Vai trò xã hội - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam

Vai trò xã hội - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

I. Vai trò là gì?
1. Định nghĩa
-Xuất xứ của vai trò (role) bắt nguồn từ nghệ thuật sân khấu (các vai diễn trong một vở kịch,..)
-Vai trò xã hội chính là khái niệm chỉ toàn bộ những nghĩa vụ quyền lợi của con người gắn
liền với một địa vị, một vị trí xã hội nào đó đáp ứng sự mong đợi các giá trị, phù hợp
chuẩn mực xã hội.
→ Các vai trò đụng chạm đến chúng ta như tập hợp của những chuẩn mực được hiểu là
những quyền, những nghĩa vụ của chúng ta. Vị thế của một cá nhân luôn xác định một cách
khách quan với vai trò của cá nhân đó. Đồng thời vị thế của cá nhân ấy chỉ có thể được củng
cố khi cá nhân đó thực hiện đúng vai trò của mình.
2. Ví dụ:
- Một bác sĩ phải có vai trò chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân.
-Sinh viên phải có vai trò học tập, rèn luyện đạo đức.
3. Một số khái niệm khác:
-“Vai trò là tập hợp hành vi hoặc các mô hình hành vi gắn với vị thế cá nhân để khẳng định bản
sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tương tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hội”
(Akoun và Ansart).
-“Tổng thể những khuôn mẫu văn hóa gắn liền với một vị trí nhất định. Do đó, nó bao hàm các
thái độ, các giá trị và các lối ứng xử mà xã hội gán cho một cá nhân và tất cả những ai chiếm
giữ vị trí ấy.” (R.Linton)
-Vai trò có thể được định nghĩa là “một sự phản ứng điển hình đối với một kỳ vọng điển hình”
(Peter Berger)
II. Đặc điểm của vai trò xã hội:
- Vai trò gắn liền với vị trí và vị thế, là mô hình hành vi mà xã hội trông đợibuộc
những hành vi ấy phải được thực hiện trong thực tế. Ví dụ trong ngành công nghiệp
giải trí Hàn Quốc, công chúng mong đợi ở idol một hình tượng giỏi toàn diện, một hình
ảnh văn hoá đáp ứng những kỳ vọng về một hình mẫu lý tưởng theo chuẩn mực xã hội.
- Một cá nhân đóng cùng lúc nhiều vai trò khác nhau, và khi thay đổi sang vai trò khác thì
cá nhân phải điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hội gắn với vai trò đó.
- Việc thực hiện vai trò xã hội là một khía cạnh văn hóa. Chính các giá trị, chuẩn mực xã
hội quy định việc thực hiện vai trò xã hội của cá nhân.
III. Xung đột vai trò và căng thẳng vai trò:
1. Xung đột vai trò:
1.1. Khái niệm:
- Xung đột vai trò: là kết quả khi cá nhân đối diện với những mong đợi trái chiều, xut
phát từ việc họ phải nắm giữa hai hay nhiều vị thế cùng một lúc.
1.2. Ví dụ:
- Chạy theo xu hướng phát triển của xã hội và áp lực đồng trang lứa, sinh viên ngoài học
tập trên giảng đường, họ còn có nhu cầu tìm kiếm kinh nghiệm từ các hoạt động ngoại
khóa hay tham gia thực tập ở các công ty. Tuy nhiên, do phải đảm nhận nhiều vai trò
như thế, vừa hoàn thành bài tập trên lớp, vừa hoàn thành công việc riêng của mình, đôi
lúc sinh viên rơi vào xung đột vai trò.
2. Căng thẳng vai trò:
2.1. Khái niệm:
- Căng thẳng vai trò: Là trường hợp xảy ra khi cá nhân nhận thấy những trông đợi đối
với một vai trò nào đó là không thích hợp, bởi thế họ khó khăn khi thực hiện vai trò đó.
2.2. Ví dụ:
- Khi là một người mẹ được đặt ra nhiều yêu cầu như vừa chăm con, vừa chăm lo nhà
cửa, tính toán các khoản phí sinh hoạt,... thì có khả năng rơi vào tình trạng căng thẳng
vai trò.
- Khi một người đứng trước 2 sự lựa chọn: gia đình và sự nghiệp, thì họ sẽ bị xung đột
vai trò đến một mức đ nào đó sẽ dẫn đến căng thẳng vai trò.
IV. Kỳ vọng của xã hội:
- Kỳ vọng xã hội là những ứng xử được xã hội không chỉ trông đợi ở cá nhân mà còn
buộc các hành vi đó phải thực hiện.
Kỳ vọng
tất yếu
Kỳ vọng
nghĩa vụ
Kỳ vọng
không
cưỡng chế
Nội dung
Là loại kỳ vọng mà
xã hội buộc cá nhân
phải thực hiện, mỗi
một sự vi phạm sẽ
phải chịu 1 biện
pháp chế tài tương
ứng.
Là loại kỳ vọng bắt
buộc đối với các
thành viên của 1
nhóm xã hội nào
đó, tuy nhiên
không mang tính
cưỡng bức và
những biện pháp
xử lý sai phạm cũng
không gắt gao như
đối với kỳ vọng tất
yếu. Các hình phạt
trong trường hợp
này không mang
tính pp lý mà ch
ở mức độ khiển
trách.
Là những mong
đợi từ một nhóm
xã hội nào đó đối
với mỗi thành viên.
Chế tài áp dụng
trong trường hợp
vi phạm quy tc,
không giống các
trường hợp trên,
mà các hình phạt sẽ
là áp lực tinh thần
đối với các thành
viên (làm cho họ sợ
mất uy tín, dư luận
đánh giá,...)
Ví dụ
Người ta kỳ vọng
nơi vai trò người
thủ quỹ ở một
ngân hàng là không
bao giờ “lem
nhem” với công
quỹ ; nếu xảy ra
chuyện này, người
thủ quỹ sẽ bị bắt
giam và bị đưa ra
tòa án phán xử.
Các CLB mong
muốn các thành
viên hoàn thành tốt
công việc của họ,
nếu ai hành động
ngược với kỳ vọng
tập thể thì sẽ bị
khiển trách hoặc
khai trừ khỏi CLB.
Khi người nổi tiếng
đi ngược lại với
mong đợi của một
bộ phận khán giả
(hẹn hò, phẫu thuật
thẩm m,...) thì sẽ
bị khán giả bo lực
mạng, quay lưng,
tẩy chay… khiến
người nổi tiếng
cảm thấy bị đe doạ,
rơi vào trạng thái
trầm cm hoc
nghiêm trọng hơn
như tự sát,...
V. Các lý thuyết vai trò:
Có 2 khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò xã hội
1. Lý thuyết chức năng:
- Lý thuyết chức năng có liên quan đến vai trò là do Ralph Linton (1936) khởi
xướng
- Linton coi vai trò là những lối ứng xử đã được quy định sẵn và áp đặt, tương
ứng với những vị trí nhất định. Ông phân thành địa vị gán và địa vị đạt được
Địa vị gán: là địa vị có được khi cá nhân không phải bỏ công sức hay
tiền tài để đạt được mà do cá nhân đó được thừa hưởng ngay từ khi mới
chào đời, chẳng hạn như tôn giáo, dòng dõi, gia thế giai cấp,... VD: Nữ
hoàng Elizabeth II nhường ngôi cho Thái tử Charles.
Địa vị đạt được: là loại địa vị mà cá nhân bằng sự nỗ lực của mình đạt
được. Tất nhiên trong xã hội cũng có những cá nhân đạt được một địa vị
xã hội nào đó bng cả con đường chính thức hoặc không chính thức.
VD: học vị tiến sĩ
2. Lý thuyết tương tác:
- Do G.H.Mead (1934) khởi xướng, tiền thân của lý thuyết tương tác biểu tượng
- Khuynh hướng lý thuyết này bác bỏ quan niệm cho rằng mỗi vai trò đều đã được quy
định cho mỗi cá nhân. Thay vào đó những nhà xã hội học so sánh việc học “đóng vai”
ngoài đời giống như học theo một kịch bản mở, buộc “diễn viên” phải linh hot ứng xử.
- Ông mô tả vai trò là kết quả của một quá trình tương tác mang tính rèn luyện và sáng
tạo. Vừa quan sát người lớn, vừa thông qua các trò chơi và trí tưởng tượng, trẻ em phát
triển “cái tôi” của mình bằng cách học đảm nhiệm các vai trò của người lớn. Đến khi trở
thành người lớn, người ta vẫn không ngừng tiếp tục học việc đảm nhiệm các vai trò.
- Theo lý thuyết trên, bất cứ vai trò nào cũng đều bao hàm quan hệ tương giao với các vai
trò khác.
- VD: Trẻ em bắt chước các nhân vật hoạt hình để hóa trang theo những gì mà chúng
quan sát và ghi nhận được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Khiển và ctg. (2004). Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Giáo trình xã hội học.
Nội.
Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. (2002). Nhà xuất bản Nhập môn xã hội học.
đại học quốc gia TPHCM.
Trần Hữu Quang. (2019). . Nhà xuất bản Khoa học xã hội.Xã hội học nhập môn
| 1/4

Preview text:

I. Vai trò là gì? 1. Định nghĩa
-Xuất xứ của vai trò (role) bắt nguồn từ nghệ thuật sân khấu (các vai diễn trong một vở kịch,..)
-Vai trò xã hội chính là khái niệm chỉ toàn bộ những nghĩa vụquyền lợi của con người gắn
liền với một địa vị, một vị trí xã hội nào đó đáp ứng sự mong đợiphù hợp các giá trị,
chuẩn mực xã hội.
→ Các vai trò đụng chạm đến chúng ta như tập hợp của những chuẩn mực được hiểu là
những quyền, những nghĩa vụ của chúng ta. Vị thế của một cá nhân luôn xác định một cách
khách quan với vai trò của cá nhân đó. Đồng thời vị thế của cá nhân ấy chỉ có thể được củng
cố khi cá nhân đó thực hiện đúng vai trò của mình. 2. Ví dụ:
- Một bác sĩ phải có vai trò chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân.
-Sinh viên phải có vai trò học tập, rèn luyện đạo đức.
3. Một số khái niệm khác:
-“Vai trò là tập hợp hành vi hoặc các mô hình hành vi gắn với vị thế cá nhân để khẳng định bản
sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tương tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hội” (Akoun và Ansart).
-“Tổng thể những khuôn mẫu văn hóa gắn liền với một vị trí nhất định. Do đó, nó bao hàm các
thái độ, các giá trị và các lối ứng xử mà xã hội gán cho một cá nhân và tất cả những ai chiếm
giữ vị trí ấy.” (R.Linton)
-Vai trò có thể được định nghĩa là “một sự phản ứng điển hình đối với một kỳ vọng điển hình” (Peter Berger)
II. Đặc điểm của vai trò xã hội: -
Vai trò gắn liền với vị trí và vị thế, là mô hình hành vi mà xã hội trông đợibuộc
những hành vi ấy phải được thực hiện trong thực tế. Ví dụ trong ngành công nghiệp
giải trí Hàn Quốc, công chúng mong đợi ở idol một hình tượng giỏi toàn diện, một hình
ảnh văn hoá đáp ứng những kỳ vọng về một hình mẫu lý tưởng theo chuẩn mực xã hội.
-
Một cá nhân đóng cùng lúc nhiều vai trò khác nhau, và khi thay đổi sang vai trò khác thì
cá nhân phải điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hội gắn với vai trò đó. -
Việc thực hiện vai trò xã hội là một khía cạnh văn hóa. Chính các giá trị, chuẩn mực xã
hội quy định việc thực hiện vai trò xã hội của cá nhân.
III. Xung đột vai trò và căng thẳng vai trò:
1. Xung đột vai trò: 1.1. Khái niệm: -
Xung đột vai trò: là kết quả khi cá nhân đối diện với những mong đợi trái chiều, xuất
phát từ việc họ phải nắm giữa hai hay nhiều vị thế cùng một lúc. 1.2. Ví dụ: -
Chạy theo xu hướng phát triển của xã hội và áp lực đồng trang lứa, sinh viên ngoài học
tập trên giảng đường, họ còn có nhu cầu tìm kiếm kinh nghiệm từ các hoạt động ngoại
khóa hay tham gia thực tập ở các công ty. Tuy nhiên, do phải đảm nhận nhiều vai trò
như thế, vừa hoàn thành bài tập trên lớp, vừa hoàn thành công việc riêng của mình, đôi
lúc sinh viên rơi vào xung đột vai trò.
2. Căng thẳng vai trò: 2.1. Khái niệm: -
Căng thẳng vai trò: Là trường hợp xảy ra khi cá nhân nhận thấy những trông đợi đối
với một vai trò nào đó là không thích hợp, bởi thế họ khó khăn khi thực hiện vai trò đó. 2.2. Ví dụ: -
Khi là một người mẹ được đặt ra nhiều yêu cầu như vừa chăm con, vừa chăm lo nhà
cửa, tính toán các khoản phí sinh hoạt,... thì có khả năng rơi vào tình trạng căng thẳng vai trò. -
Khi một người đứng trước 2 sự lựa chọn: gia đình và sự nghiệp, thì họ sẽ bị xung đột
vai trò đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến căng thẳng vai trò.
IV. Kỳ vọng của xã hội: -
Kỳ vọng xã hội là những ứng xử được xã hội không chỉ trông đợi ở cá nhân mà còn
buộc các hành vi đó phải thực hiện. Kỳ vọng Kỳ vọng Kỳ vọng tất yếu nghĩa vụ không cưỡng chế Nội dung Là loại kỳ vọng mà
Là loại kỳ vọng bắt Là những mong
xã hội buộc cá nhân buộc đối với các đợi từ một nhóm
phải thực hiện, mỗi thành viên của 1 xã hội nào đó đối một sự vi phạm sẽ nhóm xã hội nào với mỗi thành viên. phải chịu 1 biện đó, tuy nhiên Chế tài áp dụng
pháp chế tài tương không mang tính trong trường hợp ứng. cưỡng bức và vi phạm quy tắc, những biện pháp không giống các
xử lý sai phạm cũng trường hợp trên,
không gắt gao như mà các hình phạt sẽ
đối với kỳ vọng tất là áp lực tinh thần
yếu. Các hình phạt đối với các thành trong trường hợp viên (làm cho họ sợ này không mang mất uy tín, dư luận
tính pháp lý mà chỉ đánh giá,...) ở mức độ khiển trách. Ví dụ Người ta kỳ vọng Các CLB mong Khi người nổi tiếng nơi vai trò người muốn các thành đi ngược lại với thủ quỹ ở một
viên hoàn thành tốt mong đợi của một
ngân hàng là không công việc của họ, bộ phận khán giả bao giờ “lem nếu ai hành động (hẹn hò, phẫu thuật nhem” với công ngược với kỳ vọng thẩm mỹ,...) thì sẽ quỹ ; nếu xảy ra tập thể thì sẽ bị bị khán giả bạo lực chuyện này, người khiển trách hoặc mạng, quay lưng, thủ quỹ sẽ bị bắt khai trừ khỏi CLB. tẩy chay… khiến giam và bị đưa ra người nổi tiếng tòa án phán xử. cảm thấy bị đe doạ, rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc nghiêm trọng hơn như tự sát,...
V. Các lý thuyết vai trò:
Có 2 khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò xã hội
1. Lý thuyết chức năng: -
Lý thuyết chức năng có liên quan đến vai trò là do Ralph Linton (1936) khởi xướng -
Linton coi vai trò là những lối ứng xử đã được quy định sẵn và áp đặt, tương
ứng với những vị trí nhất định. Ông phân thành địa vị gán và địa vị đạt được
Địa vị gán: là địa vị có được khi cá nhân không phải bỏ công sức hay
tiền tài để đạt được mà do cá nhân đó được thừa hưởng ngay từ khi mới
chào đời, chẳng hạn như tôn giáo, dòng dõi, gia thế giai cấp,... VD: Nữ
hoàng Elizabeth II nhường ngôi cho Thái tử Charles.
Địa vị đạt được: là loại địa vị mà cá nhân bằng sự nỗ lực của mình đạt
được. Tất nhiên trong xã hội cũng có những cá nhân đạt được một địa vị
xã hội nào đó bằng cả con đường chính thức hoặc không chính thức.
VD: học vị tiến sĩ
2. Lý thuyết tương tác: -
Do G.H.Mead (1934) khởi xướng, tiền thân của lý thuyết tương tác biểu tượng -
Khuynh hướng lý thuyết này bác bỏ quan niệm cho rằng mỗi vai trò đều đã được quy
định cho mỗi cá nhân. Thay vào đó những nhà xã hội học so sánh việc học “đóng vai”
ngoài đời giống như học theo một kịch bản mở, buộc “diễn viên” phải linh hoạt ứng xử. -
Ông mô tả vai trò là kết quả của một quá trình tương tác mang tính rèn luyện và sáng
tạo. Vừa quan sát người lớn, vừa thông qua các trò chơi và trí tưởng tượng, trẻ em phát
triển “cái tôi” của mình bằng cách học đảm nhiệm các vai trò của người lớn. Đến khi trở
thành người lớn, người ta vẫn không ngừng tiếp tục học việc đảm nhiệm các vai trò. -
Theo lý thuyết trên, bất cứ vai trò nào cũng đều bao hàm quan hệ tương giao với các vai trò khác. -
VD: Trẻ em bắt chước các nhân vật hoạt hình để hóa trang theo những gì mà chúng
quan sát và ghi nhận được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Khiển và ctg. (2004). Giáo trình xã hội học. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. (2002). Nhà xuất bản
Nhập môn xã hội học. đại học quốc gia TPHCM. Trần Hữu Quang. (2019).
. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Xã hội học nhập môn