Từ loại là gì? Dấu hiệu, cách xác định, ví dụ chi tiết về từ loại

Từ loại là tập hợp những từ có thuộc tính giống nhau, có vai trò như nhau trong cấu trúc ngữ pháp và đôi khi có hình thái giống nhau. Những từ có chung đặc điểm khái quát và ý nghĩa ngữ pháp sẽ được phân thành một nhóm. Trong tiếng Việt có rất nhiều loại từ, tạo nên hệ thống từ phong phú trong văn học cũng như trong đời sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Văn học 124 tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 2.4 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 2 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Từ loại là gì? Dấu hiệu, cách xác định, ví dụ chi tiết về từ loại

Từ loại là tập hợp những từ có thuộc tính giống nhau, có vai trò như nhau trong cấu trúc ngữ pháp và đôi khi có hình thái giống nhau. Những từ có chung đặc điểm khái quát và ý nghĩa ngữ pháp sẽ được phân thành một nhóm. Trong tiếng Việt có rất nhiều loại từ, tạo nên hệ thống từ phong phú trong văn học cũng như trong đời sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

195 98 lượt tải Tải xuống
Từ loại là gì? Dấu hiệu, cách xác định, ví dụ chi tiết về từ loại
Tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú, được cấu tạo bởi nhiều loại câu, từ. Một bộ phận quan trọng trong
tiếng Việt là từ loại. Vậy từ loại là gì? Có bao nhiêu loại từ? Cách nhận biết ra sao?
1. Từ loại là gì?
Từ loại là tập hợp những từ có thuộc tính giống nhau, có vai trò như nhau trong cấu trúc ngữ pháp và đôi
khi có hình thái giống nhau. Những từ có chung đặc điểm khái quát và ý nghĩa ngữ pháp sẽ được phân
thành một nhóm.
Trong tiếng Việt có rất nhiều loại từ, tạo nên hệ thống từ phong phú trong văn học cũng như trong đời sống.
2. Các từ loại trong tiếng Việt và dấu hiệu nhận biết
2.1. Danh từ
Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm,... Trong câu, danh từ thường
giữ chức vụ chủ ngữ.
Danh từ thường được chia thành 2 loại là danh từ chung và danh từ riêng. Trong đó, danh từ chung là danh
từ để chỉ tên gọi chung của sự vật, hiện tượng. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
Khác với danh từ chung, danh từ riêng là tên riêng của một sự vật như tên người, tên địa danh,...
Ví dụ:
- Danh từ chung
Danh từ cụ thể là danh từ để chỉ các sự vật ta có thể cảm nhận bằng giác quan thông thường: bút,
vở, cặp sách,...
Danh từ trừu tượng là danh từ để chỉ các hiện tượng không thể cảm nhận bằng giác quan: cách
mạng, trạng thái, tình cảm,...
- Danh từ riêng
Tên người: Lan, Minh, Nga,...
Tên địa danh: Hồ Gươm, Tháp Bút, Đền Ngọc Sơn, Hoa Lư, Vịnh Hạ Long,...
Tên địa phương: Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nha Trang,...
Để nhận biết danh từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Thường đi sau các từ chỉ số lượng: một, hai, mọi, vài,...
Thường đứng trước các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ,...
Hiện tượng chuyển loại của từ, ví dụ: sự hi sinh, nỗi nhớ, cuộc chơi, niềm vui,...
Thường giữ chức vụ chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
2.2. Động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người và sự vật. Động từ thường giữ vai trò là vị ngữ
trong câu.
Động từ có 2 loại là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Trong đó, động từ chỉ hoạt động là
những từ chỉ hành động của người, sự vật; còn động từ chỉ trạng thái là những từ chỉ cảm xúc, suy nghĩ,
tình cảm,... của con người, sự vật.
Ví dụ:
Động từ chỉ hoạt động: chạy, nhảy, bơi, lội, vẽ,...
Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, hờn, ghen, giận,...
Để nhận biết động từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Thường đi kèm với các từ: sẽ, đã, đang, hãy, đừng, chớ,...
Thường giữ chức vụ là vị ngữ trong câu và được dùng để biểu đạt hành động, trạng thái của con
người, sự vật.
2.3. Tính từ
Tính từ là những từ được dùng để miêu tả đạc điểm hoặc tính chất của sự vật, sự việc, hoạt động, trạng
thái,... Tính từ thường miêu tả các đặc điểm bên ngoài như ngoại hình, kích thước, hình dáng, màu sắc,...
hoặc miêu tả các đặc tính bên trong như tính cách,...
Ví dụ:
Tính từ chỉ màu sắc: tím, hồng, vàng, xanh, đỏ,...
Tính từ chỉ hình dáng: tròn, vuông, béo, gầy, cao, thấp,...
Tính từ chỉ tính cách: hiền, dữ, ngoan, hư, chăm chỉ, siêng năng, thật thà,...
Để nhận biết tính từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Thường đi kèm với các từ chỉ mức độ: rất, vô cùng, lắm, hơi, cực kì,...
Bản chất của tính từ dùng để mô tả đặc điểm bên ngoài, kích thước, hình dáng,... và tính cách bên
trong của con người, sự vật, hiện tượng,...
Thường giữ vai trò là vị ngữ trong câu.
2.4. Đại từ
Đại từ là từ để trỏ người, sự vật, hiện tượng cụ thể, có hoặc không có hạn định. Đại từ được dùng để thay
thế cho một danh từ, động từ, tính từ,... trong câu.
Đại từ được chia làm 5 loại: đại từ nhân xưng, đại từ nghi vấn, đại từ thay thế, đại từ chỉ lượng, đại từ
phiếm chỉ. Tuy nhiên trong bài viết này, Luật Minh Khuê chỉ đề cập đến 3 loại đại từ thông dụng nhất là đại
từ nhân xưng, đại từ nghi vấn và đại từ thay thế.
Đại từ nhân xưng được dùng để thay thế danh từ, động từ, cụm danh từ,... chỉ người hoặc vật khi không
muốn trùng lặp, nhắc lại. Nó được chia thành 3 ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong đó:
Ngôi thứ nhất: chỉ người nói. Ví dụ: tôi, tớ, ta, chúng ta, chúng tôi,...
Ngôi thứ hai: chỉ người nghe. Ví dụ: cậu, bạn, các cậu, các bạn,...
Ngôi thứ ba: chỉ người không có mặt trong cuộc trò chuyện nhưng được nhắc đến. Ví dụ: hắn, cô ấy,
nó, bọn chúng, bọn nó,...
Đại từ nghi vấn được dùng để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả của sự việc, hành động. Đại từ nghi vấn
chia làm 2 loại là đại từ để hỏi người và vật (ai, gì, sao, đâu,...) và đại từ để hỏi số lượng (bao nhiêu, bấy
nhiêu,...)
Đại từ thay thế dùng để thay thế các sự vật, hiện tượng được nhắc đến trước đó mà không muốn nhắc lại
trong câu sau. Chẳng hạn như ấy, thế, kia, nọ, này,...
Ví dụ:
Đại từ nhân xưng: Bạn thật tốt bụng!
Đại từ nghi vấn: Ai là người đã làm món này thế?
Đại từ thay thế: Nga hôm nay đi học muộn. Cô ấy bị ngã xe.
2.5. Quan hệ từ
Quan hệ từ là từ nối các từ trong câu, các câu trong đoạn với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ
ngữ hoặc các câu với nhau. Công dụng chính của quan hệ từ là kết nối các thành phần trong câu, trong
đoạn văn với nhau.
Quan hệ từ vô cùng đa dạng, bao gồm quan hệ từ so sánh, quan hệ từ sở hữu, quan hệ từ nhân quả, quan
hệ tương phản, quan hệ định vị, quan hệ mục đích,… Ví dụ một số quan hệ từ thường gặp như của, như,
và, nhưng, mà, ở, với, bằng,… Ngoài ra, còn có các cặp quan hệ từ: vì - nên, nếu - thì, tuy - nhưng, không
chỉ - mà còn,…
Trong một số trường hợp, ta bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ nếu không sẽ làm thay đổi nghĩa của câu. Ví
dụ: “Hôm nay, tôi đi làm bằng xe máy.” nếu bỏ quan hệ từ “bằng” câu sẽ thành “Hôm nay, tôi đi làm xe máy”.
Hai câu sẽ có nghĩa hoàn toàn khác nhau, nghĩa gốc sẽ bị thay đổi.
Ví dụ:
Quan hệ liệt kê: Tôi và bạn ấy học chung một lớp.
Quan hệ nhân - quả: Sáng nay tôi dậy muộn do hôm qua thức khuya.
Quan hệ sở hữu: Chiếc xe này của bạn đẹp quá!
Quan hệ so sánh: Cô ấy xinh như hoa hậu!
Quan hệ tương phản: Hôm nay trời nắng nhưng không nóng nực.
Quan hệ định vị: Quyển vở ở trong cặp.
2.6. Số từ
Số từ là từ dùng để chỉ số lượng, thứ tự của sự vật, sự việc. Số từ được chia thành 2 loại:
Số từ chỉ số lượng: Loại số từ này thường đứng trước danh từ
Số từ chỉ thứ tự: Loại số từ này thường đứng sau danh từ
Ví dụ:
Tôi có ba quả quýt.
Ngày thứ nhất, tôi cùng bạn bè đi thăm Lăng Bác.
2.7. Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ số lượng nhiều hay ít của sự vật, sự việc. Có 2 loại lượng từ:
Lượng từ mang ý nghĩa chỉ toàn thể: toàn bộ, những, các,...
Lượng từ mang ý nghĩa chỉ tập hợp, bộ phận: mỗi, từng, vài,...
Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa số từ và lượng từ. Để phân biệt hai loại từ này, ta có thể dựa vào
một số dấu hiệu như sau:
Cả số từ và lượng từ đều đứng trước danh từ. Tuy nhiên, số từ thường đề cập chính xác đến số
lượng của sự vật; còn lượng từ chỉ mang tính chất chung chung, ước tính chung.
Cả số từ và lượng từ chỉ có thể kết hợp với danh từ mà không thể kết hợp được với động từ và tính
từ.
Ví dụ:
Tất cả những bạn học sinh chưa làm bài tập đều bị trừ điểm.
Tôi đi siêu thị mua được vài quả chanh.
Những đóa hoa tươi thắm được học sinh dành tặng thầy cô giáo trong ngày 20/11.
2.8. Trạng từ
Trạng từ là những từ cung cấp thêm thông tin cho câu về thời gian, địa điểm, nơi chốn, cách thức, mức
độ,...
Ví dụ:
Cô ấy chạy rất nhanh.
Tôi sẽ đi tàu hỏa về quê.
Tôi thường uống cà phê vào buổi sáng.
Tôi đang đứng dưới bóng mát cây bàng.
Cô ấy học rất giỏi.
| 1/5

Preview text:

Từ loại là gì? Dấu hiệu, cách xác định, ví dụ chi tiết về từ loại
Tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú, được cấu tạo bởi nhiều loại câu, từ. Một bộ phận quan trọng trong
tiếng Việt là từ loại. Vậy từ loại là gì? Có bao nhiêu loại từ? Cách nhận biết ra sao? 1. Từ loại là gì?
Từ loại là tập hợp những từ có thuộc tính giống nhau, có vai trò như nhau trong cấu trúc ngữ pháp và đôi
khi có hình thái giống nhau. Những từ có chung đặc điểm khái quát và ý nghĩa ngữ pháp sẽ được phân thành một nhóm.
Trong tiếng Việt có rất nhiều loại từ, tạo nên hệ thống từ phong phú trong văn học cũng như trong đời sống.
2. Các từ loại trong tiếng Việt và dấu hiệu nhận biết 2.1. Danh từ
Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm,... Trong câu, danh từ thường
giữ chức vụ chủ ngữ.
Danh từ thường được chia thành 2 loại là danh từ chung và danh từ riêng. Trong đó, danh từ chung là danh
từ để chỉ tên gọi chung của sự vật, hiện tượng. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
Khác với danh từ chung, danh từ riêng là tên riêng của một sự vật như tên người, tên địa danh,... Ví dụ: - Danh từ chung
Danh từ cụ thể là danh từ để chỉ các sự vật ta có thể cảm nhận bằng giác quan thông thường: bút, vở, cặp sách,...
Danh từ trừu tượng là danh từ để chỉ các hiện tượng không thể cảm nhận bằng giác quan: cách
mạng, trạng thái, tình cảm,... - Danh từ riêng
Tên người: Lan, Minh, Nga,...
Tên địa danh: Hồ Gươm, Tháp Bút, Đền Ngọc Sơn, Hoa Lư, Vịnh Hạ Long,...
Tên địa phương: Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nha Trang,...
Để nhận biết danh từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Thường đi sau các từ chỉ số lượng: một, hai, mọi, vài,...
Thường đứng trước các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ,...
Hiện tượng chuyển loại của từ, ví dụ: sự hi sinh, nỗi nhớ, cuộc chơi, niềm vui,...
Thường giữ chức vụ chủ ngữ, vị ngữ trong câu. 2.2. Động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người và sự vật. Động từ thường giữ vai trò là vị ngữ trong câu.
Động từ có 2 loại là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Trong đó, động từ chỉ hoạt động là
những từ chỉ hành động của người, sự vật; còn động từ chỉ trạng thái là những từ chỉ cảm xúc, suy nghĩ,
tình cảm,... của con người, sự vật. Ví dụ:
Động từ chỉ hoạt động: chạy, nhảy, bơi, lội, vẽ,...
Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, hờn, ghen, giận,...
Để nhận biết động từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Thường đi kèm với các từ: sẽ, đã, đang, hãy, đừng, chớ,...
Thường giữ chức vụ là vị ngữ trong câu và được dùng để biểu đạt hành động, trạng thái của con người, sự vật. 2.3. Tính từ
Tính từ là những từ được dùng để miêu tả đạc điểm hoặc tính chất của sự vật, sự việc, hoạt động, trạng
thái,... Tính từ thường miêu tả các đặc điểm bên ngoài như ngoại hình, kích thước, hình dáng, màu sắc,...
hoặc miêu tả các đặc tính bên trong như tính cách,... Ví dụ:
Tính từ chỉ màu sắc: tím, hồng, vàng, xanh, đỏ,...
Tính từ chỉ hình dáng: tròn, vuông, béo, gầy, cao, thấp,...
Tính từ chỉ tính cách: hiền, dữ, ngoan, hư, chăm chỉ, siêng năng, thật thà,...
Để nhận biết tính từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Thường đi kèm với các từ chỉ mức độ: rất, vô cùng, lắm, hơi, cực kì,...
Bản chất của tính từ dùng để mô tả đặc điểm bên ngoài, kích thước, hình dáng,... và tính cách bên
trong của con người, sự vật, hiện tượng,...
Thường giữ vai trò là vị ngữ trong câu. 2.4. Đại từ
Đại từ là từ để trỏ người, sự vật, hiện tượng cụ thể, có hoặc không có hạn định. Đại từ được dùng để thay
thế cho một danh từ, động từ, tính từ,... trong câu.
Đại từ được chia làm 5 loại: đại từ nhân xưng, đại từ nghi vấn, đại từ thay thế, đại từ chỉ lượng, đại từ
phiếm chỉ. Tuy nhiên trong bài viết này, Luật Minh Khuê chỉ đề cập đến 3 loại đại từ thông dụng nhất là đại
từ nhân xưng, đại từ nghi vấn và đại từ thay thế.
Đại từ nhân xưng được dùng để thay thế danh từ, động từ, cụm danh từ,... chỉ người hoặc vật khi không
muốn trùng lặp, nhắc lại. Nó được chia thành 3 ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong đó:
Ngôi thứ nhất: chỉ người nói. Ví dụ: tôi, tớ, ta, chúng ta, chúng tôi,...
Ngôi thứ hai: chỉ người nghe. Ví dụ: cậu, bạn, các cậu, các bạn,...
Ngôi thứ ba: chỉ người không có mặt trong cuộc trò chuyện nhưng được nhắc đến. Ví dụ: hắn, cô ấy,
nó, bọn chúng, bọn nó,...
Đại từ nghi vấn được dùng để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả của sự việc, hành động. Đại từ nghi vấn
chia làm 2 loại là đại từ để hỏi người và vật (ai, gì, sao, đâu,...) và đại từ để hỏi số lượng (bao nhiêu, bấy nhiêu,...)
Đại từ thay thế dùng để thay thế các sự vật, hiện tượng được nhắc đến trước đó mà không muốn nhắc lại
trong câu sau. Chẳng hạn như ấy, thế, kia, nọ, này,... Ví dụ:
Đại từ nhân xưng: Bạn thật tốt bụng!
Đại từ nghi vấn: Ai là người đã làm món này thế?
Đại từ thay thế: Nga hôm nay đi học muộn. Cô ấy bị ngã xe. 2.5. Quan hệ từ
Quan hệ từ là từ nối các từ trong câu, các câu trong đoạn với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ
ngữ hoặc các câu với nhau. Công dụng chính của quan hệ từ là kết nối các thành phần trong câu, trong đoạn văn với nhau.
Quan hệ từ vô cùng đa dạng, bao gồm quan hệ từ so sánh, quan hệ từ sở hữu, quan hệ từ nhân quả, quan
hệ tương phản, quan hệ định vị, quan hệ mục đích,… Ví dụ một số quan hệ từ thường gặp như của, như,
và, nhưng, mà, ở, với, bằng,… Ngoài ra, còn có các cặp quan hệ từ: vì - nên, nếu - thì, tuy - nhưng, không chỉ - mà còn,…
Trong một số trường hợp, ta bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ nếu không sẽ làm thay đổi nghĩa của câu. Ví
dụ: “Hôm nay, tôi đi làm bằng xe máy.” nếu bỏ quan hệ từ “bằng” câu sẽ thành “Hôm nay, tôi đi làm xe máy”.
Hai câu sẽ có nghĩa hoàn toàn khác nhau, nghĩa gốc sẽ bị thay đổi. Ví dụ:
Quan hệ liệt kê: Tôi và bạn ấy học chung một lớp.
Quan hệ nhân - quả: Sáng nay tôi dậy muộn do hôm qua thức khuya.
Quan hệ sở hữu: Chiếc xe này của bạn đẹp quá!
Quan hệ so sánh: Cô ấy xinh như hoa hậu!
Quan hệ tương phản: Hôm nay trời nắng nhưng không nóng nực.
Quan hệ định vị: Quyển vở ở trong cặp. 2.6. Số từ
Số từ là từ dùng để chỉ số lượng, thứ tự của sự vật, sự việc. Số từ được chia thành 2 loại:
Số từ chỉ số lượng: Loại số từ này thường đứng trước danh từ
Số từ chỉ thứ tự: Loại số từ này thường đứng sau danh từ Ví dụ: Tôi có ba quả quýt.
Ngày thứ nhất, tôi cùng bạn bè đi thăm Lăng Bác. 2.7. Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ số lượng nhiều hay ít của sự vật, sự việc. Có 2 loại lượng từ:
Lượng từ mang ý nghĩa chỉ toàn thể: toàn bộ, những, các,...
Lượng từ mang ý nghĩa chỉ tập hợp, bộ phận: mỗi, từng, vài,...
Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa số từ và lượng từ. Để phân biệt hai loại từ này, ta có thể dựa vào
một số dấu hiệu như sau:
Cả số từ và lượng từ đều đứng trước danh từ. Tuy nhiên, số từ thường đề cập chính xác đến số
lượng của sự vật; còn lượng từ chỉ mang tính chất chung chung, ước tính chung.
Cả số từ và lượng từ chỉ có thể kết hợp với danh từ mà không thể kết hợp được với động từ và tính từ. Ví dụ:
Tất cả những bạn học sinh chưa làm bài tập đều bị trừ điểm.
Tôi đi siêu thị mua được vài quả chanh.
Những đóa hoa tươi thắm được học sinh dành tặng thầy cô giáo trong ngày 20/11. 2.8. Trạng từ
Trạng từ là những từ cung cấp thêm thông tin cho câu về thời gian, địa điểm, nơi chốn, cách thức, mức độ,... Ví dụ: Cô ấy chạy rất nhanh.
Tôi sẽ đi tàu hỏa về quê.
Tôi thường uống cà phê vào buổi sáng.
Tôi đang đứng dưới bóng mát cây bàng. Cô ấy học rất giỏi.