Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế

Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

   

VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Khái quát về ngân sách nhà nước
1.1. Khái niệm
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) là bộ phận chủ đạo, là điều
kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mặt khác nó còn
công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế hội. Căn cứ
theo quy định cụ thể:Điều 14 Luật Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do quan nhà nước thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ví dụ: NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Thứ nhất, ngân sách nhà nước một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được
Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành. Đặc điểm này cho ta thấy việc thiết lập
ngân sách nhà nước không chỉ là vấn đề kĩ thuật nghiệp vụ mà còn là vấn đề mang tính kĩ
thuật pháp lý, do đó nó vừa phản ánh các hành vi kinh tế (lập dự trù các khoản thu, chi sẽ
được thực hiện trong tương lai), vừa thể hiện các hành vi pháp của chủ thể thẩm
quyền (cơ quan hành pháp trách nhiệm lập dự toán ngân sách cơ quan lập pháp có
thẩm quyền quyết định bản dự toán đó).
Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải một bản kế hoạch tài chính thuần túy
mà còn là một đạo luật. Theo thông lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước đã được
soạn thảo bởi quan hành pháp thì sẽ được chuyển sang cho quan lập pháp xem
xét quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành.
Thứ ba, ngân sách nhà nước kế hoạch tài chính của toàn quốc gia, được trao
cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát của Quốc hội. Việc
thiết lập quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động thi hành ngân sách của Chính
phủ nhằm kiểm soát nguy lạm quyền của quan hành pháp trong quá trình thực thi
ngân sách nhà nước.
1
Thứ tư, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu
cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người hưởng thụ các lợi ích đó
là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp nào trong xã hội.
Thứ năm, ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập
pháp quyền hành pháp trong quá trình xây dựng thực hiện ngân sách. Theo đó, cơ
quan lập pháp ban hành ra ngân sách nhà nước dựa trên sự xây dựng của Chính phủ, sau
đó Chính phủ là người trực tiếp thi hành bản ngân sách này dưới sự giám sát của cơ quan
lập pháp.
II. Vai trò của Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường
2.1. Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, kinh tế, hội trong từng giai đoạn, Nhà
nước phải nguồn tài chính để chi tiêu cho các mục đích đã được xác định. vậy,
ngân sách Nhà nước có vai trò huy động các nguồn tài chính trong xã hội để đảm bảo chi
tiêu của Nhà nước.
Khi huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước, các quốc gia thường tránh khuynh hướng tăng thu bằng bất cứ giá nào. Một chính
sách huy động các nguồn tài chính tối ưu là: một mặt đảm bảo chi tiêu cho hoạt động của
Nhà nước, mặt khác mức huy động phải phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể
trong hội, kích thích hoạt động kinh doanh của các chủ thể phát triển. vậy, mức
động viên phải hợp lý, không nên quá cao cũng không nên quá thấp, cả hai trường hợp
đều ảnh hưởng không tốt đến lợi ích kinh tế của Nhà nước các chủ thể khác trong
hội. Nếu mức huy động quá cao sẽ không kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tích
lũy của họ dẫn đến khả năng huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân
sách Nhà nước sẽ giảm trong tương lai. Hoặc mức huy động cao từ các hộ gia đình sẽ làm
giảm thu nhập của dân cư, dẫn đến tiêu dùngtích lũy giảm gây ảnh hưởng xấu không
chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà cả đối với đời sống dân và xã hội. Nếu
mức huy động quá thấp làm thu ngân sách giảm, không đảm bảo nhu cầu chi tiêu, làm
ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đã định.
2
Vai trò của ngân sách Nhà nước trong việc huy động nguồn tài chính để đảm bảo
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước là một vai trò lịch sử mà trong bất kỳ cơ chế nào, thời đại
nào ngân sách nhà nước cũng cần thực hiện. Vai trò này được xác định trên sở bản
chất kinh tế của ngân sách nhà nước do mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực của nhà nước
để thực hiện mục tiêu xác định đều cần đến nguồn tài chính từ việc thu thuế và các hình
thức thu ngoài thuế. Có thể coi đây là vai trò truyền thống của ngân sách Nhà nước trong
hình kinh tế thị trường, gắn chặt với chi phí Nhà nước trong quá trình tồn tại
thực hiện nhiệm vụ của mình.
2.2. Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, chịu sự chi
phối của các quy luật kinh tế khách quan, như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ. Nền kinh tế thị trường tạo tính năng động
khả năng tự điều tiết của nền kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh
quá trình hội hóa sản xuất, tăng nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn. Tuy nhiên,
kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm như: tính tự phát vốn của nó dẫn đến cơ
cấu kinh tế mất cân đối, độc quyền về sản xuất, kinh doanh là hiện tượng khó tránh khỏi,
dẫn đến độc quyền về giá cả, sự độc quyền giá cả không chỉ dẫn đến kìmm sản xuất,
quan hệ cung cầu hàng hóa mất cân đối, mà còn hạn chế sản lượng, thất nghiệp gia tăng...
Mặt khác, vì mục tiêu lợi nhuận dẫn đến sử dụng tài nguyên bừa bãi, tàn phá môi trường
sinh thái, phân hóa giàu nghèo, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Để khắc phục những khuyết
điểm của kinh tế thị trường, cần có sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế – xã
hội một cách khách quan bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có hệ thống các công
cụ tài chính và ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng nhất:
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào
quỹ đạo Chính phủ đã hoạch định để hình thành cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện
cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ
sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó
tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc
3
mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng
không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình
thành các doanh nghiệp Nhà nước một trong những biện pháp căn bản để chống độc
quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong
những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ
trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị
cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế,
ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế
sản xuất kinh doanh.
Ngân sách Nhà nước với vai trò công cụ điều tiết nền kinh tế hội
được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Về mặt kinh tế
Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế hội thông
qua các công cụ thuế và thuế suất của Nhà nước, góp phần kích thích sản xuất phát triển
thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước
đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động.
dụ: Ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho việc phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học… Bằng cách cung
cấp các ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai hỗ trợ khởi nghiệp, Nhà nước đã khuyến khích
các doanh nghiệp trong ngoài nước đầu vào các lĩnh vực này, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh và sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam.
Về xã hội
Thông qua hoạt động thu chi, ngân sách Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua hệ thống thuế trực thu và
gián thu, Nhà nước một mặt huy động sự đóng góp thu nhập của các thành phần kinh tế
4
dân vào ngân sách Nhà nước, mặt khác điều tiết thu nhập của họ, thực hiện công
bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
dụ: Thông qua các hoạt động của Nhà nước như: trợ cấp hội cho người
nghèo, trẻ mồ côi, khuyết tật; chi các khoản phúc lợi như: phổ cập giáo dục tiểu học,
phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa gia đình, trợ giá cho mặt hàng
thiết yếu, hỗ trợ đồng bào chịu thiên tai; xây dựng khu công nghiệp tạo công ăn việc làm,
phúc lợi xã hội… Tạo ra các hệ thống đường xá, cầu cống, công trình phúc lợi công cộng,
hệ thống quốc phòng, an ninh... góp phần phát triển nâng cao nhu cầu cũng như chất
lượng cuộc sống cho mỗi người dân.
Về mặt thị trường
Nhằm để điều tiết giá cả, giữ ổn định thị trường thông qua kênh thu chi hình
thành các quỹ dự phòng NSNN nhằm nguồn vốn cung ứng để giải quyết khi biến
động về giá cả thị trường, chống lạm phát, giảm phát.
- Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn
giá cả và kiềm chế lạm phát.
- Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính
chất chiến lược.
- Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu chi tiêu của
Chính phủ.
- Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích
hợp, NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ.
- chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự
trữ quốc gia.
dụ: Khi giá của một hàng hóa nào lên cao do cầu vượt cung, để kìm hãm
chống đầu cơ, Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, sẽ bình ổn
được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt gây nguy cơ lạm phát.
5
Khi giá của một hàng hóa bị giảm mạnh do cung vượt cầu, gây thiệt hại cho người
sản xuất và tạo xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền để mua
các hàng hóa chính sách trợ giá đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất cũng như lợi
ích của xã hội, đồng thời đảm bảo cơ cấu kinh tế đã xác định.
Chính sách hiện hành: nhiều nông sản: cao su, cà phê, điều, gạo giảm mạnh.
Chính sách chi: Chống lại tình hình trên, Chính phủ đưa ra giải pháp: tăng mua dự
trữ các mặt hàng nông sản, đẩy giá các mặt hàng lên, giúp người sản xuất thoát khỏi tình
trạng khó khăn.
III. Kết luận
Tóm lại, vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường thể khắc
họa ở ba khía cạnh chủ yếu:
Một là, công cụ phân phối của Nhà nước đối với lợi tức quốc gia;
Hai là, công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế;
Ba là, công cụ hướng dẫn tiêu dùng xã hội.
Chính vậy ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vai trò quan
trọng trong việc giúp cho các cơ quan quyền lực nhà nước thực thi tốt sứ mệnh của mình
đối với xã hội, góp phần đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
6
| 1/6

Preview text:

VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Khái quát về ngân sách nhà nước 1.1. Khái niệm
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) là bộ phận chủ đạo, là điều
kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mặt khác nó còn
là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Căn cứ
theo Điều 14 Luật Ngân sách nhà nước quy định cụ thể:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ví dụ: NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Thứ nhất, ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được
Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành. Đặc điểm này cho ta thấy việc thiết lập
ngân sách nhà nước không chỉ là vấn đề kĩ thuật nghiệp vụ mà còn là vấn đề mang tính kĩ
thuật pháp lý, do đó nó vừa phản ánh các hành vi kinh tế (lập dự trù các khoản thu, chi sẽ
được thực hiện trong tương lai), vừa thể hiện các hành vi pháp lý của chủ thể có thẩm
quyền (cơ quan hành pháp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách và cơ quan lập pháp có
thẩm quyền quyết định bản dự toán đó).
Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy
mà còn là một đạo luật. Theo thông lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước đã được
soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem
xét quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành.
Thứ ba, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn quốc gia, được trao
cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát của Quốc hội. Việc
thiết lập quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động thi hành ngân sách của Chính
phủ nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước. 1
Thứ tư, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu
cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người hưởng thụ các lợi ích đó
là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp nào trong xã hội.
Thứ năm, ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập
pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Theo đó, cơ
quan lập pháp ban hành ra ngân sách nhà nước dựa trên sự xây dựng của Chính phủ, sau
đó Chính phủ là người trực tiếp thi hành bản ngân sách này dưới sự giám sát của cơ quan lập pháp.
II. Vai trò của Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường
2.1. Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn, Nhà
nước phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho các mục đích đã được xác định. Vì vậy,
ngân sách Nhà nước có vai trò huy động các nguồn tài chính trong xã hội để đảm bảo chi tiêu của Nhà nước.
Khi huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước, các quốc gia thường tránh khuynh hướng tăng thu bằng bất cứ giá nào. Một chính
sách huy động các nguồn tài chính tối ưu là: một mặt đảm bảo chi tiêu cho hoạt động của
Nhà nước, mặt khác mức huy động phải phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể
trong xã hội, kích thích hoạt động kinh doanh của các chủ thể phát triển. Vì vậy, mức
động viên phải hợp lý, không nên quá cao cũng không nên quá thấp, cả hai trường hợp
đều có ảnh hưởng không tốt đến lợi ích kinh tế của Nhà nước và các chủ thể khác trong
xã hội. Nếu mức huy động quá cao sẽ không kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tích
lũy của họ và dẫn đến khả năng huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân
sách Nhà nước sẽ giảm trong tương lai. Hoặc mức huy động cao từ các hộ gia đình sẽ làm
giảm thu nhập của dân cư, dẫn đến tiêu dùng và tích lũy giảm gây ảnh hưởng xấu không
chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà cả đối với đời sống dân cư và xã hội. Nếu
mức huy động quá thấp làm thu ngân sách giảm, không đảm bảo nhu cầu chi tiêu, làm
ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đã định. 2
Vai trò của ngân sách Nhà nước trong việc huy động nguồn tài chính để đảm bảo
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước là một vai trò lịch sử mà trong bất kỳ cơ chế nào, thời đại
nào ngân sách nhà nước cũng cần thực hiện. Vai trò này được xác định trên cơ sở bản
chất kinh tế của ngân sách nhà nước do mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực của nhà nước
để thực hiện mục tiêu xác định đều cần đến nguồn tài chính từ việc thu thuế và các hình
thức thu ngoài thuế. Có thể coi đây là vai trò truyền thống của ngân sách Nhà nước trong
mô hình kinh tế thị trường, nó gắn chặt với chi phí Nhà nước trong quá trình tồn tại và
thực hiện nhiệm vụ của mình.
2.2. Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, chịu sự chi
phối của các quy luật kinh tế khách quan, như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ. Nền kinh tế thị trường tạo tính năng động và
khả năng tự điều tiết của nền kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh
quá trình xã hội hóa sản xuất, tăng nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn. Tuy nhiên,
kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm như: tính tự phát vốn của nó dẫn đến cơ
cấu kinh tế mất cân đối, độc quyền về sản xuất, kinh doanh là hiện tượng khó tránh khỏi,
dẫn đến độc quyền về giá cả, sự độc quyền giá cả không chỉ dẫn đến kìm hãm sản xuất,
quan hệ cung cầu hàng hóa mất cân đối, mà còn hạn chế sản lượng, thất nghiệp gia tăng...
Mặt khác, vì mục tiêu lợi nhuận dẫn đến sử dụng tài nguyên bừa bãi, tàn phá môi trường
sinh thái, phân hóa giàu nghèo, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Để khắc phục những khuyết
điểm của kinh tế thị trường, cần có sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế – xã
hội một cách khách quan bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có hệ thống các công
cụ tài chính và ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng nhất:
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào
quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện
cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ
sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó
tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc 3
mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng
không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình
thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc
quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong
những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ
trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị
cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế,
ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.
Ngân sách Nhà nước với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội
được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Về mặt kinh tế
Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội thông
qua các công cụ thuế và thuế suất của Nhà nước, góp phần kích thích sản xuất phát triển
thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước
đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Ví dụ: Ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho việc phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học… Bằng cách cung
cấp các ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai và hỗ trợ khởi nghiệp, Nhà nước đã khuyến khích
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực này, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh và sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam. Về xã hội
Thông qua hoạt động thu chi, ngân sách Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua hệ thống thuế trực thu và
gián thu, Nhà nước một mặt huy động sự đóng góp thu nhập của các thành phần kinh tế 4
và dân cư vào ngân sách Nhà nước, mặt khác điều tiết thu nhập của họ, thực hiện công
bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Ví dụ: Thông qua các hoạt động của Nhà nước như: trợ cấp xã hội cho người
nghèo, trẻ mồ côi, khuyết tật; chi các khoản phúc lợi như: phổ cập giáo dục tiểu học,
phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa gia đình, trợ giá cho mặt hàng
thiết yếu, hỗ trợ đồng bào chịu thiên tai; xây dựng khu công nghiệp tạo công ăn việc làm,
phúc lợi xã hội… Tạo ra các hệ thống đường xá, cầu cống, công trình phúc lợi công cộng,
hệ thống quốc phòng, an ninh... góp phần phát triển và nâng cao nhu cầu cũng như chất
lượng cuộc sống cho mỗi người dân.
Về mặt thị trường
Nhằm để điều tiết giá cả, giữ ổn định thị trường thông qua kênh thu và chi hình
thành các quỹ dự phòng NSNN nhằm có nguồn vốn cung ứng để giải quyết khi có biến
động về giá cả thị trường, chống lạm phát, giảm phát.
- Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn
giá cả và kiềm chế lạm phát.
- Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược.
- Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của Chính phủ.
- Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích
hợp, NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ.
- Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia.
Ví dụ: Khi giá của một hàng hóa nào lên cao do cầu vượt cung, để kìm hãm và
chống đầu cơ, Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, sẽ bình ổn
được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt gây nguy cơ lạm phát. 5
Khi giá của một hàng hóa bị giảm mạnh do cung vượt cầu, gây thiệt hại cho người
sản xuất và tạo xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền để mua
các hàng hóa có chính sách trợ giá đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất cũng như lợi
ích của xã hội, đồng thời đảm bảo cơ cấu kinh tế đã xác định.
Chính sách hiện hành: nhiều nông sản: cao su, cà phê, điều, gạo giảm mạnh.
Chính sách chi: Chống lại tình hình trên, Chính phủ đưa ra giải pháp: tăng mua dự
trữ các mặt hàng nông sản, đẩy giá các mặt hàng lên, giúp người sản xuất thoát khỏi tình trạng khó khăn. III. Kết luận
Tóm lại, vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể khắc
họa ở ba khía cạnh chủ yếu:
Một là, công cụ phân phối của Nhà nước đối với lợi tức quốc gia;
Hai là, công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế;
Ba là, công cụ hướng dẫn tiêu dùng xã hội.
Chính vì vậy ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có vai trò quan
trọng trong việc giúp cho các cơ quan quyền lực nhà nước thực thi tốt sứ mệnh của mình
đối với xã hội, góp phần đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 6