giảm
E. Nhuộm giác mạc bằng Fluorescein 2%
38. Nguyên nhân nào sau đây gây thường gây viêm loét giác mạc đo nấm
A. Dị vật công nghiệp
B. Do lông quặm
C. Lồi mắt do u hố mắt
D. Lồi mắt do bệnh nhân bị Basedow
E. Chấn thương mắt có nguồn gốc thảo mộc
39. Viêm loét giác mạc có thể gặp sau các nguyên nhân sau, ngoại trừ
A. Do liệt dây thần kinh VII
B. Do sẹo co kéo mi
C. Ở bệnh nhân hôn mê
D.Ở bệnh nhân bị Basedow
E. Viêm thị thần kinh
40.Viêm loét giác mạc do liệt thần kinh số V
A. Hở mí
B. Giác mạc loét rộng, bệnh nhân đau nhức nhiều
C. Giác mạc loét rộng, bệnh nhân không đau nhức.
D. Cảm giác giác mạc tăng
E. Điều trị bằng kháng sinh
41. Điều trị di chứng sẹo giác mạc gồm, ngoại trừ
A. Phẩu thuật cắt mống mắt quang học
B. Phẩu thuật cắt bè giác mạc
C. Phẩu thuật ghép giác mạc
D. Nhuộm giác mạc
E. Điểm nứơc mắt nhân tạo
42. Thuốc mỡ Zovirac điều trị tốt nhất cho:
A. Viêm loét giác mạc đo hỡ mí
B. Viêm loét giác mạc do virus
C. Viêm loét giác mạc do Herpes
D. Viêm loét giác mạc do nấm
E. Viêm loét giác mạc bọng
43. Một bệnh nhân mắt đỏ đau, giảm thị lực. Chẩn đoán nào phù hợp:
A Viêm giác mạc Herpes
B. Glôcôm góc mỡ
C Lệch thể thủy tinh
43
D. Viêm kết mạc
E Xuất huyết dưới kết mạc
44. Phẫu thuật cắt mống mắt quang học điều trị di chứng viêm loét giác mạc nhằm:
A. Hạ nhãn áp.
B. Tăng thị lực.
C. Thẩm mỹ.
D. Phòng biến chứng thủng giác mạc.
E. Giaỉí quyết sẹo giác mạc.
45. Điều trị viêm loét giác mạc do nấm:
A. Kháng sinh + Kháng nấm tại chỗ.
B. Kháng nấm toàn thân và tại chỗ.
C. Kháng sinh + kháng nấm + corticoid
D. Kháng nấm toàn thân và tại chỗ + Corticoid.
E. Kháng sinh + Kháng nấm toàn thân và tại chỗ.
46. Điều trị viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh gồm, ngoại trừ:
A. Kháng sinh theo kháng sinh đồ.
B. Cắt bỏ túi lệ viêm.
C. Tăng cường sức đề kháng với vitamin C.
D. Tăng cường dinh dưỡng.
E. Giãn đồng tử.
47. Thuốc nhỏ mắt có chế phẩm corticoide có thể điều trị cho:
A. Viêm giác mạc do virut
B. Viêm giác mạc do vi khuẩn
C. Viêm giác mạc do nấm
D. Viêm rìa giác mạc
E. Viêm giác mạc do thiếu sinh tố A
48. Vitam A để điều trị bệnh nào sau đây
A. Viêm kết mạc
B. Viêm gia thị
C. Đục thể thủy tinh
D. Viêm màng bồ đào
E. Khô giác mạc
49. Vitamin A điều trị cho các bệnh sau ngoại trừ
A. Khô kết mạc
B. Kết mạc có vệt Bitot
C. Khô giác mạc
D. Thoái hóa sắc tố võng mạc
E. Bệnh Glôcôm
50. Biến chứng Viêm loét giác mạc bao gồm các biểu hiện sau: ngoại trừ
A. Phồng mạng Descemet
B. Thủng giác mạc
C. Viêm màng bồ đào
D. Tăng nhãn áp thứ phát
E. Bong võng mạc
51. Biến chứng nào trầm trọng nhất trong bệnh viêm loét giác mạc
A. Phồng mạng Descemet
B. Thủng giác mạc
C. Viêm màng bồ đào
D. Tăng nhãn áp thứ phát
E. Viêm nội nhãn
52. Viêm loét giác mạc do nguyên nhân nào có tiến triển lâm sàng nhanh nhất ?
A. Trực khuẩn mủ xanh
44
B. Phế cầu
C. Nấm
D. Virut
E. Thiếu Vitamin A
53. Nguyên tắc điều trị viêm loét giác mạc gồm các biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Điều trị nguyên nhân
B. Điều trị chống đau nhức
C. Điều trị chống nhiễm khuẩn
D. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
E. Nhỏ thuốc Pilocarpin
54. Điều trị viêm loét giác mạc bao gồm các biện pháp sau, ngoại trừ
A. Nhỏ thuốc Atropin
B. Dùng kháng sinh tại chỗ
C. Dùng kháng sinh toàn thân
D. Dùng thuốc chống đau nhức
E. Nhỏ thuốc Neodex
55. Viêm loét giác mạc thường do các nguyên nhân sau; ngoại trừ
A. Lông quặm
B. Liệt dây thần kinh VII
C. Lồi mắt trong bệnh Bazedow
D. Thiếu sinh tố A
E. Viêm thị thần kinh
56. Các thuốc thường sử dụng trong điều trị viêm loét giác mạc, ngoại trừ
A. Thuốc chống Vi khuẩn
B. Thuốc chống nấm
C. Thuốc chống Viurs
D. Vitamin A
E. Clorocid H
57. Điều trị viêm loét giác mạc bao gồm các biện pháp sau ngoại trừ
A. Điều trị nguyên nhân
B. Điều trị di chứng
C. Điều trị biến chứng
D. Điều trị chống đau nhức
E. Dùng các thuốc có chế phẩm Corticoide để điều trị
58. Nguyên nhân gây giảm thị lực của bệnh viêm loét giác mạc
A. Tổn thương thị thần kinh
B. Tổn thương kết mạc
C. Tổn thương mi mắt
D. Tổn thương võng mạc
E. Tổn thương giác mạc
59. Trước một viêm giác mạc tái phát, nguyên nhân thường gặp nhất là virus Herpes Simplex.
A. Đúng. B. Sai.
60. Phẫu thuật điều trị quặm mí nhằm mục đích cải thiện khô mắt.
A. Đúng. B. Sai.
61. Sử dụng thuốc tra mắt kháng sinh kết hợp corticoid điều trị viêm loét giác mạc.
A. Đúng. B. Sai.
62. Trẻ suy dinh dưỡng có thể bị loét giác mạc.
A. Đúng. B. Sai.
63. Bệnh mắt hột có thể là nguyên nhân của viêm loét giác mạc.
A. Đúng.
B. Sai.
64. Xác định tổn thương loét trên giác mạc bằng sinh hiển vi là chắc chắn nhất.
45
A. Đúng.
B. Sai.
65. Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh thường hay gặp trong chấn thương nông nghiệp.
A. Đúng.
B. Sai.
66. Sử dụng thuốc giãn đồng tử là chỉ định đầu tiên để điều trị viêm loét giác mạc.
A. Đúng.
B. Sai.
67. Kể 2 biến chứng của viêm loét giác mạc:
1.........................................................
2.........................................................
68. Kể 3 hình thái lâm sàng của viêm loét giác mạc do Herpes Simplex:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
69. Hai nguyên nhân gây viêm loét giác mạc do thầy thuốc có thể phòng tránh được là:
1.........................................................
2.........................................................
70. Nêu 2 biện pháp phòng bệnh viêm loét giác mạc trong sinh hoạt và lao động:
1.........................................................
2.........................................................
1c 2d 3c 4e 5c 6b 7a 8e 9a 10d 11e 12d 13a 14d 15b 16c 17d 18e 19e 20e 21e 22e 23e
24e 25b 26d 27e 28e 29e 30e 31e 32a 33b 34c 35c 36d 37c 38b 39e 40c 41b 42c 43a 44b
45e 46c 47d 48e 49e 50e 51e 52a 53e 54e 55e 56e 57e 58e 59a 60b 61b 62a 63a 64b 65a
66b 67
46
GLÔCÔM
1. Trước một: Đỏ mắt, nhức mắt và thị lực giảm. Dấu hiệu nào nghĩ tới cơn glôcôm góc đóng
A. Giác mạc bắt màu Fluorescéine (+)
B. Đồng tử co.
C. Chảy nước mắt nhiều
D. Tiết tố .
E. Tăng nhãn áp
2. Trước một bệnh cảnh: Đau nhức mắt và đỏ mắt. dấu hiệu nào phù hợp với chẩn đoán glôcôm
cấp:
A. Cương tụ ngoại vi
B. Đồng tử dãn, mất phản xạ
C. Nhãn áp 12mmHg
D. Tiền phòng sâu
E. Thị lực bình thường
3. Khám thị trường cho phép nghiên cứu các tổn hại thị giác dưới đây.Trừ một bộ phận nào ?
A. Võng mạc.
B. Củng mạc.
C. Gai thị.
D. Giao thoa.
E. Thần kinh thị.
4. Thị trường là khám nghiệm cần làm trong các bệnh dưới đây. Trừ một bệnh nào ?
A.Tai biến mạch máu não.
B.Tai biến mạch máu gai thị.
C.Glôcôm mạn tính.
D.Bệnh võng mạc do đái tháo đường.
E.Viêm thị thần kinh.
5. Thị trường bình thường của một mắt (đo bằng máy Goldman) ngoại trừ ?
A. Rộng đến 90
0
ở phía thái dương.
B. Có một ám điểm sinh lý cạnh trung tâm, phía thái dương.
C. Nhạy cảm tối đa ở trung tâm.
D. Phía mũi hẹp hơn phía thái dương.
E. Rộng 85
0
ở phía gò má
6. Triệu chứng nào sau đây khẳng định chẩn đoán bệnh Glôcôm
A. Thị lực giảm
B. Thị trường thu hẹp
C. Giác mạc phù
D. Nhãn áp cao
E. Đồng tử méo
7. Triệu chứng nào sau đây không hướng tới bệnh Glôcôm
A. Thị lực giảm
B. Thị trường thu hẹp
C. Giác mạc phù
D. Nhãn áp cao
E. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi
8. Triệu chứng nào sau đây gợi ý cho bạn bệnh glôcôm góc đóng
A. Tiền phòng nông
B. Cương tụ ngoại vi
C. Giác mạc trong suốt
D. Thị trường thu hẹp
E. Thị lực giảm
9. Bệnh glôcôm cấp thường gặp ở những người
47
A. Nam giới
B. Trên 40 tuổi, có tật viễn thị
C. Trên 40 tuổi, có tật cận thị
D. Có tật loạn thị
E. Lác
10. Khi khám bệnh có các triệu chứng: Đỏ mắt, đồng tử dãn méo và nhãn áp cao. Bạn cần nghĩ
tới bệnh nào dưới đây ?
A. Viêm kết mạc
B. Viêm mống mắt thể mi
C. Viêm màng bồ đào
D. Bệnh Glôcôm
E. Đục thể thủy tinh
11. Khi khám bệnh có các triệu chứng: Gai thị lõm, thị lực giảm và thị trường thu hẹp. Cần nghĩ
tới ?
A. Viêm gai thị
B. Viêm hoàng điểm
C. Tăng áp lực nội sọ
D. Bệnh Glôcôm
E. Tất cả đều đúng
12. Cấu trúc giải phẫu nào sau đây không là nguy cơ dẫn tới bệnh glôcôm cấp
A. Giác mạc nhỏ
B. Góc tiền phòng hẹp
C. Thể thủy tinh nhô ra trước
D. Chân mống mắt dày
E. Góc tiền phòng rộng
13. Đau nhức mắt, nhìn mờ, nhãn áp cao, đồng tử dãn những triệu chứng bản của bệnh
nào ?
A. Viêm mống mắt thể mi
B. Viêm kết mạc
C. Viêm giác mạc
D. Glôcôm cấp
E. Glôcôm đơn thuần
14. Glôcôm góc đóng là một bệnh có biểu hiện các đặc điểm đưới đây, ngoại trừ
A. Có yếu tố gia đình
B. Gây tổn thương thị giác
C. Thường gặp cả hai mắt
D. Gây lõm gai thị
E. Thị trường bình thường
15. Glôcôm đơn thuần (góc mở) phù hợp
A. Mắt mờ đột ngột
B. Thị trường thu hẹp
C. Góc tiền phòng hẹp
D. Cương tụ ngoại vi
E. Chỉ điều trị bằng phẫu thuật
16. Glôcôm đơn thuần (chọn câu thích hợp)
A. Bệnh nhân đau nhức nhiều
B. Mắt đỏ cương tụ rìa
C. Góc tiền phòng mở
D. Bệnh chỉ xảy ra ở một mắt
E. Gặp ở người cận thị
17. Ba triệu chứng; Nhãn áp cao, đỏ mắt và lõm gai thị gặp ở bệnh cảnh sau
A. Viêm gai thị
48
B. Viêm mống mắt thể mi
C. Bệnh Glôcôm góc đóng
D. Viêm loét giác mạc
E. Glôcôm đơn thuần
18. Triệu chứng đau nhức mắt, nhìn đèn có quầng xanh đỏ gặp ở bệnh:
A. Viêm giác mạc
B. Glôcôm góc đóng
C. Đục thể thủy tinh
D. Viêm mống mắt thể mi
E. Glôcôm đơn thuần
19. Trước một trường hợp Glôcôm cần phải tiến hành các biện pháp sau, ngoại trừ
A. Soi góc tiền phòng
B. Điểm thuốc Pilocarpine 1%
C. Cho uống thuốc hạ nhãn áp
D. Theo dõi nhãn áp
E. Theo dõi mạch, nhiệm
20. Các xét nghiệm sau đây khi tái khám, xét nghiệm nào quan trọng nhất để khẳng định bệnh
Glôcôm đã ổn định
A. Nhãn áp
B. Thị lực
C. Thị trường
D. Soi đáy mắt
E. Soi góc tiền phòng
21. Lõm gai thị là triệu chứng đặc trưng của bệnh
A. Tăng áp lực nội sọ
B Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu
C. Viêm gai thị
D. Bong võng mạc
E. Glôcôm
22. Bệnh nào là chống chỉ định tuyệt đối của thuốc giãn đồng tử ?
A. Viêm hắc mạc.
B. Viêm thị thần kinh.
C. Glôcôm góc đóng
D. Viêm tuyến lệ
E. Viêm giác mạc.
23. Các thuốc dưới đây thuốc cơ bản nào dùng để điều trị cho cả 2 bệnh Glôcôm nguyên phát:
A. Diamox
B. Mỡ teracyclin %
C. Mỡ Levocid H
D. Cocain
E. Dicain
24. Pilocarpin là một thuốc tra mắt
A. Cường phó giao cảm.
B. Hủy phó giao cảm.
C. Cường giao cảm.
D. Hủy giao cảm.
E. Không có tác dụng lên hệ thống giao cảm.
25. Epinephrin là một thuốc tra mắt:
A. Cường phó giao cảm.
B. Hủy phó giao cảm.
C. Cường giao cảm .
49
D. Co đồng tử.
E. Không có tác dụng lên đồng tử.
26. Trong các thuốc tra mắt dưới đây, thuốc nào không làm giãn đồng tử ?
A. Pilocarpin.
B. Cocain.
C. Adrenalin.
D. Scopolamin.
E. Atropin.
27. Khi dùng các thuốc tra mắt corticoit lâu dài, cần theo dõi vấn đề gì ?
A. Nhãn áp.
B. Góc mống - giác mạc.
C. Cảm giác giác mạc.
D. Sự tiết nước mắt.
E. Nội mô giác mạc.
28. Trong các công việc dưới đây, một viêc chống chỉ định tuyệt đối dùng các thuốc tra mắt
hủy phó giao cảm:
A. Điều trị viêm màng bồ đào trước.
B. Khám đáy mắt.
C. Soi bóng đồng tử.
D. Điều trị glôcôm cấp.
E. Điều trị nhược thị bằng gia phạt mắt lành.
29. Trong năm câu dưới đây về bệnh glôcôm cấp, có một câu sai.
A. Điều trị bằng thuốc làm hạ nhãn áp dùng theo đường toàn thân nếu không có chống chỉ định.
B. Các thuốc co đồng tử dứt khoát không được dùng.
C. Cần điều trị phẩu thuật tiếp theo điều trị bằng thuốc .
D. Cắt mống mắt dự phòng ở mắt bên kia là cần thiết.
E. Những cơn tăng nhãn áp bán cấp là biểu hiện của góc đóng không hoàn toàn.
30. Nhũng yếu tố nào dưới đây làm tiền đề cho cơn glôcôm cấp góc đóng là, ngoại trừ:
A. Mắt cận thị, giác mạc to, tiền phòng sâu, góc hẹp.
B. Mắt viễn thị, giác mạc to, tiền phòng sâu, góc hẹp.
C. Mắt viễn thị, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc hẹp.
D. Mắt viễn thị, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc rộng.
E. Mắt cận thị, giác mạc to, tiền phòng sâu, góc rộng.
31. Trong phiên trực, một phụ nữ 70 tuổi bị đau nhức dữ dội 1/2 đầu bên mắt đau, kèm theo nôn
mửa mắt tưng ứng nhìn mờ. Khám thấy triêu chúng mắt đỏ. Những dấu hiệu này hướng
tới bệnh nào dưới dây:
A. Ngộ độc thức ăn.
B. Viêm màng não do vi khuẩn.
C. Cơn glôcôm cấp.
D. Đau thần kinh mặt.
E. Viêm kết mạc.
32. Trong năm câu dưới đây về cơn glôcôm cấp, một câu nào không đúng ?
A. Góc mống giác mạc có một cấu trúc giải phẫu đặc biệt.
B. Glôcôm cấp là do chân mống mắt dính vào vùng bè.
C. Thị lực giảm nhiều.
D. Đồng tử co mạnh.
E. Sờ nắn thấy nhãn cầu cứng như gỗ.
33. Cơn glôcôm góc đóng nguyên phát phù hợp với những điều kiện nào dưới đây, ngoại trừ:
A. Có thể được phát động khi tra mắt bằng một thuốc cường giao cảm.
B. Thường xảy ra ở mắt viễn thi.
C. Khám thị trường không cần thiết cho việc chẩn đoán.
50
D. Phải điều trị bằng phẫu thuật.
E. Chỉ điều trị bằng thuốc
34. Trong những dấu hiệu dưới đây, có một dấu hiệu nào không phải là đặc điểm của cơn glôcôm
góc đóng ?
A. Phù giác mạc.
B. Tăng nhãn áp.
C. Đồng tử dãn, mất phản xạ.
D. Lõm gai thị hoàn toàn
E. Quầng màu sắc.
35. Thuốc tra mắt tại chỗ nào dưới đây có thể gây cơn glôcôm cấp ?
A. Novesin.
B. Kháng sinh.
C. Fluorescein.
D. Neosynephrin
E. Corticoit.
36. Thuốc điều trị nào dưới đây được chỉ định trong điều trị cơn glôcôm cấp :
A. Atropin.
B. Pilocacpin.
C. Néosynephrin.
D. Kháng sinh.
E. Băng kín mắt.
37. Ở người bị glôcôm góc đóng, có thể chỉ định dùng loại thuốc nào dưới đây, ngoại trừ:
A Thuốc viên axetazolamit.
B B. Thuốc tra mắt phong bế bêta (Timoptol).
C. Thuốc tra mắt pilocarpin.
C D. Thuốc tra mắt ismelin (guanethidin).
D E. Tra mắt bằng Cholorocid 4%.
38. Bệnh Glôcôm có các biểu hiện sau, ngoại trừ:
A.Có sự gia tăng áp lực nội nhãn so với áp lực thành mạch trong nhãn cầu.
B. Thu hẹp thị trường.
C. Gây teo lõm dĩa thị.
D. Thị lực giảm
E. Nhãn áp bình thường
39. Glôcôm nguyên phát góc mở có các dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A. Không đau nhức.
B. Tiến triển mãn tính.
C. Góc tiền phòng mở.
D. Nhãn áp tăng từ từ gây lõm gai và thu hẹp thị trường.
E. Gai thị bình thường.
40. Gloccôm được phân chia làm 3 loại:
A. Nguyên phát, thứ phát, bẩm sinh.
B. Góc đóng, góc mở, bẩm sinh.
C. Cấp tính, mãn tính, bẩm sinh.
D. Cấp tính, mãn tính, thứ phát.
E. Góc đóng, góc mở, thứ phát.
41. Glôcôm nguyên phát góc mở có các biểu hiện, ngoại trừ:
A. Không đau nhức
B. Tiến triển mãn tính.
C. Góc tiền phòng mở.
D. Nhãn áp tăng từ từ gây lõm gai và thu hẹp thị trường
E. Kết mạc cương tụ ngoại vi.
42. Biểu hiện lâm sàng sớm của Glôcôm góc mở là:
51
A. Mờ mắt.
B. Nhức mắt.
C. Nhãn áp tăng cao
D. Lõm gai thị và thu hẹp thị trường
E. Đỏ mắt
43. Glôcôm nguyên phát góc đóng diễn tiến theo các giai đoan sau, ngoại trừ:
A. Cơn sơ phát -> Bán cấp
B. Bán cấp. -> Cơn cấp
C. Cơn cấp._-> Mãn tính
D. Mãn tính -> Tuyệt đối
E. Cơn sơ phát -> Tuyệt đối
44. Triệu chứng chính để chẩn đoán glôcôm góc đóng là:
A. Nhức mắt, nhức nửa đầu cùng bên.
B. Mắt mờ nhanh
C. Đỏ mắt cương tụ rìa.
D. Đồng tử giãn, mất phản xạ.
E. Nhãn áp cao trên 25mHg.
45. Tỷ lệ mắc bệnh glôcôm trong dân chúng chiếm ?
A. 0,2%
B. 0,4%
C. 0,5%
D. 0,6%
E. 0.1%
46. Yếu tố nguy cơ gây bệnh glôcôm
A. Chân mống mắt dày
B. Thể thủy tinh nhô ra trước
C. Những người có tật viễn thị
D. Những người có tinh thần hay bị xúc động
E. Tất cả các câu trên.
47. Glôcôm giai đoạn tiền triệu:
A. Mắt đỏ
B. Phù giác mạc
C. Nhãn áp cao thường xuyên
D. Nhin đèn có quầng xanh đỏ
E. Nhức đầu liên tục
48. Glôcôm cấp phù hợp, ngoại trừ
A. Nhãn áp cao
B. Giác mạc phù
C. Đồng tử giãn, méo
D. Góc tiền phòng mở
E. Cương tụ rìa
49. Glôcôm góc đóng mãn tính có các biểu hiện sau; ngoại trừ:
A. Giảm thị lực
B. Thu hẹp thị trường
C. Góc tiền phòng dính
D. Cương tụ rìa
E. Tiền phòng bình thường
50. Thử nghiệm kích động tăng nhãn áp nào dưói đây gây đóng góc tạm thời, ngoại trừ:
A. Uống nước
B. Ngồi trong buồng tối 1 giờ.
C. Nằm sấp
D. Đo nhãn áp nhiều lần
52
E. Đo thị lực nhiều lần
51. Thử nghiệm kích động tăng nhãn áp nào có cơ chế tăng lưu lượng thủy dịch:
A. Uống nước
B. Nhỏ Atropine 1%
C. Nằm sấp
D. Ngồi trong buồng tối 1 giờ.
E. Đè nhãn cầu
52. Cơ chế gây đục thể thủy tinh trong Glôcôm
A. Rách bao trước
B. Vẩn đục thủy dịch làm nuôi dưỡng thể thủy tinh kém
C. Nhãn áp cao
D. Giác mạc phù nề
E. Thủy dịch ngấm vào TTT qua vết rạn nứt bao do nhãn áp cao
53. Thuốc điều trị glôcôm nào có cơ chế rút nước từ mắt vào lòng mạch ?
A. Diamox (acetazolamid)
B. Pilocarpine 2%
C. Glycerin 50%
D. Timoptic
E. Aspirin
54. Các phương pháp điều trị Glôcôm góc đóng giai đoạn tuyệt đối bao gồm các phương pháp
sau; ngoại trừ
A. Tiêm Alcol 90
0
hậu nhãn cầu
B. Khoét bỏ nhãn cầu
C. Phẫu thuật lỗ dò
D. Lạnh đông, điện đông thể mi
E. Dùng các loại thuốc hạ nhãn áp
55.Nhãn áp của người bình thường là 20 -25 mmHg.
A. Đúng
B. Sai.
56. Nhãn áp tăng sẽ gây phù biểu mô giác mạc.
A. Đúng. B. Sai.
57. Glôcôm góc đóng có thể do nguyên nhân ở thể thuỷ tinh.
A. Đúng. B. Sai.
58. Trở ngại lưu thông thuỷ dịch trong glôcôm chủ yếu do mống mắt.
A. Đúng. B. Sai.
59. Điều trị glôcôm góc mở chủ yếu bằng phẫu thuật.
A. Đúng. B. Sai.
60. Glôcôm đã phẫu thuật có thể tái phát.
A. Đúng. B. Sai.
61. Pilocarpin là thuốc có tác dụng giãn đồng tử.
A. Đúng. B. Sai.
62. Mắt viễn thị là yếu tố nguy cơ của glôcôm góc đóng.
A. Đúng. B. Sai.
63. Triệu chứng chính của glôcôm góc mở là giảm thị lực.
A. Đúng. B. Sai.
64. Nêu 4 giai đoạn của glôcôm góc đóng:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
4.........................................................
65. Kể 2 phương pháp phẫu thuật điều trị glôcôm góc đóng:
1.........................................................
53
2.........................................................
66. Nêu 2 nguyên tắc điều trị nội khoa cơn glôcôm cấp diễn:
1.........................................................
2.........................................................
1e 2b 3b 4a 5e 6d 7e 8a 9b 10d 11d 12e 13d 14e 15e 16c 17c 18b
19e 20a 21e 22c 23a 24a 25c 26a 27a 28d 29b 30e 31c 32d 33e 34d
35d 36b 37e 38e 39e 40a 41e 42d 43e 44e 45a 46e 47d 48d 49c 50be
51a 52e 53c 54ec 55b 56a 57a 58b 59b 60a 61b 62a 63a 64 ( tiền triệu, cơn
cấp tính, mãn tính, tuyệt đối ) 65( cắt mống mắt chu biên, phẫu thuật lỗ ) 646( Hạ nhãn áp Nội
khoa, điều trị ngoại khoa )
54
CHẤN THƯƠNG MẮT
1. Dị vật nội nhãn có thể không cần lấy ngay khi nó là:
A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Chì
E. Thuỷ tinh
2. Khi có lệch thể thủy tinh kèm theo máu tiền phòng cần phải nghĩ đến nguyên nhân:
A. Cận thị
B. Glôcôm
C. Chấn thương đụng dập nhãn cầu
D. Tiền sử phẫu thuật glôcôm
E. Đục thủy tinh thể
3. Glôcôm sẽ xảy ra sau một chấn thương đụng dập có xuất huyết tiền phòng khi:
A. Tiền phòng nông
B. Thấm máu giác mạc
C. Tăng tiết thể mi
D. Viêm nhiễm
E. Cục máu đông làm nghẽn đồng tử và vùng bè bị nghẽn
4. Chấn thương trầy rách mi cần phải xử trí ngoại trừ:
A. Lấy hết dị vật dính ở vết thương
B. Rửa vết thương bằng huyết thanh mặn đẳng trương
C. Khâu lại vết rách
D. Tra thuốc mỡ và băng kín
E. Thông lệ đạo
5. Quá trình xử trí dị vật gíác mạc cần phải, ngoại trừ
A. Nhỏ thuốc tê
B. Lấy dị vật bằng kim vô trùng
C. Lấy hết vòng sét rỉ
D. Nhỏ nhiều lần thuốc kháng sinh
E. Đo độ dày giác mạc
6. Khi vôi cục bắn vào mắt, động tác không cần làm là:
A. Lấy hết vôi cục
B. Nhỏ thuốc tê
C. Rửa với huyết thanh ngọt đẳng trương
D. Luôn thử pH
E. Trung hoà chất vôi
7. Các bước cần thiết trong điều trị vết thương xuyên không phòi nội nhãn, ngoại trừ:
A. Rửa mắt bằng dung dịch Ringer lactate
B. Tạo tiền phòng bằng bóng hơi
C. Khâu vết rách khi > 2mm
D. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
E. Tra thuốc mở kháng sinh
8. Điều trị chấn thương đụng dập, xuất huyết tiền phòng bao gồm, ngoại trừ:
A. Nằm yên, nghỉ ngơi, băng 2 mắt
B. Uống nhiều nước, vitamine C
C. Lấy máu tiền phòng khi có tăng nhãn áp
D. Lấy máu tiền phòng khi có nguy cơ ngấm máu giác mạc
E. Cắt dịch kính
9. Mống mắt rung rinh là triệu chứng của : :
A. Viêm mống mắt
55
B. Bong võng mạc
C. Lệch thể thủy tinh
D. Tăng nhãn áp
E E. Đứt chân mống mắt
10. Trong số các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây, xét nghiệm nào cho phép khẳng định dị
vật kim loại nội nhãn?:
A. Ion đồ.
B. Chụp mạch huỳnh quang đáy mắt.
C. Chụp X.quang hốc mắt.
D. Nhãn áp.
E. Điện não đồ.
11. Trong năm câu dưới đây về dị vật nội nhãn có một câu nào không chinh xác?
A. Dị vật không lấy ra thường gây nhiễm kim loại cho mắt.
B. Dị vật đồng không lấy ra sẽ gây nhiễm sắt cho mắt.
C. Dị vật kim loại sắt có thể lấy ra bằng nam châm điện.
D. Dị vật nội nhãn có nguy cơ gây viêm mủ toàn nhãn.
E. Nhiễm đồng có thể gây mù mắt.
12. Trong số những dấu hiệu dưới đây, dấu hiệu nào thể do dị vật khả năng oxy hóa gây
ra:
A. Teo thị thần kinh.
B. Mống mắt khác màu.
C. Co đồng tử.
D. Viêm kết mạc.
E. Viêm giác mạc.
13. Cần phát hiện dị vật nội nhãn trước những tổn thương mắt mới xảy ra ,trừ một tổn thương
nào?
A. Vết thương giác mạc.
B. Đục thể thủy tinh.
C. Xuất huyết dưới kết mạc.
D. Gai thị bạc màu.
E. Xuất huyết nội nhãn.
14. Trước một chấn thương mắt mới xảy ra, có vết rách giác mạc, có thể dùng thuốc kháng sinh
tra mắt nào?
A. Rifamyxin.
B. Gentamixin.
C. Tifomixin.
D. Mediclovir.
E. Tetracyclin.
15. Chấn thương trầy rách mi cần phải xử trí, ngoại trừ:
A. Lấy hết dị vật dính ở vết thương
B. Rửa vết thương bằng huyết thanh ngọt ưu trương
C. Khâu lại vết rách
D. Tra thuốc mỡ và băng kín
E. Tiêm SAT
16. Quá trình xử lý dị vật giác mạc gồm, ngoại trừ:
A. Nhỏ thuốc tê
B. Lấy dị vật bằng kim vô trùng
C. Lấy hết vòng sét rỉ
D. Nhỏ nhiều lần thuốc tê sau khi lấy dị vật
E. Tra thuốc kháng sinh sau đó
17. Chấn thương đụng dập xuất huyết tiền phòng phù hợp, ngoại trừ::
A. Nằm yên nghỉ ngơi băng hai mắt
56
B. Uống nhiều nước, vitamin C
C. Lấy máu tiền phòng khi có nguy cơ tăng nhãn áp
D. Lấy máu tiền phòng khi có nguy cơ ngấm máu giác mạc
E. Bơm hơi tiền phòng.
18. Điều trị vết thương xuyên không phòi nội nhãn gồm, ngoại trừ:
A. Rửa mắt bằng dung dịch Ringer lactate
B. Khâu vết rách khi trên 2mm
C. Kháng sinh toàn thân tại chỗ
D. Tạo tiền phòng bằng bóng hơi
E. Cắt mống mắt
19. Tiến triển của xuất huyết tiền phòng do chấn thương, ngoại trừ :
A. Máu tự tiêu hết
B. Chảy thêm
C. Glôcôm
D. Ngấm máu giác mạc
E. Nhuộm máu thủy tinh thể
20. Trước một dị vật nội nhãn mới xảy ra cần tìm kiếm các dấu hiệu lâm sàng sau đây, ngoại trừ
A. Xuất huyết tiền phòng
B. Xuất huyết dưới kết mạc
C.Tăng nhãn áp
D.Hiện tượng Seidel
E. Xuất huyết dịch kính
21. Dị vật nội nhãn bằng sắt có thể gây nên biến chứng đặc biệt gì:
A. Bong võng mạc
B. Chalcose
C. Siderose
D. Viêm giác mạc
E. Viêm kết mạc
22. Xét nghiệp nào cần phải làm trước tiên khi nghi ngờ có dị vật nội nhãn?:
A. X- Quang
B. Siêu âm
C. Điện võng mạc
D. Thị trường
E. Chụp mạch huỳnh quang
Case study 2: Bệnh nhân nam 30 tuổi, nhập viện cấp cứu vì trong khi đập một miếng sắt bằng búa, ông
cảm thấy đau nhói ở mắt kèm theo giảm thị lực. Khi khám bệnh nhân có một mắt đỏ, đau, sợ ánh sáng.
Thị lực mắt phải <1/10 kính không tăng, một dị vật đâm xuyên qua giác mạc thể thủy tinh mắt
phải
23. Phương tiện nào được ưu tiên dùng để xác định vị trí dị vật nội nhãn:
A. Chụp X quang hốc mắt
B. Siêu âm mắt
C. Chụp CT
D. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
E. Kính 3 mặt gương
24. Nếu dị vật không được lấy ra có thể xảy ra biến chứng đặc hiệu gì:
A. Siderose
B. Charcose
C. Đục dịch kính
D. Viêm màng bồ đào
E. Viêm nội nhãn
57
25. Giả sử dị vật được lấy ra. Sau 5 ngày hậu phẫu thấy xuất hiện đục thủy tinh thể. Nguyên
nhân của đục thủy tinh thể:
A. Do viêm màng bồ đào
B. Do thủy dịch bị vẫn đục
C. Do làm các xét nghiệm cận lâm sàng
D. Do chấn thương
E. Do sự nuôi dưỡng của dịch kính kém
26. Người ta quyết định lấy thể thủy tinh đục, nhiều phương pháp có thể áp dụng, ngoại trừ
A. Lấy thể thủy tinh trong bao
B. Lấy thể thủy tinh ngoài bao
C. Phaco
D. Cắt dịch kính
E. Phẫu thuật giác mạc điều chỉnh khúc xạ
27. Xuất huyết tiền phòng là:
A. Một kiểu đục thuỷ tinh thể
B. Một dấu hiệu của chần thương mắt
C. Một khối u lành tính của mi mắt
D. Một dị thường của giác mạc
E. Một hình thái xuất huyết võng mạc
28. Đứt thị thần kinh mắt phải do chấn thương gây m mắt thường kèm theo dấu hiệu nnào
sau đây:
A. Dãn đồng tử mắt phải
B. Còn phản xạ đồng cảm ở mắt trái khi chiếu sáng mắt phải
C. Mất phản xạ đồng cảm ở mắt phải khi chiếu sáng mắt trái
D. Còn phản xạ đồng tử với ánh sáng ở mắt phải
E. Đồng tử mắt phải co lại khi mắt qui tụ
29. Trước một đục thuỷ tinh thể sau chấn thương xuyên thủng nhãn cầu, xét nghiệm nào sau đây
cần làm:
A. Chụp mạch huỳnh quang
B. Đo nhãn áp
C. Siêu âm
D. Điện thị giác kích thích
E. Đo khúc xạ tự động
30. Dãn đông tử một mắt có thể do:
A. Tổn thương dây III
B. Tổn thương dây IV
C. Tổn thương dây V
D. Tổn thương dây VI
E. Tổn thương tia thị giác
31. Dấu hiệu lâm sàng thấy trong trường hợp dị vật sắt nằm trong mắt đã hơn một năm
A. Co đồng tử
B. Dấu hiệu Seidel
C. Mống mắt khác màu
D. Phù giác mạc
E. Phù gai thị
32. Lệch thủy tinh thể ra trước do chấn thương
A. Có thể gây tăng nhãn áp
B. Cần dùng thuốc co đồng tử
C. Cần dùng thuốc dãn đồng tử để dây Zinn chùng lại
D. Cần dùng thuốc phòng ngừa đục thủy tinh thể
E. Không cần điều trị gì
33. Một bệnh nhân hôn mê có dãn đồng tử một mắt cần nghĩ đến bệnh cảnh nào
58
A. Tổn thương dây III ngoại lai cùng bên
B. Tồn thương dây III nội tại khác bên
C. Tổn thương dây III ngoại lai khác bên
D. Tổn thương dây II do chấn thương
E. Do tiêm Atropin
Case study 3 (Từ câu 34-39). Một bệnh nam 35 tuổi lao động chân tay, không tiền sử bệnh
ràng, từ mấy tháng nay thấy thị lực mắt phải giảm dần. Khi khám kỹ hai mắt thấy dãn đồng tử
sẹo giác mạc ở mắt phải. Có nhiều khả năng là đục thủy tinh thể
34. Trong số các bệnh lý sau đây, bệnh lý nào phù hợp nhất
A. Đục TTT tuổi già
B. Đục TTT do nội tiết
C. Đục TTT bẩm sinh
D. Đục TTT chấn thương
E. Đục TTT sau viêm màng bồ đào
35. Khám bằng đèn khe, dấu hiệu nào sau đây có khả năng xác định điều suy đoán đó
A. Mống mắt đỏ
B. Dính bít quanh đồng tử
C. Sẹo giác mạc di chứng của vết thương xuyên thủng
D. Màng máu giác mạc
E. Seidel dương tính
36. Trong các xét nghiệm sau đây, chọn xét nghiệm nào làm cơ sở cho chẩn đoán bệnh căn
A. Chụp X quang hốc mắt
B. Thăm dò đương huyết
C. Xét nghiệm photpho-canxi
D. Các xét nghiệm miễn dịch
E. Thăm dò đường niệu
37. Dãn dồng tử có thể là hậu quả
A. Teo thị thần kinh
B. Tồn tại dị vật nội nhãn mà không biết
C. Ngừng phát triển cơ co mống mắt
D. Liệt vận nhãn
E. Liệt dây III ngoại lai
38. Tiên lượng thị giác phụ thuộc vào, ngoại trừ
A. Tình trạng thị trường
B. Mức độ thị lực
C. Mức độ tổn hại điện võng mạc
D. Thời gian tiến triển
E. Tình trạng võng mạc
39. Thái độ điều trị nào thích hợp nhất
A. Không xử lý gì
B. Mổ lấy thủy tinh thể đục
C. Mổ lấy thủy tinh thể đục và dị vật nội nhãn
D. Điều trị nội tiết
E. Điều trị chống viêm
40. Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường do tác nhân
A. Nhọn
B. Tù và lực nhẹ
C. Sắt và nhỏ
D. Tù và lực mạnh
E. Nhọn và to
41. Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường gây biến chứng
59
A. Phòi mống mắt
B. Thoát dịch kính
C. Xuất huyết tiền phòng
D. Tổn thương thị thần kinh
E. Bong võng mạc
42. Biến chứng mà phẫu thuật viên lo ngại nhất sau lấy máu tiền phòng là
A. Phù giác mạc
B. Đục thủy tinh thể
C. Glôcôm thứ phát
D. Chảy máu tái phát
E. Viêm màng bồ đào
43. Triệu chứng hay gặp nhất của chấn thương vỡ sàng hốc mắt là
A. Đục thủy tinh thể
B. Glôcôm thứ phát
C. Hạn chế vận nhãn
D. Dãn đồng tử
E.Teo thị thần kinh
44. Chấn thương đứït lệ quản trên ở người già cần phải
A. Mổ cấp cứu
B. Không cần can thiệp gì
C. Băng kín hai mắt
D. Băng kín một mắt
E. Nhỏ thuốc liệt điều tiết
45. Đề phòng chấn thương mắt cần phải
A. Không tiếp xúc với vật sắt nhọn
B. Không chơi các môn thể thao nguy hiểm
C. Giáo dục tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa
D. Đeo kính chống tia
E. Tập phản xạ nhắm mắt nhanh
46. Bệnh nhân bị lệch thể thuỷ tinh ra tiền phòng do chấn thương cần phải lấy thể thủy tinh cấp
cứu
A. Đúng B. Sai
47. Trước một bệnh nhân máu tiền phòng do sang chấn, cần phải lấy máu tiền phòng ra ngay
A. Đúng B. Sai
48. Cần phải nghĩ tới nhãn viêm đồng cảm khi vết thương xuyên nhãn cầu nămg ở vùng rìa.
A. Đúng B. Sai
49. Máu tiền phòng do chấn thương có thể tự tiêu
A. Đúng B. Sai
50. Thể thuỷ tinh lệch ra hậu phòng cần phải mổ lấy thuỷ tinh thể ra cấp cứu.
A. Đúng B. Sai
51. Vết thương xuyên nhãn cần nghĩ tới dị vật nội nhãn
A. Đúng B. Sai
52. Thái độ xử trí đối với vết thương xuyên nhãn cầu nhỏ thuốc mở kháng sinh chuyển
tuyến trên.
A. Đúng B. Sai
53. Ở người trẻ chấn thương đứt lệ quản không cần xử trí gì
A. Đúng B. Sai
54. Chấn thương vở sàng hốc mắt cànn phải kết hợp xương
A. Đúng @B. Sai
60
Đáp án:1e,2c,3e,4e,5e,6e,7e,8e,9c,10c,11b,12b,13c,14c,15a, ,
16d,17e,18e,19e,20c,21c,22a,23a,24a,25d,26b,27b,28a,29c,30a,31a,32a,33d,34d,35c,36a,3
7b,38b,39c,40d,41c,42d,43c,44b,45c,46a,47b,48a,49a,50b,51a,52b,53b,54b.
61
BỎNG MẮT
1. Trong các tác nhân gây bỏng sau đây, loại nào nguy hiểm nhất:
A. Lửa
B. Nước sôi
C Thiếc nóng chảy
D. Phosphore
E. Chì nóng chảy.
2. Bỏng do chất ăn mòn có thể gây những biến chứng sau đây, trừ một biến chứng :
A. Xuất huyết dịch kính.
B. Viêm màng bồ đào tăng nhãn áp.
C. Dính mi cầu.
D. Sẹo đục giác mạc.
E. Lộn mi.
3. Xử lý cấp cứu bỏng do chất xút gồm các thao tác, ngoại trừ:
A. Rửa cùng đồ bằng thật nhiều nước.
B. Rửa bằng chất trung hòa đặc hiệu.
C. Tra thuốc tê nhiều lần.
D. Tra mắt bằng thuốc mỡ kháng sinh.
E. Tra thuốc co đồng tử.
4. Biến chứng của bỏng base là, ngoại trừ:
1 A Dính mi cầu
B Glôcôm
C.Sẹo giác mạc di chứng
2 D.Viêm màng bồ đào trước
3 E. Lệch thủy tinh thể
5. Bỏng nào cần điều trị máu tự thân
A. Bỏng nhiệt
B. Bỏng hoá chất
C. Bỏng tia xạ
D. Bỏng do ánh sáng mặt trời
E. Bỏng lửa
6. Biến chứng thường gặp nhất của bỏng mắt mức độ vừa do acide là:
A. Đục thủy tinh thể
B. Glôcôm
C. Sẹo giác mạc di chứng
D. Viêm màng bồ đào trước
E. Bong võng mạc
7. Trong những câu sau nói về acide, câu nào không đúng :
A. Acide không lan toả theo bề rộng và chiều sâu
B. Acide có tác dụng liên tục trong nhiều ngày
C. Acide không lan toả sâu vaò trong các mô của mắt
D. Acide gây những tổn thương tối đa ngay từ đầu
E. Mức độ nặng của các tổn thương phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất.
8. Trong những câu sau nói về bazơ, câu nào đúng
A. Bazơ toả lan theo chiều rộng và bề sâu
B. Bazơ không lan toả sâu vào trong các mô mắt
C. Bazơ không có tác dụng liên tục trong vài ngày
D. Bazơ gây những tổn thương mắt tối đa ngay từ đầu
E. Mức độ nặng của các tổn thương không phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất
9. Biến chứng của bỏng hóa chất thường gặp, ngoại trừ:
A. Viêm màng bồ đào.
62
B. Bong võng mạc.
C. Glôcôm.
D. Dính mi cầu.
E. Sẹo giác mạc.
10. Case study: Một bệnh nhân nữ trẻ đến khám sau khi bị amoniac bắn vào 2 mắt. Bệnh nhân kêu đau
nhức, co quắp mi sợ ánh sáng. Khi vành mi khám thấy kết mạc cương tụ giác mạc trắng đục.
Người thầy thuốc phải làm gì trước tiên để cấp cứu:
A. Băng kín hai mắt
B. Tra thuốc kháng sinh
C. Rửa kỷ hai mắt bằng thật nhiều huyết thanh
D. Tra thuốc co đồng tử
E. Lấy dữ mắt thử pH của chất gây bỏng
11. Chất amoniac gây nguy hiểm cho mắt theo cơ chế nào
A. Gây hoại tử và đông đặc các protein bề mặt
B. Hoá chất lan toả vào trong mô
C. Gây tổn thương cơ giới cho biểu mô giác mạc
D. Gây thiếu máu các mạch máu thể mi trước
E. Làm biến chất nước mắt
12. Tổn thương tức thì do amoniac gây ra và thấy rõ khi khám
A. Bỏng kết mạc với một khu vực thiếu máu
B. Đục thủy tinh thể
C. Đục dịch kính
D. Tủa sau giác mạc
E. Viêm màng bồ đào
13. Trường hợp bỏng nặng đến với thầy thuốc chuyên khoa Mắt cần phải
A. Đo nhãn áp và tính hệ số thoát lưu thuỷ dịch
B. Tra mắt bằng một dung dịch đệm
C. Rửa cùng đồ kết mạc bằng bơm tiêm
D. Ghi điện thị giác kích thích
E. Thông lệ đạo
14. Khám mắt cho thấy những vùng thiếu máu kết mạc nhiều, phù giác mạc và hoại tử các điểm
lệ. Cần can thiệp phẫu thuật nào
A. Khâu hai mí mắt
B. Mở kết mạc quanh rìa
C. Tiêm một dung dịch đệm dưới kết mạc
D. Cắt thể thủy tinh
E. Tiêm máu tự thân
15. Ngay sau khi bị bỏng do base, cần tra mắt bằng thuốc sau
A. Atropin
B. Ephinephrin
C. Pilocarpin
D. Cortíson
E. Dicain
16. Bỏng acide và bỏng bazơ có mức độ nặng như nhau
A. Đúng B. Sai
17. Quan trọng nhất trong điều trị bỏng là sơ cứu ban đầu
A. Đúng B. Sai
18. Trong thực tế bỏng acide có thể trung hoà bằng một bazơ
A. Đúng B. Sai
1d 2a 3e 4e 5b 6c 7b 8a 9b 10c 11b 12a 13c 14b 15a 16b 17a 18b
63
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
1. Một bệnh nhân: Đau nhức, đỏ mắt và giảm thị lực, tủa sau giác mạc bệnh cảnh nào phù hợp
A. Viêm kết mạc
B. Bong võng mạc
C. Viêm màng bồ đào
D. Glôcôm góc mở
E. Đục thể thủy tinh
2. Bệnh nào sau đây kèm theo đỏ mắt
A. Viêm màng bồ đào
B. Đục thể thủy tinh
C. Bong võng mạc
D. Glôcôm góc mở
E. Xuất huyết dịch kính
3. Trong 5 câu nói về đỏ mắt dưới đây có một câu sai
A. Cương tụ quanh rìa thường là dấu hiệu nặng
B. Cao huyết áp có thể là nguồn gốc của xuất huyết dưới kết mạc
C. Viêm mống mắt thể mi có thể gây biến chứng dính mống mắt
D. Thuốc nhỏ mắt corticoide thường được dùng trong bệnh loét giác mạc
E. Viêm giác mạc gây đỏ mắt và đau nhức
4. Đứng trước một bệnh nhân: Đỏ mắt, đau nhức và không giảm thị lực Bạn nghĩ tới bệnh cảnh
nào?
A. Viêm giác mạc
B. Viêm kết mạc
C. Viêm thượng củng mạc
D. Viêm mống mắt thể mi
E. Glôcôm cấp góc đóng
5. Trước 1 trường hợp: Cương tụ rìa, đau nhức, đồng tử co tủa màu trắng sau giác mạc
chẩn đoán nào phù hợp ?
A. Viêm kết mạc
B. Glôcôm cấp
C. Viêm mống mắt thể mi
D. Herpes giác mạc
E. Viêm giác macû
6. Đau nhức mắt thường có trong
A. Bong võng mạc
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Viêm kết mạc dị ứng
D. Đục thể thủy tinh già
E. Viêm mống mắt thể mi
7. Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào biểu hiện cương tụ rìa ?
A. Đục thể thủy tinh
B. Viêm mống mắt thể mi
C. Glôcôm góc mở
D. Viêm kết mạc do vi khuẩn
E. Xuất huyết kết mạc
8. Dấu hiệu lâm sàng nào dưới đây hướng tới Viêm mống mắt thể mi
A. Đỏ mắt ngoại vi
B. Có tủa ở mặt sau giác mạc
C. Dãn đồng tử
D. Tiết tố (ghèn) nhiều
E. Không đau nhức
64
9. Viêm mống mắt thể mi có dấu hiệu sau:
A. Xuất huyết dưới kết mạc
B. Tyndall dương tính
C. Thể thủy tinh đục trắng
D. Võng mạc bong vào trong lòng dịch kính`
E. Đục dịch kính
10. Trước 1 bệnh nhân viêm mống mắt thể mi cấp cần phải:
A. Nhỏ pilocarpine
B. Nhỏ thuốc Atropine
C. Soi đáy mắt
D. Phẫu thuật
E. Nhuộm fluoresceine giác mạc
11. Viêm mống mắt thể mi có triệu chứng:
A. Phù giác mạc
B. Phản ứng thể mi đau
C. Xuất huyết dịch kính
D. Thị lực bình thường
E. Tiền phòng nông
12. Trong các bệnh sau, bệnh nào không kèm theo đau nhức ?.
A. Glôcôm cấp
B. Viêm mống mắt thể mi
C. Viêm túi lệ cấp
D. Viêm giác mạc
E. Viêm kết mạc
13. Trong những bệnh cảnh sau, bệnh cảnh nào đỏ mắt cương tụ rìa?
A. Glôcôm đơn thuần (góc mở)
B. Dị vật kết mạc mi
C. Đục thể thủy tinh
D. Viêm màng bồ đào
E. Viêm kết mạc
14. Bệnh cảnh nào sau đây không có đỏ mắt ?
A. Bỏng acid
B. Bỏng bazơ
C. Viêm kêït mạc dị ứng
D. Glôcôm cấp góc đóng
E. Chắp mi trên
15. Bệnh cảnh nào sau đây có đỏ mắt ?
A. Đục thể thủy tinh
B. Viêm màng bồ đào
C. Xuất huyết võng mạc
D. Glôcôm góc mở
E. Bong võng mạc
16. Một bệnh nhân không chấn thương có các dấu hiệu : Đỏ mắt, đau nhức và giảm thị lực. Bạn
nghĩ đến chẩn đoán nào ?
A. Glôcôm mãn tính góc mở
B. Bong võng mạc
C. Viêm mống mắt thể mi cấp
D. Xuất huyết dịch kính
E. Viêm kết mạc
17. Trước một bệnh cảnh; Đỏ mắt và không đau nhức, chẩn đoán nào là phù hợp ?
A. Viêm mống mắt thể mi
B. Glôcôm cấp (góc đóng)
65
C. Viêm giác mạc herpes
D. Xuất huyết dưới kết mạc
E. Viêm giác mạc do nấm
18. Trước một bệnh cảnh đỏ mắt, trong trường hợp nào thì đồng tử co ?
A. Viêm kết mạc do virus
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Glôcôm cấp (góc đóng)
D. Bệnh mắt hột
E. Viêm mống mắt thể mi
19. Chống chỉ định thuốc tra mắt corticoit khi có:
A. Phù giác mạc.
B. Viêm tuyến lệ.
C. Viêm màng bồ đào trước.
D. Viêm giác mạc biểu mô.
E. Đục thể thủy tinh.
20. Điều trị chủ yếu trong VMBĐ trước cấp tính là:
A. Thuốc co đồng tử và Corticoid.
B. Kháng viêm non steroid và phẫu thuật.
C. Thuốc giãn đồng tử và phẫu thuật.
D. Thuốc giãn đồng tử và Corticoid.
E. Corticoid và phẫu thuật
21. Chẩn đoán nhãn viêm đồng cảm dựa vào
A. Tủa sau giác mạc
B. Mống mắt không thay đổi
C. Test nhiễm sắc tố mống mắt dương tính
D. Thay đổi số lượng bạch cầu
E. Nhãn áp cao
22. Tỷ lệ mù do viêm màng bồ đào chiếm :
A. 10 % tổng số người mù
B. 15% tổng số người mù
C. 20% tổng số người mù
D. 0,015% tổng số người mù
E. Thấp hơn so với đục thể thuỷ tinh và glôcôm
23. Biến chứng của viêm màng bồ đào trước
A. Viêm loét giác mạc
B. VKM phối hợp
C. Glôcôm thứ phát
D. Viêm tắt lệ đạo
E. Xuất huyết dịch kính
24. Glôcôm thứ phát sau viêm màng bồ đào là do
A. Góc tiền phòng đóng
B. Thể mi tăng tiết
C. Dính bít đồng tử
D. Thể thủy tinh căng phồng
E. Mủ tiền phòng làm bít góc
25. Biến chứng đục TTT thứ phát sau VMBĐ là do
A. Rách bao trước
B. Vẩn đục thủy dịch ảnh hưởng đến nuôi dưỡng thể thủy tinh.
C. Nhãn áp hạ
D. Mống mắt phù nề
E. Do đụng chạm của mống mắt vào thuỷ tinh thể
26. Cần chẩn đoán phân biệt viêm màng bồ đào với
66
A. Viêm giác mạc
B. Viêm kết mạc cấp
C. Viêm túi lệ cấp
D. Glôcôm góc mởî
E. Đục thể thủy tinh
27. Nhãn viêm đồng cảm:
A. Là viêm màng bồ đào do chấn thương
B. Là viêm màng bồ đào mắt thứ hai xảy ra sau khi mắt thứ nhất bị chấn thương
C. Là viêm màng bồ đào do phản ứng với chất nhân thể thủy tinh
D. Là biến chứng của chấn thương xuyên thủng nhãn cầu
E. Là biến chứng của chấn thương xuyên thủng nhãn cầu có dị vật nội nhãn
28. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc
B. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Không di động theo kết mạc
E. Đỏ ở gần rìa giác mạc
29. Đỏ mắt cương tụ rìa phù hợp, ngoại trừ:
A. Các mạch máu cương tụ không di động theo kết mạc
B. Đỏ gần rìa giác mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Cương tụ mạch máu lớp sâu ở kết mạc
E. Màu đỏ tươi
30. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi phù hợp, ngoại trừ:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc
B. Đáp ứng adrenalin 1%
C. Không di động theo kết mạc
D. Đỏ nhiêu ở ngoại vi
E. Gặp ở viêm kết mạc
31. Đỏ mắt cương tụ rìa phù hợp, ngoại trừ
A. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
B. Không đáp ứng với adrenalin 1%
C. Gặp ở bệnh lý viêm mống mắt thể mi
D. Đỏ nhiều ở gần rìa giác mạc
E. Gặp ở bệnh glôcôm góc mở
32. Thuốc giãn đồng tử trong điều trị viêm màng bồ đào nhằm:
A. Mống mắt được nghĩ ngơi
B. Chống dính mống mắt vào mặt sau giác mạc
C. Chống dính mống mắt vào mặt trước thủy tinh thể
D. Giảm triệu chứng viêm
E. Tăng thị lực
33. Tất cả các triệu chứng sau đây phù hợp với viêm mống mắt thể mi, ngoại trừ:
A. Giác mạc trong
B. Tyndall tiền phòng
C. Dãn đồng tử
D. Dính mống mắt
E. Mũ tiền phòng
34. Viêm khớp cột sống gây biến chứng hay gặp là:
A. Viêm giác mạc
B. Viêm hắc võng mạc
C. Viêm mống mắt thể mi
D. Viêm màng Hyaloid
67
E.Viêm gai thị
35. Bệnh lý nào sau đây có đỏ mắt khu trú:
A. Glôcôm góc mở
B. Dị vật kết mạc mi
C. Xuất huyết dịch kính
D. Glôcôm góc đóng
E. Viêm kết mạc
36. Bệnh lý nào sau đây không có đỏ mắt:
A. Bỏng Bazơ
B. Bỏng acid
C. Viêm kết mạc
D. Glôcôm góc đóng
E. Bệnh võng mạc do cao huyết áp nặng
37. Bệnh lý nào sau đây có đỏ mắt:
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc
B. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc
C Bong võng mạc
D. Glôcôm góc mỡ
E. Xuất huyết dưới kết mạc
38. Trước một mắt đỏ, đau, giảm thị lực, có tiền sử sang chấn, chẩn đoán nào sau đây là phù hợp
nhất:
A. Glôcôm góc mỡ
B. Bong võng mạc
C. Viêm màng bồ đào trước cấp
D. Xuất huyết dịch kính
E. Viêm kết mạc
39. Đứng trước một mắt đỏ và không đau, chẩn đoán nào phù hợp:
A. Viêm màng bồ đào
B. Glôcôm góc đóng
C. Viêm giác mạc Herpes
D. Xuất huyết dưới kết mạc
E. Xuất huyết dịch kính
40. Trước một mắt đỏ, bệnh lý nào có đồng tử co:
A. Viêm kết mạc
B. Viêm thượng củng mạc
C. Glôcôm góc đóng
D. Viêm giác mạc nông
E. Viêm màng bồ đào
41. Màng bồ đào có 3 phần: mống mắt, thể mi và võng mạc
A. Đúng B. Sai
42. Mắt đỏ cương tụ rìa, đau nhức, thị lực giảm gợi ý cho ta nghĩ tới viêm màng bồ đào
A. Đúng B. Sai
43. Tyndall là dấu hiệu đặc trưng của viêm màng bồ đào trước
Đ S
44. Mủ tiền phòng là một dấu hiệu của viêm màng bồ đào trước
A. Đúng B. Sai
45. Glôcôm thứ phát do viêm màng bồ đào thường do nghẽn đồng tử
A. Đúng B. Sai
46. Viêm màng bồ đào là bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi
A. Đúng B. Sai
68
1c 2a 3d 4b/c 5c 6e 7b 8b 9b 10b 11b 12e 13d 14c 15b 16c 17d 18e
19c 20d 21a 22e 23c 24c 25b 26b 27b 28a 29e 30c 31e 32c 33c 34c
35b 36e 37e 38c 39d 40e 41b 42a 43a 44a 45a 46b
69
ĐỎ MẮT
1. Bệnh nhân có đỏ mắt, bệnh sử chấn thương trước đó, cần làm gì để sơ bộ tiên lượng bệnh ?
A. Khám sinh hiển vi
B. Đo thị lực.
C. Đo thị trường
D. Đo nhãn áp.
E. Nhuộm giác mạc.
2. Xuất huyết dưới kết mạc không do:
A. Chấn thương
B. Ho gà
C. Viêm kết mạc do phế cầu
D. Cao huyết áp
E. Cao nhãn áp
3. Cương tụ ngoại vi gặp ở:
A. Viêm giác mạc.
B. Viêm kết mạc.
C. Viêm màng bồ đào.
C. Viêm hắc võng mạc.
E, Viêm gai thị
4. Cương tụ ngoạivi biểu hiện:
A. Cương tụ động mạch kết mạc nông
B. Cương tụ động mạch kết mạc sâu
C. Cương tụ động mạch thể mi
D. Cương tụ động mạch hắc mạc
E. Cương tụ động mạch trung tâm võng mạc
5. Cương tụ ngoại vi phù hợp:
A. Biểu hiện bệnh lý toàn thân
B. Biểu hiện viêm sâu ở nhãn cầu
C. Biểu hiện phản ứng của kết mạc
D. Biểu hiện phản ứng của giác mạc
E. Biểu hiện phản ứng của màng bồ đào.
6. Phản ứng Adrenalin (+) khi:
A. Động mạch kết mạc nông co lại
B. Động mạch kết mạc sâu co lại
C. Động mạch thể mi co lại
D. Động mạch hắc mạc co lại
E. Động mạch trung tâm võng mạc co lại
7. Đỏ mắt khu trú, đau khi ấn vào nốt viêm, có thể nghĩ đến:
A. Viêm kết mạc bọng
B. Viêm thượng củng mạc.
C. Viêm bao Tenon
D. Viêm giác mạc rìa.
E. Viêm màng bồ đào
8. Viêm củng mạc không phù hợp:
A. Viêm sâu ở củng mạc.
B. Có liên quan với bệnh khớp.
C. Có thể liên quan với bệnh viêm mạch máu.
D. Liên quan với bệnh lao.
E. Liên quan với bệnh giang mai
9. Viêm thượng củng mạc phù hợp, ngoại trừ:
70
A. Đỏ mắt khu trú
B. Nguyên nhân có thể do dị ứng.
C. Mạch máu cương tụ bao bọc quanh nốt viêm.
D. Đau khi ấn vào nốt viêm
E. Chất xuất tiết dạng mủ
10. Cương tụ rìa không phù hợp:
A. Là dấu hiệu của bệnh lý nặng ở mắt
B. Mạch máu cương tụ di động theo kết mạc
C. Không đáp ứng Alrenalin
D. Có thể gặp trong viêm giác mạc
E. Có thể gặp trong viêm màng bồ đào
11. Xử trí xuất huyết kết mạc do cao huyết áp
A. Cho thuốc tan huyết
B. Cho thuốc cầm máu
C. Gửi khám nội khoa
D. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh
E. Chuyển ngay tuyến chuyên khoa mắt
12.Bệnh nhân ho gà , có xuất huyết kết mạc cần:
A. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh + điều trị ho gà
B. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh + corticoid + điều trị ho gà
C. Thuốc nhỏ mắt sát trùng + điều trị ho gà
D. Điều trị ho gà
E. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh + thuốc tan huyết
13: Bệnh nhân viêm loét giác mạc,có tiền sử chấn thương
A. Kháng sinh tại chỗ
B. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
C. Kháng sinh + corticoid toàn thân và tại chỗ
D. Kháng sinh toàn thân+ì tại chỗ và chuyền tuyến chuyên khoa
E. Kháng sinh + corticoid toàn thân + tại chỗ và chuyền tuyến chuyên khoa
14: Bệnh nhân đỏ mắt, có tiết tố nhiều cần:
A. Kháng sinh và chuyền tuyến chuyên khoa
B. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
C. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
D. Kháng sinh tại chỗ
E. Kháng sinh + corticoid tại chỗ
15: Bệnh nhân đỏ mắt,đau nhức,giảm thị lực và đồng tử co nhỏ cần:
A. Kháng sinh + corticoid tại chỗ
B. Kháng sinh+ corticoid toàn thân và tại chỗ
C. Kháng sinh+ corticoid tại chỗ + chuyển tuyến chuyên khoa
D. Kháng sinh+ corticoid toàn thân và tại chỗ + chuyển tuyến chuyên khoa
E. Chuyển ngay tuyến chuyên khoa.
16. Bệnh nhân đỏ mắt,đau nhức,giảm thị lực và đồng tử giãn méo cần:
A. Chuyển tuyến chuyên khoa.
B. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ.
C. Đo thị lực.
D. Đo nhãn áp.
E. Soi đáy mắt
17. Bệnh nào không có đỏ mắt:
A. Viêm kết mạc
B. Viêm giác mạc
C. Viêm củng mạc
D. Viêm màng bồ đào
71
E. Viêm võng mạc.
18. Bệnh nào có đỏ mắt:
A. Glôcôm đơn thuần
B. Xuất huyết võng mạc.
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Viêm màng bồ đào trước.
E. Viêm võng mạc trung tâm
19. Bệnh nào sau đây không có đỏ mắt:
A. Glôcôm góc đóng.
B. Bong võng mạc
C. Viêm kết mạc.
D. Viêm giác mạc.
E. Viêm thượng củng mạc
20.Một mắt đỏ mắt cương tụ rìa và đồng tử co, có thể gặp trong:
A. Viêm kết mạc
B. Viêm giác mạc.
C. Viêm mống mắt.
D. Viêm võng mạc
E. Viêm thị thần kinh
21. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc
B. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Không di động theo kết mạc
E. Đỏ ở gần rìa giác mạc
22. Đỏ mắt cương tụ rìa không phù hợp:
A. Không di động theo kết mạc
B. Đỏ gần rìa giác mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Cương tụ mạch máu lớp sâu ở kết mạc
E. Biểu hiện bệnh lý ở kết mạc.
23. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi phù hợp, ngoại trừ:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc
B. Đáp ứng adrenalin 1%
C. Không di động theo kết mạc
D. Đỏ nhiêu ở ngoại vi
E. Gặp ở viêm kết mạc
24. Đỏ mắt cương tụ rìa phù hợp với, ngoại trừ:
A. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
B. Không đáp ứng với adrenalin 1%
C. Gặp ở bệnh lý viêm mống mắt thể mi
D. Đỏ nhiều ở gần rìa giác mạc
E. Luôn kèm theo chất xuất tiết gây dính lông mi
25. Bệnh nào sau đây có đỏ mắt
A. Glôcôm cấp
B. Đục thể thủy tinh
C. Bong võng mạc
D. Glôcôm góc mở
E. Xuất huyết dịch kính
26. Một bệnh nhân: Đau nhức, đỏ mắt và giảm thị lực, bạn nghĩ tới bệnh cảnh nào ?
A. Viêm kết mạc
B. Bong võng mạc
72
C. Viêm loét giác mạc
D. Glôcôm góc mở
E. Đục thể thủy tinh
27. Trong 5 câu nói về đỏ mắt dưới đây có một câu sai
A. Cương tụ quanh rìa thường là dấu hiệu nặng
B. Cao huyết áp có thể là nguồn gốc của xuất huyết dưới kết mạc
C. Viêm mống mắt thể mi có thể gây biến chứng dính mống mắt
D. Thuốc nhỏ mắt corticoide thường được dùng trong bệnh loét giác mạc
E. Viêm giác mạc gây đỏ mắt và đau nhức
28. Đau nhức mắt và đỏ mắt gần rìa thường có trong
A. Bong võng mạc
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Viêm kết mạc dị ứng
D. Đục thể thủy tinh già
E. Glôcôm cơn cấp
29. Trong những bệnh cảnh sau, bệnh cảnh nào đỏ mắt cương tụ rìa?
A. Glôcôm đơn thuần (góc mở)
B. Dị vật kết mạc mi
C. Đục thể thủy tinh
D. Glôcôm cấp (góc đóng)
E. Viêm kết mạc
30. Bệnh cảnh nào sau đây không có đỏ mắt ?
A. Bỏng acid
B. Bỏng bazơ
C. Viêm kêït mạc dị ứng
D. Glôcôm cấp góc đóng
E. Viêm võng mạc
31. Bệnh cảnh nào sau đây có đỏ mắt ?
A. Đục thể thủy tinh
B. Mắt hột
C. Xuất huyết võng mạc
D. Glôcôm góc mở
E. Bong võng mạc
32. Một bệnh nhân có các dấu hiệu : Đỏ mắt, đau nhức và giảm thị lực. Bạn nghĩ đến chẩn đoán
nào ?
A. Glôcôm mãn tính góc mở
B. Bong võng mạc
C. Viêmmàng bồ đào trước
D. Xuất huyết dịch kính
E. Viêm kết mạc
33. Trước một bệnh cảnh; Đỏ mắt và không đau nhức, chẩn đoán nào là phù hợp ?
A. Viêm mống mắt thể mi
B. Glôcôm cấp (góc đóng)
C. Viêm giác mạc herpes
D. Xuất huyết dưới kết mạc
E. Viêm giác mạc do nấm
34. Trước một bệnh cảnh đỏ mắt, trong trường hợp nào thì đồng tử giãn méo ?
A. Viêm kết mạc do virus
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Glôcôm cấp (góc đóng)
D. Bệnh mắt hột
E. Viêm mống mắt thể mi
73
35. Nguyên nhân đỏ mắt không do:
A. Cương tụ mạch máu ở kết mạc.
B. Viêm thượng củng mạc.
C. Xuất huyết dưới kết mạc.
D. Cương tụ mạch máu vùng rìa củng giác mạc.
E. Xuất huyết võng mạc.
36. Truy cập vào địa chỉ nào sau đây là hữu ích?
A. Trang web yhocduphong.net
B. Diễn đàn forum.yhocduphong.net
C. Tài liệu học tập tailieu.yhocduphong.net
D. Nghiên cứu khoa học nckh.yhocduphong.net
E. Tất cả đều đúng @
36. Bệnh nhân có đỏ mắt, nhức mắt và nhức đầu, cần chỉ định đo nhãn áp.
A. Đúng. B. Sai.
37. Một mắt đỏ, chảy nước mắt và sợ sáng, cần tìm kiếm một tổn thương trên giác mạc.
A. Đúng. B. Sai.
38. Một bệnh nhân xuất huyết kết mạc, nếu giảm thị lực, cần chuyển ngay đến khám chuyên
khoa mắt.
A. Đúng. B. Sai
39. Nêu 3 hình thái đỏ mắt phân loại theo triệu chứng:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
40. Kể 2 nguyên nhân gây đỏ mắt, đau nhức và không giảm thị lực:
1.........................................................
2.........................................................
41. Kể 3 nguyên nhân gây đỏ mắt cương tụ rìa:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
1b 2e 3b 4a 5c 6a 7b 8e 9e 10b 11c 12c 13d 14d 15d 16d 17e 18d
19b 20c 21a 22e 23c 24e 25a 26c 27d 28e 29d 30e 31b 32c 33d 34c
35e 36a 37a 38a 39
74
| 1/74

Preview text:

700 CÂU TRẮC NGHIỆM NHÃN KHOA
(THEO BÀI – CÓ ĐÁP ÁN FULL)
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
ĐỤC THỂ THUỶ TINH MỜ MẮT
THỊ LỰC VÀ KHÚC XẠ VIÊM KẾT MẠC BỆNH MẮT HỘT
BIỂU HIỆN MẮT TRONG MỘT SỐ BỆNH TOÀN THÂN VIÊM LOÉT GIÁC MẠC GLÔCÔM CHẤN THƯƠNG MẮT BỎNG MẮT VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO ĐỎ MẮT 1
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
1. Dây thần kinh số VII chi phối vận động : A. Cơ nâng mí B. Cơ Muller C. Cơ thể mi D. Cơ vòng mí E. Cơ co đồng tử
2. Cấu trúc nào dưới đây không thuộc về giác mạc : A. Màng Bowmann B. Nội mô C. Biểu mô sắc tố D. Màng Descemet E. Nhu mô
3. Nhiệm vụ của thể mi là : A. Nuôi dưỡng võng mạc
B. Tiết thủy dịch và tham gia điều tiết C. Dãn đồng tử D. Co đồng tử
E. Điều chỉnh lượng ánh sáng vào võng mạc
4. Vùng bè là một cấu trúc giải phẩu quan trọng nằm ở : A. Hậu phòng B. Mống mắt C. Góc tiền phòng D. Kết mạc E. Dĩa thị 5. Dĩa thị : A. Không có mạch máu
B. Có nhiều tế bào thị giác
C. Có nhiều sợi thị giác
D. Có nhiều tế bào hạch
E. Nằm về phía thái dương của hoàng điểm
6. Trung tâm thần kinh thị giác nằm tại: A. Vỏ não thùy chẩm
B. Vỏ não thùy thái dương C. Vỏ não thùy đỉnh D. Vỏ não thùy trán E . Giao thoa thị giác .
7. Bán manh thái dương hai bên thông thường do tổn thương ở : A. Dãi thị B. Thể gối ngoài C. Thần kinh thị giác D. Giao thoa thị giác E. Tia thị
8. Mắt bị sụp mí (không mở được) do tổn thương dây thần kinh sọ não số: A. III B. IV C. V D. VI E. VII
9. Kết mạc là một màng liên kết mỏng phủ lên : 2
A. Mặt trước giác mạc và mặt sau mí mắt. B. Mặt trước nhãn cầu
C. Mặt trước củng mạc và mặt sau mí mắt
D. Toàn bộ mặt ngoài của nhãn cầu E. Mặt trước giác mạc
10. Việc điều chỉnh lượng ánh sáng vào võng mạc là chức năng của : A. Giác mạc B. Mống mắt C. Thể mi D. Thể thủy tinh E. Võng mạc
11. Vị trí túi lệ nằm ở góc nào của bờ hốc mắt : A. Góc thái dương trên B. Góc thái dương dưới C. Góc mũi trên D. Góc mũi dưới E. Góc ngoài
12. Áp lực nội nhãn bình thường được duy trì trong khoảng từ : A. 0 - 10 mmHg B. 11 - 20 mmHg C. 21- 30 mmHg D. 31 - 40 mmHg E. 41 - 50 mmHg 13. Thủy dịch :
A. Là một chất gel trong suốt được sản xuất bởi thể mi
B. Chỉ được chứa ở hậu phòng
C. Có chức năng nuôi dưỡng giác mạc và thể thủy tinh
D. Có chứa lysosyme nên có tác dụng sát khuẩn
E. Được sản xuất bởi vùng bè.
14. Thị thần kinh được tạo nên bởi các sợi trục của: A. Tế bào nón B. Tế bào nón và que C. Tế bào lưỡng cực D. Tế bào hạch
E. Tế bào nón, que, lưỡng cực, hạch.
15. Hắc mạc là một phần của màng bồ đào:
A. Nằm giữa củng mạc và thể mi.
B. Nằm giữa thể mi và mống mắt.
C. Nằm giữa võng mạc và củng mạc.
D. Nằm giữa võng mạc và thể mi.
E. Nằm trước thể thủy tinh.
16. Khe bướm là một khe xương ở đỉnh hốc mắt cho các dây thần kinh dưới đây đi qua: A. II, III, IV, V B. III, IV, V, VI C. II, III, IV, V, VI D. III, IV, V, VI, VII E. III, IV, V
17. Dây thần kinh số III điều khiển các cơ sau :
A: Thẳng trên, thẳng ngoài, chéo bé, vòng mí.
B: Thẳng trên, thẳng trong, chéo lớn, chéo bé.
C: Thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong, chéo bé, vòng mí. 3
D: Thẳng ngoài, thẳng trong, thẳng trên, thẳng dưới.
E: Tất cả các cơ vận nhãn ngoài.
18. Hốc mắt có thể thông với nội sọ qua :
A. Lỗ thị, ống lệ mủi. B. Khe bướm, lỗ thị.
C. Khe bướm, ống lệ mủi. D. Lỗ tròn, lỗ thị. E. Khuyết trên ròng rọc.
19. Tuyến Meibomius nằm ở: A. Gốc lông mi. B. Trong hốc mắt. C. Trong sụn mí mắt. D. Kết mạc. E. Rìa giác mạc.
20. Tuyến Moll và tuyến Zeiss nằm ở: A. Bờ mí. B. Trong hốc mắt. C. Trong sụn mí mắt. D. Kết mạc. E. Rìa giác mạc. 21. Nước mắt:
A. Thoát xuống mủi qua khe bướm. B. Thoát qua vùng bè.
C. Dàn đều lên kết giác mạc nhờ chớp mắt.
D. Không có tác dụng sát khuẩn.
E. Chỉ được sản xuất bởi tuyến lệ chính.
22. Đặc điểm của giác mạc là: A. Có nhiều mạch máu.
B. Tế bào nội mô được tái sinh nhưng giảm dần theo tuổi. C. Có màu trắng đục.
D. Công suất hội tụ khoảng 20D.
E. Đường kính ngang khoảng 12mm.
23. Vùng trung tâm hoàng điểm là vùng võng mạc:
A. Có thị lực tốt nhất. B. Chỉ chứa tế bào que.
C. Nằm phía mủi của dĩa thị. D. Chứa nhiều mạch máu.
E. Tương ứng với điểm mù.
24. Thể thuỷ tinh có đặc điểm:
A. Thấu kính hai mặt lỏm.
B. Chỉ gồm có hai phần: nhân và vỏ.
C. Nối với mống mắt bởi dây Zinn.
D. Công suất hội tụ khoảng 45D.
E. Tham gia điều tiết để nhìn gần.
25. Dịch kính nằm ở: A. Tiền phòng. B. Hậu phòng.
C. Cả tiền phòng và hậu phòng.
D. Giữa võng mạc và thể thuỷ tinh. E. Trước thể thủy tinh.
26. Trên hình vẽ 1, võng mạc được đánh số thứ tự là: A. 5 4 B. 6 C. 7 D. 8 E. 9
27. Trên hình vẽ 1, hậu phòng được đánh số thứ tự là: A. 1 B. 2 C. 14 D. 15 E. 16
28. Trên hình vẽ 1, miệng thắt (ora serrata) được đánh số thứ tự là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 10 E. 14
29. Trên hình vẽ 1, củng mạc được đánh số thứ tự là: A. 1 B. 3 C. 8 D. 10 E. 11
30. Trên hình vẽ 1, dây Zinn được đánh số thứ tự là: A. 4 1 B. 5 1 15 6 2 C. 11 3 D. 14 4 E. 15 1 5 4 1 3 6 1 7 2 8 1 9 1 1 0
Hình vẽ 1. Mỗi cấu trúc giải phẩu dưới đây tương ứng với số nào được ghi chú trên hình vẽ (Từ câu 26 đến câu 35)
31. Trên hình vẽ 1, số 9 tương ứng với: A. Võng mạc 5 B. Hắc mạc C. Hoàng điểm D. Dĩa thị E. Trục nhãn cầu
32. Trên hình vẽ 1, số 13 tương ứng với: A. Giác mạc B. Dịch kính C. Đồng tử D. Thể thủy tinh E. Hậu phòng
33. Trên hình vẽ 1, số 16 tương ứng với: A. Củng mạc B. Tiền phòng C. Hậu phòng D. Trục thị giác E. Thể thủy tinh
34. Trên hình vẽ 1, Vỏ nhãn cầu bao gồm các bộ phận tường ứng với: A. 1, 2, 6, 8 B. 1, 2, 4, 7, 8 C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 D. 1, 2, 4, 6, 7, 8 E. 1, 2, 5, 6, 9, 10
35. Trên hình vẽ 1, Màng bồ đào bao gồm các bộ phận tương ứng với: A. 2, 4, 7 B. 1, 3, 8 C. 5, 6, 9 D. 12, 13, 162 E. 9, 10, 11
36. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 3 tương ứng với: A. Vách ngăn hốc mắt B. Cơ nâng mí C. Cơ Muller D. Cơ vòng mí E. Cơ thẳng trên
37. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 6 tương ứng với: A. Tuyến Zeiss B. Tuyến Meibomius C. Tuyến Henlé D. Tuyến mồ hôi E. Tuyến Krause
38. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 4 tương ứng với: A. Sụn mí B. Cơ nâng mí C. Tuyến Meibomius D. Cơ vòng mí E. Tuyến Moll
39. Trong hình vẻ 2 mí mắt, số 5 tương ứng với: A. Tuyến Zeiss B. Cơ vòng mí C. Da mí 6 D. Cơ Muller E. Tuyến Meibomius
40. Mụt lẹo ngoài do nhiễm trùng các bộ phận tương ứng với các số nào trên hình vẻ 2 A. 4 và 5 B. 4, 6 và 7 C. 5 và 6 D. 6 và 7 E. 5, 6 và 7
41. Chắp thường là bệnh lý của bộ phận tương ứng với số nào trên hình vẻ 2: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 E. 7
42. Trong bệnh lý thần kinh gây sụp mí, bộ phận tương ứng với số nào trên hình vẻ 2 bị ảnh hưởng: A. 2 B. 2 và /hoặc 3 C. 3 D. 4 E. 3 và / hoặc 4
43. Trong bệnh lý liệt dây thần kinh số VII, bộ phận tương ứng với số nào trên hình vẻ 2 bị ảnh hưởng: A. 2 B. 3. C. 4 D. 2 và 3 E. 3 và 4
44. Trên hình vẻ 2 , tuyến Moll tương ứng với số nào: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 E. 7
45. Trên hình vẻ 2, cơ Muller tương ứng với số 3. A. Đúng B. Sai
46. Mỗi nhãn cầu được vận động bởi 6 cơ thẳng : A. Đúng B. Sai
47. Cấu tạo võng mạc bao gồm 3 lớp nơ-ron thần kinh. A. Đúng B.Sai
48. Mống mắt là một phần của màng bồ đào nằm giữa thể mi và hắc mạc. A. Đúng B. Sai
49. Thể mi có cơ dãn đồng tử. A. Đúng B. Sai
50. Sự điều tiết phụ thuộc vào sự đàn hồi của thể thuỷ tinh. A. Đúng. B. Sai. 7
Hình vẽ 2. Mỗi cấu trúc giải phẩu dưới đây tương ứng với số nào được ghi chú trên
hình vẽ (Từ câu 36 đến câu 45) 1 3 2 5 4 6 7
1d 2c 3b 4c 5c 6a 7d 8a 9c 10b 11d 12b 13c 14d 15c 16c 17c 18b 19c 20a 21c 22e 23a
24e 25d 26b 27c 28b 29a 30d 31c 32d 33b 34d 35a 36c 37a 38d 39e 40d 41c 42b 43c 44e 45a 46b 47a 48b 49b 50a 8
ĐỤC THỂ THUỶ TINH
1. Triệu chứng nào sau đây khiến ta nghĩ đến đục thể thủy tinh : A. Dấu hiệu ruồi bay. B. Nhãn áp cao. C. Teo lõm gai thị. D. Cương tụ rìa
E. Diện đồng tử có màu trắng
2. Bệnh lý nào ở mắt có thể gây ra đục thể thủy tinh: A. Viêm kết mạc B. Viêm gai thị C. Viêm màng bồ đào D. Viêm hoàng điểm
E. Viêm giác mạc chấm nông
3. Khám nghiệm nào cho biết chi tiết tình trạng trong suốt của thể thủy tinh : A. Đo nhãn áp B. Đo thị lực C. Chụp X quang D. Khám sinh hiển vi E. Siêu âm
4. Bệnh lý toàn thân nào sau đây có liên quan đến đục thể thủy tinh : A. Cao huyết áp. B. Thiểu năng tuyến giáp C. Bệnh cường giáp D. Đái tháo đường. E. Thấp khớp cấp.
5. Triệu chứng nào có thể gặp trong đục thể thủy tinh: A. Đau mắt. B. Đỏ mắt. C. Mờ mắt đột ngột. D. Lóa mắt. E. Đồng tử dãn.
6. Những bệnh nào có thể gây đục thể thủy tinh bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong thời ký đầu thai nghén? A. Cao huyết áp. B. Sởi Đức (Rubella). C. Lao. D. Phong. E. Basedow.
7. Bệnh lý nào ở mắt thường không gây đục thể thủy tinh? A. Chấn thương.
B. Dị vật nội nhãn bằng kim loại đồng hoặc sắt. C. Glôcôm. D. Cận thị bệnh lý.
E. Khô mắt do thiếu vitamin A.
8. Đặc điểm của song thị trong đục thể thủy tinh :
A. Do trục thị giác hai mắt bị lệch.
B. Chỉ xuất hiện khi nhìn hai mắt.
C. Thường gặp ở trẻ em.
D. Song thị khi nhìn một mắt.
E. Chỉ xuất hiện ở giai đoạn chín. 9
9. Khi khám đục thể thủy tinh, điều nào cần làm? A. Đo thị trường. B. Thông lệ đạo. C. Nhuộm giác mạc. D. Dãn đồng tử. E. Soi góc tiền phòng.
10. Đục thể thuỷ tinh một mắt ở người trẻ thường do: A. Đái tháo đường.
B. Thiểu năng phó giáp trạng. C. Chấn thương. D. Cao huyết áp.
E. Dùng thuốc chống béo phì.
11. Yêu tố nào dưới đây không liên quan đến đục thể thuỷ tinh? A. Tuổi già. B. Tia cực tím. C. Điện giật. D. Tiêm chích ma tuý. E. Lạm dụng corticoid.
12. Một người già, trước đây phải đeo kính để đọc gần nay không cần đeo kính nữa mà vẫn đọc
gần tốt. Bệnh lý nào ở mắt có thể được nghí đến?
A. Viễn thị. B. Đục thể thuỷ tinh. C. Glôcôm.
D. Viêm thần kinh thị giác. E. Đục dịch kính.
13. Biến chứng viêm màng bồ đào do đục thể thuỷ tinh thường gặp ở giai đoạn: A. Bắt đầu. B. Căng phồng. C. Chín. D. Quá chín. E. Bất kỳ.
14. Nguyên nhân gây mù phỗ biến nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta: A. Thiếu sinh tố A. B. Bệnh mắt hột. C. Glôcôm. D. Bệnh mù sông. E. Đục thể thuỷ tinh.
15. Có thể phát hiện đục thể thuỷ tinh bằng cách : A. Đo thị trường. B. Đo nhãn áp. C. Soi góc tiền phòng. D. Soi ánh đồng tử. E. Siêu âm.
16. Chỉ định mổ đục thể thuỷ tinh khi: A. Thị lực là AS (-). B. Thị lực là AS(+).
C. Thị lực kém gây trở ngại trong công tác và sinh hoạt. D. Thị lực quá kém. E. Thị lực dưới 3/10.
17. Điều chỉnh quang học thường được áp dụng hiện nay khi mổ đục thể thuỷ tinh: A. Đeo kính gọng. B. Đeo kính tiếp xúc. 10 C. Đặt kính nội nhãn. D. Đắp ghép giác mạc.
E. Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser.
18. Trong phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh ngoài bao, phẫu thuật viên sẽ:
A. Lấy toàn bộ thể thuỷ tinh .
B. Để lại toàn bộ bao trước. C. Để lại bao sau. D. Chỉ lấy nhân.
E. Chỉ lấy nhân,cortex và toàn bộ bao sau
19. Đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với mổ đục thể thủy tinh bằng phương pháp "phaco":
A. Tương tự mổ ngoài bao.
B. Có đường mổ rất nhỏ.
C. Làm thể thuỷ tinh vỡ nhỏ bằng sóng siêu âm.
D. Ít gây loạn thị sau mổ.
E. Lấy thể thủy tinh trong bao.
20. Trong mổ đục thể thuỷ tinh ngoài bao, kính nội nhãn có thể được :
A. Đặt trong giác mạc. B. Đặt ở hậu phòng. C. Đặt trong dịch kính. D. Đính vào võng mạc.
E. Đặt trước giác mạc.
21. Triệu chứng nào dưới đây phù hợp với bệnh lý đục thể thuỷ tinh ?
A. Thị lực giảm đột ngột và kèm đỏ mắt.
B. Thị lực giảm từ từ và kèm đỏ mắt.
C. Thị lực giảm từ từ và kèm đau nhức mắt.
D. Thị lực giảm từ từ và không kèm đỏ hoặc đau nhức mắt.
E. Thị lực giảm đột ngột không kèm đỏ hoặc đau nhức mắt.
22. Nguyên nhân gây glôcôm góc mở do đục thể thuỷ tinh ở giai đoạn quá chín :
A. Vùng bè bị bít bởi chân mống mắt.
B. Vùng bè bị bít bởi các đại thực bào. C. Vùng bè bị xơ hoá.
D. Thuỷ dịch không ra tiền phòng được do đồng tử bị nghẽn.
E. Do thủy dịch tăng tiết.
23. Khi thể thuỷ tinh bị đục, thành phần sinh hoá sẽ bị biến đổi: A. Giảm Natri. B. Giảm Canxi. C. Tăng Kali. D. Tăng gluthathion. E. Giảm vitamin C.
24. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh thường ngại đi mổ mắt? A. Sợ đau. B. Sợ chi phí cao.
C. Chưa hiểu biết nhiều về bệnh tật. D. Ngại đi xa. E. Sợ chết.
25. Đục thể thuỷ tinh có thể kèm theo các bệnh khác ở mắt, do đó để có thể đánh giá khả năng
phục hồi thị lực sau mổ, nên thực hiện thủ thuật nào sau đây:
A. Khám lệ đạo.
B. Khám phản xạ đồng tử với ánh sáng.
C. Nuôi cấy vi khuẩn ở kết mạc. 11
D. Khám vận động nhãn cầu. E. Soi góc tiền phòng.
26. Thị lực giảm từ từ, không cương tu rìa, diện đồng tử có màu trắng là triệu chứng của:
A. Viêm loét giác mạc. B. Bong võng mạc.
C. Viêm mống mắt thể mi. D. Cận thị. E. Đục thể thủy tinh.
27. Đục thể thủy tinh già giai đoạn chín:
A. Có thể phát hiện ở tuyến xã.
B. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến huyện.
C. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến tỉnh.
D. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến trung ương.
E. Đòi hỏi phải có sinh hiển vi mới chẩn đoán được.
28. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh hiện đại được áp dụng phổ biến hiện nay trên thế giới là:
A. Mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao.
B. Mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao.
C. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng sóng ngắn.
D. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng lạnh đông.
E. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng siêu âm.
29. Sau khi mổ đục thể thuỷ tinh, nếu không có biến chứng và các bệnh lý khác kèm theo, thị lực sẽ phục hồi: A. Tối đa. B. Khá. C. Trung bình. D. Kém. E. Không đáng kể.
30. Đục thể thuỷ tinh có thể gặp ở : A. Trẻ sơ sinh. B. Trẻ em. C. Người trẻ. D. Người già.
E. Tất cả mọi lứa tuổi.
31. Yếu tố nào dưới đây có thể liên quan đến đục thể thuỷ tinh : A. Bệnh mắt hột. B. Mộng thịt. C. Các tia phóng xạ.
D. Đọc sách thường xuyên.
E. Làm việc ở nơi thiếu ánh sáng. 32, 33, 34. (Case study)
Bệnh nhân nữ 70 tuổi, đến khám vì lý do mắt mờ dần không kèm đau nhức hoặc đỏ mắt. Đo thị
lựcmắt phải: AS(+); mắt trái: 3/10. Khám thấy diện đồng tử mắt phải có màu trắng.
* Chẩn đoán nào sau đây được ưu tiên nghĩ đến đối với mắt phải?
A : Sẹo đục giác mạc B : Viêm màìng bồ đào C : Glôcôm D : Ung thư võng mạc
E : Đục thể thủy tinh già
*Nếu không nghĩ đến bệnh glôcôm,động tác nào cần làm để chẩn đoán phân biệt? A : Khám lệ đạo.
B : Khám phản xạ đồng tử đối với ánh sáng
C : Khám vận động nhãn cầu. 12 D : Đo nhãn áp. E : Soi góc tiền phòng.
* Nếu chẫn đoán mắt phải bị đục thể thuỷ tinh, trong trường hợp này không thể soi được đáy
mắt, cần làm gì để có thể sơ bộ đánh giá khả năng phục hồi thị lực của mắt này?
A : Chụp đáy mắt huỳnh quang.
B : Khám phản xạ đồng tử đối với ánh sáng. C : Siêu âm.. D : Đo nhãn áp. E : chụp X quang.
35. Khi thể thủy tinh bị đục, khúc xạ mắt thường có chiều hướng cận thị. A. Đúng. B. Sai.
36. Biến chứng glôcôm góc đóng do đục thể thuỷ tinh thường gặp ở giai đoạn quá chín. A. Đúng B. Sai.
37. Đục thể thuỷ tinh già là một bệnh chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật. A. Đúng. B. Sai.
38. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh trong bao không để lại bao thể thuỷ tinh. A. Đúng B. Sai.
39. Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh hoàn toàn thường cần phải mổ sớm để tránh bị nhược thị. A. Đúng. B. Sai.
40. Một mắt chính thị (không có tật khúc xạ), sau khi mổ lấy thể thuỷ tinh, sẽ trở thành mắt cận thị. A. Đúng B. Sai.
1e 2c 3d 4d 5d 6e 7e 8d 9d 10c 11d 12b 13d 14e 15d 16c 17c 18c
19e 20b 21d 22b 23e 24e 25b 26e 27a 28e 29a 30e 31c 32e 33d 34b 35a 36b 37a 38a 39a 40b 13 MỜ MẮT
1. Một người được xem là có thị giác kém (low vision) khi thị lực mắt tốt nhất đã điều chỉnh kính phải dưới: A. 3/10. B. 2/10. C. 1/10. D. ĐNT3m. C. ĐNT1m.
2. Trong số các bệnh lý sau, trường hợp nào thị lực giảm nhanh và hoàn toàn nhất: A. Bong võng mạc. B. Glôcôm góc mở. C. Thoái hoá hoàng điểm.
D. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
E. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc.
3. Trong viêm màng bồ đào, triệu chứng nào sau đây là không phù hợp: A. Đau nhức. B. Cương tụ rìa. C. Đồng tử dãn méo. D. Tủa sau giác mạc. E. Thị lực giảm.
4. Một mắt cương tụ rìa, đau nhức nhiều có thể kèm theo nôn, thị lực giảm nặng thường được nghĩ đến bệnh:
A. Viêm thần kinh thị giác. B. Viêm màng bồ đào.
C. Cơn glôcôm góc đóng cấp.
D. Xuất huyết dịch kính.
E. Xuất huyết dưới kết mạc.
5. Bệnh lý nào sau đây không gây giảm thị lực:
A. Viêm thần kinh thị hậu nhãn. B. Xuất huyết kết mạc.
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Thoái hoá hoàng điểm ở người già. E. Đục thể thuỷ tinh.
6. Mắt nhìn gần rõ hơn nhìn xa là triệu chứng của : A. Viễn thị. B. Cận thị. C. Loạn thị. D. Lão thị. E. Chính thị.
7. Một mắt có thị lực nhìn xa là 10/10, có thể kết luận mắt đó là:
A. Chính thị (không có tật khúc xạ). B. Có thể cận thị. C. Có thể viễn thị.
D. Có thể chính thị hoặc cận thị.
E. Có thể chính thị hoặc viễn thị..
8. Triệu chứng mỏi mắt và nhức đầu thường không gặp trong : A. Viễn thị. B. Loạn thị. C. Lão thị.
D. Chênh lệch khúc xạ hai mắt. 14 E. Cận thị.
9. Nhược thị là tình trạng:
A. Giảm thị lực nhanh.
B. Thị lực có thể tăng tối đa 10/10 khi đeo kính.
C. Không thể điều trị được.
D. Luôn luôn xãy ra ở cả hai mắt.
E. Thường gặp trong lác, bất tương xứng tật khúc xạ hai mắt.
10. Diện đồng tử có màu trắng là triệu chứng của: A. Viêm loét giác mạc. B. Viêm màng bồ đào. C. Đục thể thuỷ tinh. D. Bong võng mạc.
E. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
11. Hình ảnh đáy mắt nào phù hợp với bệnh cao huyết áp:
A. Các tiểu động mạch của võng mạc co nhỏ, không đều. B. Teo lõm gai thị. C. Hoàng điểm anh đào.
D. Vi phình mạch ở trung tâm võng mạc.
E. Ánh động mạch lan tỏa.
12. Điều trị quang đông laser thường không được áp dụng trong điều trị bệnh lý võng mạc nào dưới đây:
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc. C. Đái tháo đường.
D. Thoái hoá hoàng điểm ở người già.
E. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch.
13. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường có thể dẫn đến các hậu quả dưới đây trừ mắt: A. Bong võng mạc.
B. Xuất huyết dịch kính.
C. Sinh tân mạch ở võng mạc hoặc trong dịch kính. D. Mù. E. Viêm nội nhãn.
14. Thị lực giảm nhanh, có ám điểm trung tâm, nhìn vật bị biến dạng hoặc lớn, nhỏ hơn bình
thường; là triệu chứng gợi ý của:

A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc. C. Bong võng mạc.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch. E. Viêm loét giác mạc.
15. Trong các bệnh lý đáy mắt, để giúp chẩn đoán chính xác hơn và giúp cho điều trị quang đông
kịp thời, cần làm xét nghiệm chụp ảnh đáy mắt huỳnh quang.
A. Đúng. B. Sai.
16. Theo WHO mù theo luật pháp được định nghĩa là:
A. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính dưới 3/10.
B. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính dưới 1/10.
C. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính dưới ĐNT3m.
D. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính chỉ còn AS (+).
E. Thị lực mắt tốt nhất có điều chỉnh kính chỉ còn AS (-).
17. Dấu hiệu ruồi bay và chớp sáng thường gặp trong:
A. Thoái hoá sắc tố võng mạc.
B. Thoái hoá hoàng điểm người già. 15 C. Đục thể thuỷ tinh . D. Viêm giác mạc. E. Bong võng mạc.
18. Bệnh lý nào sau đây gây thị lực giảm từ từ và không kèm đỏ, đau mắt :
A. Chấn thương nhãn cầu.
B. Cơn glôcôm góc đóng cấp. C. Bong võng mạc D. Glôcôm góc mở.
E. Xuất huyết dịch kính.
19. Triệu chứng nào phù hợp với bệnh lý bong võng mạc:
A. Mờ mắt xảy ra từ từ .
B. Nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ.
C. Hay gặp những người viễn thị.
D. Có dấu hiệu ruồi bay và chớp sáng. E. Cương tụ kết mạc.
20. Triệu chứng nào sau đây là đặc hiệu của tắc động mạch trung tâm võng mạc: A. Mờ từ từ.
B. Tĩnh mạch võng mạc dãn C. Gai thị phù D. Xuất huyết võng mạc E. Hoàng điểm anh đào
21. Triệu chứng nào sau đây đặc hiệu của tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc:
A. Thị lực giảm từ từ. B. Hoàng điểm anh đào.
C. Võng mạc có nhiều sắc tố hình tế bào xương. D. Xuất huyết võng mạc. E. Võng mạc thoái hóa.
22. Khi khám mắt, có các dấu hiệu sau: thị lực giảm từ tù, thị trường thu hẹp và có các đám sắc
tố hình tế bào xương rãi rác ở võng mạc. Bạn nghĩ đến bệnh gì ?
A. Viêm màng bồ đào B. Viêm thị thần kinh C. Viêm hoàng điểm
D. Bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc E. Bệnh Glôcôm
23. Một bệnh nhân cận thị, sau một chấn thương ở mắt có các triệu chứng: giảm thị lực đột ngột,
có dấu hiệu ruồi bay và chớp sáng. Chẩn đoán nào phù hợp nhất?

A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc. C. Bong võng mạc.
D. Viêm thị thần kinh cấp.
E. Xuất huyết tái phát ở người tre (bệnh Eales).
24. Giảm thị lực từ từ và không gây đau nhức không phải là triệu chứng của:
A. Đục thủy tinh thể. B. Viêm hắc võng mạc. C. Glôcôm góc mở. D. Thoái hóa võng mạc.
E. Viêm mống mắt thể mi.
25. Triệu chứng nào dưới đây ít phù hợp với viêm loét giác mạc:
A. Giác mạc bắt màu fluorescein. B. Cương tụ rìa. C. Đau mắt. 16 D. Thị lực giảm. E. Nhiều ghèn.
26. Cách xử trí nào phù hợp trước một trường hợp viêm loét giác mạc: A. Điểm atropine. B. Điểm corticoid. C. Tiêm SAT. D. Điểm mật gấu. E. Điểm pilocarpine.
27. Đồng tử co nhỏ và dính là triệu chứng của: A. Viêm võng mạc. B. Viêm gai thị.
C. Cơn glôcôm góc đóng cấp. D. Viêm kết mạc.
E. Viêm mống mắt thể mi.
28. Trong chấn thương xuyên nhãn cầu, điều gì không nên làm: A. Tiêm SAT. B. Uống kháng sinh.
C. Tra thuốc mở kháng sinh. D. Băng mắt.
E. Chuyển tuyến chuyên khoa kịp thời.
29. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch không phù hợp với dấu hiệu nào:
A. Thường gặp ở người trung niên.
B. Thường tự phục hồi.
C. Có ám điểm trung tâm. D. Không đau đỏ mắt. E. Hoàng điểm anh đào.
30. Bệnh lý nào gây giảm thị lực nhanh có kèm đau và đỏ mắt: A. Đục thể thuỷ tinh. B. Cơn glôcôm cấp.
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Xuất huyết kết mạc.
E. Viêm dây thần kinh thị giác.
31. Bong võng mạc thường gặp ở mắt : A. Cận thị. B. Viễn thị. C. Loạn thị. D. Lão thị. E. Chính thị. 32. Tr
T iệu chứng xuất huyết võng mạc thường gặp trong bệnh:
A. Thoái hoá võng mạc sắc tố.
B. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
C. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch. E. Glôcôm góc mở.
33. Bệnh lý nào có thể gây mù chức năng: AS (-) ; nếu không được điều trị kịp thời:
A. Đục thể thuỷ tinh già. B. Glôcôm góc mở. C. Cận thị.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch. E. Nhược thị.
34. Bệnh lý nào cần ưu tiên chuyển tuyến chuyên khoa khẫn cấp: A. Loạn thị. 17
B. Tắc tỉnh mạch trung tâm võng mạc.
C. Cơn glôcôm góc đóng cấp.
D. Bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch.
E. Thoái hoá võng mạc sắc tố.
35. Mắt cận thị phù hợp với vật vô cực cho ảnh nằm sau võng mạc. A. Đúng. B. Sai.
36. Để phân biệt mờ mắt do đục thể thuỷ tinh hoặc do glôcôm góc mở, điều quan trọng là cần đo nhãn áp. A. Đúng. B. Sai
37. Mắt cận thị là mắt nhìn xa rõ hơn nhìn gần. A. Đúng. B. Sai.
38. Atropine có thể sử dụng để điều trị trong viêm mống mắt thể mi. A. Đúng. B. Sai.
39. Glôcôm góc mở thường gây tăng nhãn áp và giảm thị lực nhanh. A. Đúng. B. Sai.
40. Một mắt bị giảm thị lực, nếu đeo kính lỗ làm thị lực tăng rõ thì có thể gợi ý rằng mắt đó bị
bệnh lý tật khúc xạ.
A. Đúng. B. Sai.
1a 2d 3d 4c 5b 6b 7a 8e 9c 10c 11a 12a 13e 14d 15b 16c 17e 18d 19d 20e 21d 22d 23c
24e 25e 26a 27e 28c 29e 30b 31a 32c 33b 34c 35b 36a 37b 38a 39b 40a 18
THỊ LỰC VÀ KHÚC XẠ
1. Thị lực được phụ trách bởi: A. Dĩa thị. B. Thị thần kinh. C. Võng mạc. D. Vùng hoàng điểm. E. Giao thoa thị
2. Yếu tố ảnh hưởng đến thị lực và tật khúc xạ bao gồm, ngoại trừ: A. Tuổi. B. Giới. C. Di truyền. D. Chế độ dinh dưỡng.
E. Chế độ làm việc và học tập.
3. Thị lực phụ thuộc vào, ngoại trừ: A. Độ sáng của nền.
B. Tương phản của chữ thử.
C. Độ sáng chung của phòng thử.
D. Đường kính đồng tử
E. Màu sắc của mống mắt.
4. Tật khúc xạ được phân chia:
A. Cận thị, viễn thị và loạn thị.
B. Cận thị, viễn thị và lão thị.
C. Hình cầu và không hình cầu.
D. Hình cầu và loạn thị.
E. Loạn thị, viễn thị và lão thị.
5. Muốn điều chỉnh hiệu quả tật khúc xạ viễn thị ở trẻ em cần: A. Soi bóng đồng tử. B. Soi đáy mắt. C. Liệt điều tiết.
D. Đo khúc xạ kế tự động. E. Đo Javal kế.
6. Mang kính lỗ có thể tăng thị lực trường hợp sau:
A. Đục thể thủy tinh B. Nhược thị do lác C. Viêm thần kinh thị D. Loạn thị
E. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
7. Cận thị phù hợp nhất: A. Mang kính hội tụ.
B. Trục nhãn cầu quá ngắn
C. Thể thủy tinh gảm độ hội tụ
D. Tiêu điểm f `nằm trước võng mạc.
E. Nhìn gần rõ, nhìn xa mờ.
8. Bệnh cận thị phù hợp với
A. Tia sáng song song hội tụ sau võng mạc B. Nhãn cầu ngắn
C. Thủy tinh thể giảm độ hội tụ D. Mang kính hội tụ
E. Tia sáng song song hội tụ trước võng mạc
9. Loạn thị phù hợp với, ngoại trừ:
A. Độ cong giác mạc không đều 19
B. Tiêu điểm f' là một đoạn thẳng C. Mang kính trụ
D. Có thể chẩn đoán bằng đĩa Placido
E. Thị lực không tăng khi nhìn qua kính lỗ
10. Viễn thị phù hợp với
A. Tia sáng song song hội tụ sau võng mạc B. Nhãn cầu dài
C. Thủy tinh thể tăng độ hội tụ D. Mang kính phân kỳ
E. Tia sáng song song hội tụ trước võng mạc
11. Lão thị phù hợp với
A. Tia sáng song song hội tụ sau võng mạc
B. Thị lực nhìn gần giảm C. Mang kính phân kỳ
D. Tia sáng song song hội tụ trước võng mạc
E. Nhìn vật bị biến dạng
12. Phát hiện tật khúc xạ theo các bước:
A.Thử thị lực - Thử kính lỗ - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp
B. Thử thị lực - Thử kính lỗ - Thử kính thích hợp - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm
C. Thử thị lực- Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp- Thử kính lỗ
D. Thử thị lực - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp - Thử kính lỗ
E. Thử kính lỗ - Thử thị lực - Soi đáy mắt để phát hiện bệnh đi kèm - Thử kính thích hợp
13. Bệnh nhân ngồi học hay để vở gần mắt, đọc sách phải nheo mắt. Khám thấy giác mạc trong,
hơi nhô ra trước, soi đáy mắt thấy gai thị to, có liềm cạnh gai thị. Bệnh nhân có thể :
A.Viễn thị B. Cận thị C. Chính thị D. Loạn thị E. Lão thị
14. Một trẻ 15 tuổi, nhức mắt khi đọc sách, đưa xa ra dễ chịu hơn, thị lực nhìn xa tốt nhưng nhìn
lâu mỏi mắt. Bệnh nhân bị:
A. Viễn thị B. Loạn thị C. Viễn thị ẩn D. Cận thị E. Chính thị
15. Bệnh nhân lúc trẻ mắt bình thường, từ năm 45 tuổi đọc sách thấy mờ, phải đưa xa mới rõ
song đọc lâu mỏi mắt và nhức đầu. Bệnh nhân bị:
A. Viễn thị B. Cận thị C. Chính thị D. Lão thị E. Loạn thị
16. Khả năng phân ly tối thiểu của mắt là:
A. Khả năng nhìn rõ hai điểm gần nhau.
B. Khả năng phân biệt hai điểm ở gần nhau.
C. Khả năng nhìn rõ hai điểm gần nhau trước khi chúng chập vào nhau.
D. Khả năng phân biệt hai điểm gần nhau trước khi chúng chập vào nhau.
E. Khả năng phân biệt được hai vật để gần nhau.
17. Khi một mắt có thị lực là 1 ( 10/10), khả năng phân ly tối thiểu là: A. 0,5’. B. 1’. 20 C. 1.5’ D. 2’. E. 2,5’.
18. Viễn điểm của một mắt chính thị là: A. 2m. B. 3m. C. 4m. D. 5m. E. 6m.
19. Mắt cận thị phù hợp, ngoại trừ:
A. Mờ mắt, mỏi mắt khi nhìn xa.
B.Mờ mắt, mỏi mắt khi nhìn gần.
C. Nhãn cầu to, giác mạc nhô, tiền phòng sâu.
D. Mắt thường nheo để nhìn cho rõ vật ở xa.
E. Có thể có cảm giác ruồi bay.
20. Cơ chế giảm điều tiết trong lão thị bao gồm, ngoại trừ:
A. Nhân thể thủy tinh to ra. B. Cơ thể mi yếu.
C. Bao thể thủy tinh giảm tính đàn hồi.
D. Có thể có tổn thương thể mi trước đó.
E. Thể thuỷ tinh bị đục.
21. Bệnh nhân cận thị đơn thuần, kính điều chỉnh phù hợp nhất là: A. Kính cầu hội tụ B. Kính cầu phân kỳ C. Kính trụ hội tụ D. Kính trụ phân kỳ E. Lăng kính
22. Cận thị nặng có thể dẫn tới biến chứng sau: A. Bong võng mạc B. Xuất huyết võng mạc C. Giảm thị lực nhìn xa D. Glôcôm góc đóng E. Glôcôm góc mỡ
23. Giảm và mất khả năng điều tiết hay gặp trong: A. Loạn thị B. Cận thị C. Viễn thị D. Lão thị E. Đục TTT
24. Một bệnh nhân 50 tuổi thị lực nhìn gần giảm, thị lực nhìn xa còn tốt. Bạn nghĩ đến chấn đoán nào? A. Cận thị B. Viễn thị C. Loạn thị D. Lão thị E. Đục thể thủy tinh
25. Ở người cận thị loại thuốc nhỏ mắt nào có nguy cơ gây bong võng mạc? A. Corticoid B. Thuốc tê C. Thuốc giãn đồng tử D. β- Bloquer E. Thuốc co đồng tử 21
26. Chức năng điều tiết của mắt do tổ chức giải phẫu sau đảm nhận: A. Cơ thể mi B. Nội mô giác mạc C. Biểu mô giác mạc D. Màng bồ đào E. Võng mạc
27. Cơ chế của điều tiết là:
A. Thay đổi độ dài trục nhãn cầụ
B. Thay đổi độ cong của thể thủy tinh
C. Thay đổi độ cong của giác mạc
D. Thay đổi kích thước của đồng tử.
E. Thay đổi màu sắc của mống mắt
28. Phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay là: A. Đeo kính gọng ngoài. B. Đeo kính tiếp xúc.
C. Lắp thể thủy tinh nhân tạo.
D. Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa. E. Ghép giác mạc.
29. Phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ tiên tiến được áp dụng hiện nay là: A. Đeo kính gọng ngoài. B. Đeo kính tiếp xúc.
C. Lắp thể thủy tinh nhân tạo. D. Phẫu thuật Lasix. E. Ghép giác mạc.
30. Có thể dự phòng sự gia tăng của loại tật khúc xạ nào ? A. Cận thị. B. Viễn thị. C. Lão thị. D. Loạn thị.
E. Tật khúc xạ hình cầu chung.
31. Tật khúc xạ của mắt được chia 2 loại chính. A. Đúng. B. Sai
32. Đo thị lực là đánh giá chức năng của vùng võng mạc ngoại vi. A. Đúng. B. Sai.
33. Cận thị có thể điều trị bằng phẫu thuật. A. Đúng. B. Sai.
34. Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân của lác. A. Đúng. B. Sai.
35. Nêu 2 yếu tố có thể ảnh hưởng đến tật khúc xạ:
1...............................................................
2...............................................................
36. Nêu 2 nguyên tắc chính khi đo thị lực xa:
1................................................................
2................................................................
1d 2b 3e 4c 5c 6d 7d 8e 9e 10a 11b 12b 13b 14c 15d 16d 17b 18d
19b 20e 21b 22a 23d 24d 25e 26a 27b 28a 29d 30a 31a 32b 33a 34a 35 22 VIÊM KẾT MẠC
1. Lâm sàng của viêm kết mạc được đặc trưng bởi:
A. Mắt đỏ, đau nhức, thị lực giảm
B. Mắt đỏ, đau nhức, đồng tử dãn
C. Mắt đỏ, tăng tiết tố , thị lực không biến đổi.
D. Mắt đỏ, thị lực giảm, đồng tử co
E. Mắt đỏ, chảy nước mắt, thị lực giảm
2. Một vụ dịch viêm kết mạc, bạn cần phải dự phòng bằng cách, ngoại trừ:
A. Tuyên truyền phòng bệnh cho những người chưa mắc
B. Điều trị dứt điểm những bệnh nhân mắc bệnh
C. Cẩn thận khi thăm khám bệnh nhân
D.Nhỏ thuốc phòng ở mắt thứ hai.
E. Sử dung vaccin phòng bệnh.
3. Tăng tiết tố kết mạc ( chọn câu đúng nhất):
A. Là một dấu hiệu nhẹ và không thường xuyên của viêm kết mạc.
B. Định hướng cho chẩn đoán căn nguyên viêm kết mạc.
C. Xác định nguyên nhân vi khuẩn của viêm kết mạc.
D. Đặc hiệu cho viêm kết mạc do lậu .
E. Xác định viêm kết mạc do bạch hầu khi có màng thực sự dính chặt vào niêm mạc 4. Nhú gai kết mạc
A. Có cấu tạo chủ yếu là mạch máu.
B. Là sự tăng sản của nang bạch huyết.
C. Tạo thành một mặt lát kết mạc sụn mi trên trong tất cả các viêm kết mạc do vi khuẩn.
D. Khiến người ta phải nghĩ đến viêm giác mạc kèm theo.
E. Thường kèm theo tổn thương giác mạc.
5. Phù kết mạc (chémosis):
A. Là xuất huyết dưới kết mạc.
B. Là phù của kết mạc mi.
C. Là phù của kết mạc nhãn cầu .
D. Xác định chẩn đoán viêm kết mạc.
E. Là dấu hiệu đặc hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn.
6. Những lý lẽ lâm sàng sau đều hướng về viêm kết mạc do vi khuẩn, ngoại trừ:
A. Tính chất mủ của tiết tố.
B. Tính chất một mắt của viêm kết mạc với nhiều gai lớn chứa nội dung màu vàng.
C. Sự có mặt của giả mạc.
D. Xảy ra ở trẻ sơ sinh. E. Có hạch trước tai.
7. Những lý lẽ sau đềuhướng về nguyên nhân vi rút của viêm kết mạc, ngoại trừ: A.
Tính chất không có mủ của tiết tố. B.
Tiến triển thường có tái phát. C.
Sự có mặt của phù kết mạc, phù mi. D.
Khái niệm của lây nhiễm.
E. Xét nghiệm tế bào học kết mạc cho thấy nhiều tế bào lympho trên tiêu bản.
8. Xét nghiệm tế bào học kết mạc có nhiều tế bào ái toan, hướng đến nguyên nhân do: A. Virus. B. Nấm. C. Dị ứng. D. Vi khuẩn. E. Thoái hóa.
9. Đứng trước một bệnh nhân: Đỏ mắt khu trú, đau nhức nhẹ và không giảm thị lực Bạn nghĩ tới bệnh cảnh nào? 23 A. Viêm giác mạc B. Viêm kết mạc
C. Viêm thượng củng mạc D. Viêm mống mắt thể mi E. Glôcôm cấp góc đóng
10. Dấu hiệu lâm sàng hướng tới viêm kết mạc là : A. Cương tụ rìa B. Giảm thị lực C. Tiết tố dính lông mi D. Đau nhức mắt E. Chảy nước mắt.
11. Trước một bệnh cảnh đỏ mắt, dấu hiệu đặc hiệu nào làm ta nghĩ đến viêm kết mạc virus A. Đồng tử co B. Đồng tử dãn C. Đau D. Xuất tiết ( ghèn) E. Hạch trước tai
12. Tra một cách hệ thống thuốc sát trùng hoặc kháng sinh vào mắt trẻ sơ sinh nhằm mục đích
phòng một trong những bệnh sau:
A. Viêm kết mạc do Adenovirus.
B. Viêm kết mạc thể vùi.
C. Viêm kết mạc do lậu cầu.
D. Viêm kết mạc do tụ cầu.
E. Viêm kết mạc do phế cầu.
13. Trước một bệnh cảnh: Đỏ mắt, không đau nhức, không giảm thị lực và ngứa nhiều, chẩn
đoán nào phù hợp nhất ?
A. Viêm kết mạc virus
B. Viêm kết mạc vi khuẩn
C. Viêm kết mạc mùa xuân
D. Xuất huyết dưới kết mạc E. Mắt hột
14. Bệnh lý nào dưới đây thường không gây giảm thị lực: A. Viêm kết mạc cấp B. Viêm giác mạc cấp
C. Viêm màng bồ đào cấp D. Glôcôm góc mở E. Lác
15. Nguyên nhân viêm kết mạc mãn tính chủ yếu gây ra bởi A. Tụ cầu B. Liên cầu C. Moraxella D. Phế cầu E. Lậu cầu
16. Triệu chứng cần thiết để chẩn đoán viêm kết mạc A. Tiết nhầy mủ
B. Tiết nhầy + đỏ mắt ngoại vi
C. Nuôi cấy có vi khuẩn gram dương D. Tiền phòng sạch E. Không giảm thị lực.
17. Viêm kết mạc lậu cầu có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Giai đoạn thâm nhiêîm với thẩm lậu, đa tiết
B. Giai đoạn viêm kết mạc có tiết tố nhầy (blenorrhea) với tiết mủ 24 C. Biến chứng giác mạc
D. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tuần
E. Thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
18. Màng giả được tạo ra trong các viêm kết mạc sau, ngoại trừ:
A. Viêm mắt do lậu cầu
B. Viêm kết mạc do phế cầu
C. Viêm kết mạc do não mô cầu
D. Hội chứng Steven-johnson
E. Viêm kết mạc mùa xuân
19. Trong viêm kết mạc mãn tính do tụ cầu:
A. Nuôi cấy để chẩn đoán là quan trọng
B. Làm phiến đồ là bước quan trọng trong chẩn đoán
C. Viêm bờ mi kết hợp là phổ biến
D. Viêm giác mạc biểu mô ở nữa dưới của giác mạc là một đặc trưng
E. Biến chứng giác mạc thường gặp
20. Viêm kết mạc virut có đặc tính, ngoại trừ:
A. Chất xuất tiết chứa tế bào đơn nhân B. Hình thành sợi nhỏ
C. Xung huyết toàn bộ kết mạc
D. Nóng rát và sợ ánh sáng . E. Tiết tố dạng mủ
21. Viêm kết mạc mãn tính có thể dẫn đến: A.
Loét giác mạc vùng rìa B. Lông quặm C. Lật mí. D. Rụng lông mi E. Khô mắt
22. Sự hoá sừng của tế bào biểu mô kết mạc, có một câu sai: A. Là bệnh lý
B. Xuất hiện trong thiếu vitamin A C. Thấy trong hỡ mi
D. Bệnh viêm khô kết giác mạc E.Là bình thường
Câu 23. Viêm kết giác mạc thành dịch có những đặc tính sau, ngoại trừ
A. Viêm kết mạc hột cấp tính
B. Hội chứng nhiễm trùng
C. Vết thương giác mạc sẽ tạo loét và hình thành tân mạch D. Giảm thị lực
E. Vết thương giác mạc bao gồm thâm nhiễm dưới biểu mô
Câu 24. Điều trị viêm kết giác mạc thành dịch bao gồm, ngoại trừ:
A. Huyết thanh tự thân B. Kháng sinh C. Giải cảm ứng D. IDU E. Tia xạ
25. Viêm kết mạc mùa xuân biểu hiện:
A. Hột ở kết mạc sụn mi trên.
B. Hột ở cùng đồ mi dưới.
C. Nhú lớn ở kết mạc mi trên.
D. Nhú lớn ở kết mạc mi dưới. E. Giả mạc.
26. Chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất của viêm kết mạc với: 25 A. Viêm loét giác mạc B. Viêm túi lệ cấp C. Viêm mống mắt thể mi D. Viêm bờ mi E. Viêm lệ quản
27. Về mặt tổ chức học viêm kết mạc gồ, ngoại trừ:
A. Sự ứ dịch của biểu mô
B. Sự tạo hột do tăng sinh lớp đệm bạch nang.
C. Sự co kéo của kết mạc
D. Sự tạo sẹo của lớp biểu mô kết mạc
E. Sự tắc nghẽn các ống tiết Meibomius.
28. Những triệu chứng nào nghĩ tới viêm kết mạc?
A. Đỏ, đau, tăng nhãn áp
B. Đỏ, giảm thị lực, phù giác mạc
C. Đỏ, tiết tố, giác mạc không bắt màu thuốc nhuộm
D. Đỏ đau và co đồng tử
E. Đỏ, tăng nhãn áp, giãín đồng tử
29. Trước một bệnh nhân trung niên có viêm kết mạc, kết hợp viêm giác mạc hình cành cây.
Chẩn đoán nào phù hợp nhất
:
A. Viêm kết giác mạc do Adenovirut
B. Viêm kết giác mạc do Herpes
C. Viêm kêït giác mạc do Zoster
D. Viêm kết giác mạc do liên câìu
E. Viêm kết giác mạc do Herpes tái phát
30. Điều trị viêm kết mạc virut cần sử dụng A. Corticoid tại chổ B. Kháng sinh tại chổ C. Kháng virus tại chổ D. Kháng nấm tại chổ
E. Không cần sử dụng gì
31. Phương pháp Crede nhằm phòng: A. Viêm kết mạc do virut
B. Viêm kết mạc dị ứng C.Viêm kết mạc mùa xuân D. Viêm kết mạc sơ sinh
E. Viêm kết mạc do chlamydia Trachomatis
32. Chọn kháng sinh để sử dụng và điều trị viêm kết mạc:
A. Kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ
B. Kháng sinh kinh điển phổ rộng
C. Các chế phẩm kháng sinh mới, tác dụng mạnh D. Kháng sinh rẻ tiền
E. Kháng sinh kết hợp corticoid.
33.Điều trị viêm kết mạc do virut:
A. Kháng sinh + kháng virut tại chỗ
B. Kháng sinh + kháng virut toàn thân và tại chỗ
C. Kháng virut toàn thân và tại chỗ
D. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ E. Kháng sinh tại chỗ
34. Điều trị viêm kết mạc dị ứng
A. Kháng sinh + corticoid tại chỗ
B. Kháng sinh + kháng Histamin tại chỗ
C.Kháng Histamin tại chỗ và toàn thân 26 D. Kháng Histamin tại chỗ E. Kháng sinh tại chỗ
35. Phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng gồm, ngoại trừ:
A. Chọn lựa mỹ phẩm trang điểm mắt.
B. Lưu ý thức ăn dễ gây dị ứng.
C. Sử dụng thuốc tra mắt với sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
D. Có thể sử dụng lại đơn thuốc khám lần trước nếu bị đỏ mắt.
E. Tránh tiếp xúc với môi trường bụi và khói.
36. Viêm kết mạc bọng thường do phản ứng của cơ thể đối với bệnh lao. A. Đúng. B.Sai
37. Tiêu chuẩn chẩn đoán xacï định bệnh viêm kết mạc là xét nghiệm tiết tố. A. Đúng. B. Sai.
38. Phương pháp Crede nhằm mục đích phòng viêm kết mạc mùa xuân. A. Đúng. B. Sai.
39. Mỹ phẩm dùng toàn thân có thể gây dị ứng cho mí mắt và kết mạc. A. Đúng. B. Sai.
40. Cấu tạo kết mạc gồm 3 phần:
1. ...............................................
2.................................................
3.................................................
41. Kể hai hình thái viêm kết mạc dị ứng thường
1...................................................
2...................................................
1c 2e 3b 4a 5c 6e 7e 8c 9c 10c 11e 12c 13c 14a 15a 16b 17e 18e 19c
20e 21e 22e 23b 24e 25c 26c 27e 28c 29b 30c 31d 32b 33a 34c 35d 36a 37b 38b 39a 40 27 BỆNH MẮT HỘT
1. Nguyên nhân mù lòa do bệnh mắt hột đứng thứ mấy trong các nguyên nhân gây mù lòa hiện nay : A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư E. Thứ năm
2. Bệnh mắt hột thường gặp ở:
A. Các nước châu Âu và châu Phi.
B. Các nước Bắc Mỹ và châu Á.
C. Các nuớc châu Phi và châu Á
D. Các nước Châu Á và Châu Âu
E: Các nước Bắc Mỹ và Châu Âu.
3. Tác nhân gây bệnh mắt hột là: A. Chlamydiae Trachomatis B. Vi rus Herpes C. Vi rus cúm (Adenovirus) D. Phế cấu E. Liên cầu
4. Phương thức lây truyền nào sau đây không làm lây lan bệnh mắt hột ở Việt Nam : A. Mắt - mắt B. Tay - mặt C. Ruồi- mắt D. Sinh dục - mắt E. Không khí - mắt
5. Tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột là
A. Hột trên kết mạc sụn mi dưới
B. Hột trên kết mạc sụn mi trên
C. Sẹo kết mạc mi dưới
D. Xuất huyết dưới kết mạc
E. Hình ảnh đá lát tường trên kết mạc sụn mi trên
6. Theo phân loại bệnh mắt hột của Mc. Callan về phương diện dịch tễ học, bạn chú ý giai đoạn nào nhất ? A. TRI, TRII B. TRII C. TRII , TRIII D. TRIII E. TRIV
7. Theo phân loại bệnh mắt hột của WHO (1987) về phương diện dịch tễ học, bạn chú ý giai đoạn nào nhất ? A. TF B. TI C. TS D. TT E. CO
8. Bệnh cảnh nào sau đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm bệnh mắt hột nặng lên và lây lan : A. Bệnh viêm giác mạc B. Viêm túi lệ C. Viêm màng bồ đào 28 D. Viêm kết mạc E. Glôcôm
9. Thuốc điều trị bệnh mắt hột phổ thông hiện nay là: A. Peniciline B. Corticoide C. Tetracycline D. Gentamycine E. Neomycine
10. Bệnh mắt hột gây mù lòa do các nguyên nhân sau, ngoại trừ: A. Lông xiêu, lông quặm B. Viêm loét giác mạc C. Màng máu D. Khô mắt E. Viêm tắc lệ quản.
Câu11 . Biến chứng của bệnh mắt hột thường xảy ra ở các giai đoạn nào dưới đây ? A. TI và TF. B. TS và TF. C. TT và TS. D. TT và TI. E. TI và TS.
12. Các tổn thương cơ bản để chẩn đoán bệnh mắt hột thường nằm ở vị trí sau:
A. Kết mạc cùng đồ dưới B. Kết mạc sụn mi trên
C. Kết mạc sụn mi dưới
D. Kết mạc cùng đồ trên E. Kết mạc nhãn cầu
13. Bệnh mắt hột lây truyền chủ yếu do: A. Thuốc nhỏ mắt. B. Dụng cụ phẫu thuật. C. Chất tiết (ghèn). D. Bắt tay
E. Đồ vật sử dung chung.
14. Hột ở bệnh mắt hột phù hợp:
A. Vị trí ưu tiên ở cùng đồ mí dưới.
B. Vị trí ưu tiên ở cực trên giác mạc.
C. Hột phát triển cùng kích cỡ.
D. Hột có nhiều giai đoạn tiến triển.
E. Biến mất sau khi điều trị.
15. Hiện nay, điều trị bệnh mắt hột được áp dụng:
A. Điều trị theo phác đồ ngắt quảng.
B. Điều trị bằng phẫu thuật là chủ yếu.
C. Phải điều trị toàn thân.
D. Chỉ điều trị khi có biến chứng.
E. Điều trị theo phác đồ liên tục
16. Trong các biến chứng sau, biến chứng khó điều trị nhất của bệnh mắt hột là;
A. Viêm kết mạc phối hợp B. Viêm bờ mi C. Lông quặm, lông xiêu D. Khô mắt E. Viêm tắc lệ đạo
17. Trong các biện pháp phòng bệnh sau đây, biện pháp nào quan trọng nhất trong phòng bệnh mắt hột ? 29 A. Vệ sinh cá nhân
B. Cung cấp nước sạch cho cộng đồng C. Xử lý phân rác D. Chăn nuôi súc vật
E. Giáo dục sức khỏe cộng đồng
18. Hột của bệnh mắt hột không có đặc điểm nào sau đây:
A.Thường nằm ở kết mạc sụn mi trên.
B.Có kích thước và độ tuổi không đều nhau giữa các hột. C.Có màu trắng ngà. D.Dễ vỡ.
E.Khi vỡ không để lại sẹo.
19.Triệu chứng nào sau đây không gặp trong bệnh mắt hột toàn phát:
A.Có nhiều hột to ở kết mạc và rìa giác mạc.
B.Gai máu phát triển mạnh.
C.Có sẹo trên kết mạc sụn mi trên.
D.Có màng máu ở cực trên giác mạc.
E.Thẩm lậu kết mạc nhiều.
20.Triệu chứng đặc trưng của mắt hột giai đoạn TS là:
A.Hột ở kết mạc sụn mi trên. B.Hột ở rìa giác mạc. C. Sẹo ở kết mạc. D.Thẩm lậu. E.Màng máu.
21. Các biến chứng của bệnh mắt hột gồm, ngoại trừ:
A. Lông xiêu, quặm mí. B. Loét giác mạc.
C. Viêm bờ mi, tắc lệ đạo. D. Đục thể thuỷ tinh. E. Khô mắt.
22.Mù do bệnh mắt hột chủ yếu do: A. Khô mắt.
B. Viêm bờ mi, tắc lệ đạo. C. Viêm kết mạc.
D. Viêm màng bồ đào trước
E. Đục giác mạc do loét giác mạc và màng máu giác mạc.
23. Điều trị biến chứng của mắt hột gồm, ngoại trừ: A. Mổ quặm. B. Nhổ lông xiêu.
C. Đốt điện chân lông mi.
D. Nhỏ nước mắt nhân tạo. E. Rạch kết mạc.
24. Biến chứng loét giác mạc trong mắt hột không do:
A. Lông xiêu và quặm mi.
B. Bội nhiễm từ những ổ loét nhỏ do va chạm của lông mi.
C. Do các ổ loét vì vỡ hột mắt hột.
D. Màng máu trên giác mạc.
E. Viêm bờ mi và khô mắt.
25. Thời gian điều trị mắt hột thường kéo dài: A. 1 tháng. B. 2 tháng. C. 3 tháng D. 4 tháng. 30 E. 6 tháng.
26. Chlamydiae là vi khuẩn: A. Ký sinh ngoại bào. B. Ký sinh nội bào. C. Ký sinh nội ngoại bào D. Cộng sinh E. Có thể nhân đôi.
27. Tính chất của hột trong bệnh mắt hột:
A. Xảy ra ở lớp bạch nang của kết mạc
B. Có lymphocytes trong giai đoạn sớm
C.Có thể thấy hoại tử ở trung tâm
D. Khi vỡ ra để lại sẹo E. Tất cả các câu trên 28. Vết lõm Herbert
A. Tạo ra từ sự thành sẹo của hột bờ mi
B. Sản phẩm của viêm bờ tự do mi.
C. Xuất hiện ở rìa giác mạc
D. Xuất hiện ở bệnh khác nhiều hơn mắt hột
E. Đặc trưng của bệnh mắt hột
29. Mắt hột có các biểu hiện sau, ngoại trừ:
A. Thẩm lậu kết mạc
B. Hột ở kết mạc sụn mi trên
C. Sẹo ở kết mạc và giác mạc. D. Màng máu giác mạc. E. Loét vùng rìa.
30. Chẩn đoán phân biệt mắt hột với; ngoại trừ A. VKM mạc hột B. VKM mùa xuân C. VKM do Herpes virus D. VKM do Adeno virus
E. Phản ứng của kết mạc đối với 1 số thuốc dùng tại mắt
31. Tỷ lệ mắt hột hoạt tính theo điều tra Viện Mắt 1995 là: A. 4,4% B. 8,4% C. 12,8% D. 14,6% E. 16,4%
32. Cơ chế khô mắt do bệnh mắt hột A. Sẹo co kéo
B. Sẹo làm xơ hóa các tuyến lệ phụ
C. Sẹo làm xơ hóa tuyến lệ chính
D. Thẩm lậu che lấp các tuyến lệ phụ E. Teo tuyến lệ chính
33. Điều trị quặm mi do mắt hột tốt nhất là:
A. Dùng thuốc tại chổ và toàn thân
B. Dùng thuốc tại chổ và phẩu thuật quặm C. Nhổ lông xiêu
D. Đốt điện chân lông mi E. Phẫu thuật quặm mí
34. Bệnh mắt hột tiến triển mãn tính và có thể dẫn đến mù loà. A. Đúng B. Sai. 31
35. Phòng bệnh mắt hột chủ yếu bằng tiêm vaccin. A. Đúng. B. Sai.
36. Tác nhân gây bệnh mắt hột là Chlamydiae Prittaci. A. Đúng. B. Sai.
37. Vi khuẩn gây bệnh mắt hột nhạy cảm với kháng sinh Tetracyclin. A. Đúng. B. Sai.
38. Liệt kê 2 giai đoạn lâm sàng của bệnh mắt hột có khả năng lây lan mạnh nhất.
1.........................................................
2.........................................................
39. Liệt kê 3 tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột trên kết mạc:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
1b 2c 3a 4e 5b 6b 7b 8d 9c 10e 11c 12b 13c 14d 15e 16d 17a 18e 19c 20c 21d 22e 23e
24c 25c 26b 27e 28e 29e 30c 31c 32b 33b 34a 35b 36b 37a 38( TRII & TI ) 39( thâm nhiễm, hột, sẹo ) 32
BIỂU HIỆN MẮT TRONG MỘT SỐ BỆNH TOÀN THÂN
1.Tổn thương sớm nhất thấy được bằng soi đáy mắt của bệnh võng mạc do đái tháo đường là: A.Phình mạch nhỏ. B.Tắc mao mạch. C.Xuất huyết võng mạc. D.Phù võng mạc. E.Tân mạch.
2.Trong hình thái phù nề của bệnh võng mạc do đái tháo đường, xuất tiết mềm là do:
A.Tích tụ chất liệu trụ trục thần kinh. B. Phù võng mạc.
C. Rối loạn thành mao mạch.
D. Tích tụ dịch kính trong võng mạc.
E. Viêm của màng bồ đào.
3. Trong 5 câu dưới đây nói về bệnh võng mạc do đái tháo đường, có một câu nào không chính xác?
A. Đục thể thủy tinh có thể phối hợp với bệnh võng mạc do đái tháo đường
B. Bệnh võng mạc do đái tháo đường là những hậu quả của những biến đổi mao mạch của võng mạc.
C. Sự xuất hiện tân mạch gắn với sự giảm oxy võng mạc.
D. Chụp mạch huỳnh quang cho phép chứng tỏ hoặc khẳng định sự tồn tại của tân mạch.
E. Điều trị tốt bệnh đái tháo đường cho phép chữa khỏi bệnh võng mạc tăng sinh.
4. Biến chứng chính của bệnh võng mạc không có tăng sinh do đái tháo đường là gì?
A. Xuất huyết dịch kính. B. Phù hoàng điểm. C. Bong võng mạc. D. Glôcôm tân mạch. E. Phù gai.
5. Những xuất tiết dạng bông của võng mạc gồm, ngoại trừ:
A. Nằm trong lớp thị giác.
B. Là hậu quả của tắc tiểu động mạch võng mạc.
C. Có thể xuất hiện ở người đái tháo đường.
D. Gặp trong cao huyết áp không được điều chỉnh.
E. Là biểu hiện của tổn thương lớp hắc mạc.
6. Hai biện pháp chính dùng trong điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?
A. Giữ cân bằng đái tháo đường và corticoid toàn thân.
B. Các thuốc chống đông và quang đông.
C. Corticoit toàn thân và quang đông.
D. Giữ cân bằng đường huyết và quang đông.
E. Các thuốc dãn mạch và quang đông.
7 . Đái tháo đường phù hợp với, ngoại trừ:
A. Glôcôm góc mở mạn tính thường xảy ra nhất ở người đái tháo đường.
B. Đục thể thủy tinh thương gặp nhất ở người đái tháo dường là loại đục thể thủy tinh tuổi già.
C. Bệnh đái tháo đường có thể là nguyên nhân của song thị.
D. Cần tìm bệnh đái tháo đường trong những trường hợp lẹo tái phát.
8. Xơ cứng động mạch võng mạc có thể biểu hiện ở đáy mắt bằng những dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A. Bao trắng quanh động mạch.
E. Đái tháo đường có thể gây thoái hoá sắc tố võng mạc.
B. Những dấu hiệu tiền huyết khối tĩnh mạch.
C. Những dấu hiệu bắt chéo.
D. Động mạch sợi dây đồng E. Viêm thị thần kinh.
9. Bệnh nào không gây ra những nốt dạng bông ở đáy mắt ? 33 A. Cao huyết áp. B. Đái tháo đường. C. Lupút ban đỏ. D. SIDA. E. Basedow.
10.Những biến chứng mắt nào không do cao huyết áp ?
A. Những nốt dạng bông. B. Bong võng mạc. C. Phù gai.
D. Viêm thị thần kinh do thiếu máu cấp tính ở phần trước.
E. Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
11. Biến chứng chính ở mắt của bệnh cao huyết áp là gì ?
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc. B. Bong võng mạc. C. Tắc tĩnh mạch.
D. Ổ hoại tử võng mạc.
E. Xuất huyết dịch kính.
12 Những dấu hiệu ở mắt của xơ cứng động mạch võng mạcgồm, ngoại trừ:
A. Dấu hiệu bắt chéo động-tĩnh mạch.
B. Những xuất huyết rãi rác.
C. Hình ảnh động mạch như dây đồng.
D. Bao trắng quanh động mạch.
E. Những dấu hiệu tiền huyết khối tĩnh mạch.
13. Bắt chéo động- tĩnh mạch là một dấu hiệu của:
A. Xơ cứng động mạch võng mạc.
B. Cao huyết áp trầm trọng.
C. Tăc một nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
D. Tắc một nhánh động mạch trung tâm võng mạc. E. Sinh lý sau 60.
14. Co động mạch là một dấu hiệu của:
A. Mất bù trừ của bệnh võng mạc do cao huyết áp. B. Xơ cứng động mạch. C. Tiền huyết khối.
D. Tắc động mạch khởi đầu.
E. Bệnh võng mạc do cao huyết áp khởi đầu.
15. Về phương diện mô học, ý nghĩa của nốt dạng bông là gì ?
A. Dịch rỉ huyết tương. B. Tích tụ lipit khu vực.
C. Giãn trụ trục các sợi thị giác do thiếu máu mao mạch cục bộ.
D. Teo hắc - võng mạc khu vực. E. Cô đặc dịch kính.
16 .Bong võng mạc trong bệnh võng mạc do cao huyết áp là do : A. Rách võng mạc.
B. Xuất huyết dưới võng mạc.
C. Xuất huyết dịch kính. D. Dịch rỉ.
E. Thiếu máu cục bộ võng mạc.
17. Trong những tổn thương các dây thần kinh sọ dưới đây, tổn thương dây nào có thể gây mắt nhắm không kín ? A. Dây III B. Dây IV C. Dây V 34 D. Dây VI E. Dây VII
18. Hình ảnh động mạch sợi dây đồng xuất hiện ở giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao huyết áp: A. Giai đoạn I và II. B. Giai đoạn II C. Giai đoạn II và III. D. Giai đoạn III. E. Giai đoạn IV.
19. Hình ảnh động mạch sợi dây bạc xuất hiện ở giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao huyết áp: A. Giai đoạn I và II. B. Giai đoạn II C. Giai đoạn II và III. D. Giai đoạn III. E. Giai đoạn IV.
20. Sự co thắt tiểu động mạch xuất hiện ở giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao huyết áp: A. Giai đoạn I và II. B. Giai đoạn II C. Giai đoạn II và III. D. Giai đoạn III. E. Giai đoạn IV.
21. Xuất tiết nốt dạng bông xuất hiện ở giai đoạn nào của biến đổi võng mạc trong cao huyết áp: A. Giai đoạn I và II. B. Giai đoạn II C. Giai đoạn II và III. D. Giai đoạn III. E. Giai đoạn IV.
22. Phù gai thị có thể gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ: A. U trong sọ B. Cao huyết áp ác tính. C. Apxe não. D. Chấn thương sọ não. E. Đái tháo đường.
23. Bán manh 2 bên thái dương biểu hiện tổn thương tại:
A. Võng mạc phía thái dương hai bên
B. Dây thần kinh thị giác. C. Giao thoa thị. D. Dãi thị giác E. Võ não chẩm
24. Bán manh đồng danh biểu hiện tổn thương tại:
A. Võng mạc phía thái dương hai bên
B. Dây thần kinh thị giác. C. Giao thoa thị. D. Dãi thị giác E. Võ não chẩm
25. Bệnh lý toàn thân nào có thể gây biến chứng glôcôm tân mạch: A. Cao huyết áp. B. Bệnh máu trắng cấp. C. Đái tháo đường. D. Basedow. 35 E. Xơ cứng rải rác.
26. Bệnh lý toàn thân nào thường có biểu hiện viêm kết giác mạc bọng: A. Lao. B. Phong. C. Sởi. D. Thủy đậu E. Bại liệt.
27. Zona có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Tê, đau rát vùng da bị tổn thương. B. Mụn phỏng ở da. C. Viêm da.
D. Tổn thương giác mạc hình cành cây. E. Loét giác mạc.
28. Biểu hiện giang mai ở mắt gồm, ngoại trừ: A. Viêm giác mạc sâu. B. Đục giác mạc. C. Loét giác mạc.
D. Tân mạch ở giác mạc. E. Viêm màng bồ đào.
29. Lồi mắt có thể gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ: A. Chấn thương. B. Viêm. C. Basedow. D. U sán nhái. E. U tuyến yên.
30. Biểu hiện viêm kết mạc và giác mạc có thể gặp do các nhiễm virus sau, ngoại trừ: A. Sởi. B. Thủy đậu. C. Đậu mùa. D. Bại liệt. E. Herpes
31. Một trẻ sơ sinh có biểu hiện đồng tử trắng, nguyên nhân có thể do, ngoại trừ:
A. Xơ sản sau thể thủy tinh.
B. Tồn lưu dịch kính nguyên thủy.
C. Đục thể thủy tinh bẩm sinh. D. Đục giác mạc. E. Xơ hoá vùng bè.
32. Một bệnh nhân cao huyết áp, đột ngột bị mờ một mắt, nguyên nhân có thể do: A. Bong võng mạc. B. Glôcôm cấp.
C. Tắc động mạch trung tâm võng mạc. D. Đục thể thủy tinh.
E. Xuất huyết dịch kính.
33. Chỉ định phẫu thuật đục thể thủy tinh ở bệnh nhân đái tháo đường khi:
A. Đục thể thủy tinh giai đoạn chín.
B. Đục thể thủy tinh có biến chứng tăng nhãn áp.
C. Đường máu ổn định khi không điều trị với thuốc hạ đường máu.
D. Đường máu ổn định với liệu trình điều trị đái tháo đường. E. Đường niệu âm tính.
34. Sụp mi là biểu hiện tổn thương dây thần kinh sọ sau: A. Dây thần kinh số II B. Dây thần kinh số III 36 C. Dây thần kinh số IV D. Dây thần kinh số V E. Dây thần kinh số VI
35. Zona có thể gây nguy hại cho bộ phận nào của mắt ? A. Mi mắt. B. Kết mạc. C. Giác mạc. D. Màng bồ đào. E. Võng mạc.
36. Tĩnh mạch hình chuỗi hạt là biểu hiện của bệnh: A. Cao huyết áp B. Đái tháo đường. C. Basedow. D. Bệnh máu trắng cấp. E. Xơ cứng mạch máu.
37. Bệnh nhân có bệnh lý võng mạc đái tháo đường nên đến khám chuyên khoa mắt khi:
A. Có biến chứng glôcôm.
B. Khi có đục thể thuỷ tinh. C. Khi có bong võng mạc. D. Khi có giảm thị lực.
E. Bất kỳ giai đoạn nào của bệnh lý võng mạc.
38. Tỷ lệ bệnh nhân phong có tổn thương ở mắt chiếm: A. 30%. B. 39,2%. C. 40%. D. 40,2%. E. 49,2%.
39. Virus bại liệt có thể gây tổn thương:
A. Dây thần kinh số II và III.
B. Dây thần kinh số III và IV
C. Dây thần kinh số III và VI
D. Dây thần kinh số IV và VI E. Dây thần kinh số VI
40. Virus viêm não có thể gây: A. Glôcôm. B. Đục thêt thuỷ tinh. C. Viêm màng bồ đào.
D. Viêm và teo thị thần kinh. E. Viêm võng mạc.
41. Xuất huyết kết mạc có thể gặp ở các bệnh sau, ngoại trừ: A. Ho gà. B. Cao huyết áp
C. Xuất huyết dịch kính. D. Chấn thương . E. bệnh máu trắng cấp.
42. Phù gai thị không phù hợp : A. Gặp trong u não.
B. Có thể gặp trong chấn thương.
C. Thận trọng khi chỉ định chọc dịch não tuỷ.
D. Có thể gặp trong viêm não.
E. Có thể gặp ở bệnh Basedow.
43. Chụp mạch huỳnh quang là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và tiên lượng bệnh: 37 A. Cao huyết áp. B. Đái tháo đường. C. Bệnh máu trắng cấp. D. Basedow. E. U não.
44.Trong số những khám nghiệm bổ sung dưới đây, có một khám nghiệm cho thấy được tình
trạng thiếu máu cục bộ mao mạch trong bệnh võng mạc đái tháo đường.

A. Soi đáy mắt trực tiếp.
B. Soi đáy mắt gián tiếp.
C. Chụp mạch huỳnh quang. D. Chụp động mạch.
E. Đo áp lực động mạch trung tâm võng mạc.
45. Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể có biểu hiện, ngoại trừ: A. Tân mạch
B. Những xuất huyết nhỏ. C. Xuất tiết dạng bông
D. Dấu hiệu bắt chéo động tĩnh mạch. E. Những phình mạch nhỏ
46. Biểu hiện của phù gai thị trên thị trường là mở rộng điểm mu ìMariot A. Đúng B. Sai
47.Bán manh thái dương 2 bên là biểu hiện của tổn thương vùng giao thoa thị A. Đúng B. Sai
48. Khi bị Zona, bệnh nhân thường có đồng tử co A. Đúng B. Sai
49. Zona mắt co ái tính với giác mạc mắt A. Đúng B. Sai
50. Xuất huyết kết mạc gặp ở bênh nhân cao huyết áp A. Đúng B. Sai
51. Một bệnh nhân cao huyết áp đột ngột bị mờ mắt cần đưa ngay đến chuyên khoa mắt. A. Đúng B. Sai
52. Kể 3 biểu hiện tại mắt của hội chứng Claude Bernard Horner 1. 2. 3.
53.Kể 2 biểu hiện ở mắt thường gặp trong bệnh đái tháo đường 1. 2.
54. Kể 3triệu chứng ở mắt có thể gặp trong Basedow 1. 2. 3.
1a 2a 3e 4b 5e 6d 7e 8e 9e 10e 11c12c 13a 14e 15c 16d 17e 18b 19d
20a 21d 22e 23c 24d 25c 26a 27d 28c 29e 30d 31e 32c 33d 34b 35c
36b 37e 38e 39c 40d 41c 42e 43b 44c 45d 46a 47a 48b 49a 50a 51a 52 38 VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
1. Giác mạc đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây: A. Chống nhiễm trùng. B. Chống khô mắt. C. Quang học
D. Giữ hình thể của nhãn cầu. E. Nhận biết sự vật .
2. Công suất hội tụ của giác mạc là: A. 30 D B. 35 D. C. 40 D D. 45 D. E. 50 D.
3. Lớp nào dày nhất trong cấu tạo giác mạc: A. Lớp biểu mô. B. Màng Bowmann. C. Lớp mô nhục. D. Màng Descemet. E. Lớp nội mô.
4. Khi tổn thương lớp nội mô, giác mạc sẽ có biểu hiện: A. Loét. B. Viêm. C. Sẹo. D. Thoái hoá. E. Mờ đục.
5. Giác mạc có đặc điểm nào sau đây:
A. Lớp biểu mô có thể keratin hoá. B. Không có thần kinh. C. Không có mạch máu. D. Không trơn láng. E. Không trong suốt.
6. Để khám giác mạc dễ dàng cần phải: A. Nhỏ thuốc nhuộm. B. Nhỏ thuốc tê.
C. Nhỏ thuốc gián đồng tử.
D. Nhỏ thuốc co đồng tử. E. Nhỏ thuốc sát trùng.
7. Tổn thương ở lớp nào của giác mạc sẽ không để lại sẹo sau khi điều trị ? A. Lớp biểu mô. B. Màng Bowmann. C. Lớp mô nhục. D. Màng Descemet. E. Lớp nội mô.
8. Giảm cảm giác giác mạc có thể gặp trong các bệnh sau, ngoại trừ: A. Viêm giác mạc do virus.
B. Viêm giác mạc do Chlamydiae Trachomatis.
C. Viêm giác mạc do vi khuẩn.
D. Viêm giác mạc do liệt dây thần kinh số V.
E. Viêm giác mạc do liệt dây thần kinh số VII.
9. Loét giác mạc ở trẻ suy dinh dưỡng gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ: A. Thiếu vitamin A. 39 B. Thiếu vitamin C. C. Giảm sức đề kháng.
D. Do các bệnh kèm theo như ỉa chảy, phế quản phế viêm. E.Do vius .
10. Loét giác mạc do hở mi có thể gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ: A. Lồi mắt do viêm. B. Lồi mắt do Basedow.
C. Liệt dây thần kinh số VII.
D. Do sẹo kết mạc mí trên co kéo.
E. Do sẹo mí dưới co kéo.
11. Loét giác mạc Mooren có các biểu hiện sau,ngoại trừ:
A. Loét bắt đầu ở vùng rìa.
B.Loét khoét sâu xuống bề dày giác mạc. C. Tiến triển mãn tính.
D. Có liên quan đến rối loạn chuyển hoá collagen. E.Tiến triển cấp tính.
12. Viêm loét giác mạc tiến triển qua 3 giai đoạn nào sau đây:
A. Tiền triệu - Cơn cấp - Thoái triển.
B. Thẩm lậu - Tạo sẹo - Thoái triển.
C. Viêm - Tạo sẹo - Thoái triển.
D. Thẩm lậu - Thoái triển - Tạo sẹo.
E. Tiền triệu - Thẩm lậu - Thoái triển.
13. Biến chứng của viêm loét giác mạc gồm, ngoại trừ: A. Quặm. B. Viêm nội nhãn. C. Phòi màng Descemet. D. Thủng giác mạc. E. Teo nhãn cầu.
14. Viêm loét giác mạc do Herpes Simplex có thể gây biến chứng nào sau đây:ngoại trừ:
A. Viêm kết mạc phối hợp. B. Viêm bờ mí. C. Lật mí. D. Viêm thị thần kinh. E.Thủng giác mạc.
15. Dấu chứng nao sau đây nghĩ tới viêm loét giác mạc do Herpes Simplex: A. Bệnh không tái phát
B. Giác mạc bắt màu ( thuốc nhuộm) hình cành cây
C. Lóet giác mạc kiểu rắn bò
D. Có hình ảnh vệ tinh xung quanh vết loét
E. Tiền phòng luôn luôn có mủ
16. Thuốc nhỏ mắt nào cần phải chống chỉ định khi có loét giác mạc A. Kháng sinh B. Vitamine A C. Corticoide D. Thuốc dãn đồng tử E. Thuốc chống dị ứng
Câu17. Chống chỉ định thuốc tra mắt corticoit khi có: A. Phù giác mạc. B. Viêm tuyến lệ.
C. Viêm màng bồ đào trước. D. Viêm giác mạc . E. Đục thể thủy tinh. 40
18. Viêm giác mạc do Herpes simplex, bề mặt giác mạc có thể biểu hiện như sau ngoại trừ. A. Dạng cành cây B. Chấm nông C. Thẩm lậu hình dĩa D. Loét hình bản đồ E. Ổ loét có mủ
19. Loét giác mạc nghi do nấm gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ
A. Không đáp ứng với kháng sinh
B. Xuất hiện sau một vết trợt giác mạc
C. Phản ứng toàn thân nhẹ nhàng
D. Bao quanh bởi vòng chấm viêm ( hình ảnh vệ tinh).
E. Vết loét giác mạc hình bản đồ
20. Điều trị nhiễm nấm giác mạc có các biểu hiện sau, ngoại trừ:
A. Một số nhạy cảm với sulfonamides
B. Một số nhạy cảm với một vài kháng sinh
C. Corticosteroids làm bệnh trầm trọng
D. Không có thuốc kháng nấm có phổ rộng
E. Dùng Corticosteroids bệnh tiến triển tốt
21. Chẩn đoán nấm giác mạc được gợi ý bởi các biểu hiện sau, ngoại trừ A. Loét mãn tính
B. Trước đây có sử dung cortcosteroids
C. Đáp ứng kém với thuốc kháng sinh
D. Hình thành vòng vệ tinh xung quanh ổ loét
E. Loét giác mạc hình cành cây
22. Loét giác mạc vùng rìa có thể do: A. Nấm B. Vi khuẩn C. Thiếu sinh tố A
D. Biến chứng bệnh mắt hột
E. Liên quan đến bệnh toàn thân
23. Khô giác mạc phù hợp với những trường hợp sau,ngoại trừ :
A. Viêm kết mạc mãn tính B. Test Shirmer dương tính
C. Kích thích do không có nước mắt
D. Liên quan đến viêm khớp dạng thấp E. Viêm túi lệ
24. Loét trung tâm giác mạc phù hợp với các biểu hiện sau, ngoại trừ
A. Có khả năng trầm trọng hơn loét vùng rìa
B. Có nguồn gốc do vi khuẩn C. Có thể do nấm D. Có thể do Herpes simplex
E. Thị lực giảm ít sau khi điều trị khỏi.
25. Trợt giác mạc tái phát không phù hợp:
A. Cải thiện sau vài giờ băng mắt
B. Điều trị tốt nhất là corticosteroid trong giai đoạn cấp
C. Có thể do chấn thương
D. Chảy nước mắt nhiều.
E. Xử trí với tra thuốc mỡ kháng sinh và băng mắt.
26. Viêm giác mạc Herpes simlex được điều trị bởi, ngoại trừ: A. 5-iod-2-desoxyuridine B. Đốt bằng hoá chất C. Acyclovir 41 D. Corticoid tại chỗ E. Kháng sinh
27. Đặc điểm tổn thương trong bệnh Herpes simplex giác mạc là, ngoại trừ
A. Thường kèm theo tổn thương Herpes simplex ở môi
B. Thường theo sau một loét biểu mô
C. Mãn tính và thường tái phát
D. Kèm theo có xuất hiện tân mạch
E. Hình thành vòng vệ tinh xung quanh ổ loét
28. Viêm giác mạc Herpes thường gây các biến chứng sau, ngoại trừ
A. Nhiễm trùng thứ phát B. Viêm mống mắt C. Mủ tiền phòng D. Sẹo giác mạc E. Viêm thị thần kinh
29. Bệnh mắt trâu có, ngoại trừ: A. Mắt to B. Tăng áp lực nội nhãn
C. Bất thường của góc giác mạc-mống mắt
D. Vết rách trên màng Bowman’s E. Thị lực tốt
30. Trong bệnh hủi biểu hiện trên giác mạc có thể thấy là, ngoại trừ
A. Viêm giác mạc chấm nông
B. Viêm giác mạc nhu mô sâu C. Màng máu
D. Viêm giác mạc hình dĩa
E. Loét ngoại vi giác mạc
31. Những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt VGM do Herpes gồm, ngoại trừ: A. Loại tổn thương B. Cảm giác giác mạc
C. Tiền sử tổn thương da trước đó
D. Sự xuất hiện của viêm mống mắt E. Tiết mũ
32. Phương pháp điiêù trị nào không được dùng trong trường hợp viêm kết- giác mạc do herpes ?
A. Thuốc tra mắt corticoit.
B. Điều trị Acyclovir bằng đường toàn thân.
C. Điều trị kháng sinh tại mắt.
D. Các thuốc lành sẹo giác mạc.
E. Các thuốc dãn đồng tử.
33. Mù do di chứng của viêm loét giác mạc thường do:
A. Tổn thương dây thần kinh số V
B. Tổn thương dây thần kinh số III
C. Tổn thương dây thần kinh số IV
D. Tổn thương dây thần kinh số II E. Do sẹo giác mạc
34. Viêm loét giác mạc do phế cầu phù hợp, ngoại trừ A. Gặp ở người già
B. Bệnh nhân có viêm túi lệ mãn
C. Bệnh nhân có viêm túi lệ cấp
D. Loét giác mạc dạng rắn bò
E. Thường có phản ứng mống mắt
35. Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh: 42 A. Loét rìa giác mạc B. Loét dạng rắn bò
C. Có thể gây thủng giác mạc trong vòng 24- 48h D. Hay tái phát
E. Gặp ở trẻ em suy dinh dưỡng
36. Biến chứng thủng giác mạc có thể xảy ra ở giai đoạn nào của khô mắt do thiếu vitamin A ? A. X1 A B. X1B C. X2 D. X3A E. X3B
37. Chẩn đoán xác định loét giác mạc bằng các lý do sau
A. Kết mạc cương tụ rìa
B. Kết mạc cương tụ ngoại vi C. Phù giác mạc D. Thị lực giảm
E. Nhuộm giác mạc bằng Fluorescein 2%
38. Nguyên nhân nào sau đây gây thường gây viêm loét giác mạc đo nấm
A. Dị vật công nghiệp B. Do lông quặm C. Lồi mắt do u hố mắt
D. Lồi mắt do bệnh nhân bị Basedow
E. Chấn thương mắt có nguồn gốc thảo mộc
39. Viêm loét giác mạc có thể gặp sau các nguyên nhân sau, ngoại trừ
A. Do liệt dây thần kinh VII B. Do sẹo co kéo mi C. Ở bệnh nhân hôn mê
D.Ở bệnh nhân bị Basedow E. Viêm thị thần kinh
40.Viêm loét giác mạc do liệt thần kinh số V A. Hở mí
B. Giác mạc loét rộng, bệnh nhân đau nhức nhiều
C. Giác mạc loét rộng, bệnh nhân không đau nhức.
D. Cảm giác giác mạc tăng
E. Điều trị bằng kháng sinh
41. Điều trị di chứng sẹo giác mạc gồm, ngoại trừ
A. Phẩu thuật cắt mống mắt quang học
B. Phẩu thuật cắt bè giác mạc
C. Phẩu thuật ghép giác mạc D. Nhuộm giác mạc
E. Điểm nứơc mắt nhân tạo
42. Thuốc mỡ Zovirac điều trị tốt nhất cho:
A. Viêm loét giác mạc đo hỡ mí
B. Viêm loét giác mạc do virus
C. Viêm loét giác mạc do Herpes
D. Viêm loét giác mạc do nấm
E. Viêm loét giác mạc bọng
43. Một bệnh nhân mắt đỏ đau, giảm thị lực. Chẩn đoán nào phù hợp: A Viêm giác mạc Herpes B. Glôcôm góc mỡ C Lệch thể thủy tinh 43 D. Viêm kết mạc
E Xuất huyết dưới kết mạc
44. Phẫu thuật cắt mống mắt quang học điều trị di chứng viêm loét giác mạc nhằm: A. Hạ nhãn áp. B. Tăng thị lực. C. Thẩm mỹ.
D. Phòng biến chứng thủng giác mạc.
E. Giaỉí quyết sẹo giác mạc.
45. Điều trị viêm loét giác mạc do nấm:
A. Kháng sinh + Kháng nấm tại chỗ.
B. Kháng nấm toàn thân và tại chỗ.
C. Kháng sinh + kháng nấm + corticoid
D. Kháng nấm toàn thân và tại chỗ + Corticoid.
E. Kháng sinh + Kháng nấm toàn thân và tại chỗ.
46. Điều trị viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh gồm, ngoại trừ:
A. Kháng sinh theo kháng sinh đồ. B. Cắt bỏ túi lệ viêm.
C. Tăng cường sức đề kháng với vitamin C.
D. Tăng cường dinh dưỡng. E. Giãn đồng tử.
47. Thuốc nhỏ mắt có chế phẩm corticoide có thể điều trị cho: A. Viêm giác mạc do virut
B. Viêm giác mạc do vi khuẩn C. Viêm giác mạc do nấm D. Viêm rìa giác mạc
E. Viêm giác mạc do thiếu sinh tố A
48. Vitam A để điều trị bệnh nào sau đây A. Viêm kết mạc B. Viêm gia thị C. Đục thể thủy tinh D. Viêm màng bồ đào E. Khô giác mạc
49. Vitamin A điều trị cho các bệnh sau ngoại trừ A. Khô kết mạc B. Kết mạc có vệt Bitot C. Khô giác mạc
D. Thoái hóa sắc tố võng mạc E. Bệnh Glôcôm
50. Biến chứng Viêm loét giác mạc bao gồm các biểu hiện sau: ngoại trừ A. Phồng mạng Descemet B. Thủng giác mạc C. Viêm màng bồ đào D. Tăng nhãn áp thứ phát E. Bong võng mạc
51. Biến chứng nào trầm trọng nhất trong bệnh viêm loét giác mạc A. Phồng mạng Descemet B. Thủng giác mạc C. Viêm màng bồ đào D. Tăng nhãn áp thứ phát E. Viêm nội nhãn
52. Viêm loét giác mạc do nguyên nhân nào có tiến triển lâm sàng nhanh nhất ? A. Trực khuẩn mủ xanh 44 B. Phế cầu C. Nấm D. Virut E. Thiếu Vitamin A
53. Nguyên tắc điều trị viêm loét giác mạc gồm các biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Điều trị nguyên nhân
B. Điều trị chống đau nhức
C. Điều trị chống nhiễm khuẩn
D. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể E. Nhỏ thuốc Pilocarpin
54. Điều trị viêm loét giác mạc bao gồm các biện pháp sau, ngoại trừ A. Nhỏ thuốc Atropin
B. Dùng kháng sinh tại chỗ
C. Dùng kháng sinh toàn thân
D. Dùng thuốc chống đau nhức E. Nhỏ thuốc Neodex
55. Viêm loét giác mạc thường do các nguyên nhân sau; ngoại trừ A. Lông quặm B. Liệt dây thần kinh VII
C. Lồi mắt trong bệnh Bazedow D. Thiếu sinh tố A E. Viêm thị thần kinh
56. Các thuốc thường sử dụng trong điều trị viêm loét giác mạc, ngoại trừ
A. Thuốc chống Vi khuẩn B. Thuốc chống nấm C. Thuốc chống Viurs D. Vitamin A E. Clorocid H
57. Điều trị viêm loét giác mạc bao gồm các biện pháp sau ngoại trừ
A. Điều trị nguyên nhân B. Điều trị di chứng
C. Điều trị biến chứng
D. Điều trị chống đau nhức
E. Dùng các thuốc có chế phẩm Corticoide để điều trị
58. Nguyên nhân gây giảm thị lực của bệnh viêm loét giác mạc
A. Tổn thương thị thần kinh B. Tổn thương kết mạc C. Tổn thương mi mắt D. Tổn thương võng mạc E. Tổn thương giác mạc
59. Trước một viêm giác mạc tái phát, nguyên nhân thường gặp nhất là virus Herpes Simplex. A. Đúng. B. Sai.
60. Phẫu thuật điều trị quặm mí nhằm mục đích cải thiện khô mắt. A. Đúng. B. Sai.
61. Sử dụng thuốc tra mắt kháng sinh kết hợp corticoid điều trị viêm loét giác mạc. A. Đúng. B. Sai.
62. Trẻ suy dinh dưỡng có thể bị loét giác mạc. A. Đúng. B. Sai.
63. Bệnh mắt hột có thể là nguyên nhân của viêm loét giác mạc. A. Đúng. B. Sai.
64. Xác định tổn thương loét trên giác mạc bằng sinh hiển vi là chắc chắn nhất. 45 A. Đúng. B. Sai.
65. Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh thường hay gặp trong chấn thương nông nghiệp. A. Đúng. B. Sai.
66. Sử dụng thuốc giãn đồng tử là chỉ định đầu tiên để điều trị viêm loét giác mạc. A. Đúng. B. Sai.
67. Kể 2 biến chứng của viêm loét giác mạc:
1.........................................................
2.........................................................
68. Kể 3 hình thái lâm sàng của viêm loét giác mạc do Herpes Simplex:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
69. Hai nguyên nhân gây viêm loét giác mạc do thầy thuốc có thể phòng tránh được là:
1.........................................................
2.........................................................
70. Nêu 2 biện pháp phòng bệnh viêm loét giác mạc trong sinh hoạt và lao động:
1.........................................................
2.........................................................
1c 2d 3c 4e 5c 6b 7a 8e 9a 10d 11e 12d 13a 14d 15b 16c 17d 18e 19e 20e 21e 22e 23e
24e 25b 26d 27e 28e 29e 30e 31e 32a 33b 34c 35c 36d 37c 38b 39e 40c 41b 42c 43a 44b
45e 46c 47d 48e 49e 50e 51e 52a 53e 54e 55e 56e 57e 58e 59a 60b 61b 62a 63a 64b 65a 66b 67 46 GLÔCÔM
1. Trước một: Đỏ mắt, nhức mắt và thị lực giảm. Dấu hiệu nào nghĩ tới cơn glôcôm góc đóng
A. Giác mạc bắt màu Fluorescéine (+) B. Đồng tử co.
C. Chảy nước mắt nhiều D. Tiết tố . E. Tăng nhãn áp
2. Trước một bệnh cảnh: Đau nhức mắt và đỏ mắt. dấu hiệu nào phù hợp với chẩn đoán glôcôm cấp: A. Cương tụ ngoại vi
B. Đồng tử dãn, mất phản xạ C. Nhãn áp 12mmHg D. Tiền phòng sâu E. Thị lực bình thường
3. Khám thị trường cho phép nghiên cứu các tổn hại thị giác dưới đây.Trừ một bộ phận nào ? A. Võng mạc. B. Củng mạc. C. Gai thị. D. Giao thoa. E. Thần kinh thị.
4. Thị trường là khám nghiệm cần làm trong các bệnh dưới đây. Trừ một bệnh nào ? A.Tai biến mạch máu não.
B.Tai biến mạch máu gai thị. C.Glôcôm mạn tính.
D.Bệnh võng mạc do đái tháo đường. E.Viêm thị thần kinh.
5. Thị trường bình thường của một mắt (đo bằng máy Goldman) ngoại trừ ?
A. Rộng đến 900 ở phía thái dương.
B. Có một ám điểm sinh lý cạnh trung tâm, phía thái dương.
C. Nhạy cảm tối đa ở trung tâm.
D. Phía mũi hẹp hơn phía thái dương.
E. Rộng 850 ở phía gò má
6. Triệu chứng nào sau đây khẳng định chẩn đoán bệnh Glôcôm A. Thị lực giảm B. Thị trường thu hẹp C. Giác mạc phù D. Nhãn áp cao E. Đồng tử méo
7. Triệu chứng nào sau đây không hướng tới bệnh Glôcôm A. Thị lực giảm B. Thị trường thu hẹp C. Giác mạc phù D. Nhãn áp cao
E. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi
8. Triệu chứng nào sau đây gợi ý cho bạn bệnh glôcôm góc đóng A. Tiền phòng nông B. Cương tụ ngoại vi C. Giác mạc trong suốt D. Thị trường thu hẹp E. Thị lực giảm
9. Bệnh glôcôm cấp thường gặp ở những người 47 A. Nam giới
B. Trên 40 tuổi, có tật viễn thị
C. Trên 40 tuổi, có tật cận thị D. Có tật loạn thị E. Lác
10. Khi khám bệnh có các triệu chứng: Đỏ mắt, đồng tử dãn méo và nhãn áp cao. Bạn cần nghĩ
tới bệnh nào dưới đây
? A. Viêm kết mạc
B. Viêm mống mắt thể mi C. Viêm màng bồ đào D. Bệnh Glôcôm E. Đục thể thủy tinh
11. Khi khám bệnh có các triệu chứng: Gai thị lõm, thị lực giảm và thị trường thu hẹp. Cần nghĩ tới ? A. Viêm gai thị B. Viêm hoàng điểm C. Tăng áp lực nội sọ D. Bệnh Glôcôm E. Tất cả đều đúng
12. Cấu trúc giải phẫu nào sau đây không là nguy cơ dẫn tới bệnh glôcôm cấp A. Giác mạc nhỏ B. Góc tiền phòng hẹp
C. Thể thủy tinh nhô ra trước D. Chân mống mắt dày E. Góc tiền phòng rộng
13. Đau nhức mắt, nhìn mờ, nhãn áp cao, đồng tử dãn là những triệu chứng cơ bản của bệnh nào ? A. Viêm mống mắt thể mi B. Viêm kết mạc C. Viêm giác mạc D. Glôcôm cấp E. Glôcôm đơn thuần
14. Glôcôm góc đóng là một bệnh có biểu hiện các đặc điểm đưới đây, ngoại trừ A. Có yếu tố gia đình
B. Gây tổn thương thị giác
C. Thường gặp cả hai mắt D. Gây lõm gai thị
E. Thị trường bình thường
15. Glôcôm đơn thuần (góc mở) phù hợp A. Mắt mờ đột ngột B. Thị trường thu hẹp C. Góc tiền phòng hẹp D. Cương tụ ngoại vi
E. Chỉ điều trị bằng phẫu thuật
16. Glôcôm đơn thuần (chọn câu thích hợp)
A. Bệnh nhân đau nhức nhiều
B. Mắt đỏ cương tụ rìa C. Góc tiền phòng mở
D. Bệnh chỉ xảy ra ở một mắt
E. Gặp ở người cận thị
17. Ba triệu chứng; Nhãn áp cao, đỏ mắt và lõm gai thị gặp ở bệnh cảnh sau A. Viêm gai thị 48 B. Viêm mống mắt thể mi C. Bệnh Glôcôm góc đóng D. Viêm loét giác mạc E. Glôcôm đơn thuần
18. Triệu chứng đau nhức mắt, nhìn đèn có quầng xanh đỏ gặp ở bệnh: A. Viêm giác mạc B. Glôcôm góc đóng C. Đục thể thủy tinh D. Viêm mống mắt thể mi E. Glôcôm đơn thuần
19. Trước một trường hợp Glôcôm cần phải tiến hành các biện pháp sau, ngoại trừ A. Soi góc tiền phòng
B. Điểm thuốc Pilocarpine 1%
C. Cho uống thuốc hạ nhãn áp D. Theo dõi nhãn áp E. Theo dõi mạch, nhiệm
20. Các xét nghiệm sau đây khi tái khám, xét nghiệm nào quan trọng nhất để khẳng định bệnh Glôcôm đã ổn định A. Nhãn áp B. Thị lực C. Thị trường D. Soi đáy mắt E. Soi góc tiền phòng
21. Lõm gai thị là triệu chứng đặc trưng của bệnh A. Tăng áp lực nội sọ
B Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu C. Viêm gai thị D. Bong võng mạc E. Glôcôm
22. Bệnh nào là chống chỉ định tuyệt đối của thuốc giãn đồng tử ? A. Viêm hắc mạc. B. Viêm thị thần kinh. C. Glôcôm góc đóng D. Viêm tuyến lệ E. Viêm giác mạc.
23. Các thuốc dưới đây thuốc cơ bản nào dùng để điều trị cho cả 2 bệnh Glôcôm nguyên phát: A. Diamox B. Mỡ teracyclin % C. Mỡ Levocid H D. Cocain E. Dicain
24. Pilocarpin là một thuốc tra mắt
A. Cường phó giao cảm. B. Hủy phó giao cảm. C. Cường giao cảm. D. Hủy giao cảm.
E. Không có tác dụng lên hệ thống giao cảm.
25. Epinephrin là một thuốc tra mắt: A. Cường phó giao cảm. B. Hủy phó giao cảm. C. Cường giao cảm . 49 D. Co đồng tử.
E. Không có tác dụng lên đồng tử.
26. Trong các thuốc tra mắt dưới đây, thuốc nào không làm giãn đồng tử ? A. Pilocarpin. B. Cocain. C. Adrenalin. D. Scopolamin. E. Atropin.
27. Khi dùng các thuốc tra mắt corticoit lâu dài, cần theo dõi vấn đề gì ? A. Nhãn áp. B. Góc mống - giác mạc. C. Cảm giác giác mạc. D. Sự tiết nước mắt. E. Nội mô giác mạc.
28. Trong các công việc dưới đây, có một viêc chống chỉ định tuyệt đối dùng các thuốc tra mắt hủy phó giao cảm:
A. Điều trị viêm màng bồ đào trước. B. Khám đáy mắt. C. Soi bóng đồng tử.
D. Điều trị glôcôm cấp.
E. Điều trị nhược thị bằng gia phạt mắt lành.
29. Trong năm câu dưới đây về bệnh glôcôm cấp, có một câu sai.
A. Điều trị bằng thuốc làm hạ nhãn áp dùng theo đường toàn thân nếu không có chống chỉ định.
B. Các thuốc co đồng tử dứt khoát không được dùng.
C. Cần điều trị phẩu thuật tiếp theo điều trị bằng thuốc .
D. Cắt mống mắt dự phòng ở mắt bên kia là cần thiết.
E. Những cơn tăng nhãn áp bán cấp là biểu hiện của góc đóng không hoàn toàn.
30. Nhũng yếu tố nào dưới đây làm tiền đề cho cơn glôcôm cấp góc đóng là, ngoại trừ:
A. Mắt cận thị, giác mạc to, tiền phòng sâu, góc hẹp.
B. Mắt viễn thị, giác mạc to, tiền phòng sâu, góc hẹp.
C. Mắt viễn thị, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc hẹp.
D. Mắt viễn thị, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc rộng.
E. Mắt cận thị, giác mạc to, tiền phòng sâu, góc rộng.
31. Trong phiên trực, một phụ nữ 70 tuổi bị đau nhức dữ dội 1/2 đầu bên mắt đau, kèm theo nôn
mửa và mắt tưng ứng nhìn mờ. Khám thấy có triêu chúng mắt đỏ. Những dấu hiệu này hướng
tới bệnh nào dưới dây:
A. Ngộ độc thức ăn.
B. Viêm màng não do vi khuẩn. C. Cơn glôcôm cấp. D. Đau thần kinh mặt. E. Viêm kết mạc.
32. Trong năm câu dưới đây về cơn glôcôm cấp, một câu nào không đúng ?
A. Góc mống giác mạc có một cấu trúc giải phẫu đặc biệt.
B. Glôcôm cấp là do chân mống mắt dính vào vùng bè. C. Thị lực giảm nhiều. D. Đồng tử co mạnh.
E. Sờ nắn thấy nhãn cầu cứng như gỗ.
33. Cơn glôcôm góc đóng nguyên phát phù hợp với những điều kiện nào dưới đây, ngoại trừ:
A. Có thể được phát động khi tra mắt bằng một thuốc cường giao cảm.
B. Thường xảy ra ở mắt viễn thi.
C. Khám thị trường không cần thiết cho việc chẩn đoán. 50
D. Phải điều trị bằng phẫu thuật.
E. Chỉ điều trị bằng thuốc
34. Trong những dấu hiệu dưới đây, có một dấu hiệu nào không phải là đặc điểm của cơn glôcôm góc đóng ? A. Phù giác mạc. B. Tăng nhãn áp.
C. Đồng tử dãn, mất phản xạ. D. Lõm gai thị hoàn toàn E. Quầng màu sắc.
35. Thuốc tra mắt tại chỗ nào dưới đây có thể gây cơn glôcôm cấp ? A. Novesin. B. Kháng sinh. C. Fluorescein. D. Neosynephrin E. Corticoit.
36. Thuốc điều trị nào dưới đây được chỉ định trong điều trị cơn glôcôm cấp : A. Atropin. B. Pilocacpin. C. Néosynephrin. D. Kháng sinh. E. Băng kín mắt.
37. Ở người bị glôcôm góc đóng, có thể chỉ định dùng loại thuốc nào dưới đây, ngoại trừ: A Thuốc viên axetazolamit.
B B. Thuốc tra mắt phong bế bêta (Timoptol).
C. Thuốc tra mắt pilocarpin.
C D. Thuốc tra mắt ismelin (guanethidin).
D E. Tra mắt bằng Cholorocid 4%.
38. Bệnh Glôcôm có các biểu hiện sau, ngoại trừ:
A.Có sự gia tăng áp lực nội nhãn so với áp lực thành mạch trong nhãn cầu. B. Thu hẹp thị trường. C. Gây teo lõm dĩa thị. D. Thị lực giảm E. Nhãn áp bình thường
39. Glôcôm nguyên phát góc mở có các dấu hiệu sau, ngoại trừ: A. Không đau nhức. B. Tiến triển mãn tính. C. Góc tiền phòng mở.
D. Nhãn áp tăng từ từ gây lõm gai và thu hẹp thị trường. E. Gai thị bình thường.
40. Gloccôm được phân chia làm 3 loại:
A. Nguyên phát, thứ phát, bẩm sinh.
B. Góc đóng, góc mở, bẩm sinh.
C. Cấp tính, mãn tính, bẩm sinh.
D. Cấp tính, mãn tính, thứ phát.
E. Góc đóng, góc mở, thứ phát.
41. Glôcôm nguyên phát góc mở có các biểu hiện, ngoại trừ: A. Không đau nhức B. Tiến triển mãn tính. C. Góc tiền phòng mở.
D. Nhãn áp tăng từ từ gây lõm gai và thu hẹp thị trường
E. Kết mạc cương tụ ngoại vi.
42. Biểu hiện lâm sàng sớm của Glôcôm góc mở là: 51 A. Mờ mắt. B. Nhức mắt. C. Nhãn áp tăng cao
D. Lõm gai thị và thu hẹp thị trường E. Đỏ mắt
43. Glôcôm nguyên phát góc đóng diễn tiến theo các giai đoan sau, ngoại trừ:
A. Cơn sơ phát -> Bán cấp
B. Bán cấp. -> Cơn cấp
C. Cơn cấp._-> Mãn tính
D. Mãn tính -> Tuyệt đối
E. Cơn sơ phát -> Tuyệt đối
44. Triệu chứng chính để chẩn đoán glôcôm góc đóng là:
A. Nhức mắt, nhức nửa đầu cùng bên. B. Mắt mờ nhanh
C. Đỏ mắt cương tụ rìa.
D. Đồng tử giãn, mất phản xạ. E. Nhãn áp cao trên 25mHg.
45. Tỷ lệ mắc bệnh glôcôm trong dân chúng chiếm ? A. 0,2% B. 0,4% C. 0,5% D. 0,6% E. 0.1%
46. Yếu tố nguy cơ gây bệnh glôcôm A. Chân mống mắt dày
B. Thể thủy tinh nhô ra trước
C. Những người có tật viễn thị
D. Những người có tinh thần hay bị xúc động E. Tất cả các câu trên.
47. Glôcôm giai đoạn tiền triệu: A. Mắt đỏ B. Phù giác mạc
C. Nhãn áp cao thường xuyên
D. Nhin đèn có quầng xanh đỏ E. Nhức đầu liên tục
48. Glôcôm cấp phù hợp, ngoại trừ A. Nhãn áp cao B. Giác mạc phù C. Đồng tử giãn, méo D. Góc tiền phòng mở E. Cương tụ rìa
49. Glôcôm góc đóng mãn tính có các biểu hiện sau; ngoại trừ: A. Giảm thị lực B. Thu hẹp thị trường C. Góc tiền phòng dính D. Cương tụ rìa
E. Tiền phòng bình thường
50. Thử nghiệm kích động tăng nhãn áp nào dưói đây gây đóng góc tạm thời, ngoại trừ: A. Uống nước
B. Ngồi trong buồng tối 1 giờ. C. Nằm sấp D. Đo nhãn áp nhiều lần 52
E. Đo thị lực nhiều lần
51. Thử nghiệm kích động tăng nhãn áp nào có cơ chế tăng lưu lượng thủy dịch: A. Uống nước B. Nhỏ Atropine 1% C. Nằm sấp
D. Ngồi trong buồng tối 1 giờ. E. Đè nhãn cầu
52. Cơ chế gây đục thể thủy tinh trong Glôcôm A. Rách bao trước
B. Vẩn đục thủy dịch làm nuôi dưỡng thể thủy tinh kém C. Nhãn áp cao D. Giác mạc phù nề
E. Thủy dịch ngấm vào TTT qua vết rạn nứt bao do nhãn áp cao
53. Thuốc điều trị glôcôm nào có cơ chế rút nước từ mắt vào lòng mạch ? A. Diamox (acetazolamid) B. Pilocarpine 2% C. Glycerin 50% D. Timoptic E. Aspirin
54. Các phương pháp điều trị Glôcôm góc đóng giai đoạn tuyệt đối bao gồm các phương pháp sau; ngoại trừ
A. Tiêm Alcol 900 hậu nhãn cầu B. Khoét bỏ nhãn cầu C. Phẫu thuật lỗ dò
D. Lạnh đông, điện đông thể mi
E. Dùng các loại thuốc hạ nhãn áp
55.Nhãn áp của người bình thường là 20 -25 mmHg. A. Đúng B. Sai.
56. Nhãn áp tăng sẽ gây phù biểu mô giác mạc. A. Đúng. B. Sai.
57. Glôcôm góc đóng có thể do nguyên nhân ở thể thuỷ tinh. A. Đúng. B. Sai.
58. Trở ngại lưu thông thuỷ dịch trong glôcôm chủ yếu do mống mắt. A. Đúng. B. Sai.
59. Điều trị glôcôm góc mở chủ yếu bằng phẫu thuật. A. Đúng. B. Sai.
60. Glôcôm đã phẫu thuật có thể tái phát. A. Đúng. B. Sai.
61. Pilocarpin là thuốc có tác dụng giãn đồng tử. A. Đúng. B. Sai.
62. Mắt viễn thị là yếu tố nguy cơ của glôcôm góc đóng. A. Đúng. B. Sai.
63. Triệu chứng chính của glôcôm góc mở là giảm thị lực. A. Đúng. B. Sai.
64. Nêu 4 giai đoạn của glôcôm góc đóng:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
4.........................................................
65. Kể 2 phương pháp phẫu thuật điều trị glôcôm góc đóng:
1......................................................... 53
2.........................................................
66. Nêu 2 nguyên tắc điều trị nội khoa cơn glôcôm cấp diễn:
1.........................................................
2.........................................................
1e 2b 3b 4a 5e 6d 7e 8a 9b 10d 11d 12e 13d 14e 15e 16c 17c 18b
19e 20a 21e 22c 23a 24a 25c 26a 27a 28d 29b 30e 31c 32d 33e 34d
35d 36b 37e 38e 39e 40a 41e 42d 43e 44e 45a 46e 47d 48d 49c 50be
51a 52e 53c 54ec 55b 56a 57a 58b 59b 60a 61b 62a 63a 64 ( tiền triệu, cơn
cấp tính, mãn tính, tuyệt đối ) 65( cắt mống mắt chu biên, phẫu thuật lỗ dò ) 646( Hạ nhãn áp Nội
khoa, điều trị ngoại khoa ) 54 CHẤN THƯƠNG MẮT
1. Dị vật nội nhãn có thể không cần lấy ngay khi nó là: A. Sắt B. Đồng C. Nhôm D. Chì E. Thuỷ tinh
2. Khi có lệch thể thủy tinh kèm theo máu tiền phòng cần phải nghĩ đến nguyên nhân: A. Cận thị B. Glôcôm
C. Chấn thương đụng dập nhãn cầu
D. Tiền sử phẫu thuật glôcôm E. Đục thủy tinh thể
3. Glôcôm sẽ xảy ra sau một chấn thương đụng dập có xuất huyết tiền phòng khi: A. Tiền phòng nông B. Thấm máu giác mạc C. Tăng tiết thể mi D. Viêm nhiễm
E. Cục máu đông làm nghẽn đồng tử và vùng bè bị nghẽn
4. Chấn thương trầy rách mi cần phải xử trí ngoại trừ:
A. Lấy hết dị vật dính ở vết thương
B. Rửa vết thương bằng huyết thanh mặn đẳng trương C. Khâu lại vết rách
D. Tra thuốc mỡ và băng kín E. Thông lệ đạo
5. Quá trình xử trí dị vật gíác mạc cần phải, ngoại trừ A. Nhỏ thuốc tê
B. Lấy dị vật bằng kim vô trùng C. Lấy hết vòng sét rỉ
D. Nhỏ nhiều lần thuốc kháng sinh E. Đo độ dày giác mạc
6. Khi vôi cục bắn vào mắt, động tác không cần làm là: A. Lấy hết vôi cục B. Nhỏ thuốc tê
C. Rửa với huyết thanh ngọt đẳng trương D. Luôn thử pH E. Trung hoà chất vôi
7. Các bước cần thiết trong điều trị vết thương xuyên không phòi nội nhãn, ngoại trừ:
A. Rửa mắt bằng dung dịch Ringer lactate
B. Tạo tiền phòng bằng bóng hơi
C. Khâu vết rách khi > 2mm
D. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
E. Tra thuốc mở kháng sinh
8. Điều trị chấn thương đụng dập, xuất huyết tiền phòng bao gồm, ngoại trừ:
A. Nằm yên, nghỉ ngơi, băng 2 mắt
B. Uống nhiều nước, vitamine C
C. Lấy máu tiền phòng khi có tăng nhãn áp
D. Lấy máu tiền phòng khi có nguy cơ ngấm máu giác mạc E. Cắt dịch kính
9. Mống mắt rung rinh là triệu chứng của : : A. Viêm mống mắt 55 B. Bong võng mạc C. Lệch thể thủy tinh D. Tăng nhãn áp E E. Đứt chân mống mắt
10. Trong số các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây, xét nghiệm nào cho phép khẳng định có dị vật kim loại nội nhãn?: A. Ion đồ.
B. Chụp mạch huỳnh quang đáy mắt. C. Chụp X.quang hốc mắt. D. Nhãn áp. E. Điện não đồ.
11. Trong năm câu dưới đây về dị vật nội nhãn có một câu nào không chinh xác?
A. Dị vật không lấy ra thường gây nhiễm kim loại cho mắt.
B. Dị vật đồng không lấy ra sẽ gây nhiễm sắt cho mắt.
C. Dị vật kim loại sắt có thể lấy ra bằng nam châm điện.
D. Dị vật nội nhãn có nguy cơ gây viêm mủ toàn nhãn.
E. Nhiễm đồng có thể gây mù mắt.
12. Trong số những dấu hiệu dưới đây, dấu hiệu nào có thể do dị vật có khả năng oxy hóa gây ra: A. Teo thị thần kinh. B. Mống mắt khác màu. C. Co đồng tử. D. Viêm kết mạc. E. Viêm giác mạc.
13. Cần phát hiện dị vật nội nhãn trước những tổn thương mắt mới xảy ra ,trừ một tổn thương nào?
A. Vết thương giác mạc. B. Đục thể thủy tinh.
C. Xuất huyết dưới kết mạc. D. Gai thị bạc màu. E. Xuất huyết nội nhãn.
14. Trước một chấn thương mắt mới xảy ra, có vết rách giác mạc, có thể dùng thuốc kháng sinh tra mắt nào? A. Rifamyxin. B. Gentamixin. C. Tifomixin. D. Mediclovir. E. Tetracyclin.
15. Chấn thương trầy rách mi cần phải xử trí, ngoại trừ:
A. Lấy hết dị vật dính ở vết thương
B. Rửa vết thương bằng huyết thanh ngọt ưu trương C. Khâu lại vết rách
D. Tra thuốc mỡ và băng kín E. Tiêm SAT
16. Quá trình xử lý dị vật giác mạc gồm, ngoại trừ: A. Nhỏ thuốc tê
B. Lấy dị vật bằng kim vô trùng C. Lấy hết vòng sét rỉ
D. Nhỏ nhiều lần thuốc tê sau khi lấy dị vật
E. Tra thuốc kháng sinh sau đó
17. Chấn thương đụng dập xuất huyết tiền phòng phù hợp, ngoại trừ::
A. Nằm yên nghỉ ngơi băng hai mắt 56
B. Uống nhiều nước, vitamin C
C. Lấy máu tiền phòng khi có nguy cơ tăng nhãn áp
D. Lấy máu tiền phòng khi có nguy cơ ngấm máu giác mạc E. Bơm hơi tiền phòng.
18. Điều trị vết thương xuyên không phòi nội nhãn gồm, ngoại trừ:
A. Rửa mắt bằng dung dịch Ringer lactate
B. Khâu vết rách khi trên 2mm
C. Kháng sinh toàn thân tại chỗ
D. Tạo tiền phòng bằng bóng hơi E. Cắt mống mắt
19. Tiến triển của xuất huyết tiền phòng do chấn thương, ngoại trừ : A. Máu tự tiêu hết B. Chảy thêm C. Glôcôm D. Ngấm máu giác mạc
E. Nhuộm máu thủy tinh thể
20. Trước một dị vật nội nhãn mới xảy ra cần tìm kiếm các dấu hiệu lâm sàng sau đây, ngoại trừ
A. Xuất huyết tiền phòng
B. Xuất huyết dưới kết mạc C.Tăng nhãn áp D.Hiện tượng Seidel E. Xuất huyết dịch kính
21. Dị vật nội nhãn bằng sắt có thể gây nên biến chứng đặc biệt gì: A. Bong võng mạc B. Chalcose C. Siderose D. Viêm giác mạc E. Viêm kết mạc
22. Xét nghiệp nào cần phải làm trước tiên khi nghi ngờ có dị vật nội nhãn?: A. X- Quang B. Siêu âm C. Điện võng mạc D. Thị trường E. Chụp mạch huỳnh quang
Case study 2: Bệnh nhân nam 30 tuổi, nhập viện cấp cứu vì trong khi đập một miếng sắt bằng búa, ông
cảm thấy đau nhói ở mắt kèm theo giảm thị lực. Khi khám bệnh nhân có một mắt đỏ, đau, sợ ánh sáng.
Thị lực mắt phải <1/10 kính không tăng, có một dị vật đâm xuyên qua giác mạc và thể thủy tinh mắt phải
23. Phương tiện nào được ưu tiên dùng để xác định vị trí dị vật nội nhãn: A. Chụp X quang hốc mắt B. Siêu âm mắt C. Chụp CT
D. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân E. Kính 3 mặt gương
24. Nếu dị vật không được lấy ra có thể xảy ra biến chứng đặc hiệu gì: A. Siderose B. Charcose C. Đục dịch kính D. Viêm màng bồ đào E. Viêm nội nhãn 57
25. Giả sử dị vật được lấy ra. Sau 5 ngày hậu phẫu thấy xuất hiện đục thủy tinh thể. Nguyên
nhân của đục thủy tinh thể:
A. Do viêm màng bồ đào
B. Do thủy dịch bị vẫn đục
C. Do làm các xét nghiệm cận lâm sàng D. Do chấn thương
E. Do sự nuôi dưỡng của dịch kính kém
26. Người ta quyết định lấy thể thủy tinh đục, nhiều phương pháp có thể áp dụng, ngoại trừ
A. Lấy thể thủy tinh trong bao
B. Lấy thể thủy tinh ngoài bao C. Phaco D. Cắt dịch kính
E. Phẫu thuật giác mạc điều chỉnh khúc xạ
27. Xuất huyết tiền phòng là:
A. Một kiểu đục thuỷ tinh thể
B. Một dấu hiệu của chần thương mắt
C. Một khối u lành tính của mi mắt
D. Một dị thường của giác mạc
E. Một hình thái xuất huyết võng mạc
28. Đứt thị thần kinh ở mắt phải do chấn thương gây mờ mắt thường kèm theo dấu hiệu nnào sau đây:
A. Dãn đồng tử mắt phải
B. Còn phản xạ đồng cảm ở mắt trái khi chiếu sáng mắt phải
C. Mất phản xạ đồng cảm ở mắt phải khi chiếu sáng mắt trái
D. Còn phản xạ đồng tử với ánh sáng ở mắt phải
E. Đồng tử mắt phải co lại khi mắt qui tụ
29. Trước một đục thuỷ tinh thể sau chấn thương xuyên thủng nhãn cầu, xét nghiệm nào sau đây cần làm: A. Chụp mạch huỳnh quang B. Đo nhãn áp C. Siêu âm
D. Điện thị giác kích thích E. Đo khúc xạ tự động
30. Dãn đông tử một mắt có thể do: A. Tổn thương dây III B. Tổn thương dây IV C. Tổn thương dây V D. Tổn thương dây VI
E. Tổn thương tia thị giác
31. Dấu hiệu lâm sàng thấy trong trường hợp dị vật sắt nằm trong mắt đã hơn một năm A. Co đồng tử B. Dấu hiệu Seidel C. Mống mắt khác màu D. Phù giác mạc E. Phù gai thị
32. Lệch thủy tinh thể ra trước do chấn thương
A. Có thể gây tăng nhãn áp
B. Cần dùng thuốc co đồng tử
C. Cần dùng thuốc dãn đồng tử để dây Zinn chùng lại
D. Cần dùng thuốc phòng ngừa đục thủy tinh thể
E. Không cần điều trị gì
33. Một bệnh nhân hôn mê có dãn đồng tử một mắt cần nghĩ đến bệnh cảnh nào 58
A. Tổn thương dây III ngoại lai cùng bên
B. Tồn thương dây III nội tại khác bên
C. Tổn thương dây III ngoại lai khác bên
D. Tổn thương dây II do chấn thương E. Do tiêm Atropin
Case study 3 (Từ câu 34-39). Một bệnh nam 35 tuổi lao động chân tay, không có tiền sử bệnh lý rõ
ràng, từ mấy tháng nay thấy thị lực mắt phải giảm dần. Khi khám kỹ hai mắt thấy có dãn đồng tử và
sẹo giác mạc ở mắt phải. Có nhiều khả năng là đục thủy tinh thể
34. Trong số các bệnh lý sau đây, bệnh lý nào phù hợp nhất A. Đục TTT tuổi già B. Đục TTT do nội tiết C. Đục TTT bẩm sinh D. Đục TTT chấn thương
E. Đục TTT sau viêm màng bồ đào
35. Khám bằng đèn khe, dấu hiệu nào sau đây có khả năng xác định điều suy đoán đó A. Mống mắt đỏ
B. Dính bít quanh đồng tử
C. Sẹo giác mạc di chứng của vết thương xuyên thủng D. Màng máu giác mạc E. Seidel dương tính
36. Trong các xét nghiệm sau đây, chọn xét nghiệm nào làm cơ sở cho chẩn đoán bệnh căn A. Chụp X quang hốc mắt B. Thăm dò đương huyết C. Xét nghiệm photpho-canxi
D. Các xét nghiệm miễn dịch E. Thăm dò đường niệu
37. Dãn dồng tử có thể là hậu quả A. Teo thị thần kinh
B. Tồn tại dị vật nội nhãn mà không biết
C. Ngừng phát triển cơ co mống mắt D. Liệt vận nhãn E. Liệt dây III ngoại lai
38. Tiên lượng thị giác phụ thuộc vào, ngoại trừ
A. Tình trạng thị trường B. Mức độ thị lực
C. Mức độ tổn hại điện võng mạc D. Thời gian tiến triển E. Tình trạng võng mạc
39. Thái độ điều trị nào thích hợp nhất A. Không xử lý gì
B. Mổ lấy thủy tinh thể đục
C. Mổ lấy thủy tinh thể đục và dị vật nội nhãn D. Điều trị nội tiết E. Điều trị chống viêm
40. Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường do tác nhân A. Nhọn B. Tù và lực nhẹ C. Sắt và nhỏ D. Tù và lực mạnh E. Nhọn và to
41. Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường gây biến chứng 59 A. Phòi mống mắt B. Thoát dịch kính
C. Xuất huyết tiền phòng
D. Tổn thương thị thần kinh E. Bong võng mạc
42. Biến chứng mà phẫu thuật viên lo ngại nhất sau lấy máu tiền phòng là A. Phù giác mạc B. Đục thủy tinh thể C. Glôcôm thứ phát D. Chảy máu tái phát E. Viêm màng bồ đào
43. Triệu chứng hay gặp nhất của chấn thương vỡ sàng hốc mắt là A. Đục thủy tinh thể B. Glôcôm thứ phát C. Hạn chế vận nhãn D. Dãn đồng tử E.Teo thị thần kinh
44. Chấn thương đứït lệ quản trên ở người già cần phải A. Mổ cấp cứu
B. Không cần can thiệp gì C. Băng kín hai mắt D. Băng kín một mắt
E. Nhỏ thuốc liệt điều tiết
45. Đề phòng chấn thương mắt cần phải
A. Không tiếp xúc với vật sắt nhọn
B. Không chơi các môn thể thao nguy hiểm
C. Giáo dục tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa D. Đeo kính chống tia
E. Tập phản xạ nhắm mắt nhanh
46. Bệnh nhân bị lệch thể thuỷ tinh ra tiền phòng do chấn thương cần phải lấy thể thủy tinh cấp cứu A. Đúng B. Sai
47. Trước một bệnh nhân máu tiền phòng do sang chấn, cần phải lấy máu tiền phòng ra ngay A. Đúng B. Sai
48. Cần phải nghĩ tới nhãn viêm đồng cảm khi vết thương xuyên nhãn cầu nămg ở vùng rìa. A. Đúng B. Sai
49. Máu tiền phòng do chấn thương có thể tự tiêu A. Đúng B. Sai
50. Thể thuỷ tinh lệch ra hậu phòng cần phải mổ lấy thuỷ tinh thể ra cấp cứu. A. Đúng B. Sai
51. Vết thương xuyên nhãn cần nghĩ tới dị vật nội nhãn A. Đúng B. Sai
52. Thái độ xử trí đối với vết thương xuyên nhãn cầu là nhỏ thuốc mở kháng sinh và chuyển tuyến trên. A. Đúng B. Sai
53. Ở người trẻ chấn thương đứt lệ quản không cần xử trí gì A. Đúng B. Sai
54. Chấn thương vở sàng hốc mắt cànn phải kết hợp xương A. Đúng @B. Sai 60 Đáp
án:1e,2c,3e,4e,5e,6e,7e,8e,9c,10c,11b,12b,13c,14c,15a, ,
16d,17e,18e,19e,20c,21c,22a,23a,24a,25d,26b,27b,28a,29c,30a,31a,32a,33d,34d,35c,36a,3
7b,38b,39c,40d,41c,42d,43c,44b,45c,46a,47b,48a,49a,50b,51a,52b,53b,54b. 61 BỎNG MẮT
1. Trong các tác nhân gây bỏng sau đây, loại nào nguy hiểm nhất: A. Lửa B. Nước sôi C Thiếc nóng chảy D. Phosphore E. Chì nóng chảy.
2. Bỏng do chất ăn mòn có thể gây những biến chứng sau đây, trừ một biến chứng :
A. Xuất huyết dịch kính.
B. Viêm màng bồ đào tăng nhãn áp. C. Dính mi cầu. D. Sẹo đục giác mạc. E. Lộn mi.
3. Xử lý cấp cứu bỏng do chất xút gồm các thao tác, ngoại trừ:
A. Rửa cùng đồ bằng thật nhiều nước.
B. Rửa bằng chất trung hòa đặc hiệu.
C. Tra thuốc tê nhiều lần.
D. Tra mắt bằng thuốc mỡ kháng sinh.
E. Tra thuốc co đồng tử.
4. Biến chứng của bỏng base là, ngoại trừ: 1 A Dính mi cầu B Glôcôm C.Sẹo giác mạc di chứng
2 D.Viêm màng bồ đào trước 3 E. Lệch thủy tinh thể
5. Bỏng nào cần điều trị máu tự thân A. Bỏng nhiệt B. Bỏng hoá chất C. Bỏng tia xạ
D. Bỏng do ánh sáng mặt trời E. Bỏng lửa
6. Biến chứng thường gặp nhất của bỏng mắt mức độ vừa do acide là:
A. Đục thủy tinh thể B. Glôcôm
C. Sẹo giác mạc di chứng
D. Viêm màng bồ đào trước E. Bong võng mạc
7. Trong những câu sau nói về acide, câu nào không đúng :
A. Acide không lan toả theo bề rộng và chiều sâu
B. Acide có tác dụng liên tục trong nhiều ngày
C. Acide không lan toả sâu vaò trong các mô của mắt
D. Acide gây những tổn thương tối đa ngay từ đầu
E. Mức độ nặng của các tổn thương phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất.
8. Trong những câu sau nói về bazơ, câu nào đúng
A. Bazơ toả lan theo chiều rộng và bề sâu
B. Bazơ không lan toả sâu vào trong các mô mắt
C. Bazơ không có tác dụng liên tục trong vài ngày
D. Bazơ gây những tổn thương mắt tối đa ngay từ đầu
E. Mức độ nặng của các tổn thương không phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất
9. Biến chứng của bỏng hóa chất thường gặp, ngoại trừ: A. Viêm màng bồ đào. 62 B. Bong võng mạc. C. Glôcôm. D. Dính mi cầu. E. Sẹo giác mạc.
10. Case study: Một bệnh nhân nữ trẻ đến khám sau khi bị amoniac bắn vào 2 mắt. Bệnh nhân kêu đau
nhức, co quắp mi và sợ ánh sáng. Khi vành mi khám thấy kết mạc cương tụ và giác mạc trắng đục.
Người thầy thuốc phải làm gì trước tiên để cấp cứu: A. Băng kín hai mắt B. Tra thuốc kháng sinh
C. Rửa kỷ hai mắt bằng thật nhiều huyết thanh D. Tra thuốc co đồng tử
E. Lấy dữ mắt thử pH của chất gây bỏng
11. Chất amoniac gây nguy hiểm cho mắt theo cơ chế nào
A. Gây hoại tử và đông đặc các protein bề mặt
B. Hoá chất lan toả vào trong mô
C. Gây tổn thương cơ giới cho biểu mô giác mạc
D. Gây thiếu máu các mạch máu thể mi trước
E. Làm biến chất nước mắt
12. Tổn thương tức thì do amoniac gây ra và thấy rõ khi khám
A. Bỏng kết mạc với một khu vực thiếu máu B. Đục thủy tinh thể C. Đục dịch kính D. Tủa sau giác mạc E. Viêm màng bồ đào
13. Trường hợp bỏng nặng đến với thầy thuốc chuyên khoa Mắt cần phải
A. Đo nhãn áp và tính hệ số thoát lưu thuỷ dịch
B. Tra mắt bằng một dung dịch đệm
C. Rửa cùng đồ kết mạc bằng bơm tiêm
D. Ghi điện thị giác kích thích E. Thông lệ đạo
14. Khám mắt cho thấy những vùng thiếu máu kết mạc nhiều, phù giác mạc và hoại tử các điểm
lệ. Cần can thiệp phẫu thuật nào
A. Khâu hai mí mắt B. Mở kết mạc quanh rìa
C. Tiêm một dung dịch đệm dưới kết mạc D. Cắt thể thủy tinh E. Tiêm máu tự thân
15. Ngay sau khi bị bỏng do base, cần tra mắt bằng thuốc sau A. Atropin B. Ephinephrin C. Pilocarpin D. Cortíson E. Dicain
16. Bỏng acide và bỏng bazơ có mức độ nặng như nhau A. Đúng B. Sai
17. Quan trọng nhất trong điều trị bỏng là sơ cứu ban đầu A. Đúng B. Sai
18. Trong thực tế bỏng acide có thể trung hoà bằng một bazơ A. Đúng B. Sai
1d 2a 3e 4e 5b 6c 7b 8a 9b 10c 11b 12a 13c 14b 15a 16b 17a 18b 63 VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
1. Một bệnh nhân: Đau nhức, đỏ mắt và giảm thị lực, tủa sau giác mạc bệnh cảnh nào phù hợp A. Viêm kết mạc B. Bong võng mạc C. Viêm màng bồ đào D. Glôcôm góc mở E. Đục thể thủy tinh
2. Bệnh nào sau đây kèm theo đỏ mắt A. Viêm màng bồ đào B. Đục thể thủy tinh C. Bong võng mạc D. Glôcôm góc mở E. Xuất huyết dịch kính
3. Trong 5 câu nói về đỏ mắt dưới đây có một câu sai
A. Cương tụ quanh rìa thường là dấu hiệu nặng
B. Cao huyết áp có thể là nguồn gốc của xuất huyết dưới kết mạc
C. Viêm mống mắt thể mi có thể gây biến chứng dính mống mắt
D. Thuốc nhỏ mắt corticoide thường được dùng trong bệnh loét giác mạc
E. Viêm giác mạc gây đỏ mắt và đau nhức
4. Đứng trước một bệnh nhân: Đỏ mắt, đau nhức và không giảm thị lực Bạn nghĩ tới bệnh cảnh nào? A. Viêm giác mạc B. Viêm kết mạc
C. Viêm thượng củng mạc D. Viêm mống mắt thể mi E. Glôcôm cấp góc đóng
5. Trước 1 trường hợp: Cương tụ rìa, đau nhức, đồng tử co và tủa màu trắng sau giác mạc
chẩn đoán nào phù hợp ?
A. Viêm kết mạc B. Glôcôm cấp C. Viêm mống mắt thể mi D. Herpes giác mạc E. Viêm giác macû
6. Đau nhức mắt thường có trong A. Bong võng mạc
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Viêm kết mạc dị ứng
D. Đục thể thủy tinh già E. Viêm mống mắt thể mi
7. Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào biểu hiện cương tụ rìa ? A. Đục thể thủy tinh
B. Viêm mống mắt thể mi C. Glôcôm góc mở
D. Viêm kết mạc do vi khuẩn E. Xuất huyết kết mạc
8. Dấu hiệu lâm sàng nào dưới đây hướng tới Viêm mống mắt thể mi A. Đỏ mắt ngoại vi
B. Có tủa ở mặt sau giác mạc C. Dãn đồng tử D. Tiết tố (ghèn) nhiều E. Không đau nhức 64
9. Viêm mống mắt thể mi có dấu hiệu sau:
A. Xuất huyết dưới kết mạc B. Tyndall dương tính
C. Thể thủy tinh đục trắng
D. Võng mạc bong vào trong lòng dịch kính` E. Đục dịch kính
10. Trước 1 bệnh nhân viêm mống mắt thể mi cấp cần phải: A. Nhỏ pilocarpine B. Nhỏ thuốc Atropine C. Soi đáy mắt D. Phẫu thuật
E. Nhuộm fluoresceine giác mạc
11. Viêm mống mắt thể mi có triệu chứng: A. Phù giác mạc B. Phản ứng thể mi đau C. Xuất huyết dịch kính D. Thị lực bình thường E. Tiền phòng nông
12. Trong các bệnh sau, bệnh nào không kèm theo đau nhức ?. A. Glôcôm cấp
B. Viêm mống mắt thể mi C. Viêm túi lệ cấp D. Viêm giác mạc E. Viêm kết mạc
13. Trong những bệnh cảnh sau, bệnh cảnh nào đỏ mắt cương tụ rìa?
A. Glôcôm đơn thuần (góc mở) B. Dị vật kết mạc mi C. Đục thể thủy tinh D. Viêm màng bồ đào E. Viêm kết mạc
14. Bệnh cảnh nào sau đây không có đỏ mắt ? A. Bỏng acid B. Bỏng bazơ
C. Viêm kêït mạc dị ứng D. Glôcôm cấp góc đóng E. Chắp mi trên
15. Bệnh cảnh nào sau đây có đỏ mắt ? A. Đục thể thủy tinh B. Viêm màng bồ đào C. Xuất huyết võng mạc D. Glôcôm góc mở E. Bong võng mạc
16. Một bệnh nhân không chấn thương có các dấu hiệu : Đỏ mắt, đau nhức và giảm thị lực. Bạn
nghĩ đến chẩn đoán nào
?
A. Glôcôm mãn tính góc mở B. Bong võng mạc
C. Viêm mống mắt thể mi cấp
D. Xuất huyết dịch kính E. Viêm kết mạc
17. Trước một bệnh cảnh; Đỏ mắt và không đau nhức, chẩn đoán nào là phù hợp ?
A. Viêm mống mắt thể mi
B. Glôcôm cấp (góc đóng) 65 C. Viêm giác mạc herpes
D. Xuất huyết dưới kết mạc E. Viêm giác mạc do nấm
18. Trước một bệnh cảnh đỏ mắt, trong trường hợp nào thì đồng tử co ? A. Viêm kết mạc do virus
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Glôcôm cấp (góc đóng) D. Bệnh mắt hột E. Viêm mống mắt thể mi
19. Chống chỉ định thuốc tra mắt corticoit khi có: A. Phù giác mạc. B. Viêm tuyến lệ.
C. Viêm màng bồ đào trước.
D. Viêm giác mạc biểu mô. E. Đục thể thủy tinh.
20. Điều trị chủ yếu trong VMBĐ trước cấp tính là:
A. Thuốc co đồng tử và Corticoid.
B. Kháng viêm non steroid và phẫu thuật.
C. Thuốc giãn đồng tử và phẫu thuật.
D. Thuốc giãn đồng tử và Corticoid.
E. Corticoid và phẫu thuật
21. Chẩn đoán nhãn viêm đồng cảm dựa vào A. Tủa sau giác mạc
B. Mống mắt không thay đổi
C. Test nhiễm sắc tố mống mắt dương tính
D. Thay đổi số lượng bạch cầu E. Nhãn áp cao
22. Tỷ lệ mù do viêm màng bồ đào chiếm :
A. 10 % tổng số người mù
B. 15% tổng số người mù
C. 20% tổng số người mù
D. 0,015% tổng số người mù
E. Thấp hơn so với đục thể thuỷ tinh và glôcôm
23. Biến chứng của viêm màng bồ đào trước
A. Viêm loét giác mạc B. VKM phối hợp C. Glôcôm thứ phát D. Viêm tắt lệ đạo E. Xuất huyết dịch kính
24. Glôcôm thứ phát sau viêm màng bồ đào là do
A. Góc tiền phòng đóng B. Thể mi tăng tiết C. Dính bít đồng tử
D. Thể thủy tinh căng phồng
E. Mủ tiền phòng làm bít góc
25. Biến chứng đục TTT thứ phát sau VMBĐ là do A. Rách bao trước
B. Vẩn đục thủy dịch ảnh hưởng đến nuôi dưỡng thể thủy tinh. C. Nhãn áp hạ D. Mống mắt phù nề
E. Do đụng chạm của mống mắt vào thuỷ tinh thể
26. Cần chẩn đoán phân biệt viêm màng bồ đào với 66 A. Viêm giác mạc B. Viêm kết mạc cấp C. Viêm túi lệ cấp D. Glôcôm góc mởî E. Đục thể thủy tinh
27. Nhãn viêm đồng cảm:
A. Là viêm màng bồ đào do chấn thương
B. Là viêm màng bồ đào mắt thứ hai xảy ra sau khi mắt thứ nhất bị chấn thương
C. Là viêm màng bồ đào do phản ứng với chất nhân thể thủy tinh
D. Là biến chứng của chấn thương xuyên thủng nhãn cầu
E. Là biến chứng của chấn thương xuyên thủng nhãn cầu có dị vật nội nhãn
28. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc
B. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Không di động theo kết mạc
E. Đỏ ở gần rìa giác mạc
29. Đỏ mắt cương tụ rìa phù hợp, ngoại trừ:
A. Các mạch máu cương tụ không di động theo kết mạc
B. Đỏ gần rìa giác mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Cương tụ mạch máu lớp sâu ở kết mạc E. Màu đỏ tươi
30. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi phù hợp, ngoại trừ:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc B. Đáp ứng adrenalin 1%
C. Không di động theo kết mạc D. Đỏ nhiêu ở ngoại vi E. Gặp ở viêm kết mạc
31. Đỏ mắt cương tụ rìa phù hợp, ngoại trừ
A. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
B. Không đáp ứng với adrenalin 1%
C. Gặp ở bệnh lý viêm mống mắt thể mi
D. Đỏ nhiều ở gần rìa giác mạc
E. Gặp ở bệnh glôcôm góc mở
32. Thuốc giãn đồng tử trong điều trị viêm màng bồ đào nhằm:
A. Mống mắt được nghĩ ngơi
B. Chống dính mống mắt vào mặt sau giác mạc
C. Chống dính mống mắt vào mặt trước thủy tinh thể
D. Giảm triệu chứng viêm E. Tăng thị lực
33. Tất cả các triệu chứng sau đây phù hợp với viêm mống mắt thể mi, ngoại trừ: A. Giác mạc trong B. Tyndall tiền phòng C. Dãn đồng tử D. Dính mống mắt E. Mũ tiền phòng
34. Viêm khớp cột sống gây biến chứng hay gặp là: A. Viêm giác mạc B. Viêm hắc võng mạc C. Viêm mống mắt thể mi D. Viêm màng Hyaloid 67 E.Viêm gai thị
35. Bệnh lý nào sau đây có đỏ mắt khu trú: A. Glôcôm góc mở B. Dị vật kết mạc mi C. Xuất huyết dịch kính D. Glôcôm góc đóng E. Viêm kết mạc
36. Bệnh lý nào sau đây không có đỏ mắt: A. Bỏng Bazơ B. Bỏng acid C. Viêm kết mạc D. Glôcôm góc đóng
E. Bệnh võng mạc do cao huyết áp nặng
37. Bệnh lý nào sau đây có đỏ mắt:
A. Tắc động mạch trung tâm võng mạc
B. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc C Bong võng mạc D. Glôcôm góc mỡ
E. Xuất huyết dưới kết mạc
38. Trước một mắt đỏ, đau, giảm thị lực, có tiền sử sang chấn, chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất: A. Glôcôm góc mỡ B. Bong võng mạc
C. Viêm màng bồ đào trước cấp D. Xuất huyết dịch kính E. Viêm kết mạc
39. Đứng trước một mắt đỏ và không đau, chẩn đoán nào phù hợp: A. Viêm màng bồ đào B. Glôcôm góc đóng C. Viêm giác mạc Herpes
D. Xuất huyết dưới kết mạc E. Xuất huyết dịch kính
40. Trước một mắt đỏ, bệnh lý nào có đồng tử co: A. Viêm kết mạc
B. Viêm thượng củng mạc C. Glôcôm góc đóng D. Viêm giác mạc nông E. Viêm màng bồ đào
41. Màng bồ đào có 3 phần: mống mắt, thể mi và võng mạc A. Đúng B. Sai
42. Mắt đỏ cương tụ rìa, đau nhức, thị lực giảm gợi ý cho ta nghĩ tới viêm màng bồ đào A. Đúng B. Sai
43. Tyndall là dấu hiệu đặc trưng của viêm màng bồ đào trước Đ S
44. Mủ tiền phòng là một dấu hiệu của viêm màng bồ đào trước A. Đúng B. Sai
45. Glôcôm thứ phát do viêm màng bồ đào thường do nghẽn đồng tử A. Đúng B. Sai
46. Viêm màng bồ đào là bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi A. Đúng B. Sai 68
1c 2a 3d 4b/c 5c 6e 7b 8b 9b 10b 11b 12e 13d 14c 15b 16c 17d 18e
19c 20d 21a 22e 23c 24c 25b 26b 27b 28a 29e 30c 31e 32c 33c 34c
35b 36e 37e 38c 39d 40e 41b 42a 43a 44a 45a 46b 69 ĐỎ MẮT
1. Bệnh nhân có đỏ mắt, bệnh sử chấn thương trước đó, cần làm gì để sơ bộ tiên lượng bệnh ? A. Khám sinh hiển vi B. Đo thị lực. C. Đo thị trường D. Đo nhãn áp. E. Nhuộm giác mạc.
2. Xuất huyết dưới kết mạc không do: A. Chấn thương B. Ho gà
C. Viêm kết mạc do phế cầu D. Cao huyết áp E. Cao nhãn áp
3. Cương tụ ngoại vi gặp ở: A. Viêm giác mạc. B. Viêm kết mạc. C. Viêm màng bồ đào. C. Viêm hắc võng mạc. E, Viêm gai thị
4. Cương tụ ngoạivi biểu hiện:
A. Cương tụ động mạch kết mạc nông
B. Cương tụ động mạch kết mạc sâu
C. Cương tụ động mạch thể mi
D. Cương tụ động mạch hắc mạc
E. Cương tụ động mạch trung tâm võng mạc
5. Cương tụ ngoại vi phù hợp:
A. Biểu hiện bệnh lý toàn thân
B. Biểu hiện viêm sâu ở nhãn cầu
C. Biểu hiện phản ứng của kết mạc
D. Biểu hiện phản ứng của giác mạc
E. Biểu hiện phản ứng của màng bồ đào.
6. Phản ứng Adrenalin (+) khi:
A. Động mạch kết mạc nông co lại
B. Động mạch kết mạc sâu co lại
C. Động mạch thể mi co lại
D. Động mạch hắc mạc co lại
E. Động mạch trung tâm võng mạc co lại
7. Đỏ mắt khu trú, đau khi ấn vào nốt viêm, có thể nghĩ đến: A. Viêm kết mạc bọng
B. Viêm thượng củng mạc. C. Viêm bao Tenon D. Viêm giác mạc rìa. E. Viêm màng bồ đào
8. Viêm củng mạc không phù hợp:
A. Viêm sâu ở củng mạc.
B. Có liên quan với bệnh khớp.
C. Có thể liên quan với bệnh viêm mạch máu.
D. Liên quan với bệnh lao.
E. Liên quan với bệnh giang mai
9. Viêm thượng củng mạc phù hợp, ngoại trừ: 70 A. Đỏ mắt khu trú
B. Nguyên nhân có thể do dị ứng.
C. Mạch máu cương tụ bao bọc quanh nốt viêm.
D. Đau khi ấn vào nốt viêm
E. Chất xuất tiết dạng mủ
10. Cương tụ rìa không phù hợp:
A. Là dấu hiệu của bệnh lý nặng ở mắt
B. Mạch máu cương tụ di động theo kết mạc
C. Không đáp ứng Alrenalin
D. Có thể gặp trong viêm giác mạc
E. Có thể gặp trong viêm màng bồ đào
11. Xử trí xuất huyết kết mạc do cao huyết áp A. Cho thuốc tan huyết B. Cho thuốc cầm máu C. Gửi khám nội khoa
D. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh
E. Chuyển ngay tuyến chuyên khoa mắt
12.Bệnh nhân ho gà , có xuất huyết kết mạc cần:
A. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh + điều trị ho gà
B. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh + corticoid + điều trị ho gà
C. Thuốc nhỏ mắt sát trùng + điều trị ho gà D. Điều trị ho gà
E. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh + thuốc tan huyết
13: Bệnh nhân viêm loét giác mạc,có tiền sử chấn thương A. Kháng sinh tại chỗ
B. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
C. Kháng sinh + corticoid toàn thân và tại chỗ
D. Kháng sinh toàn thân+ì tại chỗ và chuyền tuyến chuyên khoa
E. Kháng sinh + corticoid toàn thân + tại chỗ và chuyền tuyến chuyên khoa
14: Bệnh nhân đỏ mắt, có tiết tố nhiều cần:
A. Kháng sinh và chuyền tuyến chuyên khoa
B. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
C. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ D. Kháng sinh tại chỗ
E. Kháng sinh + corticoid tại chỗ
15: Bệnh nhân đỏ mắt,đau nhức,giảm thị lực và đồng tử co nhỏ cần:
A. Kháng sinh + corticoid tại chỗ
B. Kháng sinh+ corticoid toàn thân và tại chỗ
C. Kháng sinh+ corticoid tại chỗ + chuyển tuyến chuyên khoa
D. Kháng sinh+ corticoid toàn thân và tại chỗ + chuyển tuyến chuyên khoa
E. Chuyển ngay tuyến chuyên khoa.
16. Bệnh nhân đỏ mắt,đau nhức,giảm thị lực và đồng tử giãn méo cần:
A. Chuyển tuyến chuyên khoa.
B. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ. C. Đo thị lực. D. Đo nhãn áp. E. Soi đáy mắt
17. Bệnh nào không có đỏ mắt: A. Viêm kết mạc B. Viêm giác mạc C. Viêm củng mạc D. Viêm màng bồ đào 71 E. Viêm võng mạc.
18. Bệnh nào có đỏ mắt: A. Glôcôm đơn thuần B. Xuất huyết võng mạc.
C. Xuất huyết dịch kính.
D. Viêm màng bồ đào trước.
E. Viêm võng mạc trung tâm
19. Bệnh nào sau đây không có đỏ mắt: A. Glôcôm góc đóng. B. Bong võng mạc C. Viêm kết mạc. D. Viêm giác mạc.
E. Viêm thượng củng mạc
20.Một mắt đỏ mắt cương tụ rìa và đồng tử co, có thể gặp trong: A. Viêm kết mạc B. Viêm giác mạc. C. Viêm mống mắt. D. Viêm võng mạc E. Viêm thị thần kinh
21. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc
B. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Không di động theo kết mạc
E. Đỏ ở gần rìa giác mạc
22. Đỏ mắt cương tụ rìa không phù hợp:
A. Không di động theo kết mạc
B. Đỏ gần rìa giác mạc
C. Không đáp ứng với adrenalin 1%
D. Cương tụ mạch máu lớp sâu ở kết mạc
E. Biểu hiện bệnh lý ở kết mạc.
23. Đỏ mắt cương tụ ngoại vi phù hợp, ngoại trừ:
A. Cương tụ mạch máu lớp nông kết mạc B. Đáp ứng adrenalin 1%
C. Không di động theo kết mạc D. Đỏ nhiêu ở ngoại vi E. Gặp ở viêm kết mạc
24. Đỏ mắt cương tụ rìa phù hợp với, ngoại trừ:
A. Cương tụ mạch máu lớp sâu kết mạc
B. Không đáp ứng với adrenalin 1%
C. Gặp ở bệnh lý viêm mống mắt thể mi
D. Đỏ nhiều ở gần rìa giác mạc
E. Luôn kèm theo chất xuất tiết gây dính lông mi
25. Bệnh nào sau đây có đỏ mắt A. Glôcôm cấp B. Đục thể thủy tinh C. Bong võng mạc D. Glôcôm góc mở E. Xuất huyết dịch kính
26. Một bệnh nhân: Đau nhức, đỏ mắt và giảm thị lực, bạn nghĩ tới bệnh cảnh nào ? A. Viêm kết mạc B. Bong võng mạc 72 C. Viêm loét giác mạc D. Glôcôm góc mở E. Đục thể thủy tinh
27. Trong 5 câu nói về đỏ mắt dưới đây có một câu sai
A. Cương tụ quanh rìa thường là dấu hiệu nặng
B. Cao huyết áp có thể là nguồn gốc của xuất huyết dưới kết mạc
C. Viêm mống mắt thể mi có thể gây biến chứng dính mống mắt
D. Thuốc nhỏ mắt corticoide thường được dùng trong bệnh loét giác mạc
E. Viêm giác mạc gây đỏ mắt và đau nhức
28. Đau nhức mắt và đỏ mắt gần rìa thường có trong A. Bong võng mạc
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Viêm kết mạc dị ứng
D. Đục thể thủy tinh già E. Glôcôm cơn cấp
29. Trong những bệnh cảnh sau, bệnh cảnh nào đỏ mắt cương tụ rìa?
A. Glôcôm đơn thuần (góc mở) B. Dị vật kết mạc mi C. Đục thể thủy tinh
D. Glôcôm cấp (góc đóng) E. Viêm kết mạc
30. Bệnh cảnh nào sau đây không có đỏ mắt ? A. Bỏng acid B. Bỏng bazơ
C. Viêm kêït mạc dị ứng D. Glôcôm cấp góc đóng E. Viêm võng mạc
31. Bệnh cảnh nào sau đây có đỏ mắt ? A. Đục thể thủy tinh B. Mắt hột C. Xuất huyết võng mạc D. Glôcôm góc mở E. Bong võng mạc
32. Một bệnh nhân có các dấu hiệu : Đỏ mắt, đau nhức và giảm thị lực. Bạn nghĩ đến chẩn đoán nào ?
A. Glôcôm mãn tính góc mở B. Bong võng mạc
C. Viêmmàng bồ đào trước
D. Xuất huyết dịch kính E. Viêm kết mạc
33. Trước một bệnh cảnh; Đỏ mắt và không đau nhức, chẩn đoán nào là phù hợp ?
A. Viêm mống mắt thể mi
B. Glôcôm cấp (góc đóng) C. Viêm giác mạc herpes
D. Xuất huyết dưới kết mạc E. Viêm giác mạc do nấm
34. Trước một bệnh cảnh đỏ mắt, trong trường hợp nào thì đồng tử giãn méo ? A. Viêm kết mạc do virus
B. Viêm kết mạc do vi khuẩn
C. Glôcôm cấp (góc đóng) D. Bệnh mắt hột E. Viêm mống mắt thể mi 73
35. Nguyên nhân đỏ mắt không do:
A. Cương tụ mạch máu ở kết mạc.
B. Viêm thượng củng mạc.
C. Xuất huyết dưới kết mạc.
D. Cương tụ mạch máu vùng rìa củng giác mạc. E. Xuất huyết võng mạc.
36. Truy cập vào địa chỉ nào sau đây là hữu ích?
A. Trang web yhocduphong.net
B. Diễn đàn forum.yhocduphong.net
C. Tài liệu học tập tailieu.yhocduphong.net
D. Nghiên cứu khoa học nckh.yhocduphong.net
E. Tất cả đều đúng @
36. Bệnh nhân có đỏ mắt, nhức mắt và nhức đầu, cần chỉ định đo nhãn áp. A. Đúng. B. Sai.
37. Một mắt đỏ, chảy nước mắt và sợ sáng, cần tìm kiếm một tổn thương trên giác mạc. A. Đúng. B. Sai.
38. Một bệnh nhân xuất huyết kết mạc, nếu có giảm thị lực, cần chuyển ngay đến khám chuyên khoa mắt. A. Đúng. B. Sai
39. Nêu 3 hình thái đỏ mắt phân loại theo triệu chứng:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
40. Kể 2 nguyên nhân gây đỏ mắt, đau nhức và không giảm thị lực:
1.........................................................
2.........................................................
41. Kể 3 nguyên nhân gây đỏ mắt cương tụ rìa:
1.........................................................
2.........................................................
3.........................................................
1b 2e 3b 4a 5c 6a 7b 8e 9e 10b 11c 12c 13d 14d 15d 16d 17e 18d
19b 20c 21a 22e 23c 24e 25a 26c 27d 28e 29d 30e 31b 32c 33d 34c 35e 36a 37a 38a 39 74
Document Outline

  • E. Mức độ nặng của các tổn thương không phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất