-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày quan điểm của Đảng về các vấn đề trọng tâm văn hóa Việt Nam hiện nay ?.
Trình bày quan điểm của Đảng về các vấn đề trọng tâm văn hóa Việt Nam hiện nay ?
Preview text:
lOMoARcPSD| 36207943
BÀI TẬP NHÓM 6: Anh chị hãy trình bày quan điểm của Đảng về các
vấn đề trọng tâm văn hóa Việt Nam hiện nay.
- Liệt kê các văn kiện, nghị quyết,báo cáo tổng kết.... của Đảng bàn về vấn đề đó.
- Nêu tóm tắt nội dung của các văn bản bàn về các vấn đề đó.
- Liệt kê tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề đó? Trả lời :
I. Nghị quyết số 297/NQ – HĐBT (11/11/1977) về một chính sách đối với tôn giáo 1.Nguyên tắc chung:
• Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân.
• Các nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đều được hưởng mọi quyền lợi và
phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân.
• Các tôn giáo và mọi công dân theo đạo hoặc không theo đạo đều bình
đẳng trước pháp luật.
• Các tôn giáo phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật và chủ trương, chính
sách, thể lệ của Nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình.
• Những kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập của Tổ quốc, chống
lại chế độc xã hội chủ nghĩa, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, ngăn cản tín
đồ làm nghĩa vụ công dân, chống lại các chính sách và pháp luật của Nhà
nước sẽ bị pháp luật nghiêm trị. 2.Chính sách: a. Hoạt động tôn giáo: -
Tín đồ và nhà tu hành được hoạt động tôn giáo bình thường ởnhững nơi
thờ cúng, nhưng phải tôn trọng pháp luật của Nhà nước, không gây trở ngại cho
việc giữ gìn trật tự trị an, cho sản xuất và sinh hoạt bình thường của tín đồ. lOMoARcPSD| 36207943
Công dân được tự do tham gia hoặc không tham gia các hoạt động tôn giáo,
không ai có quyền cưỡng ép .Một số hoạt động tôn giáo phải có sự đồng ý của
chính quyền: hành lễ đông người, lớp giáo lý, cuộc họp lớn. -
Những nhà tu hành và những người chuyên hoạt động tôn giáođược tự
do giảng đạo tại nơi thờ cúng và trong các cơ quan tôn giáo:
Khi truyền bá tôn giáo, ngoài việc giảng giáo lý, các nhà tu hành còn có
nhiệm vụ động viên tín đồ làm tốt nghĩa vụ công dân và chấp hình tốt chính sách,
pháp luật của Nhà nước; không được tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ
nghĩa, chống chính quyền, chống chính sách, pháp luật của Nhà nước, không
được tuyên truyền chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền mê tín dị đoan.
b. Đối với nơi thờ cúng: -
Những nơi thờ cúng của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ. -
Những nơi thờ cúng đã bỏ không từ lâu không có người tuhành hoặc người
chuyên trách, không có nhân dân đến lễ bái thì Ủy ban nhân dân cấp cơ sở có trách nhiệm quản lý.
Khi cần thiết có thể mượn làm trường học, nơi hội họp v.v… nhưng phải giữ
gìn chu đáo, không được dùng vào những việc xúc phạm đến tình cảm và tín
ngưỡng của nhân dân; những nơi thờ cúng quá hư hỏng chính quyền muốn dỡ
đi thì phải được nhân dân đồng tình và Ủy ban nhân dân cấp trên đồng ý.
c. Về việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo. -
Các tôn giáo được mở trường lớp đào tạo những người chuyênhoạt động tôn giáo của mình.
Người được đào tạo phải là những người có tư cách công dân, có tinh thần
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. lOMoARcPSD| 36207943 -
Việc phong chức, bổ nhiệm những người chuyên hoạt động tôngiáo phải
được chính quyền chấp thuận trước. -
Việc thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo từnơi này
đến nơi khác phải được sự chấp thuận trước của Ủy ban nhân dân nơi đến. -
Tùy theo sự cần thiết, các nhà tu hành có thể có một số ngườilà tín đồ giúp
việc trong hoạt động tôn giáo, những người này phải được Ủy ban nhân dân cấp cơ sở chấp thuận.
d. Về tài liệu và đồ dùng về đạo của các tôn giáo:
Các tổ chức tôn giáo được xuất bản những tài liệu tôn giáo và sản xuất
những đồ thờ cúng nhưng phải tuân theo chế độ chung của Nhà nước
e. Đối với các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội của các tôn giáo: -
Đối với những cơ sở kinh tế của tôn giáo kinh doanh theo lối tưbản chủ
nghĩa hoặc phong kiến thì Nhà nước sẽ tiến hành việc cải tạo theo chính sách
chung hiện hành, có sự chiếu cố đến tôn giáo. -
Ruộng đất của tôn giáo được để lại sau cải cách ruộng đất cóthể giao cho
hợp tác xã quản lý; hợp tác xã trả hoa lợi cho nhà thờ, nhà chùa, thánh thất với
mức từ 25% đến 30% tổng số thu hoạch của ruộng đất đó. -
Các cơ sở văn hóa, giáo dục, xã hội của tôn giáo phải tuântheo quy định chung của Nhà nước.
f. Vấn đề quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo trong nước vớicác tổ chức
tôn giáo quốc tế và nước ngoài. -
Muốn quan hệ hợp tác với tôn giáo nước ngoài phải tuân theoquy định nhà nước -
Tôn trọng chủ quyền quốc gia. -
Tài liệu từ tôn giáo nước ngoài nếu trái với luật pháp thì khôngđược phổ biến và thực hiện. lOMoARcPSD| 36207943 3. Nhiệm vụ: -
Tuyên truyền, giải thích, phổ biến rộng rãi cho nhân dân và cáctín đồ,.. về
văn bản nhà nước về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. -
Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tín đồ. -
Ngăn cấm lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để kích động nhândân.
II. Nghị quyết số 24/NQ-TW (khoá VI) ngày 16/10/1990 về “Tăng cường công
tác tôn giáo trong tình hình mới” là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát
triển về nhận thức.
Nghị quyết 24-NQ/TW khẳng định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn
giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. 1. Nội dung chính :
- Một là, tôn giáo là nhu cầu tinh thần khách quan của một bộ phận quần chúng nhân dân.
- Hai là, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.
- Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động đồng bào có đạo.
- Bốn là, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính
trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Quan điểm :
- Một là, khẳng định quan điểm tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài.
Đây là quan điểm mà lần đầu tiên Đảng chính thức đưa vào văn kiện Nghị
quyết, phản ánh sự đổi mới có tính đột phá trong tư duy lý luận của Đảng về vấn
đề tôn giáo. Khẳng định tôn giáo đồng hành lâu dài cùng dân tộc, do đó cần phải
có thái độ khách quan, khoa học để giải quyết vấn đề tôn giáo. lOMoARcPSD| 36207943
- Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
- Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng CNXH.
Lần đầu tiên, trong văn kiện của Đảng khẳng định sự cảm thông, chia sẻ
với những người có đức tin, không đối lập về mặt ý thức hệ để thừa nhận lý
tưởng, đạo đức của tôn giáo có nhiều điểm tương đồng với lý tưởng, đạo đức XHCN.... 3.Phương hướng :
- Cần phải có thái độ khách quan, khoa học để giải quyết vấn đề tôn giáo,
loại bỏ, khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan trong ứng xử với tôn giáo,
muốn nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo bằng mệnh lệnh hành chính.
- Phải nhìn nhận được một cách khách quan một số nhìn nhận còn chưa
được chuẩn xác về tôn giáo trước kia phải thấy hết được tính đột phá của quan điểm ấy.
III. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo.
Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền được
sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật” Quan điểm:
1 – Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phậnnhân dân, đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình lOMoARcPSD| 36207943
thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật,
bình đẳng trước pháp luật.
2 – Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo
tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích
cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc
và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng,
tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê
tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia
rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
3 – Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận độngquần chúng.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân
không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào
nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc;
thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,
bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
4 – Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các
cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn
bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố
và kiện toàn. Công tác quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh
chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt
công tác vận động quần chúng. lOMoARcPSD| 36207943
5 – Vấn đề theo đạo và truyền đạo.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp
pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa
nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động
tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ
gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của
pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều
phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền
tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.
Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền
đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.” Nhiệm vụ:
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân,
trong đó có đồng bào các tôn giáo.
- Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính
sách và pháp luật của Nhà nước.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp
đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ đất nước.
- Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu
tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn
giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.
- Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền
về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại
những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù
địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta. lOMoARcPSD| 36207943
- Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo.
Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung
cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính
sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo.
IV. Văn kiện Đại hội XII của Đảng (01-2016) về tôn giáo tín ngưỡng.
Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan
tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều
lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp
luật, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời
chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc hoặc những
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”
Quan điểm, chính sách:
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều
lệ theo quy định của pháp luật.
- Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Phương hướng:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát
huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
- Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến
chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo
quy định của pháp luật. lOMoARcPSD| 36207943
- Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc
những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật Nhiệm vụ :
- Một là, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về
tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
- Hai là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các
cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể và cán bộ,
đảng viên về các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp
luật quốc tế về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo :
Đặc biệt tại những địa bàn trọng điểm về tôn giáo, dân tộc, theo hướng
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của các tôn giáo, kịp thời giải quyết
những mâu thuẫn phát sinh, những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo, nhằm kích động gây chia rẽ tôn giáo, dân tộc, và xâm phạm an ninh quốc gia.
- Bốn là, kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo theo hướng thống nhất mô
hình quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác này ở các địa phương và cơ sở.
- Năm là, chủ động công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng
một số vấn đề tôn giáo nhạy cảm của các thế lực thù địch chống phá sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam. V. Văn kiện Đại hội XIII. Nội dung:
- Thứ nhất: Về quan điểm tiếp tục phát huy vai trò, tác động tích cực của
tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các văn kiện trước, Đảng ta chỉ nói là phát huy những giá trị văn hóa, đạo
đức tốt đẹp của các tôn giáo thì trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: lOMoARcPSD| 36207943
“Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn
giáo cho sự phát triển đất nước”.
- Thứ hai: Về mục tiêu thực hiện công tác tôn giáo.
Thực hiện đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn
kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, chính tinh
thần đoàn kết để dựng nước và giữ nước, người có đạo khác nhau, giữa người
có đạo và không có đạo ở Việt Nam luôn có sự tôn trọng, chung sống hòa hợp.
- Thứ ba: Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác tôn giáo.
Đảng ta khẳng định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo,
chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vậy nên, cần phải tuyên truyền cho đồng bào hiểu rằng
mục tiêu của cách mạng thống nhất với lợi ích của các tôn giáo là mang lại hạnh
phúc cho tất cả mọi người.
- Bốn là, Tăng cường sự quản lí của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Mục tiêu : “Xây dựng môi trường, văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn
minh; quan tâm đến mọi người dân; không ngừng cải thiện toàn diện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân”
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình
bày tại Đại hội XIII.
Công tác tôn giáo, tín ngưỡng thời gian tới có nhiệm vụ: “Tạo điều kiện
cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp
đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần
chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng
cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”. “Phát
huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và
ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan”. lOMoARcPSD| 36207943
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình bày
tại Đại hội tiếp tục dành tới 12 dòng cho công tác tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó
một lần nữa nhắc lại chủ trương “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”.
Cụ thể trong mục này, Báo cáo nêu:
“Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống
“tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến
chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo
đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo
chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết
tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
Như vậy, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã đưa vào Văn kiện Đại hội nội dung
tôn giáo là nguồn lực xã hội, và nhấn mạnh cần phát huy những giá
trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát
triển đất nước; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về công tác tôn giáo.
KẾT LUẬN : Sự đổi mới trong nhận thức về tôn giáo của Đảng là kết quả của quá
trình tư duy lâu dài trên cơ sở kế thừa, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và là kết quả của hoạt động
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta
đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Các tổ chức tôn giáo có xu hướng nhập thế,
tham gia vào đời sống chính trị sâu rộng hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan- su/Nghi-
quyet-297-CP-chinh-sach-ton-giao- 17739.aspx lOMoARcPSD| 36207943
2. https://lawnet.vn/vb/Nghi-quyet-297-CP-chinh-sach- ton-giao- 454B.html
3. https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/nghi-quyet- so-24-nq-
tw-cua-bo-chinh-tri-buoc-ngoat-lon-trongcong-tac-ton-giao- 189381.html..
4. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/quan-diem- doi-moi-cua-
dang-ve-ton-giao-tin-nguong-117039
5. https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/
2018/3042/nam-nam-thuc-hien-nghi-quyet-so-25-nqtw-khoa-ix- ve-cong-tac-ton-giao.aspx
6. https://sonoivu2.namdinh.gov.vn/qlnn-ve-ton-giao/ quan-diem-
cua-dang-ta-ve-ton-giao-trong-van-kiendai-hoi-dai-bieu-toan- quoc-lan-thu-xiii-1879
7. http://m.mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/nhung-diem- noi-bat-
ve-ton-giao-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-cuadang-40633.html
8. http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-xay- dung-dang/van-
de-ton-giao-trong-van-kien-dai-hoixiii-cua-dang.html
9. https://btgcp.gov.vn/tin-bai-nghien-cuu-va-trao-doi-y- kien-cua-
doc-gia/tim-hieu-noi-dung-tin-nguong-tongiao-trong-van-kien-dai-
hoi-dai-bieu-toan-quoc-lanthu-xiii-cua-dang- postwZaQE95a2W.html
10. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen- cuu-ly-
luan/item/3659-su-phat-trien-nhan-thuc-cuadang-ve-ton-giao- trong-thoi-ky-doi-moi.html