Tư tưởng về con người trong Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Vinh
Tư tưởng về con người trong Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Vinh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1.2. Tư tưởng về con người trong triết học Hi Lạp – La Mã cổ đại
1.2.1. Tư tưởng về con người trong triết học Hi Lạp – La Mã giai đoạn tiền cổ đại
Giai đoạn tiền cổ đại bao gồm các trường phái triết học như: trường phái
Mi-lê (Ta-lét, A-na-xi-man-đơ-rơ, A-na-xi-men, Hê-ra-cơ-lit); trường phái Pitago
(Pi-ta-go, Phi-lo-lai); trường phái Êlê (Xê-nô-phan, Pac-mê-nit, Dê-nông, Mê-li-
xô); các nhà sinh lý học (Em-pê-đô-cơ-lơ, A-na-xa-go, Lơ-xip, Đê-mô-cơ-rit); các
nhà ngụy biện (nguyên từ Hy Lạp là các nhà Xô-phi-stơ): Prô-ta-go-ra, Pre-đich, Híp-pi-a, Giooc-gi-a.
Các trường phái triết học tiền cổ đại chú trọng vào các vấn đề cơ bản là “vật
lý”, vũ trụ và cấu trúc của nó (vũ trụ vật chất–cảm ,
nhận theo cách nói của các tác
giả cuốn sách: Triết học – hỏi và đáp do E. E. Nexmeyanov chủ biên, NXB Gardariki, Moscow, 2002). - T
rường phái Mi- Lê:
A-na-xi-man-đơ-rơ (610 – 546 tr.CN) cho rằng khởi
nguyên của vật chất là chất A-pây-rôn; loài động vật đầu tiên phát sinh ở dưới
nước, vì nước là môi trường luôn có độ ẩm; con người hình thành từ quá trình tiến
hóa của cá. A-na-xi-men (585 – 525 tr.CN) cho rằng khởi nguyên của vật chất là
không khí; chính không khí (hơi thở) là nguồn sống của con người; tâm hồn con
người, nguyên là không khí, rung động theo hơi thở mạnh, yếu.
- Phái Ê-phe-dơ, tiêu biểu là Hê-ra-clit (520 – 460 tr.CN) cho rằng lửa là
yếu tố bản nguyên của vũ trụ. Ông có những quan niệm đúng đắn về lý luận nhận
thức: (1) nhận thức là nhận thức lôgos của vũ trụ, có nghĩa là nhận thức tự nhiên và
xã hội trong trạng thái đấu tranh và hài hòa của những mâu thuẫn của chúng, là
nhận thức cái thống nhất bao gồm những mặt đối lập; (2) nhận thức bắt đầu từ cảm
tính; “mắt và tai là người thày tốt nhất, nhưng mắt là nhân chứng chính xác hơn
tai”; nhận thức cảm tính rất quan trọng, nhưng muốn nhận thức được tự nhiên thì
phải có tư duy: “thị giác thường bị lừa”, vì “tự nhiên thích giấu mình”; (3) nhận
thức có tính tương đối, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện, như cùng là nước biển, cá
uống được nhưng người không uống được, vàng rất quý với con người, nhưng vô dụng với con lừa. - T rường
phái Ê-lê: Xê-nô-phan (570 – 478 tr.CN) phủ nhận vai trò của
nhận thức cảm tính vì nó không đem lại tri thức chân thực mà chỉ là cái nhìn bề
ngoài. Chỉ có thể nhận thức được bản chất của sự vật bằng tư duy. Pác-mê-nít (500
– 449 tr.CN) giải thích tư duy xuất phát từ tồn tại (khái niệm trung tâm trong triết
học của ông là Tồn tại); tâm hồn con người phát sinh từ đất và lửa; con người
không thể nhận thức Tồn tại bằng giác quan, mà chỉ có thể bằng lý trí (“Đừng tin
vào sự chỉ dẫn của thị giác và của thính giác”). Dê-nông (490 – 430 tr.CN) cho
rằng nhận thức cảm tính chỉ dẫn đến những kết luận sai lầm, chỉ có nhận thức lý
tính mới đem lại chân lý.
- Phái các nhà sinh lý học, tiêu biểu là Êm-pê-đô-cơ-lơ
(483 – 423 tr.CN)
cho rằng khởi nguyên của thế giới vật chất là đất, nước, lửa, không khí; vũ trụ
được hình thành qua bốn thời kỳ: (1) là thời kỳ Tình Yêu: vũ trụ là một hình cầu
bất động, không chia nhỏ được; (2) là thời kỳ Căm Thù: căm thù thâm nhập vào vũ
trụ, dồn ép tình yêu, chia tách các yếu tố khác loại, tạo thành các sự vật riêng lẻ;
(3) là thời kỳ Căm thù thống trị, các yếu tố bị chia tách hoàn toàn; (4) là thời kỳ
các sinh vật và con người xuất hiện bằng cách tách rời nhau theo hường nhân lên. - Phái
nguyên tử luận , tiêu biểu là Đê-mô-cơ-rít (460 – 370 Tr.CN), cho
rằng sự sống không do thần thánh tạo ra, mà là kết quả của quá trình biến đổi của
bản thân tự nhiên, phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác động của nhiệt độ.
Sinh vật đầu tiên xuất hiện từ nước và bùn là những sinh vật sống ở dưới nước, rồi
đến những sinh vật có vú sống trên mặt đất. Trải qua quá trình biến đổi lâu dài từ
những sinh vật không tay, không chân đến những sinh vật bốn chân, hai tay, có tai,
có mắt, rồi đến con người. Sinh vật khác các sự vật khác ở chỗ có khả năng vận
động và có linh hồn. Linh hồn con người không phải là hiện tượng tinh thần, mà
thực chất chỉ là tổng thể các nguyên tử, nhưng nguyên tử linh hồn rất nhỏ và vận
động với tốc độ lớn hơn hẳn các loại nguyên tử khác. Đó là các nguyên tử hình
cầu, giống như nguyên tử của lửa. Nguyên tử linh hồn luôn luôn vận động, sinh ra
nhiệt, làm cho toàn bộ cơ thể hưng phấn và vận động. Chính thông qua hít thở mà
linh hồn con người thường xuyên trao đổi các nguyên tử của mình với môi trường
xung quanh. Sự khác nhau giữa cái sống và cái chết chỉ là sự khác nhau về số
lượng nguyên tử hình cầu có trong cơ thể. Không có linh hồn bất tử. Linh hồn cũng
chết như cơ thể. Cái chết không phải là linh hồn tách rời cơ thể, mà là sự phân tán
tự nhiên những nguyên tử của cơ thể và những nguyên tử hình cầu của linh hồn.
Con người khác con vật ở chỗ trong cơ thể con người có nhiều nhiệt lượng hơn và
các chất cấu thành nó sạch sẽ hơn so với con vật. Trong con người có một phần
bản chất thiên thần. Con người như một động vật, nhưng về bản tính có khả năng
học được bất cứ cái gì, có chân tay, có cảm giác và sự năng động trí tuệ làm trợ
giúp cho mọi cái. Con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất là những con người rất
mông muội, sống theo bầy đàn, hái nhặt những thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Dần
dần, “nhu cầu sống dạy cho con người tất cả” (ví dụ như do nhu cầu giao tiếp và do
bắt chước những âm thanh của tự nhiên, tiếng nói được hình thành). Nhu cầu là cơ
sở phát triển của xã hội và văn hóa. Nhận thức của con người gồm hai dạng: (1)
nhận thức mờ tối là dạng nhận thức thông qua cảm giác do các giác quan đem lại,
là nhận thức theo dư luận chung, tức là nhận thức đem lại những cảm giác mà theo
dư luận chung, mỗi người đều thừa nhận; (2) nhận thức chân lý là dạng nhận thức
thông qua những phán đoán lôgíc, giúp nhận thức được nguyên tử và chân không,
tức là nhận thức được bản chất của sự vật. Dư luận chung là chân thực nhưng còn
mờ tối, vì mới chỉ là những cảm giác phổ biến, chưa phải là cái sâu kín, tinh tuý
của sự vật. Tuy vậy, nó là tiền đề cần thiết của nhận thức lý tính, là tài liệu để lý tính nhận thức chân lý.
- Phái các nhà ngụy biện (các nhà ),
Xô-phi-stơ tiêu biểu là Prô-ta-go-ra
(481 – 411 tr.CN). Ông là nhà cảm giác luận duy tâm, coi cảm giác là nguồn gốc
của mọi tri thức, nhưng cảm giác không phải là sự phản ánh khách quan mà phụ
thuộc vào giác quan của mỗi người. Do đó, chân lý phụ thuộc vào chủ thể nhận
thức. Ông nói: “con người là thước đo mọi vật”.
1.2.2. Tư tưởng về con người trong triết học Hi lạp – La mã giai đoạn giữa cổ đại
Giai đoạn giữa cổ đại bao gồm Xô-crát và trường phái Xô-crát với các vấn
đề cơ bản là bản chất con người.
Xô-crát (469 – 399 tr.CN) chính là người tạo ra bước ngoặt trong việc
hướng triết học vào những vấn đề con người, vì ông không nghiên cứu triết học tự
nhiên mà chỉ nghiên cứu thuần tuý về con người. Ông là người đầu tiên đặt vấn đề
con người với tính cách là một sinh thể có đạo đức vào trọng tâm triết học, vì triết
học của ông chỉ nhằm lý giải đạo đức. Đạo đức học của ông là thứ đạo đức duy
tâm - tôn giáo. Ông nghiên cứu trước hết bản chất nhân đạo của con người, xác
định thiện ác, chính nghĩa, tình yêu... là điều tạo thành bản chất tâm hồn của con
người, từ đó luận chứng cho thiên hướng của nhà triết học đến với sự tự nhận thức
mình như “một con người nói chung”, tức là một nhân cách có đạo đức và mang ý
nghĩa xã hội. Ông quan niệm người nào có tri thức thì mới phân biệt được cái
thiện, cái ác, cái chính, cái tà, do đó, người có tri thức mới có đạo đức.
1.2.3. Tư tưởng về con người trong triết học Hi lạp – La mã giai đoạn cổ đại
phát triển cao Giai đoạn bao gồm Pla-tôn,
cổ đại phát triển cao
A-ri-xtốt, v.v..., với các vấn
đề cơ bản là: tổng hợp tri thức triết học, đạo đức và tự do của con người, những
vấn đề về nhận thức...
- Pla-tôn (427 – 347 tr.CN): Thể xác chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của linh
hồn. Thể xác con người được cấu thành từ lửa, nước, không khí, đất, do vậy không
thể bất diệt. Linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ (ý niệm), gồm ba phần: lý
tính (là phần bất diệt), xúc cảm và cảm tính (là hai phần chết cùng thể xác). Sau
khi được tạo ra từ linh hồn vũ trụ, mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, rồi
sau đó dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể xác, tạo nên con người.
Tương ứng với ba phần của linh hồn, xã hội có ba hạng người tùy theo phần nào
của linh hồn đóng vai trò chủ đạo, là: (1) những nhà triết học (lý tính là chủ đạo);
(2) những người lính (xúc cảm gan dạ và dũng cảm là chủ đạo), (3) những người
nông dân, thợ thủ công (cơ bản không đi xa hơn những khát vọng cảm tính).
Nhận thức cảm tính, cảm giác không phải là nguồn gốc của tri thức chân
thực. Tri thức chân thực là sự nhận thức ý niệm chỉ có thể đạt được bằng nhận thức
lý tính và được thể hiện trong khái niệm. Đó là con đường nhận thức bằng hồi
tưởng của linh hồn bất tử. - A-ri-xtốt
(384 – 322 tr.CN): Con người là một sinh vật xã hội. Bản tính của
nó là sống cộng đồng. Trong con người, thể xác và linh hồn gắn bó hữu cơ với
nhau, nhưng linh hồn đóng vai trò chủ đạo, linh hồn là căn nguyên của sự sống. Có
ba dạng linh hồn là: (1) linh hồn thực vật với biểu hiện cơ bản là có khả năng tự
nuôi dưỡng và sinh sản, (2) linh hồn động vật có khả năng cảm ứng với môi trường
xung quanh, (3) linh hồn lý tính có khả năng tư duy, trí tuệ. Hai dạng trên là linh
hồn vật lý, chúng gắn bó hữu cơ và chết cùng thể xác. Khi con người chết thì linh
hồn lý tính vẫn tồn tại và bất diệt.
A-ri-xtốt coi tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai, đối tượng của
nhận thức là hiện thực khách quan, cơ sở của nhận thức là cảm giác, nhưng cảm
giác chỉ là sự tri giác những hình thức được cảm thấy mà không có vật chất và cảm
giác chỉ gắn liền với tồn tại đơn nhất, nên nếu chỉ với cảm giác thì con người
không thể chuyển từ tri giác về sự vật đơn nhất đến cái chung. Nhận thức lý tính
giữ vai trò nhận thức khái quát và trừu tượng nên chỉ có lý tính mới nhận thức
được cái chung. Thành tích nổi bật của A-ri-xtốt là quan niệm nhận thức là một quá
trình đi từ cảm tính đến lý tính, từ trực quan đến tư duy trừu tượng, từ khái niệm
đến phạm trù, quy luật. Nhưng ông đã sa vào quan điểm duy tâm khi cho rằng lý
tính là “hình thức của các hình thức, rằng “linh hồn tư duy và nhận biết bằng lý
tính”, rằng đối tượng của khoa học không phải là thế giới khách quan, mà là cái
chung, cái phổ biến mà ông gọi là “những hình thức phi cơ thể” – nói cách khác,
với A- ri-xtốt, đối tượng của tư duy chính là tư tưởng chứ không phải thực tại khách quan.
A-ri-xtốt cho rằng ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc sống con người là ở trần
gian, ở cuộc sống hiện thực, ở năng lực lý tính và hoạt động của nó. Có hai loại
phẩm hạnh là phẩm hạnh lý trí (được hình thành qua giáo dục) và phẩm hạnh luân
lý (được hình thành do thói quen, tập quán). Phẩm hạnh của con người được thể
hiện rõ rệt ở quan niệm về hạnh phúc và ở hoạt động.
Kết luận chung:
Theo các tác giả của Triết học – hỏi và đáp: Con người của thời cổ đại trong
triết học Hi Lạp - La mã là con người mang tính vũ trụ trung :
tâm con người sống
bằng những sự vật và chỉ tồn tại cho thế giới những vật thể vật chất, con người tư
duy bằng toàn bộ thể xác nên để tư duy tốt, cần phải chạy tốt, ném đĩa tốt, bắn
cung, đấm nhau tốt (Xem Triết học – hỏi và đáp, sđd, tr.185, 186).