Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin, liên hệ vấn đề dân tộc ở nước ta

Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin, liên hệ vấn đề dân tộc ở nước ta Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

0
Tiểu Luận
Học Phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ
nghĩa Mác-Lênin, liên hệ vấn đề dân tộc ở nước ta.”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Hoàn
Mã sinh viên: 21030923
Lớp: DH21CT1
Giảng viên hướng dẫn: Lê Kinh Nam
Bà Rịa – Vũng Tàu, Năm 2023
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC...........................................................................3
II. NỘI DUNG......................................................................................................4
1. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa mác lênin.............................4
2. Vấn đề dân tộc Việt Nam...........................................................................6
2.1 Khái quát đặc điểm dân tộc Việt Nam....................................................6
2.2 Chính sách Dân Tộc...............................................................................7
BẢNG KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
DT Dân tộc
VH Văn hoá
1
LỜI MỞ ĐẦU
Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng
người gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước. Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài
do dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau;
do sự khác biệt về lợi ích; về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí; do tàn dư tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi, tự tỉ dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi
chính sách kinh tế - xã hội; do sự thống trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản
động ...
Với tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong
quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trên thế giới. Vấn
đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là việc hết sức nhạy cảm của tất cả các dân
tộc và của các quốc gia trong thời đại ngày nay.
Dựa trên cơ sở tư tưởng của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc em
quyết định lựa chọn đề tài:"Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác-Lênin, liên hệ vấn đề dân tộc ở nước ta".
Qua sự tìm hiểu về đề tài này và kiến thức trên giảng đường đã học, em xin
phép viết ra bài tiểu luận để nói lên những hiểu biết của bản thân về quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lênin về dân tộc, từ đó vận dụng vào thực tiễn việc thực hiện
chính sách dân tộc tại Việt Nam hiện nay, để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
2
I. GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC
Dân tộc theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm
sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân
tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.
Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để
giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn
hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau,
song do các dân tộc sống xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các
dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với
nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình.
Song, các dân tộc vốn gắn bó với nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, nay lại càng gắn bó đoàn kết với nhau hơn trong công cuộc xây dựng đất
nước. Dưới đây là phần nội dung để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề dân tộc theo Mác-
Lênin nói chung và của Đảng, Nhà nước Việt Nam nói riêng.
3
II.NỘI DUNG
1. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa mác lênin
Nội dung “Cương lĩnh dân tộc” thể hiện trên 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
– Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc.
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả Bộ
tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền
lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức
bóc lột dân tộc khác.
– Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải
được pháp luật bảo vệ như nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại.
- Trên phạm vi giữa các quốc gia – dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các
dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn với
cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột
của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
– Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc
tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết
– Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của
dân tộc mình: quyền tự quyết định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát
triển của dân tộc mình; quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành một quốc gia
dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc; quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân
tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược
4
từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển quốc gia – dân tộc.
– Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích
chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh
chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân tộc
tự quyết" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại
– Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin: Nó phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ
sức mạnh để giành thắng lợi.
– Nó quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét, cách
giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc, đồng thời, nó là yếu tố
sức mạnh bảo đảm cho giai cấp công nhân và các đân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ
thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
– Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dân
tộc để đấu tranh - chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì
vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả 3 nội dung
của cương lĩnh thành một chỉnh thể.
5
2. Vấn đề dân tộc Việt Nam
2.1 Khái quát đặc điểm dân tộc Việt Nam
– Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia độc lập, một quốc gia đa sắc tộc,
với 54 dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó dân tộc Kinh
chiếm hơn 80% trong tổng số dân cả nước. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ
yếu sống tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là địa bàn quan
trọng, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc
phòng. Hơn nữa trình độ phát triển về văn hóa xã hội giữa các dân tộc có sự chênh
lệch nhau rất lớn và đời sống kinh tế từng vùng cũng khác nhau rất xa, từ đó dẫn
đến đời sống văn hóa, xã hội, chính trị ... có sự cách biệt. Tuy vậy, người Việt Nam
vẫn sớm đoàn kết lại, hợp thành sức mạnh để chống đỡ, khắc phục thiên nhiên và
chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc. Đây là đặc điểm bao
trùm, nổi bật của dân tộc Việt Nam.
– Tính đan xen giữa các tộc người khác nhau đã tạo nên nét văn hóa đa dạng,
phong phú trong lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam ta. Mỗi dân tộc
có một ngôn ngữ riêng, một số dân tộc thiểu số có cả chữ viết riêng, nhưng đều lấy
tiếng Việt làm phương tiện ngôn ngữ giao tiếp thống nhất chung.
– Do những đặc điểm trên, nên các dân tộc Việt Nam có sự hợp tác, gắn bó nhau
trong một cộng đồng dân tộc, trong một Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Song từ
xưa đến nay, vấn đề dân tộc luôn là vấn đề rộng lớn, phức tạp và lâu dài, cần phải
xem xét nó như là vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn, toàn diện gắn liền với mục tiêu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6
2.2 Chính sách Dân Tộc
– Đảng và Nhà nước ta luôn xem vấn đề dân tộc là vấn đề quan trọng có tính chiến
lược, là yếu tố phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi tiềm năng của các thành
phần dân tộc trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đổi
mới hiện nay trên tinh thần “đại đoàn kết dân tộc".
– Từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các thời kỳ cách mạng và ngày nay xây
dựng đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước xác định: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc.
Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường khối đoàn kết
không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh thần cách
mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền
bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận
gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc
đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương của Đảng:
+ Khắc phục kinh tế tự cung tự túc, phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng Dt thiểu
số phù hợp với đặc điểm của từng vùng từng DT, đảm bảo khai thác thế mạnh của
địa phương.
+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống, vh, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân
tộc.
+ Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp “dân giàu,
nước mạnh” chống tư tưởng kỳ thị chia rẽ DT.
+ Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DT thiểu số.
7
KẾT LUẬN
– Vấn đề dân tộc có vị trí hết sức quan trọng trong cách mạng XHCN vừa là nhiệm
vụ trước mắt vừa là vấn đề có tính chiến lược lâu dài hiện nay. Để giải quyết tốt
vấn đề dân tộc trong cách mạng XHCN cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
mà trước hết phải tuân thủ nghiêm ngặt cương lĩnh dân tộc của Lênin. Đặc biệt
việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay phải được xác định là trách
nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương của cả hệ thống chính trị và của
chính đồng bào các dân tộc.
8
| 1/9

Preview text:

Tiểu Luận
Học Phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ
nghĩa Mác-Lênin, liên hệ vấn đề dân tộc ở nước ta.”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Hoàn
Mã sinh viên: 21030923 Lớp: DH21CT1
Giảng viên hướng dẫn: Lê Kinh Nam
Bà Rịa – Vũng Tàu, Năm 2023 0 MỤC LỤC I.
GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC...........................................................................3 II.
NỘI DUNG......................................................................................................4 1.
Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa mác lênin.............................4 2.
Vấn đề dân tộc Việt Nam...........................................................................6
2.1 Khái quát đặc điểm dân tộc Việt Nam....................................................6
2.2 Chính sách Dân Tộc...............................................................................7
BẢNG KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội CHXHCN
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa DT Dân tộc VH Văn hoá 1 LỜI MỞ ĐẦU
Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng
người gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước. Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài
do dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau;
do sự khác biệt về lợi ích; về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí; do tàn dư tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi, tự tỉ dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi
chính sách kinh tế - xã hội; do sự thống trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản động ...
Với tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong
quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trên thế giới. Vấn
đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là việc hết sức nhạy cảm của tất cả các dân
tộc và của các quốc gia trong thời đại ngày nay.
Dựa trên cơ sở tư tưởng của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc em
quyết định lựa chọn đề tài:"Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác-Lênin, liên hệ vấn đề dân tộc ở nước ta".
Qua sự tìm hiểu về đề tài này và kiến thức trên giảng đường đã học, em xin
phép viết ra bài tiểu luận để nói lên những hiểu biết của bản thân về quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lênin về dân tộc, từ đó vận dụng vào thực tiễn việc thực hiện
chính sách dân tộc tại Việt Nam hiện nay, để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất. 2
I. GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC
Dân tộc theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm
sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân
tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.
Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để
giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn
hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau,
song do các dân tộc sống xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các
dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với
nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình.
Song, các dân tộc vốn gắn bó với nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, nay lại càng gắn bó đoàn kết với nhau hơn trong công cuộc xây dựng đất
nước. Dưới đây là phần nội dung để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề dân tộc theo Mác-
Lênin nói chung và của Đảng, Nhà nước Việt Nam nói riêng. 3 II.NỘI DUNG
1. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa mác lênin
Nội dung “Cương lĩnh dân tộc” thể hiện trên 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
– Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc.
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả Bộ
tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền
lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác.
– Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải
được pháp luật bảo vệ như nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại.
- Trên phạm vi giữa các quốc gia – dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các
dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn với
cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột
của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
– Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc
tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết
– Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của
dân tộc mình: quyền tự quyết định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát
triển của dân tộc mình; quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành một quốc gia
dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc; quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân
tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược 4
từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển quốc gia – dân tộc.
– Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích
chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh
chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân tộc
tự quyết" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại
– Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin: Nó phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ
sức mạnh để giành thắng lợi.
– Nó quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét, cách
giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc, đồng thời, nó là yếu tố
sức mạnh bảo đảm cho giai cấp công nhân và các đân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ
thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
– Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dân
tộc để đấu tranh - chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì
vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả 3 nội dung
của cương lĩnh thành một chỉnh thể. 5
2. Vấn đề dân tộc Việt Nam
2.1 Khái quát đặc điểm dân tộc Việt Nam
– Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia độc lập, một quốc gia đa sắc tộc,
với 54 dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó dân tộc Kinh
chiếm hơn 80% trong tổng số dân cả nước. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ
yếu sống tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là địa bàn quan
trọng, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc
phòng. Hơn nữa trình độ phát triển về văn hóa xã hội giữa các dân tộc có sự chênh
lệch nhau rất lớn và đời sống kinh tế từng vùng cũng khác nhau rất xa, từ đó dẫn
đến đời sống văn hóa, xã hội, chính trị ... có sự cách biệt. Tuy vậy, người Việt Nam
vẫn sớm đoàn kết lại, hợp thành sức mạnh để chống đỡ, khắc phục thiên nhiên và
chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc. Đây là đặc điểm bao
trùm, nổi bật của dân tộc Việt Nam.
– Tính đan xen giữa các tộc người khác nhau đã tạo nên nét văn hóa đa dạng,
phong phú trong lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam ta. Mỗi dân tộc
có một ngôn ngữ riêng, một số dân tộc thiểu số có cả chữ viết riêng, nhưng đều lấy
tiếng Việt làm phương tiện ngôn ngữ giao tiếp thống nhất chung.
– Do những đặc điểm trên, nên các dân tộc Việt Nam có sự hợp tác, gắn bó nhau
trong một cộng đồng dân tộc, trong một Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Song từ
xưa đến nay, vấn đề dân tộc luôn là vấn đề rộng lớn, phức tạp và lâu dài, cần phải
xem xét nó như là vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn, toàn diện gắn liền với mục tiêu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6 2.2 Chính sách Dân Tộc
– Đảng và Nhà nước ta luôn xem vấn đề dân tộc là vấn đề quan trọng có tính chiến
lược, là yếu tố phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi tiềm năng của các thành
phần dân tộc trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đổi
mới hiện nay trên tinh thần “đại đoàn kết dân tộc".
– Từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các thời kỳ cách mạng và ngày nay xây
dựng đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước xác định: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc.
Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường khối đoàn kết
không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh thần cách
mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền
bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận
gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc
đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương của Đảng:
+ Khắc phục kinh tế tự cung tự túc, phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng Dt thiểu
số phù hợp với đặc điểm của từng vùng từng DT, đảm bảo khai thác thế mạnh của địa phương.
+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống, vh, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc.
+ Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp “dân giàu,
nước mạnh” chống tư tưởng kỳ thị chia rẽ DT.
+ Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DT thiểu số. 7 KẾT LUẬN
– Vấn đề dân tộc có vị trí hết sức quan trọng trong cách mạng XHCN vừa là nhiệm
vụ trước mắt vừa là vấn đề có tính chiến lược lâu dài hiện nay. Để giải quyết tốt
vấn đề dân tộc trong cách mạng XHCN cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
mà trước hết phải tuân thủ nghiêm ngặt cương lĩnh dân tộc của Lênin. Đặc biệt
việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay phải được xác định là trách
nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương của cả hệ thống chính trị và của
chính đồng bào các dân tộc. 8