Topics presentation - Critical Thinking | Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Topics presentation - Critical Thinking | Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố HCM được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

List of presentation topics
1. Sending children to International schools (primary to
high school): should or should not?
2. Startup/being entreupreneur becomes a trend these
day. Many students have invested their time and effort
to startup. Is it possible to open a starup during your
time in college?
3. Should students work part-time or focus on studying?
4. Should same-sex marriage be legalized?
5. It is said that abortion is murder and it should be
banned. What is your view about this claim?
6. We are facing a new era living with Covid 19
pandemic. What is your view about studying abroad at
this moment?
7. In the latest US 2020 election, Mr. Trump claimed that
there were fraud voters in many states. Do you accept
this claim?
8. Social media has improved human communication.
9. The development of artificial intelligence will help
humanity.
10. Individuals should own their own DNA.
11. Humans should invest in technology to explore and
colonize other planets.
12. Governments should invest in alternative energy
sources.
13. Bitcoin other cryptocurrencies and should be
encouraged or banned.
14. Alternative energy can effectively replace fossil fuels.
15. Cell phone radiation is dangerous and should be
limited.
16. Charity is good or bad to the society? What is your
view about this activity?
17. All people should have the right to own guns.
18. The death penalty should be abolished.
19. Human cloning should be legalized.
20. All drugs should be legalized.
21. Animal testing should be banned.
22. Juveniles should be tried and treated as adults.
23. Climate change is the greatest threat facing
humanity today.
24. Violent video games should be banned.
25. The minimum wage should be $15 per hour.
26. All people should have Universal Basic Income.
27. Sex work should be legal.
28. Countries should be isolationist.
29. Abortion should be banned.
30. Every citizen should be mandated to perform
national public service.
31. Bottled water should be banned.
32. Plastic bags should be banned.
33. Vietnam can lead the 4.0 industrial revolution.
Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái
người khác chưa làm”, Tổng giám đốc Viettel nói...
Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: Việt Tuấn.
THỦY DIỆU
Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm, vì
thế chúng ta hoàn toàn có thể đón nhận và đi đầu được trong cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Quan điểm trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel) đưa ra tại diễn đàn “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất”, do Thời báo Kinh tế
Việt Nam tổ chức chiều 7/4.
Vị lãnh đạo Viettel cho rằng, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong cuộc cách mạng này, bởi “đây là
cuộc cách mạng mà gọi nôm na là cái B sẽ thay thế cái A, nên tất cả những ông nào đang có A thì
nguy cơ lớn hơn rất nhiều những ông không có A. Việt Nam mình đi sau, ba cuộc cách mạng trước
chúng ta xây dựng nền tảng chưa đáng bao nhiêu. Trong khi các nước phát triển thì bỏ hàng triệu tỷ
USD vào đó rồi (đã có cái A) nên có dám bỏ nó đi không, chắc chắn rất khó”.
“Mình chưa có cái A mình làm ngay cái B, thì rất thuận lợi. Đấy chính là cơ hội cho Việt Nam. Nhiều
khi cơ hội đến là vì chúng ta quá nghèo, cơ hội đến là vì chúng ta không biết gì”, ông nói.
Đặt câu hỏi thế nào là doanh nghiệp 4.0, ông Hùng ví von, mình cứ làm những gì ngược lại những
thứ ai đó đang làm, thì đó là 4.0.
“Ví dụ như chúng ta đi mua cái máy điều hòa, nhưng bản chất có muốn mua máy điều hòa đâu, mà
mình mua không khí lạnh. Nếu như bây giờ có ai cung cấp không khí lạnh cho gia đình tôi thì tôi
mua ngay. Mua điều hòa 12 tháng thì mình dùng có ba tháng thôi, 9 tháng không dùng máy điều
hòa đó mà vẫn phải trả tiền, vì nó tiếp tục hỏng, tiếp tục phải bảo trì… thì tự nhiên thành một “ông
Uber” mới ngay”, ông nói.
“Hay ai cũng nói Internet là thành tựu vĩ đại của nhân loại và tất cả chúng ta đều nghĩ là như vậy.
Nhưng ta lại không nghĩ rằng bây giờ Internet không dùng được, vì sao vậy? Vì chúng ta hỏi một
câu hỏi thì có tới 10 nghìn câu trả lời và rất khác nhau, không được kiểm chứng, và vì thế không
dùng được. Cộng với Google là công cụ chính để đưa các câu trả lời trên màn hình và là ông quảng
cáo nên ai trả tiền nhiều thì được đẩy lên trên”.
Người đứng đầu Viettel nói: “Nếu chúng ta nghĩ cuộc cách mạng lần thứ tư là cuộc cách mạng về
công nghệ thì rất khó cho người Việt Nam. Nhưng, nếu chúng ta nhìn cuộc cách mạng này bằng sự
phát hiện vấn đề và nhu cầu, thì người Việt Nam mình vô cùng may mắn, vô cùng có sức mạnh, vì
chúng ta là nước thu nhập trung bình thấp, có rất nhiều vấn đề, có rất nhiều khát vọng và đó là lợi
thế của Việt Nam”.
Theo ông, nếu nhìn cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng của các doanh nghiệp lớn, của những
người có nhiều tiền, của những người có nhiều công nghệ thì chúng ta không có cơ hội. Nhưng nếu
nghĩ đây là cuộc cách mạng là của toàn dân, liên quan đến mọi người dân và mọi người dân đều
tham gia được.
“Vì người Việt Nam rất giỏi phát động một cuộc cách mạng toàn dân. Nếu mình làm cuộc cách
mạng 4.0 là một cuộc cách mạng toàn dân thì là lợi thế Việt Nam”, ông Hùng khẳng định.
“Thứ nữa, nếu mình nhìn cuộc cách mạng 4.0 là của các doanh nghiệp siêu nhỏ chứ không phải
các doanh nghiệp siêu lớn thì Việt Nam cực kỳ lợi thế. Vì chúng ta, doanh nghiệp lớn gần như là
không có, đa số là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thì đó là lợi thế của Việt Nam”.
“Chúng ta luôn nghĩ rằng Việt Nam rất khó đi trước, nhưng theo tôi, nếu lần này chúng tôi không đi
đầu, không đi trước thì chúng ta không đón nhận được đó. Chúng ta chỉ đón nhận được nếu chúng
ta đi đầu”.
Ông Hùng dẫn ví dụ về kết nối, như mạng viễn thông, là nền tảng quan trọng nhất của kết nối. “Việt
Nam mất gần 20 năm để có mạng viễn thông 2G. Khi chúng ta xây dựng mạng 3G cũng mất gần 10
năm. Nhưng cho đến khi có 4G, Viettel lại làm được việc mà cả thế giới “kinh ngạc” là đã làm mạng
viễn thông 4G với công nghệ mới nhất, phủ sóng đến vùng sâu vùng xa trong vòng 6 tháng”.
“Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm. Còn cả
thế giới làm 4.0 thì chúng ta có làm 4.0 thì bản chất cũng không có giá trị. Là vì lợi thế cạnh tranh
mới tạo ra sự khác biệt. Còn nếu tất cả đều 4.0 hết thì 4.0 trở về không có giá trị”, Tổng giám đốc
Viettel nói.
1.Vì sao Bộ Tài chính tính tăng thuế môi
trường lên 8.000 đồng/lít xăng?
Xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường ở diện rộng”...
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.
BẠCH DƯƠNG
Chiều 10/4, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi đã có những giải
đáp xung quanh vấn đề tăng khung thuế môi trường với một số mặt hàng xăng dầu tại dự
thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, đang gây chú ý trong dư luận thời
gian qua.
Theo dự thảo này, khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ tăng từ mức hiện tại là 1.000 -
4.000 đồng/lít lên 3.000 đồng - 8.000 đồng/lít.
Học kinh nghiệm quốc tế
Đâu là những lý do khiến Bộ Tài chính dự tính nâng khung thuế đối với mặt hàng xăng lên 4.000 -
8.000 đồng/lít, thưa ông?
Trong thời gian gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc. Nhiều nước đã cải cách
mạnh mẽ hệ thống chính sách thuế của mình theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các sắc thuế gián
thu, giảm dần tỷ trọng thuế trực thu, từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng cạnh
tranh, thu hút đầu tư để đảm bảo nguồn thu và bền vững cho ngân sách quốc gia.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thuế nhập khẩu bị cắt giảm dần theo các cam
kết quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đã sử dụng chính sách thuế nội địa để thay thế
cho thuế nhập khẩu phải cắt giảm theo các cam kết quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng khuyến
nghị các nước sử dụng thuế nội địa để thực hiện các phương án cắt, giảm thuế nhập khẩu theo các
cam kết quốc tế.
Theo kinh nghiệm quốc tế, khi giá dầu thế giới giảm và duy trì ở mức thấp, nhiều nước đã nghiên
cứu điều chỉnh chính sách thuế theo hướng tăng và mở rộng đối tượng để đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách, đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập, chủ động ứng phó với diễn biến giá
dầu trên thị trường thế giới. Việc sử dụng các chính sách thuế nội địa, trong đó có chính sách thuế
bảo vệ môi trường là một trong những công cụ tài chính hiệu quả và khả thi.
Như vậy, để đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu,
chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu thế giới, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự án Luật Thuế
Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội.
Thời gian qua, có những ý kiến cho rằng, tăng khung thuế với xăng dầu rất dễ dàng bởi đánh vào
"túi tiền của người dân", giúp đem về "tiền tươi thóc thật" ngay lập tức, chứ không phải xuất phát từ
mục tiêu bảo vệ môi trường như dự án luật nêu ra. Ông nghĩ sao về chuyện này?
Xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở diện rộng.
Nhiều nước trên thế giới đã đưa xăng dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường với các tên gọi khác nhau như thuế nhiên liệu, thuế năng
lượng, thuế phương tiện...
Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành thì xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế với khung thuế
từ 1.000-4.000 đồng/lít. Mức thuế bảo vệ môi trường hiện hành áp dụng với xăng dầu đã gần kịch
khung thuế. Do đó, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế xăng dầu từ 1.000-4.000
đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít.
136 nước có giá xăng cao hơn Việt Nam
Nhưng, cơ sở nào để Bộ Tài chính đưa ra đề xuất khung thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 - 4.000
đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít, thưa ông?
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 11 hiệp định thương mại tự do. Theo cam kết trong các
hiệp định thương mại tự do thì Việt Nam phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu. Giá bán lẻ
xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và
nhiều nước khác trong khu vực ASEAN.
Theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 3/4/2017 thì giá bán lẻ xăng dầu
của Việt Nam đang ở mức thấp, xếp thứ 44/180 nước, tức có tới 136 nước có giá bán lẻ xăng dầu
cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn, Campuchia đứng thứ 58, Thái Lan đứng thứ 88, Lào đứng thứ 97.
Với mức giá bán lẻ xăng RON 92 của Việt Nam tính đến ngày 6/4/2017 là 17.230 đồng/lít, thấp hơn
Thái Lan là 1.166 đồng/lít, Singapore là 16.175 đồng/lít, Philippines là 3.375 đồng/lít, Hồng Kông là
26.518 đồng/lít.
Tỷ lệ thuế - như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng
- trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp, là 37,24% đối với xăng, thấp hơn so với Hàn Quốc,
hiện là 70,3% hay Campuchia, là khoảng 40%, Lào, là khoảng 56%.
Vậy theo ông, nếu dự thảo này được thông qua, thì thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ tăng
theo lộ trình nào? Điều này liệu có ảnh hưởng đến mục tiêu kìm lạm phát, năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp Việt?
Bộ Tài chính mới đề xuất điều chỉnh khung thuế đối với xăng dầu trên cơ sở tính toán nhiều yếu tố
để đảm bảo tính ổn định của luật áp dụng cho thời gian dài. Việc điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi
trường đối với xăng dầu chưa tác động đến giá bán lẻ xăng dầu, cũng như đến sản xuất kinh
doanh.
Khi đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính sẽ phải có các đánh giá tác động của việc
điều chỉnh mức thuế đến nền kinh tế trong nước để đảm bảo cùng với các giải pháp cải cách hành
chính sẽ không làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định
mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể đối với xăng dầu trong phạm vi khung quy định tại luật cho phù
hợp.
Hiện ngoài mặt hàng xăng dầu, một số hàng hóa khác cũng có những tác động nhất định tới môi
trường như than, thép… Vậy, lý do nào để trong dự thảo này, Bộ Tài chính chọn xăng dầu là mặt
hàng điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường?
Nhiều hàng hóa khi sử dụng sẽ thải ra môi trường các loại chất thải ô nhiễm gây tác động xấu đến
môi trường.
Để giảm các tác động có hại đến môi trường và có nguồn lực để giải quyết vấn đề môi trường, hiện
nay có một số chính sách thuế, phí, lệ phí thu vào việc sử dụng các hàng hóa này như phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp và sinh hoạt, chất thải rắn, phí với dầu thô, khí thiên
nhiên, khí than, khoáng sản kim loại...
Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi
trường thuộc đối tượng chịu thuế, và thép không thuộc đối tượng này.
Qua đánh giá tổng thể khung thuế bảo vệ môi trường hiện hành, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh
khung thuế của 3/8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, gồm xăng dầu, túi ni lông thuộc diện
chịu thuế, dung dịch HCFC.
Đối với 5 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế còn lại, trong đó có than đá, Bộ Tài chính không
đề xuất điều chỉnh khung thuế, do mức thuế cụ thể hiện hành đang được quy định bằng mức tối
thiểu trong khung thuế.
Xem xét từ chối nhà máy giấy 5.000 tỷ của
Đài Loan vì lo ô nhiễm
Chủ đầu tư nêu, nếu dự án bị thu hồi thì tỉnh Tiền Giang phải bồi
thường 10 triệu USD...
Phối cảnh nhà máy giấy Đại Dương.
BẠCH DƯƠNG
Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) vừa có văn bản gửi lên Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về
tình hình triển khai dự án nhà máy giấy Đại Dương, do công ty Chang Yang Holding Limited
(100% vốn Đài Loan) làm chủ đầu tư.
Dự án được xây dựng ở khu công nghiệp Long Giang, với tổng vốn đầu tư 4.936,8 tỷ đồng, tương
ứng 220 triệu USD. Mục tiêu của dự án là sản xuất các loại giấy duplex, giấy kraft trắng, giấy duplex
xám, giấy kraft gợn sóng, giấy gia dụng...
Quy mô giai đoạn 1 của dự án là 170.000 tấn/năm, giai đoạn 2 là 238.000 tấn/năm. Tổng công suất
của dự án là 413.00 tấn/năm, thị trường tiêu thụ là tại Việt Nam, Đài Loan và một số nước khác.
Nguyên liệu cho dự án 50% đến từ nguồn giấy vụn thu mua tại Việt Nam, còn lại nhập khẩu. Trong
trường hợp giấy vụn không đủ, nhà đầu tư sử dụng bột giấy dự phòng được nhập khẩu 100%.
Ngày 15/3/2016, Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho
Công ty TNHH Nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan). Dự kiến tháng 8/2017, dự án bắt đầu đi vào
hoạt động.
Tuy nhiên, theo Vụ Công nghiệp nhẹ, thời gian qua, dư luận và một số chuyên gia cho rằng dự án
này đi vào hoạt động sẽ gây ô nhiễm cho sông Tiền và vùng phụ cận, sẽ dùng 7.500 m3 nước/giờ
và lưu lượng xả thải khoảng 5.000m3/giờ.
"Nhiều nhà khoa học được tham vấn đều khuyến nghị Tiền Giang nên cẩn trọng, thậm chí từ chối
dự án nhà máy giấy Đại Dương, quyết không thể để nhà đầu tư đặt chuyện đã rồi, đúng tinh thần
không đánh đổi môi trường lấy dự án kinh tế của Thủ tướng Chính phủ”, Vụ Công nghiệp nhẹ nêu.
Trước áp lực dư luận, UBND Tiền Giang đã tổ chức họp lấy ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia
đối với nhà máy giấy Đại Dương.
Nhiều ý kiến tại cuộc họp nhấn mạnh ngành giấy là một trong những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường lớn nhất. Với công nghệ chuyển từ giấy phế phẩm sang bột giấy, phải chuyển qua nhiều
giai đoạn như tẩy mực, băm nhuyễn, làm trắng…, sử dụng nhiều loại hoá chất, và bản thân các phế
phẩm từ giấy cũng chứa nhiều chất ô nhiễm có độc tính cao.
Do đó, khi xả thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người và thuỷ sinh. Vì vậy,
theo các nhà khoa học, cần phải cân nhắc và thẩm định công nghệ sản xuất giấy của công ty này,
công nghệ xử lý nước thải, cũng như môi trường nói chung, trước khi quyết định đầu tư dự án.
Quan điểm của UBND tỉnh Tiền Giang tại buổi họp là: “Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang
và các sở, ngành chuyên môn của tỉnh mới thẩm định các nội dung về đầu tư. Nhà đầu tư đang ở
giai đoạn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do tính chất phức tạp của dự án, Tiền Giang
cần phải có thời gian đánh giá đầy đủ những tác động của dự án, đặc biệt là tác động về môi
trường, để quyết định cho dự án đầu tư hay không trong thời gian tới”.
Vụ Công nghiệp nhẹ cho rằng, dự án đã được UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư
năm 2016, tuy nhiên, theo quy định, do việc triển khai dự án mới chỉ ở giai đoạn tiền khả thi, nên
tỉnh Tiền Giang chưa tiến hành xin ý kiến các bộ ngành liên quan.
"Sản phẩm chính của nhà máy giấy Đại Dương là giấy duplex, việc sản xuất sản phẩm này tiềm ẩn
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Vì vậy,
lo ngại của các nhà khoa học, người dân về ô nhiễm môi trường là có cơ sở”, theo Vụ Công nghiệp
nhẹ.
Theo đó, dự án trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, nên các thông số kỹ thuật của dự án mới chỉ
là dự kiến, chưa chính thức. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hiện vẫn chưa được
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, hồ sơ báo cáo tác động môi trường của nhà đầu tư sẽ
được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến của các bộ ngành, địa phương, khi đó Bộ Công
Thương sẽ chính thức trả lời.
Phía chủ đầu tư dự án cho rằng, việc xây dựng nhà máy giấy đáp ứng đầy đủ quy định của pháp
luật Việt Nam, không có lý do bị thu hồi khi báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được
phê duyệt.
Chủ đầu tư cũng nêu, nếu dự án bị thu hồi thì tỉnh Tiền Giang phải bồi thường 10 triệu USD.
Không thể lập khu đèn đỏ ở Việt Nam'
Trao đổi với VnExpress chiều 21/1, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho rằng
không thể hợp pháp hóa mại dâm, bởi nó luôn gắn liền với nhiều vấn đề xã hội phức tạp,
như tội phạm mua bán người, ma túy...
> Kiến nghị gom dịch vụ nhạy cảm để ngăn chặn mại dâm
- Thưa ông, TP HCM vừa kiến nghị gom những cơ sở kinh doanh nhạy cảm để quản lý tốt hơn, ông
đánh giá như thế nào về đề xuất này?
- Lâu nay có kiến nghị coi hoạt động mại dâm thành một nghề và gom các hoạt động nhạy cảm lại
trong khu phố đèn đỏ như một số nước trên thế giới, tuy nhiên theo quan điểm của nhà nước ta,
mại dâm chưa được coi là một nghề và cũng chưa có ý định hợp pháp hóa. Thực tiễn nghiên cứu
tình hình quốc tế, việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ rất phức tạp.
Có người cho rằng mại dâm có từ cổ xưa, và đó là nhu cầu chính đáng, xem mại dâm là một nghề
sẽ bớt được hiếp dâm trẻ em, bóc lột tình dục, lây lan bệnh tật, tăng thu ngân sách... Nhưng tất cả
đều là ngộ nhận. Mại dâm luôn luôn gắn liền với những vấn đề xã hội phức tạp khác, khó quản lý,
đặc biệt là tội phạm mua bán người, bóc lột tình dục, ma túy, rửa tiền, mafia...
TP HCM tổ chức hội thảo, đưa ra đề nghị chứng tỏ lãnh đạo ở đó có trách nhiệm với thành phố của
mình. Nhưng muốn thí điểm TP HCM không thể tự làm, họ phải báo cáo Chính phủ, Chính phủ sẽ
lấy ý kiến các cơ quan chức năng. Để thí điểm phải cân nhắc rất nhiều, thậm chí Bộ Chính trị, Ban
Bí thư phải cho ý kiến bởi phòng chống mại dâm, ma túy là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn
dân.
- Tại sao các nước đã xem mại dâm là một nghề và cho phép lập khu đèn đỏ, còn ta thì không?
- Trong thực tế cuộc sống có những việc chưa làm được, chưa quản lý được thì có thể bị cấm.
Riêng vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, không phải là chúng ta không làm được, không quản lý được
thì cấm, mà đó là quyết định trên cơ sở thực tiễn 20 năm thực hiện công tác phòng chống mại dâm
và thực tiễn nghiên cứu hợp pháp hóa mại dâm, mô hình phòng chống mại dâm trên thế giới.
Những cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc thì làm, không có lợi thì không làm. Nếu cứ làm mà nó gây
nhiều tác hại rồi sau này rút lại chính sách thì rất nguy hiểm. Lập khu đèn đỏ là rất khó khăn và
phức tạp trong công tác quản lý. Không phải đơn giản là đưa gái mại dâm vào khu đèn đỏ, khám
bệnh, thu thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho họ, bảo vệ họ khỏi bị chà đạp... là xong.
Nhiều nước hợp pháp hóa đã gây ảnh hưởng nhiều mặt trong việc phát triển đất nước và họ phải
xem xét thay đổi chính sách. Như Thụy Điển, sau nhiều năm cho tự do mại dâm đã phải cấm một
cách kiên quyết, không phải chỉ vấn đề về kinh tế mà là vấn đề quản lý xã hội, sức khỏe và văn
hóa... Theo tôi nước ta cũng nên nghiên cứu mô hình này, sẽ trừng trị nặng môi giới, chủ chứa, bảo
kê và xử lý nghiêm khắc người mua dâm, đồng thời phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội có hiệu quả
trong việc giúp người bán dâm từ bỏ công việc của mình.
Dù chính phủ một số nước cho mại dâm hợp pháp, nhưng người dân của họ vẫn cho việc ấy không
có gì tốt đẹp cả, vì không ai muốn họ hàng, người thân mình đi làm mại dâm. Vì vậy, không lập phố
đèn đỏ không phải là bảo thủ mà đó là kinh nghiệm của các nước, kinh nghiệm thực tiễn và quan
điểm của nhà nước.
- Dù là hợp pháp hay không thì mại dâm vẫn gây nhiều hệ lụy, nếu gom những người hành nghề
mại dâm lại thì xã hội sẽ "sạch sẽ" hơn. Ông nghĩ sao về việc này?
- Ở ngay các nước có phố đèn đỏ vẫn không quản lý được mại dâm lén lút vì các yếu tố như giá rẻ,
thuận tiện, mại dâm từ các khu vực khác, các nước khác đổ về... Không phải cứ đưa mại dâm vào
một khu thì ở ngoài mọi thứ đều sạch sẽ, yên bình. Nước ta hiện có khoảng 14.000-15.000 người
hoạt động mại dâm, số lượng nghi ngờ là 30.000-32.000 và thực tế có khi còn cao hơn.
Nếu có khu đèn đỏ cũng chỉ thu hút được một phần người bán dâm, một phần lớn vẫn hoạt động ở
bên ngoài. Do vậy thay vì lập khu riêng, chúng ta nên xây dựng nhiều dịch vụ xã hội tại cộng đồng
để giúp được nhiều chị em.
- Theo nghị quyết của Quốc hội thì các cơ sở chữa bệnh sẽ không quản lý gái bán dâm nữa, số
lượng gái bán dâm này hiện nay như thế nào, thưa ông?
- Sau khi có nghị quyết của Quốc hội chúng ta đã đưa hết chị em bán dâm ra khỏi các cơ sở và từ
nay cũng không giáo dục tại xã, phường, thị trấn nữa. Đây là quan điểm nhân văn, nhân ái và phù
hợp với bản chất con người Việt Nam, xu hướng thế giới.
Dù công tác quản lý còn nhiều khó khăn, chúng ta đã thay đổi chính sách, đang xây dựng các dịch
vụ hỗ trợ như y tế, tư vấn, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm, cấp bao cao su, điều trị
thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone... để hỗ trợ giảm hại cho chị em cũng
như giúp chị em từng bước bỏ hoạt động bán dâm. Như Hà Nội tổ chức dạy nghề, cán bộ của chi
cục được chị em gọi điện đến nhờ giới thiệu việc làm, một bộ phận sinh hoạt ở các nhóm tự lực.
Đành rằng để nhiều chị em được tiếp cận các dịch vụ đó thì cần một quá trình để hình thành mạng
lưới và hoàn thiện nên cần có thời gian chứ không thể trong chốc lát. Chúng ta sẽ đẩy nhanh thực
hiện các cơ chế, chính sách để xây dựng tốt các dịch vụ đó từ Nhà nước, đoàn thể, các tổ chức xã
hội, từ thiện. Điều này thể hiện tính nhân đạo bởi nhà nước không thể để chị em mãi mãi bị bóc lột
tình dục, đó là chưa kể thuần phong mỹ tục, đạo đức, bệnh tật, an ninh trật tự, giống nòi... Bố mẹ
bệnh tật thì làm sao đẻ những đứa khỏe mạnh, tuấn tú? Hậu quả nhìn thấy rõ như thế nên không
thể để mại dâm tiếp diễn và là một nghề được.
Sự thật khủng khiếp về nạo phá thai ở VN
26/03/2014 10:58 GMT+7
Sự thật khủng khiếp: Việt Nam xếp thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về nạo phá thai!
>> Hình ảnh kinh hoàng phía sau buồng phá thai chui
Nạo phá thai - vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới
Tình trạng nạo phá thai hiện nay một vấn đề nhức nhối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nạo phá
thai không còn chuyện riêng của mỗi người được coi hành động phi đạo đức, thậm c
cao hơn tội ác giết người. Rất nhiều quốc gia đã ban hành luật chống nạo pthai. Nhưng trên
thực tế, số liệu về những ca nạo phá thai vẫn không có dấu hiệu khả quan.
hội càng phát triển, con người càng trở nên lạnh lùng với sự sống. Việc giới trẻ sống thử, quan
hệ tình dục trước hôn nhân, thai, phá thai trở thành một vòng tròn khép kín giống nhau khá
nhiều người. Họ quan niệm rằng thai nhi chưa là người nên không có quyền con người. Lối suy nghĩ
đó đã khiến cho hàng triệu sinh linh bé nhỏ bị tước đoạt đi quyền sống khi chưa nhìn thấy ánh mắt
trời.
Tình trạng nạo phá thai không chỉ diễn ra các nước nghèo ngay cả những nước kinh tế phát
triển, vấn nạn này cũng ngày một gia tăng. Trung Quốc, theo con số thống kê của nước này vào
năm 2009, trung bình mỗi năm có tới 13 triệu ca nạo, phá thai. Nhưng những nhà chức trách khẳng
định rằng, trên thực tế con số này thể lớn hơn rất nhiều không ai thể kiểm soát được hết
những người uống thuốc phá thai tại nhà hoặc đến các cơ sở chui để nạo, phá thai.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cứ 1000 người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Trung Quốc thì
tới 24 người nạo phá thai. Kinh khủng hơn, cũng tiêu chí này, tỉ lệ Nga là 50 người trên 1000
người.
Cứ 1000 người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở
Trung Quốc thì có tới 24 người nạo phá thai
(Cảnh bên ngoài một phòng nạo phá thai ở
Trung Quốc)
Với Hàn Quốc, đất nước có luật chống phá thai, tỉ lệ phá thai cũng không phải là nhỏ. Theo Bộ Y tế
an sinh hội Hàn, tới 342.433 vụ phá thai năm 2005. Theo nghiên cứu năm 2012, số ca phá
thai tính tới năm 2010 Hàn Quốc đã giảm xuống còn 160.000 ca. Tuy nhiên, con snày không
phải là dấu hiệu khả quan. do vì Hàn Quốcđất nước quy định phá thai hành vi phạm tội,
thể bị bắt đi tù nên nhiều người đã ra nước ngoài để làm việc này.
Theo số liệu của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, ở Mỹ gần nửa số phụ nữ có thai
ngoài ý muốn trung bình cứ 10 trường hợp thai ngoài ý muốn thì đến 4 trường hợp kết
thúc bằng phá thai. 20% tổng số phụ nữ có thai (không tính sẩy thai) kết thúc bằng phá thai.
Cũng theo công bố này, 40% phụ nữ da trắng, 69% phụ nữ da đen 54% phụ nữ gốc Tây Ban
Nha có thai ngoài ý muốn. Năm 2008, 1, 21 triệu ca phá thai được thực hiện, giảm từ 1,31 triệu
ca năm 2000. Tuy nhiên, trong các năm 2005 đến 2008, tình trạng phá thai giảm chậm. Điều đáng
buồn là hầu hết những người phá thai đều là những gái còn rất trẻ. Và những hậu quả phía sau
lần “chối bỏ quyền làm mẹ” đó là cả một bi kịch kéo dài.
Nạo phá thai ở Việt Nam: Cái Nhất đáng xấu hổ
Việt Nam một quốc gia đang phát triển, với dân số khoảng 90 triệu người tuy nhiên, so với thế
giới, tỉ lệ người nạo phá thai ở nước ta thực sự khiến ai cũng phải giật mình.
Theo bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca
mỗi năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số lạnh lùng này cho thấy chúng ta
đang là nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai.
Cũng theo thốngcủa Ủy ban quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình, ở nước ta, cứ 1 trẻ em
ra đời thì có 1 bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1,2 – 1,6 triệu trẻ em được sinh ra tương ứng với đó
con số bào thai bị phá bỏ. Đáng chú ý hơn cả số trẻ vị thành niên nạo phá thai Việt Nam cao
hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai.
Thống kê của Bệnh viện Từ Dũ trong sáu năm liên tiếp, tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai trong tổng số
những người phá thai tại viện này tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007, tỷ lệ này chiếm 3,1% thì
đến 2011 là 6,8%, năm 2012 là 6,4%.
Trên cả nước, tỷ lệ phá thai vị thành niên năm 2012 là 2,3% trong tổng số người đến làm thủ thuật.
Số trẻ vị thành niên mang thai trong tổng số mang thai của cả nước cũng tăng qua từng năm, năm
2009 2,9%, năm 2012 3,2%. Những con số này đủ để khiến bất cứ ai cũng phải giật mình về
tình trạng nạo phá thai đáng báo động ở Việt Nam và mối nguy hại với thế hệ trẻ trước vấn đề này.
Đau lòng phòng nạo phá thai nhiều như nấm
Phải thừa nhận một thực tế rằng, phần lớn những ca phá thai đều rơi vào đối tượng vị thành niên,
chưa có gia đình, chưa kết hôn. Điều đó đồng nghĩa với việc khi thai, phần lớn các bạn trẻ nghĩ
tới “giải quyết nhanh gọn”, “thủ tiêu hậu quả”.
Dãy phố "Chợ nạo phá thai" giữa lòng Hà Nội
Với tỉ lệ phá thai nhiều như vậy, thêm vào đó là tâm lí lo sợ, xấu hổ, nhiều bạn gái tìm đến các cơ sở
y tế tư nhân, tự phát để “sửa chữa sai lầm”. Có cầu ắt có cung! Những cơ sở y tế nạo phá thai mọc
lên như nấm sau mưa. Người ta thể biết đến những tuyến phố với mặt hàng đặc trưng phục vụ
cuộc sống nhưng hẳn sẽ lạnh gáy khi nghe thấy tuyến phố được mệnh danh là “Chợ nạo phá thai”.
Những tấm biển khổ lớn, trưng bày công khai
chuyện nạo phá thai giữa lòng thành phố
Thật không khó khăn để nhìn thấy những dòng chữ “Nạo hút thai”, “Phá thai bằng thuốc”, “Phá
thai” nổi bật trên những tấm biển quảng cáo cỡ lớn ngay giữa trung tâm thành phố. Thậm chí
những tấm biển này còn được trang trí, thắp điện sao cho bắt mắt, gây sự chú ý nhiều nhất như thể
đó là một điều rất đáng để mọi người chiêm ngưỡng.
Chỉ cần dừng xe đầu tuyến phố… chúng ta thể nhìn thấy nhan nhản những biển hiệu được
dựng lên. Mỗi khi thấy một cô gái nào đó đi chậm lại, mắt ngó nghiêng là ngay lập tức đãngười
đon đả, mời chào sẵn sàng vấn. rồi, với một khoản tiền không lớn, một khoảng thời gian
không lâu, cái thai trong bụng những cô gái sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Mối lo sợ của họ cũng được
dẹp tan.
Quả thật, câu chuyện về vấn nạn nạo phá thai không phải mới. Suốt một thời gian dài, các cấp,
các ngành đã nhắc tới vấn đề này như một nỗi niềm trăn trở chưa thể khắc phục. Ai cũng biết
những hiểm họa khôn lường từ hành động tàn nhẫn ấy, nhưng nhiều do khiến những người
làm cha, làm mẹ quyết định “chối bỏ đứa con” của mình. Xung quanh câu chuyện về những người
mẹ trẻ nạo phá thai còn rất nhiều những nỗi đau dài nhức nhối.
Sống chung trước khi kết hôn: Nên hay
không ?
Quyền cá nhân
Học tập và làm việc xa nhà chính là điều kiện để nhiều bạn trẻ “góp gạo thổi cơm chung”. Ở Huế,
phần lớn người sống chung trước hôn nhân là sinh viên, người lao động ở các tỉnh. Ng.T.T, quê ở
Hà Tĩnh chia sẻ: “Ban đầu mình cũng không đồng ý sống chung. Nhưng hai đứa ở cùng dãy trọ,
thuê hai phòng, nấu ăn chung. Thời gian bạn trai ở phòng mình nhiều hơn nên chúng mình quyết
định dọn qua sống chung một phòng để tiết kiệm vì cả hai đều là sinh viên. Chúng mình cũng muốn
gắn bó lâu dài với nhau. Tuy không khuyến khích điều này nhưng đó là quyền cá nhân của mỗi
người, ai cũng đã ở tuổi trưởng thành nên cũng có quyền làm những gì mình thấy không sai. Xã hội
cần tôn trọng điều đó. Nếu sống thử mà không làm phiền ai, lại trang bị đủ kiến thức để không mang
thai ngoài ý muốn, tự chịu trách nhiệm cuộc đời mình thì chẳng có gì là xấu cả”.
Tốt nghiệp ĐH, rồi ra trường cùng lúc nên T.N và T.P cùng ở lại TP.Đà Nẵng để làm việc. Họ thuê lại
một căn chung cư và cùng ở với nhau 3 năm nay. Gia đình hai bên đều biết và đều cho rằng, cả hai
đã lớn và tự trách nhiệm với lựa chọn của mình. “Nói là nói vậy nhưng lo lắm nên cũng thường
xuyên giám sát chúng nó, nếu “cơm không lành, canh không ngọt” là phải xử lý ngay”, bố của T.N
tâm sự.
Được và mất
Nếu may mắn, nhiều cặp đôi sẽ vượt qua những khó khăn, giải quyết những va chạm lớn nhỏ để
tiến đến hôn nhân bền vững. Với nhiều cặp đôi, cái được là: Được ở bên nhau, được làm mọi thứ
cùng nhau và được trải nghiệm những bài học của một cuộc hôn nhân. Họ biết cách quan tâm,
chăm sóc người mình yêu thương. Họ học cách hy sinh và sống có trách nhiệm hơn. Họ biết cách
trân quý, vun vén tình cảm…
“Chúng tôi sống cùng nhau từ năm thứ 3 học ĐH. Đói no, sướng khổ gì cũng có nhau. Chính cái
“nghĩa” của một thời gian khó ấy là động lực để chúng tôi vượt qua những khó khăn hiện tại, từ áp
lực công việc, con cái đến việc cân bằng các mối quan hệ xã hội”, anh N.T (Đà Nẵng) cho biết.
Tuy nhiên, “gãy gánh giữa đường” cũng không phải là ít. Nguyên nhân chung vẫn là do chưa trải
nghiệm các mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn thế giới học đường, họ bị áp lực kinh tế, nhận thức về
các giá trị của bản thân và xã hội vẫn còn hạn chế. Và cái “mất” đáng nói trước tiên có lẽ thuộc về
bạn nữ, đó là sức khỏe sinh sản, là những tổn thương về tinh thần, là áp lực đối diện với một mối
quan hệ mới.
Sau nhiều năm chia tay với bạn trai, H.T (Đà Nẵng) vẫn chưa thể tự tin quen thêm một ai. Thương
tổn mà người bạn trai mang lại quá lớn khiến T. cảm thấy: “Tốt nhất là không nên cho ai có thêm cơ
hội làm tổn thương đến mình”. Cứ như vậy, cô cắm đầu làm việc, tiền nong dư dả, T. lại đi du lịch
khắp nơi. Đến khi nhìn lại, bạn bè cùng trang lứa đều đề huề con cái, cô lại thấy “chán tự do, thèm
được ràng buộc”, nhưng cảm giác sợ dở dang khiến T. lại lờ đi tất cả.
Nói về chuyện sống chung, tiến sĩ Lê Thị Kim Lan, Trưởng bộ môn giới - gia đình - dân số, Khoa Xã
hội học (Trường ĐH Khoa học Huế), tỏ ra khá nghiêm khắc: “Sống chung với nhau, đa số các bạn
trẻ đưa ra lý do đó là quyền cá nhân, nhưng vấn đề là các bạn có thực sự giải quyết được cái gọi là
tự chịu trách nhiệm đó hay không, hay lại bỏ học giữa chừng, rồi nạo phá thai… Mặc dù được nhà
trường trang bị những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, nhưng cái “biết” của các bạn chưa
đủ. Tôi thấy, các bạn trẻ lao vào sống chung mà không trang bị đủ hành trang, không chuẩn bị đủ
kiến thức để bảo vệ mình, tránh cho mình khỏi những tổn thương về thể chất lẫn tinh thần”.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh Hải (Đà Nẵng) thì có phần thực tế hơn: “Nếu việc chẳng đặng
đừng mà phải sống với nhau trước khi kết hôn, các bạn nên cùng nhau tìm hiểu và trang bị cho
mình những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản, từ những kinh nghiệm ứng xử
của người lớn, hay cùng tham gia các buổi tư vấn về hôn nhân và gia đình để giúp mình chịu trách
nhiệm với quyết định của mình và cũng là minh chứng cho tình yêu tuy nóng vội nhưng có bản lĩnh
tự làm, tự chịu chứ không đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm khi “gạo đã thành cơm”.
Bỏ học để khởi nghiệp?
12/01/2016 09:35 GMT+7
TT - Rất nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi đã được đưa ra khi câu hỏi trên được một bạn trẻ nêu
ra tại diễn đàn Khởi nghiệp trẻ 2016 sáng 10-1.
Một sinh viên đang tham gia thảo luận chủ đề “Có nên bỏ học để khởi nghiệp” tại sự kiện ngày 10-1 - Ảnh: C.Nhật
Diễn đàn do CLB Kỹ năng doanh nhân - trực thuộc Hội Sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM
tổ chức.
Một bạn nữ (đề nghị không nêu tên) đã chia sẻ trước mọi người về việc bạn ấp ủ ý tưởng khởi
nghiệp từ lớp 11. Ý tưởng đó đeo đuổi bạn đến khi đã là sinh viên năm hai, nhất là khi bạn tìm hiểu
và thấy Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg... đều bỏ học và khởi nghiệp thành công.
“Những câu chuyện trên truyền cảm hứng mãnh liệt, thôi thúc tôi... ngừng học. Tôi thậm chí lúc đó
nghĩ rằng bản thân không nên sống một cuộc sống tầm thường, tôi muốn thay đổi xã hội như họ” -
bạn nói. Nhưng nhờ sự khuyên răn quyết liệt, chân tình của một người bạn thân mà bạn đã không
chọn hướng đi trên.
Trước tâm sự của bạn nữ trên, chị Trương Lý Hoàng Phi (giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên
khởi nghiệp) cho rằng truyền thông thường có xu hướng đẩy những gì khác biệt trở thành hiện
tượng.
“Thứ nhất, ở môi trường một số nước thì ngay từ nhỏ, người học đã được giáo dục về tầm quan
trọng của việc tự học và khả năng sáng tạo. Ngoài ra, mọi người thường cho rằng những người
được đào tạo bài bản thì thành công là đương nhiên, còn người không học mà thành công mới
đáng nói... trong khi họ quên rằng số lượng đó là rất ít, chỉ là đáy của một cái phễu” - chị Phi phân
tích.
Chưa kể “cũng đừng nên loại trừ khả năng mình sẽ khởi nghiệp thất bại, lúc đó mình sẽ xoay xở ra
sao khi bắt đầu lại mà không có kiến thức chuyên môn, bằng cấp gì?” - chị Phi bổ sung.
Trong khi đó, từ kinh nghiệm bản thân lẫn đúc kết từ các nghiên cứu đã đọc được, anh Ngô Minh
Hải (giám đốc tài chính Quỹ PVNI) cho rằng để trở thành một chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng cần sự lao động miệt mài trong khoảng hai năm rưỡi đến ba năm.
“Các bạn học xong ĐH rồi khởi nghiệp cũng tốt. Còn nếu thấy kiến thức và thời cơ đã chín, bản thân
đã kiên trì lao động, học hỏi trong thời gian dài, quyết đeo đuổi đam mê đến cùng thì dừng học để
khởi nghiệp cũng tốt” - anh Hải nói.
Là người trong cuộc khi từng bỏ học chương trình thạc sĩ tại Mỹ để về VN khởi nghiệp, anh Trần
Nguyễn Lê Văn (CEO vexere.com) cho biết bản thân vừa đồng tình nhưng cũng băn khoăn trước
câu hỏi trên.
“Tôi bỏ học chỉ vì đi học mà lúc nào ý tưởng đó cũng tràn ngập trong đầu, học môn gì tôi cũng nghĩ
về sự liên quan giữa môn học với dự án của mình. Tôi lục tung sách vở, tài liệu để đọc những gì
dính dáng đến ý tưởng của mình. Khi thấy kiến thức trên trường không còn giúp ích trong khi thời
gian là có giới hạn thì tôi mới quyết định nghỉ học hẳn” - anh Văn nhớ lại.
Tuy nhiên, anh Văn khẳng định nhờ học cao học mà anh được truyền cảm hứng bởi những người
thầy của mình. “Một người thầy đã ủng hộ ý tưởng của tôi trong khi nhiều người chê cười. Và cũng
nhờ học cao học mà tôi được một người bạn cùng lớp cho biết mô hình của tôi đã được áp dụng
thành công tại Ấn Độ. Những điều trên tạo giá trị tích cực, hun đúc niềm tin trong tôi” - anh Văn cho
biết.
Anh Văn dẫn lại câu nói nổi tiếng của Steve Jobs liên quan đến “connecting the dots” và cho rằng
mỗi thứ chúng ta làm trong quá khứ đều hỗ trợ tương lai. Vì thế, khởi nghiệp đồng nghĩa với việc
phải “ngụp lặn” trong biển học. “Bạn phải học hoài, học mãi, mở mắt ra là phải học. Cá nhân tôi phải
học từ quản lý nhân sự đến sản phẩm, tiếp thị, kinh doanh... Những người có tố chất khởi nghiệp
nhất thiết phải có khả năng tự tìm tòi, tự nghiên cứu và quyết tâm đến cùng” - anh Văn nêu quan
điểm.
Ông chủ Tập đoàn Microsoft Bill Gates trong những lần chia sẻ với giới trẻ gần đây đều lặp lại lời
nhắn nhủ chân tình: “Đúng là tôi đã bỏ học và thành công, nhưng xin đừng làm giống tôi. Có một
tấm bằng thì vẫn đảm bảo tương lai của các bạn hơn”. Và ông khẳng định sẽ có một ngày quay lại
giảng đường dù ông hiện đã ngồi trên “ngai vàng” cao nhất của tiếng tăm và tiền bạc.
Malcolm Gladwell, tác giả quyển sách trứ danh Outliers (Những kẻ xuất chúng) đã quan sát rất
nhiều cá nhân tài năng và đúc kết chỉ có lao động nghiêm túc trên 10.000 giờ (chứ không phải tài
năng) mới giúp con người có thể trở thành chuyên gia ở lĩnh vực mình theo đuổi.
Mặc cho lời khuyên trên, hiện vẫn có rất nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp không cần học
hành, không cần bằng cấp. Còn bạn nếu khởi nghiệp, bạn chọn lối nào?
Đừng bỏ học! Đại học vẫn là con đường tốt
nhất dẫn tới thành công
Rời bỏ trường đại học đã mang đến thành công cho Bill
Gates và Mark Zuckerberg. Nhưng điều đó không có
nghĩa là bạn cũng sẽ làm được giống họ, bất kể ý tưởng
kinh doanh của bạn tuyệt vời như thế nào.
Trong khi các nhà khởi nghiệp trẻ cho rằng thời gian học tập ở trường đại học là lãng
phí thời gian của họ, nghiên cứu mới đây của LinkedIn có thể sẽ khiến cho họ phải xem
xét lại.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 1.200 doanh nghiệp công nghệ cao –
nhận được vốn đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) trong năm 2013,
và phát hiện ra rằng phần lớn các chủ doanh nghiệp này đều sở hữu một tấm bằng đại
học.
“Xây dựng sự nghiệp từ một nền tảng giáo dục vững mạnh là một sự lựa
chọn thông minh”, Michael Conover, chuyên gia phân tích dữ liệu cao cấp của
LinkedIn nêu quan điểm.
Ngoài việc đầu tư vào những người đã tốt nghiệp đại học, các quỹ đầu tư cũng tìm kiếm
các doanh nhân có kinh nghiệm làm việc thực tế. Nghiên cứu cho thấy rằng hơn 30%
doanh nhân nhận được tài trợ đã có kinh nghiệm làm việc cho các công ty có tên tuổi.
“Hơn nữa, những nhà khởi nghiệp thường có xu hướng phát triển kinh nghiệm lãnh đạo
trước khi thành lập công ty riêng của họ, với hơn 40% số người đã từng giữ các chức vụ
ở cấp giám đốc trở lên”, Conover cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các quỹ có xu hướng đầu tư vào những người có kiến
thức và biết làm thế nào để bắt đầu một công ty mới. 20% số doanh nhân đã nhận
được vốn đầu tư vào năm ngoái đã bắt đầu khởi nghiệp ở ít nhất một công ty trước đó.
Trong khi các doanh nhân cho rằng càng nhiều tuổi thì khả năng họ nhận được sự đầu
tư càng ít, nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Các dữ liệu cho thấy các khoản đầu tư
lớn nhất được dành cho các doanh nhân trên tuổi 30.
Các doanh nhân có độ tuổi trên 30 trung bình nhận được số vốn đầu tư gấp 4 lần so với
những người có độ tuổi trên dưới 20.
Các nhà nghiên cứu LinkedIn tiết lộ bí quyết dẫn đến thành công cho các nhà
khởi nghiệp trẻ đó là:
- Hãy đầu tư vào giáo dục. Khi ở trường học, hãy tập trung vào các kỹ năng Giáo dục:
quản lý và lãnh đạo.
- Hãy thử và tích lũy kinh nghiệm làm việc tại các công ty hàng đầu. Kinh nghiệm:
Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc khởi nghiệp sau này.
- Dành nhiều thời gian hơn để tập trung việc học tập và tích lũy kinh Kiên nhẫn:
nghiệm thực tế. Thành công không bao giờ đến dễ dàng, hãy học cách kiên nhẫn.
Chúc các bạn thành công trên con đường khởi nghiệp của mình.
Hãy ngừng ngay việc giúp đỡ người khác và
đây là lý do tại sao
PV, THEO 19:13 29/12/2015TRÍ THỨC TRẺ
46 Chia sẻ 1373
Lòng tốt, thứ di sản văn hóa phi vật thể của người Nhật
Bạn sẽ thấy ấm áp vì lòng tốt của người Việt sau khi đọc câu chuyện này!
Nạn nhân vụ máy bay rơi tại Pháp: Lòng tốt dẫn đến bi kịch
Mẹ tôi đã luôn dạy tôi là đừng bao giờ đưa ra lời khuyên không đúng
chỗ và đừng cố gắng để giúp đỡ bất cứ ai trừ khi họ yêu cầu bạn làm
thế.
Tôi đã từng nghĩ mẹ là người lạnh lùng nhưng khi lớn lên tôi bắt đầu nhận ra rằng mẹ tôi
đã đúng. Mẹ là một trong những người tốt bụng nhất trong cuộc đời của tôi.
Xã hội luôn nhấn mạnh về việc giúp đỡ mọi người là điều cần thiết nên làm. Và tôi cũng
đã làm như vậy.
Mọi người thường nói với nhau rằng bạn nên giúp đỡ người khác vô điều kiện và đừng
trông chờ vào việc trả ơn. Vâng, tất nhiên không có gì là sai cả. Hành vi của sự tử tế có
thể thay đổi cuộc sống của một con người nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó.
Không có thứ gì trên đời hoàn toàn xấu cũng như không có gì hoàn toàn tốt đẹp. Hai điều
tốt và xấu luôn luôn song hành cùng với nhau. Việc giúp đỡ người khác không có gì là
xấu mà cũng chẳng phải là điều tuyệt diệu.
Và đây là 3 trường hợp cá nhân tôi đã trải qua và lý do tại sao tôi không giúp đỡ người
khác nữa, đó cũng là điều bạn nên làm:
1. Ngừng ngay việc giúp đỡ một người không xứng đáng để
giúp
Đó là điều không dễ dàng để thực hiện khi chúng ta thường được dạy rằng giúp đỡ mọi
người là điều nên làm và phải làm. Bạn cần phải gạt bỏ quan niệm này ra khỏi đầu ngay
lập tức.
Sam Levenson có câu nói nổi tiếng: “Khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn có hai
bàn tay nhưng một bàn để giúp chính bạn, bàn tay còn lại để giúp người khác.”
Một startup muốn tôi giúp đỡ về mặt ý tưởng nhưng tôi nhận ra rằng việc phát triển một
startup là điều rất khó khăn nên tôi không bán ý tưởng của mình một cách miễn phí. Tôi
thà tự làm còn hơn cho.
Trong quá khứ, có rất nhiều lần mọi người mời tôi đi uống cà phê chỉ để “nhặt nhạnh
những ý tưởng”. Cứ nghĩ thử xem nếu bạn có vài triệu đô la trong ngân hàng là do “ăn
cắp ý tưởng” miễn phí của tôi thì đó là điều không thể chấp nhận được, đặc biệt là bạn
còn không thèm trả tiền cà phê cho tôi.
Họ không hiểu rằng tôi còn phải nuôi gia đình mình, phải trả các khoản vay nợ cũng như
lãi suất ngân hàng.
Họ không nhận ra rằng để dành thời gian cho cà phê, tôi đã phải thức khuya đến 2 gi
sáng để hoàn thành công việc còn dang dở.
Nếu họ nghĩ rằng thời gian của tôi là thứ bỏ đi và không giá trị thì tôi cũng không dành
thời gian cho họ làm gì!
Nếu mọi người không quan tâm tới bạn thì đừng nên giúp đỡ họ làm gì. Họ không xứng
đáng để nhận sự giúp đỡ ấy.
Bây giờ đơn giản là tôi sẽ nói với mọi người về việc họ cần phải trả tiền cho mỗi lời
khuyên nhận được từ tôi hoặc phí phải trả cho mỗi giờ đồng hồ ngồi nói chuyện. Phải,
tuy có hơi khó nghe nhưng nó làm cuộc sống của tôi dễ dàng hơn và tôi hạnh phúc vì
điều đó.
Người nói chuyện với tôi cũng trở nên nghiêm túc hơn và quan trọng là họ không đánh
giá tôi thấp.
Tôi luôn có hai quy tắc dành cho mình. Đó là:
Quy tắc thứ nhất: Không bao giờ đưa ra lời khuyên nào miễn phí.
Quy tắc thứ hai: Không bao giờ quên quy tắc thứ nhất.
Lần sau nếu có ai đó yêu cầu bạn chia sẻ và nói chuyện tại buổi hội thảo của họ và tất
nhiên là miễn phí thì đừng bao giờ đồng ý, hãy thương lượng để bạn không phải chịu sự
thiệt thòi.
Nếu họ không đủ khả năng để trả cho bạn vì buổi hội thảo đó để quyên góp cho một tổ
chức từ thiện thì dành cho họ một chút thời gian để chia sẻ cũng không sao. Nó sẽ nâng
hình ảnh của bạn lên rất nhiều.
Mọi người sẽ luôn cố gắng để khai thác từ bạn nếu bạn cho phép họ làm thế. Bạn không
có đủ thời gian để giúp đỡ tất cả mọi người vì thế hãy chỉ giúp những người xứng đáng
được bạn giúp đỡ.
Hãy ghi nhớ một điều, người đầu tiên bạn cần giúp đỡ là CHÍNH MÌNH.
Nếu giúp đỡ người khác khiến bạn không vui thì đừng làm nữa. Đơn giản chỉ thế thôi.
Đôi khi bạn nên có chút ích kỷ và đặt mình lên trên hết tất thảy những người khác, thậm
chí bỏ qua cả những điều xã hội hối thúc bạn nên làm.
2. Ngừng ngay việc giúp đỡ những người không đánh giá cao sự
giúp đỡ của bạn
Điểm yếu lớn nhất của tôi là muốn giúp đỡ tất cả mọi người.
Tôi giúp mọi người, bất kể họ có yêu cầu sự giúp đỡ hay không. Nhưng có một điều bạn
không thể ngờ rằng những người bạn từng giúp sẽ có lúc làm tổn thương đến bạn.
Cách tốt nhất để biến bạn bè của bạn thành kẻ thù là cung cấp cho họ những lời khuyên
mà họ không muốn nghe.
Khi tôi cho ai đó một lời khuyên, đó là điều tôi thực sự muốn giúp đỡ. Nhưng không phải
ai cũng sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ từ phía tôi, đó cũng là điều bình thường. Bạn không
nên đưa ra bất cứ lời khuyên nào khi người ta không muốn đón nhận nó, hoặc có thể một
ngày nào đó họ sẽ đổ lỗi cho bạn vì đã khuyên họ không đúng.
Tôi đã ngừng ngay việc giúp đỡ những người không muốn tôi giúp và điều đó khiến tôi
có nhiều thời gian hơn cho bản thân mình và gia đình.
3. Dừng ngay việc giúp đỡ người khác khi bạn không tin vào
chính mình
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cho ai đó một lời khuyên khi bạn không
tự tin vào mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tôi đã thử làm điều này rất nhiều lần và
đến ngày hôm nay tôi vẫn cảm thấy hối tiếc vì điều đó.
Giúp đỡ mọi người khi bạn không có đủ kỹ năng cũng như kiến thức thì sẽ gây hại nhiều
hơn lợi. Nó giống như việc bạn bị mù nhưng vẫn dạy người khác làm thế nào để vẽ.
vô tình bạn làm cho mọi người bỏ lỡ cơ hội để tìm những sự giúp đỡ tốt hơn.
Lòng tốt của bạn có thể gây tổn thương cho người khác. Có một cách để phá vỡ mối quan
hệ nhanh nhất đó là yêu cầu được giúp đỡ người khác trong khi bạn không thể.
Và điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn đó là tất cả mọi thứ đều có hai mặt tốt hay xấu.
Tất cả chúng ta cần phải làm là biết cân bằng giữa hai yếu tố đó.
Hãy suy nghĩ một cách cẩn thận trước khi bạn giúp đỡ người khác. Nếu không bạn sẽ tốn
rất nhiều thời gian, tiền bạc và mất đi những mối quan hệ gắn bó với mình.
Một hành động giúp đỡ người khác có thể thay đổi cuộc sống của một ai đó nhưng nó
cũng có thể phá hủy tất cả mọi thứ.
Nếu bạn giúp sai người bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để giúp những người xứng đáng được nhận sự
giúp đỡ.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi bạn làm.
Hai thiếu niên cướp giật bánh mì nhận án tù
20/07/2016 11:37 GMT+7
TTO - TAND quận Thủ Đức, TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Tuấn 10 tháng tù và Ông
Thành Tân 8 tháng 20 ngày tù (Tân đã chấp hành xong hình phạt) về tội cướp giật tài sản.
Tuấn (áo sọc) và Tân tại tòa - Ảnh: TUYẾT MAI
Ngày 20-7, TAND quận Thủ Đức TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử Ôn Thành Tân (18 tuổi, ngụ Q.9)
và Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi, ngụ H.Củ Chi) trong vụ án c vì đói mà dư luận ướp giật bánh mì
quan tâm. Vào thời điểm xảy ra vụ án, hai bị cáo n và Tuấn đều chưa thành niên.
Phiên tòa do thẩm phán Vũ Văn Thắng làm chủ tọa.
Vừa qua, Tân được cơ quan điều tra cho tại ngoại. Bà Lại Thị Yên, người bị hại (bị giật túi đồ
ăn) trong vụ án đã không tới và đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa. Trước đó, bà Yên đã làm đơn
xin bãi nại cho 2 bị cáo.
Luật sư Lê Ngọc Phụng đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập bà Yên nhưng HĐXX cho rằng bà Yên
đã có bản tự khai tại cơ quan điều tra, việc vắng mặt của người bị hại không ảnh hưởng đến bản
chất vụ án nên phiên tòa vẫn tiếp tục làm việc.
Theo cáo trạng của Viện KSND Q.Thủ Đức, khoảng 22g ngày 17-10-2015 Tuấn gặp Tân tại một
tiệm Internet ở Q.9. Cả hai chơi điện tử đến sáng hôm sau thì ngừng và chở nhau đi xin việc làm.
Phạm tội khi giật túi đồ ăn giá 45.000 đồng
Trên đường đi, Tân và Tuấn đói bụng nhưng không có tiền, bèn ghé một tiệm tạp hóa hỏi mua 2
bịch chuối sấy, 1 ổ bánh mì ngọt, 1 bịch đậu phộng rang muối, 3 bịch me trộn đường trị giá 45.000
đồng.
Khi chủ quán đưa các món đồ thì Tuấn giật lấy nhảy lên xe chạy đi. Người dân đã bắt giữ cả hai
giao cho Công an P.Linh Chiểu. Cả hai bị tạm giam từ ngày 18-10-2015.
Sau đó, Tuấn và Tân bị Viện KSND Q.Thủ Đức truy tố về tội cướp giật tài sản, theo khoản 1 điều
136 BLHS, có khung hình phạt từ 1-5 năm tù.
Trước đó, các bị cáo này bị VKSND Q.Thủ Đức truy tố về tội cướp giật tài sản, thuộc trường hợp
dùng thủ đoạn nguy hiểm, được quy định tại khoản 2, điều 136 BLHS, có khung hình phạt từ 3-10
năm tù.
Về nhân thân, ngày 30-7-2015, Tuấn từng bị công an huyện Củ Chi khởi tố về tội trộm cắp tài sản
và bị truy nã về hành vi này.
Ba mẹ về quê nên không thể về nhà ăn
Tại tòa, hai bị cáo Tuấn, Tân đều khai nhận: sau khi chơi game xong, cả hai đã đói bụng nhưng
không còn tiền nên Tân rủ Tuấn đến tiệm tạp hóa để hỏi mua đồ rồi nhân lúc chủ quán đưa đồ giật
lấy túi thức ăn bỏ chạy.
Trả lời lý do sao đói mà không về nhà kiếm đồ ăn, Tân nói do ba mẹ đã về quê hết.
Sau khi thẩm vấn, đại diện VKSND Q.Thủ Đức đề nghị mức án đối với 2 bị cáo từ 10-12 tháng tù.
Đối đáp với VKS, các luật sư bào chữa cho Tuấn và Tân cho rằng hành vi của các bị cáo đã cấu
thành tội phạm, tuy nhiên hậu quả với xã hội không đáng kể, tài sản có giá trị thấp, bên cạnh đó
mục đích của các bị cáo là cướp để ăn chứ không phải cướp giật để bán.
Ngoài ra, các luật sư cho rằng hình phạt đối với người chưa thành niên như các bị cáo này chủ yếu
mang tính giáo dục nên đề đề nghị HĐXX xem xét cho 2 bị cáo mức án nhẹ.
HĐXX xét thấy các bị cáo thành khẩn khai báo, phạm tội khi chưa thành niên, bị cáo Tân có nhân
thân tốt… nên đã tuyên phạt Tuấn 10 tháng tù, tuyên phạt Tân 8 tháng 20 ngày tù (Tân đã chấp
hành xong hình phạt).
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh
dù cướp giật cái gì thì hành vi đó xã hội
không chấp nhận được.
Ngày 21/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm
2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm
và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham
nhũng.
Trước một số ý kiến băn khoăn về đánh giá vi phạm pháp luật phổ biến, đa
dạng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng nhận định như báo cáo là
đúng tình hình thực tế. Đơn cử như vi phạm Luật Giao thông là tràn lan, phổ
biến.
“Đèn đỏ vẫn vượt mà có người còn hoan nghênh hành vi đó. Cảnh sát giao
thông trong 6 tháng đầu năm xử phạt hơn 2 triệu trường hợp vi phạm với số
tiền 2.000 tỷ đồng. Công an không muốn tăng số bị phạt nhưng so với mức
độ thực tế vi phạm chưa ăn thua gì! Cái đó ai cũng nhìn thấy” – Bộ trưởng
Lâm dẫn chứng và đề nghị cần nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục để
tăng cường kỷ cương kỷ luật.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm
Về diễn biến tình hình tội phạm, Bộ trưởng Công an cũng nhấn mạnh là còn
phức tạp. Đáng lưu ý, theo thống kê cho thấy tội phạm ngày càng trẻ hóa, đối
tượng từ 18-30 tuổi chiếm đến 78%, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên.
“Thanh thiếu niên tụ tập thành băng nhóm rất nhanh. Có những vùng thôn
quê yên ả vừa qua tội phạm băng nhóm tập trung đến cả trăm người rồi sử
dụng hung khí. Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng phần lớn đối tượng này đều
có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thiếu gương mẫu, bạo lực gia đình...” – ông
Tô Lâm nói.
Đề cập diễn biến tội phạm doanh nghiệp, Thượng tướng Tô Lâm cho biết có ý
kiến nói công an hình sự hóa quan hệ kinh tế, nhưng nhìn lại thực tế cho thấy
mức độ đáng báo động.
“Loại tội phạm hình sự cộm cán, có số có mũ lại nắm điều hành doanh nghiệp
trên một số lĩnh vực như khai thác mỏ, san lấp mặt bằng, khai thác vận
chuyển cát, đá sỏi,... Có doanh nghiệp lập ra nhưng dưới trướng tụ tập đàn
em đi đe dọa giành giật thị trường, bắn giết nhau” – ông Tâm Lâm thẳng thắn.
Hay trong lúc đời sống khó khăn thì đang phát triển “tín dụng đen” cho vay
nặng lãi nhưng rồi cho “tay chân” đi đòi nợ cướp đất, cướp nhà. Các tội liên
quan gian lận thương mại, trốn thuế... chính là các doanh nghiệp vi phạm.
Đề cập nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Công an bày tỏ băn khoăn về những
khoảng trống trong luật pháp.
“Hành vi trộm cắp, cướp giật xét về phong tục tập quán là không chấp nhận
được, dù là cướp cái gì, vì gây mất an toàn xã hội. Quy định từ 2 triệu trở lên
mới bị xử lý thì rất khó, dẫn đến có loại ăn cắp cứ 1,8 hay 1,9 triệu là không bị
xử lý. Rồi việc giám định cũng phức tạp, cái xe đạp người này nói 2,1 triệu
nhưng người kia nói 1,9 triệu” – ông Tô Lâm nêu ví dụ và cho rằng nếu công
an không giải quyết thì dân tự xử, dẫn đến chuyện cả làng đánh chết đối
tượng trộm chó vì bức xúc.
“Hôm nay cướp giật một bánh mì, ngày mai ăn cướp hai bánh mì thì vẫn là
bánh mì, nhưng hành vi ăn cướp là không chấp nhận được” – Bộ trưởng
Công an nhấn mạnh./.
Ngọc Thành/VOV.VN
Nhận vài chục ngàn, CSGT có tham nhũng?
Sau khi Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố kết quả điều tra xã hội học cho biết
CSGT đứng đầu nhóm ngành tham nhũng, ngành công an cho rằng kết quả này... chưa thỏa đáng.
Tại buổi phát động Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng (VACI) năm 2013 vừa được
tổ chức tại Hà Nội, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết đã đọc được
thông tin trên báo chí về việc lãnh đạo Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt và Tổng cục Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VI - Bộ Công an), “phàn nàn” về việc CSGT
bị xếp đứng đầu nhóm ngành tham nhũng.
CSGT đang làm nhiệm vụ. (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: TẤN THẠNH
Đủ yếu tố tham nhũng
Tại buổi giao lưu trực tuyến thực hiện Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm giao thông do Báo
Công An Nhân Dân tổ chức ngày 19-11, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT
Đường bộ, Đường sắt, bày tỏ: CSGT nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục ngàn, một
vài trăm ngàn đồng mà bị cho là tham nhũng, theo ông là không thỏa đáng.
Ông Trần Đức Lượng cho biết kết quả điều tra hội học dựa trên việc lấy ý kiến của 5.460 người
(2.601 người dân, 1.058 doanh nhân và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh, thành và 5 bộ, ngành).
Đó không phải là đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và không đại diện cho tất cả người dân. Tuy
nhiên, nó có ý nghĩa nhất định cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý.
“Trong cuộc điều tra vừa rồi, chúng tôi cũng tìm hiểu xem người dân nhìn nhận thế nào về tham
nhũng. Kết quả cho thấy người dân hiểu về tham nhũng rộng hơn so với quy định pháp luật hiện
nay” - ông Lượng nói và dẫn giải Luật Phòng chống tham nhũng quy định 3 yếu tố cấu thành tham
nhũng gồm: Người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn đó, vì mục đích vụ lợi. Trao
đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lượng cho biết: “Ở thành thị, 50.000 đồng thể
chưa là gì nhưng nông thôn thì 5.000 hay 10.000 đồng đã lớn. Luật Phòng chống tham nhũng
đã quy định cứ đủ 3 yếu tố như trên là tham nhũng nên nói như đại diện Bộ Công an là không chính
xác”.
Nghiêm túc tiếp thu để điều chỉnh nội bộ
Một lãnh đạo Ủy ban pháp của Quốc hội cho rằng lắng nghe trách nhiệm, nghĩa vụ của
quan Nhà nước, của cán bộ, viên chức Nhà nước theo hiến định. Theo vị này, nhận hối lộ là 1 trong
12 hành vi tham nhũng bị chế tài, xử lý từ kỷ luật, trách nhiệm hành chính đến trách nhiệm hình sự.
Theo Luật Hình sự, số tiền tham nhũng thông qua việc nhận hối lộ dăm ba chục ngàn hoặc một vài
trăm ngàn đồng của CSGT nếu chỉ thực hiện một lần thì chưa đến mức xử hình sự, thể bị kỷ
luật, xử hành chính nhưng nếu rơi vào 1 trong 3 trường hợp quy định tại khoản 1 điều 279 Bộ
Luật Hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử kỷ luật về hành vi này còn vi phạm, đã bị
kết án về một trong các tội về chức vụ nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - PV) là phạm
tội.
“Kết quả điều tra xã hội học không làm dư luận ngạc nhiên mà một lần nữa khẳng định sự thật đang
diễn ra công khai, phổ biến từ nhiều năm qua. Điều mà người dân mong mỏi ở lãnh đạo Cục CSGT
sự thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm để sửa chữa chứ đừng vội vàng bào chữa bằng lập luận
đứng trên pháp luật” - vị lãnh đạo Ủy ban Tư pháp bày tỏ.
Trong khi đó, luật Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng việc nhũng
nhiễu, nhận tiền của CSGT để thỏa mãn lòng tham của mình không thể dùng từ nào khác ngoài
tham nhũng. Bộ Công an cần nghiêm túc thừa nhận kết quả điều tra để điều chỉnh nội bộ.
Thiếu tướng công an Nguyễn Văn Tuyên:
CSGT “nhận dăm ba chục” sao gọi là tham
nhũng?
Lê Quang - Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, gọi việc nhận dăm ba chục, một
vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng.
Theo kết quả cuộc điều tra hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người
dân, doanh nghiệpcán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ
Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành
tham nhũng phổ biến nhất.
Đưa ý kiến của mình về vấn đề này tại cuộc giao lưu trực tuyến do Báo Công
an Nhân dân tổ chức sáng 22/11 về nghị định 71/2012/NĐ-CP, Thiếu tướng
Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ
Công An không đồng tình với kết luận đó.
Thiếu tướng Tuyên cho rằng, đây chỉ những tiêu cực chứ không thể nói
tham nhũng: “Tôi cho rằng đây chỉ những tiêu cực chứ không thể nói tham
nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó
chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục,
một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Tham nhũng phải những người chức,
quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho
rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta
vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.
Cũng tại buổi giao lưu trực tuyến, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên Đại
Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt - CATP Nội
đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của độc giả mạng về việc đăng ký, sang tên
đổi chủ, xe chính chủ...
Theo Đại Đào Vịnh Thắng, trong 11 tháng của năm 2012 lực lượng
CATPHN đã xử 650 trường hợp không sang tên chuyển chủ với số tiền
phạt khoảng 97 triệu đồng với các trường hợp mua xe ô theo nghị định 34
của Chính phủ nghị định 36/2010 Chương I điều 6. Luật các văn bản
dưới luật đã quy định rất khi người mua bán sang tên đổi chủ trong 10
ngày phải trực tiếp thông báo cho quan chức năng hoặc chuyển thông
điệp qua đường bưu điện. Sau 30 ngày phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ
nếu không thực hiện sau 30 ngày sẽ xử phạt theo nghị định 34 của chính
phủ.
Ông Thắng cũng giải đáp rất nhiều thắc mắc cho người dân như việc không
tìm thấy chủ đầu tiên của xe đã qua nhiều đời chủ, người trong gia đình cùng
sở hữu một phương tiện hay mượn xe, cho mượn xe...
“Điều 58 Luật GTĐB quy định khi lưu thông trên đường người điều khiển phương
tiện mang theo đầy đủ đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định ATKT
và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự của chủ xe
giới thì không xử phạt lỗi không sang tên”. - Đại Đào Vịnh Thắng khẳng
định.
Cả hai vị khách mời đều hướng dẫn người dân tham gia giao thông rằng,
CSGT không xử phạt việc đi xe không chính chủ mà chỉ xử phạt những người
không thực hiện việc sang tên chuyển chủ khi mua bán xe.
Về trường hợp ngườitỉnh khác đến Hà Nội sinh sống làm việc do không
hộ khẩu Nội nên không thể đăng ký xe, Đại Đào Vịnh Thắng hướng
dẫn: Mọi công dân các địa phương (ngoại tỉnh) công tác, học tập, làm việc
tại Nội, nếu sinh viên, học sinh học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của
các trường cung cấp, cao đẳng, đại học, học viện có thẻ sinh viên và giấy giới
thiệu của nhà trường đều được đăng xe (khoản 2.1.3, điều 7, mục A
Chương II TT36-BCA quy định, còn nếu Công an, Quân đội thì có giấy giới
thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác kèm theo giấy Chứng minh
thư CAND, giấy Chứng minh thư QĐND cũng được đăng xe; khoảng 2.12
điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định.
Lê Quang (VOV)
* Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người
lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích
cá nhân". - Nguồn: Wikipedia.
Cẩn trọng đầu tư đường sắt cao tốc Bắc –
Nam
Th Ba, 18/10/2016 10:00
(BĐT) - Thay m t Chính ph , Phó Th t ng Tr nh Đình Dũng v a có ch đ o vềề quy ho ch t ng quan ướ
đ ng sắắt Vi t Nam và vi c nghiền c u ph ng án xây d ng đ ng sắắt tốắc đ cao trền tr c Bắắc - ườ ươ ườ
Nam.
H tầầng đ ng sắắt Vi t Nam ngày càng xuốắng cầắp. nh: Nhã Chi ườ
Nếu được đầu tư, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành đường
sắt vốn đang còn nhiều hạn chế và bất cập hiện nay.
Năm 2018 trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
Với 135 năm phát triển, mạng đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.134 km, trong đó 2.531 km chính tuyến,
612 km đường nhánh và đường ga. Đường sắt Việt Nam đã đóng góp hết sức quan trọng vào phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và tích cực tham gia vào vận tải toàn ngành giao thông nói riêng.
Tuy nhiên, do đường sắt đã xây dựng từ lâu lại không được nâng cấp, mở rộng theo đúng yêu cầu phát triển,
nên đường sắt Việt Nam hiện vẫn hoàn toàn là đường đơn, khổ đường hẹp 1.000 mm và ngày càng xuống cấp;
tiêu chuẩn kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt thấp, lạc hậu, hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh không cao.
Trong khi đó, điều kiện địa hình nước ta có đặc thù trải dài từ Bắc vào Nam nên việc phát triển giao thông kết
nối hai khu vực này và nối liền các thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch dọc tuyến là rất
cần thiết.
Từ những yêu cầu của thực tiễn định hướng phát triển ngành đường sắt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cập nhật các nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu; tổ chức hội thảo, truyền
thông hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; trình Hội đồng Thẩm định nhà nước, Thủ tướng
Chính phủ, Chính phủ thông qua năm 2017 để xem xét, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cho ý
kiến và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu vào năm 2018. Khi được Quốc hội thông qua, cần chuẩn
bị kỹ về thiết kế kỹ thuật nguồn vốn để năm 2022 - 2030 thực hiện xong các dự án ưu tiên đoạn Nội -
Vinh và TP.HCM - Nha Trang.
Phải nghiên cứu kỹ lưỡng
Dự án này cần quy trình, thủ tục đầu kéo dài, nhu cầu vốn rất lớn, khả năng thu hồi vốn hết sức khó khăn;
đặc biệtviệc đầu kết cấu hạ tầng đường sắt phải do Nhà nước đầusẽ gây áp lực đối với trần nợ công.
Đồng thời, Dự án cần áp dụng công nghệ hiện đại, chất lượng nhân lực cao, với khối lượng bồi thường, giải
phóng mặt bằng lớn. Do đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Dự án phải được nghiên cứu thận trọng,
kỹ lưỡng, khoa học đồng bộ toàn tuyến, tính toán phân kỳ đầu phù hợp. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ
GTVT làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí vốn ngân sách cho công tác chuẩn bị đầu tư Dự án; hoàn
thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; lựa chọn vấn nước ngoài thẩm tra Dự án trước khi trình Thủ
tướng Chính phủ Hội đồng Thẩm định nhà nước; phối hợp nghiên cứu xây dựng chế, chính sách huy
động vốn…
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, việc nghiên
cứu phương án xây dựng là rất cần thiết và việc lựa chọn triển khai theo phương án nào cần hết sức cẩn trọng.
TS. Doanh lưu ý, vì đây là dự án lớn, cần số vốn đầu tư cao, nên trong quá trình nghiên cứu xây dựng phương
án phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề hiệu quả dự án; khả năng trang trải của người dân khi sử dụng loại
phương tiện này… Đây cũng những vấn đề không thể xem thường trong quá trình nghiên cứu xây dựng
phương án hiệu quả.
Trung Hiếu
Chuyên gia: 'Xe máy là thủ phạm ùn tắc ở TP
HCM, cần cấm'
Xe máy tại Sài Gòn đang nhiều nhất thế giới và là "thủ phạm" gây ùn tắc, PGS. TS Phạm
Xuân Mai đề nghị chính quyền TP HCM sớm hạn chế rồi cấm hẳn.
Sài Gòn kẹt xe ngày càng nghiêm trọng
Ngày 20/4, tại hội thảo Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP HCM - Thực trạng và
giải pháp, PGS. TS Phạm Xuân Mai (nguyên trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông - ĐH Bách Khoa TP
HCM) nói rằng, ông tham gia rất nhiều buổi họp bàn hạn chế xe cá nhân nhưng đến nay vẫn chưa
có giải pháp nào được thực hiện, còn xe máy vẫn tăng lên từng ngày.
"Tôi đã nói suốt 15 năm nay rồi, vấn đề bây giờ là bắt tay vào thực hiện. Hy vọng đây là lần cuối
cùng tôi nói về việc hạn chế xe máy tại TP HCM", ông Mai thẳng thắn và đề nghị chính quyền thành
phố "làm cuộc cách mạng" hạn chế, tiến tới cấm hẳn xe máy như nhiều nước đã làm.
Trung bình TP HCM có 910 xe máy trên 1.000 dân - tỷ lệ cao nhất thế giới. Con số này ở Hà Nội là
653, Bangkok (Thái Lan) 265, Jakarta (Indonesia) 160, Dehly (Ấn Độ) 175… "Qua nhiều năm nghiên
cứu chúng tôi cho xe máy là thủ phạm gây kẹt, tai nạn giao thông và tiêu tốn nhiên liệu", ông Mai
cho biết.
Các chuyên gia cho xe máy là thủ phạm gây kẹt xe ở TP HCM. Ảnh: L.G
Ông dẫn chứng, một năm cả nước có hơn 8.000 người chết và hàng chục nghìn người bị thương vì
tai nạn giao thông. Trong đó, 71% là do xe máy (va chạm nhau; với người đi bộ, các loại phương
tiện khác và tự gây tai nạn)… tương đương 43 vụ rơi máy bay.
"Tai nạn máy bay làm chết cùng lúc mấy trăm người, còn tai nạn giao thông thì chết từng người,
từng ngày nên người ta ít cảm nhận được. Nếu hậu quả của tai nạn hàng không mà như xe máy thì
còn ai dám đi máy bay? Các hãng hàng không còn được phép hoạt động không?", ông Mai nói và
cho rằng hạn chế, hay cấm hẳn xe máy là đúng đắn, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như không
vi phạm luật lệ của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Mai, cứ mỗi lần có đề xuất cấm xe máy là lại "có nhiều ý kiến bàn lui vì lo ảnh
hưởng đến người nghèo" nên chính quyền lại chùn tay. "Tôi nói thẳng, Việt Nam không còn là nước
nghèo nữa, đừng lấy cái nghèo ra để dọa nhau", ông Mai nêu quan điểm.
Theo tính toán của chuyên gia, tổng thiệt hại do xe máy gây ra hàng năm là hơn 6,1 tỷ USD, chiếm
13,4% GDP của TP HCM - làm kéo lùi sự phát triển 7-8%. Một cách gián tiếp, xe máy đang làm
giảm đà tăng trưởng của thành phố.
"Chúng ta không nên xem xe máy là phương tiện giao thông. Nó chỉ tiện cho cá nhân, song gây thiệt
hại rất lớn cho xã hội. Trung Quốc đã cấm xe máy ở các thành phố lớn và họ đã cho thấy đó là cách
làm đúng đắn. Các nơi khác như HongKong, Singapore, Myanmar cũng đã làm", ông dẫn chứng.
Từ đó, ông Mai đề xuất một loạt giải pháp để hạn chế và cấm xe máy như: giảm nguồn cung, không
nhập khẩu xe máy; dừng phát triển công nghiệp xe máy; tăng phí mua mới, thu phí cao người sở
hữu từ 2 xe trở lên và nhất là phải ưu tiên phát triển vận tải công cộng...
Đồng quan điểm, cho biết, theo quy hoạch năm 2020 cả nước có 36 TS Kinh tế Lương Hoài Nam
triệu xe máy nhưng hiện đã hơn 45 triệu chiếc, mỗi năm tiếp tục tăng 3 triệu nữa. Sự bùng nổ xe
máy ở Việt Nam, theo chuyên gia, là do thất bại của chính quyền trong việc phát triển giao thông
công cộng.
"Xe máy chưa bao giờ được coi là phương tiện giao thông an toàn và tiện nghi. Nó nhanh như ôtô
nhưng thô sơ như xe đạp. Về bản chất, nó là khắc tinh của xe buýt, không thể chung sống hòa bình
trên một làn đường nên chỉ có thể chọn một trong hai. Thành phố muốn phát triển xe buýt trong điều
kiện xe máy ngày một tăng là nhiệm vụ bất khả thi", ông Nam khẳng định.
Theo ông Nam, trong cuộc tranh luận về giao thông đô thị, có đề xuất hạn chế và cấm hẳn xe máy
nhưng cũng có đề xuất hạn chế và cấm ôtô cá nhân. Nếu xét trên phạm vi rộng (toàn thành phố) có
thể chỉ ra rất nhiều nơi đã làm (khoảng 150 thành phố ở Trung Quốc, hay Yangon ở Myanmar...);
còn theo hướng cấm ôtô thì chưa ở đâu.
"Cấm ôtô cá nhân là cực đoan, chống lại văn minh và chỉ có thể thực hiện khi người dân thành phố
sử dụng giao thông công cộng để đi làm, mua sắm. Không thể đặt vấn đề cấm ôtô cá nhân vì người
dân cần ôtô cho những chuyến đi xa khỏi thành phố, thậm chí ra khỏi quốc gia của mình", ông Nam
nói.
Tương tự, nhiều chuyên gia khác cũng bày tỏ quan điểm TP HCM cũng như Việt Nam phải đi theo
xu thế của các nước là phát triển giao thông công cộng và hạn chế gia tăng xe cá nhân để giải
quyết tình trạng kẹt xe.
Theo thống kê của Sở GTVT TP HCM, tính đến tháng 3 năm nay thành phố đang quản lý gần 8 triệu
ôtô xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640 nghìn ôtô), chưa tính khoảng một triệu xe mang biển số
tỉnh đang lưu thông trên địa bàn thành phố. Mỗi ngày có thêm khoảng 1.000 ôtô và xe máy đăng ký
mới.
Hữu Công
Một số quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam hiện nay
21/05/2014
T i kỳ h p th 7 (Quốốc h i khóa XIII) đ c khai m c vào ngày 20/5/2014, Quốốc h i seẽ tiếốp t c th o lu n ượ
vếề d án Lu t Hốn nhân và Gia đình. Bài viếốt muốốn cùng đ c gi nhìn nh n l i m t sốố quan đi m vếề vâốn
đếề kếốt hốn cùng gi i t i Vi t Nam th i gian qua. T đó có thếm căn c đ th o lu n, trao đ i các vâốn đếề
có liến quan.
1. Nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới tại Việt Nam
Tại Việt Nam thời gian qua, nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới từ cộng đồng người đồng tính,
song tính và chuyển giới là có thật, được thể hiện qua một số điểm sau đây:
- Khá nhiều ý kiến mong muốn thừa nhận quan hệ đồng giới. Theo khảo sát của Vnexpress trong tháng
8/2013, có 1.388/1.732 người (chiếm 80.14%) đề nghị thừa nhận và có 344/1.732 người (chiếm 19.86%)
không đồng ý thừa nhận .[1]
- Một số cặp đôi đã tổ chức lễ cưới đồng tính như: Đồng tính nữ (tháng 12/2010, Hà Nội); đồng tính nam
(6/2011, TP. Hồ Chí Minh); đồng tính nữ (2012, Mau); đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang);
đồng tính nữ (tháng 7/2012, Bình Dương). nhiên, việc tổ chức này chỉ ý nghĩa tinh thần, như một
thông báo về sự công khai xu hướng tính dụclựa chọn bạn đời không có ý nghĩa về mặt pháp lý.
Trong đó, đám cưới đồng tính tại Kiên Giang đã bị Ủy ban nhân dân Phường xử phạt hành chính .[2]
Thực tế, hành vi xử phạt này là không đúng vì bản thân cặp đôi này không đăng ký kết hôn nên không vi
phạm quy định của pháp luật HNVGĐ. Điều này cho thấy sự tùy tiện trong hoạt động thi hành pháp
luật tại Việt Nam hiện nay.
- Trong cuộc điều tra về đồng tính nữ năm 2012 92% người được hỏi (mẫu nghiên cứu trên 2.401
người) muốn pháp luật cho phép kết hôn cùng giới . Trong điều tra tương tự năm 2012 do Trung tâm[3]
ICS thực hiện với hơn hai nghìn NĐT nam và đồng tính nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật
cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung đăng 4% muốn được sống chung
không đăng ký. Trong nghiên cứu đồng tính nữ, nếu pháp luật cho phép, 77% cho rằng họ muốn kết hôn,
3% không muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong muốn
của mình. Về nhu cầu sinh con, 70% NĐT nữ muốn có con, 13% không muốn và 17% không rõ.
- Theo khảo sát vào tháng 6 năm 2012 của Vnexpress, với câu hỏi “Là NĐT, nếu được Luật cho kết hôn
thì bạn sẽ làm gì?”, trong số 1.299 NĐT có 856 người chiếm 65.9% sẽ công khai cưới người tôi yêu, 296
người chiếm 22.8% sẽ chỉ đăng ký, không tổ chức cưới, 91 người chiếm 7% sẽ không cưới, không đăng
về sống chung với nhau, 28 người chiếm 2.2% sẽ không dám sống chung sợ lộ thân phận,
còn lại 28 người chiếm 2.2% có ý kiến khác.
2. Một số quan điểm của xã hội đối với vấn đề kết hôn cùng giới tại Việt Nam
thể nhận thấy, yếu tố văn hóa, truyền thống, tưởng châu Á ảnh hưởng khá nhiều đến các quan
niệm về đồng tính và hôn nhân cùng giới (HNCG) tại Việt Nam hiện nay. Từ cơ sở này, nhiều quan ngại
về tính truyền thống hay hình gia đình sẽ bị phá vỡ thường được đề cập Việt Nam. Dưới đây,
chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề then chốt trong chủ đề HNCG.
2.1. Thay đi chun mc truyn thng hay thay đi đnh kin x hô i?
MôŸt câu hỏi luôn được đăŸt ra khi xem xét chủ đề HNCG, đó là liêŸu HNCG có làm suy thoái đạo đức, thay
đổi chuẩn mực truyền thống hay không? HNCG liêŸu sẽ làm suy thoái nòi giống, đi ngược lại giá trị của
cuôŸc sống hay không? Cho đến thời điểm hiêŸn tại những câu hỏi này vẫn xuất hiêŸn đều đăŸn tại các diễn
đàn, Ÿi thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng những tác giả đưa ra các câu hỏi này không sai. Nhưng
chính định kiến, sự kỳ thị đã khiến hầu hết mọi người luôn đăŸt ra những câu hỏi đó. Ÿy, thực
chất, viê ic chấp nhâ in người đồng tính hay HNCG sự thay đji định kiến, sự kk thị chứ không phải
thay đji chuln mực sống hay giá trị truyền thống. VŸc thay đổi quan niêŸm, quan điểm hay môŸt hình thái
khác là điều tất yếu củaŸi trên thế giới VŸt Nam cũng không phải là ngoạiŸ. Điều bản
vấn đề thời gian và các tác nhân tác đôŸng đến sự thay đổi đó.
Trong các quan điểm phản đối hiêŸn nay, có thể thấy rõ nét nhất là quan điểm về khái niêŸm gia đình. Hầu
hết các quan điểm ở ViêŸt Nam hiêŸn nay đều lo ngại thừa nhâŸn HNCG sẽ làm phá vỡ “gia đình”, đi ngược
lại Ÿt chức năng bản của gia đình duy trì nòi giống . Theo chúng tôi, gia đình vị trí đặc biệt[4]
quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Những chủ đề nghiên cứu về gia đình
luôn thu hút được sự quan tâm của các nkhoa học không chViệt Nam trên cả thế giới. Trong
thực tiễn, khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách thống nhấtrõ ràng. Tùy thuộc vào
quan điểm và các phương pháp tiếp cận, người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về gia đình.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia đồng thuận một cách hiểu chung nhất: "Gia đình đơn vị cơ bản của tổ chức
hội môi trường tự nhiên cho sự phát triển hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất trẻ em"
(Tuyên bố của Liên hợp quốc - LHQ về tiến bộ xã hội trong phát triển). HiêŸn nay có nhiều quan điểm khác
nhau về gia đình. Ÿt số ý kiến cho rằng trên thế giới hiện nay xuất hiện nhiều dạng gia đình biến thái
khiến cho mọi định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập. Chẳng hạn, một học giả phương Tây - James
W. Vander Zanden - cho biết: "Một cuộc thăm dò mới đây đã cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng
một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi
các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống
với nhau một gia đình" . Những ý kiến này đều cho rằng đây thể sự mở rộng thái quá trong[5]
quan niệm về gia đình người Việt Nam ta khó lòng chấp nhận. Đối với người Á Đông nói chung
người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất. Nếu ở châu Âu gia đình
nhiều khi đơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính
sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ - chồng - con cái. Dường như, những quan điểm
gay gắt này vẫn còn tồn tại rất nhiều ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên tất cả những điều này cũng cho
thấy, khái niêŸm gia đình vẫn hoàn toàn có thể được thay đổi để có sự điều chỉnh phù hợp hơn với những
trạng thái khác nhau trong xã hôŸi.
Tại VŸt Nam từ trước đến nay, khái niệm kết hôn vẫn được hiểu là sự kết hợp giữa nam và nữ, để duy trì
nòi giống còn gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ quyền giữa họ với nhau[6]. Từ đó, khái niệm gia
đình cũng được hiểu của một cặp đôi dị tính . Tuy nhiên, gia đình hiện nay lại loại hình gia đình[7]
đang trong thời kỳ quá độ từ xã hội nông nghiệp sang hội công nghiệp hiện đại với nền kinh tế thị
trường quốc gia quốc tế . Gia đình mang ý nghĩa một đơn vị tiêu dùng hơn đơn vị sản xuất. Gia[8]
đình không còn là đơn vị tự thỏa mãn các nhu cầu, mà đã được sự trợ giúp của rất nhiều thiết chế xã hội
khác (nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão). Ngay ở những gia đình dị tính, sinh sản không còn
mục đích tối cao của hôn nhân. Gia đình vẫn hạnh phúc không con, hoặc xin con nuôi. Nếu
sinh mà muốn con họ vẫn thể sử dụng sự trợ giúp của y tế hiện đại. Từ một đơn vị đa chức năng
trong hội truyền thống, gia đình hiện nay, các chức năng đã được tải bớt ra ngoài gia đình. Chỉ
một chức năng khó một thiết chế hội nào thể gánh vác được, đó chức năng thỏa mãn tình
cảm đôi lứa. Chức năng này vốn bị coi nhẹ trong gia đình truyền thống, nay đã được đẩy lên hàng đầu.
Như vậy, sự thay đổi hệ giá trị chức năng của gia đình đã và đang diễn ra ngaybản thân các gia đình
dị tính. Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi giá trị gia đình lại nằm ở những biến động của đời sống kinh
tế - hội - văn hóa, không liên quan gì đến liên kết hôn nhân dị tính hay đồng tính. Nếu sự phá vỡ
những tiêu chí giá trị truyền thống có thể xảy ra ở cả các gia đình dị tính, thì việc dự báo rằng hôn nhân
đồng tính làm xói mòn giá trị truyền thống gia đình, phải chăng là sự kết án khiên cưỡng?
Trong hội hiện đại, do áp lực của cuộc sống, mục tiêu được con người kỳ vọng nhất trước ngưỡng
cửa hôn nhân là gia đình trở thành một “mái ấm”, là nơi an toàn, yên ổn, là nơi con người được thỏa mãn
nhất những nhu cầu tâm lý tình cảm. “Quyền được mưu cầu hạnh phúc” một trong những quyền quan
trọng nhất của con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra trong Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Mỗi
con người, với những bản dạng tình dục khác nhau, đều quyền kiếm tìm hạnh phúc. Nếu thừa
nhận nhu cầu tình dục đồng giới không phải bệnh (như Tổ chức Y tế thế giới đã nhấn mạnh từ năm
1990), một xu hướng tính tự nhiên, không thể khuyến khích hay ngăn cản, thì việc hợp pháp
hóa nhu cầu cam kết tự nguyện của người đồng tính (NĐT) việc nên làm. Trong xu thế phát triển của
hội hiện đại, đến giai đoạn hiện nay, chúng ta đã nên chấp nhận sự đa dạng của các kiểu loại gia
đình thay cho hình ảnh nhất thể hóa về kiểu loại, về cấu trúc như gia đình truyền thống.
Thời gian qua, LHQ cũng đã ghi nhận quan niệm về một phạm vi rộng rãi trong việc xác thực những tiến
triển (thaycố định) của định nghĩa về gia đình. Ủy ban Nhân quyền LHQ đã lưu ý rằng "khái niệm gia
đình thể khác biệt trong vài khía cạnh, giữa các quốc gia, ngay cả giữa các tôn giáo, thế
không thể đưa ra một định nghĩa chuẩn mực chung" . Uỷ ban Quyền trẻ em LHQ đã tuyên bố điều này[9]
trong "Nhận định về môi trường gia đình", rằng cần phản ánh "những cấu trúc gia đình khác nhau, phát
sinh từ các mẫu hình văn hóa và các quan hệ tình cảm gia đình đa dạng đang nổi lên" . Một trong các[10]
quan hệ tình cảm gia đình đa dạngđây thể được hiểu sự đa dạng về xu hướng tính dục, một
cơ sở quan trọng cho một gia đình của các cặp đôi đồng tính. VŸc thừa nhâŸn HNCG cũng không thể làm
suy thoái nòi giống như ý kiến của nhiều người bởi thực ra người đồng tính chỉ chiếm khoảng 3% trong
tổng dân số của xã hôŸi. Hơn nữa, người đồng tính hoàn toàn có thể nhờ mang thai Ÿ hoăŸc xin con nuôi.
Đây cũng điều các nhà làm luật Việt Nam cần cân nhắc xem xét để bổ sung cho khái niệm về gia
đình nhằm tạo sự công bằng cũng như thay đổi nhận thức về gia đình tại VŸt Nam thời gian tới.
Một số ý kiến phản biện nêu rằng tại sao không cấm những người sinh, người già không còn khả
năng sinh sản kết hôn với nhau mà lại cấm NĐT kết hôn với nhau?[11] Chúng tôi cho rằng đây là những
lập luận khá khiên cưỡng. Thực chất NĐT không thể có con chung nhưng có thể xin con nuôi, người già
thì có thể trước đó họ đã con nhưng vẫn đến với nhau dù hiện tại không thể sinh sản, người sinh
có thể xin con nuôi. Vấn đề quan trọngphải hướng đến quyền con người, nhu cầu kết hôn nội tại của
NĐT, thay đổi quan điểm cũ, không nên sử dụng các nguyên nhân như trên để lập luận vì thực sự chúng
thiếu tính bền vững và hợp lý.
Bên cạnh đó, hiêŸn nay LuâŸt HNVGĐ năm 2000 quy định trong gia đình, người con có bổn phận yêu quý,
kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn
danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Có ý kiến cho rằng nếuŸt đứa trẻ sống trong môŸt gia đình
đồng tính liêŸu sẽ bị ảnh hưởng bởi người nuôi nấng chúng, cũng sẽ bị đồng tính hay không ? Thực ra,[12]
đồng tính là môŸt xu hướng tính dục, không phải là giới tính thứ ba và không phảiŸnhthể lây lan
hay truyền nhiễm. Vì vâŸy, đồng tính là điều tự nhiên của Ÿt người, không thể vì nghe lời người lớn
trở thành đồng tính được.
Cuối cùng, bản chất của cái gọi “truyền thống” mang tính bối cảnh, mang tính chính trị và vì vậy luôn
biến đổi không ngừng. Chúng ta có thể tạo truyền thống mới và điều này diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi .[13]
2.2. Quyn kt hôn đầy đủ và hình thức kt hợp dân s
Hiện nay trên thế giới có các hình thức thừa nhận việc chung sống hợp pháp của NĐT như: cho phép kết
hôn giống những cặp dị tính, công nhận dưới hình thức kết hợp dân sự (civil union) như kết hợp dân sự,
đối tác chung nhà (domestic partnership), hình thức hợp danh (partnership)… Đối với hình thức kết hợp
dân sự, về mặt pháp lý, họ được xem giống như một cặp vợ chồng nhưng thực tế lại bị hạn chế hơn
những cặp vợ chồng dị tính khác sự thụ hưởng các chính sách về miễn giảm thuế chung cho vợ
chồng, các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp, quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế… Mặt khác, giá
trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hợp dân sự nêu trên rất hạn chế, không đương nhiên có hiệu lực trên
phạm vi toàn quốc hoặc toàn thế giới. Đa phần các kiểu kết hợp dân sự trên chỉ giá trị trong phạm vi
bang, khu vực cho phép đăng kết hôn đồng tính, điều này đã gây không ít trở ngại cho các cặp đôi
trên khi di chuyển hoặc thay đổi chỗ . [14] Ÿt số ý kiến cho rằng hành vi công nhận quyền kết hôn
(QKH) của NĐT dưới các hình thức kết hợp dân sự như trên được coi như “ban phát” quyền cho
NĐT[15]. Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là NĐT không tự nguyện từ bỏ quyền được kết hôn của mình
nhà nước khi tự ý không thừa nhận quyền tự do kết hôn đó đã không khoản đền ngang giá nào
cho những NĐT. Như vậy, mặc hình thức kết hợp dân sự thể giải quyết được một phần nhu cầu
của NĐT nhưng vẫn chưa tạo được sự công bằng trong quan hệ dân sự của NĐT và dị tính. Tuy nhiên,
trong bối cảnh đồng tínhvấn đề rất nhạy cảm, khó được chấp nhận trong một thời gian ngắn thì hình
thức kết hợp dân sự là một giải pháp mang tính ôn hòa và cũng là cơ sở để sau đó xem xét QKH đầy đủ
của NĐT.
2.3. Giá tr x hội của pháp luật và quyn kt hôn cùng giới
QKH được xem một quyền thiêng liêng trong đời sống của mỗi nhân. Gắn với quyền này, một gia
đình sẽ được hình thành, gắn kết với nhau bằng tình cảm, san sẻ giữa những thành viên trong gia đình.
Do vậy, bảo vệ quyền của NĐT sẽ đảm bảo được giá trị xã hội của pháp luật, hướng đến tính công bằng
- mục tiêu cao cả của pháp luật.
Một số quan điểm cũng lo ngại HNCG sẽ ảnh hưởng đến gia đình hội. Tuy nhiên, quan ngại này
thực sự không hoàn toàn đúng đắn, ngược lại, HNCG tốt cho gia đình và xã hội . Thực tế ở các nước[16]
thừa nhận quan hệ đồng giới như Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy... đã chứng minh điều này. Hôn nhân đồng
giới không ảnh hưởng đến quan niệm hội về tầm quan trọng của hôn nhân truyền thống. Hôn nhân
đồng giới có tính bình đẳng tương đối cao vì hai người ít có sự phân công lao động hay trách nhiệm theo
giới. Nghiên cứu tiến hành trong ba năm Vermont, Mỹ về chất lượng cuộc sống lứa đôi củac cặp
đồng tính sống chung đăng các cặp kết hôn truyền thống cho thấy, các cặp đồng tính sống
chung có đăng ký có mối quan hệ hài hòa hơn, gần gũi nhau và ít xảy ra xung đột hơn so với các cặp kết
hôn giữa nam nữ. Quan sát các nước Bắc Âu cho thấy, sau khi thông qua luật cho phép những
người đồng giới đăng ký chung sống, sự gắn bó của các cá nhân có tính lâu dài bởi đăng ký sống chung
đồng nghĩa với cam kết hành vi chung thủydo đó giảm lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Sau
5 năm kể từ khi Luật Kết hôn đồng giới được thông qua tại Canada, nghiên cứu trên một nhóm quần thể
đăng ký kết hôn đầu tiên cũng chỉ ra, các cặp đôi này có chỉ số thỏa mãn với cuộc sống chung tăng lên,
lòng tự tin tăng lên và sự kỳ thị giảm đáng kể. Điều quan trọng là sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở các
cặp đăngsống chungcòn cho cả cộng đồng những người đồng giới nói chung. Như vậy, các quy
định luật pháp cho kết hôn đồng giới có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe cộng đồng và chi phí hiệu
quả đối với các vấn đề liên quan phúc lợi xã hội.
Cũng có ý kiến đề xuất không nên cho phép các cặp đôi cùng giới sinh nuôi con vì thể đứa trẻ sẽ
không phát triển bình thường. Điều này là không đúng vì trước khi thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhiều
nước đã tiến hành các nghiên cứu so sánh kết quả phát triển của trẻ em trong các gia đình hôn nhân
truyền thống và các kiểu hình gia đình khác. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics -
2002), Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (The American Society for Reproductive Medicine - 2006) đã kết luận
không có bằng chứng nào chỉ ra bất kỳ nguy cơ cho sự phát triển của trẻ khi trẻ được nuôi dưỡng trong
các gia đình có hai ông bố hoặc hai bà mẹ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra những đứa con do đồng tính nữ
sinh ra (nhờ xin tinh trùng), được nuôi dưỡng trong gia đình đồng tính nữ thậm chí còn một số khả
năng vượt trội hơn trẻ em trong các gia đình hôn nhân truyền thống. Trong khi nghiên cứu về khả năng
nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ cả các
khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ.
Như vậy về bản chất, việc được chăm sóc, giáo dục bởi một cặp đôi đồng tính không ảnh hưởng xấu đến
quan niệm về thể chế gia đình truyền thống và sự phát triển của trẻ. Ngược lại, việc hợp pháp hóa HNCG
ở các nước còn mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, bình đẳng giới và hòa hợp xã hội.
2.4. Quan điểm ủng hộ của x hội Việt Nam v quan hệ cùng giới chưa thc s nhất quán
Hiện nay, quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam khá đa dạng với nhiều mức độ khác nhau. Thời
gian qua các khảo sát hội học về quan điểm liên quan đến QKH của NĐT đã được thực hiện khá
nhiều với nhiều hình thức khác nhau.
Hình thức khảo sát qua mạng về HNCG gần đây cho kết quả ủng hộ khá cao. Khảo sát do Báo
Vnexpress vào tháng 6 năm 2012 trong số 3.417 người được hỏi, có 2.756 người chiếm 80.7% cho rằng
nên ủng hộ QKH của NĐT, 328 người chiếm 9,6% phản đối kịch liệt, 280 người chiếm 8.2% không quan
tâm và chỉ có 53 người chiếm 1.6% có ý kiến khác. Đến tháng 7 năm 2012, khi tiếp tục khảo sát ý kiến về
vấn đề này, Vnexpress thu được kết quả: 13.702/22.430 người chiếm 61.1% cho rằng nên công nhận
hôn nhân đồng tính, còn lại 8.728/22.430 người chiếm 38.9% cho rằng không nên công nhận.
Tương tự như vậy, một khảo sát khác của Báo Người lao động điện tử trong tháng 7/2012 cũng thu được
kết quả cho thấy có 3.921 người chiếm 86% đồng ý nên cho phép hôn nhân đồng tính, 305 người chiếm
6.69% cho rằng không nêntrái văn hóa, truyền thống người Việt, còn lại 335 người chiếm 7.31% cho
rằng cần thận trọng trình độ nhận thức của người dân về đồng tính còn hạn chế. Theo khảo sát gần
đây của trang Dự thảo Online của Quốc hội đến ngày 21/6/2013 thì đến 17.383 người chiếm[17]
90.4% người hoàn toàn đồng ý việc quy định công dân QKH với NCGT, 533 người chiếm 2.8%
không đồng ý vì việc quy định như vậy chưa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay, có 1.304 người
chiếm 6.8% đồng ý nhưng cần có những điều kiện đặc biệt kèm theo.
Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu thực định (khảo sát trực tiếp) thì lại cho thấy nhìn chung, quan
niệm của xã hội về đồng tính cũng như HNCG vẫn chưa được thay đổi một cách đáng kể . Ví dụ như[18]
theo một nghiên cứu gần đây, 77% người dân Việt Nam (ở 04 tỉnh/thành phố) được hỏi đồng ý phải
bảo vệ quyền của NĐT nhưng trong số đó . Việt Nam chưachỉ 36.6% đồng ý cho NĐT QKH[19]
thực sự có cuộc điều tra quy mô toàn quốc để tìm hiểu quan điểm của người dân về vấn đề này.
Đây cũng là một điểm đáng quan tâm bởi những kết quả khảo sát dưới những hình thức khác nhau hiện
nay chưa thực sự nhất quán. Điều này cũng dễ hiểu bởi hình thức khảo sát qua các trang mạng không
hoàn toàn thực chất (vì một người thể bình chọn nhiều lần, trong đó nhiều NĐT thể bình chọn
liên tục...). Trong khi đó, khảo sát qua phiếu hỏi trực tiếp người dân sẽ cho kết quả chính xác hơn. Bên
cạnh đó, khá nhiều ý kiến cho rằng nên công nhận hình thức sống chung đăng ký trước để qua đó có
thể xem xét, nghiên cứu, đánh giá thêm việc tiến đến công nhận hôn nhân bình đẳng. Đây cũng chính
phương thứcmột số quốc gia công nhận hôn nhân bình đẳng đã từng áp dụng trước đây. Hơn nữa,
quan điểm e ngại về sự gắn kết của cặp đôi đồng tính, mối quan hệ đồng giới vẫn chưa thực sự được
hiểu, cảm nhận một cách phổ biến tại Việt Nam dường như cũng làm ảnh hưởng đến việc luật hóa QKH
bình đẳng của NĐT. Điều này cũng được thể hiện qua kết quả khảo sát của Báo Người lao động điện tử
trên khi 335 người cho rằng cần thận trọng trình độ nhận thức của người dân về đồng tínhn
hạn chế. Ngay cả khảo sát của Vnexpress cũng sự sụt giảm tỉ lệ ủng hộ từ 80.7% (tháng 6/2012)
xuống còn 61.1.% (tháng 7/2012).
3. Một số kết luận và khuyến nghị
Qua nghiên cứu thể nhận thấy quan hệ cùng giới HNCGnhững vấn đề đang nhận được nhiều
sự quanm Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, hệ các quan điểm truyền thống đã đang chi
phối rất lớn đến việc thừa nhận quan hệ đồng giới hay HNCG. Các nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn
người dân Việt Nam hiện nay chưa ủng hộ HNCG.
Để tạo sở cho việc ghi nhận quan hệ cùng giới, thời gian tới nên tiếp tục những hình thức phổ
biến, định hướng nhận thức đúng đắn hơn về cộng đồng LGBT nói chung, cộng đồng đồng tính nói riêng
tại Việt Nam. Việc ban hành các quy định mới trong luật pháp ở Việt Nam để hợp pháp hóa quan hệ đồng
giới cần thiết cần được tiến hành song song với các hoạt động đánh giá tác động, nâng cao nhận
thức để xã hội hiểu và đón nhận. Bên cạnh đó, cần tổ chức nghiên cứu sâu hơn về thực trạng quan điểm
của tầng lớp xã hội về đồng tính, HNCG, đánh giá trên những cơ sở đầy đủ và rõ ràng hơn để có những
kiến nghị xác đáng hơn. Đối với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật HNVGĐ năm 2000, chúng tôi cho
rằng hình thức kết hợp dân sự vẫn là viêŸc nên làm, nên thừa nhâŸn, làŸt bước đêŸm của HNCG. Đây
cũng là đề xuất thông qua một số kết quả nghiên cứu, khảo sát tại Việt Nam thời gian gần đây . Thực[20]
tiễnŸt số nước trên thế giới đã đi theo cách này để sở xem xét, đề xuất công nhâ Ÿn hôn nhân
bình đẳng. ThâŸt khó để bất cứ môŸt xã hôŸi nào, nhất là một quốc gia còn nặng truyền thống như Việt Nam
ngay Ÿp tức công nhâŸn HNCG, thay đổi quan điểm về khái niệm gia đình, thay đổi chuẩn mực hội...
trong môŸt thời gian ngắn. Cũng bởi vì kết hợp dân sự có những hạn chế như đã nêu, cho nên viê Ÿc thừa
nhâŸn HNCG sau đó là điều cần thiết để đảm bảo giá trị xã Ÿi của pháp luâŸt. vậy, Dự thảo Luật nên
sửa lại theo hướng có một điều riêng quy định về quyền kết hợp dân sự của cặp đôi đồng tính với những
điều kiện nhất định (độ tuổi, đầy đủ năng lực dân sự...). Cặp đôi đồng tính kết hợp dân sự sẽ bị hạn
chế một số quyền nhất định, ví dụ như không được nhận con nuôi chung. Việc cho phép sống chung
đăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước xem xét, đánh giá quan hệ đồng giới một cách chính
xác, có cơ sở hơn so với việc chỉ đưa ra quy định giải quyết hậu quả do việc sống chung không có đăng
ký. Với tình hình hiện tại, nhất thiết phảiquy định điều chỉnh mối quan hệ sống chung có đăng ký của
NĐT. Nếu không tạohội cho NĐT chứng minh sự bền vững trong việc sống chung thì hội khó đạt
được tính căn bản bền vững, giá trị xã hội của pháp luật cũng khó được đảm bảo phát huy. Bên cạnh
đó, Dự thảo Luật Hộ tịch (đang được Bộ Tư pháp soạn thảo) nên đồng thời bổ sung quy định về đăng ký
sống chung đăng cho cặp đôi đồng tính. Việc đăng này sẽ được ghi vào một sổ riêng với mẫu
Đăng khác so với mẫu của cặp đôi nam nữ (thay thuật ngữ vợ/chồng bằng thuật ngữ: bên thứ nhất,
bên thứ hai...).
Các câu chuyện về NĐT cũng xuất hiện khá nhiều trên báo chí, phim ảnh truyền hình. Tưởng như
đồng tính đã không còn là “chuyện xa lạ” như nhiều năm về trước, khi đất nước mới mở cửa, nhưng thực
tế, những NĐT thật sự vẫn còn nỗi niềm suy tư khi xã hội Việt Nam hiện nay vẫn không cho họ cái quyền
gọi là bình đẳng. Lẽ ra mọi người nên cảm thông và san sẻ với họ nhiều hơn thay ném cho họ những
cái nhìn kỳ thị, họ những con người bất hạnh, họ yêu không bao giờ được đáp lại, hy sinh
không bao giờ được đắp, cũng như khao khát không bao giờ được thỏa mãn. Đồng tính không
phải một tệ nạn như ma túy, thuốc lắc, không nên đồng hóa họ như những tệ nạn bởi đồng tính
bẩm sinh, họ không quyền lựa chọn xu hướng tính dục cho bản thân. Đã đến lúc, xã hội cái nhìn
thoáng hơn cho những thành viên mang xu hướng tính dục khác, cho họ được quyền sống bình
thường như bao nhiêu cá thể khác của cộng đồng loài người. Thực chất, khi chúng ta tìm hiểu, đánh giá
về quyền của NĐT sẽ không hề ý nghĩa muốn cổ cho một trào lưu mới nên được hiểu đây
chính là thay tiếng nói cho những NĐT./.
Trương Hồng Quang, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
Gia đình khá giả có nên cho con học trường quốc
tế
Con gái tôi năm nay vào lớp một. Vợ chồng đang phân vân giữa 2 sự lựa chọn: cho con đi
học trường công hay học ở trường quốc tế.
Học sinh trường quốc tế 'đứt gánh giữa đường' vì học phí Phụ huynh sốc vì con bị 'Tây hóa' /
Vợ chồng tôi đều đi làm cho công ty nước ngoài, thu nhập khá tốt. Chúng tôi có một con gái, năm
nay bước vào lớp một. Hai vợ chồng đang phân vân giữa 2 sự lựa chọn: cho con đi học trường
công hay nên cho con đi học ở trường quốc tế.
Học trường công thì thấy áp lực học có vẻ nặng nề quá và mỗi lớp học 40-50 em, e rằng cháu sẽ
không được sự quan tâm đầy đủ của giáo viên. Như thế sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Vợ chồng
tôi không cho bé đi học trước vì muốn bé được thoải mái khi vào lớp một.
Ở trường quốc tế có vẻ sự quan tâm chăm sóc tốt hơn, sĩ số lớp học cũng ít hơn. Nhưng lại nghe
một số người và một số bài báo nói rằng học sinh trường quốc tế sử dụng tiếng Việt kém hơn trẻ
bên ngoài, rồi lực học cũng thua học sinh trường công, thậm chí học sinh còn có thể bị lai căng
trong một số hành vi giao tiếp. Vì vậy, chúng tôi rất băn khoăn trong việc chọn trường. Xin các anh
chị cho một lời tư vấn. ( ).Mai
Ảnh minh họa: .kenhtuyensinh
Trả lời:
Chào bạn,
Đúng là trong cuộc sống hiện nay, việc chọn trường học cho con quả là một sự lựa chọn khó khăn,
nhất là khi mức sống ngày càng cao thì nhu cầu có được một môi trường học tập tốt cho con em
mình không phải là dễ dàng giải quyết.
Về việc chọn trường quốc tế, bạn cần hiểu về mô hình trường quốc tế hiện nay. Một số trường học
theo chương trình quốc tế hoàn toàn, học sinh học theo chương trình của một quốc gia tiên tiến nào
đó (Anh, Mỹ, Canada, Australia). Một số trường quốc tế học cùng lúc 2 chương trình song song: một
chương trình của nước ngoài, và chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt
Nam.
Điểm chung của 2 dạng trường trên là ngoài việc học văn hóa, các em được học khá nhiều về một
ngôn ngữ nước ngoài (thông thường là tiếng Anh). Bên cạnh đó, các em được học những kỹ năng
cần thiết trong giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm... để chuẩn bị cho định hướng du học sau này.
So với trường công thì các trường quốc tế có cơ sở vật chất tốt hơn, sĩ số học sinh trong mỗi lớp chỉ
khoảng 20 nên việc chăm sóc quan tâm đến các em thường tốt hơn. Bên cạnh đó, áp lực về điểm
số không nặng nề như ở trường công, nên nhìn chung các em thường được học hành thoải mái
hơn. Ngoài ra, do định hướng giáo dục theo hướng Âu Mỹ nên các em có vẻ được “tự do” hơn so
với học sinh trường công. Do đó đôi lúc làm cho người bên ngoài có cảm giác là các em không
được nền nếp như ở trường công.
Mặc dù vậy, nếu so sánh lực học giữa các em học trường quốc tế với học sinh trường công (nhìn
trên bình diện chung) thì hầu như không có sự chênh lệch gì về chất lượng. Điều này được thể hiện
qua kết quả của các kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học…
Tuy nhiên, khi chọn cho con học trường quốc tế, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Tài chính: Liệu rằng bạn có thể đảm bảo được tài chính để con bạn học suốt 12 năm học phổ
thông hay không. Nếu giữa chừng phải chuyển về trường công (vì lý do gì đó) thì thường các em rất
khó hòa nhập với cách học trường công bởi cách thức giáo dục có nhiều điểm khác nhau.
- Do cách giảng dạy và bài học, bài tập hầu như được giải quyết ở trường nên khi về nhà, sẽ có
cảm giác các em ít học bài và làm bài ở nhà. Điều này không giống như thông thường và dễ gây ra
cảm giác là học sinh trường quốc tế không chăm chỉ như trường công.
- Do học cách giao tiếp theo kiểu Âu - Mỹ nên đôi khi vì thói quen các em sẽ có những cử chỉ hành
vi không phù hợp lắm với thói quen văn hóa truyền thống của người Việt. Điều này có thể gây ra
những hiểu lầm của người lớn khi tiếp xúc với các em. Vì vậy, bạn cũng cần dạy thêm các em cách
xưng hô, giao tiếp theo phong cách người Việt lúc ở nhà.
Tóm lại, nếu vợ chồng bạn có điều kiện kinh tế vững vàng, đảm bảo lâu dài thì nên cho con học
trong trường quốc tế. Điều này sẽ giúp cho con bạn sau này có được một nền tảng ngoại ngữ vững
chắc, không bị áp lực quá nhiều trong việc học, tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy, học
tập và môi trường học tập tiệm cận với nền giáo dục của các nước tiên tiến. Nhờ đó tạo điều kiện
tốt cho việc du học sau này của bé.
Chúc vợ chồng bạn chọn được ngôi trường tốt cho con mình.
Chuyên viên tư vấn Phạm Phúc Thịnh
Trung tâm tư vấn Nhịp Cầu Hạnh Phúc
VĐV thể hình Đinh Kim Loan: 'Hbảo tôi
chẳng giống phụ nữ'
Bên cạnh sự giằng xé về thể xác, 15 năm theo "nghiệp cơ bắp" cho
đến khi trở thành huyền thoại của bộ môn này ở Việt Nam, Đinh
Kim Loan còn đối diện với rất nhiều định kiến. Nhưng chưa bao giờ
cô đầu hàng.
D
Dang SonNgười ngoài nói gì không quan trọng bằng bản thân cảm nhận thế nào. Kết quả
đã nói lên tất cả: Thoát nghèo, thay đổi c/s của cả bản thân lẫn gia đình với vô số thành
tựu.. E đã sống 1 quãng sống quá xuất sắc. Chúc e và gia đình thật nhiều nhiều sức khoẻ,
bình an, hạnh phúc!
265 Trả lời Chia sẻ Vi phạm2h trước
6 trả lời
H
hihihahaPhụ nữ luôn luôn đẹp, đó là chân lý. Nếu ai chê phụ nữ thì người đó không phải là
đàn ông, và người đó ganh tỵ với sắc đẹp của người phụ nữ đối diện.
https://vnexpress.net/vdv-the-hinh-dinh-kim-loan-ho-bao-toi-chang-giong-phu-nu-4268408.html
Social and Political Issues Debate Topics
All people should have the right to own guns.
The death penalty should be abolished.
Human cloning should be legalized.
All drugs should be legalized.
Animal testing should be banned.
Juveniles should be tried and treated as adults.
Climate change is the greatest threat facing humanity today.
Violent video games should be banned.
The minimum wage should be $15 per hour.
All people should have Universal Basic Income.
Sex work should be legal.
Countries should be isolationist.
Abortion should be banned.
Every citizen should be mandated to perform national public service.
Bottled water should be banned.
Plastic bags should be banned.
Education Debate Topics
Homework should be banned.
Public prayer should not be allowed in schools.
Schools should block sites like YouTube, Facebook, and Instagram on
their computers.
School uniforms should be required.
Standardized testing should be abolished.
All students should have an after-school job or internship.
School should be in session year-round.
All high school athletes should be drug tested.
Detention should be abolished.
All student loan debt should be eliminated.
Homeschooling is better than traditional schooling.
All schools should have armed security guards.
Religion should be taught in schools.
All schools should be private schools.
All students should go to boarding schools.
Sexual education should be mandatory in schools.
Public college should be tuition free.
All teachers should get tenure.
All school districts should offer school vouchers.
Health Debate Topics
Healthcare should be universal.
Cosmetic procedures should be covered by health insurance.
All people should be vegetarians.
Euthanasia should be banned.
The drinking age should be 18.
Vaping should be banned.
Smoking should be banned in all public places.
People should be legally required to get vaccines.
Obesity should be labeled a disease.
Sexual orientation is determined at birth.
The sale of human organs should be legalized.
Birth control should be for sale over the counter.
Technology Debate Topics
Social media has improved human communication.
The development of artificial intelligence will help humanity.
Individuals should own their own DNA.
Humans should invest in technology to explore and colonize other
planets.
Governments should invest in alternative energy sources.
Net neutrality should be restored.
Bitcoin other cryptocurrencies and should be encouraged or banned.
Alternative energy can effectively replace fossil fuels.
Cell phone radiation is dangerous and should be limited.
| 1/56

Preview text:

List of presentation topics
1. Sending children to International schools (primary to
high school): should or should not?
2. Startup/being entreupreneur becomes a trend these
day. Many students have invested their time and effort
to startup. Is it possible to open a starup during your time in college?
3. Should students work part-time or focus on studying?
4. Should same-sex marriage be legalized?
5. It is said that abortion is murder and it should be
banned. What is your view about this claim?
6. We are facing a new era living with Covid 19
pandemic. What is your view about studying abroad at this moment?
7. In the latest US 2020 election, Mr. Trump claimed that
there were fraud voters in many states. Do you accept this claim?
8. Social media has improved human communication.
9. The development of artificial intelligence will help humanity.
10. Individuals should own their own DNA.
11. Humans should invest in technology to explore and colonize other planets.
12. Governments should invest in alternative energy sources. 13. Bit
coin and other cryptocurrencies should be encouraged or banned.
14. Alternative energy can effectively replace fossil fuels.
15. Cell phone radiation is dangerous and should be limited.
16. Charity is good or bad to the society? What is your view about this activity?
17. All people should have the right to own guns.
18. The death penalty should be abolished.
19. Human cloning should be legalized.
20. All drugs should be legalized.
21. Animal testing should be banned.
22. Juveniles should be tried and treated as adults.
23. Climate change is the greatest threat facing humanity today.
24. Violent video games should be banned.
25. The minimum wage should be $15 per hour.
26. All people should have Universal Basic Income. 27. Sex work should be legal.
28. Countries should be isolationist. 29. Abortion should be banned.
30. Every citizen should be mandated to perform national public service.
31. Bottled water should be banned.
32. Plastic bags should be banned.
33. “Vietnam can lead the 4.0 industrial revolution. ”
“Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái
người khác chưa làm”, Tổng giám đốc Viettel nói...
Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: Việt Tuấn. THỦY DIỆU
Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm, vì
thế chúng ta hoàn toàn có thể đón nhận và đi đầu được trong cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Quan điểm trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel) đưa ra tại diễn đàn “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất”, do Thời báo Kinh tế
Việt Nam tổ chức chiều 7/4.
Vị lãnh đạo Viettel cho rằng, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong cuộc cách mạng này, bởi “đây là
cuộc cách mạng mà gọi nôm na là cái B sẽ thay thế cái A, nên tất cả những ông nào đang có A thì
nguy cơ lớn hơn rất nhiều những ông không có A. Việt Nam mình đi sau, ba cuộc cách mạng trước
chúng ta xây dựng nền tảng chưa đáng bao nhiêu. Trong khi các nước phát triển thì bỏ hàng triệu tỷ
USD vào đó rồi (đã có cái A) nên có dám bỏ nó đi không, chắc chắn rất khó”.
“Mình chưa có cái A mình làm ngay cái B, thì rất thuận lợi. Đấy chính là cơ hội cho Việt Nam. Nhiều
khi cơ hội đến là vì chúng ta quá nghèo, cơ hội đến là vì chúng ta không biết gì”, ông nói.
Đặt câu hỏi thế nào là doanh nghiệp 4.0, ông Hùng ví von, mình cứ làm những gì ngược lại những
thứ ai đó đang làm, thì đó là 4.0.
“Ví dụ như chúng ta đi mua cái máy điều hòa, nhưng bản chất có muốn mua máy điều hòa đâu, mà
mình mua không khí lạnh. Nếu như bây giờ có ai cung cấp không khí lạnh cho gia đình tôi thì tôi
mua ngay. Mua điều hòa 12 tháng thì mình dùng có ba tháng thôi, 9 tháng không dùng máy điều
hòa đó mà vẫn phải trả tiền, vì nó tiếp tục hỏng, tiếp tục phải bảo trì… thì tự nhiên thành một “ông
Uber” mới ngay”, ông nói.
“Hay ai cũng nói Internet là thành tựu vĩ đại của nhân loại và tất cả chúng ta đều nghĩ là như vậy.
Nhưng ta lại không nghĩ rằng bây giờ Internet không dùng được, vì sao vậy? Vì chúng ta hỏi một
câu hỏi thì có tới 10 nghìn câu trả lời và rất khác nhau, không được kiểm chứng, và vì thế không
dùng được. Cộng với Google là công cụ chính để đưa các câu trả lời trên màn hình và là ông quảng
cáo nên ai trả tiền nhiều thì được đẩy lên trên”.
Người đứng đầu Viettel nói: “Nếu chúng ta nghĩ cuộc cách mạng lần thứ tư là cuộc cách mạng về
công nghệ thì rất khó cho người Việt Nam. Nhưng, nếu chúng ta nhìn cuộc cách mạng này bằng sự
phát hiện vấn đề và nhu cầu, thì người Việt Nam mình vô cùng may mắn, vô cùng có sức mạnh, vì
chúng ta là nước thu nhập trung bình thấp, có rất nhiều vấn đề, có rất nhiều khát vọng và đó là lợi thế của Việt Nam”.
Theo ông, nếu nhìn cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng của các doanh nghiệp lớn, của những
người có nhiều tiền, của những người có nhiều công nghệ thì chúng ta không có cơ hội. Nhưng nếu
nghĩ đây là cuộc cách mạng là của toàn dân, liên quan đến mọi người dân và mọi người dân đều tham gia được.
“Vì người Việt Nam rất giỏi phát động một cuộc cách mạng toàn dân. Nếu mình làm cuộc cách
mạng 4.0 là một cuộc cách mạng toàn dân thì là lợi thế Việt Nam”, ông Hùng khẳng định.
“Thứ nữa, nếu mình nhìn cuộc cách mạng 4.0 là của các doanh nghiệp siêu nhỏ chứ không phải
các doanh nghiệp siêu lớn thì Việt Nam cực kỳ lợi thế. Vì chúng ta, doanh nghiệp lớn gần như là
không có, đa số là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thì đó là lợi thế của Việt Nam”.
“Chúng ta luôn nghĩ rằng Việt Nam rất khó đi trước, nhưng theo tôi, nếu lần này chúng tôi không đi
đầu, không đi trước thì chúng ta không đón nhận được đó. Chúng ta chỉ đón nhận được nếu chúng ta đi đầu”.
Ông Hùng dẫn ví dụ về kết nối, như mạng viễn thông, là nền tảng quan trọng nhất của kết nối. “Việt
Nam mất gần 20 năm để có mạng viễn thông 2G. Khi chúng ta xây dựng mạng 3G cũng mất gần 10
năm. Nhưng cho đến khi có 4G, Viettel lại làm được việc mà cả thế giới “kinh ngạc” là đã làm mạng
viễn thông 4G với công nghệ mới nhất, phủ sóng đến vùng sâu vùng xa trong vòng 6 tháng”.
“Cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi chúng ta làm những cái người khác chưa làm. Còn cả
thế giới làm 4.0 thì chúng ta có làm 4.0 thì bản chất cũng không có giá trị. Là vì lợi thế cạnh tranh
mới tạo ra sự khác biệt. Còn nếu tất cả đều 4.0 hết thì 4.0 trở về không có giá trị”, Tổng giám đốc Viettel nói.
1.Vì sao Bộ Tài chính tính tăng thuế môi
trường lên 8.000 đồng/lít xăng?
“Xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường ở diện rộng”...
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính. BẠCH DƯƠNG
Chiều 10/4, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi đã có những giải
đáp xung quanh vấn đề tăng khung thuế môi trường với một số mặt hàng xăng dầu tại dự
thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, đang gây chú ý trong dư luận thời gian qua.
Theo dự thảo này, khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ tăng từ mức hiện tại là 1.000 -
4.000 đồng/lít lên 3.000 đồng - 8.000 đồng/lít.
Học kinh nghiệm quốc tế
Đâu là những lý do khiến Bộ Tài chính dự tính nâng khung thuế đối với mặt hàng xăng lên 4.000 -
8.000 đồng/lít, thưa ông?
Trong thời gian gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc. Nhiều nước đã cải cách
mạnh mẽ hệ thống chính sách thuế của mình theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các sắc thuế gián
thu, giảm dần tỷ trọng thuế trực thu, từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng cạnh
tranh, thu hút đầu tư để đảm bảo nguồn thu và bền vững cho ngân sách quốc gia.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thuế nhập khẩu bị cắt giảm dần theo các cam
kết quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đã sử dụng chính sách thuế nội địa để thay thế
cho thuế nhập khẩu phải cắt giảm theo các cam kết quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng khuyến
nghị các nước sử dụng thuế nội địa để thực hiện các phương án cắt, giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.
Theo kinh nghiệm quốc tế, khi giá dầu thế giới giảm và duy trì ở mức thấp, nhiều nước đã nghiên
cứu điều chỉnh chính sách thuế theo hướng tăng và mở rộng đối tượng để đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách, đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập, chủ động ứng phó với diễn biến giá
dầu trên thị trường thế giới. Việc sử dụng các chính sách thuế nội địa, trong đó có chính sách thuế
bảo vệ môi trường là một trong những công cụ tài chính hiệu quả và khả thi.
Như vậy, để đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu,
chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu thế giới, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự án Luật Thuế
Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội.
Thời gian qua, có những ý kiến cho rằng, tăng khung thuế với xăng dầu rất dễ dàng bởi đánh vào
"túi tiền của người dân", giúp đem về "tiền tươi thóc thật" ngay lập tức, chứ không phải xuất phát từ
mục tiêu bảo vệ môi trường như dự án luật nêu ra. Ông nghĩ sao về chuyện này?
Xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở diện rộng.
Nhiều nước trên thế giới đã đưa xăng dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường với các tên gọi khác nhau như thuế nhiên liệu, thuế năng
lượng, thuế phương tiện...
Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành thì xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế với khung thuế
từ 1.000-4.000 đồng/lít. Mức thuế bảo vệ môi trường hiện hành áp dụng với xăng dầu đã gần kịch
khung thuế. Do đó, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế xăng dầu từ 1.000-4.000
đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít.
136 nước có giá xăng cao hơn Việt Nam
Nhưng, cơ sở nào để Bộ Tài chính đưa ra đề xuất khung thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 - 4.000
đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít, thưa ông?
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 11 hiệp định thương mại tự do. Theo cam kết trong các
hiệp định thương mại tự do thì Việt Nam phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu. Giá bán lẻ
xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và
nhiều nước khác trong khu vực ASEAN.
Theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 3/4/2017 thì giá bán lẻ xăng dầu
của Việt Nam đang ở mức thấp, xếp thứ 44/180 nước, tức có tới 136 nước có giá bán lẻ xăng dầu
cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn, Campuchia đứng thứ 58, Thái Lan đứng thứ 88, Lào đứng thứ 97.
Với mức giá bán lẻ xăng RON 92 của Việt Nam tính đến ngày 6/4/2017 là 17.230 đồng/lít, thấp hơn
Thái Lan là 1.166 đồng/lít, Singapore là 16.175 đồng/lít, Philippines là 3.375 đồng/lít, Hồng Kông là 26.518 đồng/lít.
Tỷ lệ thuế - như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng
- trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp, là 37,24% đối với xăng, thấp hơn so với Hàn Quốc,
hiện là 70,3% hay Campuchia, là khoảng 40%, Lào, là khoảng 56%.
Vậy theo ông, nếu dự thảo này được thông qua, thì thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ tăng
theo lộ trình nào? Điều này liệu có ảnh hưởng đến mục tiêu kìm lạm phát, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt?
Bộ Tài chính mới đề xuất điều chỉnh khung thuế đối với xăng dầu trên cơ sở tính toán nhiều yếu tố
để đảm bảo tính ổn định của luật áp dụng cho thời gian dài. Việc điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi
trường đối với xăng dầu chưa tác động đến giá bán lẻ xăng dầu, cũng như đến sản xuất kinh doanh.
Khi đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính sẽ phải có các đánh giá tác động của việc
điều chỉnh mức thuế đến nền kinh tế trong nước để đảm bảo cùng với các giải pháp cải cách hành
chính sẽ không làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định
mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể đối với xăng dầu trong phạm vi khung quy định tại luật cho phù hợp.
Hiện ngoài mặt hàng xăng dầu, một số hàng hóa khác cũng có những tác động nhất định tới môi
trường như than, thép… Vậy, lý do nào để trong dự thảo này, Bộ Tài chính chọn xăng dầu là mặt
hàng điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường?
Nhiều hàng hóa khi sử dụng sẽ thải ra môi trường các loại chất thải ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường.
Để giảm các tác động có hại đến môi trường và có nguồn lực để giải quyết vấn đề môi trường, hiện
nay có một số chính sách thuế, phí, lệ phí thu vào việc sử dụng các hàng hóa này như phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp và sinh hoạt, chất thải rắn, phí với dầu thô, khí thiên
nhiên, khí than, khoáng sản kim loại...
Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi
trường thuộc đối tượng chịu thuế, và thép không thuộc đối tượng này.
Qua đánh giá tổng thể khung thuế bảo vệ môi trường hiện hành, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh
khung thuế của 3/8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, gồm xăng dầu, túi ni lông thuộc diện
chịu thuế, dung dịch HCFC.
Đối với 5 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế còn lại, trong đó có than đá, Bộ Tài chính không
đề xuất điều chỉnh khung thuế, do mức thuế cụ thể hiện hành đang được quy định bằng mức tối thiểu trong khung thuế.
Xem xét từ chối nhà máy giấy 5.000 tỷ của Đài Loan vì lo ô nhiễm
Chủ đầu tư nêu, nếu dự án bị thu hồi thì tỉnh Tiền Giang phải bồi thường 10 triệu USD...
Phối cảnh nhà máy giấy Đại Dương. BẠCH DƯƠNG
Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) vừa có văn bản gửi lên Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về
tình hình triển khai dự án nhà máy giấy Đại Dương, do công ty Chang Yang Holding Limited
(100% vốn Đài Loan) làm chủ đầu tư.
Dự án được xây dựng ở khu công nghiệp Long Giang, với tổng vốn đầu tư 4.936,8 tỷ đồng, tương
ứng 220 triệu USD. Mục tiêu của dự án là sản xuất các loại giấy duplex, giấy kraft trắng, giấy duplex
xám, giấy kraft gợn sóng, giấy gia dụng...
Quy mô giai đoạn 1 của dự án là 170.000 tấn/năm, giai đoạn 2 là 238.000 tấn/năm. Tổng công suất
của dự án là 413.00 tấn/năm, thị trường tiêu thụ là tại Việt Nam, Đài Loan và một số nước khác.
Nguyên liệu cho dự án 50% đến từ nguồn giấy vụn thu mua tại Việt Nam, còn lại nhập khẩu. Trong
trường hợp giấy vụn không đủ, nhà đầu tư sử dụng bột giấy dự phòng được nhập khẩu 100%.
Ngày 15/3/2016, Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho
Công ty TNHH Nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan). Dự kiến tháng 8/2017, dự án bắt đầu đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, theo Vụ Công nghiệp nhẹ, thời gian qua, dư luận và một số chuyên gia cho rằng dự án
này đi vào hoạt động sẽ gây ô nhiễm cho sông Tiền và vùng phụ cận, sẽ dùng 7.500 m3 nước/giờ
và lưu lượng xả thải khoảng 5.000m3/giờ.
"Nhiều nhà khoa học được tham vấn đều khuyến nghị Tiền Giang nên cẩn trọng, thậm chí từ chối
dự án nhà máy giấy Đại Dương, quyết không thể để nhà đầu tư đặt chuyện đã rồi, đúng tinh thần
không đánh đổi môi trường lấy dự án kinh tế của Thủ tướng Chính phủ”, Vụ Công nghiệp nhẹ nêu.
Trước áp lực dư luận, UBND Tiền Giang đã tổ chức họp lấy ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia
đối với nhà máy giấy Đại Dương.
Nhiều ý kiến tại cuộc họp nhấn mạnh ngành giấy là một trong những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường lớn nhất. Với công nghệ chuyển từ giấy phế phẩm sang bột giấy, phải chuyển qua nhiều
giai đoạn như tẩy mực, băm nhuyễn, làm trắng…, sử dụng nhiều loại hoá chất, và bản thân các phế
phẩm từ giấy cũng chứa nhiều chất ô nhiễm có độc tính cao.
Do đó, khi xả thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người và thuỷ sinh. Vì vậy,
theo các nhà khoa học, cần phải cân nhắc và thẩm định công nghệ sản xuất giấy của công ty này,
công nghệ xử lý nước thải, cũng như môi trường nói chung, trước khi quyết định đầu tư dự án.
Quan điểm của UBND tỉnh Tiền Giang tại buổi họp là: “Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang
và các sở, ngành chuyên môn của tỉnh mới thẩm định các nội dung về đầu tư. Nhà đầu tư đang ở
giai đoạn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do tính chất phức tạp của dự án, Tiền Giang
cần phải có thời gian đánh giá đầy đủ những tác động của dự án, đặc biệt là tác động về môi
trường, để quyết định cho dự án đầu tư hay không trong thời gian tới”.
Vụ Công nghiệp nhẹ cho rằng, dự án đã được UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư
năm 2016, tuy nhiên, theo quy định, do việc triển khai dự án mới chỉ ở giai đoạn tiền khả thi, nên
tỉnh Tiền Giang chưa tiến hành xin ý kiến các bộ ngành liên quan.
"Sản phẩm chính của nhà máy giấy Đại Dương là giấy duplex, việc sản xuất sản phẩm này tiềm ẩn
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Vì vậy,
lo ngại của các nhà khoa học, người dân về ô nhiễm môi trường là có cơ sở”, theo Vụ Công nghiệp nhẹ.
Theo đó, dự án trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, nên các thông số kỹ thuật của dự án mới chỉ
là dự kiến, chưa chính thức. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hiện vẫn chưa được
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, hồ sơ báo cáo tác động môi trường của nhà đầu tư sẽ
được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến của các bộ ngành, địa phương, khi đó Bộ Công
Thương sẽ chính thức trả lời.
Phía chủ đầu tư dự án cho rằng, việc xây dựng nhà máy giấy đáp ứng đầy đủ quy định của pháp
luật Việt Nam, không có lý do bị thu hồi khi báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được phê duyệt.
Chủ đầu tư cũng nêu, nếu dự án bị thu hồi thì tỉnh Tiền Giang phải bồi thường 10 triệu USD.
Không thể lập khu đèn đỏ ở Việt Nam'
Trao đổi với VnExpress chiều 21/1, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho rằng
không thể hợp pháp hóa mại dâm, bởi nó luôn gắn liền với nhiều vấn đề xã hội phức tạp,
như tội phạm mua bán người, ma túy...
> Kiến nghị gom dịch vụ nhạy cảm để ngăn chặn mại dâm
- Thưa ông, TP HCM vừa kiến nghị gom những cơ sở kinh doanh nhạy cảm để quản lý tốt hơn, ông
đánh giá như thế nào về đề xuất này?
- Lâu nay có kiến nghị coi hoạt động mại dâm thành một nghề và gom các hoạt động nhạy cảm lại
trong khu phố đèn đỏ như một số nước trên thế giới, tuy nhiên theo quan điểm của nhà nước ta,
mại dâm chưa được coi là một nghề và cũng chưa có ý định hợp pháp hóa. Thực tiễn nghiên cứu
tình hình quốc tế, việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ rất phức tạp.
Có người cho rằng mại dâm có từ cổ xưa, và đó là nhu cầu chính đáng, xem mại dâm là một nghề
sẽ bớt được hiếp dâm trẻ em, bóc lột tình dục, lây lan bệnh tật, tăng thu ngân sách... Nhưng tất cả
đều là ngộ nhận. Mại dâm luôn luôn gắn liền với những vấn đề xã hội phức tạp khác, khó quản lý,
đặc biệt là tội phạm mua bán người, bóc lột tình dục, ma túy, rửa tiền, mafia...
TP HCM tổ chức hội thảo, đưa ra đề nghị chứng tỏ lãnh đạo ở đó có trách nhiệm với thành phố của
mình. Nhưng muốn thí điểm TP HCM không thể tự làm, họ phải báo cáo Chính phủ, Chính phủ sẽ
lấy ý kiến các cơ quan chức năng. Để thí điểm phải cân nhắc rất nhiều, thậm chí Bộ Chính trị, Ban
Bí thư phải cho ý kiến bởi phòng chống mại dâm, ma túy là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân.
- Tại sao các nước đã xem mại dâm là một nghề và cho phép lập khu đèn đỏ, còn ta thì không?
- Trong thực tế cuộc sống có những việc chưa làm được, chưa quản lý được thì có thể bị cấm.
Riêng vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, không phải là chúng ta không làm được, không quản lý được
thì cấm, mà đó là quyết định trên cơ sở thực tiễn 20 năm thực hiện công tác phòng chống mại dâm
và thực tiễn nghiên cứu hợp pháp hóa mại dâm, mô hình phòng chống mại dâm trên thế giới.
Những cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc thì làm, không có lợi thì không làm. Nếu cứ làm mà nó gây
nhiều tác hại rồi sau này rút lại chính sách thì rất nguy hiểm. Lập khu đèn đỏ là rất khó khăn và
phức tạp trong công tác quản lý. Không phải đơn giản là đưa gái mại dâm vào khu đèn đỏ, khám
bệnh, thu thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho họ, bảo vệ họ khỏi bị chà đạp... là xong.
Nhiều nước hợp pháp hóa đã gây ảnh hưởng nhiều mặt trong việc phát triển đất nước và họ phải
xem xét thay đổi chính sách. Như Thụy Điển, sau nhiều năm cho tự do mại dâm đã phải cấm một
cách kiên quyết, không phải chỉ vấn đề về kinh tế mà là vấn đề quản lý xã hội, sức khỏe và văn
hóa... Theo tôi nước ta cũng nên nghiên cứu mô hình này, sẽ trừng trị nặng môi giới, chủ chứa, bảo
kê và xử lý nghiêm khắc người mua dâm, đồng thời phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội có hiệu quả
trong việc giúp người bán dâm từ bỏ công việc của mình.
Dù chính phủ một số nước cho mại dâm hợp pháp, nhưng người dân của họ vẫn cho việc ấy không
có gì tốt đẹp cả, vì không ai muốn họ hàng, người thân mình đi làm mại dâm. Vì vậy, không lập phố
đèn đỏ không phải là bảo thủ mà đó là kinh nghiệm của các nước, kinh nghiệm thực tiễn và quan điểm của nhà nước.
- Dù là hợp pháp hay không thì mại dâm vẫn gây nhiều hệ lụy, nếu gom những người hành nghề
mại dâm lại thì xã hội sẽ "sạch sẽ" hơn. Ông nghĩ sao về việc này?
- Ở ngay các nước có phố đèn đỏ vẫn không quản lý được mại dâm lén lút vì các yếu tố như giá rẻ,
thuận tiện, mại dâm từ các khu vực khác, các nước khác đổ về... Không phải cứ đưa mại dâm vào
một khu thì ở ngoài mọi thứ đều sạch sẽ, yên bình. Nước ta hiện có khoảng 14.000-15.000 người
hoạt động mại dâm, số lượng nghi ngờ là 30.000-32.000 và thực tế có khi còn cao hơn.
Nếu có khu đèn đỏ cũng chỉ thu hút được một phần người bán dâm, một phần lớn vẫn hoạt động ở
bên ngoài. Do vậy thay vì lập khu riêng, chúng ta nên xây dựng nhiều dịch vụ xã hội tại cộng đồng
để giúp được nhiều chị em.
- Theo nghị quyết của Quốc hội thì các cơ sở chữa bệnh sẽ không quản lý gái bán dâm nữa, số
lượng gái bán dâm này hiện nay như thế nào, thưa ông?
- Sau khi có nghị quyết của Quốc hội chúng ta đã đưa hết chị em bán dâm ra khỏi các cơ sở và từ
nay cũng không giáo dục tại xã, phường, thị trấn nữa. Đây là quan điểm nhân văn, nhân ái và phù
hợp với bản chất con người Việt Nam, xu hướng thế giới.
Dù công tác quản lý còn nhiều khó khăn, chúng ta đã thay đổi chính sách, đang xây dựng các dịch
vụ hỗ trợ như y tế, tư vấn, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm, cấp bao cao su, điều trị
thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone... để hỗ trợ giảm hại cho chị em cũng
như giúp chị em từng bước bỏ hoạt động bán dâm. Như Hà Nội tổ chức dạy nghề, cán bộ của chi
cục được chị em gọi điện đến nhờ giới thiệu việc làm, một bộ phận sinh hoạt ở các nhóm tự lực.
Đành rằng để nhiều chị em được tiếp cận các dịch vụ đó thì cần một quá trình để hình thành mạng
lưới và hoàn thiện nên cần có thời gian chứ không thể trong chốc lát. Chúng ta sẽ đẩy nhanh thực
hiện các cơ chế, chính sách để xây dựng tốt các dịch vụ đó từ Nhà nước, đoàn thể, các tổ chức xã
hội, từ thiện. Điều này thể hiện tính nhân đạo bởi nhà nước không thể để chị em mãi mãi bị bóc lột
tình dục, đó là chưa kể thuần phong mỹ tục, đạo đức, bệnh tật, an ninh trật tự, giống nòi... Bố mẹ
bệnh tật thì làm sao đẻ những đứa khỏe mạnh, tuấn tú? Hậu quả nhìn thấy rõ như thế nên không
thể để mại dâm tiếp diễn và là một nghề được.
Sự thật khủng khiếp về nạo phá thai ở VN 26/03/2014 10:58 GMT+7
Sự thật khủng khiếp: Việt Nam xếp thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về nạo phá thai!
>> Hình ảnh kinh hoàng phía sau buồng phá thai chui
Nạo phá thai - vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới
Tình trạng nạo phá thai hiện nay là một vấn đề nhức nhối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nạo phá
thai không còn là chuyện riêng của mỗi người mà nó được coi là hành động phi đạo đức, thậm chí
cao hơn là tội ác giết người. Rất nhiều quốc gia đã ban hành luật chống nạo phá thai. Nhưng trên
thực tế, số liệu về những ca nạo phá thai vẫn không có dấu hiệu khả quan.
Xã hội càng phát triển, con người càng trở nên lạnh lùng với sự sống. Việc giới trẻ sống thử, quan
hệ tình dục trước hôn nhân, có thai, phá thai trở thành một vòng tròn khép kín giống nhau ở khá
nhiều người. Họ quan niệm rằng thai nhi chưa là người nên không có quyền con người. Lối suy nghĩ
đó đã khiến cho hàng triệu sinh linh bé nhỏ bị tước đoạt đi quyền sống khi chưa nhìn thấy ánh mắt trời.
Tình trạng nạo phá thai không chỉ diễn ra ở các nước nghèo mà ngay cả những nước kinh tế phát
triển, vấn nạn này cũng ngày một gia tăng. Ở Trung Quốc, theo con số thống kê của nước này vào
năm 2009, trung bình mỗi năm có tới 13 triệu ca nạo, phá thai. Nhưng những nhà chức trách khẳng
định rằng, trên thực tế con số này có thể lớn hơn rất nhiều vì không ai có thể kiểm soát được hết
những người uống thuốc phá thai tại nhà hoặc đến các cơ sở chui để nạo, phá thai.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cứ 1000 người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Trung Quốc thì có
tới 24 người nạo phá thai. Kinh khủng hơn, cũng tiêu chí này, tỉ lệ ở Nga là 50 người trên 1000 người.
Cứ 1000 người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở
Trung Quốc thì có tới 24 người nạo phá thai
(Cảnh bên ngoài một phòng nạo phá thai ở Trung Quốc)
Với Hàn Quốc, đất nước có luật chống phá thai, tỉ lệ phá thai cũng không phải là nhỏ. Theo Bộ Y tế
an sinh xã hội Hàn, có tới 342.433 vụ phá thai năm 2005. Theo nghiên cứu năm 2012, số ca phá
thai tính tới năm 2010 ở Hàn Quốc đã giảm xuống còn 160.000 ca. Tuy nhiên, con số này không
phải là dấu hiệu khả quan. Lí do vì Hàn Quốc là đất nước quy định phá thai là hành vi phạm tội, có
thể bị bắt đi tù nên nhiều người đã ra nước ngoài để làm việc này.
Theo số liệu của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, ở Mỹ gần nửa số phụ nữ có thai
là ngoài ý muốn và trung bình cứ 10 trường hợp có thai ngoài ý muốn thì có đến 4 trường hợp kết
thúc bằng phá thai. 20% tổng số phụ nữ có thai (không tính sẩy thai) kết thúc bằng phá thai.
Cũng theo công bố này, 40% phụ nữ da trắng, 69% phụ nữ da đen và 54% phụ nữ gốc Tây Ban
Nha có thai ngoài ý muốn. Năm 2008, có 1, 21 triệu ca phá thai được thực hiện, giảm từ 1,31 triệu
ca năm 2000. Tuy nhiên, trong các năm 2005 đến 2008, tình trạng phá thai giảm chậm. Điều đáng
buồn là hầu hết những người phá thai đều là những cô gái còn rất trẻ. Và những hậu quả phía sau
lần “chối bỏ quyền làm mẹ” đó là cả một bi kịch kéo dài.
Nạo phá thai ở Việt Nam: Cái Nhất đáng xấu hổ
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với dân số khoảng 90 triệu người tuy nhiên, so với thế
giới, tỉ lệ người nạo phá thai ở nước ta thực sự khiến ai cũng phải giật mình.
Theo bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca
mỗi năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số lạnh lùng này cho thấy chúng ta
đang là nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai.
Cũng theo thống kê của Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, ở nước ta, cứ 1 trẻ em
ra đời thì có 1 bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1,2 – 1,6 triệu trẻ em được sinh ra tương ứng với đó
con số bào thai bị phá bỏ. Đáng chú ý hơn cả là số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Việt Nam cao
hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai.
Thống kê của Bệnh viện Từ Dũ trong sáu năm liên tiếp, tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai trong tổng số
những người phá thai tại viện này tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007, tỷ lệ này chiếm 3,1% thì
đến 2011 là 6,8%, năm 2012 là 6,4%.
Trên cả nước, tỷ lệ phá thai vị thành niên năm 2012 là 2,3% trong tổng số người đến làm thủ thuật.
Số trẻ vị thành niên mang thai trong tổng số mang thai của cả nước cũng tăng qua từng năm, năm
2009 là 2,9%, năm 2012 là 3,2%. Những con số này đủ để khiến bất cứ ai cũng phải giật mình về
tình trạng nạo phá thai đáng báo động ở Việt Nam và mối nguy hại với thế hệ trẻ trước vấn đề này.
Đau lòng phòng nạo phá thai nhiều như nấm
Phải thừa nhận một thực tế rằng, phần lớn những ca phá thai đều rơi vào đối tượng vị thành niên,
chưa có gia đình, chưa kết hôn. Điều đó đồng nghĩa với việc khi có thai, phần lớn các bạn trẻ nghĩ
tới “giải quyết nhanh gọn”, “thủ tiêu hậu quả”.
Dãy phố "Chợ nạo phá thai" giữa lòng Hà Nội
Với tỉ lệ phá thai nhiều như vậy, thêm vào đó là tâm lí lo sợ, xấu hổ, nhiều bạn gái tìm đến các cơ sở
y tế tư nhân, tự phát để “sửa chữa sai lầm”. Có cầu ắt có cung! Những cơ sở y tế nạo phá thai mọc
lên như nấm sau mưa. Người ta có thể biết đến những tuyến phố với mặt hàng đặc trưng phục vụ
cuộc sống nhưng hẳn sẽ lạnh gáy khi nghe thấy tuyến phố được mệnh danh là “Chợ nạo phá thai”.
Những tấm biển khổ lớn, trưng bày công khai
chuyện nạo phá thai giữa lòng thành phố
Thật không khó khăn gì để nhìn thấy những dòng chữ “Nạo hút thai”, “Phá thai bằng thuốc”, “Phá
thai” … nổi bật trên những tấm biển quảng cáo cỡ lớn ở ngay giữa trung tâm thành phố. Thậm chí
những tấm biển này còn được trang trí, thắp điện sao cho bắt mắt, gây sự chú ý nhiều nhất như thể
đó là một điều rất đáng để mọi người chiêm ngưỡng.
Chỉ cần dừng xe ở đầu tuyến phố… chúng ta có thể nhìn thấy nhan nhản những biển hiệu được
dựng lên. Mỗi khi thấy một cô gái nào đó đi chậm lại, mắt ngó nghiêng là ngay lập tức đã có người
đon đả, mời chào và sẵn sàng tư vấn. Và rồi, với một khoản tiền không lớn, một khoảng thời gian
không lâu, cái thai trong bụng những cô gái sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Mối lo sợ của họ cũng được dẹp tan.
Quả thật, câu chuyện về vấn nạn nạo phá thai không phải là mới. Suốt một thời gian dài, các cấp,
các ngành đã nhắc tới vấn đề này như một nỗi niềm trăn trở chưa thể khắc phục. Ai cũng biết
những hiểm họa khôn lường từ hành động tàn nhẫn ấy, nhưng có nhiều lí do khiến những người
làm cha, làm mẹ quyết định “chối bỏ đứa con” của mình. Xung quanh câu chuyện về những người
mẹ trẻ nạo phá thai còn rất nhiều những nỗi đau dài nhức nhối.
Sống chung trước khi kết hôn: Nên hay không ? Quyền cá nhân
Học tập và làm việc xa nhà chính là điều kiện để nhiều bạn trẻ “góp gạo thổi cơm chung”. Ở Huế,
phần lớn người sống chung trước hôn nhân là sinh viên, người lao động ở các tỉnh. Ng.T.T, quê ở
Hà Tĩnh chia sẻ: “Ban đầu mình cũng không đồng ý sống chung. Nhưng hai đứa ở cùng dãy trọ,
thuê hai phòng, nấu ăn chung. Thời gian bạn trai ở phòng mình nhiều hơn nên chúng mình quyết
định dọn qua sống chung một phòng để tiết kiệm vì cả hai đều là sinh viên. Chúng mình cũng muốn
gắn bó lâu dài với nhau. Tuy không khuyến khích điều này nhưng đó là quyền cá nhân của mỗi
người, ai cũng đã ở tuổi trưởng thành nên cũng có quyền làm những gì mình thấy không sai. Xã hội
cần tôn trọng điều đó. Nếu sống thử mà không làm phiền ai, lại trang bị đủ kiến thức để không mang
thai ngoài ý muốn, tự chịu trách nhiệm cuộc đời mình thì chẳng có gì là xấu cả”.
Tốt nghiệp ĐH, rồi ra trường cùng lúc nên T.N và T.P cùng ở lại TP.Đà Nẵng để làm việc. Họ thuê lại
một căn chung cư và cùng ở với nhau 3 năm nay. Gia đình hai bên đều biết và đều cho rằng, cả hai
đã lớn và tự trách nhiệm với lựa chọn của mình. “Nói là nói vậy nhưng lo lắm nên cũng thường
xuyên giám sát chúng nó, nếu “cơm không lành, canh không ngọt” là phải xử lý ngay”, bố của T.N tâm sự. Được và mất
Nếu may mắn, nhiều cặp đôi sẽ vượt qua những khó khăn, giải quyết những va chạm lớn nhỏ để
tiến đến hôn nhân bền vững. Với nhiều cặp đôi, cái được là: Được ở bên nhau, được làm mọi thứ
cùng nhau và được trải nghiệm những bài học của một cuộc hôn nhân. Họ biết cách quan tâm,
chăm sóc người mình yêu thương. Họ học cách hy sinh và sống có trách nhiệm hơn. Họ biết cách
trân quý, vun vén tình cảm…
“Chúng tôi sống cùng nhau từ năm thứ 3 học ĐH. Đói no, sướng khổ gì cũng có nhau. Chính cái
“nghĩa” của một thời gian khó ấy là động lực để chúng tôi vượt qua những khó khăn hiện tại, từ áp
lực công việc, con cái đến việc cân bằng các mối quan hệ xã hội”, anh N.T (Đà Nẵng) cho biết.
Tuy nhiên, “gãy gánh giữa đường” cũng không phải là ít. Nguyên nhân chung vẫn là do chưa trải
nghiệm các mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn thế giới học đường, họ bị áp lực kinh tế, nhận thức về
các giá trị của bản thân và xã hội vẫn còn hạn chế. Và cái “mất” đáng nói trước tiên có lẽ thuộc về
bạn nữ, đó là sức khỏe sinh sản, là những tổn thương về tinh thần, là áp lực đối diện với một mối quan hệ mới.
Sau nhiều năm chia tay với bạn trai, H.T (Đà Nẵng) vẫn chưa thể tự tin quen thêm một ai. Thương
tổn mà người bạn trai mang lại quá lớn khiến T. cảm thấy: “Tốt nhất là không nên cho ai có thêm cơ
hội làm tổn thương đến mình”. Cứ như vậy, cô cắm đầu làm việc, tiền nong dư dả, T. lại đi du lịch
khắp nơi. Đến khi nhìn lại, bạn bè cùng trang lứa đều đề huề con cái, cô lại thấy “chán tự do, thèm
được ràng buộc”, nhưng cảm giác sợ dở dang khiến T. lại lờ đi tất cả.
Nói về chuyện sống chung, tiến sĩ Lê Thị Kim Lan, Trưởng bộ môn giới - gia đình - dân số, Khoa Xã
hội học (Trường ĐH Khoa học Huế), tỏ ra khá nghiêm khắc: “Sống chung với nhau, đa số các bạn
trẻ đưa ra lý do đó là quyền cá nhân, nhưng vấn đề là các bạn có thực sự giải quyết được cái gọi là
tự chịu trách nhiệm đó hay không, hay lại bỏ học giữa chừng, rồi nạo phá thai… Mặc dù được nhà
trường trang bị những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, nhưng cái “biết” của các bạn chưa
đủ. Tôi thấy, các bạn trẻ lao vào sống chung mà không trang bị đủ hành trang, không chuẩn bị đủ
kiến thức để bảo vệ mình, tránh cho mình khỏi những tổn thương về thể chất lẫn tinh thần”.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh Hải (Đà Nẵng) thì có phần thực tế hơn: “Nếu việc chẳng đặng
đừng mà phải sống với nhau trước khi kết hôn, các bạn nên cùng nhau tìm hiểu và trang bị cho
mình những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản, từ những kinh nghiệm ứng xử
của người lớn, hay cùng tham gia các buổi tư vấn về hôn nhân và gia đình để giúp mình chịu trách
nhiệm với quyết định của mình và cũng là minh chứng cho tình yêu tuy nóng vội nhưng có bản lĩnh
tự làm, tự chịu chứ không đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm khi “gạo đã thành cơm”.
Bỏ học để khởi nghiệp? 12/01/2016 09:35 GMT+7
TT - Rất nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi đã được đưa ra khi câu hỏi trên được một bạn trẻ nêu
ra tại diễn đàn Khởi nghiệp trẻ 2016 sáng 10-1.
Một sinh viên đang tham gia thảo luận chủ đề “Có nên bỏ học để khởi nghiệp” tại sự kiện ngày 10-1 - Ảnh: C.Nhật
Diễn đàn do CLB Kỹ năng doanh nhân - trực thuộc Hội Sinh viên trường ĐH Ngoại thương TP.HCM tổ chức.
Một bạn nữ (đề nghị không nêu tên) đã chia sẻ trước mọi người về việc bạn ấp ủ ý tưởng khởi
nghiệp từ lớp 11. Ý tưởng đó đeo đuổi bạn đến khi đã là sinh viên năm hai, nhất là khi bạn tìm hiểu
và thấy Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg... đều bỏ học và khởi nghiệp thành công.
“Những câu chuyện trên truyền cảm hứng mãnh liệt, thôi thúc tôi... ngừng học. Tôi thậm chí lúc đó
nghĩ rằng bản thân không nên sống một cuộc sống tầm thường, tôi muốn thay đổi xã hội như họ” -
bạn nói. Nhưng nhờ sự khuyên răn quyết liệt, chân tình của một người bạn thân mà bạn đã không chọn hướng đi trên.
Trước tâm sự của bạn nữ trên, chị Trương Lý Hoàng Phi (giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên
khởi nghiệp) cho rằng truyền thông thường có xu hướng đẩy những gì khác biệt trở thành hiện tượng.
“Thứ nhất, ở môi trường một số nước thì ngay từ nhỏ, người học đã được giáo dục về tầm quan
trọng của việc tự học và khả năng sáng tạo. Ngoài ra, mọi người thường cho rằng những người
được đào tạo bài bản thì thành công là đương nhiên, còn người không học mà thành công mới
đáng nói... trong khi họ quên rằng số lượng đó là rất ít, chỉ là đáy của một cái phễu” - chị Phi phân tích.
Chưa kể “cũng đừng nên loại trừ khả năng mình sẽ khởi nghiệp thất bại, lúc đó mình sẽ xoay xở ra
sao khi bắt đầu lại mà không có kiến thức chuyên môn, bằng cấp gì?” - chị Phi bổ sung.
Trong khi đó, từ kinh nghiệm bản thân lẫn đúc kết từ các nghiên cứu đã đọc được, anh Ngô Minh
Hải (giám đốc tài chính Quỹ PVNI) cho rằng để trở thành một chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng cần sự lao động miệt mài trong khoảng hai năm rưỡi đến ba năm.
“Các bạn học xong ĐH rồi khởi nghiệp cũng tốt. Còn nếu thấy kiến thức và thời cơ đã chín, bản thân
đã kiên trì lao động, học hỏi trong thời gian dài, quyết đeo đuổi đam mê đến cùng thì dừng học để
khởi nghiệp cũng tốt” - anh Hải nói.
Là người trong cuộc khi từng bỏ học chương trình thạc sĩ tại Mỹ để về VN khởi nghiệp, anh Trần
Nguyễn Lê Văn (CEO vexere.com) cho biết bản thân vừa đồng tình nhưng cũng băn khoăn trước câu hỏi trên.
“Tôi bỏ học chỉ vì đi học mà lúc nào ý tưởng đó cũng tràn ngập trong đầu, học môn gì tôi cũng nghĩ
về sự liên quan giữa môn học với dự án của mình. Tôi lục tung sách vở, tài liệu để đọc những gì
dính dáng đến ý tưởng của mình. Khi thấy kiến thức trên trường không còn giúp ích trong khi thời
gian là có giới hạn thì tôi mới quyết định nghỉ học hẳn” - anh Văn nhớ lại.
Tuy nhiên, anh Văn khẳng định nhờ học cao học mà anh được truyền cảm hứng bởi những người
thầy của mình. “Một người thầy đã ủng hộ ý tưởng của tôi trong khi nhiều người chê cười. Và cũng
nhờ học cao học mà tôi được một người bạn cùng lớp cho biết mô hình của tôi đã được áp dụng
thành công tại Ấn Độ. Những điều trên tạo giá trị tích cực, hun đúc niềm tin trong tôi” - anh Văn cho biết.
Anh Văn dẫn lại câu nói nổi tiếng của Steve Jobs liên quan đến “connecting the dots” và cho rằng
mỗi thứ chúng ta làm trong quá khứ đều hỗ trợ tương lai. Vì thế, khởi nghiệp đồng nghĩa với việc
phải “ngụp lặn” trong biển học. “Bạn phải học hoài, học mãi, mở mắt ra là phải học. Cá nhân tôi phải
học từ quản lý nhân sự đến sản phẩm, tiếp thị, kinh doanh... Những người có tố chất khởi nghiệp
nhất thiết phải có khả năng tự tìm tòi, tự nghiên cứu và quyết tâm đến cùng” - anh Văn nêu quan điểm.
Ông chủ Tập đoàn Microsoft Bill Gates trong những lần chia sẻ với giới trẻ gần đây đều lặp lại lời
nhắn nhủ chân tình: “Đúng là tôi đã bỏ học và thành công, nhưng xin đừng làm giống tôi. Có một
tấm bằng thì vẫn đảm bảo tương lai của các bạn hơn”. Và ông khẳng định sẽ có một ngày quay lại
giảng đường dù ông hiện đã ngồi trên “ngai vàng” cao nhất của tiếng tăm và tiền bạc.
Malcolm Gladwell, tác giả quyển sách trứ danh Outliers (Những kẻ xuất chúng) đã quan sát rất
nhiều cá nhân tài năng và đúc kết chỉ có lao động nghiêm túc trên 10.000 giờ (chứ không phải tài
năng) mới giúp con người có thể trở thành chuyên gia ở lĩnh vực mình theo đuổi.
Mặc cho lời khuyên trên, hiện vẫn có rất nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp không cần học
hành, không cần bằng cấp. Còn bạn nếu khởi nghiệp, bạn chọn lối nào?
Đừng bỏ học! Đại học vẫn là con đường tốt
nhất dẫn tới thành công
Rời bỏ trường đại học đã mang đến thành công cho Bill
Gates và Mark Zuckerberg. Nhưng điều đó không có
nghĩa là bạn cũng sẽ làm được giống họ, bất kể ý tưởng
kinh doanh của bạn tuyệt vời như thế nào.
Trong khi các nhà khởi nghiệp trẻ cho rằng thời gian học tập ở trường đại học là lãng
phí thời gian của họ, nghiên cứu mới đây của LinkedIn có thể sẽ khiến cho họ phải xem xét lại.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 1.200 doanh nghiệp công nghệ cao –
nhận được vốn đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) trong năm 2013,
và phát hiện ra rằng phần lớn các chủ doanh nghiệp này đều sở hữu một tấm bằng đại học.
“Xây dựng sự nghiệp từ một nền tảng giáo dục vững mạnh là một sự lựa
chọn thông minh”, Michael Conover, chuyên gia phân tích dữ liệu cao cấp của LinkedIn nêu quan điểm.
Ngoài việc đầu tư vào những người đã tốt nghiệp đại học, các quỹ đầu tư cũng tìm kiếm
các doanh nhân có kinh nghiệm làm việc thực tế. Nghiên cứu cho thấy rằng hơn 30%
doanh nhân nhận được tài trợ đã có kinh nghiệm làm việc cho các công ty có tên tuổi.
“Hơn nữa, những nhà khởi nghiệp thường có xu hướng phát triển kinh nghiệm lãnh đạo
trước khi thành lập công ty riêng của họ, với hơn 40% số người đã từng giữ các chức vụ
ở cấp giám đốc trở lên”, Conover cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các quỹ có xu hướng đầu tư vào những người có kiến
thức và biết làm thế nào để bắt đầu một công ty mới. 20% số doanh nhân đã nhận
được vốn đầu tư vào năm ngoái đã bắt đầu khởi nghiệp ở ít nhất một công ty trước đó.
Trong khi các doanh nhân cho rằng càng nhiều tuổi thì khả năng họ nhận được sự đầu
tư càng ít, nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Các dữ liệu cho thấy các khoản đầu tư
lớn nhất được dành cho các doanh nhân trên tuổi 30.
Các doanh nhân có độ tuổi trên 30 trung bình nhận được số vốn đầu tư gấp 4 lần so với
những người có độ tuổi trên dưới 20.
Các nhà nghiên cứu LinkedIn tiết lộ bí quyết dẫn đến thành công cho các nhà
khởi nghiệp trẻ đó là:
- Giáo dục: Hãy đầu tư vào giáo dục. Khi ở trường học, hãy tập trung vào các kỹ năng quản lý và lãnh đạo.
- Kinh nghiệm: Hãy thử và tích lũy kinh nghiệm làm việc tại các công ty hàng đầu.
Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc khởi nghiệp sau này.
- Kiên nhẫn: Dành nhiều thời gian hơn để tập trung việc học tập và tích lũy kinh
nghiệm thực tế. Thành công không bao giờ đến dễ dàng, hãy học cách kiên nhẫn.
Chúc các bạn thành công trên con đường khởi nghiệp của mình.
Hãy ngừng ngay việc giúp đỡ người khác và đây là lý do tại sao
PV, THEO TRÍ THỨC TRẺ 19:13 29/12/2015 46 Chia sẻ 1373
Lòng tốt, thứ di sản văn hóa phi vật thể của người Nhật
Bạn sẽ thấy ấm áp vì lòng tốt của người Việt sau khi đọc câu chuyện này!
Nạn nhân vụ máy bay rơi tại Pháp: Lòng tốt dẫn đến bi kịch
Mẹ tôi đã luôn dạy tôi là đừng bao giờ đưa ra lời khuyên không đúng
chỗ và đừng cố gắng để giúp đỡ bất cứ ai trừ khi họ yêu cầu bạn làm thế.
Tôi đã từng nghĩ mẹ là người lạnh lùng nhưng khi lớn lên tôi bắt đầu nhận ra rằng mẹ tôi
đã đúng. Mẹ là một trong những người tốt bụng nhất trong cuộc đời của tôi.
Xã hội luôn nhấn mạnh về việc giúp đỡ mọi người là điều cần thiết nên làm. Và tôi cũng đã làm như vậy.
Mọi người thường nói với nhau rằng bạn nên giúp đỡ người khác vô điều kiện và đừng
trông chờ vào việc trả ơn. Vâng, tất nhiên không có gì là sai cả. Hành vi của sự tử tế có
thể thay đổi cuộc sống của một con người nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó.
Không có thứ gì trên đời hoàn toàn xấu cũng như không có gì hoàn toàn tốt đẹp. Hai điều
tốt và xấu luôn luôn song hành cùng với nhau. Việc giúp đỡ người khác không có gì là
xấu mà cũng chẳng phải là điều tuyệt diệu.
Và đây là 3 trường hợp cá nhân tôi đã trải qua và lý do tại sao tôi không giúp đỡ người
khác nữa, đó cũng là điều bạn nên làm:
1. Ngừng ngay việc giúp đỡ một người không xứng đáng để giúp
Đó là điều không dễ dàng để thực hiện khi chúng ta thường được dạy rằng giúp đỡ mọi
người là điều nên làm và phải làm. Bạn cần phải gạt bỏ quan niệm này ra khỏi đầu ngay lập tức.
Sam Levenson có câu nói nổi tiếng: “Khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn có hai
bàn tay nhưng một bàn để giúp chính bạn, bàn tay còn lại để giúp người khác.”
Một startup muốn tôi giúp đỡ về mặt ý tưởng nhưng tôi nhận ra rằng việc phát triển một
startup là điều rất khó khăn nên tôi không bán ý tưởng của mình một cách miễn phí. Tôi thà tự làm còn hơn cho.
Trong quá khứ, có rất nhiều lần mọi người mời tôi đi uống cà phê chỉ để “nhặt nhạnh
những ý tưởng”. Cứ nghĩ thử xem nếu bạn có vài triệu đô la trong ngân hàng là do “ăn
cắp ý tưởng” miễn phí của tôi thì đó là điều không thể chấp nhận được, đặc biệt là bạn
còn không thèm trả tiền cà phê cho tôi.
Họ không hiểu rằng tôi còn phải nuôi gia đình mình, phải trả các khoản vay nợ cũng như lãi suất ngân hàng.
Họ không nhận ra rằng để dành thời gian cho cà phê, tôi đã phải thức khuya đến 2 giờ
sáng để hoàn thành công việc còn dang dở.
Nếu họ nghĩ rằng thời gian của tôi là thứ bỏ đi và không giá trị thì tôi cũng không dành thời gian cho họ làm gì!
Nếu mọi người không quan tâm tới bạn thì đừng nên giúp đỡ họ làm gì. Họ không xứng
đáng để nhận sự giúp đỡ ấy.
Bây giờ đơn giản là tôi sẽ nói với mọi người về việc họ cần phải trả tiền cho mỗi lời
khuyên nhận được từ tôi hoặc phí phải trả cho mỗi giờ đồng hồ ngồi nói chuyện. Phải,
tuy có hơi khó nghe nhưng nó làm cuộc sống của tôi dễ dàng hơn và tôi hạnh phúc vì điều đó.
Người nói chuyện với tôi cũng trở nên nghiêm túc hơn và quan trọng là họ không đánh giá tôi thấp.
Tôi luôn có hai quy tắc dành cho mình. Đó là:
Quy tắc thứ nhất: Không bao giờ đưa ra lời khuyên nào miễn phí.
Quy tắc thứ hai: Không bao giờ quên quy tắc thứ nhất.
Lần sau nếu có ai đó yêu cầu bạn chia sẻ và nói chuyện tại buổi hội thảo của họ và tất
nhiên là miễn phí thì đừng bao giờ đồng ý, hãy thương lượng để bạn không phải chịu sự thiệt thòi.
Nếu họ không đủ khả năng để trả cho bạn vì buổi hội thảo đó để quyên góp cho một tổ
chức từ thiện thì dành cho họ một chút thời gian để chia sẻ cũng không sao. Nó sẽ nâng
hình ảnh của bạn lên rất nhiều.
Mọi người sẽ luôn cố gắng để khai thác từ bạn nếu bạn cho phép họ làm thế. Bạn không
có đủ thời gian để giúp đỡ tất cả mọi người vì thế hãy chỉ giúp những người xứng đáng được bạn giúp đỡ.
Hãy ghi nhớ một điều, người đầu tiên bạn cần giúp đỡ là CHÍNH MÌNH.
Nếu giúp đỡ người khác khiến bạn không vui thì đừng làm nữa. Đơn giản chỉ thế thôi.
Đôi khi bạn nên có chút ích kỷ và đặt mình lên trên hết tất thảy những người khác, thậm
chí bỏ qua cả những điều xã hội hối thúc bạn nên làm.
2. Ngừng ngay việc giúp đỡ những người không đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn
Điểm yếu lớn nhất của tôi là muốn giúp đỡ tất cả mọi người.
Tôi giúp mọi người, bất kể họ có yêu cầu sự giúp đỡ hay không. Nhưng có một điều bạn
không thể ngờ rằng những người bạn từng giúp sẽ có lúc làm tổn thương đến bạn.
Cách tốt nhất để biến bạn bè của bạn thành kẻ thù là cung cấp cho họ những lời khuyên mà họ không muốn nghe.
Khi tôi cho ai đó một lời khuyên, đó là điều tôi thực sự muốn giúp đỡ. Nhưng không phải
ai cũng sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ từ phía tôi, đó cũng là điều bình thường. Bạn không
nên đưa ra bất cứ lời khuyên nào khi người ta không muốn đón nhận nó, hoặc có thể một
ngày nào đó họ sẽ đổ lỗi cho bạn vì đã khuyên họ không đúng.
Tôi đã ngừng ngay việc giúp đỡ những người không muốn tôi giúp và điều đó khiến tôi
có nhiều thời gian hơn cho bản thân mình và gia đình.
3. Dừng ngay việc giúp đỡ người khác khi bạn không tin vào chính mình
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cho ai đó một lời khuyên khi bạn không
tự tin vào mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tôi đã thử làm điều này rất nhiều lần và
đến ngày hôm nay tôi vẫn cảm thấy hối tiếc vì điều đó.
Giúp đỡ mọi người khi bạn không có đủ kỹ năng cũng như kiến thức thì sẽ gây hại nhiều
hơn lợi. Nó giống như việc bạn bị mù nhưng vẫn dạy người khác làm thế nào để vẽ. Và
vô tình bạn làm cho mọi người bỏ lỡ cơ hội để tìm những sự giúp đỡ tốt hơn.
Lòng tốt của bạn có thể gây tổn thương cho người khác. Có một cách để phá vỡ mối quan
hệ nhanh nhất đó là yêu cầu được giúp đỡ người khác trong khi bạn không thể.
Và điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn đó là tất cả mọi thứ đều có hai mặt tốt hay xấu.
Tất cả chúng ta cần phải làm là biết cân bằng giữa hai yếu tố đó.
Hãy suy nghĩ một cách cẩn thận trước khi bạn giúp đỡ người khác. Nếu không bạn sẽ tốn
rất nhiều thời gian, tiền bạc và mất đi những mối quan hệ gắn bó với mình.
Một hành động giúp đỡ người khác có thể thay đổi cuộc sống của một ai đó nhưng nó
cũng có thể phá hủy tất cả mọi thứ.
Nếu bạn giúp sai người bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để giúp những người xứng đáng được nhận sự giúp đỡ.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi bạn làm.
Hai thiếu niên cướp giật bánh mì nhận án tù 20/07/2016 11:37 GMT+7
TTO - TAND quận Thủ Đức, TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Tuấn 10 tháng tù và Ông
Thành Tân 8 tháng 20 ngày tù (Tân đã chấp hành xong hình phạt) về tội cướp giật tài sản.
Tuấn (áo sọc) và Tân tại tòa - Ảnh: TUYẾT MAI
Ngày 20-7, TAND quận Thủ Đức TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử Ôn Thành Tân (18 tuổi, ngụ Q.9)
và Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi, ngụ H.Củ Chi) trong vụ án cướp giật bánh mì vì đói mà dư luận
quan tâm. Vào thời điểm xảy ra vụ án, hai bị cáo Tân và Tuấn đều chưa thành niên.
Phiên tòa do thẩm phán Vũ Văn Thắng làm chủ tọa.
Vừa qua, Tân được cơ quan điều tra cho tại ngoại. Bà Lại Thị Yên, người bị hại (bị giật túi đồ
ăn) trong vụ án đã không tới và đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa. Trước đó, bà Yên đã làm đơn
xin bãi nại cho 2 bị cáo.
Luật sư Lê Ngọc Phụng đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập bà Yên nhưng HĐXX cho rằng bà Yên
đã có bản tự khai tại cơ quan điều tra, việc vắng mặt của người bị hại không ảnh hưởng đến bản
chất vụ án nên phiên tòa vẫn tiếp tục làm việc.
Theo cáo trạng của Viện KSND Q.Thủ Đức, khoảng 22g ngày 17-10-2015 Tuấn gặp Tân tại một
tiệm Internet ở Q.9. Cả hai chơi điện tử đến sáng hôm sau thì ngừng và chở nhau đi xin việc làm.
Phạm tội khi giật túi đồ ăn giá 45.000 đồng
Trên đường đi, Tân và Tuấn đói bụng nhưng không có tiền, bèn ghé một tiệm tạp hóa hỏi mua 2
bịch chuối sấy, 1 ổ bánh mì ngọt, 1 bịch đậu phộng rang muối, 3 bịch me trộn đường trị giá 45.000 đồng.
Khi chủ quán đưa các món đồ thì Tuấn giật lấy nhảy lên xe chạy đi. Người dân đã bắt giữ cả hai
giao cho Công an P.Linh Chiểu. Cả hai bị tạm giam từ ngày 18-10-2015.
Sau đó, Tuấn và Tân bị Viện KSND Q.Thủ Đức truy tố về tội cướp giật tài sản, theo khoản 1 điều
136 BLHS, có khung hình phạt từ 1-5 năm tù.
Trước đó, các bị cáo này bị VKSND Q.Thủ Đức truy tố về tội cướp giật tài sản, thuộc trường hợp
dùng thủ đoạn nguy hiểm, được quy định tại khoản 2, điều 136 BLHS, có khung hình phạt từ 3-10 năm tù.
Về nhân thân, ngày 30-7-2015, Tuấn từng bị công an huyện Củ Chi khởi tố về tội trộm cắp tài sản
và bị truy nã về hành vi này.
Ba mẹ về quê nên không thể về nhà ăn
Tại tòa, hai bị cáo Tuấn, Tân đều khai nhận: sau khi chơi game xong, cả hai đã đói bụng nhưng
không còn tiền nên Tân rủ Tuấn đến tiệm tạp hóa để hỏi mua đồ rồi nhân lúc chủ quán đưa đồ giật
lấy túi thức ăn bỏ chạy.
Trả lời lý do sao đói mà không về nhà kiếm đồ ăn, Tân nói do ba mẹ đã về quê hết.
Sau khi thẩm vấn, đại diện VKSND Q.Thủ Đức đề nghị mức án đối với 2 bị cáo từ 10-12 tháng tù.
Đối đáp với VKS, các luật sư bào chữa cho Tuấn và Tân cho rằng hành vi của các bị cáo đã cấu
thành tội phạm, tuy nhiên hậu quả với xã hội không đáng kể, tài sản có giá trị thấp, bên cạnh đó
mục đích của các bị cáo là cướp để ăn chứ không phải cướp giật để bán.
Ngoài ra, các luật sư cho rằng hình phạt đối với người chưa thành niên như các bị cáo này chủ yếu
mang tính giáo dục nên đề đề nghị HĐXX xem xét cho 2 bị cáo mức án nhẹ.
HĐXX xét thấy các bị cáo thành khẩn khai báo, phạm tội khi chưa thành niên, bị cáo Tân có nhân
thân tốt… nên đã tuyên phạt Tuấn 10 tháng tù, tuyên phạt Tân 8 tháng 20 ngày tù (Tân đã chấp hành xong hình phạt).
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh
dù cướp giật cái gì thì hành vi đó xã hội không chấp nhận được.
Ngày 21/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm
2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm
và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng.
Trước một số ý kiến băn khoăn về đánh giá vi phạm pháp luật phổ biến, đa
dạng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng nhận định như báo cáo là
đúng tình hình thực tế. Đơn cử như vi phạm Luật Giao thông là tràn lan, phổ biến.
“Đèn đỏ vẫn vượt mà có người còn hoan nghênh hành vi đó. Cảnh sát giao
thông trong 6 tháng đầu năm xử phạt hơn 2 triệu trường hợp vi phạm với số
tiền 2.000 tỷ đồng. Công an không muốn tăng số bị phạt nhưng so với mức
độ thực tế vi phạm chưa ăn thua gì! Cái đó ai cũng nhìn thấy” – Bộ trưởng Tô
Lâm dẫn chứng và đề nghị cần nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục để
tăng cường kỷ cương kỷ luật.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm
Về diễn biến tình hình tội phạm, Bộ trưởng Công an cũng nhấn mạnh là còn
phức tạp. Đáng lưu ý, theo thống kê cho thấy tội phạm ngày càng trẻ hóa, đối
tượng từ 18-30 tuổi chiếm đến 78%, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên.
“Thanh thiếu niên tụ tập thành băng nhóm rất nhanh. Có những vùng thôn
quê yên ả vừa qua tội phạm băng nhóm tập trung đến cả trăm người rồi sử
dụng hung khí. Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng phần lớn đối tượng này đều
có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thiếu gương mẫu, bạo lực gia đình...” – ông Tô Lâm nói.
Đề cập diễn biến tội phạm doanh nghiệp, Thượng tướng Tô Lâm cho biết có ý
kiến nói công an hình sự hóa quan hệ kinh tế, nhưng nhìn lại thực tế cho thấy
mức độ đáng báo động.
“Loại tội phạm hình sự cộm cán, có số có mũ lại nắm điều hành doanh nghiệp
trên một số lĩnh vực như khai thác mỏ, san lấp mặt bằng, khai thác vận
chuyển cát, đá sỏi,... Có doanh nghiệp lập ra nhưng dưới trướng tụ tập đàn
em đi đe dọa giành giật thị trường, bắn giết nhau” – ông Tâm Lâm thẳng thắn.
Hay trong lúc đời sống khó khăn thì đang phát triển “tín dụng đen” cho vay
nặng lãi nhưng rồi cho “tay chân” đi đòi nợ cướp đất, cướp nhà. Các tội liên
quan gian lận thương mại, trốn thuế... chính là các doanh nghiệp vi phạm.
Đề cập nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Công an bày tỏ băn khoăn về những
khoảng trống trong luật pháp.
“Hành vi trộm cắp, cướp giật xét về phong tục tập quán là không chấp nhận
được, dù là cướp cái gì, vì gây mất an toàn xã hội. Quy định từ 2 triệu trở lên
mới bị xử lý thì rất khó, dẫn đến có loại ăn cắp cứ 1,8 hay 1,9 triệu là không bị
xử lý. Rồi việc giám định cũng phức tạp, cái xe đạp người này nói 2,1 triệu
nhưng người kia nói 1,9 triệu” – ông Tô Lâm nêu ví dụ và cho rằng nếu công
an không giải quyết thì dân tự xử, dẫn đến chuyện cả làng đánh chết đối
tượng trộm chó vì bức xúc.
“Hôm nay cướp giật một bánh mì, ngày mai ăn cướp hai bánh mì thì vẫn là
bánh mì, nhưng hành vi ăn cướp là không chấp nhận được” – Bộ trưởng Công an nhấn mạnh./. Ngọc Thành/VOV.VN
Nhận vài chục ngàn, CSGT có tham nhũng?
Sau khi Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố kết quả điều tra xã hội học cho biết
CSGT đứng đầu nhóm ngành tham nhũng, ngành công an cho rằng kết quả này... chưa thỏa đáng.
Tại buổi phát động Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng (VACI) năm 2013 vừa được
tổ chức tại Hà Nội, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết đã đọc được
thông tin trên báo chí về việc lãnh đạo Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt và Tổng cục Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VI - Bộ Công an), “phàn nàn” về việc CSGT
bị xếp đứng đầu nhóm ngành tham nhũng.
CSGT đang làm nhiệm vụ. (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: TẤN THẠNH Đủ yếu tố tham nhũng
Tại buổi giao lưu trực tuyến thực hiện Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm giao thông do Báo
Công An Nhân Dân tổ chức ngày 19-11, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT
Đường bộ, Đường sắt, bày tỏ: CSGT nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục ngàn, một
vài trăm ngàn đồng mà bị cho là tham nhũng, theo ông là không thỏa đáng.
Ông Trần Đức Lượng cho biết kết quả điều tra xã hội học dựa trên việc lấy ý kiến của 5.460 người
(2.601 người dân, 1.058 doanh nhân và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh, thành và 5 bộ, ngành).
Đó không phải là đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và không đại diện cho tất cả người dân. Tuy
nhiên, nó có ý nghĩa nhất định cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý.
“Trong cuộc điều tra vừa rồi, chúng tôi cũng tìm hiểu xem người dân nhìn nhận thế nào về tham
nhũng. Kết quả cho thấy người dân hiểu về tham nhũng rộng hơn so với quy định pháp luật hiện
nay” - ông Lượng nói và dẫn giải Luật Phòng chống tham nhũng quy định 3 yếu tố cấu thành tham
nhũng gồm: Người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn đó, vì mục đích vụ lợi. Trao
đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lượng cho biết: “Ở thành thị, 50.000 đồng có thể
chưa là gì nhưng ở nông thôn thì 5.000 hay 10.000 đồng đã là lớn. Luật Phòng chống tham nhũng
đã quy định cứ đủ 3 yếu tố như trên là tham nhũng nên nói như đại diện Bộ Công an là không chính xác”.
Nghiêm túc tiếp thu để điều chỉnh nội bộ
Một lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng lắng nghe là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ
quan Nhà nước, của cán bộ, viên chức Nhà nước theo hiến định. Theo vị này, nhận hối lộ là 1 trong
12 hành vi tham nhũng bị chế tài, xử lý từ kỷ luật, trách nhiệm hành chính đến trách nhiệm hình sự.
Theo Luật Hình sự, số tiền tham nhũng thông qua việc nhận hối lộ dăm ba chục ngàn hoặc một vài
trăm ngàn đồng của CSGT nếu chỉ thực hiện một lần thì chưa đến mức xử lý hình sự, có thể bị kỷ
luật, xử lý hành chính nhưng nếu rơi vào 1 trong 3 trường hợp quy định tại khoản 1 điều 279 Bộ
Luật Hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị
kết án về một trong các tội về chức vụ nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - PV) là phạm tội.
“Kết quả điều tra xã hội học không làm dư luận ngạc nhiên mà một lần nữa khẳng định sự thật đang
diễn ra công khai, phổ biến từ nhiều năm qua. Điều mà người dân mong mỏi ở lãnh đạo Cục CSGT
là sự thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm để sửa chữa chứ đừng vội vàng bào chữa bằng lập luận
đứng trên pháp luật” - vị lãnh đạo Ủy ban Tư pháp bày tỏ.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng việc nhũng
nhiễu, nhận tiền của CSGT để thỏa mãn lòng tham của mình không thể dùng từ nào khác ngoài
tham nhũng. Bộ Công an cần nghiêm túc thừa nhận kết quả điều tra để điều chỉnh nội bộ.
Thiếu tướng công an Nguyễn Văn Tuyên:
CSGT “nhận dăm ba chục” sao gọi là tham nhũng?
Lê Quang - Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, gọi việc nhận dăm ba chục, một
vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng.
Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người
dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ
và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành
tham nhũng phổ biến nhất.
Đưa ý kiến của mình về vấn đề này tại cuộc giao lưu trực tuyến do Báo Công
an Nhân dân tổ chức sáng 22/11 về nghị định 71/2012/NĐ-CP, Thiếu tướng
Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ
Công An không đồng tình với kết luận đó.
Thiếu tướng Tuyên cho rằng, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là
tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham
nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó
chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục,
một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Tham nhũng phải là những người có chức, có
quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho
rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta
vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.
Cũng tại buổi giao lưu trực tuyến, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên và Đại tá
Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt - CATP Hà Nội
đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của độc giả mạng về việc đăng ký, sang tên
đổi chủ, xe chính chủ...
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, trong 11 tháng của năm 2012 lực lượng
CATPHN đã xử lý 650 trường hợp không sang tên chuyển chủ với số tiền
phạt khoảng 97 triệu đồng với các trường hợp mua xe ô tô theo nghị định 34
của Chính phủ và nghị định 36/2010 Chương I điều 6. Luật và các văn bản
dưới luật đã có quy định rất rõ khi người mua bán sang tên đổi chủ trong 10
ngày phải trực tiếp thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chuyển thông
điệp qua đường bưu điện. Sau 30 ngày phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ
và nếu không thực hiện sau 30 ngày sẽ xử phạt theo nghị định 34 của chính phủ.
Ông Thắng cũng giải đáp rất nhiều thắc mắc cho người dân như việc không
tìm thấy chủ đầu tiên của xe đã qua nhiều đời chủ, người trong gia đình cùng
sở hữu một phương tiện hay mượn xe, cho mượn xe...
“Điều 58 Luật GTĐB quy định khi lưu thông trên đường người điều khiển phương
tiện mang theo đầy đủ đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định ATKT
và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự của chủ xe
cơ giới thì không xử phạt lỗi không sang tên”. - Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.
Cả hai vị khách mời đều hướng dẫn người dân tham gia giao thông rằng,
CSGT không xử phạt việc đi xe không chính chủ mà chỉ xử phạt những người
không thực hiện việc sang tên chuyển chủ khi mua bán xe.
Về trường hợp người ở tỉnh khác đến Hà Nội sinh sống và làm việc do không
có hộ khẩu Hà Nội nên không thể đăng ký xe, Đại tá Đào Vịnh Thắng hướng
dẫn: Mọi công dân ở các địa phương (ngoại tỉnh) công tác, học tập, làm việc
tại Hà Nội, nếu là sinh viên, học sinh học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của
các trường cung cấp, cao đẳng, đại học, học viện có thẻ sinh viên và giấy giới
thiệu của nhà trường đều được đăng ký xe (khoản 2.1.3, điều 7, mục A
Chương II TT36-BCA quy định, còn nếu là Công an, Quân đội thì có giấy giới
thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác kèm theo giấy Chứng minh
thư CAND, giấy Chứng minh thư QĐND cũng được đăng ký xe; khoảng 2.12
điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định. Lê Quang (VOV)
* Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người
lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích
cá nhân". - Nguồn: Wikipedia.
Cẩn trọng đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam Thứ Ba, 18/10/2016 10:00
(BĐT) - Thay m t Chính ph, Phó Th t
ủ ướng Trnh Đình Dũng va có ch đo vềề quy hoch tng quan đ ng sắắt Vi ườ t Nam và vic nghiền cu phng án xây ươ d ng đng sắắt tốắc đ ườ ộ cao trền trc Bắắc - Nam. H tầầng đ ạ ng sắắt ườ Vi t Nam ngày c ệ
àng xuốắng cầắp. Ảnh: Nhã Chi
Nếu được đầu tư, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành đường
sắt vốn đang còn nhiều hạn chế và bất cập hiện nay.
Năm 2018 trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
Với 135 năm phát triển, mạng đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.134 km, trong đó 2.531 km chính tuyến,
612 km đường nhánh và đường ga. Đường sắt Việt Nam đã đóng góp hết sức quan trọng vào phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và tích cực tham gia vào vận tải toàn ngành giao thông nói riêng.
Tuy nhiên, do đường sắt đã xây dựng từ lâu lại không được nâng cấp, mở rộng theo đúng yêu cầu phát triển,
nên đường sắt Việt Nam hiện vẫn hoàn toàn là đường đơn, khổ đường hẹp 1.000 mm và ngày càng xuống cấp;
tiêu chuẩn kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt thấp, lạc hậu, hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh không cao.
Trong khi đó, điều kiện địa hình nước ta có đặc thù trải dài từ Bắc vào Nam nên việc phát triển giao thông kết
nối hai khu vực này và nối liền các thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch dọc tuyến là rất cần thiết.
Từ những yêu cầu của thực tiễn và định hướng phát triển ngành đường sắt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cập nhật các nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu; tổ chức hội thảo, truyền
thông và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; trình Hội đồng Thẩm định nhà nước, Thủ tướng
Chính phủ, Chính phủ thông qua năm 2017 để xem xét, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cho ý
kiến và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2018. Khi được Quốc hội thông qua, cần chuẩn
bị kỹ về thiết kế kỹ thuật và nguồn vốn để năm 2022 - 2030 thực hiện xong các dự án ưu tiên đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang.
Phải nghiên cứu kỹ lưỡng
Dự án này cần quy trình, thủ tục đầu tư kéo dài, nhu cầu vốn rất lớn, khả năng thu hồi vốn hết sức khó khăn;
đặc biệt là việc đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt phải do Nhà nước đầu tư sẽ gây áp lực đối với trần nợ công.
Đồng thời, Dự án cần áp dụng công nghệ hiện đại, chất lượng nhân lực cao, với khối lượng bồi thường, giải
phóng mặt bằng lớn. Do đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Dự án phải được nghiên cứu thận trọng,
kỹ lưỡng, khoa học và đồng bộ toàn tuyến, có tính toán phân kỳ đầu tư phù hợp. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ
GTVT làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí vốn ngân sách cho công tác chuẩn bị đầu tư Dự án; hoàn
thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; lựa chọn tư vấn nước ngoài thẩm tra Dự án trước khi trình Thủ
tướng Chính phủ và Hội đồng Thẩm định nhà nước; phối hợp nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách huy động vốn…
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, việc nghiên
cứu phương án xây dựng là rất cần thiết và việc lựa chọn triển khai theo phương án nào cần hết sức cẩn trọng.
TS. Doanh lưu ý, vì đây là dự án lớn, cần số vốn đầu tư cao, nên trong quá trình nghiên cứu xây dựng phương
án phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề hiệu quả dự án; khả năng trang trải của người dân khi sử dụng loại
phương tiện này… Đây cũng là những vấn đề không thể xem thường trong quá trình nghiên cứu xây dựng phương án hiệu quả. Trung Hiếu
Chuyên gia: 'Xe máy là thủ phạm ùn tắc ở TP HCM, cần cấm'
Xe máy tại Sài Gòn đang nhiều nhất thế giới và là "thủ phạm" gây ùn tắc, PGS. TS Phạm
Xuân Mai đề nghị chính quyền TP HCM sớm hạn chế rồi cấm hẳn.
Sài Gòn kẹt xe ngày càng nghiêm trọng
Ngày 20/4, tại hội thảo Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP HCM - Thực trạng và
giải pháp, PGS. TS Phạm Xuân Mai (nguyên trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông - ĐH Bách Khoa TP
HCM) nói rằng, ông tham gia rất nhiều buổi họp bàn hạn chế xe cá nhân nhưng đến nay vẫn chưa
có giải pháp nào được thực hiện, còn xe máy vẫn tăng lên từng ngày.
"Tôi đã nói suốt 15 năm nay rồi, vấn đề bây giờ là bắt tay vào thực hiện. Hy vọng đây là lần cuối
cùng tôi nói về việc hạn chế xe máy tại TP HCM", ông Mai thẳng thắn và đề nghị chính quyền thành
phố "làm cuộc cách mạng" hạn chế, tiến tới cấm hẳn xe máy như nhiều nước đã làm.
Trung bình TP HCM có 910 xe máy trên 1.000 dân - tỷ lệ cao nhất thế giới. Con số này ở Hà Nội là
653, Bangkok (Thái Lan) 265, Jakarta (Indonesia) 160, Dehly (Ấn Độ) 175… "Qua nhiều năm nghiên
cứu chúng tôi cho xe máy là thủ phạm gây kẹt, tai nạn giao thông và tiêu tốn nhiên liệu", ông Mai cho biết.
Các chuyên gia cho xe máy là thủ phạm gây kẹt xe ở TP HCM. Ảnh: L.G
Ông dẫn chứng, một năm cả nước có hơn 8.000 người chết và hàng chục nghìn người bị thương vì
tai nạn giao thông. Trong đó, 71% là do xe máy (va chạm nhau; với người đi bộ, các loại phương
tiện khác và tự gây tai nạn)… tương đương 43 vụ rơi máy bay.
"Tai nạn máy bay làm chết cùng lúc mấy trăm người, còn tai nạn giao thông thì chết từng người,
từng ngày nên người ta ít cảm nhận được. Nếu hậu quả của tai nạn hàng không mà như xe máy thì
còn ai dám đi máy bay? Các hãng hàng không còn được phép hoạt động không?", ông Mai nói và
cho rằng hạn chế, hay cấm hẳn xe máy là đúng đắn, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như không
vi phạm luật lệ của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Mai, cứ mỗi lần có đề xuất cấm xe máy là lại "có nhiều ý kiến bàn lui vì lo ảnh
hưởng đến người nghèo" nên chính quyền lại chùn tay. "Tôi nói thẳng, Việt Nam không còn là nước
nghèo nữa, đừng lấy cái nghèo ra để dọa nhau", ông Mai nêu quan điểm.
Theo tính toán của chuyên gia, tổng thiệt hại do xe máy gây ra hàng năm là hơn 6,1 tỷ USD, chiếm
13,4% GDP của TP HCM - làm kéo lùi sự phát triển 7-8%. Một cách gián tiếp, xe máy đang làm
giảm đà tăng trưởng của thành phố.
"Chúng ta không nên xem xe máy là phương tiện giao thông. Nó chỉ tiện cho cá nhân, song gây thiệt
hại rất lớn cho xã hội. Trung Quốc đã cấm xe máy ở các thành phố lớn và họ đã cho thấy đó là cách
làm đúng đắn. Các nơi khác như HongKong, Singapore, Myanmar cũng đã làm", ông dẫn chứng.
Từ đó, ông Mai đề xuất một loạt giải pháp để hạn chế và cấm xe máy như: giảm nguồn cung, không
nhập khẩu xe máy; dừng phát triển công nghiệp xe máy; tăng phí mua mới, thu phí cao người sở
hữu từ 2 xe trở lên và nhất là phải ưu tiên phát triển vận tải công cộng...
Đồng quan điểm, TS Kinh tế Lương Hoài Nam cho biết, theo quy hoạch năm 2020 cả nước có 36
triệu xe máy nhưng hiện đã hơn 45 triệu chiếc, mỗi năm tiếp tục tăng 3 triệu nữa. Sự bùng nổ xe
máy ở Việt Nam, theo chuyên gia, là do thất bại của chính quyền trong việc phát triển giao thông công cộng.
"Xe máy chưa bao giờ được coi là phương tiện giao thông an toàn và tiện nghi. Nó nhanh như ôtô
nhưng thô sơ như xe đạp. Về bản chất, nó là khắc tinh của xe buýt, không thể chung sống hòa bình
trên một làn đường nên chỉ có thể chọn một trong hai. Thành phố muốn phát triển xe buýt trong điều
kiện xe máy ngày một tăng là nhiệm vụ bất khả thi", ông Nam khẳng định.
Theo ông Nam, trong cuộc tranh luận về giao thông đô thị, có đề xuất hạn chế và cấm hẳn xe máy
nhưng cũng có đề xuất hạn chế và cấm ôtô cá nhân. Nếu xét trên phạm vi rộng (toàn thành phố) có
thể chỉ ra rất nhiều nơi đã làm (khoảng 150 thành phố ở Trung Quốc, hay Yangon ở Myanmar...);
còn theo hướng cấm ôtô thì chưa ở đâu.
"Cấm ôtô cá nhân là cực đoan, chống lại văn minh và chỉ có thể thực hiện khi người dân thành phố
sử dụng giao thông công cộng để đi làm, mua sắm. Không thể đặt vấn đề cấm ôtô cá nhân vì người
dân cần ôtô cho những chuyến đi xa khỏi thành phố, thậm chí ra khỏi quốc gia của mình", ông Nam nói.
Tương tự, nhiều chuyên gia khác cũng bày tỏ quan điểm TP HCM cũng như Việt Nam phải đi theo
xu thế của các nước là phát triển giao thông công cộng và hạn chế gia tăng xe cá nhân để giải
quyết tình trạng kẹt xe.
Theo thống kê của Sở GTVT TP HCM, tính đến tháng 3 năm nay thành phố đang quản lý gần 8 triệu
ôtô xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640 nghìn ôtô), chưa tính khoảng một triệu xe mang biển số
tỉnh đang lưu thông trên địa bàn thành phố. Mỗi ngày có thêm khoảng 1.000 ôtô và xe máy đăng ký mới. Hữu Công
Một số quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam hiện nay 21/05/2014 T i kỳ ạh p th ọ 7 (Quốốc ứ h i khóa ộ XIII) đ c khai ượ m c vào ngà ạ
y 20/5/2014, Quốốc h i seẽ ộ tiếốp tụ c th ả o lu ậ n vếề d án Lu ự t Hốn
ậ nhân và Gia đình. Bài viếốt muốốn cùng đ c gi ộ nhìn ả nh n l ậ i m ạ t sốố ộ quan đi m vếề ể vâốn
đếề kếốt hốn cùng gi i t ớ i ạ Vi t ệ Nam th i ờ gian qua. T đó có ừ
thếm căn cứ để thả o luậ n, trao đổ i các vâốn đếề có liến quan.
1. Nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới tại Việt Nam
Tại Việt Nam thời gian qua, nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới từ cộng đồng người đồng tính,
song tính và chuyển giới là có thật, được thể hiện qua một số điểm sau đây:
- Khá nhiều ý kiến mong muốn thừa nhận quan hệ đồng giới. Theo khảo sát của Vnexpress trong tháng
8/2013, có 1.388/1.732 người (chiếm 80.14%) đề nghị thừa nhận và có 344/1.732 người (chiếm 19.86%)
không đồng ý thừa nhận[1].
- Một số cặp đôi đã tổ chức lễ cưới đồng tính như: Đồng tính nữ (tháng 12/2010, Hà Nội); đồng tính nam
(6/2011, TP. Hồ Chí Minh); đồng tính nữ (2012, Cà Mau); đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang);
đồng tính nữ (tháng 7/2012, Bình Dương). Dĩ nhiên, việc tổ chức này chỉ có ý nghĩa tinh thần, như một
thông báo về sự công khai xu hướng tính dục và lựa chọn bạn đời và không có ý nghĩa về mặt pháp lý.
Trong đó, đám cưới đồng tính tại Kiên Giang đã bị Ủy ban nhân dân Phường xử phạt hành chính [2].
Thực tế, hành vi xử phạt này là không đúng vì bản thân cặp đôi này không đăng ký kết hôn nên không vi
phạm quy định của pháp luật HNVGĐ. Điều này cho thấy có sự tùy tiện trong hoạt động thi hành pháp
luật tại Việt Nam hiện nay.
- Trong cuộc điều tra về đồng tính nữ năm 2012 có 92% người được hỏi (mẫu nghiên cứu trên 2.401
người) muốn pháp luật cho phép kết hôn cùng giới .
[3] Trong điều tra tương tự năm 2012 do Trung tâm
ICS thực hiện với hơn hai nghìn NĐT nam và đồng tính nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật
cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký và 4% muốn được sống chung
không đăng ký. Trong nghiên cứu đồng tính nữ, nếu pháp luật cho phép, 77% cho rằng họ muốn kết hôn,
3% không muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong muốn
của mình. Về nhu cầu sinh con, 70% NĐT nữ muốn có con, 13% không muốn và 17% không rõ.
- Theo khảo sát vào tháng 6 năm 2012 của Vnexpress, với câu hỏi “Là NĐT, nếu được Luật cho kết hôn
thì bạn sẽ làm gì?”, trong số 1.299 NĐT có 856 người chiếm 65.9% sẽ công khai cưới người tôi yêu, 296
người chiếm 22.8% sẽ chỉ đăng ký, không tổ chức cưới, 91 người chiếm 7% sẽ không cưới, không đăng
ký mà về sống chung với nhau, có 28 người chiếm 2.2% sẽ không dám sống chung vì sợ lộ thân phận,
còn lại 28 người chiếm 2.2% có ý kiến khác.
2. Một số quan điểm của xã hội đối với vấn đề kết hôn cùng giới tại Việt Nam
Có thể nhận thấy, yếu tố văn hóa, truyền thống, tư tưởng châu Á ảnh hưởng khá nhiều đến các quan
niệm về đồng tính và hôn nhân cùng giới (HNCG) tại Việt Nam hiện nay. Từ cơ sở này, nhiều quan ngại
về tính truyền thống hay mô hình gia đình sẽ bị phá vỡ thường được đề cập ở Việt Nam. Dưới đây,
chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề then chốt trong chủ đề HNCG.
2.1. Thay đ i chu n m c truy n th ng hay thay đ i đ nh ki n x hô i?
MôŸt câu hỏi luôn được đăŸt ra khi xem xét chủ đề HNCG, đó là liêŸu HNCG có làm suy thoái đạo đức, thay
đổi chuẩn mực truyền thống hay không? HNCG liêŸu sẽ làm suy thoái nòi giống, đi ngược lại giá trị của
cuôŸc sống hay không? Cho đến thời điểm hiêŸn tại những câu hỏi này vẫn xuất hiêŸn đều đăŸn tại các diễn
đàn, hôŸi thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng những tác giả đưa ra các câu hỏi này không sai. Nhưng
chính định kiến, sự kỳ thị đã khiến hầu hết mọi người luôn đăŸt ra những câu hỏi đó. Vì vâŸy, thực
chất, viê ic chấp nhâ in người đồng tính hay HNCG là sự thay đji định kiến, sự kk thị chứ không phải là
thay đji chuln mực sống hay giá trị truyền thống. ViêŸc thay đổi quan niêŸm, quan điểm hay môŸt hình thái
khác là điều tất yếu của xã hôŸi trên thế giới và ViêŸt Nam cũng không phải là ngoại lêŸ. Điều cơ bản là ở
vấn đề thời gian và các tác nhân tác đôŸng đến sự thay đổi đó.
Trong các quan điểm phản đối hiêŸn nay, có thể thấy rõ nét nhất là quan điểm về khái niêŸm gia đình. Hầu
hết các quan điểm ở ViêŸt Nam hiêŸn nay đều lo ngại thừa nhâŸn HNCG sẽ làm phá vỡ “gia đình”, đi ngược
lại môŸt chức năng cơ bản của gia đình là duy trì nòi giống [4]. Theo chúng tôi, gia đình có vị trí đặc biệt
quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Những chủ đề nghiên cứu về gia đình
luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Trong
thực tiễn, khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và rõ ràng. Tùy thuộc vào
quan điểm và các phương pháp tiếp cận, người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về gia đình.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia đồng thuận một cách hiểu chung nhất: "Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức
xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em"
(Tuyên bố của Liên hợp quốc - LHQ về tiến bộ xã hội trong phát triển). HiêŸn nay có nhiều quan điểm khác
nhau về gia đình. MôŸt số ý kiến cho rằng trên thế giới hiện nay xuất hiện nhiều dạng gia đình biến thái
khiến cho mọi định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập. Chẳng hạn, một học giả phương Tây - James
W. Vander Zanden - cho biết: "Một cuộc thăm dò mới đây đã cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng
một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi
các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống
với nhau là một gia đình"[5]. Những ý kiến này đều cho rằng đây có thể là sự mở rộng thái quá trong
quan niệm về gia đình mà người Việt Nam ta khó lòng chấp nhận. Đối với người Á Đông nói chung và
người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất. Nếu ở châu Âu gia đình
nhiều khi đơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính
sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ - chồng - con cái. Dường như, những quan điểm
gay gắt này vẫn còn tồn tại rất nhiều ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên tất cả những điều này cũng cho
thấy, khái niêŸm gia đình vẫn hoàn toàn có thể được thay đổi để có sự điều chỉnh phù hợp hơn với những
trạng thái khác nhau trong xã hôŸi.
Tại ViêŸt Nam từ trước đến nay, khái niệm kết hôn vẫn được hiểu là sự kết hợp giữa nam và nữ, để duy trì
nòi giống còn gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau [6]. Từ đó, khái niệm gia
đình cũng được hiểu là của một cặp đôi dị tính .
[7] Tuy nhiên, gia đình hiện nay lại là loại hình gia đình
đang ở trong thời kỳ quá độ từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện đại với nền kinh tế thị
trường quốc gia và quốc tế[8]. Gia đình mang ý nghĩa một đơn vị tiêu dùng hơn là đơn vị sản xuất. Gia
đình không còn là đơn vị tự thỏa mãn các nhu cầu, mà đã được sự trợ giúp của rất nhiều thiết chế xã hội
khác (nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão). Ngay ở những gia đình dị tính, sinh sản không còn
là mục đích tối cao của hôn nhân. Gia đình vẫn hạnh phúc dù không có con, hoặc xin con nuôi. Nếu vô
sinh mà muốn có con họ vẫn có thể sử dụng sự trợ giúp của y tế hiện đại. Từ một đơn vị đa chức năng
trong xã hội truyền thống, ở gia đình hiện nay, các chức năng đã được tải bớt ra ngoài gia đình. Chỉ có
một chức năng mà khó một thiết chế xã hội nào có thể gánh vác được, đó là chức năng thỏa mãn tình
cảm đôi lứa. Chức năng này vốn bị coi nhẹ trong gia đình truyền thống, nay đã được đẩy lên hàng đầu.
Như vậy, sự thay đổi hệ giá trị chức năng của gia đình đã và đang diễn ra ngay ở bản thân các gia đình
dị tính. Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi giá trị gia đình lại nằm ở những biến động của đời sống kinh
tế - xã hội - văn hóa, và không liên quan gì đến liên kết hôn nhân dị tính hay đồng tính. Nếu sự phá vỡ
những tiêu chí giá trị truyền thống có thể xảy ra ở cả các gia đình dị tính, thì việc dự báo rằng hôn nhân
đồng tính làm xói mòn giá trị truyền thống gia đình, phải chăng là sự kết án khiên cưỡng?
Trong xã hội hiện đại, do áp lực của cuộc sống, mục tiêu được con người kỳ vọng nhất trước ngưỡng
cửa hôn nhân là gia đình trở thành một “mái ấm”, là nơi an toàn, yên ổn, là nơi con người được thỏa mãn
nhất những nhu cầu tâm lý tình cảm. “Quyền được mưu cầu hạnh phúc” là một trong những quyền quan
trọng nhất của con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra trong Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Mỗi
con người, dù với những bản dạng tình dục khác nhau, đều có quyền kiếm tìm hạnh phúc. Nếu thừa
nhận nhu cầu tình dục đồng giới không phải là bệnh (như Tổ chức Y tế thế giới đã nhấn mạnh từ năm
1990), mà là một xu hướng có tính tự nhiên, không thể khuyến khích hay ngăn cản, thì việc hợp pháp
hóa nhu cầu cam kết tự nguyện của người đồng tính (NĐT) là việc nên làm. Trong xu thế phát triển của
xã hội hiện đại, đến giai đoạn hiện nay, chúng ta đã và nên chấp nhận sự đa dạng của các kiểu loại gia
đình thay cho hình ảnh nhất thể hóa về kiểu loại, về cấu trúc như gia đình truyền thống.
Thời gian qua, LHQ cũng đã ghi nhận quan niệm về một phạm vi rộng rãi trong việc xác thực những tiến
triển (thay vì cố định) của định nghĩa về gia đình. Ủy ban Nhân quyền LHQ đã lưu ý rằng "khái niệm gia
đình có thể khác biệt trong vài khía cạnh, giữa các quốc gia, và ngay cả giữa các tôn giáo, và vì thế
không thể đưa ra một định nghĩa chuẩn mực chung"[9]. Uỷ ban Quyền trẻ em LHQ đã tuyên bố điều này
trong "Nhận định về môi trường gia đình", rằng cần phản ánh "những cấu trúc gia đình khác nhau, phát
sinh từ các mẫu hình văn hóa và các quan hệ tình cảm gia đình đa dạng đang nổi lên"[10]. Một trong các
quan hệ tình cảm gia đình đa dạng ở đây có thể được hiểu là sự đa dạng về xu hướng tính dục, là một
cơ sở quan trọng cho một gia đình của các cặp đôi đồng tính. ViêŸc thừa nhâŸn HNCG cũng không thể làm
suy thoái nòi giống như ý kiến của nhiều người bởi thực ra người đồng tính chỉ chiếm khoảng 3% trong
tổng dân số của xã hôŸi. Hơn nữa, người đồng tính hoàn toàn có thể nhờ mang thai hôŸ hoăŸc xin con nuôi.
Đây cũng là điều mà các nhà làm luật Việt Nam cần cân nhắc xem xét để bổ sung cho khái niệm về gia
đình nhằm tạo sự công bằng cũng như thay đổi nhận thức về gia đình tại ViêŸt Nam thời gian tới.
Một số ý kiến phản biện nêu rằng tại sao không cấm những người vô sinh, người già không còn khả
năng sinh sản kết hôn với nhau mà lại cấm NĐT kết hôn với nhau?[11] Chúng tôi cho rằng đây là những
lập luận khá khiên cưỡng. Thực chất NĐT không thể có con chung nhưng có thể xin con nuôi, người già
thì có thể trước đó họ đã có con nhưng vẫn đến với nhau dù hiện tại không thể sinh sản, người vô sinh
có thể xin con nuôi. Vấn đề quan trọng là phải hướng đến quyền con người, nhu cầu kết hôn nội tại của
NĐT, thay đổi quan điểm cũ, không nên sử dụng các nguyên nhân như trên để lập luận vì thực sự chúng
thiếu tính bền vững và hợp lý.
Bên cạnh đó, hiêŸn nay LuâŸt HNVGĐ năm 2000 quy định trong gia đình, người con có bổn phận yêu quý,
kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn
danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Có ý kiến cho rằng nếu mô Ÿt đứa trẻ sống trong môŸt gia đình
đồng tính liêŸu sẽ bị ảnh hưởng bởi người nuôi nấng chúng, cũng sẽ bị đồng tính hay không[12]? Thực ra,
đồng tính là môŸt xu hướng tính dục, không phải là giới tính thứ ba và không phải là bê Ÿnh có thể lây lan
hay truyền nhiễm. Vì vâŸy, đồng tính là điều tự nhiên của môŸt người, không thể vì nghe lời người lớn mà
trở thành đồng tính được.
Cuối cùng, bản chất của cái gọi là “truyền thống” mang tính bối cảnh, mang tính chính trị và vì vậy luôn
biến đổi không ngừng. Chúng ta có thể tạo truyền thống mới và điều này diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi . [13]
2.2. Quy n k t hôn đầy đủ và hình thức k t hợp dân s
Hiện nay trên thế giới có các hình thức thừa nhận việc chung sống hợp pháp của NĐT như: cho phép kết
hôn giống những cặp dị tính, công nhận dưới hình thức kết hợp dân sự (civil union) như kết hợp dân sự,
đối tác chung nhà (domestic partnership), hình thức hợp danh (partnership)… Đối với hình thức kết hợp
dân sự, về mặt pháp lý, họ được xem giống như một cặp vợ chồng nhưng thực tế lại bị hạn chế hơn
những cặp vợ chồng dị tính khác ở sự thụ hưởng các chính sách về miễn giảm thuế chung cho vợ
chồng, các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp, quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế… Mặt khác, giá
trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hợp dân sự nêu trên rất hạn chế, không đương nhiên có hiệu lực trên
phạm vi toàn quốc hoặc toàn thế giới. Đa phần các kiểu kết hợp dân sự trên chỉ có giá trị trong phạm vi
bang, khu vực cho phép đăng ký kết hôn đồng tính, điều này đã gây không ít trở ngại cho các cặp đôi
trên khi di chuyển hoặc thay đổi chỗ ở .
[14] MôŸt số ý kiến cho rằng hành vi công nhận quyền kết hôn
(QKH) của NĐT dưới các hình thức kết hợp dân sự như trên được coi như là “ban phát” quyền cho
NĐT[15]. Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là NĐT không tự nguyện từ bỏ quyền được kết hôn của mình và
nhà nước khi tự ý không thừa nhận quyền tự do kết hôn đó đã không có khoản đền bù ngang giá nào
cho những NĐT. Như vậy, mặc dù hình thức kết hợp dân sự có thể giải quyết được một phần nhu cầu
của NĐT nhưng vẫn chưa tạo được sự công bằng trong quan hệ dân sự của NĐT và dị tính. Tuy nhiên,
trong bối cảnh đồng tính là vấn đề rất nhạy cảm, khó được chấp nhận trong một thời gian ngắn thì hình
thức kết hợp dân sự là một giải pháp mang tính ôn hòa và cũng là cơ sở để sau đó xem xét QKH đầy đủ của NĐT.
2.3. Giá tr x hội của pháp luật và quy n k t hôn cùng giới
QKH được xem là một quyền thiêng liêng trong đời sống của mỗi cá nhân. Gắn với quyền này, một gia
đình sẽ được hình thành, gắn kết với nhau bằng tình cảm, san sẻ giữa những thành viên trong gia đình.
Do vậy, bảo vệ quyền của NĐT sẽ đảm bảo được giá trị xã hội của pháp luật, hướng đến tính công bằng
- mục tiêu cao cả của pháp luật.
Một số quan điểm cũng lo ngại HNCG sẽ ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Tuy nhiên, quan ngại này
thực sự không hoàn toàn đúng đắn, ngược lại, HNCG tốt cho gia đình và xã hội .
[16] Thực tế ở các nước
thừa nhận quan hệ đồng giới như Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy... đã chứng minh điều này. Hôn nhân đồng
giới không ảnh hưởng đến quan niệm xã hội về tầm quan trọng của hôn nhân truyền thống. Hôn nhân
đồng giới có tính bình đẳng tương đối cao vì hai người ít có sự phân công lao động hay trách nhiệm theo
giới. Nghiên cứu tiến hành trong ba năm ở Vermont, Mỹ về chất lượng cuộc sống lứa đôi của các cặp
đồng tính sống chung có đăng ký và các cặp kết hôn truyền thống cho thấy, các cặp đồng tính sống
chung có đăng ký có mối quan hệ hài hòa hơn, gần gũi nhau và ít xảy ra xung đột hơn so với các cặp kết
hôn giữa nam và nữ. Quan sát ở các nước Bắc Âu cho thấy, sau khi thông qua luật cho phép những
người đồng giới đăng ký chung sống, sự gắn bó của các cá nhân có tính lâu dài bởi đăng ký sống chung
đồng nghĩa với cam kết hành vi chung thủy và do đó giảm lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Sau
5 năm kể từ khi Luật Kết hôn đồng giới được thông qua tại Canada, nghiên cứu trên một nhóm quần thể
đăng ký kết hôn đầu tiên cũng chỉ ra, các cặp đôi này có chỉ số thỏa mãn với cuộc sống chung tăng lên,
lòng tự tin tăng lên và sự kỳ thị giảm đáng kể. Điều quan trọng là sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở các
cặp đăng ký sống chung mà còn cho cả cộng đồng những người đồng giới nói chung. Như vậy, các quy
định luật pháp cho kết hôn đồng giới có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe cộng đồng và chi phí hiệu
quả đối với các vấn đề liên quan phúc lợi xã hội.
Cũng có ý kiến đề xuất không nên cho phép các cặp đôi cùng giới sinh và nuôi con vì có thể đứa trẻ sẽ
không phát triển bình thường. Điều này là không đúng vì trước khi thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhiều
nước đã tiến hành các nghiên cứu so sánh kết quả phát triển của trẻ em trong các gia đình hôn nhân
truyền thống và các kiểu hình gia đình khác. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics -
2002), Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (The American Society for Reproductive Medicine - 2006) đã kết luận
không có bằng chứng nào chỉ ra bất kỳ nguy cơ cho sự phát triển của trẻ khi trẻ được nuôi dưỡng trong
các gia đình có hai ông bố hoặc hai bà mẹ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra những đứa con do đồng tính nữ
sinh ra (nhờ xin tinh trùng), được nuôi dưỡng trong gia đình đồng tính nữ thậm chí còn có một số khả
năng vượt trội hơn trẻ em trong các gia đình hôn nhân truyền thống. Trong khi nghiên cứu về khả năng
nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các
khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ.
Như vậy về bản chất, việc được chăm sóc, giáo dục bởi một cặp đôi đồng tính không ảnh hưởng xấu đến
quan niệm về thể chế gia đình truyền thống và sự phát triển của trẻ. Ngược lại, việc hợp pháp hóa HNCG
ở các nước còn mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, bình đẳng giới và hòa hợp xã hội.
2.4. Quan điểm ủng hộ của x hội Việt Nam v quan hệ cùng giới chưa th c s nhất quán
Hiện nay, quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam khá đa dạng với nhiều mức độ khác nhau. Thời
gian qua các khảo sát xã hội học về quan điểm liên quan đến QKH của NĐT đã được thực hiện khá
nhiều với nhiều hình thức khác nhau.
Hình thức khảo sát qua mạng về HNCG gần đây cho kết quả ủng hộ khá cao. Khảo sát do Báo
Vnexpress vào tháng 6 năm 2012 trong số 3.417 người được hỏi, có 2.756 người chiếm 80.7% cho rằng
nên ủng hộ QKH của NĐT, 328 người chiếm 9,6% phản đối kịch liệt, 280 người chiếm 8.2% không quan
tâm và chỉ có 53 người chiếm 1.6% có ý kiến khác. Đến tháng 7 năm 2012, khi tiếp tục khảo sát ý kiến về
vấn đề này, Vnexpress thu được kết quả: 13.702/22.430 người chiếm 61.1% cho rằng nên công nhận
hôn nhân đồng tính, còn lại 8.728/22.430 người chiếm 38.9% cho rằng không nên công nhận.
Tương tự như vậy, một khảo sát khác của Báo Người lao động điện tử trong tháng 7/2012 cũng thu được
kết quả cho thấy có 3.921 người chiếm 86% đồng ý nên cho phép hôn nhân đồng tính, 305 người chiếm
6.69% cho rằng không nên vì trái văn hóa, truyền thống người Việt, còn lại 335 người chiếm 7.31% cho
rằng cần thận trọng vì trình độ nhận thức của người dân về đồng tính còn hạn chế. Theo khảo sát gần
đây của trang Dự thảo Online của Quốc hội đến [17]
ngày 21/6/2013 thì có đến 17.383 người chiếm
90.4% người hoàn toàn đồng ý việc quy định công dân có QKH với NCGT, có 533 người chiếm 2.8%
không đồng ý vì việc quy định như vậy chưa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay, có 1.304 người
chiếm 6.8% đồng ý nhưng cần có những điều kiện đặc biệt kèm theo.
Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu thực định (khảo sát trực tiếp) thì lại cho thấy nhìn chung, quan
niệm của xã hội về đồng tính cũng như HNCG vẫn chưa được thay đổi một cách đáng kể . [18] Ví dụ như
theo một nghiên cứu gần đây, có 77% người dân Việt Nam (ở 04 tỉnh/thành phố) được hỏi đồng ý phải
bảo vệ quyền của NĐT nhưng trong số đó chỉ có 36.6% đồng ý cho NĐT có QKH[19]. Việt Nam chưa
thực sự có cuộc điều tra quy mô toàn quốc để tìm hiểu quan điểm của người dân về vấn đề này.
Đây cũng là một điểm đáng quan tâm bởi những kết quả khảo sát dưới những hình thức khác nhau hiện
nay chưa thực sự nhất quán. Điều này cũng dễ hiểu bởi hình thức khảo sát qua các trang mạng không
hoàn toàn thực chất (vì một người có thể bình chọn nhiều lần, trong đó có nhiều NĐT có thể bình chọn
liên tục...). Trong khi đó, khảo sát qua phiếu hỏi trực tiếp người dân sẽ cho kết quả chính xác hơn. Bên
cạnh đó, khá nhiều ý kiến cho rằng nên công nhận hình thức sống chung có đăng ký trước để qua đó có
thể xem xét, nghiên cứu, đánh giá thêm việc tiến đến công nhận hôn nhân bình đẳng. Đây cũng chính là
phương thức mà một số quốc gia công nhận hôn nhân bình đẳng đã từng áp dụng trước đây. Hơn nữa,
quan điểm e ngại về sự gắn kết của cặp đôi đồng tính, mối quan hệ đồng giới vẫn chưa thực sự được
hiểu, cảm nhận một cách phổ biến tại Việt Nam dường như cũng làm ảnh hưởng đến việc luật hóa QKH
bình đẳng của NĐT. Điều này cũng được thể hiện qua kết quả khảo sát của Báo Người lao động điện tử
ở trên khi có 335 người cho rằng cần thận trọng vì trình độ nhận thức của người dân về đồng tính còn
hạn chế. Ngay cả khảo sát của Vnexpress cũng có sự sụt giảm tỉ lệ ủng hộ từ 80.7% (tháng 6/2012)
xuống còn 61.1.% (tháng 7/2012).
3. Một số kết luận và khuyến nghị
Qua nghiên cứu có thể nhận thấy quan hệ cùng giới và HNCG là những vấn đề đang nhận được nhiều
sự quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, hệ các quan điểm truyền thống cũ đã và đang chi
phối rất lớn đến việc thừa nhận quan hệ đồng giới hay HNCG. Các nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn
người dân Việt Nam hiện nay chưa ủng hộ HNCG.
Để tạo cơ sở cho việc ghi nhận quan hệ cùng giới, thời gian tới nên tiếp tục có những hình thức phổ
biến, định hướng nhận thức đúng đắn hơn về cộng đồng LGBT nói chung, cộng đồng đồng tính nói riêng
tại Việt Nam. Việc ban hành các quy định mới trong luật pháp ở Việt Nam để hợp pháp hóa quan hệ đồng
giới là cần thiết và cần được tiến hành song song với các hoạt động đánh giá tác động, nâng cao nhận
thức để xã hội hiểu và đón nhận. Bên cạnh đó, cần tổ chức nghiên cứu sâu hơn về thực trạng quan điểm
của tầng lớp xã hội về đồng tính, HNCG, đánh giá trên những cơ sở đầy đủ và rõ ràng hơn để có những
kiến nghị xác đáng hơn. Đối với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật HNVGĐ năm 2000, chúng tôi cho
rằng hình thức kết hợp dân sự vẫn là viêŸc nên làm, nên thừa nhâŸn, là môŸt bước đêŸm của HNCG. Đây
cũng là đề xuất thông qua một số kết quả nghiên cứu, khảo sát tại Việt Nam thời gian gần đây . [20] Thực
tiễn môŸt số nước trên thế giới đã đi theo cách này để có cơ sở xem xét, đề xuất công nhâ Ÿn hôn nhân
bình đẳng. ThâŸt khó để bất cứ môŸt xã hôŸi nào, nhất là một quốc gia còn nặng truyền thống như Việt Nam
ngay lâŸp tức công nhâŸn HNCG, thay đổi quan điểm về khái niệm gia đình, thay đổi chuẩn mực xã hội...
trong môŸt thời gian ngắn. Cũng bởi vì kết hợp dân sự có những hạn chế như đã nêu, cho nên viê Ÿc thừa
nhâŸn HNCG sau đó là điều cần thiết để đảm bảo giá trị xã hôŸi của pháp luâŸt. Vì vậy, Dự thảo Luật nên
sửa lại theo hướng có một điều riêng quy định về quyền kết hợp dân sự của cặp đôi đồng tính với những
điều kiện nhất định (độ tuổi, có đầy đủ năng lực dân sự...). Cặp đôi đồng tính kết hợp dân sự sẽ bị hạn
chế một số quyền nhất định, ví dụ như không được nhận con nuôi chung. Việc cho phép sống chung có
đăng ký sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước xem xét, đánh giá quan hệ đồng giới một cách chính
xác, có cơ sở hơn so với việc chỉ đưa ra quy định giải quyết hậu quả do việc sống chung không có đăng
ký. Với tình hình hiện tại, nhất thiết phải có quy định điều chỉnh mối quan hệ sống chung có đăng ký của
NĐT. Nếu không tạo cơ hội cho NĐT chứng minh sự bền vững trong việc sống chung thì xã hội khó đạt
được tính căn bản bền vững, giá trị xã hội của pháp luật cũng khó được đảm bảo và phát huy. Bên cạnh
đó, Dự thảo Luật Hộ tịch (đang được Bộ Tư pháp soạn thảo) nên đồng thời bổ sung quy định về đăng ký
sống chung có đăng ký cho cặp đôi đồng tính. Việc đăng ký này sẽ được ghi vào một sổ riêng với mẫu
Đăng ký khác so với mẫu của cặp đôi nam nữ (thay thuật ngữ vợ/chồng bằng thuật ngữ: bên thứ nhất, bên thứ hai...).
Các câu chuyện về NĐT cũng xuất hiện khá nhiều trên báo chí, phim ảnh và truyền hình. Tưởng như
đồng tính đã không còn là “chuyện xa lạ” như nhiều năm về trước, khi đất nước mới mở cửa, nhưng thực
tế, những NĐT thật sự vẫn còn nỗi niềm suy tư khi xã hội Việt Nam hiện nay vẫn không cho họ cái quyền
gọi là bình đẳng. Lẽ ra mọi người nên cảm thông và san sẻ với họ nhiều hơn thay vì ném cho họ những
cái nhìn kỳ thị, vì họ là những con người bất hạnh, họ yêu mà không bao giờ được đáp lại, hy sinh mà
không bao giờ được bù đắp, cũng như khao khát mà không bao giờ được thỏa mãn. Đồng tính không
phải là một tệ nạn như ma túy, thuốc lắc, … không nên đồng hóa họ như những tệ nạn bởi đồng tính là
bẩm sinh, họ không có quyền lựa chọn xu hướng tính dục cho bản thân. Đã đến lúc, xã hội có cái nhìn
thoáng hơn cho những thành viên mang xu hướng tính dục khác, và cho họ được quyền sống bình
thường như bao nhiêu cá thể khác của cộng đồng loài người. Thực chất, khi chúng ta tìm hiểu, đánh giá
về quyền của NĐT sẽ không hề có ý nghĩa muốn cổ vũ cho một trào lưu mới mà nên được hiểu đây
chính là thay tiếng nói cho những NĐT./.
Trương Hồng Quang, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
Gia đình khá giả có nên cho con học trường quốc tế
Con gái tôi năm nay vào lớp một. Vợ chồng đang phân vân giữa 2 sự lựa chọn: cho con đi
học trường công hay học ở trường quốc tế.
Học sinh trường quốc tế 'đứt gánh giữa đường' vì học phí
/ Phụ huynh sốc vì con bị 'Tây hóa'
Vợ chồng tôi đều đi làm cho công ty nước ngoài, thu nhập khá tốt. Chúng tôi có một con gái, năm
nay bước vào lớp một. Hai vợ chồng đang phân vân giữa 2 sự lựa chọn: cho con đi học trường
công hay nên cho con đi học ở trường quốc tế.
Học trường công thì thấy áp lực học có vẻ nặng nề quá và mỗi lớp học 40-50 em, e rằng cháu sẽ
không được sự quan tâm đầy đủ của giáo viên. Như thế sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Vợ chồng
tôi không cho bé đi học trước vì muốn bé được thoải mái khi vào lớp một.
Ở trường quốc tế có vẻ sự quan tâm chăm sóc tốt hơn, sĩ số lớp học cũng ít hơn. Nhưng lại nghe
một số người và một số bài báo nói rằng học sinh trường quốc tế sử dụng tiếng Việt kém hơn trẻ
bên ngoài, rồi lực học cũng thua học sinh trường công, thậm chí học sinh còn có thể bị lai căng
trong một số hành vi giao tiếp. Vì vậy, chúng tôi rất băn khoăn trong việc chọn trường. Xin các anh
chị cho một lời tư vấn. (Mai).
Ảnh minh họa: kenhtuyensinh. Trả lời: Chào bạn,
Đúng là trong cuộc sống hiện nay, việc chọn trường học cho con quả là một sự lựa chọn khó khăn,
nhất là khi mức sống ngày càng cao thì nhu cầu có được một môi trường học tập tốt cho con em
mình không phải là dễ dàng giải quyết.
Về việc chọn trường quốc tế, bạn cần hiểu về mô hình trường quốc tế hiện nay. Một số trường học
theo chương trình quốc tế hoàn toàn, học sinh học theo chương trình của một quốc gia tiên tiến nào
đó (Anh, Mỹ, Canada, Australia). Một số trường quốc tế học cùng lúc 2 chương trình song song: một
chương trình của nước ngoài, và chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Điểm chung của 2 dạng trường trên là ngoài việc học văn hóa, các em được học khá nhiều về một
ngôn ngữ nước ngoài (thông thường là tiếng Anh). Bên cạnh đó, các em được học những kỹ năng
cần thiết trong giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm... để chuẩn bị cho định hướng du học sau này.
So với trường công thì các trường quốc tế có cơ sở vật chất tốt hơn, sĩ số học sinh trong mỗi lớp chỉ
khoảng 20 nên việc chăm sóc quan tâm đến các em thường tốt hơn. Bên cạnh đó, áp lực về điểm
số không nặng nề như ở trường công, nên nhìn chung các em thường được học hành thoải mái
hơn. Ngoài ra, do định hướng giáo dục theo hướng Âu Mỹ nên các em có vẻ được “tự do” hơn so
với học sinh trường công. Do đó đôi lúc làm cho người bên ngoài có cảm giác là các em không
được nền nếp như ở trường công.
Mặc dù vậy, nếu so sánh lực học giữa các em học trường quốc tế với học sinh trường công (nhìn
trên bình diện chung) thì hầu như không có sự chênh lệch gì về chất lượng. Điều này được thể hiện
qua kết quả của các kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học…
Tuy nhiên, khi chọn cho con học trường quốc tế, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Tài chính: Liệu rằng bạn có thể đảm bảo được tài chính để con bạn học suốt 12 năm học phổ
thông hay không. Nếu giữa chừng phải chuyển về trường công (vì lý do gì đó) thì thường các em rất
khó hòa nhập với cách học trường công bởi cách thức giáo dục có nhiều điểm khác nhau.
- Do cách giảng dạy và bài học, bài tập hầu như được giải quyết ở trường nên khi về nhà, sẽ có
cảm giác các em ít học bài và làm bài ở nhà. Điều này không giống như thông thường và dễ gây ra
cảm giác là học sinh trường quốc tế không chăm chỉ như trường công.
- Do học cách giao tiếp theo kiểu Âu - Mỹ nên đôi khi vì thói quen các em sẽ có những cử chỉ hành
vi không phù hợp lắm với thói quen văn hóa truyền thống của người Việt. Điều này có thể gây ra
những hiểu lầm của người lớn khi tiếp xúc với các em. Vì vậy, bạn cũng cần dạy thêm các em cách
xưng hô, giao tiếp theo phong cách người Việt lúc ở nhà.
Tóm lại, nếu vợ chồng bạn có điều kiện kinh tế vững vàng, đảm bảo lâu dài thì nên cho con học
trong trường quốc tế. Điều này sẽ giúp cho con bạn sau này có được một nền tảng ngoại ngữ vững
chắc, không bị áp lực quá nhiều trong việc học, tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy, học
tập và môi trường học tập tiệm cận với nền giáo dục của các nước tiên tiến. Nhờ đó tạo điều kiện
tốt cho việc du học sau này của bé.
Chúc vợ chồng bạn chọn được ngôi trường tốt cho con mình.
Chuyên viên tư vấn Phạm Phúc Thịnh
Trung tâm tư vấn Nhịp Cầu Hạnh Phúc
VĐV thể hình Đinh Kim Loan: 'Họ bảo tôi chẳng giống phụ nữ'
Bên cạnh sự giằng xé về thể xác, 15 năm theo "nghiệp cơ bắp" cho
đến khi trở thành huyền thoại của bộ môn này ở Việt Nam, Đinh
Kim Loan còn đối diện với rất nhiều định kiến. Nhưng chưa bao giờ cô đầu hàng. D
Dang SonNgười ngoài nói gì không quan trọng bằng bản thân cảm nhận thế nào. Kết quả
đã nói lên tất cả: Thoát nghèo, thay đổi c/s của cả bản thân lẫn gia đình với vô số thành
tựu.. E đã sống 1 quãng sống quá xuất sắc. Chúc e và gia đình thật nhiều nhiều sức khoẻ, bình an, hạnh phúc! 265 T
rả lời Chia sẻ 2h trướcVi phạm 6 trả lời H
hihihahaPhụ nữ luôn luôn đẹp, đó là chân lý. Nếu ai chê phụ nữ thì người đó không phải là
đàn ông, và người đó ganh tỵ với sắc đẹp của người phụ nữ đối diện.
https://vnexpress.net/vdv-the-hinh-dinh-kim-loan-ho-bao-toi-chang-giong-phu-nu-4268408.html
Social and Political Issues Debate Topics
All people should have the right to own guns.
The death penalty should be abolished.
Human cloning should be legalized. All drugs should be legalized.
Animal testing should be banned.
Juveniles should be tried and treated as adults.
Climate change is the greatest threat facing humanity today.
Violent video games should be banned.
The minimum wage should be $15 per hour.
All people should have Universal Basic Income. Sex work should be legal.
Countries should be isolationist. Abortion should be banned.
Every citizen should be mandated to perform national public service.
Bottled water should be banned. Plastic bags should be banned. Education Debate Topics Homework should be banned.
Public prayer should not be allowed in schools.
Schools should block sites like YouTube, Facebook, and Instagram on their computers.
School uniforms should be required.
Standardized testing should be abolished.
All students should have an after-school job or internship.
School should be in session year-round.
All high school athletes should be drug tested. Detention should be abolished.
All student loan debt should be eliminated.
Homeschooling is better than traditional schooling.
All schools should have armed security guards.
Religion should be taught in schools.
All schools should be private schools.
All students should go to boarding schools.
Sexual education should be mandatory in schools.
Public college should be tuition free.
All teachers should get tenure.
All school districts should offer school vouchers. Health Debate Topics
Healthcare should be universal.
Cosmetic procedures should be covered by health insurance.
All people should be vegetarians. Euthanasia should be banned. The drinking age should be 18. Vaping should be banned.
Smoking should be banned in all public places.
People should be legally required to get vaccines.
Obesity should be labeled a disease.
Sexual orientation is determined at birth.
The sale of human organs should be legalized.
Birth control should be for sale over the counter. Technology Debate Topics
Social media has improved human communication.
The development of artificial intelligence will help humanity.
Individuals should own their own DNA.
Humans should invest in technology to explore and colonize other planets.
Governments should invest in alternative energy sources.
Net neutrality should be restored.
Bitcoin and other cryptocurrencies should be encouraged or banned.
Alternative energy can effectively replace fossil fuels.
Cell phone radiation is dangerous and should be limited.