-
Thông tin
-
Quiz
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Lịch Sử 9 22 tài liệu
Lịch Sử 9 251 tài liệu
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Lịch Sử 9 22 tài liệu
Môn: Lịch Sử 9 251 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 9
Preview text:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
1. Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc (19/5/1890 - 2/9/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách
mạng, lãnh tụ của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Người sinh ra trong một gia đình nhà
nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống
trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên
của mình, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu
tranh chống thực dân, từ đó Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại
tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Với ý chí quyết tâm mãnh liệt đó, Nguyễn Ái Quốc đã rời Tổ quốc
đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, tại Việt Nam năm 1858, thực dân Pháo đã
nổ súng tấn công xâm lượng và từng bước thiết lập bộ máy thống trị, biến một quốc gia phong
kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
Vào thời điểm này, về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền
lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc
Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị khác nhau.
Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, đầu
tư khai thác tài nguyên, xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng
phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
Về văn hoá, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hoá nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến
khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị ngăn cấm.
Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hoá tiến bộ thế giới vào Việt
Nam và thi hành chính sách "ngu dân" để dễ bề cai trị.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra liên tục
và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả và đều rơi vào bế tắc. Đây đều là các phong trào đấu
tranh kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch
sử. Tuy nhiên do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng nên các phong trào ấy mới
lần lượt thất bại, cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Trước tình hình đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã ra đi tìm đường
cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều quốc gia trên thế giới để phát hiện ra
chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là nguồn cội mọi đau khổ của công nhân
và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Năm 1917, Người trở lại Pháp,
đến Paris và đến năm 1919 gia nhập Đảng xã hội Pháp.
Tháng 6/1919 thay mặt những người yêu nước Việt Nam, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin,
từ đó, Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng
12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập)
và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó
là sự kiện trọng đại đánh dấu bước chuyển quan trọng của Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu
nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác Lênin, đồng thời vạch ra quan điểm:
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng
vô sản. Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái
Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, vạch ra phương hướng chiến lược cách mạng Việt
Nam, chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở nước ta có tới 3 tổ chức Cộng sản nên không tránh
khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Vì vậy,
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng,
lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết
định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta
đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo
và đường lối phong trào cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển, thống nhất
phong trào cách mạng trong cả nước, sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Nguyễn Ái Quốc và
sự đoàn kết, nhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích của giai cấp và dân tộc.
4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong bối cảnh lịch
sử đất nước đang bị thực dân Pháp kìm kẹp, các phong trào yêu nước đều thất bại thì Nguyễn Ái
Quốc đã sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về "tự do, bình đẳng, bác ái", với tầm
nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo đã sớm hình thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào
ở Người. Đồng thời, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước là con đường
cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người. Người đã nhận thấy sự cần
thiết của một Đảng lãnh đạo và chỉ có kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước thì mới có thể xây dựng được một Đảng cách mạng chân chính, đảm bảo
cách mạng phát triển đúng hướng và đi đến thắng lợi.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước và chuẩn bị
những điều kiện cho sự thành lập Đảng.
- Về chính trị: Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước. Người đã phác thảo
những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung
qua những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam nhằm
làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng
Mác Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào
yêu nước. Nội dung truyền bá là những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được cụ thể
hoá cho phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã hội.
Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô
sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ từ các lớp huấn luyện do
Người tiến hàng ở Quảng Châu để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên,
mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí, từ đó giúp chõ những người Việt Nam yêu
nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh
tư duy sáng tạo và là thành công của Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.
Đồng thời, trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp
tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác được Nguyễn Ái Quốc và những
chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến
phong trào công nhân và giác ngộ họ. Thông qua phong trào "vô sản hoá", lớp lớp thanh niên yêu
nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ
nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát
triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín
muồi cho sự ra đời của Đảng.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Năm 1929,
Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm, mặc dù chưa nhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản về
yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, nhưng do sự nhạy bén về chính trị, Nguyễn
Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ tư, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ, sự thống nhất đường lối chính trị cấp thiết hơn bao giờ hết. Hội nghị
hợp nhất đã thống nhất thông qua Chán cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt,
Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, nội dung
của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là do đồng chí Nguyễn Ái quốc soạn thảo được Hội
nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào?
Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứt ách đô hộ của chủ
nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào năm nào?
Năm 1945, Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứt ách đô hộ
của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (là nước CHXHCN Việt Nam ngày nay)