Vài nét về Thơ Đường | Ngữ Văn 10

Là một hiện tượng thi ca đặc biệt, bao gồm những sáng tác kéo dài suốt thời Đường, từ khi Đường Cao tổ Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường sụp đổ, ròng rã gần 300 năm (618-907 sau công nguyên). Thời Đường - một triều đại được coi là có nhiều chính sách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu

Thông tin:
25 trang 3 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vài nét về Thơ Đường | Ngữ Văn 10

Là một hiện tượng thi ca đặc biệt, bao gồm những sáng tác kéo dài suốt thời Đường, từ khi Đường Cao tổ Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường sụp đổ, ròng rã gần 300 năm (618-907 sau công nguyên). Thời Đường - một triều đại được coi là có nhiều chính sách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

17 9 lượt tải Tải xuống
VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG
I. Giới thiệu chung:
1. Khái niệm:
- Là một hiện tượng thi ca đặc biệt, bao gồm những sáng tác kéo dài suốt
thời Đường, từ khi Đường Cao tổ Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà
Đường sụp đổ, ròng rã gần 300 năm (618-907 sau công nguyên). Thời
Đường - một triều đại được coi là có nhiều chính sách tiến bộ nhất trong lịch
sử phong kiến Trung Quốc.
- Thơ Đường được sáng tác trên 3 thể chính: Thơ luật Đường, thơ Cổ phong
và Nhạc phủ.
- Thơ Đường được chia ra hai loại: cổ thể và tân thể(luật).
+ Trong cổ thể lại có bài năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).
Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước. Trong thơ cổ phong, người
ta chia ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời
(thất ngôn).
. Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải
theo luật bằng, trắc. Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài ngắn khác
nhau, có loại bài ngắn (đoản thiên), và bài dài (trường thiên).
. Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể bốn
câu, sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu... Trường thiên là những bài thơ
dài, nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không
dứt, do đó cũng cần phải có từng phần, mạch lạc, có cấu trúc hợp lý...
. Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ chỉ dùng một vần
(độc vận) trong cả bài. Cũng có thể thay nhiều vần (hoán vận) trong lúc viết
(Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng
từng loại hay cả hai.
. Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết
năm hay bảy chữ (Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)...
Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay vận
dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là:
Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài.
Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu.
Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát
triển cho sâu sắc.
Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn trên.
Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm,
cao thoát. Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay. So với thơ luật, thơ cổ
phong phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy
mà tính hàm súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm
nhạc không tập trung như thơ luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đã có từ
các thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả...
+ Trong thơ luật lại có loại tuyệt cú( bốn câu) và bát cú( tám câu), mỗi phần
trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định về cấu trúc
( phá , thừa, thực, luận, kết). Ngoài ra, còn có luật bằng trắc, bắt buộc để tạo
thành âm điệu và vần, làm phong phú cho bài thơ.
Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa trên
những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với
nhau, tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc
quy định như sau:
Phá: Câu mở đầu (cũng gọi là Phá đề)
Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp
Thực: Gồm hai câu 3, 4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài
thơ.
Luận: Gồm hai câu 5, 6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm
tăng ý chính của bài.
Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có
một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc.
Thơ luật có thể năm lời (ngũ ngôn) và thể bảy lời (thất ngôn)
* Ví dụ thơ thể ngũ ngôn:
TỐNG HỮU NHÂN
Thanh sơn hoành Bắc quách,
Bạch thuỷ nhiễu Đông thành.
Thử địa nhất vi biệt,
Cô bồng vạn lý chinh.
Phù vân du tử ý,
Lạc nhật cố nhân tình.
Huy thủ tự tư khứ,
Tiêu tiêu ban mã minh.
(Lý Bạch)
TIỄN BẠN
Chạy dài cõi Bắc non xanh,
Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả mối long,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
Vẫy tay thôi đã rời xa,
Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.
(TẢN ĐÀ dịch)
* Ví dụ thể thất ngôn:
THU HỨNG
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
(Đỗ Phủ)
HỨNG THU
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.
(NGUYỄN CÔNG TRỨ dịch)
- Thơ Đường chia làm các thời kì: Sơ Đường (618 – 713), Thịnh Đường
(713 – 766), Trung Đường (766 – 835), Vãn Đường (835 – 907).
2. Thành tựu:
Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học
Trung Quốc, là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân
loại. Thơ Đường hiện con khoảng 48.000 bài của trên 2.300 thi sĩ trong đó
Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư bị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời
gian, được người đời ngưỡng mộ.
3. Nguyên nhân phát triển:
- Triều đại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618 - 907) tuy có lúc
thăng trầm, nhưng xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa thời
ấy vẫn phát triển mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần thay đổi lớn lao.
Chính sách khoa cử, tôn giáo, những chủ trương lớn về văn hóa của triều đại
Đường khiến triết học cũng rất phát triển. Thời nhà Đường đã quy định
ngoài Tứ thư Ngũ kinh, Đạo Đức Kinh và Trang Tử là sách các sĩ tử phải
học, do đó Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang được quảng bá. Những tư tưởng
triết học được hấp thụ từ những tư tưởng tiến bộ đưa vào, đã góp phần nâng
cao kiến thức cho sĩ tử đương thời, nhất là các thi sĩ, cũng vốn là những
người nhậy cảm và ham tìm hiểu cái mới. Một trong những chủ tướng của
thi đàn lúc đó như Lý Bạch, người có một cá tính mạnh, quyết liệt, cuối
cùng, chịu ảnh hưởng của Đạo Giáo khiến thơ ông giàu tính lãng mạn. Cơ
sở tư tưởng của thơ sơn thủy, điền viên gần gũi với thiên nhiên của Vương
Duy, là do chịu ảnh hưởng của Đạo Phật và đạo Lão. Còn phái Tân Nhạc
Phủ Nguyên Vi Chi Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên và Bạch Cư Dị, thì cùng
một trường phái. Thơ của các ông đậm sâu tư tưởng Nho giáo trong cảm
xúc, lấy nhân nghĩa, lấy sự quan tâm đến đời sống xã hội làm chủ đạo…
- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng hải, thương nghiệp mở
mang, phát triển. Nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, âm nhạc đạt đến trình
độ cao, chói sáng. Do đó, ngành này đem những vẻ đẹp cho ngành khác.
Thơ Đường rất trọng âm nhạc, hình ảnh, khắc họa. Sự trau chuốt khổ công
đi đôi với những cảm hứng tự nhiên, không phải tự dưng hái được, mà do
những kiến thức thu hái từ nhiều nguồn của các nhà thơ đời Đường. Vương
Duy không những là một nhà thơ, còn là một họa sĩ, một nhà thư pháp. Do
đó trong thơ ông, thơ và họa kết hợp rất điêu luyện. Sau này, thi hào Tô
Đông Pha đời Tống đã phải thốt lên rằng: “mỗi bài thơ của ông (Vương
Duy) là một bức họa, và trong mỗi bức họa của ông lại có một bài thơ”.
Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Cao Thích nghe hát ở Kỳ Đình, thẩm
âm sành điệu chẳng khác gì nhạc công, nhạc sĩ…
- Chế độ thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đề cao, việc học thịnh
đạt. Các tao nhân mặc khách được trọng vọng.
Đó chính là những nguyên nhân khiến thơ Đường phát triển rực rỡ và đạt
được những thành tựu lớn lao.
II. Những đặc điểm và đặc trưng của thơ Đường:
1. Đặc điểm:
a. Về mặt nội dung:
- Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: Ca ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ,
miêu tả vẻ đẹp bốn mùa, với hoa lá cây cỏ, trăng, tuyết, gió mây... thể hiện
tình yêu thiên nhiên, tạo vật, yêu quê hương đất nước (Vọng Lư Sơn bộc bố,
Tuyệt cú...).
Vọng Lư sơn bộc bố
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
- Cảm hứng nhân đạo: Nói lên nỗi khổ của người dân vì cơ hàn, vì chiến
tranh loạn lạc, lòng khao khát hạnh phúc, hòa bình, ca ngợi tình vợ chổng,
tình bạn (Thạch Hào lại, Nguyệt dạ, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên
chi Quảng Lăng...).
- Có những vần thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn dật ỏ chốn điền
viên, lâm tuyền. Có những vần thơ nói vẽ sinh hoạt thôn dã, đồng nội; thú
vui cầm kì, thi, tửu của mặc khách tao nhân. Tài tử giai nhân là một đề tài có
nhiều bài tuyệt bút. Nội dung thơ Đường rất phong phú và đa dạng, là một
bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội Trung Quốc thời Đường trong 300
năm.
b. Về mặt nghệ thuật
a. Thể thơ: từ, cổ phong, Đường luật,...
b. Luật thơ:
- Vần thơ (vần chân và vần cách, vần trắc và vần bằng). “nhất tam ngũ bất
luận, nhị tứ lục phân minh”
- Bằng, trắc.
- Niêm (dính): 2-3, 4-5, 6-7, 1-8
- Đối: câu 3-4, 5-6 tạo thành cặp đối
- Cấu trúc bài thơ rất chặt chẽ, nhất là Đường luật.
+ Thơ tứ tuyệt: khai, thừa, chuyển, hợp.
+ Thơ bát cú: đề, thực, luận, kết.
c. Ngôn ngữ thơ: tinh luyện, hàm súc, có các nhãn tự: Thi trung hữu họa. Thi
trung hữu cầm. Coi trọng lời thơ: thanh, nhã (trong sáng, trang nhã),... ước lệ
tượng trưng...
d. Tứ thơ: phong phú, đa dạng, biến hóa, khơi gợi, dựng lên được các mối quan
hệ xưa – nay, mộng- thực, tiên- tục, vô cùng - hữu hạn, không gian – thời gian
e. Bút pháp:
- Chấm phá, gợi nhiều hơn tả
- Đặc điểm: họa cảnh từ xa, ít tả cận cảnh, lấy điểm tả diện, tả theo lối chấm
phá, kết hợp thi – nhạc- họa.
2. Đặc trưng thơ Đường:
- Đặc trưng mỹ học của thơ Đường trước hết biểu hiện ở tính hàm súc, ít lời nhiều
ý, ý ở ngoài lời. Kết cấu thơ Đường luật hết sức chặt chẽ, mỗi bài thơ giống như
một bài toán giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Thơ Đường
luật đúc kết những kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng.
Đối xứng chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao, hài
hòa càng lớn.
Do đó câu số chữ của một bài thơ được hạn định, nên các nhà thơ phải tìm tòi
những tinh hoa của dân gian, kết hợp với điển cố lịch sử và từ hoa lệ của văn học
thành văn. Sự quy định niêm luật cho một thể thơ có thể hạn chế sự biểu đạt những
tình cảm bay bổng, phóng khoáng, nhưng nó buộc phải sáng tạo ngôn ngữ hàm
súc, cấu tứ chặt chẽ. Thơ Đường có phong độ một tâm hồn Á Đông, gắn tâm tư
tình cảm con người với thiên nhiên đất nước. Tình cảm biểu hiện trong thơ Đường
thực muôn màu muôn vẻ, có khi bồng bột, bay bổng, có khi thâm trẩm, uẩn khúc
quanh co. Có thể nói, nó như những dòng thác đổ dồn về một con sông lớn cuồn
cuộn.
- Những nhà thơ Đường sử dụng đề tài hết sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên,
lịch sử và cá nhân, đề tài về chiến tranh, đề tài về cuộc sống của những con người
trong xã hội. Ngòi bút thi nhân đã lên sâu vào tất cả mọi nơi, xung phá và chốn
cung đình u ám cũng như vào giữa quần chúng nhân dân.
Một bài thơ năm chữ tuyệt cú vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ, nhưng càng ít chữ,
càng phải cân nhắc cho nên từ ngữ ở thơ Đường luật phần lớn được sử dụng rất
đắt. Tuy hàm súc như vậy nhưng thơ Đường luật không phải là những lời thuyết lý
khô khan. Người ta lấy làm kinh ngạc là một bài thơ chỉ ngắn gọn 20 chữ mà lại là
một bức tranh có cả sương, trăng, cử chỉ ngẩng lên cúi xuống vì nhớ quê:
TĨNH DẠ TỨ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sơn.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu ức cố hương.
(Lý Bạch)
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
TƯƠNG NHƯ dịch
Đọc một bài thơ Đường, nhất là loại tứ tuyệt bốn câu 5 hoặc 7 chữ, có khi người ta
phải lắng nghe cái âm vang của nó, tưởng tượng ra những đường nét và màu sắc
của nó, để có thể cảm nhận hình tượng chung của bài thơ như kiểu nghe một bản
xô-nát chứ không phải dựa vào những chi tiết ngôn ngữ cụ thể của bài thơ. Mặt
khác, do truyền thống gắn bó giữa thi, nhạc và học, một bài thơ hay bao giờ cũng
gợi lên những âm thanh và đường nét, chính cái đó đã tạo nên âm vang sâu xa của
thơ Đường.
- Thơ Đường lựa chọn những chi tiết đặc sắc, điển hình đạt đến độ tinh xảo
giàu sức gợi, giàu sức khái quát, mọi ý tứ thăng trầm, sâu sắc được tóat lên
từ những gợi ý này. Thơ Đường thường dồn nén những ẩn dụ tượng trưng.
Những ẩn dụ tượng trưng này có sức bùng nổ lượng thông tin lớn. Cái ưu
thế của nghệ thuật tinh tế, diệu xảo được tạo ra bởi "ngôn hữu hạn, ý vô
cùng", nhờ sự lựa chọn và tổ chức hình ảnh mang tính ẩn dụ cao.
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi lệ hạ
Đăng U châu đài ca - Trần Tử Ngang
Tạm dịch: Trông lại trước không thấy người xưa, trông lại sau không thấy ai đến,
nghĩ trời đất lâu dài vô cùng, một mình lệ rơi đau xót
Bài thơ là sự tương phản giữa cái vũ trụ vô cùng và đời người hữu hạn. Đó là nỗi
lòng của kẻ sỹ cô đơn giữa cõi đời tầm thường ô trọc.
- Thơ Đường là thể loại thơ mà có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ " trữ
tình". Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô hình để hàn kết các hình
ảnh, ý tưởng, nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo
nên cấu tứ. Ta hãy thử cảm nhận cái không khí mênh mang, u tịch trong bài
Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tác giả đặt tâm hồn miønh vào khoảng thời gian và không gian vô tận. Nỗi sầu từ
sự ý thức giữa cái hữu hạn của kiếp người và cái vô cùng của tạo vật đã thành
mạch chảy suốt bài thơ. Người xưa đi mất, quanh đây chỉ còn mây trắng bay. Cái
buổi chiều là ảo tưởng xa xôi nhưng cũng hết sức cận kề. YÙ thức về sinh ký tử
quy của tác giả như hòa vào khói sóng đìu hiu và rồi tất cả chỉ còn đọng lại trong
một chữ " sầu" trĩu nặng ở cuối bài thơ.
Những tác giả của thơ Đường thường lựa chọn và miêu tả những khoảnh khắc dồn
nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản chất của quá trình đời sốngcon người. Đó
là những khỏanh khắc đặc biệt của hiện thực được nhiøn qua lăng kính của tâm
trạng, những khỏanh khắc thăng hoa, bột phát trong thế giới của tâm linh. Có khi
đó là khỏanh khắc lúc chia li, là khi lên cao, là màn đêm yên tĩnh nhìn trăng mà da
diếc nhớ về quê hương, là khỏanh khắc khi đối mặt với cái chết, hay chỉ là một
thoáng mờ của giấc chiêm bao...
Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ
và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ những
khoảng trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hiønh trong kết cấu, trong các tương quan,
trong các " nhãn tự", người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được
dồn nén vào trong đó.
Tự quân chi xuất hỷ
Bất phục lý tàn ky
Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm quang huy
Tự quân chi xuất hỷ - Trương cửu Linh
Tạm dịch: từ ngày chàng bước chân ra đi, cái khung cửi tàn thiếp không sửa lại,
nhớ chàng như mảnh trăng tròn trên trời, đêm đêm ánh sáng bị giảm đi
- Thơ Đuờng chú ý khám phá sự thống nhất, sự giao cảm mà trước hết là sự thống
nhất giữa con người và thiên nhiên.
Trong cách cấu tứ, cái "tôi" trữ tình thường hòa lẫn vào thiên nhiên và ngoại cảnh.
Trong cách biểu hiện, ba yếu tố thi, nhạc, họa thường quấn quyện làm một. Về cấu
trúc, bài thơ thường gọn nhẹ, cô đúc, ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, ý tại ngôn ngoại.
Thơ Đường đã thăng hoa được cái chân thật mộc mạc của Kinh Thi, cái bay bổng
và trang nhã của Sở từ, cái hào sảng của Hán nhạc phủ, được chắp cánh bởi tư duy
cởi mở của một thời Phật thịnh mà bước vào thời đại hoàng kim của thơ ca.
Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đông nói chung đặc biệt
mẫn cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Viø vậy các nhà thơ Đường
gửi gắm vào thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này thường
được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh,
sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc nét
bản chất, một quy luật chân lí của đời sống. Chính viø vậy thơ Đường đã đạt tới cái
"thần lí","diệu lí" như các nhà nghiên cứu đã nhận xét.
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh không sơn khâu
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh xuân giản trung
Điểu minh giản- Vương Duy
Tạm dịch: người nhàn hoa quế rụng, đêm yên tĩnh trong núi vắng, trăng lên làm
cho chim ngủ giật mình, cất tiếng kêu trong khe xuân
Bài thơ gợi lên một không gian tĩnh mịch, cảnh vật dường như bất động. Mặt trăng
ló ra làm chim phải giật mình cất tiếng kêu nhỏ trong khe núi. Trong cái tĩnh có cái
động, cái động làm tăng thêm cái tĩnh và từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn hồn
nhiên cao khiết, thanh nhàn.
III. Một số nhà thơ xuất sắc của Đường thi:
1. Lí Bạch
a. Cuộc đời
* Tuổi trẻ du hiệp
- Lý Bạch (701- 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời
Thịnh Đường. Ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng đời Hán . Khoảng năm
670, thân sinh ông chốn sang Tây Vực, sau lấy vợ người bản xứ và sinh ra ông. Từ
nhỏ được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho kinh thi, kinh thư. Lý Bạch rất
thông minh, lên năm tuổi đã biết đọc Lục Giáp, mười tuổi đã thông thạo và thích
làm thơ.Vì vậy, chính điểm này đã ảnh hưởng tới tư tưởng con người ông :ông
không những biết chữ Tây Vực mà ông còn kế thừa tính cách phóng khoáng tự
nhiên của người Tây Vực và thơ ông đậm chất nho giáo.
- Đến khi Vũ Hậu sụp đỗ gia đình ông rời Tây Vực về ngụ tại làng Thanh Liên,
huyện Chương Minh (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên).
- Lý Bạch ra đời năm 701,tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy sao Trường Canh
rơi vào mình rồi có thai sinh ra ông, nên ông mới lấy tên tự là Thái Bạch. Năm
mười lăm tuổi đã rèn kiếm thuật, chỉ trong một thời gian ngắn tài múa kiếm và làm
thơ được bộc lộ rõ rệt. năm mười sáu tuổi ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại phía
nam núi Dân. Lúc hai mươi tuổi bắt đầu cuộc sống hiệp khách.
- Cuộc sống hiệp khách đã ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác của ông :ông coi
thường danh lợi, thích ngao du sơn thủy, cầu tiên phòng đạo. trăng rượi hoa, cảnh
núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương, lòng khao khát tự do…Luôn chan
chứa những vần thơ lãng mạn đầy tâm hồn nhà thơ.
- Do ông sinh ra trong gia đình giàu có, nên thường được đi nhiều nơi, Lý Bạch
đi du ngoạn khắp nơi : viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, Thanh Thành… năm
726, ông đến An Lục (nay thuộc Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây ông cưới
vợ là cháu quan tể tướng hồi hưu Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân phiêu lãng và
bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi 30.
- Nhưng ông không ở lâu, Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà thơ Mạnh
Hạo Nhiên. Từ đó ông tha thiết hoạt động “ kinh bang tế thế”. Lý tưởng của ông là
“làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài
năng, trí tuệ giúp nhà vua cho thiên hạ yên ổn, thanh bình. Năm 741, ông đưa gia
quyến đến ở Duyên Châu (sơn Đông).
- Do được đi du ngoạn nhiều nơi nên thơ ông mang đầy đủ cái cao rộng của thiên
nhiên, cái phóng khoáng của tự do, cái độ ngang tàng của hiệp khách.
* Trường An dừng bước (742- 744)
- Năm 742, Lý Bạch xuống miền nam chơi, đi chơi Cối Kê (Chiết Giang), ngụ
tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân.Ngô Quân được triệu về cung đem Lý
Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng mình có thể thực hiện lý tưởng chính trị của
mình. Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông mời vào bệ
kiến. Thấy ông thần khí cao lãng, phong thái nhẹ nhàng như áng mây,vua bất
giác quên mình là bậc chí tôn bước xuống thềm đón. Vua mến tài, cho ông vào
điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ.
Bấy giờ ngoài Hạ Tri Chương, ông còn kết bạn với Thôi Tông Chi, Vương
Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi, gọi là “Tửu trung bát
tiên”. Thời kỳ này là thời kỳ quý hiếm nhất của ông trên con đường công danh.
- Năm 744, nhân một ngày hoa nở đẹp, Đường Minh Hoàng cùng Dương
Quý Phi thưởng ngoạn mẫu đơn ở vườn Ngự, sai đội ca hát. Muốn làm cho
người đẹp vui lòng, vua triệu Lý Bạch vào làm tân từ cho nhạc.
- Đường Huyền Tông lúc này không còn là một ông vua anh minh chú ý đến
việc nước nữa, giao hết chính sự cho bọn Lâm Phủ,còn mình chỉ ngồi hưởng
lạc. Điểm này đã ảnh hưởng tới sáng tác của ông là ông có nhiều bài thơ vạch
trần đế vương chỉ đan mê sắc dục, bạc đãi nhân tài.
- Lý Bạch chẳng qua cũng chỉ là “văn nhân ngự dụng” mà thôi. Ông bất bình vì
không ai hiểu ý mình, với bản chất phóng túng, ghét cảnh mũ áo ràng buộc, lại
nhận thức rõ ràng về sự hủ bại, thối nát qua mấy năm tiếp xúc, ông từ quan về
quê.
- Ông rời kinh đô tiếp tục cuộc sống giang hồ lãng tử, để cho thơ tung cánh giữa
đất nước bao la.
*Lão niên phiêu bạt (745 – 762)
- Từ giã Trường An, Lý Bạch đến Lạc Dương gặp Đỗ Phủ (744) rồi gặp Cao
Thích ở Biện Châu. Ba người cùng đi chơi với nhau mấy tháng trời. Sau khi từ
biệt Đỗ Phủ tại quận Lỗ, Duyên Châu (Sơn Đông), Lý Bạch đi du lịch khắp nơi.
Ông đi khắp đất nước, hẳn chẳng chịu nhường Tư Mã Thiên.
- Đa số thời gian của cuộc đời của Lý Bạch trôi qua trong hành trình du lịch,
cho nên trong thơ ông viết rất nhiều thơ miêu tả phong cảnh tự nhiên.
- Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn khởi binh làm loạn, chống triều đình, gây
tàn phá chết tróc ở vùng phía bắc Trường Giang, điểm này đã có ảnh hưởng tới
tư tưởng sáng tác của ông là ông phê phán chiến tranh, cảm thông với số phận
của nhân dân. Khi đó Lý Bạch liền vào Lư Sơn, ở ẩn tại Bình Phong Điệp.
- Nhưng cuộc đời bỗng gặp cơn ba đào. Năm 756, Túc Tông lên ngôi. Bấy
giờ vĩnh vương Lý Lân là con thứ 16 của Đườn Minh Hoàng giương ngọn cờ
dẹp loạn An Lộc Sơn, mời Lý Bạch ra giúp. Năm 757, Túc Tông cất quân đánh
Lý Lân. Lân thua ở Đan Dương, bị giết chết. Lý Bạch bị bắt giam ở ngục Tầm
Dương. Tuyên úy đại sứ Thôi Chi Oán và Ngự sử trung thừa Tương Nhược Tư
xin tha cho ông. Nhược Tư đem quân đến Hà Nam phóng thích Lý Bạch, cử
làm tham mưu quân sự, dâng lên vua nhưng không được xét. Lý Bạch bị kết án
phản nghịch và khép tội tử hình.
- Quách Tử Nghi bấy giờ làm tể tướng chuộc tội cho ông xin vua tha chết,
ông bị đi đày.
- Năm 758, Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang gặp Đỗ Phủ, Đỗ Phủ nghe tin
vô cùng thương xót. Năm 759, trên đường tới Dạ Lang ông được tha tại Vu
Sơn, bèn đi xuống miền đông Hán Dương. Năm 760 Ông đến Châu An Khánh,
rồi năm 761, sống cuộc đời phóng đãng tại Kim Lăng, Lịch Dương. Năm 762,
bấy giờ loạn An Sử vẫn còn, ông xin gia nhập đoàn quân dẹp loạn, được chuẩn
y. Nhưng đến Kim Lăng, ông ngã bệnh phải về và mất năm ấy.
Lý Bạch là nhà thơ nổi danh thời thịnh Đường. Khi ông mất, Lý Dương Băng
sưu tầm thơ ông. Theo đó, thì nhà thơ làm khoảng 20,000 bài, nhưng ông
không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1,800 bài.
Cùng với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, ông là một trong ba nhà thơ lớn của Trung
Quốc. Sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông được kéo dài mãi cho đến tận những
năm cuối đời. Thơ Lý Bạch mang đậm màu sắc lãng mạn.
b. Sự nghiệp sáng tác
* Quan niệm về thơ ca
- Ông chỉ sáng .tác chứ không lý luận, tuy nhiên, qua thơ ca của ông, chúng
ta có thể thấy quan niệm làm thơ của ông theo phương châm “kế thừa có phê
phán, phục cổ để cách tân”.
Ông nói : “Từ trần, Lương trở lại nay, thơ trở thành cực kì diêm dúa và nông
cạn, Thẩm Hữu Văn, tức Thẩm Ước, lại tôn sùng thanh luật, người phục hồi
không phải ta thì còn ai nữa ?” (Mạnh Khởi, Bản sự thi – Cao dật đệ tam).
- Tinh thần sáng tạo của ông còn được thể hiện trong bài “cổ phong”. Ông
châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ nhân trong văn học. Chính vì tinh thần
sáng tạo cách tân đó bồng bột như thế, Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân.
- Ông cũng như Đổ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, muốn
cổ nhân phải thua mình. Tuy nhiên không phải là người kiêu căng tự phụ. Ông
luôn ra sức học tập Nhạc phủ Hán. Ngụy, Lục triều, kế thừa tinh hoa nghệ thuật
của Nguyễn Tịch, Tạ Diểu, Bảo Chiếu…Ông có những cốn hiến vĩ đại trong
thực tiễn sáng tác, và đã cùng nhiều nhà thơ khác quét dọn lớp phấn son lòe
loẹt, giả tạo của sáu đời, làm cho nhà Đường phát triển phồn vinh.
*Nhân tố tư tưởng
Từ nhỏ, Lý Bạch đã “ thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng
của người đời trước rất rộng, phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác
động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc rất nhiều.
- Khi ông xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “Kiêm tế thiên hạ” của
Nho gia chiếm ưu thế. Tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó
chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống. Theo gót Lão Tử, nhất là Trang Chu,
ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ trụ và mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên, tạo nên tinh tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong
thi ca. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quý, tự tin vào tài năng, hay mang
hoài bảo cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ
phong kiến, khiến thơ ông mang ý vị siêu thoát, thể hiện cái khí thế hùng tráng,
cao rộng.
- Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng thơ thơ ông, châm biếm
cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của Nho sinh (Trào Lỗ nho).
* Nội dung thơ ca
Do nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý
Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính
hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần lớn.
Loạn An Sử bùng nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại… Lý Bạch phản ánh
cuộc sống xa hoa, đồi trụy của lớp quan lại quý tộc, vạch trần đế vương diễu võ
dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản ánh các cuộc chiến
tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ. Từ đó thơ
ông chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, muốn đem tài năng mình ra để
“cần vương trạch dân”. Tuy nhiên, mong ước của ông không thực hiện được.
Ông lại lên đường, vĩnh biệt những bài thơ mua vui cho bọn quyền quý như
“Thanh bình điệu”…
Yêu nước gắn với thương dân, ông đau xót cho số phận của nhân dân trong
vòng chiến loạn (đinh đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến phụ nữ. Ông phê
phán lối sống “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên khổ đau của người phụ nữ
bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạc đầu ngâm…)
Tuy nhiên, thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với
nhân dân thì không bằng Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
Ông hơn họ về thơ ca lãng mạn, Đỗ Phủ nói; “Lý bạch, thơ không ai địch nổi,
siêu nhiên ý khác thường”.
*Giá trị nghệ thuật
- Thơ ông gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng khuynh hướng chủ
đạo là lãng mạn. Ông có ảnh hưởng của kinh thi, nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất
là Sở từ Khuất Nguyên.
Lý Bạch kế thừa Khuất Nguyên nhưng phát huy cao với tinh thần sáng tạo, cách
tân. Trước hết, ông thường dùng thủ pháp khoa trương – ngọa dụ của thơ ca dân
gian và trí tưởng tượng phong phú. Ông thông qua cảnh thần tiên, ảo tưởng,
siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, lấy chuyện ngày xưa để
nói ngày nay, nhất là khi ông phê phán đã kích.
-Ông gửi gắm tâm hồn, tư duy vào thiên nhiên. Thủ pháp nhân hóa mới mẽ và táo
bạo, nảy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện
vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩa và lôi
cuốn. ông kết hợp khéo léo thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương ảo để tạo ra
những hình ảnh nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng
như lòng yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khiêu gợi ra.
- Lý Bạch kế thừa có phê phán, chọn lọc truyền thống tốt đẹp của thơ ca Hán –
Ngụy trở về sau, đồng thời ra sức học tập thơ ca dân gian quá khứ và đương đại,
nên có những thành tựu về ngôn ngữ và nghệ thuật như (Tĩnh dạ tư, việt nữ từ,
Tặng Uông Luân…). Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông cùng với Vương Xương
Linh, là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng là “tay thánh tuyệt
cú”. Làm thơ luật, ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi gò bó
của niêm đối…
2. Đỗ Phủ
Cuộc đời
Những năm đầu tiên
Đỗ Phủ sinh năm 712, không biết rõ nơi sinh, chỉ biết đại khái là ở gần Lạc Dương,
tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông tự coi
mình là người kinh đô Trường An. Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quý tộc, tự
cho là dòng dõi vua Nghiêu đã sa sút. Cha ông tên Đỗ Nhàn (杜閒), mẹ là Thôi thị
xuất thân từ gia tộc danh giá Thanh Hà Thôi thị (清河崔氏). Mẹ Đỗ Phủ mất sớm
sau khi sinh ông, và được người thím nuôi một thời gian. Anh trai ông cũng mất
sớm, riêng có ba em trai và một em gái khác mẹ, thường được nhắc đến trong thơ.
Vì là con trai của một học giả, quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu nền
giáo dục của Trung Quốc truyền thống để lúc trưởng thành có thể ra làm quan: học
thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. Sau này
ông cho rằng mình đã sáng tác một số bài thơ hay ngay từ khi tuổi còn trẻ, nhưng
không lưu giữ lại.
Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô, Triết Giang; những bài thơ đầu tiên
của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này,
khoảng năm 735.
Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng, việc này
đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì cách hành
văn thời ấy quá rắc rối và tối nghĩa, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng ông trượt vì
đã không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông tiếp tục đi
du lịch quanh vùng Sơn Đông và Hà Bắc.
Khoảng năm 740, cha của Đỗ Phủ qua đời. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể
được phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một
người em khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các
bổn phận gia đình.
Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh
một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên
văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa
năm 745.
Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia vào cuộc
thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng tỏ
mình đã sáng suốt sử dụng hết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối
thủ tiềm tàng nào). Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp
hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.
Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho vũ khí. Dù đây chỉ là
một chức nhỏ, ít nhất trong thời bình nó cũng là một bước khởi đầu cho hoạn l
của ông. Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các sự kiện xảy ra đã
khiến nó không bao giờ còn được thực hiện.
Chiến tranh
Sự Biến An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12, 755 và chỉ tan rã hoàn toàn sau tám năm.
Nó tàn phá xã hội Trung Quốc: năm 754 nước này có 52.9 triệu người, nhưng tới
năm 764 chỉ còn lại 16.9 triệu, số còn lại đã bị giết hoặc bị dời đi. Trong thời gian
này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì
chiến tranh, cũng như nạn đói và sự bạc đãi của triều đình. Tuy nhiên, thời gian
không hạnh phúc này khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những
đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia
đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường– những điều ông nghe
thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai– đã trở thành chủ đề chính
trong những sáng tác của ông.
Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã
rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của
Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào
mùa thu, con trai út của ông ra đời. Mọi người cho rằng trong khoảng thời gian này
Đỗ Phủ đã bị bệnh sốt rét.
Năm sau ông bỏ trốn khỏi Trường An, và được cho giữ chức Tả thập di trong triều
đình mới tháng 5 năm 757. Chức vụ này khiến ông có cơ hội gặp gỡ Hoàng đế,
nhưng chỉ mang tính nghi lễ. Đỗ Phủ nhanh chóng gặp rắc rối khi ông lợi dụng cơ
hội này để dâng thư can gián việc loại bỏ Phòng Quán người bạn và là người bảo
trợ của ông chỉ vì một lỗi nhỏ: sau đó tới lượt chính ông bị giam nhưng tới tháng 6
được thả ra. Tháng 9 năm ấy ông được cho phép về gặp gia đình, nhưng nhanh
chóng quay lại triều ngày 8 tháng 12, 757. Ông cùng triều đình quay lại Trường An
sau khi quân triều đình tái chiếm nó. Tuy nhiên, những lời can gián của ông không
hợp với hoàng đế và vào mùa hè năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân
ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán ngán: trong một bài thơ, ông đã viết:
Thúc đới phát cuồng dục đại khiếu,
Bạ thư hà cấp lai tương nhưng.
Xốc đai, điên những muốn gào:
Giấy tờ đâu cứ ào ào chạy vô?
Mùa hè năm 759 ông lại ra đi; lý do của lần này thường được cho là vì nạn đói
nhưng cũng có ý cho rằng ông ra đi vì vỡ mộng. Năm sau đó ông sống sáu tuần tại
Tần Châu (hiện nay là Thiên Thuỷ, tỉnh Cam Túc), ở đây ông đã sáng tác sáu mươi
bài thơ.
Thành Đô
Năm 760 ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sẽ sống trong năm năm tiếp
theo. Tới mùa thu năm đó ông rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người
quen biết để cầu xin giúp đỡ. Ông được Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng
môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Dù vậy đây vẫn là một trong những
giai đoạn thanh bình và hạnh phúc nhất của ông, và nhiều bài thơ sáng tác trong
thời kỳ này miêu tả lại cuộc sống thanh bình trong "thảo đường" ở đó. Năm 762
ông rời thành phố này để tránh một cuộc bạo loạn, chỉ quay lại vào mùa hè năm
764 và được chỉ định làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến
dịch chống lại người Tạng.
Những năm sau này
Quân đội triều đình tái chiếm Lạc Dương, nơi sinh Đỗ Phủ, vào mùa đông năm
762, và vào mùa xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi sông Dương
Tử, với ý định quay về Lạc Dương. Chuyến đi rất chậm, vì tình trạng sức khỏe
kém của ông (lúc ấy ông mắc thêm bệnh mắt, điếc và nói chung đã ở tuổi già lại
thêm những lo lắng phiền não). Họ dừng lại ở Quỳ Châu (hiện nay là Bạch Đế,
Trùng Khánh) trong hai năm cho tới tận cuối mùa đông năm 766. Đây là giai đoạn
phát triển rực rỡ cuối cùng của thơ Đỗ Phủ, và cũng chính ở đây ông đã sáng tác
437 bài thơ đa phần là thơ luật. Mùa thu năm 766 Bo Maolin trở thành tổng trấn
trong vùng: ông giúp đỡ tài chính và trao cho Đỗ Phủ một chức quan thư ký không
chính thức.
Ông lập gia đình từ khoảng năm 752, và tới năm 757 họ đã có năm con (ba trai hai
gái) nhưng một cậu con trai ông đã chết khi còn thơ ấu năm 755.
Từ năm 754 ông bắt đầu bị bệnh phổi (có lẽ là hen suyễn). Tháng 3 năm 768 ông
lại bắt đầu chuyến hành trình tới tỉnh Hồ Nam. Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay
là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếc thuyền
rách nát… Vợ và hai con trai ông vẫn ở tại đó thêm ít nhất hai năm nữa. Cuối cùng
dòng dõi còn được biết của ông là một cháu trai, người đã đề nghị Nguyên Chẩn
viết bài minh trên mộ ông vào năm 813.
Tư tưởng và tác phẩm
Giới phê bình văn học chú trọng tới tính sử, đạo đức và kỹ thuật sáng tác điêu
luyện của ông.
Lịch sử
Từ thời nhà Tống thơ Đỗ Phủ đã được gọi là "thi sử" (詩史). Vấn đề lịch sử được
đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại
của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách
gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như
người dân thường Trung Quốc.
Những phản ánh chính trị của Đỗ Phủ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính
toán. Ông ước ao mọi người bớt ích kỷ và làm tròn bổn phận của mình. Tuy nhiên,
do người ta không thể không đồng ý với các quan điểm của ông nên các sự thật
được biểu đạt đầy sức thuyết phục trong thơ ông đã khiến ông trở thành một nhân
vật trung tâm trong thi sử Trung Quốc.
Đạo đức
Một danh hiệu thứ hai mà các nhà phê bình Trung Quốc đặt cho Đỗ Phủ là "thi
thánh" (詩聖), ngang hàng với Khổng Tử, vị thánh về triết học. Trong một bài thơ
ở thời kỳ đầu tiên của ông, Binh xa hành(兵車行) (khoảng năm 750), đã nói lên
nỗi thống khổ của một người bị bắt đi lính trong quân đội triều đình, thậm chí
trước khi xảy ra loạn An Lộc Sơn; bài thơ này nói lên sự xung đột giữa việc chấp
nhận và hoàn thành nghĩa vụ, và sự ý thức rõ ràng về những đau khổ có thể nảy
sinh. Chủ đề này liên tiếp được nhấn mạnh trong những bài thơ về cuộc đời của
dân chúng và binh sĩ mà Đỗ Phủ sáng tác trong cả cuộc đời mình.
Tuy việc Đỗ Phủ hay nhắc đến sự thống khổ của riêng mình có thể đem lại một ấn
tượng về chủ nghĩa duy ngã. Nhưng thực tế hình ảnh ông trong đó luôn được quan
sát dưới góc độ khách quan và hầu như chỉ được đưa ra sau chót để tự cảm thán. Vì
thế, ông khiến bức tranh xã hội trong thơ mang tính khái quát cao hơn khi so sánh
nó với một cá nhân tầm thường là chính mình.
Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần
trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước
đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Zhang Jie đã viết rằng đối với
Đỗ Phủ, "mọi thứ trên thế giới này đều là thơ" (Chou p. 67), các chủ đề trong thơ
ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề
khác.
Kỹ thuật
Trước tác của Đỗ Phủ đặc biệt nổi tiếng nhất vì tầm vóc của nó. Các nhà phê bình
Trung Quốc thường dùng từ Tập đại thành 集大成, theo lời ca ngợi của Mạnh Tử
dành cho Khổng Tử. Nguyên Chẩn là người đầu tiên lưu ý tới mức độ to lớn của
các tác phẩm của Đỗ Phủ, năm 813 ông đã viết, (Đỗ Phủ) "đã thống nhất trong tác
phẩm của mình những nét tiêu biểu mà người trước mới chỉ đề cập riêng lẻ". Ông
là nhà thơ tài nghệ trong mọi phong cách thơ Trung Quốc. Ở bất cứ hình thức nào
ông đều mang lại những tiến bộ vượt bậc hay đóng góp những ví dụ mẫu mực.
Hơn nữa, thơ ông có phạm vi sử dụng từ vựng rộng lớn, từ cách nói trực tiếp và
thông tục cho đến cách nói bóng và ngôn ngữ văn chương. Nội dung chính trong
thơ đã thay đổi khi ông phát triển phong cách của mình để thích hợp với hoàn cảnh
xung quanh. Những bài thơ đầu tiên theo phong cách trang nhã nhưng về sau này
khi trải qua những cơ cực của chiến tranh thơ ông đã trở lại với phong cách đích
thực của mình. Những bài thơ sáng tác trong giai đoạn ở Tần Châu đơn giản đến
tàn nhẫn, phản ánh quang cảnh hoang tàn. Những bài thơ giai đoạn ở Thành Đô
nhẹ nhàng và đẹp đẽ, trong khi ở cuối giai đoạn Quỳ Châu đậm chi tiết và có tính
dự báo.
Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có
nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong
1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà
thơ tiêu biểu cho thể loại này. Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng
phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật
thông thường.
Ảnh hưởng
Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những
đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ
cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có
nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như
một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong
những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và
tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho
Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số
tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và
Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Vi Trang đã
cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.
Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm.
Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện,
theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu
hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy,
sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả
cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình.
Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ
chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn
phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia
và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của
chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng
ngôn ngữ giản dị "của nhân dân".
Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của
Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng
từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền
thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới
| 1/25

Preview text:

VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG I. Giới thiệu chung: 1. Khái niệm:
- Là một hiện tượng thi ca đặc biệt, bao gồm những sáng tác kéo dài suốt
thời Đường, từ khi Đường Cao tổ Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà
Đường sụp đổ, ròng rã gần 300 năm (618-907 sau công nguyên). Thời
Đường - một triều đại được coi là có nhiều chính sách tiến bộ nhất trong lịch
sử phong kiến Trung Quốc.
- Thơ Đường được sáng tác trên 3 thể chính: Thơ luật Đường, thơ Cổ phong và Nhạc phủ.
- Thơ Đường được chia ra hai loại: cổ thể và tân thể(luật).
+ Trong cổ thể lại có bài năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).
Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước. Trong thơ cổ phong, người
ta chia ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).
. Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải
theo luật bằng, trắc. Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài ngắn khác
nhau, có loại bài ngắn (đoản thiên), và bài dài (trường thiên).
. Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể bốn
câu, sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu... Trường thiên là những bài thơ
dài, nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không
dứt, do đó cũng cần phải có từng phần, mạch lạc, có cấu trúc hợp lý...
. Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ chỉ dùng một vần
(độc vận) trong cả bài. Cũng có thể thay nhiều vần (hoán vận) trong lúc viết
(Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng từng loại hay cả hai.
. Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết
năm hay bảy chữ (Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)...
Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay vận
dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là:
Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài.
Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu.
Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát triển cho sâu sắc.
Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn trên.
Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm,
cao thoát. Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay. So với thơ luật, thơ cổ
phong phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy
mà tính hàm súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm
nhạc không tập trung như thơ luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đã có từ
các thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả...
+ Trong thơ luật lại có loại tuyệt cú( bốn câu) và bát cú( tám câu), mỗi phần
trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định về cấu trúc
( phá , thừa, thực, luận, kết). Ngoài ra, còn có luật bằng trắc, bắt buộc để tạo
thành âm điệu và vần, làm phong phú cho bài thơ.
Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa trên
những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với
nhau, tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc quy định như sau:
Phá: Câu mở đầu (cũng gọi là Phá đề)
Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp
Thực: Gồm hai câu 3, 4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ.
Luận: Gồm hai câu 5, 6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm tăng ý chính của bài.
Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có
một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc.
Thơ luật có thể năm lời (ngũ ngôn) và thể bảy lời (thất ngôn)
* Ví dụ thơ thể ngũ ngôn: TỐNG HỮU NHÂN
Thanh sơn hoành Bắc quách,
Bạch thuỷ nhiễu Đông thành. Thử địa nhất vi biệt, Cô bồng vạn lý chinh. Phù vân du tử ý, Lạc nhật cố nhân tình. Huy thủ tự tư khứ, Tiêu tiêu ban mã minh. (Lý Bạch) TIỄN BẠN
Chạy dài cõi Bắc non xanh,
Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả mối long,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà. Vẫy tay thôi đã rời xa,
Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo. (TẢN ĐÀ dịch) * Ví dụ thể thất ngôn: THU HỨNG
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. (Đỗ Phủ) HỨNG THU
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà. (NGUYỄN CÔNG TRỨ dịch)
- Thơ Đường chia làm các thời kì: Sơ Đường (618 – 713), Thịnh Đường
(713 – 766), Trung Đường (766 – 835), Vãn Đường (835 – 907). 2. Thành tựu:
Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học
Trung Quốc, là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân
loại. Thơ Đường hiện con khoảng 48.000 bài của trên 2.300 thi sĩ trong đó
Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư bị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời
gian, được người đời ngưỡng mộ.
3. Nguyên nhân phát triển:
- Triều đại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618 - 907) tuy có lúc
thăng trầm, nhưng xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa thời
ấy vẫn phát triển mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần thay đổi lớn lao.
Chính sách khoa cử, tôn giáo, những chủ trương lớn về văn hóa của triều đại
Đường khiến triết học cũng rất phát triển. Thời nhà Đường đã quy định
ngoài Tứ thư Ngũ kinh, Đạo Đức Kinh và Trang Tử là sách các sĩ tử phải
học, do đó Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang được quảng bá. Những tư tưởng
triết học được hấp thụ từ những tư tưởng tiến bộ đưa vào, đã góp phần nâng
cao kiến thức cho sĩ tử đương thời, nhất là các thi sĩ, cũng vốn là những
người nhậy cảm và ham tìm hiểu cái mới. Một trong những chủ tướng của
thi đàn lúc đó như Lý Bạch, người có một cá tính mạnh, quyết liệt, cuối
cùng, chịu ảnh hưởng của Đạo Giáo khiến thơ ông giàu tính lãng mạn. Cơ
sở tư tưởng của thơ sơn thủy, điền viên gần gũi với thiên nhiên của Vương
Duy, là do chịu ảnh hưởng của Đạo Phật và đạo Lão. Còn phái Tân Nhạc

Phủ Nguyên Vi Chi Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên và Bạch Cư Dị, thì cùng
một trường phái. Thơ của các ông đậm sâu tư tưởng Nho giáo trong cảm
xúc, lấy nhân nghĩa, lấy sự quan tâm đến đời sống xã hội làm chủ đạo…

- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng hải, thương nghiệp mở
mang, phát triển. Nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, âm nhạc đạt đến trình
độ cao, chói sáng. Do đó, ngành này đem những vẻ đẹp cho ngành khác.
Thơ Đường rất trọng âm nhạc, hình ảnh, khắc họa. Sự trau chuốt khổ công
đi đôi với những cảm hứng tự nhiên, không phải tự dưng hái được, mà do
những kiến thức thu hái từ nhiều nguồn của các nhà thơ đời Đường. Vương
Duy không những là một nhà thơ, còn là một họa sĩ, một nhà thư pháp. Do
đó trong thơ ông, thơ và họa kết hợp rất điêu luyện. Sau này, thi hào Tô
Đông Pha đời Tống đã phải thốt lên rằng: “mỗi bài thơ của ông (Vương
Duy) là một bức họa, và trong mỗi bức họa của ông lại có một bài thơ”.
Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Cao Thích nghe hát ở Kỳ Đình, thẩm
âm sành điệu chẳng khác gì nhạc công, nhạc sĩ…

- Chế độ thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đề cao, việc học thịnh
đạt. Các tao nhân mặc khách được trọng vọng.
 Đó chính là những nguyên nhân khiến thơ Đường phát triển rực rỡ và đạt
được những thành tựu lớn lao. II.
Những đặc điểm và đặc trưng của thơ Đường: 1. Đặc điểm:
a. Về mặt nội dung:
- Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: Ca ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ,
miêu tả vẻ đẹp bốn mùa, với hoa lá cây cỏ, trăng, tuyết, gió mây... thể hiện
tình yêu thiên nhiên, tạo vật, yêu quê hương đất nước (Vọng Lư Sơn bộc bố, Tuyệt cú...). Vọng Lư sơn bộc bố
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
- Cảm hứng nhân đạo: Nói lên nỗi khổ của người dân vì cơ hàn, vì chiến
tranh loạn lạc, lòng khao khát hạnh phúc, hòa bình, ca ngợi tình vợ chổng,
tình bạn (Thạch Hào lại, Nguyệt dạ, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng...).
- Có những vần thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn dật ỏ chốn điền
viên, lâm tuyền. Có những vần thơ nói vẽ sinh hoạt thôn dã, đồng nội; thú
vui cầm kì, thi, tửu của mặc khách tao nhân. Tài tử giai nhân là một đề tài có
nhiều bài tuyệt bút. Nội dung thơ Đường rất phong phú và đa dạng, là một
bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội Trung Quốc thời Đường trong 300 năm.
b. Về mặt nghệ thuật
a. Thể thơ: từ, cổ phong, Đường luật,... b. Luật thơ:
- Vần thơ (vần chân và vần cách, vần trắc và vần bằng). “nhất tam ngũ bất
luận, nhị tứ lục phân minh” - Bằng, trắc.
- Niêm (dính): 2-3, 4-5, 6-7, 1-8
- Đối: câu 3-4, 5-6 tạo thành cặp đối
- Cấu trúc bài thơ rất chặt chẽ, nhất là Đường luật.
+ Thơ tứ tuyệt: khai, thừa, chuyển, hợp.
+ Thơ bát cú: đề, thực, luận, kết.
c. Ngôn ngữ thơ: tinh luyện, hàm súc, có các nhãn tự: Thi trung hữu họa. Thi
trung hữu cầm. Coi trọng lời thơ: thanh, nhã (trong sáng, trang nhã),... ước lệ tượng trưng...
d. Tứ thơ: phong phú, đa dạng, biến hóa, khơi gợi, dựng lên được các mối quan
hệ xưa – nay, mộng- thực, tiên- tục, vô cùng - hữu hạn, không gian – thời gian e. Bút pháp:
- Chấm phá, gợi nhiều hơn tả
- Đặc điểm: họa cảnh từ xa, ít tả cận cảnh, lấy điểm tả diện, tả theo lối chấm
phá, kết hợp thi – nhạc- họa.
2. Đặc trưng thơ Đường:
- Đặc trưng mỹ học của thơ Đường trước hết biểu hiện ở tính hàm súc, ít lời nhiều
ý, ý ở ngoài lời. Kết cấu thơ Đường luật hết sức chặt chẽ, mỗi bài thơ giống như
một bài toán giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Thơ Đường
luật đúc kết những kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng.
Đối xứng chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao, hài hòa càng lớn.
Do đó câu số chữ của một bài thơ được hạn định, nên các nhà thơ phải tìm tòi
những tinh hoa của dân gian, kết hợp với điển cố lịch sử và từ hoa lệ của văn học
thành văn. Sự quy định niêm luật cho một thể thơ có thể hạn chế sự biểu đạt những
tình cảm bay bổng, phóng khoáng, nhưng nó buộc phải sáng tạo ngôn ngữ hàm
súc, cấu tứ chặt chẽ. Thơ Đường có phong độ một tâm hồn Á Đông, gắn tâm tư
tình cảm con người với thiên nhiên đất nước. Tình cảm biểu hiện trong thơ Đường
thực muôn màu muôn vẻ, có khi bồng bột, bay bổng, có khi thâm trẩm, uẩn khúc
quanh co. Có thể nói, nó như những dòng thác đổ dồn về một con sông lớn cuồn cuộn.
- Những nhà thơ Đường sử dụng đề tài hết sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên,
lịch sử và cá nhân, đề tài về chiến tranh, đề tài về cuộc sống của những con người
trong xã hội. Ngòi bút thi nhân đã lên sâu vào tất cả mọi nơi, xung phá và chốn
cung đình u ám cũng như vào giữa quần chúng nhân dân.
Một bài thơ năm chữ tuyệt cú vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ, nhưng càng ít chữ,
càng phải cân nhắc cho nên từ ngữ ở thơ Đường luật phần lớn được sử dụng rất
đắt. Tuy hàm súc như vậy nhưng thơ Đường luật không phải là những lời thuyết lý
khô khan. Người ta lấy làm kinh ngạc là một bài thơ chỉ ngắn gọn 20 chữ mà lại là
một bức tranh có cả sương, trăng, cử chỉ ngẩng lên cúi xuống vì nhớ quê: TĨNH DẠ TỨ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sơn.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu ức cố hương. (Lý Bạch)

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương. TƯƠNG NHƯ dịch

Đọc một bài thơ Đường, nhất là loại tứ tuyệt bốn câu 5 hoặc 7 chữ, có khi người ta
phải lắng nghe cái âm vang của nó, tưởng tượng ra những đường nét và màu sắc
của nó, để có thể cảm nhận hình tượng chung của bài thơ như kiểu nghe một bản
xô-nát chứ không phải dựa vào những chi tiết ngôn ngữ cụ thể của bài thơ. Mặt
khác, do truyền thống gắn bó giữa thi, nhạc và học, một bài thơ hay bao giờ cũng
gợi lên những âm thanh và đường nét, chính cái đó đã tạo nên âm vang sâu xa của thơ Đường.
- Thơ Đường lựa chọn những chi tiết đặc sắc, điển hình đạt đến độ tinh xảo
giàu sức gợi, giàu sức khái quát, mọi ý tứ thăng trầm, sâu sắc được tóat lên
từ những gợi ý này. Thơ Đường thường dồn nén những ẩn dụ tượng trưng.
Những ẩn dụ tượng trưng này có sức bùng nổ lượng thông tin lớn. Cái ưu
thế của nghệ thuật tinh tế, diệu xảo được tạo ra bởi "ngôn hữu hạn, ý vô
cùng", nhờ sự lựa chọn và tổ chức hình ảnh mang tính ẩn dụ cao.
Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi lệ hạ
Đăng U châu đài ca - Trần Tử Ngang
Tạm dịch: Trông lại trước không thấy người xưa, trông lại sau không thấy ai đến,
nghĩ trời đất lâu dài vô cùng, một mình lệ rơi đau xót
Bài thơ là sự tương phản giữa cái vũ trụ vô cùng và đời người hữu hạn. Đó là nỗi
lòng của kẻ sỹ cô đơn giữa cõi đời tầm thường ô trọc.
- Thơ Đường là thể loại thơ mà có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ " trữ
tình". Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô hình để hàn kết các hình
ảnh, ý tưởng, nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo
nên cấu tứ. Ta hãy thử cảm nhận cái không khí mênh mang, u tịch trong bài
Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tác giả đặt tâm hồn miønh vào khoảng thời gian và không gian vô tận. Nỗi sầu từ
sự ý thức giữa cái hữu hạn của kiếp người và cái vô cùng của tạo vật đã thành
mạch chảy suốt bài thơ. Người xưa đi mất, quanh đây chỉ còn mây trắng bay. Cái
buổi chiều là ảo tưởng xa xôi nhưng cũng hết sức cận kề. YÙ thức về sinh ký tử
quy của tác giả như hòa vào khói sóng đìu hiu và rồi tất cả chỉ còn đọng lại trong
một chữ " sầu" trĩu nặng ở cuối bài thơ.
Những tác giả của thơ Đường thường lựa chọn và miêu tả những khoảnh khắc dồn
nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản chất của quá trình đời sốngcon người. Đó
là những khỏanh khắc đặc biệt của hiện thực được nhiøn qua lăng kính của tâm
trạng, những khỏanh khắc thăng hoa, bột phát trong thế giới của tâm linh. Có khi
đó là khỏanh khắc lúc chia li, là khi lên cao, là màn đêm yên tĩnh nhìn trăng mà da
diếc nhớ về quê hương, là khỏanh khắc khi đối mặt với cái chết, hay chỉ là một
thoáng mờ của giấc chiêm bao...
Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ
và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ những
khoảng trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hiønh trong kết cấu, trong các tương quan,
trong các " nhãn tự", người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được dồn nén vào trong đó. Tự quân chi xuất hỷ Bất phục lý tàn ky Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm quang huy

Tự quân chi xuất hỷ - Trương cửu Linh
Tạm dịch: từ ngày chàng bước chân ra đi, cái khung cửi tàn thiếp không sửa lại,
nhớ chàng như mảnh trăng tròn trên trời, đêm đêm ánh sáng bị giảm đi
- Thơ Đuờng chú ý khám phá sự thống nhất, sự giao cảm mà trước hết là sự thống
nhất giữa con người và thiên nhiên.
Trong cách cấu tứ, cái "tôi" trữ tình thường hòa lẫn vào thiên nhiên và ngoại cảnh.
Trong cách biểu hiện, ba yếu tố thi, nhạc, họa thường quấn quyện làm một. Về cấu
trúc, bài thơ thường gọn nhẹ, cô đúc, ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, ý tại ngôn ngoại.
Thơ Đường đã thăng hoa được cái chân thật mộc mạc của Kinh Thi, cái bay bổng
và trang nhã của Sở từ, cái hào sảng của Hán nhạc phủ, được chắp cánh bởi tư duy
cởi mở của một thời Phật thịnh mà bước vào thời đại hoàng kim của thơ ca.
Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đông nói chung đặc biệt
mẫn cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Viø vậy các nhà thơ Đường
gửi gắm vào thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này thường
được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh,
sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc nét
bản chất, một quy luật chân lí của đời sống. Chính viø vậy thơ Đường đã đạt tới cái
"thần lí","diệu lí" như các nhà nghiên cứu đã nhận xét.
Nhân nhàn quế hoa lạc Dạ tĩnh không sơn khâu
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh xuân giản trung
Điểu minh giản- Vương Duy

Tạm dịch: người nhàn hoa quế rụng, đêm yên tĩnh trong núi vắng, trăng lên làm
cho chim ngủ giật mình, cất tiếng kêu trong khe xuân
Bài thơ gợi lên một không gian tĩnh mịch, cảnh vật dường như bất động. Mặt trăng
ló ra làm chim phải giật mình cất tiếng kêu nhỏ trong khe núi. Trong cái tĩnh có cái
động, cái động làm tăng thêm cái tĩnh và từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn hồn
nhiên cao khiết, thanh nhàn. III.
Một số nhà thơ xuất sắc của Đường thi: 1. Lí Bạch a. Cuộc đời
* Tuổi trẻ du hiệp
- Lý Bạch (701- 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời
Thịnh Đường. Ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng đời Hán . Khoảng năm
670, thân sinh ông chốn sang Tây Vực, sau lấy vợ người bản xứ và sinh ra ông. Từ
nhỏ được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho kinh thi, kinh thư. Lý Bạch rất
thông minh, lên năm tuổi đã biết đọc Lục Giáp, mười tuổi đã thông thạo và thích
làm thơ.Vì vậy, chính điểm này đã ảnh hưởng tới tư tưởng con người ông :ông
không những biết chữ Tây Vực mà ông còn kế thừa tính cách phóng khoáng tự
nhiên của người Tây Vực và thơ ông đậm chất nho giáo.
- Đến khi Vũ Hậu sụp đỗ gia đình ông rời Tây Vực về ngụ tại làng Thanh Liên,
huyện Chương Minh (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên).
- Lý Bạch ra đời năm 701,tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy sao Trường Canh
rơi vào mình rồi có thai sinh ra ông, nên ông mới lấy tên tự là Thái Bạch. Năm
mười lăm tuổi đã rèn kiếm thuật, chỉ trong một thời gian ngắn tài múa kiếm và làm
thơ được bộc lộ rõ rệt. năm mười sáu tuổi ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại phía
nam núi Dân. Lúc hai mươi tuổi bắt đầu cuộc sống hiệp khách.
- Cuộc sống hiệp khách đã ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác của ông :ông coi
thường danh lợi, thích ngao du sơn thủy, cầu tiên phòng đạo. trăng rượi hoa, cảnh
núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương, lòng khao khát tự do…Luôn chan
chứa những vần thơ lãng mạn đầy tâm hồn nhà thơ.
- Do ông sinh ra trong gia đình giàu có, nên thường được đi nhiều nơi, Lý Bạch
đi du ngoạn khắp nơi : viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, Thanh Thành… năm
726, ông đến An Lục (nay thuộc Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây ông cưới
vợ là cháu quan tể tướng hồi hưu Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân phiêu lãng và
bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi 30.
- Nhưng ông không ở lâu, Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà thơ Mạnh
Hạo Nhiên. Từ đó ông tha thiết hoạt động “ kinh bang tế thế”. Lý tưởng của ông là
“làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài
năng, trí tuệ giúp nhà vua cho thiên hạ yên ổn, thanh bình. Năm 741, ông đưa gia
quyến đến ở Duyên Châu (sơn Đông).
- Do được đi du ngoạn nhiều nơi nên thơ ông mang đầy đủ cái cao rộng của thiên
nhiên, cái phóng khoáng của tự do, cái độ ngang tàng của hiệp khách.
* Trường An dừng bước (742- 744)
- Năm 742, Lý Bạch xuống miền nam chơi, đi chơi Cối Kê (Chiết Giang), ngụ
tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân.Ngô Quân được triệu về cung đem Lý
Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng mình có thể thực hiện lý tưởng chính trị của
mình. Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông mời vào bệ
kiến. Thấy ông thần khí cao lãng, phong thái nhẹ nhàng như áng mây,vua bất
giác quên mình là bậc chí tôn bước xuống thềm đón. Vua mến tài, cho ông vào
điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ.
Bấy giờ ngoài Hạ Tri Chương, ông còn kết bạn với Thôi Tông Chi, Vương
Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi, gọi là “Tửu trung bát
tiên”. Thời kỳ này là thời kỳ quý hiếm nhất của ông trên con đường công danh.
- Năm 744, nhân một ngày hoa nở đẹp, Đường Minh Hoàng cùng Dương
Quý Phi thưởng ngoạn mẫu đơn ở vườn Ngự, sai đội ca hát. Muốn làm cho
người đẹp vui lòng, vua triệu Lý Bạch vào làm tân từ cho nhạc.
- Đường Huyền Tông lúc này không còn là một ông vua anh minh chú ý đến
việc nước nữa, giao hết chính sự cho bọn Lâm Phủ,còn mình chỉ ngồi hưởng
lạc. Điểm này đã ảnh hưởng tới sáng tác của ông là ông có nhiều bài thơ vạch
trần đế vương chỉ đan mê sắc dục, bạc đãi nhân tài.
- Lý Bạch chẳng qua cũng chỉ là “văn nhân ngự dụng” mà thôi. Ông bất bình vì
không ai hiểu ý mình, với bản chất phóng túng, ghét cảnh mũ áo ràng buộc, lại
nhận thức rõ ràng về sự hủ bại, thối nát qua mấy năm tiếp xúc, ông từ quan về quê.
- Ông rời kinh đô tiếp tục cuộc sống giang hồ lãng tử, để cho thơ tung cánh giữa đất nước bao la.
*Lão niên phiêu bạt (745 – 762)
- Từ giã Trường An, Lý Bạch đến Lạc Dương gặp Đỗ Phủ (744) rồi gặp Cao
Thích ở Biện Châu. Ba người cùng đi chơi với nhau mấy tháng trời. Sau khi từ
biệt Đỗ Phủ tại quận Lỗ, Duyên Châu (Sơn Đông), Lý Bạch đi du lịch khắp nơi.
Ông đi khắp đất nước, hẳn chẳng chịu nhường Tư Mã Thiên.
- Đa số thời gian của cuộc đời của Lý Bạch trôi qua trong hành trình du lịch,
cho nên trong thơ ông viết rất nhiều thơ miêu tả phong cảnh tự nhiên.
- Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn khởi binh làm loạn, chống triều đình, gây
tàn phá chết tróc ở vùng phía bắc Trường Giang, điểm này đã có ảnh hưởng tới
tư tưởng sáng tác của ông là ông phê phán chiến tranh, cảm thông với số phận
của nhân dân. Khi đó Lý Bạch liền vào Lư Sơn, ở ẩn tại Bình Phong Điệp.
- Nhưng cuộc đời bỗng gặp cơn ba đào. Năm 756, Túc Tông lên ngôi. Bấy
giờ vĩnh vương Lý Lân là con thứ 16 của Đườn Minh Hoàng giương ngọn cờ
dẹp loạn An Lộc Sơn, mời Lý Bạch ra giúp. Năm 757, Túc Tông cất quân đánh
Lý Lân. Lân thua ở Đan Dương, bị giết chết. Lý Bạch bị bắt giam ở ngục Tầm
Dương. Tuyên úy đại sứ Thôi Chi Oán và Ngự sử trung thừa Tương Nhược Tư
xin tha cho ông. Nhược Tư đem quân đến Hà Nam phóng thích Lý Bạch, cử
làm tham mưu quân sự, dâng lên vua nhưng không được xét. Lý Bạch bị kết án
phản nghịch và khép tội tử hình.
- Quách Tử Nghi bấy giờ làm tể tướng chuộc tội cho ông xin vua tha chết, ông bị đi đày.
- Năm 758, Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang gặp Đỗ Phủ, Đỗ Phủ nghe tin
vô cùng thương xót. Năm 759, trên đường tới Dạ Lang ông được tha tại Vu
Sơn, bèn đi xuống miền đông Hán Dương. Năm 760 Ông đến Châu An Khánh,
rồi năm 761, sống cuộc đời phóng đãng tại Kim Lăng, Lịch Dương. Năm 762,
bấy giờ loạn An Sử vẫn còn, ông xin gia nhập đoàn quân dẹp loạn, được chuẩn
y. Nhưng đến Kim Lăng, ông ngã bệnh phải về và mất năm ấy.
Lý Bạch là nhà thơ nổi danh thời thịnh Đường. Khi ông mất, Lý Dương Băng
sưu tầm thơ ông. Theo đó, thì nhà thơ làm khoảng 20,000 bài, nhưng ông
không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1,800 bài.
Cùng với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, ông là một trong ba nhà thơ lớn của Trung
Quốc. Sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông được kéo dài mãi cho đến tận những
năm cuối đời. Thơ Lý Bạch mang đậm màu sắc lãng mạn.
b. Sự nghiệp sáng tác
* Quan niệm về thơ ca

- Ông chỉ sáng .tác chứ không lý luận, tuy nhiên, qua thơ ca của ông, chúng
ta có thể thấy quan niệm làm thơ của ông theo phương châm “kế thừa có phê
phán, phục cổ để cách tân”.
Ông nói : “Từ trần, Lương trở lại nay, thơ trở thành cực kì diêm dúa và nông
cạn, Thẩm Hữu Văn, tức Thẩm Ước, lại tôn sùng thanh luật, người phục hồi
không phải ta thì còn ai nữa ?” (Mạnh Khởi, Bản sự thi – Cao dật đệ tam).
- Tinh thần sáng tạo của ông còn được thể hiện trong bài “cổ phong”. Ông
châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ nhân trong văn học. Chính vì tinh thần
sáng tạo cách tân đó bồng bột như thế, Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân.
- Ông cũng như Đổ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, muốn
cổ nhân phải thua mình. Tuy nhiên không phải là người kiêu căng tự phụ. Ông
luôn ra sức học tập Nhạc phủ Hán. Ngụy, Lục triều, kế thừa tinh hoa nghệ thuật
của Nguyễn Tịch, Tạ Diểu, Bảo Chiếu…Ông có những cốn hiến vĩ đại trong
thực tiễn sáng tác, và đã cùng nhiều nhà thơ khác quét dọn lớp phấn son lòe
loẹt, giả tạo của sáu đời, làm cho nhà Đường phát triển phồn vinh.
*Nhân tố tư tưởng
Từ nhỏ, Lý Bạch đã “ thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng
của người đời trước rất rộng, phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác
động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc rất nhiều.
- Khi ông xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “Kiêm tế thiên hạ” của
Nho gia chiếm ưu thế. Tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó
chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống. Theo gót Lão Tử, nhất là Trang Chu,
ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ trụ và mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên, tạo nên tinh tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong
thi ca. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quý, tự tin vào tài năng, hay mang
hoài bảo cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ
phong kiến, khiến thơ ông mang ý vị siêu thoát, thể hiện cái khí thế hùng tráng, cao rộng.
- Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng thơ thơ ông, châm biếm
cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của Nho sinh (Trào Lỗ nho).
* Nội dung thơ ca
Do nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý
Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính
hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần lớn.
Loạn An Sử bùng nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại… Lý Bạch phản ánh
cuộc sống xa hoa, đồi trụy của lớp quan lại quý tộc, vạch trần đế vương diễu võ
dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản ánh các cuộc chiến
tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ. Từ đó thơ
ông chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, muốn đem tài năng mình ra để
“cần vương trạch dân”. Tuy nhiên, mong ước của ông không thực hiện được.
Ông lại lên đường, vĩnh biệt những bài thơ mua vui cho bọn quyền quý như “Thanh bình điệu”…
Yêu nước gắn với thương dân, ông đau xót cho số phận của nhân dân trong
vòng chiến loạn (đinh đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến phụ nữ. Ông phê
phán lối sống “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên khổ đau của người phụ nữ
bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạc đầu ngâm…)
Tuy nhiên, thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với
nhân dân thì không bằng Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
Ông hơn họ về thơ ca lãng mạn, Đỗ Phủ nói; “Lý bạch, thơ không ai địch nổi,
siêu nhiên ý khác thường”.
*Giá trị nghệ thuật
- Thơ ông gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng khuynh hướng chủ
đạo là lãng mạn. Ông có ảnh hưởng của kinh thi, nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất là Sở từ Khuất Nguyên.
Lý Bạch kế thừa Khuất Nguyên nhưng phát huy cao với tinh thần sáng tạo, cách
tân. Trước hết, ông thường dùng thủ pháp khoa trương – ngọa dụ của thơ ca dân
gian và trí tưởng tượng phong phú. Ông thông qua cảnh thần tiên, ảo tưởng,
siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, lấy chuyện ngày xưa để
nói ngày nay, nhất là khi ông phê phán đã kích.
-Ông gửi gắm tâm hồn, tư duy vào thiên nhiên. Thủ pháp nhân hóa mới mẽ và táo
bạo, nảy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện
vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩa và lôi
cuốn. ông kết hợp khéo léo thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương ảo để tạo ra
những hình ảnh nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng
như lòng yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khiêu gợi ra.
- Lý Bạch kế thừa có phê phán, chọn lọc truyền thống tốt đẹp của thơ ca Hán –
Ngụy trở về sau, đồng thời ra sức học tập thơ ca dân gian quá khứ và đương đại,
nên có những thành tựu về ngôn ngữ và nghệ thuật như (Tĩnh dạ tư, việt nữ từ,
Tặng Uông Luân…). Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông cùng với Vương Xương
Linh, là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng là “tay thánh tuyệt
cú”. Làm thơ luật, ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi gò bó của niêm đối… 2. Đỗ Phủ Cuộc đời Những năm đầu tiên
Đỗ Phủ sinh năm 712, không biết rõ nơi sinh, chỉ biết đại khái là ở gần Lạc Dương,
tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông tự coi
mình là người kinh đô Trường An. Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quý tộc, tự
cho là dòng dõi vua Nghiêu đã sa sút. Cha ông tên Đỗ Nhàn (杜閒), mẹ là Thôi thị
xuất thân từ gia tộc danh giá Thanh Hà Thôi thị (清河崔氏). Mẹ Đỗ Phủ mất sớm
sau khi sinh ông, và được người thím nuôi một thời gian. Anh trai ông cũng mất
sớm, riêng có ba em trai và một em gái khác mẹ, thường được nhắc đến trong thơ.
Vì là con trai của một học giả, quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu nền
giáo dục của Trung Quốc truyền thống để lúc trưởng thành có thể ra làm quan: học
thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. Sau này
ông cho rằng mình đã sáng tác một số bài thơ hay ngay từ khi tuổi còn trẻ, nhưng không lưu giữ lại.
Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô, Triết Giang; những bài thơ đầu tiên
của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng năm 735.
Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng, việc này
đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì cách hành
văn thời ấy quá rắc rối và tối nghĩa, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng ông trượt vì
đã không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông tiếp tục đi
du lịch quanh vùng Sơn Đông và Hà Bắc.
Khoảng năm 740, cha của Đỗ Phủ qua đời. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể
được phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một
người em khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận gia đình.
Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh
một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên
văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.
Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia vào cuộc
thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng tỏ
mình đã sáng suốt sử dụng hết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối
thủ tiềm tàng nào). Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp
hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.
Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho vũ khí. Dù đây chỉ là
một chức nhỏ, ít nhất trong thời bình nó cũng là một bước khởi đầu cho hoạn lộ
của ông. Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các sự kiện xảy ra đã
khiến nó không bao giờ còn được thực hiện. Chiến tranh
Sự Biến An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12, 755 và chỉ tan rã hoàn toàn sau tám năm.
Nó tàn phá xã hội Trung Quốc: năm 754 nước này có 52.9 triệu người, nhưng tới
năm 764 chỉ còn lại 16.9 triệu, số còn lại đã bị giết hoặc bị dời đi. Trong thời gian
này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì
chiến tranh, cũng như nạn đói và sự bạc đãi của triều đình. Tuy nhiên, thời gian
không hạnh phúc này khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những
đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia
đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường– những điều ông nghe
thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai– đã trở thành chủ đề chính
trong những sáng tác của ông.
Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã
rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của
Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào
mùa thu, con trai út của ông ra đời. Mọi người cho rằng trong khoảng thời gian này
Đỗ Phủ đã bị bệnh sốt rét.
Năm sau ông bỏ trốn khỏi Trường An, và được cho giữ chức Tả thập di trong triều
đình mới tháng 5 năm 757. Chức vụ này khiến ông có cơ hội gặp gỡ Hoàng đế,
nhưng chỉ mang tính nghi lễ. Đỗ Phủ nhanh chóng gặp rắc rối khi ông lợi dụng cơ
hội này để dâng thư can gián việc loại bỏ Phòng Quán người bạn và là người bảo
trợ của ông chỉ vì một lỗi nhỏ: sau đó tới lượt chính ông bị giam nhưng tới tháng 6
được thả ra. Tháng 9 năm ấy ông được cho phép về gặp gia đình, nhưng nhanh
chóng quay lại triều ngày 8 tháng 12, 757. Ông cùng triều đình quay lại Trường An
sau khi quân triều đình tái chiếm nó. Tuy nhiên, những lời can gián của ông không
hợp với hoàng đế và vào mùa hè năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân
ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán ngán: trong một bài thơ, ông đã viết:
Thúc đới phát cuồng dục đại khiếu,
Bạ thư hà cấp lai tương nhưng.
Xốc đai, điên những muốn gào:
Giấy tờ đâu cứ ào ào chạy vô?

Mùa hè năm 759 ông lại ra đi; lý do của lần này thường được cho là vì nạn đói
nhưng cũng có ý cho rằng ông ra đi vì vỡ mộng. Năm sau đó ông sống sáu tuần tại
Tần Châu (hiện nay là Thiên Thuỷ, tỉnh Cam Túc), ở đây ông đã sáng tác sáu mươi bài thơ. Thành Đô
Năm 760 ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sẽ sống trong năm năm tiếp
theo. Tới mùa thu năm đó ông rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người
quen biết để cầu xin giúp đỡ. Ông được Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng
môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Dù vậy đây vẫn là một trong những
giai đoạn thanh bình và hạnh phúc nhất của ông, và nhiều bài thơ sáng tác trong
thời kỳ này miêu tả lại cuộc sống thanh bình trong "thảo đường" ở đó. Năm 762
ông rời thành phố này để tránh một cuộc bạo loạn, chỉ quay lại vào mùa hè năm
764 và được chỉ định làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến
dịch chống lại người Tạng. Những năm sau này
Quân đội triều đình tái chiếm Lạc Dương, nơi sinh Đỗ Phủ, vào mùa đông năm
762, và vào mùa xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi sông Dương
Tử, với ý định quay về Lạc Dương. Chuyến đi rất chậm, vì tình trạng sức khỏe
kém của ông (lúc ấy ông mắc thêm bệnh mắt, điếc và nói chung đã ở tuổi già lại
thêm những lo lắng phiền não). Họ dừng lại ở Quỳ Châu (hiện nay là Bạch Đế,
Trùng Khánh) trong hai năm cho tới tận cuối mùa đông năm 766. Đây là giai đoạn
phát triển rực rỡ cuối cùng của thơ Đỗ Phủ, và cũng chính ở đây ông đã sáng tác
437 bài thơ đa phần là thơ luật. Mùa thu năm 766 Bo Maolin trở thành tổng trấn
trong vùng: ông giúp đỡ tài chính và trao cho Đỗ Phủ một chức quan thư ký không chính thức.
Ông lập gia đình từ khoảng năm 752, và tới năm 757 họ đã có năm con (ba trai hai
gái) nhưng một cậu con trai ông đã chết khi còn thơ ấu năm 755.
Từ năm 754 ông bắt đầu bị bệnh phổi (có lẽ là hen suyễn). Tháng 3 năm 768 ông
lại bắt đầu chuyến hành trình tới tỉnh Hồ Nam. Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay
là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếc thuyền
rách nát… Vợ và hai con trai ông vẫn ở tại đó thêm ít nhất hai năm nữa. Cuối cùng
dòng dõi còn được biết của ông là một cháu trai, người đã đề nghị Nguyên Chẩn
viết bài minh trên mộ ông vào năm 813. Tư tưởng và tác phẩm
Giới phê bình văn học chú trọng tới tính sử, đạo đức và kỹ thuật sáng tác điêu luyện của ông. Lịch sử
Từ thời nhà Tống thơ Đỗ Phủ đã được gọi là "thi sử" (詩史). Vấn đề lịch sử được
đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại
của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách
gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như
người dân thường Trung Quốc.
Những phản ánh chính trị của Đỗ Phủ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính
toán. Ông ước ao mọi người bớt ích kỷ và làm tròn bổn phận của mình. Tuy nhiên,
do người ta không thể không đồng ý với các quan điểm của ông nên các sự thật
được biểu đạt đầy sức thuyết phục trong thơ ông đã khiến ông trở thành một nhân
vật trung tâm trong thi sử Trung Quốc. Đạo đức
Một danh hiệu thứ hai mà các nhà phê bình Trung Quốc đặt cho Đỗ Phủ là "thi
thánh" (詩聖), ngang hàng với Khổng Tử, vị thánh về triết học. Trong một bài thơ
ở thời kỳ đầu tiên của ông, Binh xa hành(兵車行) (khoảng năm 750), đã nói lên
nỗi thống khổ của một người bị bắt đi lính trong quân đội triều đình, thậm chí
trước khi xảy ra loạn An Lộc Sơn; bài thơ này nói lên sự xung đột giữa việc chấp
nhận và hoàn thành nghĩa vụ, và sự ý thức rõ ràng về những đau khổ có thể nảy
sinh. Chủ đề này liên tiếp được nhấn mạnh trong những bài thơ về cuộc đời của
dân chúng và binh sĩ mà Đỗ Phủ sáng tác trong cả cuộc đời mình.
Tuy việc Đỗ Phủ hay nhắc đến sự thống khổ của riêng mình có thể đem lại một ấn
tượng về chủ nghĩa duy ngã. Nhưng thực tế hình ảnh ông trong đó luôn được quan
sát dưới góc độ khách quan và hầu như chỉ được đưa ra sau chót để tự cảm thán. Vì
thế, ông khiến bức tranh xã hội trong thơ mang tính khái quát cao hơn khi so sánh
nó với một cá nhân tầm thường là chính mình.
Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần
trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước
đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Zhang Jie đã viết rằng đối với
Đỗ Phủ, "mọi thứ trên thế giới này đều là thơ" (Chou p. 67), các chủ đề trong thơ
ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác. Kỹ thuật
Trước tác của Đỗ Phủ đặc biệt nổi tiếng nhất vì tầm vóc của nó. Các nhà phê bình
Trung Quốc thường dùng từ Tập đại thành 集大成, theo lời ca ngợi của Mạnh Tử
dành cho Khổng Tử. Nguyên Chẩn là người đầu tiên lưu ý tới mức độ to lớn của
các tác phẩm của Đỗ Phủ, năm 813 ông đã viết, (Đỗ Phủ) "đã thống nhất trong tác
phẩm của mình những nét tiêu biểu mà người trước mới chỉ đề cập riêng lẻ". Ông
là nhà thơ tài nghệ trong mọi phong cách thơ Trung Quốc. Ở bất cứ hình thức nào
ông đều mang lại những tiến bộ vượt bậc hay đóng góp những ví dụ mẫu mực.
Hơn nữa, thơ ông có phạm vi sử dụng từ vựng rộng lớn, từ cách nói trực tiếp và
thông tục cho đến cách nói bóng và ngôn ngữ văn chương. Nội dung chính trong
thơ đã thay đổi khi ông phát triển phong cách của mình để thích hợp với hoàn cảnh
xung quanh. Những bài thơ đầu tiên theo phong cách trang nhã nhưng về sau này
khi trải qua những cơ cực của chiến tranh thơ ông đã trở lại với phong cách đích
thực của mình. Những bài thơ sáng tác trong giai đoạn ở Tần Châu đơn giản đến
tàn nhẫn, phản ánh quang cảnh hoang tàn. Những bài thơ giai đoạn ở Thành Đô
nhẹ nhàng và đẹp đẽ, trong khi ở cuối giai đoạn Quỳ Châu đậm chi tiết và có tính dự báo.
Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có
nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong
1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà
thơ tiêu biểu cho thể loại này. Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng
phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường. Ảnh hưởng
Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những
đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ
cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có
nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như
một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong
những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và
tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho
Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số
tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và
Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Vi Trang đã
cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.
Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm.
Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện,
theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu
hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy,
sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả
cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình.
Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ
chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn
phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia
và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của
chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng
ngôn ngữ giản dị "của nhân dân".
Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của
Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng
từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền
thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới