Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ về trợ từ và thán từ | Ngữ Văn 8

"Trợ" trong từ điển Hán việt có nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ. Hiểu một cách đơn giản thì trợ từ là những từ thường đi kèm một từ khác trong câu có tác dụng nhằm nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào đó được nói đến trong câu. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 8 1.4 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ về trợ từ và thán từ | Ngữ Văn 8

"Trợ" trong từ điển Hán việt có nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ. Hiểu một cách đơn giản thì trợ từ là những từ thường đi kèm một từ khác trong câu có tác dụng nhằm nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào đó được nói đến trong câu. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

160 80 lượt tải Tải xuống
Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ về trợ từ và thán từ ngữ văn
8
1. Trợ từ là gì?
"Trợ" trong từ điển Hán việt có nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ. Hiểu một cách đơn giản thì trợ từ là những từ
thường đi kèm một từ khác trong câu có tác dụng nhằm nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào
đó được nói đến trong câu.
Không có một quy định cụ thể là trợ từ phải bổ nghĩa cho phần nào của câu, tùy vào các ngữ cảnh khác
nhau mà trợ từ sẽ bổ ngữ cho những trợ từ trong câu. Trợ từ thường đứng đầu câu hoặc đứng giữa câu,
nhưng sẽ thường là trước vị trí chủ thể được bổ nghĩa.
Ví dụ: Một số trợ từ phổ biến chúng ta thường gặp trong văn phong giao tiếp hoặc văn viết hàng ngày:
"những, chính, đích, ngay, thì, là, chỉ...."
- Chính Huyền đã giới thiệu tôi tới đây.
Trong ví dụ trên phó từ "chính" đóng vai trò bổ trợ cho chủ ngữ của câu là "Huyền", để nhấn mạnh và khẳng
định chính Huyền là người đã giới thiệu tới chứ không phải ai khác. Bỏ phó từ "chính" đi hoàn toàn không
làm thay đổi kết cấu hay nội dung của câu.
- Người con gái xinh đẹp kia đích thị là hoa hậu Thùy Tiên.
Nhờ việc bổ sung trợ từ "đích thị" đã tạo sự nhấn mạnh và chú ý hớn đến nội dung vấn đề đang được nói
đến. Từ "đích thị" nhấn mạnh hơn cho người nghe về đối tượng đang được nhắc đến. Người nói đã khẳng
định một cách chắc chắn người con gái mà xinh đẹp ở kia chỉ có thể là hoa hậu Thùy Tiên chứ không thể là
đối tượng nào khác.
2. Phân loại trợ từ
Trợ từ là từ loại phổ biến thường gặp, trong cuộc sống thường ngày đôi khi chúng ta đang sử dụng trợ từ
mà không hay biết mình đang sử dụng chúng. Trợ từ có thể phân loại thành hai nhóm chính: trợ từ để nhấn
mạnh và trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng.
Trợ từ để nhấn mạnh: đúng với tên gọi, trợ từ này có vai trò nhằm nhấn mạnh cho một sự vật, sự việc,
hiện tượng nào đó trong câu. Thường là các từ như: "những, cái, thì, mà, là ...."
- Anh ta đã tiêu hết những năm triệu cho buổi mua sắm ngày hôm qua.
- Tôi học sinh lớp 8A.
- Hoa hậu hòa bình Việt Nam 2022 Thiên Ân.
Có thể nhận thấy điểm chung những trợ từ nhấn mạnh thì thường đứng trước những danh từ, nhằm nhấn
mạnh cho danh từ đó. Ngoài ra, khi sử dụng trợ từ bổ nghĩa, người nghe hay người đọc cũng dễ dàng nắm
bắt được thông tin, không bị nhầm lẫn đối tượng đang được đề cập với đối tượng khác.
Trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng: trợ từ này có vai trò đánh giá, xác định về sự vật, sự
việc, hiện tượng cái mà được người nói, người viết đang muốn nhắc đến. Thường là các từ như "chính,
chính là, đích là..."
- Con chó đã đuổi tôi hôm qua đích thị là con con chó nhà ông An đầu làng.
- Chính Lan đã rủ chúng tôi đi chơi.
- Hà chính là người học giỏi nhất lớp chúng tôi.
3. Thán từ là gì?
"Thán" trong từ điển Hán Việt mang nghĩa là tiếng thở dài, than thở hoặc có thể khen tấm tắc. Ghép nghĩa
vào cả cụm "thán từ" chúng ta có thể hiểu thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói,
người viết. Ngoài vai trò bộc lộ cảm xúc, thán từ còn có một vai trò gọi đáp, tuy nhiên lời gọi đáp ở đây
giống như là than thở, giãi bày nỗi lòng tâm trạng hơn là một lời gọi đáp để nhận lại hồi âm.
Thán từ có thể tách riêng làm một câu; hoặc là một bộ phận của câu, khi đó thán từ thường đứng ở vị trí
đầu câu hoặc cuối câu và đi cùng dấu chấm than (!).
- Hỡi ôi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể lão cũng có thể làm liều như ai hết...
Thán từ "hỡi ôi" ở đây không chứa đựng những cảm xúc, tâm trạng cần lột tả của nhân vật lão Hạc. Diễn tả
tâm trạng day dứt, ăn năn, đầy đau đớn và tuyệt vọng của lão Hạc khi phải đứt ruột để chúng nó đến bắt
cậu Vàng đi. Dù trước đó lão đã từng nghĩa dù thế nào cũng không bao giờ bán cậu Vàng đi, lão gọi con
chó là cậu Vàng như thể một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão Hạc không chấp nhận được hiện thực là
giờ đây vào lúc đường cùng này lão đã phải bán con chó đi để lấy lại vài đồng bạc lẻ. Lão đang tự chất vấn
chính bản thân mình sao có thể làm ra chuyện như vậy.
4. Phân loại thán từ
Cũng giống như trợ từ, thán từ có thể chia làm 2 loại: thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm và thán từ gọi đáp.
Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm thường là các từ "ôi, than ôi, hỡi ôi, trời ơi..."
- Chao ôi, mới đau đớn làm sao!
- "Ôi quê hương! Mối tình tha thiết
Cả một đời gắn chặt quê hương."
(Tế Hanh)
Các thán từ ở hai ví dụ trên là "Chao ôi" và "Ôi" chủ yếu có vai trò bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.
"Chao ôi" ở đây thể hiện sự đau đớn, tuyệt vọng; còn "Ôi" trong ý thơ của nhà thơ Tế Hanh thể hiện nỗi nhớ
quê hương da diết, nhớ đến mức phải thốt lên thành lời.
Thán từ gọi đáp: thường sẽ là những từ "này, ơi, vâng, dạ..."
- Này, chị có trả ngay đồ cho tôi không thì bảo?
- Ông trời ơi, sao số con nó khổ thế này!
- Dạ, em đã hiểu ạ!
Các thán từ gọi đáp chủ yếu dùng trong ngữ cảnh giao tiếp thường ngày, phục vụ chủ yếu cho hoạt động
gọi, đáp thông thường.
5. Ví dụ vận dụng
Cả trợ từ và thán từ đều là những kiến thức ngữ pháp tiếng việt phức tạp, học sinh dễ bị nhầm lẫn khi phân
biệt phó từ. Để nắm vững kiến thức phần nội dung này các em nên thực hành nhiều mẫu câu, dạng bài tập.
Có như vậy mới có thể hiểu rõ bản chất vấn đề, và dễ dàng vận dụng vào các bài tập, bài kiểm tra trên lớp.
Dưới đây là một số bài tập kèm lời giải ngắn gọn, bạn đọc có thể tham khảo.
Câu 1: Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và nêu ngắn gọn tác dụng của nó?
"Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Trả lời:
- Thán từ được sử dụng trong hai dòng thơ trên chính là thán từ "Ôi"
- Tác dụng: Tác giả bộc lộ niềm xúc động, tự hào về đất nước dân tộc mình. Hàng tre xanh ấy giống như
một đội quân danh dự cùng với các loại cây khác giống như người dân từ mọi miền đang tụ họp, sum vầy
bên lăng Người để cùng trò chuyện, canh gác cho giấc ngủ ngàn thu của Bác.
Câu 2: Tìm thành phần trợ từ trong các câu sau và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng?
a. Trời mưa đường trơn mà Yến vẫn đi học đúng giờ.
b. Hắn chỉ ăn mỗi bát cơm với ít đĩa rau luộc đạm bạc.
c. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.
d. Rồi cứ mỗi tư rằm, mùng một mặt trăng lại tròn như quả bóng.
Trả lời:
a. Trợ từ "mà" trong câu nhằm nhấn mạnh cho sự việc Yến đi học đúng giờ mặc cho bên ngoài trời mưa và
đường trơn.
b. Trợ từ "chỉ" biểu thị sắc thái không bình thường về số lượng, không đạt mức tiêu chuẩn bình thường (quá
ít). Từ đó nhấn mạnh diễn đạt cho việc ăn quá ít của hắn
c. Trợ từ "cả" nhấn mạnh vào mức độ cao. Ở đây lão Hạc muốn nhấn mạnh ý diễn đạt với ông giáo rằng
cậu Vàng ăn rất khỏe, khỏe hơn cả sức ăn của lão.
d. Trợ từ "cứ" nhấn mạnh thêm vào sắc thái khẳng định, không kể các yếu tố khách quan như thế nào.
| 1/4

Preview text:

Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ về trợ từ và thán từ ngữ văn 8 1. Trợ từ là gì?
"Trợ" trong từ điển Hán việt có nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ. Hiểu một cách đơn giản thì trợ từ là những từ
thường đi kèm một từ khác trong câu có tác dụng nhằm nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào
đó được nói đến trong câu.
Không có một quy định cụ thể là trợ từ phải bổ nghĩa cho phần nào của câu, tùy vào các ngữ cảnh khác
nhau mà trợ từ sẽ bổ ngữ cho những trợ từ trong câu. Trợ từ thường đứng đầu câu hoặc đứng giữa câu,
nhưng sẽ thường là trước vị trí chủ thể được bổ nghĩa.
Ví dụ: Một số trợ từ phổ biến chúng ta thường gặp trong văn phong giao tiếp hoặc văn viết hàng ngày:
"những, chính, đích, ngay, thì, là, chỉ...."
- Chính Huyền đã giới thiệu tôi tới đây.
Trong ví dụ trên phó từ "chính" đóng vai trò bổ trợ cho chủ ngữ của câu là "Huyền", để nhấn mạnh và khẳng
định chính Huyền là người đã giới thiệu tới chứ không phải ai khác. Bỏ phó từ "chính" đi hoàn toàn không
làm thay đổi kết cấu hay nội dung của câu.
- Người con gái xinh đẹp kia đích thị là hoa hậu Thùy Tiên.
Nhờ việc bổ sung trợ từ "đích thị" đã tạo sự nhấn mạnh và chú ý hớn đến nội dung vấn đề đang được nói
đến. Từ "đích thị" nhấn mạnh hơn cho người nghe về đối tượng đang được nhắc đến. Người nói đã khẳng
định một cách chắc chắn người con gái mà xinh đẹp ở kia chỉ có thể là hoa hậu Thùy Tiên chứ không thể là đối tượng nào khác.
2. Phân loại trợ từ
Trợ từ là từ loại phổ biến thường gặp, trong cuộc sống thường ngày đôi khi chúng ta đang sử dụng trợ từ
mà không hay biết mình đang sử dụng chúng. Trợ từ có thể phân loại thành hai nhóm chính: trợ từ để nhấn
mạnh và trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng.
Trợ từ để nhấn mạnh: đúng với tên gọi, trợ từ này có vai trò nhằm nhấn mạnh cho một sự vật, sự việc,
hiện tượng nào đó trong câu. Thường là các từ như: "những, cái, thì, mà, là ...."
- Anh ta đã tiêu hết những năm triệu cho buổi mua sắm ngày hôm qua.
- Tôi học sinh lớp 8A.
- Hoa hậu hòa bình Việt Nam 2022 Thiên Ân.
Có thể nhận thấy điểm chung những trợ từ nhấn mạnh thì thường đứng trước những danh từ, nhằm nhấn
mạnh cho danh từ đó. Ngoài ra, khi sử dụng trợ từ bổ nghĩa, người nghe hay người đọc cũng dễ dàng nắm
bắt được thông tin, không bị nhầm lẫn đối tượng đang được đề cập với đối tượng khác.
Trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng: trợ từ này có vai trò đánh giá, xác định về sự vật, sự
việc, hiện tượng cái mà được người nói, người viết đang muốn nhắc đến. Thường là các từ như "chính, chính là, đích là..."
- Con chó đã đuổi tôi hôm qua đích thị là con con chó nhà ông An đầu làng.
- Chính Lan đã rủ chúng tôi đi chơi.
- Hà chính là người học giỏi nhất lớp chúng tôi. 3. Thán từ là gì?
"Thán" trong từ điển Hán Việt mang nghĩa là tiếng thở dài, than thở hoặc có thể khen tấm tắc. Ghép nghĩa
vào cả cụm "thán từ" chúng ta có thể hiểu thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói,
người viết. Ngoài vai trò bộc lộ cảm xúc, thán từ còn có một vai trò gọi đáp, tuy nhiên lời gọi đáp ở đây
giống như là than thở, giãi bày nỗi lòng tâm trạng hơn là một lời gọi đáp để nhận lại hồi âm.
Thán từ có thể tách riêng làm một câu; hoặc là một bộ phận của câu, khi đó thán từ thường đứng ở vị trí
đầu câu hoặc cuối câu và đi cùng dấu chấm than (!).
- Hỡi ôi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể lão cũng có thể làm liều như ai hết...
Thán từ "hỡi ôi" ở đây không chứa đựng những cảm xúc, tâm trạng cần lột tả của nhân vật lão Hạc. Diễn tả
tâm trạng day dứt, ăn năn, đầy đau đớn và tuyệt vọng của lão Hạc khi phải đứt ruột để chúng nó đến bắt
cậu Vàng đi. Dù trước đó lão đã từng nghĩa dù thế nào cũng không bao giờ bán cậu Vàng đi, lão gọi con
chó là cậu Vàng như thể một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão Hạc không chấp nhận được hiện thực là
giờ đây vào lúc đường cùng này lão đã phải bán con chó đi để lấy lại vài đồng bạc lẻ. Lão đang tự chất vấn
chính bản thân mình sao có thể làm ra chuyện như vậy.
4. Phân loại thán từ
Cũng giống như trợ từ, thán từ có thể chia làm 2 loại: thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm và thán từ gọi đáp.
Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm thường là các từ "ôi, than ôi, hỡi ôi, trời ơi..."
- Chao ôi, mới đau đớn làm sao!
- "Ôi quê hương! Mối tình tha thiết
Cả một đời gắn chặt quê hương." (Tế Hanh)
Các thán từ ở hai ví dụ trên là "Chao ôi" và "Ôi" chủ yếu có vai trò bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.
"Chao ôi" ở đây thể hiện sự đau đớn, tuyệt vọng; còn "Ôi" trong ý thơ của nhà thơ Tế Hanh thể hiện nỗi nhớ
quê hương da diết, nhớ đến mức phải thốt lên thành lời.
Thán từ gọi đáp: thường sẽ là những từ "này, ơi, vâng, dạ..."
- Này, chị có trả ngay đồ cho tôi không thì bảo?
- Ông trời ơi, sao số con nó khổ thế này!
- Dạ, em đã hiểu ạ!
Các thán từ gọi đáp chủ yếu dùng trong ngữ cảnh giao tiếp thường ngày, phục vụ chủ yếu cho hoạt động gọi, đáp thông thường.
5. Ví dụ vận dụng
Cả trợ từ và thán từ đều là những kiến thức ngữ pháp tiếng việt phức tạp, học sinh dễ bị nhầm lẫn khi phân
biệt phó từ. Để nắm vững kiến thức phần nội dung này các em nên thực hành nhiều mẫu câu, dạng bài tập.
Có như vậy mới có thể hiểu rõ bản chất vấn đề, và dễ dàng vận dụng vào các bài tập, bài kiểm tra trên lớp.
Dưới đây là một số bài tập kèm lời giải ngắn gọn, bạn đọc có thể tham khảo.
Câu 1: Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và nêu ngắn gọn tác dụng của nó?
"Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương) Trả lời:
- Thán từ được sử dụng trong hai dòng thơ trên chính là thán từ "Ôi"
- Tác dụng: Tác giả bộc lộ niềm xúc động, tự hào về đất nước dân tộc mình. Hàng tre xanh ấy giống như
một đội quân danh dự cùng với các loại cây khác giống như người dân từ mọi miền đang tụ họp, sum vầy
bên lăng Người để cùng trò chuyện, canh gác cho giấc ngủ ngàn thu của Bác.
Câu 2: Tìm thành phần trợ từ trong các câu sau và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng?
a. Trời mưa đường trơn mà Yến vẫn đi học đúng giờ.
b. Hắn chỉ ăn mỗi bát cơm với ít đĩa rau luộc đạm bạc.
c. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.
d. Rồi cứ mỗi tư rằm, mùng một mặt trăng lại tròn như quả bóng. Trả lời:
a. Trợ từ "mà" trong câu nhằm nhấn mạnh cho sự việc Yến đi học đúng giờ mặc cho bên ngoài trời mưa và đường trơn.
b. Trợ từ "chỉ" biểu thị sắc thái không bình thường về số lượng, không đạt mức tiêu chuẩn bình thường (quá
ít). Từ đó nhấn mạnh diễn đạt cho việc ăn quá ít của hắn
c. Trợ từ "cả" nhấn mạnh vào mức độ cao. Ở đây lão Hạc muốn nhấn mạnh ý diễn đạt với ông giáo rằng
cậu Vàng ăn rất khỏe, khỏe hơn cả sức ăn của lão.
d. Trợ từ "cứ" nhấn mạnh thêm vào sắc thái khẳng định, không kể các yếu tố khách quan như thế nào.