-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đề ôn tập Kinh tế học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đường cầu hàng hoá dốc xuống hàm ý rằng giá cả vận động ngược chiều với lượng cầu. Đường cung hàng hoá dốc lên diễn tả xu hướng vận động cùng chiều nhau giữa giá cả và lượng cung. Khi cung lớn hơn cầu, giá thị trường của hàng hoá có xu hướng tăng lên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế học 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Vấn đề ôn tập Kinh tế học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đường cầu hàng hoá dốc xuống hàm ý rằng giá cả vận động ngược chiều với lượng cầu. Đường cung hàng hoá dốc lên diễn tả xu hướng vận động cùng chiều nhau giữa giá cả và lượng cung. Khi cung lớn hơn cầu, giá thị trường của hàng hoá có xu hướng tăng lên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế học 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ ***
CÁC VẤN ĐỀ ÔN TẬP KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG
I CÂU HỎI LÝ THUYẾT
. Loại câu trả lời Đúng/ Sai và giải thích tại sao
Đ 1. Đường cầu hàng hoá dốc xuống hàm ý rằng giá cả vận động ngược chiều với lượng cầu.
Đ-2. Đường cung hàng hoá dốc lên diễn tả xu hướng vận động cùng chiều nhau giữa giá cả và lượng cung.
S-3. Khi cung lớn hơn cầu, giá thị trường của hàng hoá có xu hướng tăng lên.
S-4. Khi cầu lớn hơn cung, giá thị trường có xu hướng giảm xuống.
Đ-5. Cung vượt là hiện tượng xảy ra ở những mức giá cao.
Đ-6. Cầu vượt là hiện tượng xảy ra ở những mức giá thấp.
Đ-7. Chỉ có ở điểm cân bằng, lượng cung mới đúng bằng lượng cầu.
S-8. Lượng cầu và lượng mua được đối với một hàng hoá là như nhau.
S-9. Tiêu dùng càng nhiều đơn vị hàng hoá, lợi ích đạt được càng cao.
S-10. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu nghĩa là lựa chọn để đạt tới lợi ích cao nhất.
S-11. Lợi ích cận biên của các hàng hoá khác nhau không giống nhau vì giá cả của chúng khác nhau.
S-12. Hàng hoá càng đắt thì lợi ích do nó mang lại càng lớn.
S-13. Các đường bàng quan có thể cắt nhau.
Đ-14. Độ dốc đường bàng quan biểu thị tỷ lệ các hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn
sàng đánh đổi cho nhau để bảo đảm tổng lợi ích không đổi.
Đ-15. Đường ngân sách biểu thị tất cả các khả năng tiêu dùng hai hàng hoá khác nhau
trong điều kiện thu nhập và giá cả hàng hoá là cho trước.
S-16. Đường ngân sách càng dốc nếu thu nhập dành cho chi tiêu càng lớn.
Đ-17. Chi phí kinh tế bao giờ cũng lớn hơn chi phí kế toán.
S-18. Sản xuất càng nhiều thì tổng chi phí bình quân càng thấp do chi phí cố định
bình quân càng ngày càng giảm.
Đ-19. Khi chi phí cận biên bằng với tổng chi phí bình quân, tổng chi phí bình quân
phải ở mức thấp nhất. 2
S-20. Để có lợi nhuận tối đa, hãng càng sản xuất nhiều càng tốt.
S-21. Để đạt doanh thu tối đa, hãng càng bán nhiều sản phẩm càng tốt.
Đ-22. Tiền mua đất không được cộng vào GDP.
S-23. GDP theo thu nhập không tính giá trị các đầu vào của sản xuất.
S-24. Tiền đánh đề được cộng vào GDP như tiền chơi xổ số.
S-25. Một nước có GDP/đầu người cao hơn thì có mức sống cao hơn.
S-26. Chính phủ càng trợ cấp cho người thất nghiệp nhiều thì GDP càng tăng.
S-27. Một số khoản chi tiêu của dân chúng có thể được tính hai lần trong GDP.
Đ-28. Mua sắm vũ khí của Chính phủ làm tăng GDP.
S-29. Nếu ngân sách thâm hụt 1 tỷ $, Chính phủ phải giảm chi tiêu 1 tỷ $ hoặc tăng
thuế thêm 1 tỷ $ để ổn định sản lượng.
Đ-30. Số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng luôn luôn lớn hơn 1.
Đ-31. Số nhân thuế kém số nhân chi tiêu về độ khuếch đại tuyệt đối.
Đ-32. Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng, có Chính phủ sẽ tăng lên khi Chính phủ giảm thuế.
Đ-33. Trong một nền kinh tế giản đơn, sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng cân bằng
khi tiết kiệm lớn hơn đầu tư.
Đ-34. Xu hướng nhập khẩu cận biên càng lớn thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế mở càng nhỏ.
Đ-35. Tiền gửi ngân hàng được tạo thêm vì các ngân hàng chỉ dự trữ một phần tiền gửi.
Đ-36. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì số nhân tiền sẽ giảm.
Đ-37. Mức cung tiền tỷ lệ thuận với lượng tiền cơ sở.
S-38. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm cung tiền khi mua vào trái phiếu Chính phủ.
S-39. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát cung tiền thông
qua việc quy định tỷ lệ
tiền mặt lưu thông của dân chúng.
S-40. Khi lãi suất giảm, tổng cầu và sản lượng cân bằng sẽ giảm.
Loại câu chọn phương án trả lời đúng và giải thích tại sao
1. Đường cầu hàng hóa thông thường X dịch chuyển sang phải vì: a) Giá X tăng; b) X bị lỗi mốt;
c) Giá hàng thay thế của X giảm;
d) Thu nhập của người mua tăng.
2. Giá gạo tăng lên có thể do: a) Được mùa;
b) Hạn hán làm giảm sản lượng thu hoạch;
c) Chính phủ tăng thuế đánh vào gạo xuất khẩu;
d) Không có lý do nào nêu trên.
3. Giá vải bạt tăng có thể làm cho:
a) Đường cung lều bạt dịch chuyển sang phải;
b) Đường cung lều bạt giữ nguyên, chỉ có giá lều bạt tăng lên;
c) Đường cung lều bạt dịch chuyển sang trái;
d) Đường cầu lều bạt dịch chuyển sang phải.
4. Đường cầu hàng hoá A mở rộng có thể do: a) Giá hàng A giảm mạnh;
b) Hàng thay thế của A giảm giá nhiều;
c) Mọi người dự đoán hàng A sắp khan hiếm; d) Hàng A lỗi mốt; e) Cung hàng A tăng mạnh.
5. Đường cầu bếp ga được dự đoán dịch chuyển sang trái khi:
a) Có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho việc sử dụng bếp ga;
b) Chính phủ có các biện pháp mạnh tay với việc đun nấu gây ô nhiễm; c) Giá ga đắt lên;
d) Thêm nhiều mỏ dầu khí được đưa vào khai thác;
e) Có thông tin thường xuyên về các vụ nổ liên quan đến bếp ga. f) c và e.
6. Lợi ích tiêu dùng là:
a) Lợi ích đạt được do sử dụng một sản phẩm của lao động;
b) Lợi ích do sự thoả mãn nhu cầu trong lĩnh vực tinh thần mang lại;
c) Lợi ích đạt được nhờ việc trả tiền cho hàng hoá hoặc dịch vụ tiêu dùng;
d) Sự thoả mãn đúng những đòi hỏi của thị trường hàng hoá.
7. Lợi ích cận biên của hàng hoá biểu thị:
a) Sự gia tăng lợi ích tiêu dùng;
b) Mức tăng tổng lợi ích do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá mang lại;
c) Phần chi tiêu tăng thêm cho một đơn vị hàng hoá;
d) Khả năng đạt tới lợi ích cao hơn cho người tiêu dùng. 4
8. Lợi ích cận biên:
a) Tăng lên khi tiêu dùng thêm một hàng hoá;
b) Như nhau đối với mọi đơn vị hàng hoá;
c) Có xu hướng giảm dần khi tăng số lượng đơn vị hàng hoá tiêu dùng.
d) Lúc đầu giảm, về sau tăng khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hoá mới.
9. Giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích có:
a) Quan hệ vận động ngược chiều nhau;
b) Liên hệ theo hướng loại trừ nhau;
c) Quan hệ với nhau theo quy tắc: lợi ích cận biên làm tăng tổng lợi ích nhưng với mức tăng ít dần;
d) Sự ràng buộc: Tổng lợi ích còn tăng khi lợi ích cận biên còn dương (> 0)
nhưng sẽ tăng đến mức cực đại khi lợi ích cận biên bằng 0. e) c và d.
10. Đường ngân sách biểu thị:
a) Các khả năng tiêu dùng hai loại hàng hoá khác nhau;
b) Các phương án kết hợp số lượng hai hàng hoá mà người tiêu dùng có thể
mua được phù hợp với thu nhập và giá cả cho trước;
c) Khả năng tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng;
d) Mức lợi ích cao nhất mà người tiêu dùng đạt được.
11. Đường ngân sách sẽ dốc hơn khi:
a) Ngân sách tiêu dùng tăng lên;
b) Giá cả hai hàng hoá đều tăng lên;
c) Giá tương đối của hàng hoá X tăng lên so với hàng hoá Y.
d) Giá hàng X giảm, còn giá hàng Y tăng lên.
12. Chi phí biến đổi là chi phí:
a) Thường xuyên biến đổi;
b) Trả cho các yếu tố đầu vào tăng thêm;
c) Phụ thuộc vào mức sản lượng;
d) Tăng khi sản lượng tăng và giảm khi sản lượng giảm; e) c và d.
13. Tổng chi phí bình quân lúc đầu giảm vì: a) Sản lượng tăng nhanh;
b) Mức tăng sản lượng lớn hơn mức tăng chi phí;
c) Các đầu vào kết hợp hoàn hảo;
d) Chi phí cố định bình quân giảm.
14. Tổng chi phí bằng 25, trong đó chi phí cố định bằng 13, còn sản lượng bằng 5.
Khi nâng sản lượng lên 7, tổng chi phí bằng 30. Chi phí cận biên bằng: a) 5; b) 2; c) 6; d) 2,5; e) 2,4;
f) không có số nào ở trên.
15. Đường chi phí cận biên dốc lên thể hiện xu hướng:
a) Chi phí tăng khi sản lượng tăng;
b) Chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm ngày càng tăng;
c) Quy mô sản xuất càng lớn thì chi phí để sản xuất một đơn vị càng lớn;
d) Hiệu quả kết hợp các đầu vào giảm đi.
16. Cho biết FC = 420; VC = 2Q2 + 40Q (Với Q là sản lượng). Chi phí cận biên
của đơn vị sản lượng thứ 8 là: a) 15; b) 448; c) 72; d) 5; e) 348;
f) không có số nào ở trên.
17. Một người bán thịt cho một người làm xúc xích với giá 100. Người làm xúc
xích bán xúc xích với giá 180. GDP của nước đó: a) Tăng 100; b) Tăng 180; c) Tăng 280; d) Tăng 80.
18. Người Nhật vay của Việt nam 100 triệu $ để đầu tư trong nước và phải trả lãi
cho Việt nam 5 triệu $. Giao dịch này làm cho:
a) GDP của Việt nam tăng 100 triệu $.
b) GDP của Nhật tăng 100 triệu $
c) GNP của Việt nam tăng 5 triệu$.
d) GNP của Nhật tăng 5 triệu $.
e) GDP của Việt nam giảm 100 triệu $. f) b và c.
19. GDP là một chỉ tiêu phản ánh không chính xác giá trị các hàng hoá và dịch vụ
được sản xuất trong năm cuả một nước vì:
a) Bỏ sót nhiều hàng hóa, dịch vụ sản xuất để tự tiêu dùng.
b) Giá cả hàng hoá, dịch vụ thường xuyên biến động. 6
c) Hàng năm thường có nhiều giao dịch mới xuất hiện nhưng không thể thống kê hết được.
d) Không thể quy đổi chính xác các giá trị tinh thần về chi phí sản xuất ra chúng.
e) Tất cả các lý do trên.
20. GDP danh nghĩa được tính bằng cách:
a) Lấy giá năm cơ sở nhân với lượng thực tế.
b) Lấy giá hiện hành nhân với lượng của năm tính toán.
c) Cộng tổng giá cả của hai năm gần nhất và lấy trung bình
d) Ước lượng một mức giá hợp lý để nhân với sản lượng thực tế.
21. GDP thực tế được tính bằng cách:
a) Lấy GDP danh nghĩa chia cho tỷ lệ lạm phát.
b) Lấy GDP danh nghĩa chia cho chỉ số giảm phát theo GDP
c) Lấy GDP theo giá hiện hành chia cho mức giá năm gốc.
d) Lấy mức giá năm gốc nhân với sản lượng của năm tính toán. e) b, hoặc d.
22. Xu hướng tiết kiệm cận biên:
a) Bằng nghịch đảo của xu hướng tiêu dùng cận biên.
b) Cộng với xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 1.
c) Luôn nhỏ hơn xu hướng tiêu dùng cận biên.
23. Điểm vừa đủ là điểm trên đường tiêu dùng biểu thị:
a) Tiêu dùng bằng tiết kiệm.
b) Tiêu dùng cộng tiết kiệm bằng thu nhập khả dụng.
c) Thu nhập khả dụng vừa đúng bằng tiêu dùng.
d) Tổng tiêu dùng bằng tổng cầu.
24. Thuế tự định là thuế:
a) Thay đổi theo thu nhập.
b) Tăng cùng mức tăng thu nhập.
c) Đánh theo kế hoạch, không phụ thuộc thu nhập.
25. Khi tăng chi tiêu Chính phủ thêm 100 tỷ đồng:
a) Thu nhập khả dụng tăng thêm 10 tỷ đồng.
b) Tổng cầu tăng thêm 100 tỷ đồng.
c) Tổng cầu tăng hơn 100 tỷ đồng.
d) Tổng cầu tăng thêm 100 tỷ đồng nhân với số nhân chi tiêu.
26. Đầu tư theo nghĩa kinh tế có thể là:
a) Tiền mua cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
b) Tiền mua một ngôi nhà cổ để kiếm lời.
c) Khoản tiền tiết kiệm từ thu nhập. d) Tiền mua đất.
e) Không có khoản nào nói trên.
27. Tiền giao dịch (M1) của một nước bao gồm:
a) Tiền giấy trong Ngân hàng trung ương.
b) Tiền giấy và tiền kim loại trong tay dân chúng.
c) Tiền mặt trong dự trữ của Ngân hàng trung ương.
d) Tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
e) Tất cả các loại tiền trên.
28. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông là:
a) Tỷ lệ giữa số tiền mặt với số tiền ngân hàng.
b) Tỷ lệ giữa tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền mặt trong Ngân hàng trung ương
c) Tỷ lệ giữa tiền mặt do Ngân hàng trung ương nắm giữ so với tiền mặt do
ngân hàng thương mại giữ.
d) Tỷ lệ giữa số tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.
29. Khi một người gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng thương mại và ngân hàng
thương mại chưa cho vay được thì:
a) Tiền M tăng 100 triệu đồng. 1
b) Lượng tiền cơ sở tăng 100 triệu đồng.
c) Không có thay đổi gì về tiền M1.
d) Tiền mặt ngoài ngân hàng giảm 100 triệu đồng. e) c và d.
30. Cho biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0,05; không có “rò rỉ tiền mặt” và “dự trữ
thừa” của các ngân hàng. Số nhân tiền là: a) 10; b) 20; c) 100; d) 95;
e) không có số nào ở trên. 8 II. BÀI TẬP
1. Cho đường cầu QD = -2P +110 và đường cung QS = 2P - 30 của một hàng hoá giả định nào đó.
a) Xác định điểm cân bằng của thị trường hàng hoá.
b) Dựng các đường cung và cầu trên cùng một đồ thị.
c) Đánh giá tình hình cung và cầu ở các mức giá 5, 15, 25, 30 và dự đoán
phản ứng của người sản xuất, kinh doanh ở các mức giá này.
d) Giả sử Chính phủ đặt trần giá ở mức 15. Hãy cho biết tình hình gì xảy ra
trên thị trường do hành động can thiệp này của Chính phủ?
2. Biểu cung và cầu về một hàng hoá được cho như sau: P 1 2 3 QD 40 35 30 QS 5 15 25
a) Viết phương trình các đường cung và cầu.
b) Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường hàng hoá.
c) Vẽ đồ thị các đường cung và cầu.
d) Nếu cung giữ nguyên, còn cầu tăng thêm 10 ở mỗi mức giá thì giá và lượng
cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
Minh hoạ các kết quả trên đồ thị.
3. Một người dành 100 $ cho việc chi tiêu hai hàng hoá X và Y,
a) Biết rằng nếu mua 5 đơn vị X thì có thể mua được 5 đơn vị Y, còn nếu tăng
số hàng X lên 8 thì số hàng Y mua được chỉ còn 3. Hãy xác định giá hàng X và giá hàng Y.
b) Vẽ đường ngân sách của người tiêu dùng này.
c) Nếu giá hàng Y giữ nguyên và giá hàng X giảm xuống còn 6 $ thì khả năng
chi tiêu của người này được mở rộng như thế nào? Minh hoạ bằng đường ngân sách mới.
4. Một người tiêu dùng có 200 nghìn đồng để chi tiêu cho ăn uống và xem phim.
Biết giá mỗi bữa ăn là 10 nghìn đồng, còn giá một lần xem phim là 20 nghìn đồng.
a) Khi chọn 4 lần xem phim, người này có được bao nhiêu bữa ăn?
b) Dựng đường ngân sách trên đồ thị (X, Y) với X là số bữa ăn, Y là số lần xem phim. 9
c) Giả sử hàm tổng lợi ích của người này có dạng TU(X,Y) = 5X + Y2. Hãy tìm
kết hợp hàng hoá mang lại lợi ích tối đa cho người này.
5. Tổng chi phí của một hãng được cho bởi hàm số: TC = 50 + 111Q - 7Q + 2 1/4Q3
a) Tính tổng chi phí ở các mức sản lượng 2, 3.
b) Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của hãng và tính các chi phí
này ở mức sản lượng Q = 4.
c) Viết phương trình đường chi phí biến đổi bình quân và tìm mức sản lượng
sao cho chi phí này là tối thiểu.
6. Cho bảng số liệu giả định sau đây về một hãng: Q P TR MR VC AVC TC MC 1 8,5 2,5 2 8,25 6 3 8 10,5 4 7,75 16 5 7,5 22,5 6 7,25 30 7 7 38,5
a) Cho biết FC = 2, hãy tính các số liệu còn thiếu và điền vào bảng.
b) Muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình, doanh nghiệp phải sản xuất ở mức
sản lượng nào? Tại sao? Tính lợi nhuận tối đa đó.
c) Hãy minh họa các kết quả trên đồ thị với trục tung biểu thị P, MR, MC, còn
trục hoành biểu thị sản lượng Q.
7. Các số liệu sau đây rút ra từ Tài khoản quốc gia của Việt Nam năm 1998
(đơn vị: tỷ đồng) 1) Chi tiêu của người tiêu dùng 293.569 2) Trợ cấp 5.883 3) Địa tô và tiền thuê 27.464 4) Thu nhập ròng từ tài sản ở nước 5.619 ngoài 5) Chi tiêu cho tiêu
dùng cuối cùng của 91.847 Chính phủ 6) Thuế đánh vào các khoản chi tiêu 75.029 7) Lợi nhuận 77.458 8) Tiêu hao tư bản 45.918 9) Mức tăng hàng tồn kho 4.371
10) Đầu tư cố định 88.751 10 11) Xuất khẩu 108.533 12) Tiền lương 262.392 13) Nhập khẩu 125.194 14) Các khoản thu nhập nhân tố khác 2.708 Hãy xác định:
a) Tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm quốc dân theo giá thị trường.
b) Tổng sản phẩm trong nước theo nhân tố chi phí (theo thu nhập).
c) Sản phẩm quốc dân ròng và thu nhập quốc dân theo giá thị trường.
8. Một quốc gia giả định có các số liệu thống kê như sau: Năm 1996 1997 1998 GDP danh nghĩa (Triệu $) 3000 3080 5000 Chỉ số giảm phát 2 1,4 2,5 Dân số (nghìn người) 1000 1020 1150
a) Tính GDP thực tế của mỗi năm.
b) Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 1997 và năm1998.
c) Tính GDP thực tế trên đầu người và tốc độ tăng chỉ tiêu này trong các năm 1997 và 1998.
9. Một nền kinh tế mở có các đặc trưng:
• Hàm tiêu dùng: C = 18 + 0,75Yd
• Đầu tư tự định của các hãng: 25
• Chính phủ dự kiến chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ: 13
• Thuế suất theo thu nhập: 20%
• Xuất khẩu tự định: 8
• Xu hướng nhập khẩu cận biên: 0,2
(Tất cả các chỉ tiêu sản lượng đều tính bằng đơn vị Tỷ $)
a) Hãy tính các số liệu còn thiếu và điền vào bảng sau: Y T Yd C S IM NX AD 10 30 50 70 90 110 11
b) Không cần tính toán, hãy dự đoán sản lượng cân bằng của nền kinh tế nằm
trong khoảng nào? Giải thích tại sao?
c) Ngân sách Chính phủ cân bằng ở mức sản lượng nào?
10. Xu hướng tiêu dùng cận biên của dân chúng bằng 0,8. Chính phủ đánh thuế độc lập với thu nhập.
a) Tính số nhân chi tiêu và số nhân thuế.
b) Chính phủ muốn tăng sản lượng cân bằng thêm 1000 tỷ đồng bằng công cụ
thuế mà không phải thay đổi chi tiêu. Chính phủ sẽ làm thế nào? Tính
lượng thuế mà Chính phủ phải thay đổi.
c) Cũng với mục tiêu trên nhưng bây giờ Chính phủ lại giữ nguyên thuế. Xác
định lượng chi tiêu mà Chính phủ phải thay đổi?
11. Lượng tiền cơ sở là 100 tỷ $. Các ngân hàng thương mại dự trữ 20% tiền gửi.
Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông là 20%.
a) Tính số nhân tiền và cung tiền.
b) Tìm lãi suất cân bằng nếu cầu tiền được cho bởi hàm số: MD = 350 - 10i
(Cung và cầu tiền tính bằng tỷ $; lãi suất tính bằng số %)
c) Nếu Ngân hàng trung ương mua vào một lượng trái phiếu Chính phủ trị giá
5 tỷ $ thì thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng như thế nào? Tác động của biện
pháp này đối với nền kinh tế?
12. Dự trữ bắt buộc do Ngân hàng trung ương quy định là 10%. Lượng tiền cơ sở là 100 tỷ $.
a) Tính số nhân và cung tiền khi không có “rò rỉ tiền mặt” và các ngân hàng
không có “dự trữ thừa”.
b) Nếu Ngân hàng trung ương bán ra 10 tỷ $ trái phiếu Chính phủ thì cung
tiền sẽ thay đổi thế nào? Mô tả trên đồ thị.
c) Giả sử các ngân hàng thương mại muốn giữ thêm 50% dự trữ bắt buộc và
dân chúng nắm giữ 25 % lượng tiền mặt trong lưu thông. Hãy xác định số nhân và cung