- Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người
bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý
nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất
định đi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.
- Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:
+ Hình ảnh (có thể là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người...) những hình ảnh đó
phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu
ấn sâu sắc.
+Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng
con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ...
+Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình
ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức
lay động lớn lao.
=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài ha giữa
hình, ý, tình (nội dung và hình thức).
4. Chứng minh (4,0điểm) Phân tích bài thơ "Chiều tối " của Hồ Chí Minh để chứng
minh
- Hình ảnh thơ: giản dị, đời thường, êm ả, biểu cảm, giàu ý nghĩa.
+Nhiều hình ảnh thiên nhiên trong cái nhìn của người tù cách mạng là cách chim mỏi
mệt đang bay về rừng tìm chỗ ngủ, là chòm mây lẻ loi giữa bầu trời bao la, gợi ra cái tuần
miên viễn của thời gian, nhịp điệu chảy trôi bình dị của cuộc sống. Do đó, Chiều tối tuy
buồn nhưng vẫn gợi ra được cảm giác ấm áp gần gũi với cuộc sống đời thường.
+Hình ảnh thiên nhiên và con người có sự liên tưởng hòa hợp kì lạ. Người tù nhận ra
chính nỗi niềm của mình trong cảnh vật: sự mệt mỏi của cánh chim cuối ngày, cảm giác
bình yên ngưng nghỉ khi chim về tổ, sự trôi chảy phiêu du của những đám mây tấy cả đều
có mỗi giao cảm, tương đồng hoạc tương phản với con người.
+Hình ảnh về con người và cuộc sống: Nổi bật trong bức tranh là hình ảnh một thiếu nữ
đang xay ngô chuẩn bị cho bữa tối. Thiếu nữ ở vị trí trung tâm của bức tranh, lại trong
hoàn cảnh lao động đã làm cho bức tranh bớt đi rất nhiều cảm giác u ám.
- Ý, tình của tác giả (vẻ đẹp tâm hồn).
+Tình yêu thiên nhiên: Người đã nhìn thiên nhiên bằng hoàn cảnh của chính mình, quên
đi cảnh ngộ của mình, vượt lên trên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh để cảm nhận thiên
nhiên. Dường như đây không còn là một người tù đang bị giải mà là một bậc tao nhân
mặc khách đang thưởng thức cảnh trí lúc chiều buông.
+ Tìnhyêu cuộc sống: Ở bài thơ ta thấy một tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình của
Bác. Tâm điểm của bức tranh không còn là thiên nhiên mà là hình ảnh con người đang
lao động. Hình ảnh thiếu nữ sơn cước xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm chiều, hình ảnh
giản dị nhưng đẹp. Tái hiện công việc nặng nề của cô gái chứng tỏ người quan tâm đến
những người lao động nghèo khổ. Hình tượng thơ có sự vận động khỏe khoắn hướng về
sự sống, ánh sáng.
+Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: quên đi cảnh ngộ của mình để nâng niu từng cánh chim
chiều, từng áng mây trôi, nặng tình thương cho một kiếp sống cần lao, chia sẻ với những
hạnh phúc bình thường giản dị nơi đất khánh.
Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ giàu tính nhân văn: niềm lạc quan,tình yêu sự đồng cảmvới
thiên nhiên, niềm nin vào tương lai của cách mạng.
-Liên hệ cái tình trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.(1)
+Tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm
ve...đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách chân thực, tự nhiên.Hình ảnh thiên nhiên được tác