Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc | Trường đại học Điện Lực

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc | Trường đại học Điện Lực  được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, KẾT HỢP
SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
I. Quá trình hình thành tưởng yêu nước, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
1. Vượt qua tưởng yêu nước, độc lập dân tộc theo lập trường phong
kiến, tư sản.
- Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự bất cập của tư
tưởng yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến: , “trung quân, ái quốc”
chống Pháp giúp vua (cần vương), để đi đến quan niệm mới: dân là dân nước,
nước là nước dân.
- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được nguyên nhân hất bại của chủ
trương cứu nước dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nhật Bản, những nước
“cùng máu đỏ da vàng”, do Phan bội Châu và các chí sĩ yêu nước trong “Phong
trào Đông Du” tiến hành.
Đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản của
Trung Quốc trong Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), tập trung chủ nghĩa Tam
dân của Tôn Trung Sơn.(dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)
Người đã rất kính trọng Tôn Dật Tiên, sau này người đã chắt lọc những nhân tố
hợp lý, những quan điểm tiến bộ của Tôn Trung Sơn. Nhưng qua việc quyết định
ra đi tìm đường cứu nước bằng cách đến nước Pháp, đến phương Tây, cái nôi
của chủ nghĩa bản, chứng tỏ Người chưa tin vào tưởng yêu nước con
đường cứu nước đó.
2. Bước ngoặt lớn khi Hồ Chí Minh đọc thảo lần thứ nhất những
Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lê.
Từ đây Người nhận thức được sâu sắc vấn đề cách mạng giải phóng dân
tộc trong thời đại mới được mở ra sau thắng lợi Cách mạng Tháng Mười: thời
đại quá độ từ chủ nghĩa bản lên chủ nghĩa hội. Do đó, cách mạng giải
phóng dân tộc phải đặt trong quỹ đạo của cách mạng sản. Người đã chỉ ra:
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải tiến hành cách mạng vô sản.
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, cứu
dân. Đó con đường cách mạng sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng
giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩ hội, giai cấp sản phải nắm lấy
ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng bước với phong trào
cách mạng vô sản thế giới....
3. Từ “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng sản” đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
- Nghiên cứu Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin: bình đẳng, tự quyết, đoàn
kết giai cấp công nhân các dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn nhất là dựa trên lập trường cách mạng vô sản. Sau khi cách mạng
giải phóng dân tộc thắng lợi, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc đó quyền tự
quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường hình
phát triển độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân;
nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn
diện, có năng lực làm chủ.
- Độc lập dân tộc đói hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, dịch
của dân tộc này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần.
- Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc
tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng lợi, một thế giới không
chiến tranh, không sự hoành hành cái ác, của những sự tàn bạo bất
công, bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến
lên chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng gàn đời của
nhân dân ta là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
a. Cơ sở hình thành tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa hội nguồn gốc sâu xa từ chủ
nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái tinh thần cộng đồng làng Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở phương đông
qua của Nho giáo... Sau khi ra nước ngoài khảo sát các cuộc “thuyết đại đồng”
cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã tìm thấy trong chủ nghĩa Mác Lênin
tưởng về một hội nhân đạo trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người
điều kiện tự do cho tất cả mọi người”. Khi đến nước Nga, Người đã
thấy của Lênin và những thành tựu bước đầu của nhân“Chính sách kinh tế mới”
dân Xô Viết trên con đường xây dựng một chế độ xã hội mới.
Đó những sở luận thực tiễn góp phần hình thành nên tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa hội từ lập trường yêu nước khát
vọng giải phóng dân tộc. Người đã tìm thấy trong học thuyết khoa học cách
mạng của Mác con đường chân chính để giải phóng dân tộc, giải phóng hội
giải phóng loài người. Người đã viết: “... chỉ chủ nghĩa hội chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức giai cấp công
nhân toàn thế gíơi”
(1)
.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa hội từ phương diện đạo đức. Theo
Hồ Chí Minh “Không chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những
lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội
chủ nghĩa”
(2)
. Từ đó, Người tin tưởng cổ “Có sung sướng vẻ vang hơn
trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”
(3)
.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa hội từ truyền thống lịch sử, văn hóa
và con người Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, truyền thống trọng dân,
khoan dung, hòa mục để hòa đồng. Văn hóa Việt Nam văn hóa trọng trí thức,
hiến tài.
Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa hội mang trong bản thân bản chất
nhân văn và văn hóa; chủ nghĩa hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa
tư bản về mặt văn hóa và giải phóng con người.
b. tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa
hội.
- Chủ nghĩa hội một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải
phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực sáng
tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Chủ nghĩa hội nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại chế độ công hữu về các liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trước hết nhân
dân lao động.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong
đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng
khỏi áp bức, bóc lột, cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, được tạo
điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
- Chủ nghĩa hội một hội công bằng hợp lý: làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình
đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.
- Chủ nghĩahội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây
dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
c. Về động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hệ thống động lực của chủ nghĩa hội trong tưởng Hồ Chí Minh rất
phong phú, trong đó bao trùm lên tất cả độg lực con người, trên cả hai bình
diện: cộng đồng và cá nhân.
- Phát huy sức mạnh đoàn kêt của cộng đồng dân tộc - động lực chủ yếu
để phát triển đất nước.
- Phát huy sức mạnh của con người được giải phóng, được làm chủ. Để
phát huy sức mạnh này phải tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người; phát
huy động lực chính trị, tinh thần, đạo đức, truyền thống, quyền làm chủ của
người lao động, thực hiện công bằng xã hội...
- Khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
+ Phải đấu tranh chống chủ nghĩa nhân, căn bệnh đẻ ra trăm thứ bệnh
nguy hiểm. Người nhấn mạnh: “Chủ nghĩa nhân kẻ địch hung ác của chủ
nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”.
+ Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, “bạn đồng minh của
thực dân phong kiến”, “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch ý chí khắc khổ
của cán bộ ta. phá hoại đạo đức cách mạng của ta cần, kiệm, liêm,
chính” .
(3)
+ Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng không chịu học tập
cái mới,.... Đó là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật
chung đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng chủ
nghĩa hội: “Tùy hoàn cảnh, các dân tộc phát triển theo con đường khác
nhau... Có nước thì đi thẳng lên con đường chủ nghĩa xã hội,... có nước thì phải
kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa hội”
(4)
. Hồ Chí Minh đã
chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu: phương thức quá độ trực tiếp (từ chủ
nghĩa tư bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội) và phương thức quá độ gián tiếp (từ
nghèo nàn, lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa, qua dân chủ nhân dân đi lên chủ nghĩa
xã hội).
- Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa hội Việt Nam, nhưng bao trùm, đặc điểm “to nhất” “từ
một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa hội không phải kinh
qua giai đạon phát triển tư bản chủ nghĩa”
(5)
.
- Về độ dài thời kỳ quá độ, Người nói “Xây dựng chủ nghĩa hội
một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”
(6)
.
- Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người chỉ rõ: “...phải xây dựng
nền tảng vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa hội..., công nghiệp nông
nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới,
mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”
(7)
.
- Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa hội Việt
Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải:
+ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Về bước đi của thời kỳ quá độ, Người đã chỉ rõ: “Ta xây dựng chủ nghĩa
hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều lâu dài”
(8)
, “phải
làm dần dần”, “không thể một sớm, một chiều”, “ai nói dễ chủ quan sẽ
thất bại”. tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời kỳ quá độ
Việt Nam phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh”,
nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ... đi bước vững chắc bước ấy, cứ tiến dần
dần”.
- Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa
hội Việt Nam, Người luôn luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự
chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, phải suy
nghĩ tìm tòi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.
1. Bối cảnh thời đại và sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
a. Bối cảnh thời đại.
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh đã
chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, làm nảy sinh một trong những mâu
thuẫn bản của thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc
thuộc địa.
- Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 sự ra đời của
Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới tạo ra mâi thuẫn bản mới của thời
đại: giữa chủ nghĩa tư bảnchủ nghĩa hội và mở đầu cho thời đại mới, thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc đã làm sâu sắc thêm mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc, bùng nổ các cuộc chiến tranh đế quốc.
- Chủ nghĩa bản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân nhân dân
chính quốc, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng
tăng lên trên thế giới.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước
phát triển mới trong sự nghiệp phát triển của kinh tế, chính trị, hội, đặt ra
nhiều vấn đề mới trong quan hệ quốc tế. Nói về khoa học kỹ thuật, từ năm 1951
Hồ Chí Minh đã nói “Năm mươi năm vừa qua những biến đổi mau chóng
hơn và quan trọng hợn nhiều thế kỷ trước cộng lại về khoa học kỹ thuật” .
(9)
b. Quá trình hình thành tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
- Điểm xuất phát để ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh nhận
thức niềm tin mạnh liệt vào sức mạnh của dân tộc. Đó là sức mạnh của
chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; ý chí độc lập, tự lực, cường, truyền
thống đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do.
+ Hồ Chí Minh người đã nói công khai về chủ nghĩa dân tộc. Người
viết “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc
nổi dậy chống thuế năm 1908, dạy cho những người culi biết phản đối...
Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh
với người Pháp người Trung Quốc; đã thúc giục thanh niên bãi khóa làm
cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật bản làm vua Duy Tân mưu tính
khởi nghĩa năm 1971” .
(10)
+ Chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
dân tộc chân chính của nhân dân ta, đồng thời cũng của nhân dân các nước
thuộc địa đấu tranh với chủ nghĩa thực dân giảnh độc lập, tự do cho dân tộc.
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh của thời đại được hình thành
từng bước, thông qua hoạt động thực tiễn và được tổng kết thành lý luận.
+ Ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người lao động, Hồ Chí Minh
đã phát hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức: “Dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột”
(11)
. Vì vậy từ rất sớm, người đã kêu gọi: “Vì nền hòa bình thế giới, vì tự
do ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại
chống bọn áp bức” .
(2)
+ Kảo sát chủ nghĩa đế quốc ngay tại sào huyệt của nó, Hồ Chí Minh đã
phát hiện và chỉ ra rằng: “cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa,...
họ đều anh em cùng một giai cấp khi tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên
đều phải cùng đánh bọn chủ chung của mình...”
(3)
+ Sau khi tiếp cận với của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấyLuận cương
ở đó “một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm
cách mạngNgười hằng nung nấu”. Đó là bước chuyển lịch sử, từ người yêu
nước thành người cộng sản, nâng cao nhận thức của Người về sức mạnh của thời
đại: đó sức mạnh của giai cấp sản, cách mạng sản, sức mạnh kết hợp
giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế sản, sức mạnh
đoàn kết quốc tế.
+ Từ nhận thức trên, Hồ Chí Minh đi vào tổ chức hoạt động. Người
thành lập Hội liên hiệp thuộc địa Pháp, viết báo Le Paria; tích cực tham gia
thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức; sát cách chiến đấu cùng những
người cộng sản và nhân dân Trung Quốc, coi “giúp bạn là tự giúp mình”....
+ Cùng với sự phát triển của lịch sử thời đại, Hồ Chí Minh bổ sung
thêm sức mạnh của thời đại những nhân tố mới, đó là: sự hình thành phát
triển sức mạnh đoàn kết trong hệ thống hội chủ nghĩa thế giới; cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một
nhân tố mới trong sức mạnh của thời đại.
2. Nội dung tưởng Hồ Chí Minh kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh của thời đại.
a. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn cách
mạng vô sản trên thế giới.
- Gặp Luận cương của Lênin, theo Quốc tế II (Quốc tế cộng sản), Hồ Chí
Minh viết: “Công cuộc giải phóng các nước và của các dân tộc bị áp bức một
bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản.
Do đó trước hết nảy ra khả năng sự cần thiết phải liên minh
chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp sản của các nước
đế quốc để thắng kẻ thù chung” .
(12)
- Về cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam, Hồ Chí Minh
viết: “Cách mệnh An Nam cũng một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai
làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả
(13)
.
+ Người đã kiến nghị với ban phương Đông quuốc tế Cộng sản: “Làm
cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau
hơn đoàn kết lại để đặt sở cho một Liên minh phương Đông tương lai,
khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”
(3)
.
b. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Hồ Chí Minh nói: “Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh
rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế
sản”. Người nhắc nhở: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh
thần của bọn đế quốc phản động. một bộ phận của tinh thần“vị quốc”
quốc tế .
(14)
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn luôn giáo dục nhân dân ta phân biệt sự khác nhau giữa bọn thực
dân, đế quốc với nhân dân lao động, yêu công hòa bình các nước đế
quốc.
- Kháng chiến chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ, Người vẫn yêu mến
đề cao văn hóa Pháp, ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập tự do của
nhân dân Mỹ.
- Sau khi giành được độc lập, tiến lên chủ nghĩa hội, theo Hồ Chí
Minh, nội dung mới của kết hợp lòng yêu nước với tinh thần quốc tế là phải phát
triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước hội chủ
nghĩa, kết hợp lòng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò đoàn kết quốc tế, đoàn kết giữa các
nước hội chủ nghĩa. Người chăm lo bảo vệ sự đoàn kết thống nhất giữa các
nước xã hội chủ nghĩa, giữa các đảng cộng sản anh em. Khi trong phong trào
sự chia rẽ, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để khôi phục sự đoàn kết
quốc tế trên sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác Lênin chủ nghĩa
quốc tế vô sản.
c. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình chính, tranh thủ sự giúp
đỡ của các nước hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời
không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
- Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí
Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên ngoài
quan trọng, chỉ phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người
nêu cao khẩu hiệu “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh chính”; “muốn
người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc
không tự lực cánh sinh cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng
đáng được độc lập”
(15)
.
- Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải đường lối đúng đắn, phát
huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất
của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ, vì vậy mà
đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc, khi hai nước có bất
đồng sâu sắc, góp phần vào sự hàn gắn sự rạn nứt trong phong trào cộng sản
quốc tế.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong tưởng Hồ
Chí Minh còn là tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình, “Phải coi
cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu tranh của ta..., giúp bạn tự giúp
mình”.
d. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàg làm bạn với tất cả
các nước dân chủ.
- Trên con đường đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt nền móng
cho tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân cách mạng Việt Nam với nhân dân
và cách mạng thế giới.
- Sau khi giành được độc lập, Người đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách
ngoại giao của Chính phủ thì chỉ một điều tức thân thiện với tất cả các
nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình” ; “Thái độ nước Việt Nam đối
(16)
với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ
bạn bè” .
(3)
- Đối với nước Pháp, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng cộng tác
thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Phápbản hay công nhân, thương
gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân
dân việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn” .
(17)
- Với các nhà bản, Người nói: Bất kỳ nước nào (gồm cả nước Pháp)
thật thà muốn đưa tư bản đến kinh doanh Việt Nam, với mục đích làm lợi cho
cả hai bên thì Việt Nam sẽ rất hoan nghênh, còn nếu mong đưa bản đến để
ràng buộc, áp chế Việt Nam thì Việt Nam cương quyết cự tuyệt.
- Hồ Chí Minh đã dành ưu tiên cho mối quan hệ với các nước láng giềng
gần gũi trong khu vực, nhất các nước Lào, Campuchia cùng nhau đoàn kết
chống kẻ thù chung.
- Đối với Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã bằng những hoạt động liên tục,
không mệt mỏi để xây đắp mối quan hệ .“vừa là đồng chí, vừa là anh em”
- Hồ Chí Minh coi trọng thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các nước
trong khu vực trên thế giới chế độ chính trị khác nhau. Người đã đi thăm
Ấn Độ, Mianma, Inđônêxia, nhiều nước khác nhau, góp phần xây dựng phát
triển sự đoàn kết các nước thuộc thế giới thứ ba, nâng cao uy tín, vị thế của nước
ta trên trường quốc tế.
Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế, từ niềm tin vào
sức mạnh của dân tộc đi đến nhận thức đầy đủ về sức mạnh của thời đại, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh không chỉ lãnh tụ
đại của nhân dân Việt Nam còn chiến lỗi lạc trong phong trào cộng sản
quốc tế, lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc danh nhân văn hóa thế
giới.
(1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.474.
(2)
,
(3)
. Sđd, t.9, tr.291, 293.
(3)
. Sđd, t.6, tr.490.
(4)
. Sđd, t.7, tr.247.
(5)
. Sđd, t.10, tr.13.
(6)
. Sđd, t.9, tr.2.
(7)
Sđd, t.10, tr.13.
(8)
Sđd, t.12, tr.567.
(9)
. Sđd, t.6, tr.153.
(10)
.Sđd, t.1, tr.466, 266, 452, 202.
(11)
.Sđd, t.1, tr.466, 266, 452, 202.
(2) (3)
(12)
. Sđd, t.8, tr.567.
(13)
,
(3)
. Sđd, t.2, tr.301, 124.
(14)
. Sđd, t.6, tr.172.
(15)
. Sđd, t.6, tr.522.
(16)
,
(3)
. Sđd, t.5, tr.30, 136, 587.
(17)
. Sđd, t.5, tr.30, 136, 587.
| 1/8

Preview text:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, KẾT HỢP
SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
I. Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
1. Vượt qua tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc theo lập trường phong
kiến, tư sản.
- Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự bất cập của tư
tưởng yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến: “trung quân, ái quốc”,
chống Pháp giúp vua (cần vương), để đi đến quan niệm mới: dân là dân nước, nước là nước dân.
- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được nguyên nhân hất bại của chủ
trương cứu nước dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nhật Bản, những nước
“cùng máu đỏ da vàng”, do Phan bội Châu và các chí sĩ yêu nước trong “Phong
trào Đông Du” tiến hành.
Đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản của
Trung Quốc trong Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), tập trung ở chủ nghĩa Tam
dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn T rung Sơn.
Người đã rất kính trọng Tôn Dật Tiên, sau này người đã chắt lọc những nhân tố
hợp lý, những quan điểm tiến bộ của Tôn Trung Sơn. Nhưng qua việc quyết định
ra đi tìm đường cứu nước bằng cách đến nước Pháp, đến phương Tây, cái nôi
của chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ Người chưa tin vào tư tưởng yêu nước và con đường cứu nước đó.
2. Bước ngoặt lớn khi Hồ Chí Minh đọc sơ thảo lần thứ nhất những
Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lê.
Từ đây Người nhận thức được sâu sắc vấn đề cách mạng giải phóng dân
tộc trong thời đại mới được mở ra sau thắng lợi Cách mạng Tháng Mười: thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, cách mạng giải
phóng dân tộc phải đặt trong quỹ đạo của cách mạng vô sản. Người đã chỉ ra:
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải tiến hành cách mạng vô sản.
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, cứu
dân. Đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng
giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩ xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy
ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng bước với phong trào
cách mạng vô sản thế giới....
3. Từ “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản” đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Nghiên cứu Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin: bình đẳng, tự quyết, đoàn
kết giai cấp công nhân các dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn nhất là dựa trên lập trường cách mạng vô sản. Sau khi cách mạng
giải phóng dân tộc thắng lợi, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc đó quyền tự
quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình
phát triển độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân;
nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn
diện, có năng lực làm chủ.
- Độc lập dân tộc đói hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch
của dân tộc này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần.
- Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc
tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không
có chiến tranh, không có sự hoành hành cái ác, của những sự tàn bạo và bất
công, bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến
lên chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng gàn đời của
nhân dân ta là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
a. Cơ sở hình thành tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc sâu xa từ chủ
nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở phương đông
qua “thuyết đại đồng” của Nho giáo... Sau khi ra nước ngoài khảo sát các cuộc
cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã tìm thấy trong chủ nghĩa Mác – Lênin lý
tưởng về một xã hội nhân đạo trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện tự do cho tất cả mọi người”
. Khi đến nước Nga, Người đã
thấy “Chính sách kinh tế mới” của Lênin và những thành tựu bước đầu của nhân
dân Xô Viết trên con đường xây dựng một chế độ xã hội mới.
Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lập trường yêu nước và khát
vọng giải phóng dân tộc. Người đã tìm thấy trong học thuyết khoa học và cách
mạng của Mác con đường chân chính để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội
và giải phóng loài người. Người đã viết: “... chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công
nhân toàn thế gíơi”
(1).
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. Theo
Hồ Chí Minh “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những
lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội

chủ nghĩa”(2). Từ đó, Người tin tưởng cổ vũ “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là
trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”(
3).
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân,
khoan dung, hòa mục để hòa đồng. Văn hóa Việt Nam là văn hóa trọng trí thức, hiến tài.
Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội mang trong bản thân nó bản chất
nhân văn và văn hóa; chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa
tư bản về mặt văn hóa và giải phóng con người.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải
phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng
tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong
đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng
khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo
điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình
đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.
- Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây
dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
c. Về động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất
phong phú, trong đó bao trùm lên tất cả là độg lực con người, trên cả hai bình
diện: cộng đồng và cá nhân.
- Phát huy sức mạnh đoàn kêt của cộng đồng dân tộc - động lực chủ yếu
để phát triển đất nước.
- Phát huy sức mạnh của con người được giải phóng, được làm chủ. Để
phát huy sức mạnh này phải tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người; phát
huy động lực chính trị, tinh thần, đạo đức, truyền thống, quyền làm chủ của
người lao động, thực hiện công bằng xã hội...
- Khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
+ Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, căn bệnh đẻ ra trăm thứ bệnh
nguy hiểm. Người nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của chủ
nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”
.
+ Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, “bạn đồng minh của
thực dân phong kiến”, vì “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ
của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”(3).
+ Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng không chịu học tập
cái mới,.... Đó là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật
chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội: “Tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác
nhau... Có nước thì đi thẳng lên con đường chủ nghĩa xã hội,... có nước thì phải

kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội”(4). Hồ Chí Minh đã
chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu: phương thức quá độ trực tiếp (từ chủ
nghĩa tư bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội) và phương thức quá độ gián tiếp (từ
nghèo nàn, lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa, qua dân chủ nhân dân đi lên chủ nghĩa xã hội).
- Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhưng bao trùm, “to
nhất” đặc điểm “từ
một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh
qua giai đạon phát triển tư bản chủ nghĩa”
(5).
- Về độ dài và thời kỳ quá độ, Người nói “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là
một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”(6).
- Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người chỉ rõ: “...phải xây dựng
nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội..., có công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới,
mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”
(7).
- Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải:
+ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Về bước đi của thời kỳ quá độ, Người đã chỉ rõ: “Ta xây dựng chủ nghĩa
xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”(8), “phải
làm dần dần”, “không thể một sớm, một chiều”, “ai nói dễ là chủ quan và sẽ
thất bại”. Tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời kỳ quá độ ở
Việt Nam là phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh”,
nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ... đi bước vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”.
- Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, Người luôn luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự
chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, phải suy
nghĩ tìm tòi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
1. Bối cảnh thời đại và sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
a. Bối cảnh thời đại.
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh đã
chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, làm nảy sinh một trong những mâu
thuẫn cơ bản của thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa.
- Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của
Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới tạo ra mâi thuẫn cơ bản mới của thời
đại: giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội và mở đầu cho thời đại mới, thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc đã làm sâu sắc thêm mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc, bùng nổ các cuộc chiến tranh đế quốc.
- Chủ nghĩa tư bản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân
chính quốc, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng tăng lên trên thế giới.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước
phát triển mới trong sự nghiệp phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội, đặt ra
nhiều vấn đề mới trong quan hệ quốc tế. Nói về khoa học kỹ thuật, từ năm 1951
Hồ Chí Minh đã nói “Năm mươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng
hơn và quan trọng hợn nhiều thế kỷ trước cộng lại về khoa học kỹ thuật”(9).
b. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
- Điểm xuất phát để ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh là nhận
thức rõ và có niềm tin mạnh liệt vào sức mạnh của dân tộc. Đó là sức mạnh của
chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; ý chí độc lập, tự lực, tư cường, truyền
thống đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do.
+ Hồ Chí Minh là người đã nói công khai về chủ nghĩa dân tộc. Người
viết “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc
nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối...
Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh
với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa làm
cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật bản và làm vua Duy Tân mưu tính
khởi nghĩa năm 1971”(10).
+ Chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
dân tộc chân chính của nhân dân ta, đồng thời cũng là của nhân dân các nước
thuộc địa đấu tranh với chủ nghĩa thực dân giảnh độc lập, tự do cho dân tộc.
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh của thời đại được hình thành
từng bước, thông qua hoạt động thực tiễn và được tổng kết thành lý luận.
+ Ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người lao động, Hồ Chí Minh
đã phát hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức: “Dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột”(11). Vì vậy từ rất sớm, người đã kêu gọi: “Vì nền hòa bình thế giới, vì tự
do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”(2).
+ Kảo sát chủ nghĩa đế quốc ngay tại sào huyệt của nó, Hồ Chí Minh đã
phát hiện và chỉ ra rằng: “cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa,...
họ đều là anh em cùng một giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên
đều phải cùng đánh bọn chủ chung của mình...”(3)
+ Sau khi tiếp cận với Luận cương của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy
ở đó “một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm
cách mạng mà Người hằng nung nấu”
. Đó là bước chuyển lịch sử, từ người yêu
nước thành người cộng sản, nâng cao nhận thức của Người về sức mạnh của thời
đại: đó là sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản, sức mạnh kết hợp
giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, sức mạnh đoàn kết quốc tế.
+ Từ nhận thức trên, Hồ Chí Minh đi vào tổ chức và hoạt động. Người
thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp, viết báo Le Paria; tích cực tham gia
thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức; sát cách chiến đấu cùng những
người cộng sản và nhân dân Trung Quốc, coi “giúp bạn là tự giúp mình”....
+ Cùng với sự phát triển của lịch sử và thời đại, Hồ Chí Minh bổ sung
thêm sức mạnh của thời đại những nhân tố mới, đó là: sự hình thành và phát
triển và sức mạnh đoàn kết trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới; là cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một
nhân tố mới trong sức mạnh của thời đại.
2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh và kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh của thời đại.
a. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó cách
mạng vô sản trên thế giới.
- Gặp Luận cương của Lênin, theo Quốc tế II (Quốc tế cộng sản), Hồ Chí
Minh viết: “Công cuộc giải phóng các nước và của các dân tộc bị áp bức là một
bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản.
Do đó mà trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải có liên minh
chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước
đế quốc để thắng kẻ thù chung”(12).
- Về cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam, Hồ Chí Minh
viết: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai
làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”(13).
+ Người đã kiến nghị với ban phương Đông quuốc tế Cộng sản: “Làm
cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau
hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai,
khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”
(3).
b. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Hồ Chí Minh nói: “Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh
rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế
vô sản”
. Người nhắc nhở: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “vị của quốc”
bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế(14).
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn luôn giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ sự khác nhau giữa bọn thực
dân, đế quốc với nhân dân lao động, yêu công lý và hòa bình ở các nước đế quốc.
- Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Người vẫn yêu mến
và đề cao văn hóa Pháp, ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân Mỹ.
- Sau khi giành được độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí
Minh, nội dung mới của kết hợp lòng yêu nước với tinh thần quốc tế là phải phát
triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ
nghĩa, kết hợp lòng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò đoàn kết quốc tế, đoàn kết giữa các
nước xã hội chủ nghĩa. Người chăm lo bảo vệ sự đoàn kết thống nhất giữa các
nước xã hội chủ nghĩa, giữa các đảng cộng sản anh em. Khi trong phong trào có
sự chia rẽ, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để khôi phục sự đoàn kết
quốc tế trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
c. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời
không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.

- Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí
Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên ngoài là
quan trọng, nó chỉ phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người
nêu cao khẩu hiệu “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh là chính”; “muốn
người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc
không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng
đáng được độc lập”
(15).
- Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn, phát
huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất
của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ, vì vậy mà
đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc, khi hai nước có bất
đồng sâu sắc, góp phần vào sự hàn gắn sự rạn nứt trong phong trào cộng sản quốc tế.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ
Chí Minh còn là tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình, “Phải coi
cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu tranh của ta..., giúp bạn là tự giúp mình”
.
d. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàg làm bạn với tất cả
các nước dân chủ.
- Trên con đường đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt nền móng
cho tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân và cách mạng Việt Nam với nhân dân và cách mạng thế giới.
- Sau khi giành được độc lập, Người đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách
ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các
nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình”(16); “Thái độ nước Việt Nam đối
với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”(3).
- Đối với nước Pháp, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng cộng tác
thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương
gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân
dân việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn”(17).
- Với các nhà tư bản, Người nói: Bất kỳ nước nào (gồm cả nước Pháp)
thật thà muốn đưa tư bản đến kinh doanh ở Việt Nam, với mục đích làm lợi cho
cả hai bên thì Việt Nam sẽ rất hoan nghênh, còn nếu mong đưa tư bản đến để
ràng buộc, áp chế Việt Nam thì Việt Nam cương quyết cự tuyệt.
- Hồ Chí Minh đã dành ưu tiên cho mối quan hệ với các nước láng giềng
gần gũi trong khu vực, nhất là các nước Lào, Campuchia cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung.
- Đối với Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã bằng những hoạt động liên tục,
không mệt mỏi để xây đắp mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
- Hồ Chí Minh coi trọng thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các nước
trong khu vực và trên thế giới có chế độ chính trị khác nhau. Người đã đi thăm
Ấn Độ, Mianma, Inđônêxia, nhiều nước khác nhau, góp phần xây dựng và phát
triển sự đoàn kết các nước thuộc thế giới thứ ba, nâng cao uy tín, vị thế của nước
ta trên trường quốc tế.
Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế, từ niềm tin vào
sức mạnh của dân tộc đi đến nhận thức đầy đủ về sức mạnh của thời đại, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ
đại của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản
quốc tế, lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.474.
(2), (3). Sđd, t.9, tr.291, 293. (3) . Sđd, t.6, tr.490. (4) . Sđd, t.7, tr.247. (5). Sđd, t.10, tr.13. (6) . Sđd, t.9, tr.2. (7) Sđd, t.10, tr.13. (8) Sđd, t.12, tr.567. (9) . Sđd, t.6, tr.153.
(10) .Sđd, t.1, tr.466, 266, 452, 202.
(11) (2) (3) .Sđd, t.1, tr.466, 266, 452, 202. (12) . Sđd, t.8, tr.567.
(13), (3) . Sđd, t.2, tr.301, 124. (14) . Sđd, t.6, tr.172. (15) . Sđd, t.6, tr.522.
(16) ,(3) . Sđd, t.5, tr.30, 136, 587.
(17) . Sđd, t.5, tr.30, 136, 587.