Trình bày đặc tính xây dựng của đá biến chất - Địa Lí 12

Đá biến chất là do đá trầm tích hay đá macma dưới tác dụng của nhiệt độ cao,áp lực lớn hay do các phản ứng hóa học với macma…bị biến đổi mãnh liệt về thành phần ,tính chất mà thành. Trong thực tế, các nhân tố gây biến chất đồng thời tác dụng, nhưng dựa vào nhân tố chủ yếu có thể chia ra :  Biến chất tiếp xúc xảy ra ở khu vực tiếp giáp giữa khối macma nóng chảy với đá vây quanh. Nhiệt độ, khí, thành phần dung nham,…làm biến đổi cơ bản thành phần, tính chất của đá kề nó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Chủ đề:
Môn:

Địa Lí 12 373 tài liệu

Thông tin:
13 trang 1 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Trình bày đặc tính xây dựng của đá biến chất - Địa Lí 12

Đá biến chất là do đá trầm tích hay đá macma dưới tác dụng của nhiệt độ cao,áp lực lớn hay do các phản ứng hóa học với macma…bị biến đổi mãnh liệt về thành phần ,tính chất mà thành. Trong thực tế, các nhân tố gây biến chất đồng thời tác dụng, nhưng dựa vào nhân tố chủ yếu có thể chia ra :  Biến chất tiếp xúc xảy ra ở khu vực tiếp giáp giữa khối macma nóng chảy với đá vây quanh. Nhiệt độ, khí, thành phần dung nham,…làm biến đổi cơ bản thành phần, tính chất của đá kề nó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

10 5 lượt tải Tải xuống
ĐỀ:Trình bày đặc tính xây dựng của đá biến chất
BÀI LÀM:
á biến chất là do đá trầm tích hay đá macma dưới tác dụng của nhiệt độ cao,áp lực lớn
hay do các phản ứng hóa học với macma…bị biến đổi mãnh liệt về thành phần ,tính
chất mà thành.
Đ
Trong thực tế, các nhân tố gây biến chất đồng thời tác dụng, nhưng dựa vào nhân tố chủ yếu
có thể chia ra :
Biến chất tiếp xúc xảy ra ở khu vực tiếp giáp giữa khối macma nóng chảy với đá vây
quanh. Nhiệt độ, khí, thành phần dung nham,…làm biến đổi cơ bản thành phần, tính chất của
đá kề nó. Tác dụng chỉ do nhiệt độ cao của macma gọi là biến chất tiếp xúc nhiệt, nhưng
thường là quá trình biến chất tiếp xúc trao đổi.
Biến chất động lực xảy ra do tác dụng của áp lực cao sinh ra trong quá trình kiến tạo
làm cho đất đá bị mất nước, giảm độ rỗng ,liên kết chặt hơn.
1
Biến chất khu vực là loại biến chất xảy ra ở dưới sâu dưới tác dụng đồng thời của áp
lực lớn và nhiệt độ cao. Như chúng ta đã biết , càng xuống sâu, áp lực và nhiệt độ quả đất
càng tăng lên, do vậy, tác dụng biến chất này sẽ tăng dần theo chiều sâu và ở độ sâu lớn hơn
6-8 km thì thể hiện rõ rệt
Thế nằm của đá biến chất
Đá biến chất có dạng thế nằm giống như đá ban đầu đã tạo nên nó : dạng lớp của đá
trầm tích , dạng mạch , dạng nấm của đá macma… Đá biến chất tiếp xúc có dạng nằm
nghiêng, nó thường ở dạng các vành đai có các mức biến chất khác nhau bao quanh khối
macma gây ra biến chất . Do vậy nó có thể gây ra sự không đồng nhất về các tính chất vật lý,
cơ học.
Thành phần khoáng vật của đá biến chất
2
Các khoáng vật tạo đá biến chất chủ yếu là những khoáng vật nằm trong đá mácma, đá
trầm tích và cũng có thể là các khoáng vật đặc biệt chỉ có ở trong các loại đá biến chất dưới
sâu như sillimanit, kyanit, staurolit, andalusit, và granat
Các khoáng vật khác cũng được tìm thấy như olivin, pyroxen, amphibol, mica, fenspat,
và thạch anh nhưng không nhất thiết là kết quả của quá trình biến chất. Các khoáng vật này
bền vững ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên chúng ít bị biến đổi hóa học trong quá trình
biến chất. Tuy nhiên, các khoáng vật trên chỉ không bị biến đổi trong một giới hạn nhất định,
sự có mặt của một số koáng vật trong đá biến chất phản ánh nhiệt độ và áp suất hình thành
chúng.
Sự thay đổi kích thước hạt của đá trong quá trình biến chất được gọi là quá trình tái kết
tinh. Ví dụ, các tinh thể canxít trong đá vôi kết tinh thành các hạt lớn hơn trong đá hoa, hay
cát kết bị biến chất sự kết tinh của các hạt thạch anh ban đầu tạo thành đá quartzit rất chặt
thường gồm các tinh thể thạch anh lớn hơn đan xen vào nhau. Cả hai yếu tố là nhiệt độ và áp
suất cao đều tạo ra sự tái kết tinh. Nhiệt độ cao cho phép các nguyên tử và ion di chuyển và
làm sắp xếp lại các tinh thể, còn áp suất làm cho các tinh thể hòa tan tại các vị trí chúng tiếp
xúc nhau.
Phần lớn đá biến chất (trừ đá hoa và đá quartzit) là quá nửa khoáng vật của nó có cấu
tạo dạng phiến gồm các lớp song song nhau, dễ tách thành những phiến mỏng.
*Kiến trúc và cấu tạo đá biến chất:
Kiến trúc:
3
+ Kiến trúc biến tinh : Các khoáng vật của đá ban đầu có thể được kết tinh( trường hợp
biến chất từ đá trầm tích gắn kết) hoặc tái kết tinh ( đối với đá macma và trầm tích hóa học).
Sự kết tinh này của khoáng vật xảy rao ở trạng thái cứng. Còn khi nhiệt độ cao nhất thì có
thể xuất hiện các vang nóng chảy cục bộ rồi sau đó xảy ra sự kết tinh và sắp xếp lại các tinh
thể khoáng vật, khoáng vật mới xuất hiện , gọi là hiện tượng kết tinh do tái nóng chảy
Sự phân loại và gọi tên kiến trúc kết tinh ở đây cũng giống như đá macma: và để phân
biệt, tất cả các tên gọi kiến trúc đều có thêm chữ “biến tinh” . ví dụ như: kiến trúc hạt biến
tinh đều, hạt biến tinh không đều.
Ở đá biến chất ,trong nhiều trường hợp, mối liên kết cũng như mạng lưới tinh thể là
chưa hoàn chỉnh, vì thế liên kết các hạt kém bền vững so với đá macma.
+ Kiến trúc milonit :
4
Kiến trúc milonit đặc trưng cho đá biến chất động lực. Do tác dụng của lực ép kiến
tạo, đá bị nghiền nát vụn và có thể được các khoáng vật khác gắn kết lại. Loại kiến trúc này
thường không ổn định dưới nước. Đá có kiến trúc này khi gặp nước rất dễ bị tan rã .
+ Kiến trúc vảy : Đặc trưng cho đá có khoáng vật ở dạng vảy, dạng phiến được định hướng
theo một phương nào đó. Kiến trúc này đặc trưng cho các loại đá phiến và thương kém ổn
định khi chịu phong hóa.
Cấu tạo đá biến chất có rất nhiều khác biệt so với các loại đá khác, vì vậy, nó có ý
nghĩa lớn đối với việc xác định đá và có ảnh hưởng quyết định đến tính chất xây dựng của
đá.
Cấu tạo:
Cấu tạo khối:các khoáng vật phân bố đồng đều trong đá. Cấu tạo khối có ở đá có thành
phần tương đối đồng nhất và trong quá trình biến chất vẫn giữ nguyên được đặc tính của nó.
5
Cấu tạo gonai: các khoáng vật dạng trụ, dạng tấm, dạng phiến sắp xếp định hướng
theo một phương nhất định tạo thành dải. giữa các dải thường xen các khoáng vật dạng hạt.
loại đá có cấu tạo dạng này thường có tinh thể lớn và đặc trưng cho mức độ biến chất cao, đá
có hiện tượng “nóng chảy” cục bộ. Cấu tạo gonai tạo thành do cấu tạo của đá cũ còn bảo tồn
lại hoặc được xuất hiện trong quá trình biến chất. Đá không đồng nhất về thành phần, khi
biến chất thì các khoáng vật cứng, khó chảy, được tách khỏi loại có tính dẻo, mềm, dể chảy
tạo thành các dải riêng
Cấu tạo phiến: Gây ra do sự định hướng của khoáng vật dưới tác dụng của áp lực thủy
tĩnh trong quá trình tái kết tinh đá. Các khoáng vật dạng tấm , dạng vảy sẽ sắp xếp để
phương kéo dài của tinh thể vuông góc với phương áp lực. Trong một số trường hợp, khoáng
vật có tính dễ tách hoàn toàn có thể bố trí mặt dễ tách song song với mặt phiến
6
*Phân loại đá biến chất. Đặc tính của một số loại đá biến chất chính
1. Đá có cấu tạo gơnai
Tiêu biểu là đá gơnai. Loại đá này có thể do đá macma hay hay đá trầm tích biến chất
mà thành. Loại trước gọi là octogonai, loại sau là paragonai. Căn cứ vào thành phần khoáng
vật chia ra: gonai amfibon, gonai plagiocla, gonai silimanit
Gonai thường có kiến trúc kết tinh hạt thô đêù hoặc không đều. có cấu tạo gonai điển
hình. Nếu khoáng vật dạng tấm, dạng trụ ít thì cấu tạo gonai không rõ rệt và giống cấu tạo
khối.
Nói chung gonai là loại đá dùng làm nền công trình tương đối tốt, nhưng nếu hàm lượng
mica tăng lên thì cường độ giảm đi, tốc độ phong hóa tăng nhanh.
Ở nước ta, gonai gặp ở núi Gôi( Nam Định), thượng nguồn sông Chu, Bắc Cạn, cao
nguyên Kontum, Đaclak….
2. Đá có cấu tạo phiến
Tiêu biểu là đá philit và đá phiến.
Philit là do đá sét biến chất tạo nên. Khoáng vật chủ yếu có mica, clorit, thạch anh…
Tinh thể rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. philit có màu vàng lục, màu đất nâu, đen
xám. Cấu tạo dạng đặc sít. Mặt phiến thường có ánh xà cừ do các vảy mica phủ lên. Philit
biến chất cao hơn thạch anh đá phiến.
7
Ở nước ta philit có thể gặp ở Hồi Xuân( Thanh Hóa), Điện Biên, thượng nguồn sông
Hiếu
Đá phiến là loại đá biến chất thường gặp nhất. Thành phần khoáng vật không giống
nhau nên có nhiều tên khác nhau. Phổ biến nhất là đá phiến mica, nó khác với gonai là không
chứa fenpat. Sau đến đá phiến amfibon, đá phiến clorit
Đặc trưng của loại đá này là có cấu tạo phiến , nhưng nhiều khi dạng phiến không rõ
rệt, nhất là khi hàm lượng thạch anh trong đá tăng lên.
Cường độ của đá phiến thường thấp, do có tính phân phiến nên dễ bị phong hóa và
trượt theo mặt phiến. Ở nước ta đá phiến thường gặp nhiều ở ven sông Thao, sông Mã, sông
Hiếu, Hương Khê, Nam Trung Bộ…
3. Đá có cấu tạo khối
8
Quaczit do đá cát kết thạch anh biến chất tạo thành. Có cấu tạo khối đặc sít. Khoáng
vật phụ có mica,manhetic,amfibon. Màu trắng đến đen xám. Quaczit là loại đá rắn chắc,
không phong hóa, nhưng việc khai thác và gia công khó, vì vậy ít được dùng làm vật liệu xây
dựng.
Quaczit ở nước ta có ở Tuần Giao( Điện Biên), Phanxipang, Đông Sơn ( Thanh Hóa),
Kontum, Đà Lạt…
Đá hoa: là do đá vôi tái kết tinh tạo nên . Chúng thường phân bố ở vùng tiếp giáp giữa
đá vôi và đá granit.
Khoáng vật chủ yếu có canxit, dolomit. Có các loại kiến trúc hạt thô ,hạt vừa và nhỏ.
Đá hoa thuần khiết có máu trắng, khi có tạp chất thì có nhiều màu :xám vàng, trắng xanh.
Nhiều loại đá hoa rất đẹp nên nên thường được dùng làm vật liệu kiến trúc. Đá hoa sủi bọt
với HCl 10% như đá vôi, nên dễ nhận biết
9
Cường độ đá hoa thay đổi tùy theo thành phần tạp chất. khi chứa pirit nó bị phong
hóa rất mau. Do đá có tính chống phong hóa và chông nước kém,cho nên không thích hợp
cho việc làm nền các công trình thủy công.
Ở nước ta gặp đá hoa ở Kẻ Sở( Nam Hà), Tuần Giao ( Điện Biên) , Phanxipang,
Đông Sơn, Plaayku….
10
11
12
| 1/13

Preview text:

ĐỀ:Trình bày đặc tính xây dựng của đá biến chất BÀI LÀM:
á biến chất là do đá trầm tích hay đá macma dưới tác dụng của nhiệt độ cao,áp lực lớn
Đhay do các phản ứng hóa học với macma…bị biến đổi mãnh liệt về thành phần ,tính chất mà thành.
Trong thực tế, các nhân tố gây biến chất đồng thời tác dụng, nhưng dựa vào nhân tố chủ yếu có thể chia ra :
Biến chất tiếp xúc xảy ra ở khu vực tiếp giáp giữa khối macma nóng chảy với đá vây
quanh. Nhiệt độ, khí, thành phần dung nham,…làm biến đổi cơ bản thành phần, tính chất của
đá kề nó. Tác dụng chỉ do nhiệt độ cao của macma gọi là biến chất tiếp xúc nhiệt, nhưng
thường là quá trình biến chất tiếp xúc trao đổi.
Biến chất động lực xảy ra do tác dụng của áp lực cao sinh ra trong quá trình kiến tạo
làm cho đất đá bị mất nước, giảm độ rỗng ,liên kết chặt hơn. 1
Biến chất khu vực là loại biến chất xảy ra ở dưới sâu dưới tác dụng đồng thời của áp
lực lớn và nhiệt độ cao. Như chúng ta đã biết , càng xuống sâu, áp lực và nhiệt độ quả đất
càng tăng lên, do vậy, tác dụng biến chất này sẽ tăng dần theo chiều sâu và ở độ sâu lớn hơn
6-8 km thì thể hiện rõ rệt
Thế nằm của đá biến chất
Đá biến chất có dạng thế nằm giống như đá ban đầu đã tạo nên nó : dạng lớp của đá
trầm tích , dạng mạch , dạng nấm của đá macma… Đá biến chất tiếp xúc có dạng nằm
nghiêng, nó thường ở dạng các vành đai có các mức biến chất khác nhau bao quanh khối
macma gây ra biến chất . Do vậy nó có thể gây ra sự không đồng nhất về các tính chất vật lý, cơ học.
Thành phần khoáng vật của đá biến chất 2
Các khoáng vật tạo đá biến chất chủ yếu là những khoáng vật nằm trong đá mácma, đá
trầm tích và cũng có thể là các khoáng vật đặc biệt chỉ có ở trong các loại đá biến chất dưới
sâu như sillimanit, kyanit, staurolit, andalusit, và granat
Các khoáng vật khác cũng được tìm thấy như olivin, pyroxen, amphibol, mica, fenspat,
và thạch anh nhưng không nhất thiết là kết quả của quá trình biến chất. Các khoáng vật này
bền vững ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên chúng ít bị biến đổi hóa học trong quá trình
biến chất. Tuy nhiên, các khoáng vật trên chỉ không bị biến đổi trong một giới hạn nhất định,
sự có mặt của một số koáng vật trong đá biến chất phản ánh nhiệt độ và áp suất hình thành chúng.
Sự thay đổi kích thước hạt của đá trong quá trình biến chất được gọi là quá trình tái kết
tinh. Ví dụ, các tinh thể canxít trong đá vôi kết tinh thành các hạt lớn hơn trong đá hoa, hay
cát kết bị biến chất sự kết tinh của các hạt thạch anh ban đầu tạo thành đá quartzit rất chặt
thường gồm các tinh thể thạch anh lớn hơn đan xen vào nhau. Cả hai yếu tố là nhiệt độ và áp
suất cao đều tạo ra sự tái kết tinh. Nhiệt độ cao cho phép các nguyên tử và ion di chuyển và
làm sắp xếp lại các tinh thể, còn áp suất làm cho các tinh thể hòa tan tại các vị trí chúng tiếp xúc nhau.
Phần lớn đá biến chất (trừ đá hoa và đá quartzit) là quá nửa khoáng vật của nó có cấu
tạo dạng phiến gồm các lớp song song nhau, dễ tách thành những phiến mỏng.
*Kiến trúc và cấu tạo đá biến chất: ∗ K iến trúc: 3
+ Kiến trúc biến tinh : Các khoáng vật của đá ban đầu có thể được kết tinh( trường hợp
biến chất từ đá trầm tích gắn kết) hoặc tái kết tinh ( đối với đá macma và trầm tích hóa học).
Sự kết tinh này của khoáng vật xảy rao ở trạng thái cứng. Còn khi nhiệt độ cao nhất thì có
thể xuất hiện các vang nóng chảy cục bộ rồi sau đó xảy ra sự kết tinh và sắp xếp lại các tinh
thể khoáng vật, khoáng vật mới xuất hiện , gọi là hiện tượng kết tinh do tái nóng chảy
Sự phân loại và gọi tên kiến trúc kết tinh ở đây cũng giống như đá macma: và để phân
biệt, tất cả các tên gọi kiến trúc đều có thêm chữ “biến tinh” . ví dụ như: kiến trúc hạt biến
tinh đều, hạt biến tinh không đều.
Ở đá biến chất ,trong nhiều trường hợp, mối liên kết cũng như mạng lưới tinh thể là
chưa hoàn chỉnh, vì thế liên kết các hạt kém bền vững so với đá macma. + Kiến trúc milonit : 4
Kiến trúc milonit đặc trưng cho đá biến chất động lực. Do tác dụng của lực ép kiến
tạo, đá bị nghiền nát vụn và có thể được các khoáng vật khác gắn kết lại. Loại kiến trúc này
thường không ổn định dưới nước. Đá có kiến trúc này khi gặp nước rất dễ bị tan rã .
+ Kiến trúc vảy : Đặc trưng cho đá có khoáng vật ở dạng vảy, dạng phiến được định hướng
theo một phương nào đó. Kiến trúc này đặc trưng cho các loại đá phiến và thương kém ổn định khi chịu phong hóa.
Cấu tạo đá biến chất có rất nhiều khác biệt so với các loại đá khác, vì vậy, nó có ý
nghĩa lớn đối với việc xác định đá và có ảnh hưởng quyết định đến tính chất xây dựng của đá. ∗ C ấu tạo:
 Cấu tạo khối:các khoáng vật phân bố đồng đều trong đá. Cấu tạo khối có ở đá có thành
phần tương đối đồng nhất và trong quá trình biến chất vẫn giữ nguyên được đặc tính của nó. 5
 Cấu tạo gonai: các khoáng vật dạng trụ, dạng tấm, dạng phiến sắp xếp định hướng
theo một phương nhất định tạo thành dải. giữa các dải thường xen các khoáng vật dạng hạt.
loại đá có cấu tạo dạng này thường có tinh thể lớn và đặc trưng cho mức độ biến chất cao, đá
có hiện tượng “nóng chảy” cục bộ. Cấu tạo gonai tạo thành do cấu tạo của đá cũ còn bảo tồn
lại hoặc được xuất hiện trong quá trình biến chất. Đá không đồng nhất về thành phần, khi
biến chất thì các khoáng vật cứng, khó chảy, được tách khỏi loại có tính dẻo, mềm, dể chảy tạo thành các dải riêng
 Cấu tạo phiến: Gây ra do sự định hướng của khoáng vật dưới tác dụng của áp lực thủy
tĩnh trong quá trình tái kết tinh đá. Các khoáng vật dạng tấm , dạng vảy sẽ sắp xếp để
phương kéo dài của tinh thể vuông góc với phương áp lực. Trong một số trường hợp, khoáng vật có tính dễ t
ách hoàn toàn có thể bố trí mặt dễ tách song song với mặt phiến 6
*Phân loại đá biến chất. Đặc tính của một số loại đá biến chất chính
1. Đá có cấu tạo gơnai
Tiêu biểu là đá gơnai. Loại đá này có thể do đá macma hay hay đá trầm tích biến chất
mà thành. Loại trước gọi là octogonai, loại sau là paragonai. Căn cứ vào thành phần khoáng
vật chia ra: gonai amfibon, gonai plagiocla, gonai silimanit…
Gonai thường có kiến trúc kết tinh hạt thô đêù hoặc không đều. có cấu tạo gonai điển
hình. Nếu khoáng vật dạng tấm, dạng trụ ít thì cấu tạo gonai không rõ rệt và giống cấu tạo khối.
Nói chung gonai là loại đá dùng làm nền công trình tương đối tốt, nhưng nếu hàm lượng
mica tăng lên thì cường độ giảm đi, tốc độ phong hóa tăng nhanh.
Ở nước ta, gonai gặp ở núi Gôi( Nam Định), thượng nguồn sông Chu, Bắc Cạn, cao nguyên Kontum, Đaclak….
2. Đá có cấu tạo phiến
Tiêu biểu là đá philit và đá phiến.
Philit là do đá sét biến chất tạo nên. Khoáng vật chủ yếu có mica, clorit, thạch anh…
Tinh thể rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. philit có màu vàng lục, màu đất nâu, đen
xám. Cấu tạo dạng đặc sít. Mặt phiến thường có ánh xà cừ do các vảy mica phủ lên. Philit
biến chất cao hơn thạch anh đá phiến. 7
Ở nước ta philit có thể gặp ở Hồi Xuân( Thanh Hóa), Điện Biên, thượng nguồn sông Hiếu
Đá phiến là loại đá biến chất thường gặp nhất. Thành phần khoáng vật không giống
nhau nên có nhiều tên khác nhau. Phổ biến nhất là đá phiến mica, nó khác với gonai là không
chứa fenpat. Sau đến đá phiến amfibon, đá phiến clorit
Đặc trưng của loại đá này là có cấu tạo phiến , nhưng nhiều khi dạng phiến không rõ
rệt, nhất là khi hàm lượng thạch anh trong đá tăng lên.
Cường độ của đá phiến thường thấp, do có tính phân phiến nên dễ bị phong hóa và
trượt theo mặt phiến. Ở nước ta đá phiến thường gặp nhiều ở ven sông Thao, sông Mã, sông
Hiếu, Hương Khê, Nam Trung Bộ…
3. Đá có cấu tạo khối 8
Quaczit do đá cát kết thạch anh biến chất tạo thành. Có cấu tạo khối đặc sít. Khoáng
vật phụ có mica,manhetic,amfibon. Màu trắng đến đen xám. Quaczit là loại đá rắn chắc,
không phong hóa, nhưng việc khai thác và gia công khó, vì vậy ít được dùng làm vật liệu xây dựng.
Quaczit ở nước ta có ở Tuần Giao( Điện Biên), Phanxipang, Đông Sơn ( Thanh Hóa), Kontum, Đà Lạt…
Đá hoa: là do đá vôi tái kết tinh tạo nên . Chúng thường phân bố ở vùng tiếp giáp giữa đá vôi và đá granit.
Khoáng vật chủ yếu có canxit, dolomit. Có các loại kiến trúc hạt thô ,hạt vừa và nhỏ.
Đá hoa thuần khiết có máu trắng, khi có tạp chất thì có nhiều màu :xám vàng, trắng xanh.
Nhiều loại đá hoa rất đẹp nên nên thường được dùng làm vật liệu kiến trúc. Đá hoa sủi bọt
với HCl 10% như đá vôi, nên dễ nhận biết 9
Cường độ đá hoa thay đổi tùy theo thành phần tạp chất. khi chứa pirit nó bị phong
hóa rất mau. Do đá có tính chống phong hóa và chông nước kém,cho nên không thích hợp
cho việc làm nền các công trình thủy công.
Ở nước ta gặp đá hoa ở Kẻ Sở( Nam Hà), Tuần Giao ( Điện Biên) , Phanxipang, Đông Sơn, Plaayku…. 10 11 12
Document Outline

  • Thành phần khoáng vật của đá biến chất
  • *Kiến trúc và cấu tạo đá biến chất:
  • *Phân loại đá biến chất. Đặc tính của một số loại đá biến chất chính
  • 1. Đá có cấu tạo gơnai
  • Tiêu biểu là đá gơnai. Loại đá này có thể do đá macma hay hay đá trầm tích biến chất mà thành. Loại trước gọi là octogonai, loại sau là paragonai. Căn cứ vào thành phần khoáng vật chia ra: gonai amfibon, gonai plagiocla, gonai silimanit…
  • Gonai thường có kiến trúc kết tinh hạt thô đêù hoặc không đều. có cấu tạo gonai điển hình. Nếu khoáng vật dạng tấm, dạng trụ ít thì cấu tạo gonai không rõ rệt và giống cấu tạo khối.
  • Nói chung gonai là loại đá dùng làm nền công trình tương đối tốt, nhưng nếu hàm lượng mica tăng lên thì cường độ giảm đi, tốc độ phong hóa tăng nhanh.
  • Ở nước ta, gonai gặp ở núi Gôi( Nam Định), thượng nguồn sông Chu, Bắc Cạn, cao nguyên Kontum, Đaclak….