-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trắc Nghiệm Dược Động Học Phần 2 | Đại học Y khoa Vinh
Trắc Nghiệm Dược Động Học Phần 2 | Đại học Y khoa Vinh. Tài liệu gồm 5 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Dược động học 2 tài liệu
Đại học Y khoa Vinh 48 tài liệu
Trắc Nghiệm Dược Động Học Phần 2 | Đại học Y khoa Vinh
Trắc Nghiệm Dược Động Học Phần 2 | Đại học Y khoa Vinh. Tài liệu gồm 5 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dược động học 2 tài liệu
Trường: Đại học Y khoa Vinh 48 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Lê Hữu Phần – Y16G – Tổ 40
TRẮC NGHIỆM DƯỢC ĐỘNG HỌC – PHẦN 2
Câu 1: Thuật ngữ để chỉ “Dược động học” là: A. Pharmacology B. Pharmacokinetics C. Pharmacodynamics D. Pharmocotherapeutics
Câu 2: Các quá trình dược động học
1-Chuyển hóa; 2-Hấp thu; 3-Bài xuất; 4-Phân phối. Thứ tự đúng là: A. 1-2-3-4 B. 1-3-2-4 C. 2-4-1-3 D. 1-4-3-2
Câu 3: Trọng lượng phân tử PM của thuốc thường nằm trong khoảng: A. 100-1000 B. 200-1200 C. 50-100 D. 100-500
Câu 4: Để phân tán tốt thì thuốc phải có các đặc tính sau, NGOẠI TRỪ:
A. Trọng lượng thấp
B. Khả năng ion hóa cao
C. Tan được trong nước
D. Không có tính phân cực
Câu 5: Một thuốc có tính acid yếu với pKa=4. Môi trường 1 và 2 lầm lượt có pH bằng 1 và 7. Thuốc sẽ khuếch tán:
A. Từ môi trường 1 qua 2
B. Từ môi trường 2 qua 1
C. Chưa xác định được được vì sự khuếch tán chỉ phụ thuộc nồng độ
D. Thuốc không khuếch tán vì độ chênh lệch pH giữa 2 môi trường với thuốc là bằng nhau
Câu 6: Khi bị ngộ độc Phenobarbital (acid yếu) thường truyền NaHCO3 1,4% vì:
A. NaHCO3 sẽ tác dụng với thuốc gây mất độc tính thuốc
B. NaHCO3 là chất lợi tiểu nên tang thải trừ thuốc qua đường tiểu
C. NaHCO3 giúp tang độ tan của thuốc trong nước tiểu
D. NaHCO3 là chất cạnh tranh với thuốc nên giảm tác dụng của thuốc lên cơ thể
Câu 7: Sự vận chuyển thuốc tích cực có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A. Tính bão hòa B. Tính đặc hiệu C. Tính kích thích D. Tính cạnh tranh
Câu 8: pH có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vì:
A. Thay đổi tính thấm màng tế bào
B. Kích thích các thụ thể màng
C. Tăng hoặc giảm sự ion hóa của thuốc
D. Thay đổi cơ chế đóng mở của các kênh ion
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Lê Hữu Phần – Y16G – Tổ 40
Câu 9: Sinh khả dụng (F) của thuốc là:
A. Tác dụng sinh học của thuốc
B. Phần trăm thuốc vào được hệ tuần hoàn
C. Mức độ tác dụng của thuốc lên các cấu trúc sinh học
D. Nồng độ thuốc để gây ra đáp ứng của tế bào
Câu 10: Hiệu ứng chuyển hóa bước đầu thường xảy ra ở: A. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hóa C. Hệ tiết niệu D. Hệ tuần hoàn
Câu 11: Sinh khả dụng đạt cao nhất khi dùng thuốc qua: A. Xông khí dung mũi
B. Đặt dưới lưỡi C. Đặt trực tràng D. Tiêm tĩnh mạch
Câu 12: Dùng thuốc qua đường tiêu hóa có các nhược điểm sau, NGOẠI TRỪ: A. Khó sử dụng
B. Dễ bị tác động của enzyme
C. Tạo phức với thức ăn
D. Tốc độ hấp thu chậm
Câu 13: Thuốc dung qua niêm mạc miệng có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
A. Vào thẳng tuần hoàn
B. Sinh khả dụng cao nhất
C. Không bị dịch vị phá hủy
D. Không chuyển hóa qua gan lần thứ nhất
Câu 14: Dùng thuốc bằng cách đặt trực tràng có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
A. Thuốc có dạng nửa rắn
B. Không bị enzyme phá hủy
C. Hấp thu không hoàn toàn
D. Thuốc hấp thu không qua gan
Câu 15: Dùng thuốc bằng cách tiêm dưới da không có đặc điểm nào sau đây:
A. Do nhiều sợi thần kinh cảm giác nên gây đau
B. Sinh khả dụng cao hơn đường uống C. Hấp thu chậm
D. Sinh khả dụng đạt 100%
Câu 16: Tiêm thuốc vào tủy sống không có đặc điểm nào sau đây:
A. Gây tê chi dưới, khung chậu
B. Ít được sử dụng
C. Thuốc tiêm có tỷ trọng thấp hơn dịch não tủy
D. Tiêm vào khoang dưới nhện
Câu 17: Chọn phát biểu sai:
A. Thuốc khi vào máu thường gắn kết với albumin
B. Sự gắn kết thuốc – protein huyết tương có tính thuận nghịch
C. Các phân tử thuốc đều cần gắn với protein huyết tương để di chuyển trong máu
D. Các lien kết của thuốc với protein thường là: liên kết hidro, liên kết kị nước, lien kết ValderWaal…
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Lê Hữu Phần – Y16G – Tổ 40
Câu 18: Khi vào cơ thể, thuốc ở dạng nào sau đây thể hiện được tác động dược lý: A. Dạng tự do
B. Dạng kết hợp với albumin
C. Dạng lien hợp sunfat
D. Dạng kết hợp với glutathion
Câu 19: Thể tích phân phối:
A. Là thể tích dịch để hòa tan toàn bộ thuốc trong cơ thể để đạt được nồng độ bằng nồng độ thuốc trong huyết tương
B. Tính bằng tổng thể tích dịch của cơ thể mà thuốc có thể phân phối tới được
C. Biểu thị khả năng dự trữ thuốc của huyết tương
D. Thể tích phân phối càng lớn thì lượng thuốc tích trữ trong huyết tương càng nhiều
Câu 20: Để thuốc có thể vào trong não thì phải vượt qua bao nhiêu hang rào: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21: Chọn phát biểu đúng:
A. Khi bị viêm não sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc hàng rào máu não nên thuốc kháng sinh khó vào được
B. Các phân tử thuốc tan tốt trong lipid sẽ vượt qua hàng rào máu – não
C. Do có hàng rào máu – não nên thuốc khi vào được sẽ tồn tại khá lâu
D. Những tác động như gây buồn nhủ, giảm trí nhớ… là do thuốc vaafo trong não và tác động lên các neuron
Câu 22: Chọn phát biểu sai:
A. Hàng rào nhau – thai có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc vào thai nhi
B. Nhau thai có nhiều enzyme chuyển hóa thuốc, làm giảm tác động của thuốc lên thai
C. Tính thấm của màng mao mạch nhau thai giảm dần theo tuổi thai
D. Các phân tử thuốc tan tốt trong lipid có thể vượt qua hàng rào nhau thai
Câu 23: Cơ quan chủ đạo trong quá trình chuyển hóa thuốc: A. Thận B. Gan C. Lách D. Tụy
Câu 24: Giai đoạn I của quá trình chuyển hóa không có phản ứng nào sau đây:
A. Phản ứng oxy hóa B. Phản ứng khử
C. Phản ứng thủy phân
D. Phản ứng liên hợp
Câu 25: Phản ứng chủ yếu ở giai đoạn II là:
A. Phản ứng oxy hóa B. Phản ứng khử
C. Phản ứng thủy phân
D. Phản ứng liên hợp
Câu 26: Bưởi và nước ép bưởi dễ gây ngộ độc thuốc là do:
A. Biến đổi cấu trúc hóa học của thuốc
B. Tăng hoạt tính của thuốc
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Lê Hữu Phần – Y16G – Tổ 40
C. Ức chế men CYP chuyển hóa thuốc
D. Tăng dự trữ thuốc ở các mô
Câu 27: Omeprazol gây ngộ độc thuốc warfarin là do:
A. Omeprazol tăng hoạt tính warfarin
B. Omeprazol ức chế thải trừ thuốc
C. Omeprazol ức chế men CYP chuyển hóa warfarin
D. Omeprazol phản ứng với warfarin tạo chất gây độc
Câu 28: Con đường thải trừ thuốc quan trọng nhất: A. Da B. Thận C. Mật D. Phổi
Câu 29: Thuốc thải trừ qua thận có trọng lượng phân tử: A. PM < 300 B. PM >100 C. PM <500 D. PM < 1000
Câu 30: Quá trình bài tiết tích cực ở thận xảy ra ở: A. Ống lượn gần B. Ống lượn xa
C. Ống lượng gần và ống lượn xa
D. Tất cả đều sai
Câu 31: Quá trình khuếch tán thụ động ở thận xảy ra ở: A. Ống lượn gần B. Ống lượn xa
C. Ống lượng gần và ống lượn xa
D. Tất cả đều sai
Câu 32: Thuốc thải trừ qua mật có trọng lượng phân tử PM: A. PM < 300 B. PM >300 C. PM <500 D. PM < 1000
Câu 33: Nồng độ thuốc trong máu đạt trạng thái ổn định sau khoảng thời gian: A. 3xT1/2 B. 4xT1/2 C. 5xT1/2 D. 6xT1/2
Câu 34: Sau khi ngừng thuốc, thời gian để thuốc thải trừ hết là: A. 4xT1/2 B. 5xT1/2 C. 6xT1/2 D. 7xT1/2
Câu 35: Sự thải trừ của thuốc nào sau đây có tốc độ hằng định theo thời gian: A. Omeprazol B. Phenytoin
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Lê Hữu Phần – Y16G – Tổ 40 C. Paracetamol D. Warfarin
Câu 36: Đối với thuốc có 6h < T1/2 < 24h thì phải dung thuốc: A. Mỗi ngày 1 lần
B. Khoảng cách các lần dung bằng T1/2
C. Cho liều cao để duy trì nồng độ
D. Khoảng cách các lần dung bằng một nửa T1/2
Câu 37: Thuốc thải trừ qua sữa có: A. PM > 300 B. PM < 200 C. PM > 100 D. PM < 100
Câu 38: Mối quan hệ giữa CL và T1/2: A. Tỷ lệ thuận B. Tỷ lệ nghịch
C. Không có mối liên hệ
D. Tất cả đều sai
Câu 39: Hai cơ quan thải trừ thuốc quan trọng nhất: A. Gan và phổi B. Gan và thận C. Thận và phổi D. Thận và lách
Câu 40: Phát biểu sai về đọ thanh thải:
A. Tỷ lệ nghịch với thời gian bán hủy
B. Có đơn vị là ml/phút
C. Trị số mang tính thực tế quan trọng
D. Khả năng thải trừ thuốc của cơ thể