Vấn đề bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại | Tiểu luận triết học Mác - Lênin

Trước khi triết học ra đời, điểm tựa về tinh thần của con người chính là thế giới  quan thần thoại và theo đó, mọi sự vật hiện tượng đều bị chi phối bởi các lực lượng siêu nhiên. Sau đó, nhờ những tri thức kinh nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống,  như thiên tai, chiến tranh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
37 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vấn đề bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại | Tiểu luận triết học Mác - Lênin

Trước khi triết học ra đời, điểm tựa về tinh thần của con người chính là thế giới  quan thần thoại và theo đó, mọi sự vật hiện tượng đều bị chi phối bởi các lực lượng siêu nhiên. Sau đó, nhờ những tri thức kinh nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống,  như thiên tai, chiến tranh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

32 16 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quỳnh Trang
Lớp : Quản lý văn hóa, giáo dục và khoa học K23.2
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT
HỌC CỔ ĐẠI..................................................................................................4
1.1.Sự ra đời khái niệm bản thể luận......................................................4
1.2.Quan niệm về bản thể luận trong lịch sử triết học............................6
CHƯƠNG 2: BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI -Ý NGHĨATRONG LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................10
2.1. Sơ lược hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc...............................10
2.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại...........12
2.3. Quan niệm về bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại......14
2.4. Ý nghĩa của bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại.........25
2.5. Triết lí Âm-dương trong đời sống văn hóa Việt Nam....................26
KẾT LUẬN....................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................33
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước khi triết học ra đời, điểm tựa về tinh thần của con người chính
thế giới quan thần thoại và theo đó, mọi sự vật hiện tượng đều bị chi phối bởi
các lực lượng siêu nhiên. Sau đó, nhờ những tri thức kinh nghiệm được tích
luỹ trong cuộc sống, như thiên tai, chiến tranh…con người ngày càng không
tin tưởng vào sức mạnh tuyệt đối của các thần linhnữa cũng không còn
thoả mãn với thế giới quan thần thoại như điểm tựa tinh thần và bắt đầu đi tìm
một thế giới quan mới, một điểm tựa tinh thần mới cho mình.Đến giai đoạn
Cận đại, cùng với sự phát triển của khoa học, triết học Cận đại do Đềcáctơ và
Ph.Bêcơn khởi xướng đã tiến hành việc luận chứng cho khoa học về mặt bản
thể luận và phương pháp luận.Có thể thấy,bản thể luận là một trong những nội
dung cơ bản của triết học luôn được các nhà triết học đề cập đến bất luận theo
quan điểm, trường phái nào. Những quan niệm về bản thể luận có thể rất khác
nhau, nhưng tựu trung lại theo cách này hay cách khác, ở trình độ lý luận hay
chỉ những quan niệm rời rạc thì đều nhằm tới việc giải cho sự tồn tại
hiện thực trên lát cắt cội nguồn, khởi nguyên của nó. Tổng kết toàn bộ lịch sử
triết học đặc biệttriết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề
bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt của triết họchiện đại, mối quan
hệ giữa duy tồn tại, giữa ý thức vật chất, giữa tinh thần giới tự
nhiên.” Đó là những lý luận về nguồn gốc, về sự tồn tại, hay những quan niệm
về nguồn gốc của thế giới hay còn gọi là bản thể luận.
Nền triết học Trung Quốc cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ
chiếm hữu lệ lên chế độ phong kiến.Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan
tâm hàng đầu của các nhàtưởng Trung Quốc cổ đại những vấn đề thuộc
đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội.Những tư tưởng của họ đã có
tác dụng rất lớn trong việc xác lập một trật tự hội theo hình chế độ
quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực
chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông.
1
Bên cạnh những suy sâu sắc về các vấn đề hội, nền triết học
Trung Quốc thời cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những
tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm dương - Ngũ
hành tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng đó những triết đặc sắc
mang tính chất duy vật biện chứng của người Trung Quốc thời cổ đại,
ảnh hưởng lớn đến thế giới quan triết học sau này Trung Quốc một số
nước khác trong khu vực.
Với lý do đó, tôi lựa chọn: “Vấn đề bản thể luận trong triết học
Trung Quốc cổ đại” làm nội dung tiểu luận.
1. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bản thể luận trong triết học đã và đang thu hút sự quan tâm chú
ý của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác luận nghiên cứu
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cho đến nay đã nhiều công trình
nghiên cứu có liên quan đến những vấn đề này của cá nhân, tập thể được công
bố. Có thể kể đến như: Doãn Chính (2010), “Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ
cổ đại”, NXB chính trị quốc gia Nội (2000); Hoàng Ngọc Vĩnh
(2001), , ĐHSP Huế; Huỳnh Công “Lịch sử triết học Ấn Độ”
(2012); “Lịch sử tưởng Việt Nam”, NXB Thuận Hoá; Phùng Hữu Lan
(2006), “Lịch sử triết học Trung Quốc”, NXB Khoa học Xã hội; Nguyễn Hữu
Vui (2007), , NXB Chính trị Quốc gia, Nội; Nguyễn“Lịch sử triết học”
Ước (2009), , NXB Trí thức.“Đại cương triết học Đông Phương”
Tuy nhiên, hiện nay rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại được công bố. Tiểu luận này
sẽ tập trung vào vấn đề đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về bản thể luận, tiểu luận phân
tích nội dung của bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại ở các trường
phái khác nhau và liên hệ với văn hóaViệt Nam.
2
3.2. Nhiệm vụ
- Một là, làm một số quan điểm tiêu biểu trong lịch sử về bản thể
luận, rút ra khái niệm, nội hàm chung nhất của các khái niệm;
- Hai là, khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, hội của
Trung Quốc thời kỳ cổ đại chỉ ra những nét đặc thù của triết học Trung
Quốc cổ đại; phân tích nội dung nhận thức luận trong triết học Trung Quốc cổ
đại qua các trường phái.
- Ba là, liên hệ với vấn đề bản thể luận trong văn hóa Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bản thể luận, nội dung của bản thể luận trong
triết học Trung Quốc cổ đại.
- Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề vật chất, ý thức, tồn tại trong triết
học Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Tiểu luận đã góp phần làm thêm một số phương diện của bản thể
luận trong triết học Trung Quốc cổ đại.
- Tiểu luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
về vấn đề bản thể luận.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin;
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức luận.
6.2. Phương pháp nghiên cứu: chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp với phương
pháp: logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu…
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo mục
lục, đề tài gồm 2 chương, 7 tiết.
3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN THỂ LUẬN
TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI
1.1. Sự ra đời khái niệm bản thể luận
Tên gọi bản thể luận chỉ xuất hiện lần đầu tiên thế kỷ XVII, trong
“Bách khoa thư triết học” của triết gia R.Goclenius được xuất bản tại
Phrăngphuốc (Đức) vào năm 1613.Muộn hơn một chút, thuật ngữ này cũng
đã xuất hiện trong các tác phẩm của A.Calovius (xuất bản tại Rostock, năm
1636) của J.B. du Hamel (xuất bản tại Pari, năm 1687).Năm 1656,
J.Clauberg cũng đã sử dụng thuật ngữ này trong “Siêu hình học” được xuất
bản tại Amsterdam. Thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi trong triết học sau
khi C.Vônphơ sử dụng để chỉ một bộ phận căn bản của siêu hình học, bên
cạnh trụ luận, tâm học thần học.Tên gọi bản thể luận chỉ xuất hiện
vào thế kỷ XVII, nhưng tưởng bản thể luận đã xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử triết học, ngay từ thời cổ đại. Nói một cách chung nhất, bản thể luận
được hiểu học thuyết về tồn tại khái niệm tồn tại một trong các khái
niệm cơ bản của triết học phương Tây. Khái niệm này liên hệ mật thiết và hữu
với quá trình hình thành triết học phương Tây tới mức chính nó, chính sự
lý giải về đã tạo thành bản chất của phương phápduy triết học Tây Âu.
Chính vì vậyviệc nghiên cứu lịch sử bản thể luận, lịch sử các quan niệm,
học thuyết triết học về tồn tại, về khái niệm tồn tại con đường duy nhất để
làm sáng tỏ nội dung của khái niệm này. Chỉ thông qua đó mới có thể có được
nội dung các nguyên tắc, cách tiếp cận bản thể luận.
Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Nó là sự kết hợp
giữa hai từ “on”: cái thực tồn, “logos”: lời lẽ, học thuyết; tạo thành “Học
thuyết về tồn tại”. Theo nghĩa này bản thể luận được hiểu học thuyết triết
học về thực tồn nói chung, hoàn toàn độc lập với các dạng tồn tại cụ thể của
nó.Tóm lại, một cách chung nhất, khái niệm bản thể luận thường được hiểu
4
như là lý luận về bản thể,luận về nguồn gốc, về tồn tại hay bản thể luận là
quan niệm về thế giới. Vấn đề bản của triết học hai mặt. Thứ nhất giữa
ý thức vật chất: cái nào trước, cái nào sau? Cái nào quyết định cái
nào? Thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?Việc
giải quyết hai mặt vấn đề bản của triết học sở phân chia các trường
phái triết học lớn trong lịch sử chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa duy tâm, khả
tri luận (thuyết thể biết) bất khả tri luận (thuyết không thể biết). Ngoài
ra còn chủ nghĩa nhị nguyên hoài nghi luận (chủ nghĩa hoài nghi).Về thực
chất chủ nghĩa nhị nguyên cùng bản chất với chủ nghĩa duy tâm, còn hoài
nghi luận thuộc về bất khả tri luận.Mặt khác bất khả tri luận thường mối
quan hệ mật thiết với chủ nghĩa duy tâm, còn khả tri luận gắn liền với chủ
nghĩa duy vật.
Trong lịch sử triết học những người cho rằng bản chất của thế giới
vật chất, vật chất tính thứ nhất, ý thức tính thứ hai, vật chất cái
trước quyết định ý thức của con người được coi các nhà duy vật. Học
thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
Ngược lại, nhữngngười cho rằng: Bản chất của thế giới ý thức, ý thức
tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai và ý thức quyết định vật chất được coi
các nhà duy tâm, học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau gọi là
chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
hội, đó sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt,
một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các
giai cấp, tầng lớp áp bức nhân dân lao động. Mặt khác chủ nghĩa duy tâm
tôn giáo cũng thường mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau
để cùng tồn tại và phát triển..
Trong lịch sử nhà duy tâm có hai đặc tính bản là chủ nghĩa duy tâm
chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa
nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách
quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật hiện
5
tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhận. Chủ nghĩa duy tâm khách
quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý
thức được quan niệm tinh thần khách quan ý thức khách quan trước
tồn tạiđộc lập với giới tự nhiên con người. Các nhà duy tâm khách quan,
thực thể tinh thần ấy chính là “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối” hay “lý
tính thế giới”. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật cho rằng sự
tồn tại, phát triển của nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học thực
tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch
sử. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hóa những tri thức của nhận
loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm chung, đồng thời
định hướng cho các lực lượng hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức
thực tiễn của mình. Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa
duy vật biện chứng hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật
trong lịch sử.
1.2. Quan niệm về bản thể luận trong lịch sử triết học
Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Nó là sự kết hợp
giữa hai từ: on: cái thực tồn, logos: lời lẽ, học thuyết.. tạo thành “Học
thuyết về tồn tại”. Theo nghĩa này bản thể luận được hiểu học thuyết triết
học về thực tồn nói chung, hoàn toàn độc lập với các dạng tån t¹i cụ thể của
nó, đến thế kỷ XVII thuật ngữ này mới chính thức xuất hiện đưa ra những
cách hiểu đặc thù về nó với tư cách là quan niệm, luận thuyết về tồn tại.
nhiều quan điểm khác nhau về tồn tại. Pácmênít nhà triết học Hy
lạp cổ đại, được coi người đầu tiên đề cập đến khái niệm tồn tại khi đồng
nhất duy với tồn tại một. Arixtốt thì coi các phạm trù chính nội dung
của tồn tại. Xôcrát lại cho rằng tồn tại không phải là giới tự nhiên. Điểm xuất
phát của tồn tại chỉ trong ý thức, duy, đó tồn tại- tự ý thức. Với
Platôn, từ học thuyết trọng tâm về ý niệm, ông cũng quy tồn tại tổng thể
6
những ý niệm về thế giới. Sự tồn tại của các sự vật cảm tính chẳng qua chỉ là
bản sao của ý niệm. Chỉ có ý niệm mới là cái tồn tại đích thực.
Thời trung cổ, các nhà triết học theo quan điểm nhà thờ đã mưu toan lợi
dụng tư tưởng của Arixtốt về siêu hình học để xây dựng học thuyết về tồn tại
nhằm chứng minh về mặt triết học cho các chân lý của tôn giáo. Thời cận đại
người ta bắt đầu hiểu bản thể luận là một bộ phận đặc biệt của siêu hình học,
học thuyết về cấu siêu cảm giác, phi vật chất của tất cả những đang
tồn tại. Thuật ngữ bản thể luận do nhà triết học Đức Hôclêniút (1613) đưa ra
và được tiếp tục trong triết học của Vônphơ. Lúc này học thuyết bản thể luận
được tách rời hoàn toàn khỏi các nội dung của khoa học cụ thể được xây
dựng bằng cách phân tích trừu tượng các khái niệm như: tồn tại, khả năng
hiện thực, lượng chất, nguyên nhân tác động... coi như bộ môn
triết học cao nhất. Ngược lại, các nhà duy vật thời kỳ này như: Hôbơ;
Xpinôda; Lốccơ (thế kỷ XVIII) đã dựa trên các dữ kiện của khoa học thực
nghiệm, với những nội dung tích cực của các quan điểm này đã chứng minh
về mặt khách quan rằng bản thể luận không thể bộ môn triết học cao nhất,
mà là triết học đầu tiên, tách rời khỏi nhận thức luận và logic học.
Đến triết học cổ điển Đức, các nhà triết học cho rằng bản thể luận
không nội dung lặp lại; đồng thời học đòi hỏi tạo ra một bản thể luận
mới, hoàn thiện hơn, thay thế nó bằng triết học tiên nghiệm hay bằng hệ thống
chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm hay bằng logic học.
Triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX đã xây dựng một cách hiểu
mới về bản thể luận trên cơ sở duy tâm khách quan như quan niệm về bản thể
luận tiên nghiệm của Huxéclơ; bản thể luận phê phán của Háctman; bản thể
luận bản của Heidegger; bản thể luận hiện tượng học của Sartre.... Trong
học thuyết bản thể luận mới, người ta hiểu bản thể luận một hệ thống
những khái niệm phổ biến về tồn tại mà có thể hiểu được nhờ một số trực giác
siêu cảm tính và siêu lý tính.
7
Các nhà triết họcẤn độ cổ đại ban đầu lại quan niệm bản thể của thế
giới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên. Họ tin tưởng, gửi gắm tâm hồn,
cuộc sống tự nhiên của mình vào thế giới các vị thần ấy. Về sau, quan niệm tự
nhiên về các vị thần dần dần mờ nhạt, thay vào đó những nguyên trừu
tượng duy nhất tối cao được coi nguồn gốc trụ đời sống con người.
Đó là thần sáng tạo tối cao Brahmanmột tinh thần tối cao Brahman. Bước
chuyển về mặt nhận thức này của người Ấn độ cổ thể hiện bước chuyển từ thế
giới quan thần thoại với việc giải thích tính muôn vẻ, cụ thể của thế giới qua
biểu tượng các vị thần tính chất tự nhiên, đến thế giới quan triết học bằng
việc dần phát hiện ra cái chung, cái bản chất như bản nguyên tối cao của
thế giới.
Một trong những quan điểm tiêu biểu của người Trung quốc cổ đại về
bản thể luận quan điểm về Đạo của Lão Tử. Theo Lão tử, Đạo cái
trước trời đất, trống không lặng yên nhưng lại mọi nơi, nguồn gốc
của vạn vật. sự thống nhất của thế giới, bản nguyên sâu kín, huyền
diệu mà từ đó vạn vật danh tính, có hình thể được sinh ra. Đạo là thực thể
vật chất của khối hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng khôngđặc tính, không
hình thể, nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe thấy, bắt không bắt được,
chẳng thể gọi tên. Nó tồn tại bất luận con người nhận thức được hay không. Ở
khía cạnh bản thể luận, khái niệm đạo của Lão tử được đề cập ở ba khía cạnh
thể, tướng dụng. Những quan điểm này của Lão tử, nếu gạt bỏ những
điểm hạn chế về thế giới quan lập trường duy tâm, đã phần nào tiêu biểu
cho cho những quan niệm biện chứng đầy tinh tế hiểm của người
phương đông. Quan điểm này vừa thể hiện quan điểm trực quan nguyên
của người trung quốc cổ đại nhưng lại hàm chứa trong đó những đoán định,
cảm nhận sâu sắc về sự tồn tại biến hoá của trụ, điều chỉ xuất hiện khi
duy trừu tượng đạt tới trình độ cao. Học thuyết Âm dương - Ngũ hành lại
hướng đến việc lý giải sự tồn tại của thế giới trong sự tương tác của các yếu tố
tự nhiên trong thế giới mà thành. Các quan điểm này hướng tới việc phân tích
8
sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong tự nhiên tạo thành sự vật hay là sự
liên hệ, tương tác giữa hai mặt đối lập, hai thế lực vật chất bản để tạo nên
vũ trụ. Nho giáo với nội dung chủ yếu thiên về giải quyết các vấn đề chính trị-
hội con người nên đưa ra những quan niệm khác khi giải về bản
nguyên của tồn tại. Theo Mạnh Tử cái nội tâm chủ quan bên trong bản thể
tự tại, thuộc về tiên nghiệm, vượt ra khỏi phạm trù không gian, thời gian, vật
chất, vận động. Đạt đến đó con người thể thông quan với trời đất, hoá
sinh ra vạn vật. Tâm là cái chủ thể trong mỗi con người, là cái thần linh có đủ
mọi trời phú cho con người để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự.
Tâm có quan hệ với Tính. Tính là cái lý hoàn toàn của tâm. Đem cái tâm tính
ấy ứng xử với vạn vật bên ngoài tình. Chỉ cái Tâm đó thì mới biết
được Tính của ta và của vạn vật.
9
CHƯƠNG 2: BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI – Ý NGHĨA TRONG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Sơ lược hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc
2.1.1. Địa lý, dân số
Cái nôi đầu tiên của Trung Quốc lưu vực sông Hoàng Hà, cho đến
thế kỉ III TCN, cương giới phía Bắc chưa vượt quá dãy Vạn trường thành
ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc phía Nam chỉ bao
gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang. Từ cuối thế kỷ III
TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều
triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh, do đó
những thời kỳ cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỷ
XVIII, lãnh thổ Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay.
Trung Quốc là một trong những nơi từ rất sớm đã loài ngườitrú.
Năm 1929, ở Chu Khẩu Điếm (ở Tây Nam Bắc Kinh) giới khảo cổ học Trung
Quốc đã phát hiện được xương hóa thạch của một loại người vượn sống cách
đây khoảng 400.000 năm. Những xương hóa thạch của người vượn được phát
hiện sau đó trên lãnh thổ Trung Quốc đã cung cấp những niên đại xưa hơn,
đặc biệt người vượn Nguyên Mưu phát hiện năm 1977 niên đại đến
1.700.000 năm. Về mặt chủng tộc, dân lưu vực Hoàng thuộc giống
Mông Cổ, đến thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ, nói tắt là Hoa hoặc Hạ, đó
tiền thân của Hán tộc sau này. Còn dân phía Nam Trường Giang thì
khác hẳn dân vùng Hoàng về ngôn ngữ phong tục tập quán, tục cắt
tóc, xăm mình, đi chân đất. Đến thời Xuân Thu, các tộc này cũng bị người
Hoa Hạ đồng hóa.
Dưới thời quân chủ, Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều
đại. Đồng thời, từ thời cổ đại, người Trung Quốc cho rằng nước họ là một quốc
gia văn minh giữa, xung quanh các tộc lạc hậu gọi Man, Di, Nhung,
Địch, vì vậy đất nước của họ còn được gọi là Trung Hoa hoặc Trung Quốc. Tuy
10
vậy các danh từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa
phải là tên nước chính thức. Mãi đến năm 1912 khi triều Thanh bị lật đổ, quốc
hiệu Đại Thanh bị xóa bỏ, cái tên Trung Hoa mới trở thành tên nước chính thức
nhưng thông thường người ta quen gọi là Trung Quốc.
2.1.2. Thời Tam hoàng, Ngũ đế (từ thế kỷ XXI TCN trở về trước)
Theo truyền thuyết, thời viễn cổ Trung Quốc một thủ lĩnh đời
sau thường nhắc đến gọi Phục Hy. Đến nửa đầu thiên kỷ III TCN, vùng
Hoàng xuất hiện một thủ lĩnh bộ lạc gọi Hoàng Đế. Hoàng Đế họ Cơ,
hiệu Hiên viên, được coi thủy tổ người Trung Quốc. Đến cuối thiên kỷ
III TCN, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ đều dòng dõi của Hoàng Đế.
Nghiêu và Thuấn tuy chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc nhưng đời sau cho
họ những ông vua tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền rằng,
năm Nghiêu 72 tuổi, Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn, đến khi Thuấn già,
Thuấn lại nhường ngôi cho Vũ. Nhưng sau khi chết con của Khải
được tôn lên làm vua, Trung Quốc bắt đầu bước vào hội nhà nước.
Huyền sử về Tam hoàng, Ngũ đế thực chất các trưởng, tộc trưởng đứng
đầu các tộc người sinh sống lưu vực sông Hoàng Hà. Điều đó không chỉ
phản ánh bản chất xã hội công xã nguyên thủy, mà còn là khát vọng về một xã
hội tốt đẹp của các triết gia ở các xã hội phân chia thành giai cấp và đấu tranh
giai cấp gay gắt sau này.
2.1.3. Thời Tam đại ( khoảng từ thế kỷ XXI đến III TCN)
các triều đại nhà Hạ, nhà Thương nhà Tây Chu. Theo các văn
bản cổ, nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỷ XXI TCN, đánh dấu sự mở dầu cho
chế độ chiếm hữu lệ Trung Hoa. Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII TCN,
người đứng đầu bộ tộc Thương Thành Thang đã lật đổ nhà Hạ, lập ra nhà
Thương, đóng đô đất Bạc (Hà Nam hiện nay). Đến thế kỷ XVI TCN, Bàn
Canh rời đô về đất Ân nên nhà Thương còn gọi là nhà Ân. Vào khoảng thế kỷ
XI TCN, Chu Vương đã giết vua Trụ nhà Ân lập ra nhà Chu, đưa chế độ
lệ Trung Hoa lên đỉnh cao. Nhà Chu đã thực hiện quốc hữu hóa về
11
liệu sản xuất gồm ruộng đất và sức lao động rất nghiêm ngặt, tất cả đều thuộc
quyền quản lý của vua nhà Chu . Đồng thời, thành lập những đô thị lớn tạo nên
sự đối lập rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Trong thời kỳ y, thế giới quan
thần thoại, tôn go chủ nghĩa duy m thần bí thống trị trong đời sống tinh
thần. Những tư tưởng triết học đã xuất hiện, nhưng chưa đạt tới mức là một hệ
thống. Nó đã gắn chặt thần quyền với thế quyền, lý giải sự liên hệ mật thiết giữa
đời sống chính trị - hội với lĩnh vực đạo đức luân lý. c y cũng đã xuất
hiện những quan niệm tính chất duy vật mộc mạc, những ởng thần
tiến bộ. Về khoa học, họ đã phát minh ra chữ viết và dựa vào sự quan sát vận
nh của mặt trăng, các vì sao, tính chất chu kỳ của nước sông và quy luật sinh
trưởng của cây trồng họ đã biết làm ra lịch (Âm lịch).
2.1.4. Thời phong kiến tập quyền (221 TCN đến năm 1911)
Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, kết thúc cục diện phân tán
tranh giành băm giết nhau gần 500 năm trong lịch sử, thành lập nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền. Triều đình gồm các cơ quan và quan chức
khác nhau ứng với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Ở địa phương, Tần Thủy
Hoàng bãi bỏ chế độ phân phong chia cả nước thành các đơn vị hành chính
gồm 36 quận, dưới quận là huyện rồi đến hương, đình, lý. Quan đứng đầu
quận do triều đình bổ nhiệm hoặc bãi miễn. Từ đây, bộ máy cai trị tổ chức
theo đơn vị hành chính được hoàn thiện dần. Sau nhà Tần, miền Bắc có năm
triều đại phong kiến nối tiếp nhau là: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu
Hán, Hậu Chu. Miền Nam có mười nước là Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Tiền
Thục, Hậu Thục, Sở, Mân, Kinh Nam, Nam Hán, Bắc Hán.
2.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại
2.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tưởng Kinh Dịch cội nguồn của triết
học Trung Quốc. Nội dung của Kinh Dịch đề cập đến nhiều lĩnh vực sâu rộng:
thiên văn, khí tượng, kinh nghiệm sản xuất, triết lý cách ngôn, lịch sử hội,
12
tri thức tự nhiên , cũng như nhiều vấn đề liên quan đến bói toán, mê tín, thậm
chí cả tưởng thần quyền mang màu sắc tôn giáo, thần thánh hóa quyền
lực chính trị thế tục của nhà vua…Có thể thấy từ thời Tây Chu trở về trước,
những tưởng triết học khai rải rác đã sớm hình thành. Do hạn chế của
nhận thức ban đầu nên tư tưởng chi phối đời sống xã hội mang nặng tính chất
duy tâm, tôn giáo, đề cao thần quyền biện hộ cho giai cấp thống trị. Trong
cuộc đấu tranh chống áp bức, chốngtín thì đồng thờitưởng duy vật
thần, chất phác, biện chứng khai cũng xuất hiện. Đáng chú ýquan niệm
âm dương, ngũ hành.
Triết học Trung Quốc trở thành một hệ thống tương dối hoàn chỉnh
rõ rệt khi đến thời Đông Chu. Đây là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến cát
cứ, chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền. Thời kỳ này nhiều biến
động lớn và kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa là do
bước chuyển cách mạng về lực lượng sản xuất kéo theo biến đổi các quan
hệ hội, thay đổi chế độ hội. Sự biến đổi trước hết hình thức sở hữu
đất đai và phân tầng xã hội. Nếu như thời Tây Chu về trước, quyền sở hữu tối
cao thuộc về nhà vua đối với dân và ruộng đất thì nay bị một tầng lớp địa chủ
mới lên phá vỡ. Giai cấp quý tộc nhà Chu bị mất dân, mất đất, địa vị chính trị
sa sút, nghi lễ, pháp luật bị rối loạn. Các công hầu không chịu thần phục
vương phủ thôn tính lẫn nhau . Tầng lớp địa chủ mới ngày càng lớn mạnh
lấn át quý tộc cũ, thậm chí tiếm quyền. hội lâm vào cảnh đại loạn triền
miên. Đây thời kỳ Trung Quốc bị chia làm nhiều mảnh, các tập đoàn địa
chủ phong kiến cũ, mới luôn tranh giành, chém giết, thôn tính lẫn nhau; thiên
hạ đại loạn, muôn dân khổ cực lầm than, con người ham danh ham lợi, bỏ
nhân nghĩa, đời suy đạo hỏng. Kết quả của những biến động hội trên dẫn
đến những mâu thuẫn hội rất sâu sắc. Những mâu thuẫn này đòi hỏi phải
xóa bỏ chế độ phong kiến cát cứ; giải thể chế độ tông pháp, xây dựng chế độ
phong kiến tập quyền, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho sự phát
triển xã hội.
13
Trước bối cảnh đó, câu hỏi lớn của thời đại đặt ra nguyên nhân
hội đại loạn do đâu? Chữa trị bằng cách nào? Từ đó, một loạt các nhà
tưởng xuất hiện. Họ những bậc trí thức quý tộc, những nhà tưởng đại
mang nặng khát vọng cứu đời. Các bậc trí thức quý tộc đều đứng trên lập
trường của giai cấp mình, tầng lớp mình mà bày tỏ quan điểm, đòi xóa bỏ trật
tự xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai. Họ phê phán đả kích lẫn nhau. Chính
trong quá trình tranh luận ấy đã sản sinh ra những nhà tưởng lớn, hình
thành các hệ thống triết học, mở đầu cho nền triết học Trung Quốc.
2.2.2. Đặc điểm triết học Trung Quốc
Thứ nhất, triết học Trung Quốc nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối
quan hệ giữa con người trụ. Đây tưởng xuyên suốt nhiều trường
phái, học thuyết khác nhau. Trong những kinh điển chủ yếu của Nho giáo
(Kinh dịch, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử...) đều nhất quán
tưởng “biết đến cùng cái tính của con người thì cũng thể biết đến cùng cái
tính của vạt vật trời đất”. Ngoài ra, các trường phái, học thuyết khác cũng thể
hiện rõ quan điểm này, Trang Chu cho rằng, trời đất với ta cùng sinh, vạn vật
với ta là một...
Thứ hai, triết học Trung Quốc xuất phát từ con người, lấy con người làm
vấn đề trung tâm. Nghiên cứu thế giới cũng chỉ nhằm làm vấn đề con
người. Tuy nhiên con người không được chú ý trên tất cả các mặt chỉ chú
ý trên khía cạnh luân lý, đạo đức. Vấn đề bản thể luận trong triết học Trung
Quốc rất mờ nhạt, còn trong triết học phương Tây lại đặt trọng tâm vào
nghiên cứu thế giới, vấn đề con người cũng chỉ được bàn tới nhằm giải thích
thế giới. Do đó, khác với triết học Trung Quốc, trong triết học phương Tây,
vấn đề bản thể luận rất đậm nét. Về bản chất con người (tính người, Khổng
Tử cho gần nhau (giống nhau), nhưng do tập quán, phong tục xa nhau
(khác nhau) (“Tính tương cận, tập tương viễn”); Mạnh Tự cho tính người
(nhân tính) vốn thiện; Tuân Tử cho tính người vốn ác; Cáo Tử cho tính không
14
thiện cũng không bất thiện. Đổng Trọng Thư đưa ra tính tam phẩm, còn Hàn
Dũ đưa ra có tính ba bậc.
Về số phận con người, Nho giáo quy tất cả là do mệnh trời; Tuân Tử cho
rằng con người có thể thắng được trời. Từ đó triết học Trung Quốc hướng đến
mẫu người tưởng như sĩ, quân tử, đại trượng phu, thánh nhân.
Thứ ba, triết học Trung Quốc ít tồn tại dưới dạng triết học thuần túy mà
thường được trình bày xen kẽ hoặc ẩn giấu đằng sau với những vấn đề cấu
trúc xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật. Vì vậy, ở Trung Quốc ít khi có triết
gia các phần triết học độc lập. Cho nên, nếu phương Đông nói chung,
Trung Quốc nói riêng triết học ẩn giấu đằng sau các khoa học khác thì
phương Tây ngay từ đầu, triết học đã một khoa học độc lập, các khoa học
khác lại ẩn giấu đằng sau triết học vào buổi bình minh của nó.
Thứ tư, về mặt nhận thức, triết học Trung Quốc bàn nhiều về vấn đề
trực giác tâm linh, những vấn đề phi tính. Phương pháp nhận thức này, xét
về góc độ nào đó phù hợp với đối tượng đặt ra để nghiên cứu.
thường không được trình bày dưới dạng hình thức hệ thốngluận lôgic như
các tác phẩm triết học hiện đại. Nhìn chung, luận nhận thức trong triết học
Trung Quốc phiến diện, không xem giới tự nhiên đối tượng nhận thức,
mà chỉ nhận thức chủ yếu về mặt luân lý đạo đức.
Thứ năm, triết học Trung Quốc vừa thống nhất vừa đa dạng. Thống nhất
ở chỗ nó đều nhằm mục đích ổn định xã hội, chấm dứt chiến tranh, chẳng hạn,
Nho gia đưa ra đường lối chính danh, đức trị; Pháp gia đưa ra đường lối pháp
trị; Mặc gia đưa ra đường lối kiêm ái; Đạo gia đường lối vô vi... Nó đa dạng ở
chỗ rất nhiều trường phái, khuynh hướng tưởng, với 9 trường phái
đặc biệt nổi bật hơn cả 6 trường phái lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời
sống, trong lịch sử xã hội là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương
gia, Danh gia. Mỗi nhà đều chủ trương, đường lối riêng của mình. Trong
các trào lưu triết học Trung Quốc cổ đại, thường đan xen các yếu tố duy vật
duy tâm, biện chứng siêu hình. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
15
và chủ nghĩa duy tâm không gay gắt quyết liệt như ở phương Tây. Chẳng hạn
như:
Nho giáo về cơ bản là duy tâm, nhưng vẫn có những luận điểm duy vật,
nhất thời kỳ đầu. Đạo gia, Mặc gia, Âm Dương ngũ hành gia bên cạnh
những luận điểm duy vật lại có cả những luận điểm duy tâm. Trong suốt chiều
dài hơn 2.000 năm phong kiến Trung Hoa, các học thuyết cổ đại thường được
các nhà tưởng phong kiến kế thừa, tự nhận thuộc về trường phái đã có nào
đó từ thời cổ đại không lập ra học thuyết mới cho nên sự phát triển của
triết học Trung Quốc chủ yếu theo hướng từ từ thay đổi về lượng ít thấy
có sự nhảy vọt về chất.
Thứ sáu, phép biện chứng trong triết học Trung Quốc thể hiện trong học
thuyết biến dịch (Kinh dịch); sự tương tác giữa âm dương, ngũ hành; trong
học thuyết Lão Tử.
Nhìn chung, biện chứng trong triết học Trung Quốc vẫn còn thô sơ, đơn
giản, biện chứng vòng tròn, tuần hoàn khép kín. Nho giáo, Đạo giáo Phật
giáo ba dòng chủ đạo, kiến tạo nên hệ tưởng phong kiến Trung Quốc,
song trên thực tế, Nho giáo vẫn là dòng chủ đạo, đóng vai trò Trung Quốc.
2.3. Quan niệm về bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại
2.3.1. Thuyết Âm - Dương, Ngũ hành
Trung Quốc, những quan niệm triết về âm dương, ngũ hành đã
được lưu truyền từ rất sớm. Tới thời Xuân Thu - Chiến Quốc, những tư tưởng
về Âm dương - Ngũ hành đã đạt tới mức một hệ thống các quan niệm về
bản nguyên và tính biến dịch của thế giới.
*Tư tưởng triết học về Âm - Dương
Triết học Âm - Dương thiên hướng suy về nguyên vận hành
đầu tiên phổ biến của vạn vật; đó sự tương tác của hai thế lực đối lập
nhau là Âm và Dương.
16
“Âm” một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính
phổ biến của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn
(2,4,6...). “Dương” phạm trù đối lập với “Âm”, phản ánh khái quát những
tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía
trái, số lẻ (1,3,5...). Nhưng hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập
là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản:
+ Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi là nguyên
lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm dương). Nguyên này nói
lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa cái duy nhất. Chính
bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
+ Trong Âm có Dương, trong ơng có Âm. Nguyên lý này nói lên kh
ng biến đổi Âm - Dương đã baom trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.
Hai nguyên lý này thường được các học giả phái Âm - Dương khái quát
bằng vòng tròn khép kín (tượng trưng cho Thái cực, trong đó được chia thành
hai nửa (đen trắng) trong nửa này đã bao hàm nhân tố của nửa kia (trong
phần đen nhân tố của phần trắng ngược lại), biểu hiện cho nguyên
trong Dương có Âm và trong Âm có Dương.
+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý:
Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; đồng thời “Âm thịnh thì
Dương khởi”, “Dương cực thì Âm sinh”.
Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng,
phong phú của vạn vật, phái Âm - Dương đã đưa ra lôgíc tất định: Thái cực
sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương -
Thiếu Âm - Thiếu Dương - Thái Âm) Tứ tượng sinh Bát quái ( Càn -
Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng
vô tận).
tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức một hệ thống hoàn
chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép
một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như: Kiền, Khôn, Bĩ,
17
Thái, Truân...; Sự chú giải Kinh Dịch là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại
khác nhau với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một “tập đại thành”
của sự chú giải, bao hàm những tưởng triết học hết sức phong phú sâu
sắc.
*Tư tưởng triết học về Ngũ hành
tưởng triết học về Ngũ hành xu hướng đi vào phân tích cấu trúc
của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác
nhau, những tương tác (tương sinh, tương khắc) với nhau. Đó năm yếu tố:
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay,
phía Tây; Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc; Mộc tượng
trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông; Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ,
đắng, phía Nam; Thổ tượng trưng cho tính chất vàng, ngọt, giữa. Năm yếu
tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh -
khắc với nhau theo hai nguyên tắc:
+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy
sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.
+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa;
Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.
Sự hợp nhất giữa tưởng triết học Âm - Dương Ngũ hành đã làm
cho mỗi thuyết có sự bổ túc, hoàn thiện hơn, thể hiện điển hình ở chỗ: các quẻ
đơn (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài) đều được quy về
Ngũ hành để biện giải ngược lại, Ngũ hành cũng mang tính cách Âm -
Dương. Chẳng hạn: Kiền - Đoài thuộc hành Kim; chấn - Tốn thuộc hành Mộc
v.v.Kim cũngKim Âm và Kim Dương; Mộc cũngMộc Âm và Mộc
Dương.
2.3.2. Nho gia
Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu,
người sáng lập là Khổng Tử (551 - 479 TCN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia
đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác
18
| 1/37

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌC TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Quỳnh Trang Lớp
: Quản lý văn hóa, giáo dục và khoa học K23.2
Hà Nội, tháng 11 năm 2017 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT
HỌC CỔ ĐẠI..................................................................................................4
1.1.Sự ra đời khái niệm bản thể luận......................................................4
1.2.Quan niệm về bản thể luận trong lịch sử triết học............................6
CHƯƠNG 2: BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI -Ý NGHĨATRONG LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................10
2.1. Sơ lược hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc...............................10
2.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại...........12
2.3. Quan niệm về bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại......14
2.4. Ý nghĩa của bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại.........25
2.5. Triết lí Âm-dương trong đời sống văn hóa Việt Nam....................26
KẾT LUẬN....................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................33 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước khi triết học ra đời, điểm tựa về tinh thần của con người chính là
thế giới quan thần thoại và theo đó, mọi sự vật hiện tượng đều bị chi phối bởi
các lực lượng siêu nhiên. Sau đó, nhờ những tri thức kinh nghiệm được tích
luỹ trong cuộc sống, như thiên tai, chiến tranh…con người ngày càng không
tin tưởng vào sức mạnh tuyệt đối của các thần linhnữa và cũng không còn
thoả mãn với thế giới quan thần thoại như điểm tựa tinh thần và bắt đầu đi tìm
một thế giới quan mới, một điểm tựa tinh thần mới cho mình.Đến giai đoạn
Cận đại, cùng với sự phát triển của khoa học, triết học Cận đại do Đềcáctơ và
Ph.Bêcơn khởi xướng đã tiến hành việc luận chứng cho khoa học về mặt bản
thể luận và phương pháp luận.Có thể thấy,bản thể luận là một trong những nội
dung cơ bản của triết học luôn được các nhà triết học đề cập đến bất luận theo
quan điểm, trường phái nào. Những quan niệm về bản thể luận có thể rất khác
nhau, nhưng tựu trung lại theo cách này hay cách khác, ở trình độ lý luận hay
chỉ là những quan niệm rời rạc thì đều nhằm tới việc lý giải cho sự tồn tại
hiện thực trên lát cắt cội nguồn, khởi nguyên của nó. Tổng kết toàn bộ lịch sử
triết học đặc biệt là triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề
cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt của triết họchiện đại, là mối quan
hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự
nhiên.” Đó là những lý luận về nguồn gốc, về sự tồn tại, hay những quan niệm
về nguồn gốc của thế giới hay còn gọi là bản thể luận.
Nền triết học Trung Quốc cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ
chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến.Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan
tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại là những vấn đề thuộc
đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội.Những tư tưởng của họ đã có
tác dụng rất lớn trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ
quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực
chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông. 1
Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học
Trung Quốc thời cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư
tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm dương - Ngũ
hành tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc
mang tính chất duy vật và biện chứng của người Trung Quốc thời cổ đại, có
ảnh hưởng lớn đến thế giới quan triết học sau này ở Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực.
Với lý do đó, tôi lựa chọn: “Vấn đề bản thể luận trong triết học
Trung Quốc cổ đại” làm nội dung tiểu luận.
1. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bản thể luận trong triết học đã và đang thu hút sự quan tâm chú
ý của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác lý luận nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cho đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu có liên quan đến những vấn đề này của cá nhân, tập thể được công
bố. Có thể kể đến như: Doãn Chính (2010), “Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ
cổ đại”, NXB chính trị quốc gia Hà Nội (2000); Hoàng Ngọc Vĩnh
(2001), “Lịch sử triết học Ấn Độ”, ĐHSP Huế; Huỳnh Công Bá
(2012); “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, NXB Thuận Hoá; Phùng Hữu Lan
(2006), “Lịch sử triết học Trung Quốc”, NXB Khoa học Xã hội; Nguyễn Hữu
Vui (2007), “Lịch sử triết ,
học” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Ước (2009), “Đại cương triết học Đông Phương”, NXB Trí thức.
Tuy nhiên, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại được công bố. Tiểu luận này
sẽ tập trung vào vấn đề đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về bản thể luận, tiểu luận phân
tích nội dung của bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại ở các trường
phái khác nhau và liên hệ với văn hóaViệt Nam. 2
3.2. Nhiệm vụ
- Một là, làm rõ một số quan điểm tiêu biểu trong lịch sử về bản thể
luận, rút ra khái niệm, nội hàm chung nhất của các khái niệm;
- Hai là, khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của
Trung Quốc thời kỳ cổ đại và chỉ ra những nét đặc thù của triết học Trung
Quốc cổ đại; phân tích nội dung nhận thức luận trong triết học Trung Quốc cổ
đại qua các trường phái.
- Ba là, liên hệ với vấn đề bản thể luận trong văn hóa Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bản thể luận, nội dung của bản thể luận trong
triết học Trung Quốc cổ đại.
- Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề vật chất, ý thức, tồn tại trong triết
học Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Tiểu luận đã góp phần làm rõ thêm một số phương diện của bản thể
luận trong triết học Trung Quốc cổ đại.
- Tiểu luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
về vấn đề bản thể luận.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin;
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức luận.
6.2. Phương pháp nghiên cứu: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp với phương
pháp: logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu…
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục
lục, đề tài gồm 2 chương, 7 tiết. 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN THỂ LUẬN
TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI
1.1. Sự ra đời khái niệm bản thể luận
Tên gọi bản thể luận chỉ xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ XVII, trong
“Bách khoa thư triết học” của triết gia R.Goclenius được xuất bản tại
Phrăngphuốc (Đức) vào năm 1613.Muộn hơn một chút, thuật ngữ này cũng
đã xuất hiện trong các tác phẩm của A.Calovius (xuất bản tại Rostock, năm
1636) và của J.B. du Hamel (xuất bản tại Pari, năm 1687).Năm 1656,
J.Clauberg cũng đã sử dụng thuật ngữ này trong “Siêu hình học” được xuất
bản tại Amsterdam. Thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi trong triết học sau
khi C.Vônphơ sử dụng nó để chỉ một bộ phận căn bản của siêu hình học, bên
cạnh vũ trụ luận, tâm lý học và thần học.Tên gọi bản thể luận chỉ xuất hiện
vào thế kỷ XVII, nhưng tư tưởng bản thể luận đã xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử triết học, ngay từ thời cổ đại. Nói một cách chung nhất, bản thể luận
được hiểu là học thuyết về tồn tại và khái niệm tồn tại là một trong các khái
niệm cơ bản của triết học phương Tây. Khái niệm này liên hệ mật thiết và hữu
cơ với quá trình hình thành triết học phương Tây tới mức chính nó, chính sự
lý giải về nó đã tạo thành bản chất của phương pháp tư duy triết học Tây Âu.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu lịch sử bản thể luận, lịch sử các quan niệm,
học thuyết triết học về tồn tại, về khái niệm tồn tại là con đường duy nhất để
làm sáng tỏ nội dung của khái niệm này. Chỉ thông qua đó mới có thể có được
nội dung các nguyên tắc, cách tiếp cận bản thể luận.
Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Nó là sự kết hợp
giữa hai từ “on”: cái thực tồn, và “logos”: lời lẽ, học thuyết; tạo thành “Học
thuyết về tồn tại”. Theo nghĩa này bản thể luận được hiểu là học thuyết triết
học về thực tồn nói chung, hoàn toàn độc lập với các dạng tồn tại cụ thể của
nó.Tóm lại, một cách chung nhất, khái niệm bản thể luận thường được hiểu 4
như là lý luận về bản thể, lý luận về nguồn gốc, về tồn tại hay bản thể luận là
quan niệm về thế giới. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Thứ nhất giữa
ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái
nào? Thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?Việc
giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân chia các trường
phái triết học lớn trong lịch sử chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, khả
tri luận (thuyết có thể biết) và bất khả tri luận (thuyết không thể biết). Ngoài
ra còn chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận (chủ nghĩa hoài nghi).Về thực
chất chủ nghĩa nhị nguyên có cùng bản chất với chủ nghĩa duy tâm, còn hoài
nghi luận thuộc về bất khả tri luận.Mặt khác bất khả tri luận thường có mối
quan hệ mật thiết với chủ nghĩa duy tâm, còn khả tri luận gắn liền với chủ nghĩa duy vật.
Trong lịch sử triết học những người cho rằng bản chất của thế giới là
vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất là cái có
trước và quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật. Học
thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
Ngược lại, nhữngngười cho rằng: Bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là
tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai và ý thức quyết định vật chất được coi là
các nhà duy tâm, học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau gọi là
chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
xã hội, đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt,
một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các
giai cấp, tầng lớp áp bức nhân dân lao động. Mặt khác chủ nghĩa duy tâm và
tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau
để cùng tồn tại và phát triển..
Trong lịch sử nhà duy tâm có hai đặc tính cơ bản là chủ nghĩa duy tâm
chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa
nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách
quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật hiện 5
tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhận. Chủ nghĩa duy tâm khách
quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý
thức được quan niệm là tinh thần khách quan ý thức khách quan có trước và
tồn tạiđộc lập với giới tự nhiên và con người. Các nhà duy tâm khách quan,
thực thể tinh thần ấy chính là “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối” hay “lý
tính thế giới”. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật cho rằng sự
tồn tại, phát triển của nó có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực
tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch
sử. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hóa những tri thức của nhận
loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm chung, đồng thời
định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn của mình. Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa
duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
1.2. Quan niệm về bản thể luận trong lịch sử triết học
Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Nó là sự kết hợp
giữa hai từ: on: cái thực tồn, và logos: lời lẽ, học thuyết.. tạo thành “Học
thuyết về tồn tại”. Theo nghĩa này bản thể luận được hiểu là học thuyết triết
học về thực tồn nói chung, hoàn toàn độc lập với các dạng tån t¹i cụ thể của
nó, đến thế kỷ XVII thuật ngữ này mới chính thức xuất hiện và đưa ra những
cách hiểu đặc thù về nó với tư cách là quan niệm, luận thuyết về tồn tại.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tồn tại. Pácmênít – nhà triết học Hy
lạp cổ đại, được coi là người đầu tiên đề cập đến khái niệm tồn tại khi đồng
nhất tư duy với tồn tại là một. Arixtốt thì coi các phạm trù chính là nội dung
của tồn tại. Xôcrát lại cho rằng tồn tại không phải là giới tự nhiên. Điểm xuất
phát của tồn tại chỉ có trong ý thức, tư duy, đó là tồn tại- tự ý thức. Với
Platôn, từ học thuyết trọng tâm về ý niệm, ông cũng quy tồn tại là tổng thể 6
những ý niệm về thế giới. Sự tồn tại của các sự vật cảm tính chẳng qua chỉ là
bản sao của ý niệm. Chỉ có ý niệm mới là cái tồn tại đích thực.
Thời trung cổ, các nhà triết học theo quan điểm nhà thờ đã mưu toan lợi
dụng tư tưởng của Arixtốt về siêu hình học để xây dựng học thuyết về tồn tại
nhằm chứng minh về mặt triết học cho các chân lý của tôn giáo. Thời cận đại
người ta bắt đầu hiểu bản thể luận là một bộ phận đặc biệt của siêu hình học,
là học thuyết về cơ cấu siêu cảm giác, phi vật chất của tất cả những gì đang
tồn tại. Thuật ngữ bản thể luận do nhà triết học Đức Hôclêniút (1613) đưa ra
và được tiếp tục trong triết học của Vônphơ. Lúc này học thuyết bản thể luận
được tách rời hoàn toàn khỏi các nội dung của khoa học cụ thể và được xây
dựng bằng cách phân tích trừu tượng các khái niệm như: tồn tại, khả năng và
hiện thực, lượng và chất, nguyên nhân và tác động... coi nó như là bộ môn
triết học cao nhất. Ngược lại, các nhà duy vật thời kỳ này như: Hôbơ;
Xpinôda; Lốccơ (thế kỷ XVIII) đã dựa trên các dữ kiện của khoa học thực
nghiệm, với những nội dung tích cực của các quan điểm này đã chứng minh
về mặt khách quan rằng bản thể luận không thể là bộ môn triết học cao nhất,
mà là triết học đầu tiên, tách rời khỏi nhận thức luận và logic học.
Đến triết học cổ điển Đức, các nhà triết học cho rằng bản thể luận là
không có nội dung và lặp lại; đồng thời học đòi hỏi tạo ra một bản thể luận
mới, hoàn thiện hơn, thay thế nó bằng triết học tiên nghiệm hay bằng hệ thống
chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm hay bằng logic học.
Triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX đã xây dựng một cách hiểu
mới về bản thể luận trên cơ sở duy tâm khách quan như quan niệm về bản thể
luận tiên nghiệm của Huxéclơ; bản thể luận phê phán của Háctman; bản thể
luận cơ bản của Heidegger; bản thể luận hiện tượng học của Sartre.... Trong
học thuyết bản thể luận mới, người ta hiểu bản thể luận là một hệ thống
những khái niệm phổ biến về tồn tại mà có thể hiểu được nhờ một số trực giác
siêu cảm tính và siêu lý tính. 7
Các nhà triết học ở Ấn độ cổ đại ban đầu lại quan niệm bản thể của thế
giới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên. Họ tin tưởng, gửi gắm tâm hồn,
cuộc sống tự nhiên của mình vào thế giới các vị thần ấy. Về sau, quan niệm tự
nhiên về các vị thần dần dần mờ nhạt, thay vào đó là những nguyên lý trừu
tượng duy nhất tối cao được coi là nguồn gốc vũ trụ và đời sống con người.
Đó là thần sáng tạo tối cao Brahman và một tinh thần tối cao Brahman. Bước
chuyển về mặt nhận thức này của người Ấn độ cổ thể hiện bước chuyển từ thế
giới quan thần thoại với việc giải thích tính muôn vẻ, cụ thể của thế giới qua
biểu tượng các vị thần có tính chất tự nhiên, đến thế giới quan triết học bằng
việc dần phát hiện ra cái chung, cái bản chất như là bản nguyên tối cao của thế giới.
Một trong những quan điểm tiêu biểu của người Trung quốc cổ đại về
bản thể luận là quan điểm về Đạo của Lão Tử. Theo Lão tử, Đạo là cái có
trước trời đất, trống không và lặng yên nhưng lại có ở mọi nơi, là nguồn gốc
của vạn vật. Nó là sự thống nhất của thế giới, là bản nguyên sâu kín, huyền
diệu mà từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể được sinh ra. Đạo là thực thể
vật chất của khối hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng không có đặc tính, không có
hình thể, nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe thấy, bắt không bắt được,
chẳng thể gọi tên. Nó tồn tại bất luận con người nhận thức được hay không. Ở
khía cạnh bản thể luận, khái niệm đạo của Lão tử được đề cập ở ba khía cạnh
là thể, tướng và dụng. Những quan điểm này của Lão tử, nếu gạt bỏ những
điểm hạn chế về thế giới quan và lập trường duy tâm, đã phần nào tiêu biểu
cho cho những quan niệm biện chứng đầy tinh tế và bí hiểm của người
phương đông. Quan điểm này vừa thể hiện quan điểm trực quan nguyên sơ
của người trung quốc cổ đại nhưng lại hàm chứa trong đó những đoán định,
cảm nhận sâu sắc về sự tồn tại và biến hoá của vũ trụ, điều chỉ xuất hiện khi
tư duy trừu tượng đạt tới trình độ cao. Học thuyết Âm dương - Ngũ hành lại
hướng đến việc lý giải sự tồn tại của thế giới trong sự tương tác của các yếu tố
tự nhiên trong thế giới mà thành. Các quan điểm này hướng tới việc phân tích 8
sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong tự nhiên tạo thành sự vật hay là sự
liên hệ, tương tác giữa hai mặt đối lập, hai thế lực vật chất cơ bản để tạo nên
vũ trụ. Nho giáo với nội dung chủ yếu thiên về giải quyết các vấn đề chính trị-
xã hội và con người nên đưa ra những quan niệm khác khi lý giải về bản
nguyên của tồn tại. Theo Mạnh Tử cái nội tâm chủ quan bên trong là bản thể
tự tại, thuộc về tiên nghiệm, vượt ra khỏi phạm trù không gian, thời gian, vật
chất, vận động. Đạt đến đó là con người có thể thông quan với trời đất, hoá
sinh ra vạn vật. Tâm là cái chủ thể trong mỗi con người, là cái thần linh có đủ
mọi lý mà trời phú cho con người để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự.
Tâm có quan hệ với Tính. Tính là cái lý hoàn toàn của tâm. Đem cái tâm tính
ấy mà ứng xử với vạn vật bên ngoài là tình. Chỉ có cái Tâm đó thì mới biết
được Tính của ta và của vạn vật. 9
CHƯƠNG 2: BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI – Ý NGHĨA TRONG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Sơ lược hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc
2.1.1. Địa lý, dân số
Cái nôi đầu tiên của Trung Quốc là lưu vực sông Hoàng Hà, cho đến
thế kỉ III TCN, cương giới phía Bắc chưa vượt quá dãy Vạn lý trường thành
ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao
gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang. Từ cuối thế kỷ III
TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều
triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh, do đó có
những thời kỳ cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỷ
XVIII, lãnh thổ Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay.
Trung Quốc là một trong những nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú.
Năm 1929, ở Chu Khẩu Điếm (ở Tây Nam Bắc Kinh) giới khảo cổ học Trung
Quốc đã phát hiện được xương hóa thạch của một loại người vượn sống cách
đây khoảng 400.000 năm. Những xương hóa thạch của người vượn được phát
hiện sau đó trên lãnh thổ Trung Quốc đã cung cấp những niên đại xưa hơn,
đặc biệt người vượn Nguyên Mưu phát hiện năm 1977 có niên đại đến
1.700.000 năm. Về mặt chủng tộc, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc giống
Mông Cổ, đến thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ, nói tắt là Hoa hoặc Hạ, đó
là tiền thân của Hán tộc sau này. Còn cư dân ở phía Nam Trường Giang thì
khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn ngữ và phong tục tập quán, tục cắt
tóc, xăm mình, đi chân đất. Đến thời Xuân Thu, các tộc này cũng bị người Hoa Hạ đồng hóa.
Dưới thời quân chủ, ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều
đại. Đồng thời, từ thời cổ đại, người Trung Quốc cho rằng nước họ là một quốc
gia văn minh ở giữa, xung quanh là các tộc lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung,
Địch, vì vậy đất nước của họ còn được gọi là Trung Hoa hoặc Trung Quốc. Tuy 10
vậy các danh từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa
phải là tên nước chính thức. Mãi đến năm 1912 khi triều Thanh bị lật đổ, quốc
hiệu Đại Thanh bị xóa bỏ, cái tên Trung Hoa mới trở thành tên nước chính thức
nhưng thông thường người ta quen gọi là Trung Quốc.
2.1.2. Thời Tam hoàng, Ngũ đế (từ thế kỷ XXI TCN trở về trước)
Theo truyền thuyết, thời viễn cổ ở Trung Quốc có một thủ lĩnh mà đời
sau thường nhắc đến gọi là Phục Hy. Đến nửa đầu thiên kỷ III TCN, ở vùng
Hoàng Hà xuất hiện một thủ lĩnh bộ lạc gọi là Hoàng Đế. Hoàng Đế họ Cơ,
hiệu là Hiên viên, được coi là thủy tổ người Trung Quốc. Đến cuối thiên kỷ
III TCN, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ đều là dòng dõi của Hoàng Đế.
Nghiêu và Thuấn tuy chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc nhưng đời sau cho
họ là những ông vua tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền rằng,
năm Nghiêu 72 tuổi, Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn, đến khi Thuấn già,
Thuấn lại nhường ngôi cho Vũ. Nhưng sau khi Vũ chết con của Vũ là Khải
được tôn lên làm vua, Trung Quốc bắt đầu bước vào xã hội có nhà nước.
Huyền sử về Tam hoàng, Ngũ đế thực chất là các tù trưởng, tộc trưởng đứng
đầu các tộc người sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà. Điều đó không chỉ
phản ánh bản chất xã hội công xã nguyên thủy, mà còn là khát vọng về một xã
hội tốt đẹp của các triết gia ở các xã hội phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp gay gắt sau này.
2.1.3. Thời Tam đại ( khoảng từ thế kỷ XXI đến III TCN)
Có các triều đại nhà Hạ, nhà Thương và nhà Tây Chu. Theo các văn
bản cổ, nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỷ XXI TCN, đánh dấu sự mở dầu cho
chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa. Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII TCN,
người đứng đầu bộ tộc Thương là Thành Thang đã lật đổ nhà Hạ, lập ra nhà
Thương, đóng đô ở đất Bạc (Hà Nam hiện nay). Đến thế kỷ XVI TCN, Bàn
Canh rời đô về đất Ân nên nhà Thương còn gọi là nhà Ân. Vào khoảng thế kỷ
XI TCN, Chu Vũ Vương đã giết vua Trụ nhà Ân lập ra nhà Chu, đưa chế độ
nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Nhà Chu đã thực hiện quốc hữu hóa về tư 11
liệu sản xuất gồm ruộng đất và sức lao động rất nghiêm ngặt, tất cả đều thuộc
quyền quản lý của vua nhà Chu . Đồng thời, thành lập những đô thị lớn tạo nên
sự đối lập rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Trong thời kỳ này, thế giới quan
thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh
thần. Những tư tưởng triết học đã xuất hiện, nhưng chưa đạt tới mức là một hệ
thống. Nó đã gắn chặt thần quyền với thế quyền, lý giải sự liên hệ mật thiết giữa
đời sống chính trị - xã hội với lĩnh vực đạo đức luân lý. Lúc này cũng đã xuất
hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc mạc, những tư tưởng vô thần
tiến bộ. Về khoa học, họ đã phát minh ra chữ viết và dựa vào sự quan sát vận
hành của mặt trăng, các vì sao, tính chất chu kỳ của nước sông và quy luật sinh
trưởng của cây trồng mà họ đã biết làm ra lịch (Âm lịch).
2.1.4. Thời phong kiến tập quyền (221 TCN đến năm 1911)
Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, kết thúc cục diện phân tán
tranh giành băm giết nhau gần 500 năm trong lịch sử, thành lập nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền. Triều đình gồm các cơ quan và quan chức
khác nhau ứng với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Ở địa phương, Tần Thủy
Hoàng bãi bỏ chế độ phân phong chia cả nước thành các đơn vị hành chính
gồm 36 quận, dưới quận là huyện rồi đến hương, đình, lý. Quan đứng đầu
quận do triều đình bổ nhiệm hoặc bãi miễn. Từ đây, bộ máy cai trị tổ chức
theo đơn vị hành chính được hoàn thiện dần. Sau nhà Tần, miền Bắc có năm
triều đại phong kiến nối tiếp nhau là: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu
Hán, Hậu Chu. Miền Nam có mười nước là Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Tiền
Thục, Hậu Thục, Sở, Mân, Kinh Nam, Nam Hán, Bắc Hán.
2.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại
2.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tư tưởng Kinh Dịch là cội nguồn của triết
học Trung Quốc. Nội dung của Kinh Dịch đề cập đến nhiều lĩnh vực sâu rộng:
thiên văn, khí tượng, kinh nghiệm sản xuất, triết lý cách ngôn, lịch sử xã hội, 12
tri thức tự nhiên , cũng như nhiều vấn đề liên quan đến bói toán, mê tín, thậm
chí có cả tư tưởng thần quyền mang màu sắc tôn giáo, thần thánh hóa quyền
lực chính trị thế tục của nhà vua…Có thể thấy từ thời Tây Chu trở về trước,
những tư tưởng triết học sơ khai rải rác đã sớm hình thành. Do hạn chế của
nhận thức ban đầu nên tư tưởng chi phối đời sống xã hội mang nặng tính chất
duy tâm, tôn giáo, đề cao thần quyền biện hộ cho giai cấp thống trị. Trong
cuộc đấu tranh chống áp bức, chống mê tín thì đồng thời tư tưởng duy vật vô
thần, chất phác, biện chứng sơ khai cũng xuất hiện. Đáng chú ý là quan niệm âm dương, ngũ hành.
Triết học Trung Quốc trở thành một hệ thống tương dối hoàn chỉnh và
rõ rệt khi đến thời Đông Chu. Đây là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến cát
cứ, chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền. Thời kỳ này có nhiều biến
động lớn và kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa là do
có bước chuyển cách mạng về lực lượng sản xuất kéo theo biến đổi các quan
hệ xã hội, thay đổi chế độ xã hội. Sự biến đổi trước hết là hình thức sở hữu
đất đai và phân tầng xã hội. Nếu như thời Tây Chu về trước, quyền sở hữu tối
cao thuộc về nhà vua đối với dân và ruộng đất thì nay bị một tầng lớp địa chủ
mới lên phá vỡ. Giai cấp quý tộc nhà Chu bị mất dân, mất đất, địa vị chính trị
sa sút, nghi lễ, pháp luật bị rối loạn. Các công hầu không chịu thần phục
vương phủ và thôn tính lẫn nhau . Tầng lớp địa chủ mới ngày càng lớn mạnh
lấn át quý tộc cũ, thậm chí tiếm quyền. Xã hội lâm vào cảnh đại loạn triền
miên. Đây là thời kỳ Trung Quốc bị chia làm nhiều mảnh, các tập đoàn địa
chủ phong kiến cũ, mới luôn tranh giành, chém giết, thôn tính lẫn nhau; thiên
hạ đại loạn, muôn dân khổ cực lầm than, con người ham danh ham lợi, bỏ
nhân nghĩa, đời suy đạo hỏng. Kết quả của những biến động xã hội trên dẫn
đến những mâu thuẫn xã hội rất sâu sắc. Những mâu thuẫn này đòi hỏi phải
xóa bỏ chế độ phong kiến cát cứ; giải thể chế độ tông pháp, xây dựng chế độ
phong kiến tập quyền, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho sự phát triển xã hội. 13
Trước bối cảnh đó, câu hỏi lớn của thời đại đặt ra là nguyên nhân xã
hội đại loạn do đâu? Chữa trị bằng cách nào? Từ đó, một loạt các nhà tư
tưởng xuất hiện. Họ là những bậc trí thức quý tộc, những nhà tư tưởng vĩ đại
mang nặng khát vọng cứu đời. Các bậc trí thức quý tộc đều đứng trên lập
trường của giai cấp mình, tầng lớp mình mà bày tỏ quan điểm, đòi xóa bỏ trật
tự xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai. Họ phê phán đả kích lẫn nhau. Chính
trong quá trình tranh luận ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn, hình
thành các hệ thống triết học, mở đầu cho nền triết học Trung Quốc.
2.2.2. Đặc điểm triết học Trung Quốc
Thứ nhất, triết học Trung Quốc nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối
quan hệ giữa con người và vũ trụ. Đây là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường
phái, học thuyết khác nhau. Trong những kinh điển chủ yếu của Nho giáo
(Kinh dịch, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử...) đều nhất quán tư
tưởng “biết đến cùng cái tính của con người thì cũng có thể biết đến cùng cái
tính của vạt vật trời đất”. Ngoài ra, các trường phái, học thuyết khác cũng thể
hiện rõ quan điểm này, Trang Chu cho rằng, trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một...
Thứ hai, triết học Trung Quốc xuất phát từ con người, lấy con người làm
vấn đề trung tâm. Nghiên cứu thế giới cũng chỉ nhằm làm rõ vấn đề con
người. Tuy nhiên con người không được chú ý trên tất cả các mặt mà chỉ chú
ý trên khía cạnh luân lý, đạo đức. Vấn đề bản thể luận trong triết học Trung
Quốc rất mờ nhạt, còn trong triết học phương Tây lại đặt trọng tâm vào
nghiên cứu thế giới, vấn đề con người cũng chỉ được bàn tới nhằm giải thích
thế giới. Do đó, khác với triết học Trung Quốc, trong triết học phương Tây,
vấn đề bản thể luận rất đậm nét. Về bản chất con người (tính người, Khổng
Tử cho gần nhau (giống nhau), nhưng do tập quán, phong tục mà xa nhau
(khác nhau) (“Tính tương cận, tập tương viễn”); Mạnh Tự cho tính người
(nhân tính) vốn thiện; Tuân Tử cho tính người vốn ác; Cáo Tử cho tính không 14
thiện cũng không bất thiện. Đổng Trọng Thư đưa ra tính tam phẩm, còn Hàn
Dũ đưa ra có tính ba bậc.
Về số phận con người, Nho giáo quy tất cả là do mệnh trời; Tuân Tử cho
rằng con người có thể thắng được trời. Từ đó triết học Trung Quốc hướng đến
mẫu người lý tưởng như sĩ, quân tử, đại trượng phu, thánh nhân.
Thứ ba, triết học Trung Quốc ít tồn tại dưới dạng triết học thuần túy mà
thường được trình bày xen kẽ hoặc ẩn giấu đằng sau với những vấn đề cấu
trúc xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật. Vì vậy, ở Trung Quốc ít khi có triết
gia và các phần triết học độc lập. Cho nên, nếu ở phương Đông nói chung,
Trung Quốc nói riêng triết học ẩn giấu đằng sau các khoa học khác thì ở
phương Tây ngay từ đầu, triết học đã là một khoa học độc lập, các khoa học
khác lại ẩn giấu ở đằng sau triết học ở vào buổi bình minh của nó.
Thứ tư, về mặt nhận thức, triết học Trung Quốc bàn nhiều về vấn đề
trực giác tâm linh, những vấn đề phi lý tính. Phương pháp nhận thức này, xét
về góc độ nào đó nó phù hợp với đối tượng mà nó đặt ra để nghiên cứu. Nó
thường không được trình bày dưới dạng hình thức hệ thống lý luận lôgic như
các tác phẩm triết học hiện đại. Nhìn chung, lý luận nhận thức trong triết học
Trung Quốc là phiến diện, không xem giới tự nhiên là đối tượng nhận thức,
mà chỉ nhận thức chủ yếu về mặt luân lý đạo đức.
Thứ năm, triết học Trung Quốc vừa thống nhất vừa đa dạng. Thống nhất
ở chỗ nó đều nhằm mục đích ổn định xã hội, chấm dứt chiến tranh, chẳng hạn,
Nho gia đưa ra đường lối chính danh, đức trị; Pháp gia đưa ra đường lối pháp
trị; Mặc gia đưa ra đường lối kiêm ái; Đạo gia đường lối vô vi... Nó đa dạng ở
chỗ có rất nhiều trường phái, khuynh hướng tư tưởng, với 9 trường phái và
đặc biệt nổi bật hơn cả là 6 trường phái lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời
sống, trong lịch sử xã hội là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương
gia, Danh gia. Mỗi nhà đều có chủ trương, đường lối riêng của mình. Trong
các trào lưu triết học Trung Quốc cổ đại, thường đan xen các yếu tố duy vật
và duy tâm, biện chứng và siêu hình. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật 15
và chủ nghĩa duy tâm không gay gắt quyết liệt như ở phương Tây. Chẳng hạn như:
Nho giáo về cơ bản là duy tâm, nhưng vẫn có những luận điểm duy vật,
nhất là ở thời kỳ đầu. Đạo gia, Mặc gia, Âm Dương ngũ hành gia bên cạnh
những luận điểm duy vật lại có cả những luận điểm duy tâm. Trong suốt chiều
dài hơn 2.000 năm phong kiến Trung Hoa, các học thuyết cổ đại thường được
các nhà tư tưởng phong kiến kế thừa, tự nhận thuộc về trường phái đã có nào
đó từ thời cổ đại mà không lập ra học thuyết mới cho nên sự phát triển của
triết học Trung Quốc chủ yếu theo hướng từ từ thay đổi về lượng mà ít thấy
có sự nhảy vọt về chất.
Thứ sáu, phép biện chứng trong triết học Trung Quốc thể hiện trong học
thuyết biến dịch (Kinh dịch); sự tương tác giữa âm dương, ngũ hành; trong học thuyết Lão Tử.
Nhìn chung, biện chứng trong triết học Trung Quốc vẫn còn thô sơ, đơn
giản, biện chứng vòng tròn, tuần hoàn khép kín. Nho giáo, Đạo giáo và Phật
giáo là ba dòng chủ đạo, kiến tạo nên hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc,
song trên thực tế, Nho giáo vẫn là dòng chủ đạo, đóng vai trò Trung Quốc.
2.3. Quan niệm về bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ đại
2.3.1. Thuyết Âm - Dương, Ngũ hành
Ở Trung Quốc, những quan niệm triết lý về âm – dương, ngũ hành đã
được lưu truyền từ rất sớm. Tới thời Xuân Thu - Chiến Quốc, những tư tưởng
về Âm dương - Ngũ hành đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về
bản nguyên và tính biến dịch của thế giới.
*Tư tưởng triết học về Âm - Dương
Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành
đầu tiên và phổ biến của vạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và Dương. 16
“Âm” là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính
phổ biến của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn
(2,4,6...). “Dương” là phạm trù đối lập với “Âm”, phản ánh khái quát những
tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía
trái, số lẻ (1,3,5...). Nhưng hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà
là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản:
+ Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi là nguyên
lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói
lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó
bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
+ Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả
năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.
Hai nguyên lý này thường được các học giả phái Âm - Dương khái quát
bằng vòng tròn khép kín (tượng trưng cho Thái cực, trong đó được chia thành
hai nửa (đen trắng) và trong nửa này đã bao hàm nhân tố của nửa kia (trong
phần đen có nhân tố của phần trắng và ngược lại), biểu hiện cho nguyên lý
trong Dương có Âm và trong Âm có Dương.
+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý:
Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; đồng thời “Âm thịnh thì
Dương khởi”, “Dương cực thì Âm sinh”.
Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng,
phong phú của vạn vật, phái Âm - Dương đã đưa ra lôgíc tất định: Thái cực
sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương -
Thiếu Âm - Thiếu Dương - Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát quái ( Càn -
Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận).
Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn
chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là
một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như: Kiền, Khôn, Bĩ, 17
Thái, Truân...; Sự chú giải Kinh Dịch là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại
khác nhau với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một “tập đại thành”
của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc.
*Tư tưởng triết học về Ngũ hành
Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc
của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác
nhau, những tương tác (tương sinh, tương khắc) với nhau. Đó là năm yếu tố:
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay,
phía Tây; Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc; Mộc tượng
trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông; Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ,
đắng, phía Nam; Thổ tượng trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa. Năm yếu
tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh -
khắc với nhau theo hai nguyên tắc:
+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy
sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.
+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa;
Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.
Sự hợp nhất giữa tư tưởng triết học Âm - Dương và Ngũ hành đã làm
cho mỗi thuyết có sự bổ túc, hoàn thiện hơn, thể hiện điển hình ở chỗ: các quẻ
đơn (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài) đều được quy về
Ngũ hành để biện giải và ngược lại, Ngũ hành cũng mang tính cách Âm -
Dương. Chẳng hạn: Kiền - Đoài thuộc hành Kim; chấn - Tốn thuộc hành Mộc
v.v. và Kim cũng có Kim Âm và Kim Dương; Mộc cũng có Mộc Âm và Mộc Dương. 2.3.2. Nho gia
Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu,
người sáng lập là Khổng Tử (551 - 479 TCN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia
đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác 18