Trần Văn Công 222001 15 CK Lịch Sử Đảng CSVN (2371-1007) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Trần Văn Công 222001 15 CK Lịch Sử Đảng CSVN (2371-1007) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (0900)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Khoa Kinh Tế - Quản Trị --------------------------- BÀI THI CUỐI KỲ
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN (2371 – 1007)
Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Minh Quang Họ và tên sinh viên Mã sinh viên Trần Văn Công 22200115
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2023 LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bài tiểu luận của tôi bảo đảm được bảo mật, tuyệt đ?i không chia sẻ bài
cho sinh viên khác. Kết quả bài tiểu luận của tôi do tôi tự thực hiện dựa trên bài giảng,
powerpoint, các thông tin từ giảng viên và tham khảo từ các nguồn trích dẫn trong bài....
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong bài tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn g?c.
Sinh viên thực hiện bài tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên) ĐỀ BÀI
Câu 1. Vì sao nói: sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tình thế cách mạng như "ngàn cân
treo sợi tóc"? Phân tích chủ trương "kháng chiến kiến qu?c" của Đảng, kết quả, ý nghĩa của chủ trương đó?
Câu 2. Phân tích vị trí và m?i quan hệ giữa 2 chiến lược Cách mạng do Đại hội đại biểu
toàn qu?c lần thứ 3 (09/1960) của Đảng Lao động Việt Nam đề ra? BÀI LÀM Câu 1.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ở vào tình thế
"ngàn cân treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn.
Quân đội của các thế lực đế qu?c và phản động qu?c tế trong phe Đồng minh, dưới
danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc:
Ngoại xâm và nội phản: Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ
chức phản động Việt Qu?c, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm
lược lần thứ hai. Các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam bọn phản động trong các giáo
phái... tăng cường ch?ng phá cách mạng. Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật
đang chờ giải giáp. Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy ch?ng phá.
Trong lúc đó, Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời chưa được củng c?, tình hình đất
nước gặp rất nhiều khó khăn:
Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá, nạn đói cu?i năm 1944 chưa
được khắc phục, hạn hán kéo dài, sản xuất công nghiệp đình đ?n, hàng hóa khang
hiếm, giá cả tăng vọt, nạn đói mới tiếp tục đe doạ.
Văn hóa - xã hội: Trên 90% s? dân trong nước mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan...
Tài chính: Ngân sách nhà nước tr?ng rỗng.
Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", yêu cầu cấp
bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng su?t, kịp thời để
ch?ng thù trong giặc ngoài. Trung Hoa Dân Qu?c tung ra thị trường đồng tiền mất giá làm
tài chính nước ta r?i loạn. Trước tình thế ấy, việc đưa ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến qu?c”
là điều tất yếu cho sự tồn vong của đất nước.
Phân tích Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng
Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng su?t phân
tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và
sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững
chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến qu?c, vạch con đường đi lên cho cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chủ trương kháng chiến kiến qu?c của Đảng:
- Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt
Nam lúc này là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ qu?c trên
hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
- Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các đế qu?c đ?i với Đông Dương
và chỉ rõ: “Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung
ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy phải lập Mặt trận dân tộc th?ng nhất ch?ng thực dân
Pháp xâm lược; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; th?ng
nhất mặt trận Việt - Miên - Lào…
- Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên b?n nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần
khẩn trương thực hiện là: “Củng c? chính quyền, ch?ng thực dân Pháp xâm lược, bài trừ
nội phản, cải thiện đời s?ng nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt
thù, thực hiện khẩu hiệu: “Hoa - Việt thân thiện” đ?i với quân đội Tưởng Giới Thạch và
“độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đ?i với Pháp.
Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm
lược, chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là
nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
là xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đ?i nội,
đ?i ngoại để khắc phục nạn đói, nạn d?t, ch?ng thù trong, giặc ngoài bảo vệ chính quyền cách mạng.
Ý nghĩa lịch sử của Chỉ chị “Kháng chiến kiến quốc”
Chỉ thị “Kháng chiến kiến qu?c” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là
Cương lĩnh hành động trước mắt của Đảng và nhân dân ta. Bản Chỉ thị là bước đi hợp lý, là
biện pháp cần thiết để giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong thời kỳ mới giành được chính quyền, giải
quyết những khó khăn của quần chúng càng làm tăng cường sự gắn bó chặt chẽ của nhân
dân với cách mạng, đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhờ có chủ
trương đúng đắn, sáng su?t và nhiều quyết sách kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thách thức
hiểm nghèo, tranh thủ từng thời gian hoà bình quý báu để xây dựng thực lực, chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến lâu dài. Bản Chỉ thị “Kháng chiến kiến qu?c” đã khẳng định nhãn quan
chiến lược, chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính Đảng mới ra hoạt động
công khai chưa bao lâu trước một loạt vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp tới sự nghiệp
bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ qu?c, bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân. Đảng đã xác
định rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng từ sau Cách mạng Tháng Tám, xác định và
phân loại chính xác kẻ thù trọng tâm, vừa kháng chiến vừa kiến qu?c, đưa ra một loạt các
giải pháp nhằm xây dựng và tăng cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến,những quan điểm
cơ bản về chỉ đạo chiến tranh và những nội dung chính của đường l?i kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh...Trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” lúc bấy
giờ, những chiến lược và sách lược trong bản Chỉ thị lịch sử “Kháng chiến kiến qu?c” của
Đảng Cộng sản Đông Dương đã soi đường chỉ l?i cho toàn dân, toàn quân trong cuộc chiến
đấu vì sự s?ng còn của dân tộc, tiến lên chiến thắng toàn diện.
Kết quả của cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương “kháng chiến kiến qu?c” của Đảng
giai đoạn 1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức quan trọng.
- Về chính trị - xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ
dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu t? cần thiết. Qu?c hội, Hội đồng nhân dân các cấp
được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Qu?c hội
thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan tư
pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ qu?c đoàn, Công an nhân dân được thiết
lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp qu?c dân
Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và
mở rộng. Các đảng phái chính trị như Đảng Dân chủ Việt Nam , Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.
- Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các
thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ qu?c gia. Các
lĩnh vực sản xuất được phục hồi. Cu?i năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946
đời s?ng nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11/1946, giấy bạc “Cụ Hồ” được
phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động
toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục
lạc hậu. Phong trào diệt d?t, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cu?i 1946 cả nước đã
có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài
Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân
dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ,
ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu
thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với
quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng ch?ng Pháp ở miền Nam. Câu 2.
Đại hội đại biểu toàn qu?c lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam (9/1960) đã quyết
định đường l?i cách mạng chung của cả nước:
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách th?ng trị của đế qu?c Mỹ và bọn tay sai, thực
hiện th?ng nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Trong đó mỗi chiến lược cách mạng ở mỗi miền giữ một vị trí quan trọng khác nhau
nhưng lại có m?i quan hệ chặt chẽ với nhau. Vị trí:
- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đ?i với sự
phát triển toàn bộ cách mạng Việt Nam và đ?i với sự nghiệp th?ng nhất nước nhà.
- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực
tiếp đ?i với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách th?ng trị của đế qu?c Mỹ và bè lũ tay
sai, thực hiện hoà bình th?ng nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong cả nước. Mối quan h&:
Tuy hai chiến lược cách mạng nói trên giữ vị trí quan trọng khác nhau nhưng lại có m?i
quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau.
- Cả 2 miền đều do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, 1 quân đội th?ng nhất tiến hành.
- Cuộc cách mạng miền Nam, trước hết là để giải phóng nhân dân miền Nam thoát khỏi
sự th?ng trị của đế qu?c Mỹ và bè lũ tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, góp
phần bảo vệ miền Bắc, tạo điều kiện cho miền Bắc tiến hành thắng lợi sự nghiệp cải tao và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, trước hết là xây dựng chủ nghĩa xã hội
miền Bắc ngày càng vững mạnh. Miền Bắc có vững mạnh mới đủ sức đánh thắng hai cuộc
chiến tranh phá hoại của đế qu?c Mỹ, mới có điều kiện để chi viện sức người, sức của ngày
càng lớn cho cách mạng miền Nam.
- Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền cùng nhằm một mục
tiêu chung là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới
hoà bình th?ng nhất nước nhà. HẾT