Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 1
Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 1 được biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh nắm vững kiến thức phần Tiến hóa cũng như làm quen các dạng câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 khác nhau trong chương trình học môn Sinh lớp 12.
Preview text:
Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 1
Câu 1: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
D. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp
Câu 2: Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là: A. Quần thể. B. Loài. C. Cá thể. D. NST.
Câu 3: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Cách li địa lý. (5) Dòng gen (6) Đột biến
Có bao nhiêu nhân tố là nhân tố tiến hóa A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 4: Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng: A. mang cá và mang tôm.
B. tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các ĐV khác.
C. chân chuột chũi và chân dế dũi.
D. cánh sâu bọ và cánh dơi.
Câu 5: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là: A. Đột biến gen B. Di-nhập gen C. Chọn lọc tự nhiên
D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 6: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. Phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
C. Đào thải biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
D. Phân hóa khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất.
Câu 7: Nếu một alen trội bị đột biến thành alen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen đó
A. có thể bị chọn lọc tự nhiên đào thải ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
B. không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
C. có thể được tổ hợp với alen trội để tạo nên thể đột biến
D. có thể được phát tán, nhân rộng ra trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
Câu 8: Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung
A. Bằng chứng phôi sinh học
B. Bằng chứng về hiện tượng lại giống
C. Tính phổ biến của mã di truyền
D. Bằng chứng tế bào học về hệ NST
Câu 9: Kiểu chọn lọc ổn định diễn ra khi
A. Số lượng cá thể sinh ra bằng số lượng cá thể chết đi.
B. Điều kiện sống đồng nhất và không thay đổi qua nhiều thế hệ.
C. Điều kiện sống thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất.
D. Điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định.
Câu 10: Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi
đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên.
Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai có sức
sống kém. Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống cùng
trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban
đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do A. Cách li di truyền B. Cách li địa lí C. Cách li sinh thái D. Cách li sinh sản
Câu 11: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quan niệm tiến hóa hiện đại
(1) Các quần thể sinh vật trong tự nhiên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện
sống thay đổi bất thường
(2) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa
(3) Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của
ngoại cảnh đều di truyền được
(4) Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen
giữa các quần thể đã được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
(5) Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 12: Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tố́́́ ́́́ ngẫu nhiên trong tiến hóa
A. Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở
nên phổ biến trong quần thể.
B. Sự biến đổi có hướng về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước nhỏ.
C. Ngay cả khi không có đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen thì tần
số các alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định
Câu 13: Theo quan niệm hiện tại, thực chất của tiến hóa nhỏ:
A. Là quá trình hình thành loài mới
B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài
C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể
Câu 14: Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo hướng xác định? A. Quá trình đột biến
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên C. Quá trình giao phối D. Biến động di truyền
Câu 15: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? A. Vây cá chép. B. Cánh dơi C. Cánh ong. D. Cánh bướm
Đáp án trắc nghiệm Sinh học 12 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C C A B A A D C B C B B C B B
Document Outline
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 1
- Đáp án trắc nghiệm Sinh học 12