Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán do trường hợp bất khả kháng COVID-19 | Trường đại học Luật, đại học Huế

Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán do trường hợp bất khả kháng COVID-19 | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

Môn:

Luật học (LHK45) 67 tài liệu

Thông tin:
5 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán do trường hợp bất khả kháng COVID-19 | Trường đại học Luật, đại học Huế

Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán do trường hợp bất khả kháng COVID-19 | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

19 10 lượt tải Tải xuống
VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM
NGHĨA VỤ THANH TOÁN DO TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG COVID
19
1.
Covid 19 là một căn bệnh corona 2019, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở
người được gây ra bởi một chủng virus corona , phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán
Trung Quốc. Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây
lan sang người.
2.
Covid 19 là một với tác nhân là đại dịch bệnh truyền nhiễm virus SARS-CoV-
2 đang diễn ra trên phạm vi . Khởi nguồn vào cuối các biến thể của nó toàn cầu
tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thuộc thành phố Vũ Hán miền Trung
Trung Quốc đại lục viêm phổi, bắt nguồn từ một nhóm người mắc không rõ
nguyên nhân. Giới chức địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp y tế
xúc, chủ yếu với những buôn bán và làm việc tại thương nhân chợ buôn bán hải
sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành và phân lập nghiên cứu
được một chủng coronavirus Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-
nCoV SARS-CoV, có giống với trình tự gen trước đây với mức tương đồng lên tới
79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm Hán
2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở vào ngày 9 Hán
tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung
Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở và một người đàn ông ở . SựThái Lan Nhật Bản
lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với bùng pháttỷ lệ
dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung
Quốc quyết định Hán, toàn bộ hệ thống phong tỏa giao thông công cộng
hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, (WHO) ra tuyên bố gọiTổ chức Y tế Thế giới
"COVID-19" là " ". Đại dịch toàn cầu
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo
vệ người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: sức khỏe hạn
chế đi lại phong tỏa kiểm dịch tình trạng khẩn cấp lệnh giới, , ban bố , sử dụng
nghiêm, tiến hành , hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trườngcách ly xã hội
học những sở , ít quan trọng, khuyến khích người dân tựdịch vụ kinh doanh
nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết,
đồng thời chuyển đổi hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền
thống sang .trực tuyến
dụ: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại tỉnh của Ý Hồ Bắc Trung Quốc; các
biện pháp giới nghiêm khác nhau Trung Quốc Hàn Quốc ; phương pháp sàng
lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những
khu vực, vùng, quốc gia nguy nhiễm dịch bệnh mức cao. Ngoài ra,
các cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc một số vùng tại hơntrường học
160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến
ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao
gồm: , , tình trạng thiệt hại sinh mạng con người sự bất ổn về kinh tế hội bài
ngoại phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc Đông Á, việc
truyền bá trực tuyến và vũ khí sinh học. thông tin sai lệch
Theo Điều 463 thì hợp đồng vay tài sảnsự thỏa thuận giữaBộ luật Dân sự 2015
các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay
phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng
chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo Điều 468 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài Bộ luật Dân sự 2015
sản như sau:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan
quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần
nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại
khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% của mức lãi
suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ.
3.
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định:Sự kiện bất
khả kháng sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép. Bên cạnh BLDS 2015, định nghĩa sự kiện bất khả kháng cũng được quy
định rải rác tại các văn bản pháp luật khác nhau. Một số văn bản pháp luật đưa ra
dụ các trường hợp cụ thể được coi bất khả kháng, bao gồm các sự kiện tự
nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất
hoặc các sự kiện do con người tạo nên như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối,
phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa bất kỳ hành động chiến tranh nào hoặc
hành động thù địch cộng đồng nào. Các quy định này về bản phù hợp với quy
định tại BLDS 2015.
Hệ quả pháp trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại
khoản 2 Điều 351 BLDS 2015, cụ thể: Trường hợp bên nghĩa vụ không thực
hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân
sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Các yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, một sự kiện sẽ được coi bất
khả kháng nếu: xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép. Ngoài ra, căn cứ quy định về hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự
kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015, hệ quả về
việc bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ quy định trong hợp
đồng cũng cần được xét đến trong việc xác định một sự kiện có được coi là bất khả
kháng đối với từng trường hợp cụ thể hay không. Như phân tích dưới đây, trong
trường hợp Covid-19, hệ quả này có lẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác
định Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không.
Sự kiện xảy ra một cách khách quan
BLDS 2015 không quy định tiêu chí để xác định một sự kiện được xem xảy ra
một cách khách quan. Tuy nhiên, thể suy luận một cách hợp rằng, một sự
kiện xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không theo ý chí của các
bên. Hay nói cách khác, sự kiện đó không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi
chủ quan của các bên. thể thấy, để xác định yếu tố khách quan thì điều quan
trọng là xác định bên vi phạm lỗi chủ quan hay chủ ý để xảy ra sự kiện bất khả
kháng hay không. Nói một cách rộng hơn, nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra do
hành vi của một bên trong hợp đồng thì bên đó khó thể viện dẫn hệ quả phát
sinh từ chính hành động của mình để coi đó là sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện xảy ra không thể lường trước được
Tương tự việc xác định một sự kiện được xem xảy ra một cách khách quan,
BLDS 2015 không quy định tiêu chí để xác định một sự kiện được xem xảy ra
không thể lường trước được. Diễn giải một cách đơn giản, một sự kiện xảy ra
không thể lường trước được khi sự kiện đó xảy ra nằm ngoài dự đoán của các bên.
Vấn đề đặt ra thời điểm hợp các bên phải lường trước được việc một sự
kiện bất khả kháng có thể xảy ra khi BLDS 2015 không có quy định về vấn đề này.
thể thấy các cam kết và nghĩa vụ trong hợp đồng được các bên đưa ra dựa trên
hoàn cảnh, điều kiện và yếu tố khách quan tại thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó,
có thể suy luận một cách hợp lý rằng, sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện mà các
bên không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy vậy, nếu một
sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhưng sau đó
lại thể lường trước được trong quá trình thực hiện hợp đồng thì liệu sự kiện đó
có còn được coi là bất khả kháng hay không? Chúng tôi cho rằng, nếu một sự kiện
trở nên có thể lường trước được sau thời điểm giao kết hợp đồng thì không nên coi
đó một sự kiện bất khả kháng mục đích miễn trách nhiệm dân sự cho một vi
phạm có thể xảy ra trong tương lai.
Bên cạnh đó, một vấn đề được BLDS 2015 đặt ra những chưa thực sự ràng
tiêu chuẩn để xem xét khả năng các bên có thể lường trước một sự kiện khách quan
thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Tiêu chuẩn này thể áp dụng tại
thời điểm giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng. không
hoàn toàn ràng, lẽ sẽ hợp hơn nếu áp dụng tiêu chuẩn này trên sở xem
xét liệu một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự thể lường trước được
việc xảy ra một sự kiện như thế hay không. Nếu xem xét trên góc độ một người
bình thường thể lường trước được một sự kiện sẽ xảy ra thì sự kiện đó không
nên được coi là một sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép
Bên cạnh các điều kiện yêu cầu sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện xảy ra khách
quan không thể lường trước được, đồng thời, BLDS 2015 quy định sự kiện bất
khả kháng phải là sự kiện không thể khắc phục được mặc dù bên có nghĩa vụ đã nỗ
lực áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để khắc phục tác
động của sự kiện đến việc thực hiện hợp đồng. Điều kiện này cũng phù hợp với
nguyên tắc thiện chí, trung thực hướng đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng
của các bên. Theo đó, bênnghĩa vụ phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng
cho phép để thực hiện các cam kết và nghĩa vụ ghi nhận tại hợp đồng và không thể
trông chờ việc xảy ra một trở ngại khách quan để làm căn cứ miễn trách nhiệm
thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, BLDS 2015 không làm về các tiêu chí để đánh giá nỗ lực của một
bên cần thiết trong khả năng cho phép của bên đó hay liệu yếu tố kinh tế
cần tính đến trong việc áp dụng một biện pháp khắc phục hay không?lẽ sẽ hợp
nếu nhìn từ góc độ các biện pháp khắc phục một người bình thường trong
hoàn cảnh tương tự có thể áp dụng. Dù vậy, trong mọi trường hợp, sẽ không hợp
nếu cho phép một bên đơn thuần dựa vào do kinh tế để không áp dụng bất kỳ
biện pháp khắc phục nào khi xảy ra sự kiện vi phạm.
Sự kiện dẫn đến hậu quả bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng
nghĩa vụ hợp đồng
BLDS 2015 không quy định cụ thể về mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả
kháng việc thực hiện hợp đồng. thể hiểu một cách ngầm định rằng sự kiện
bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện
đúng nghĩa vụ hợp đồng. Nếu tiếp cận như vậy, việc không thực hiện được đúng
nghĩa vụ hợp đồng căn cứ vào sự kiện bất khả kháng chỉ thể được chấp nhận
nếu sự kiện bất khả kháng đó trên thực tế là nguyên nhân trực tiếp ngăn cản bên có
nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ. Khó khăn về tài chính phát sinh từ sự đình trệ
hay suy thoái hoạt động kinh doanh dẫn đến một bên khôngkhả năng thực hiện
được nghĩa vụ hợp đồng nguyên nhân gián tiếp không nên được coi do
cho việc không thể thực hiện nghĩa vụ. Nếu tính đến cả sự kiện nguyên nhân
gián tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ thì sự kiện bất khả
kháng có thể giải thích rất rộng dẫn đến việc bên bị ảnh hưởng dễ dàng sử dụng để
miễn trừ trách nhiệm.
| 1/5

Preview text:

VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM
NGHĨA VỤ THANH TOÁN DO TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG COVID 19 1.
Covid 19 là một căn bệnh corona 2019, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở
người được gây ra bởi một chủng virus corona , phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán
Trung Quốc. Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan sang người. 2.
Covid 19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-
2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối
tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung
Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức
địa phương xác nhận rằng t y tế
rước đó họ đã từng tiếp
xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ buôn bán hải
sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập
được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019- nCoV, có giống với trình tự gen
SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm
2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ vào Hán ngày 9
tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung
Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự
lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ bùng lệ phát
dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung
Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và
hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi
"COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo
vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại phong ,
tỏa kiểm dịch, ban bố tình
trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới
nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường
học và những cơ sở dịch ,
vụ kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự
nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết,
đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang . trực tuyến
Ví dụ: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các
biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng
lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những
khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra,
các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn
160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao
gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài
ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc
truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và vũ khí sinh học.
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay
phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và
chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo Điều 468 quy định về lãi suất Bộ luật Dân sự 2015 trong hợp đồng vay tài sản như sau:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại
khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% của mức lãi
suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ. 3.
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định: “Sự kiện bất
khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép.” Bên cạnh BLDS 2015, định nghĩa sự kiện bất khả kháng cũng được quy
định rải rác tại các văn bản pháp luật khác nhau. Một số văn bản pháp luật đưa ra
ví dụ các trường hợp cụ thể được coi là bất khả kháng, bao gồm các sự kiện tự
nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất
hoặc các sự kiện do con người tạo nên như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối,
phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa và bất kỳ hành động chiến tranh nào hoặc
hành động thù địch cộng đồng nào. Các quy định này về cơ bản phù hợp với quy định tại BLDS 2015.
Hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại
khoản 2 Điều 351 BLDS 2015, cụ thể: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân
sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Các yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, một sự kiện sẽ được coi là bất
khả kháng nếu: xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép. Ngoài ra, căn cứ quy định về hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự
kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015, hệ quả về
việc bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ quy định trong hợp
đồng cũng cần được xét đến trong việc xác định một sự kiện có được coi là bất khả
kháng đối với từng trường hợp cụ thể hay không. Như phân tích dưới đây, trong
trường hợp Covid-19, hệ quả này có lẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác
định Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không.
Sự kiện xảy ra một cách khách quan
BLDS 2015 không quy định tiêu chí để xác định một sự kiện được xem là xảy ra
một cách khách quan. Tuy nhiên, có thể suy luận một cách hợp lý rằng, một sự
kiện xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không theo ý chí của các
bên. Hay nói cách khác, sự kiện đó không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi
chủ quan của các bên. Có thể thấy, để xác định yếu tố khách quan thì điều quan
trọng là xác định bên vi phạm có lỗi chủ quan hay chủ ý để xảy ra sự kiện bất khả
kháng hay không. Nói một cách rộng hơn, nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra do
hành vi của một bên trong hợp đồng thì bên đó khó có thể viện dẫn hệ quả phát
sinh từ chính hành động của mình để coi đó là sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện xảy ra không thể lường trước được
Tương tự việc xác định một sự kiện được xem là xảy ra một cách khách quan,
BLDS 2015 không quy định tiêu chí để xác định một sự kiện được xem là xảy ra
không thể lường trước được. Diễn giải một cách đơn giản, một sự kiện là xảy ra
không thể lường trước được khi sự kiện đó xảy ra nằm ngoài dự đoán của các bên.
Vấn đề đặt ra là thời điểm hợp lý mà các bên phải lường trước được việc một sự
kiện bất khả kháng có thể xảy ra khi BLDS 2015 không có quy định về vấn đề này.
Có thể thấy các cam kết và nghĩa vụ trong hợp đồng được các bên đưa ra dựa trên
hoàn cảnh, điều kiện và yếu tố khách quan tại thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó,
có thể suy luận một cách hợp lý rằng, sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện mà các
bên không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy vậy, nếu một
sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhưng sau đó
lại có thể lường trước được trong quá trình thực hiện hợp đồng thì liệu sự kiện đó
có còn được coi là bất khả kháng hay không? Chúng tôi cho rằng, nếu một sự kiện
trở nên có thể lường trước được sau thời điểm giao kết hợp đồng thì không nên coi
đó là một sự kiện bất khả kháng vì mục đích miễn trách nhiệm dân sự cho một vi
phạm có thể xảy ra trong tương lai.
Bên cạnh đó, một vấn đề được BLDS 2015 đặt ra những chưa thực sự rõ ràng là
tiêu chuẩn để xem xét khả năng các bên có thể lường trước một sự kiện khách quan
có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng tại
thời điểm giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Dù không
hoàn toàn rõ ràng, có lẽ sẽ hợp lý hơn nếu áp dụng tiêu chuẩn này trên cơ sở xem
xét liệu một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự có thể lường trước được
việc xảy ra một sự kiện như thế hay không. Nếu xem xét trên góc độ một người
bình thường có thể lường trước được một sự kiện sẽ xảy ra thì sự kiện đó không
nên được coi là một sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép
Bên cạnh các điều kiện yêu cầu sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện xảy ra khách
quan và không thể lường trước được, đồng thời, BLDS 2015 quy định sự kiện bất
khả kháng phải là sự kiện không thể khắc phục được mặc dù bên có nghĩa vụ đã nỗ
lực áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép để khắc phục tác
động của sự kiện đến việc thực hiện hợp đồng. Điều kiện này cũng phù hợp với
nguyên tắc thiện chí, trung thực và hướng đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng
của các bên. Theo đó, bên có nghĩa vụ phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng
cho phép để thực hiện các cam kết và nghĩa vụ ghi nhận tại hợp đồng và không thể
trông chờ việc xảy ra một trở ngại khách quan để làm căn cứ miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, BLDS 2015 không làm rõ về các tiêu chí để đánh giá nỗ lực của một
bên là cần thiết và trong khả năng cho phép của bên đó hay liệu yếu tố kinh tế có
cần tính đến trong việc áp dụng một biện pháp khắc phục hay không? Có lẽ sẽ hợp
lý nếu nhìn từ góc độ các biện pháp khắc phục mà một người bình thường trong
hoàn cảnh tương tự có thể áp dụng. Dù vậy, trong mọi trường hợp, sẽ không hợp lý
nếu cho phép một bên đơn thuần dựa vào lý do kinh tế để không áp dụng bất kỳ
biện pháp khắc phục nào khi xảy ra sự kiện vi phạm.
Sự kiện dẫn đến hậu quả là bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng
BLDS 2015 không quy định cụ thể về mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả
kháng và việc thực hiện hợp đồng. Có thể hiểu một cách ngầm định rằng sự kiện
bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện
đúng nghĩa vụ hợp đồng. Nếu tiếp cận như vậy, việc không thực hiện được đúng
nghĩa vụ hợp đồng căn cứ vào sự kiện bất khả kháng chỉ có thể được chấp nhận
nếu sự kiện bất khả kháng đó trên thực tế là nguyên nhân trực tiếp ngăn cản bên có
nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ. Khó khăn về tài chính phát sinh từ sự đình trệ
hay suy thoái hoạt động kinh doanh dẫn đến một bên không có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ hợp đồng là nguyên nhân gián tiếp và không nên được coi là lý do
cho việc không thể thực hiện nghĩa vụ. Nếu tính đến cả sự kiện là nguyên nhân
gián tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ thì sự kiện bất khả
kháng có thể giải thích rất rộng dẫn đến việc bên bị ảnh hưởng dễ dàng sử dụng để miễn trừ trách nhiệm.