-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đề ôn tập Triết học Mác Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Ý nghĩa phương pháp luận. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Vấn đề ôn tập Triết học Mác Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Ý nghĩa phương pháp luận. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
KHOA TRIẾT HỌC
VẤN ĐỀ ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
PHẦN TỰ LUẬN (DÀNH CHO CÁC LỚP THÍ ĐIỂM CHƯƠNG
TRÌNH KHÔNG CHUYÊN – 3 TÍN CHỈ)
(Kết hợp trắc nghiệm) 1.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Ý nghĩa phương pháp luận * QN về vật chất
1. Quan niệm trước Mác:
Quan niệm về vc ra đời từ rất sớm và nhanh chóng trở thành tâm điểm của cuộc
đtr không khoan nhượng giữa chủ nghĩa DT và CNDV. Nếu như CNDT đã xem
“vc” là cái có có sau, như tính thứ hai, bị quyết định bởi tính thứ nhất, cái có trước là
ý niệm, ý niệm tuyệt đối; thì các nhà duy vậy ngay từ đầu đã khẳng định dứt khoái
“vc” là cái có trước, luôn vận động để sinh ra mọi vật, đông nhất vc với vật thể cụ thể, ban đầu nào đó.
Qđ quy vật chất về vật thể như vậy đương nhiên là hạn chế, nhưng ở điều kiện
xã hội cổ đại, nó lại như một hiện tượng tất yếu và quan trọng là những quan niệm
đó đã đẩy lùi những quan điểm duy vật và tôn giáo, khẳng định về một thế giới
vaath chất được sinh ra từ chính những yếu tố vật chất của chính nó.
2. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen
C&A chưa xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh về vc nhưng những quan niệm
này lại vô cùng quan trọng và là những tiền đề, chỉ dẫn để sau này V.I.Leenin khái quát ra phạm trù “vc”
Có những nội dung chủ yếu sau:
“Vc” tồn tại khách quan, không do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt.
“Vc” là một phạm trù triết học, là kết quả stao của tư duy, do đó “VC” không tồn tại cảm tính.
“VC” khác với vật thể, vc là tống số sác vật thể.
“VC” là tất cả những gì tác động theo một cách nào đó đến các giác quan của con người.
3. Định nghĩa vật chất của Lênin:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” a. Phân tích định nghĩa:
- “Vật chất là một phạm trù triết học”: phạm trù “VC” là phạm trù rộng nhất,
khái quát nhất, “VC” trong triết học khác với vật chất trong đời thường hay vật chất
trong các khoa học cụ thể; vc vs tư các là phạm trù triết học, là sản phẩm của tư duy,
nó không tồn tại cảm tính, do đó không đc đồng nhất “vc” với vật thể cụ thể, “VC”
là tổng số các vật thể cụ thể. Các vật thể cụ thể chính là các dạng tồn tại cụ thể của “VC”.
- “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” nghĩa là vc là tất
cả những cái tồn tại khách quan không lệ thuộc vào cảm giác và ngược lại. Đây là
thuộc tính cơ bản nhất của vật chất, là tiêu chuẩn để pbiet cái vc với cái không phải là vc.
- “được đem lại cho con người trong cảm giác”: vật chất là những cái tồn tại
thực, nó tác động theo một cách nào đó, trực hoặc gián tiếp, đến các giác quan của
con người để gây nên cảm giác, ý thức. Như vậy, L đã khẳng định VC (thực tại KQ)
là cái có trước. còn ý thức (cảm giác) là cái có sau.
- VC “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh” : vc tồn tại
không hề thần bí, vô hình mà nó tồn tại thực, dưới các dạng cụ thể mà con người,
bằng những pp nhân thức khác nhau, hoàn toàn có thể nhận thức được mọi đtg vc.
Như vậy về nguyên tắc, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
Một là, bằng khẳng định vc tồn tại kq, không phụ thuộc vào cảm giác, đn đã
bác bỏ mọi quan điểm duy tâm trong quan niệm về vc.
Hai là, bằng quan niệm vc là một phạm trù triết học, định nghĩa đã khắc phục
t/c trực quan, máy móc, siêu hình của CNDV cũ quy vc về một vật thể nào đó.
Ba là, với việc khẳng định nguyên tắc con người hoàn toàn có khả năng nhận
thức thế giới, định nghĩa có vai trò to lớn trong việc chông các quan niệm bất khả tri,
nó cổ vũ, động viên các nhà khoa học không ngừng đi sâu khám phá thế giới,phát
hiện những thuộc tính, bản chất của các svat htg trong tgioi. Do đó, có thể xem định
nghĩa vc có tdung mở đường cho sự phát triển của KH.
Bốn là, trên cơ sở chỉ ra thuộc tính cơ bản của vc là tồn tại kq, không phụ thuộc
vào cảm giác, định nghĩa là cso KH cho việc xây dựng quan điểm DVBC trong lvuc
xã hội, theo đó, vc trong xã hội là một dạng đặc biệt, nó là các QHXH, các quy luật
xh tồn tại KQ với con người. Đồng thời cho phép cta hiểu vc trong xã hội là tồn tại
xã hội, tồn tại xã hội là cái quyết định ý thức xã hội. 2.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa
phương pháp luận * Khái niệm:
- Theo L, VC là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh; và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách năng động sáng tạo bởi bộ óc con người.
* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất quyết định ý thức:
Thứ nhất, vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức ý thức là sản phầm của bộ óc,
một dạng vật chất có tổ chức cao nhất. Nếu không có sự tác động của thế giới khách
quan vào bộ óc thì cũng không thể ra đời ý thức. Hơn nữa ý thức chỉ có thể hình
thành trong quá trình lao đông, thông qua cơ chế phản ánh của vật chất, thể hienj qua ptien ngôn ngữ.
Thứ hai, vật chất quy định nội dung, bản chất của ý thức.
Thứ ba, vật chất không chỉ quy định nội dung mà còn quy định cả hình thức
biểu hiện cũng như sự biến đổi, thay đổi, phát triển của ý thức. Ý thức luôn là cái
phản ánh nên nó do cái bị phản ánh quy định, khi cái bị phản ánh thay đổi thì đương
nhiên kéo theo sự thay đổi của cái phản ánh.
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
Thứ nhất, ý thức có thể làm biến đổi hiện thực vc kq để pvu cho nhu cầu của
con người. Trên thực tế, con người không thỏa mãn với điều kiện thiên nhiên vốn
có, bằng kiến thức của mình, thông qua những hoạt động thực tiễn, con người đã cải
tạo, chinh phục giới tự nhiên, tạo ra một thiên nhiên thứ hai, thứ ba,… để pvu cho
ncau ngày càng cao của mình.
Thứ hai, vai trò của ý thức thật chát là vai trò của con người. bản thân ý thức
tự nó không trực tiếp thay đổi được hiện thực mà phải trở thành những mục đích, kế
hoạch, chủ trương, biện pháp cho hoạt động của con người, thông qua các lực lưỡng
thực tiễn, ý thức mới có thể cải biến hiện thực.
Thứ ba, sự tác động trở lại của ý thức: ý thức, tư tưởng tiên tiến, phản ánh
đúng quy luật khách quan sẽ thúc đẩy sự phát triển của hiện thức vật chất và ngược lại. * Ý nghĩa pp luận:
- Quan điểm khách quan:
Thứ nhất, nhận thức sự vật phải xp từ chính sự vật, phải phán ánh đúng sự
trung thành như nó vỗn có, phải tôn trộng sự thật, không được lấy ý chí chủ quan áp dặt cho sự vật.
Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức:
Cần phát huy yếu tối tích cực của ý thức, cũng có nghĩa là phát huy vai trò của
nhân tố con người trong hoạt động cải tạo hiện thực.
- Khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí. 3.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận:
3.1. Khái quát về mối liên hệ:
- Quan điểm siêu hình: sự vật, htg tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không có sự
ràng buộc, phụ thuộc hay quy định lẫn nhau hay nếu có sự quy định lẫn nhau cũng
chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên và không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau.
- CNDT: cái quy định mói liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các svat, htg là
một lực lượng siêu nhiên hay do ý thức, cảm giác của con người.
- Quan điểm biện chứng: các svat, htg các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc
lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để sự quy định, sự tác động qua
lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các svat, htg hay giữa các mặt của một sự vật, của một htg trong thế giới.
3.2. Các tính chất của mối liên hệ. a. Tính khách quan:
Svat htg tồn tại khách quan nên mối liên hệ giữa chúng cũng tồn tại khách
quan, tức mối liên hệ là cái vốn có của svat htg. Để tồn tại và phát triển, các svatj htg
buộc phải liên hệ, ràng buộc, tác động qua lại, ảnh hưởng, chuyển hóa lẫn nhau, điều
này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ cá nhân hay thần linh thượng đế… b. Tính phổ biến:
Không có svat htg nào nằm ngoài mối liên hệ, bất cứ svat htg nào cũng liện hệ
với svat htg khác. Tính phổ biến còn thể hiện ở các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật.
tùy từng điều kiện cụ thể mà mối liên hệ biểu biện ở dưới những dạng hình thức cụ
thể nhưng hình thức nào cũng chỉ là sự biểu hiện một mối liên hệ phổ biến của thế giới. c. Tính đa dạng:
Tính đa dạng của mối liên hệ do tính đa dạng của thế giới quy định. Thế giới vc
có vô vàn dạng vc khác nhau vì vậy, chúng nằm trong chằng chịt các mối lhe, trong
mỗi lĩnh vực, những không gian, thời gian, từng giai đoạn phát triển cụ thể mlhe lại
có biểu hiện không giống nhau.
3.3 Phân loại mối liên hệ:
Dựa vào tính đa dạng có thể phân chia ra các mối lhe khác nhau theo từng cặp
bên trong- bên ngoài; chủ yếu- thứ yếu- bản chất- không bản chất;tất nhiên- ngẫu
nhiên; trực tiếp- gián tiếp; các sự vật hth- các mặt trong 1 svat htg. 3.4. Ý nghĩa ppl: a. Quan điểm toàn diện:
Khi xem xét svat htg phải xem xét các mặt, các mối liên hệ của nó và phải biết
được đâu là mối liên hệ cơ bản chủ yếu để từ đó năm được bản chất của svat.
Quan điểm toàn diện dòi hỏi phải tránh quan điểm chiết trung tức là hông biết
rút ra cái bản chất, mối lhe cơ bản mà lại coi vị trí các mối liên hệ là như nhau, cào
bằng các mặt, các mlhe, kết hợp một cách vô nguyên tắc.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải tránh quan điểm ngụy biện, tức là cũng để ý
đến những ,ặt, những mlhe khác nhau của svat nhưng để bve quan điểm của mình lại
đưa cái không cơ bản thành cơ bản, không bản chất thành bản chất.
Trong hoạt động thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải đưa ra được những
giải pháp đồng bộ, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng trọng tâm, trọng điểm
để có thể cải tạo svat htg một cách có hiệu quả nhất.
b. Quan điểm lịch sử-cụ thể:
Bcứ svat nào cũng đều được sinh ra, tồn tại và phát triển trong những điều kiện,
hcanh lịch sử cụ thể nên khi nhận thức và tác động vào svat, phải chú ý đến điều
kiện hcanh lsu cụ thể, môi trường cụ thể mà sự vật đó sinh ra, tồn tại và phát triển.
Nếu đẩy svat ra khỏi bối cảnh tồn tại của nó để nhận thức thì có thể dẫn đến sai lầm. 4.
Nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận
4.1. Khái quát về sự phát triển:
Quan điểm siêu hình: Sự phát triển là sự tăng lên hay giảm đi thuần túy về
lượng, không có sự thay đổi về chất, sự phát triển là một quá trình tiên tiến liên tục,
không có những bước quanh co, thăng trầm và phức tạp.
Quan điểm duy tâm và tôn giáo: Thừa nhận svat phát triển nhưng họ không tìm
đúng nguồn gốc của sự phát triển mà lại tìm nguyên nhân ở tinh thần, cho rằng
nguồn gốc của sự phát triển là do các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác chủ quan của con người.
Theo quan điểm biện chứng: phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến
cao; sự phát triển không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức
tạp, thậm chí có thể có bước lùi tạm thời, khuynh hướng của sự phát triển diễn ra
theo đường xoáy ốc; sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng
dẫn đến sự tahy đổi về chất.
Theo quan điểm duy vật biện chứng: phát triển là một phạm trù triết học dùng
để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đén cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
4.2. Tính chất của sự phát triển: a. Tính khách quan:
Nguồn gốc phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, đó là sự đấu tranh của
các mặt đối lập trong bản thân sự vậy chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người hay một lực lượng siêu nhiên, thần bí nào. b. Tính phổ biến:
Nghĩa là mọi sv htg trong các lvuc tự nhiên, xã hội và tư duy con người đều
nằm trong khuynh hướng phát triển, kco svat nào tồn tại trong trạng thái tuyệt đối tĩnh lại. c. Tính đa dạng:
Mỗi svat htg ở từng lvuc cụ thể, trong tự nhiên, xã hội và tư duy qua từng giai
đoạn thì sự phát triển diễn ra một cách khác nhau. 4.3. Nguyên tắc PPL:
Vì mọi sv htg đều nằm trong khuynh hướng vận động, phát triển nên khi xem
xét bky svat, htg nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động phát triển, vạch ra xu
hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương
lai của chúng, phải thấy được những biến đổi có tính chất thụt lùi để có những giải
pháp tạo điều kiện thúc đẩy sv phát triển theo hướng tích cực hoặc kìm hãm sự vận
động, biến đổi theo hướng tiêu cực.
Sự phát triển của sv là một quá trình, bởi vậy chúng ta phải phân chia quá trình
phát triển của sự vật thành những giai đoạn để tìm cách tác động phù hợp nhằm thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật.
Qđ phát triển góp phần chống chủ nghĩa duy ý chí, khắc phục tư tưởng bảo thủ,
định kiến trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. 5.
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
5.1. Phạm trù thực tiễn:
Phạm trù “thực tiễn” là một trong những phạm trù then chốt của nhận thức luận
duy vật biện chứng. Theo quan niệm macxit, thực tiễn là phạm trù triết học dùng để
chỉ toàn bộ hoạt động vc có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội.
Hoạt động thực tiễn trước hết là hoạt động vật chất , tức là hoạt động con người
sd các phương tiện vc tđộng vào thgioi vc nhằm biến đổi TGVC trong hiện thực.
Tuy nhiên không phải hoạt động vc nào cũng là hoạt động thực tiễn, hoạt động vc có
mđ nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội mới trở thành hoạt động thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử- xã hội, tức là không có hoạt động thực
tiễn chung cho mọi thời kỳ lịch sử. Hoạt động thực tiễn cũng không thể tách rời xã
hội loài người, tách rời những mối quan hệ xã hội cng vs cng.
Thực tiễn của con người rất đa dạng và phong phú, nhưng về cơ bản gồm ba
hình thức: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động cải tạo chính trị-xã hội; hoạt động
thực nghiệm khoa học. Trong ba hình thức trên, hoạt động sxuat vc có vai trò quan
trọng nhất vì sx vc là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời có thể
tđộng chi phối hai hoạt động còn lại.
5.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Phải gắn nhận thức với thực tiễn không tách rời, thực tiễn là cso, mục đích,
động lực, chân lý của nhận thức.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
Nếu con người chỉ quan sát thế giới mà không tác động vào thế giới thông qua
hoạt động thực tiễn, họ không thể có được tri thức phong phú về thế giới khách quan
như hiện nay. Chính những tri thức ấy khi được tạo ra lại giúp con người hoạt động
thực tiễn hiệu quả hơn. Cũng chính trong hoạt động thực tiễn, con người tạo ra
những phương tiện, công cụ để nhận thức hiệu quả hơn. Thực tiễn là cơ sở của nhận
thức còn ở chỗ trong hoạt động thực tiễn, các giác quan của con người được rèn
luyện, trở nên nhạy cảm hơn, nhờ đó năng lực nhận thức của con người được nâng cao.
Thực tiễn là mục đích, động lực của nhận thức.
Nhận thức, có thể nói, không có mục đích tự thân. Mđ của nhận thức, xét cho
cùng, là để pvu hoạt động thực tiễn, để con người hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn.
Lòng say mê có thể thúc đẩy nhận thức của con người, nhưng chính yêu cầu của
thực tiễn mới là động lực thúc đẩy thực sự hoạt động của con người .
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chính trong thực tiễn, con người mới có
thể kiểm nghiệm được chân lý. 6.
Hình thái kinh tế - xã hội và vai trò của từng yếu tố. Liên hệ
với thực tiễn Việt Nam hiện nay * Khái niệm
Dựa trên cso qđ của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, có thể khái
quát: Hính thái kte-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa DVLS dùng để chỉ xã hội ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định, với quan hệ sx của nó, trong đó có kiểu quan hệ sx
đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLgSX, và với một
kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên QHSX ấy. * Cấu trúc:
Kết cấu của mỗi hình thái kinh tế-xã hội bao gồm các yếu tố: LLSX, QHSX,
KTrúc TT. Các yếu tố này tương ứng, thống nhất biện chứng với hau và có vai trò,
vị trí khác nhau trong mối hthai kte-xã hội. * Vai trò từng yếu tố: - Lực lượng sản xuất:
+ LLSX là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sx, thể hiện năng lực thực tiễn của con người, được tạo thành từ sự kết hợp
giữa con ng với TLSX trong quá trình sx vc của xã hội. + Vai trò của LLSX:
Trong bất kỳ xã hội nào để tạo ra của cải, vật chất cho xã hội phải có người lao
động lẫn tư liệu sản xuất. Vì nếu không có công cụ lao động phục vụ cho quá trình
lao động thì con người sẽ không thể tác động để tạo ra của cải vật chất.
Lực lượng sản xuất có vai trò là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho
xã hội. Để thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của mình, con người phải chế tạo ra công
cụ lao động, chính xác hơn đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất phát triển quyết định sự biến đổi, sự phát triển về mọi mặt
của đời sống, quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao.
Lực lượng sản xuất còn là một bộ phận cấu thành của phương thức sản xuất và
là nền tảng, cơ sở, tiền đề của sản xuất. Bởi nếu không có công cụ lao động, con
người không thể sản xuất tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của mình.
Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động xã hội, năng xuất
lao động xã hội từ đó cũng tăng lên, kết quả là sản phẩm sản xuất có sự dư thừa. Sự
dư thừa sản phẩm là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu
và xuất hiện giai cấp trong xã hội. Có thể thấy, sự phát triển của lực lượng sản xuất
chính là nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội. - QHSX:
+ QHSX là khái niệm chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sx,
gồm có ba mặt cơ bản: quan hệ về sở hữu đối với TLSX, quan hệ trong tổ chức và
quản lý sxuat, quan hệ trong phân phối sp lao động.
+ Quan hệ sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng xác định sự phân bố
và sử dụng tài nguyên trong xã hội. Nó ảnh hưởng đến cách thức sản xuất và phân
phối hàng hóa và dịch vụ, và có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong cộng đồng. Việc
hiểu rõ về quan hệ sản xuất là vô cùng quan trọng để đưa ra các quyết định kinh tế
và chính trị hợp lý để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.
- Kiến trúc thượng tầng:
+ KTTT là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng với các thiết chế tương
ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. + Vai trò:
Bàn về vai trò của KTTT, C&A đặc biệt nhấn mạnh KTTT về chính trị, Nhà
nước. Trong xã hội có Nhà nước, các yếu tố khác của KTTT thường tác động đến
CSHT một cách gián tiếp thông qua Nhà nước, nhờ đó làm cho các yếu tố này mới
có thể phát huy được vai trò thực tế của nó.
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng,
nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Vì vậy, kiến trúc thượng tầng là hiện tượng xã hội, là biểu hiện tập trung của đời
sống tinh thần của xã hội, là mặt tư tưởng của hình thái kinh tế – xã hội.
* Liên hệ thực tiễn VN hiện nay:
Về LLSX: Do trình độ của LLSX ở nước ta còn hạn chế, cho nên, để phát triển
LLSX, xây dựng CSVC KT cho chủ nghĩa xã hội, phải đẩy mạnh CNH, HĐH đnc,
phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng KH vào sản xuất.
Về QHSX: Trên cso xđ rõ LLSX còn nhiều hạn chế, phát triển không đồng
đều, đan xen nhiều trình độ, cần thực hiện nhất quán và lâu dài csach phát triển nền
kte hàng hóa nhiều tphan vđộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, kinh tế thị trg đhg xã hội chủ nghĩa có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều tphan kte, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tập thể cùng KTNN ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Quan điểm
vừa nêu được thực hiện nhất quán trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể
hiện rõ tính đúng đắn của Đảng ta trong vc vdung quy luật về sự phù hợp của
QHSX. Đây thực chất là cốt lõi của vấn đề về đổi mới kinh tế ở vn hiện nay.
Về KTTT: Đảng ta chủ trương lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh
thần cho nhân dân; phát triển GDĐT nhằm ncao dân trí và bồi dg nhân tài; không
ngừng đổi mới hthong chính trị nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và sức cđấu của
Đảng, xây dựng Nhà nước PQXHCN, ncao vtro của các ttoor chức quần chúng nhân
dân, phat huy sức mạnh đại dket toàn dân trong sự nghiệp bve và xây dựng Tquốc.
Quá trình đổi mới hthong chính trị ở nước ta hiện nay thực chất là nhằm cho KTTT
thực sự phù hợp với CSHT ở nước ta hiện nay. 7.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay
7.1. Khái niệm LLSX và QHSX: * LLSX
- LLSX là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sx, thể hiện năng lực thực tiễn của con người, được tạo thành từ sự kết hợp
giữa con ng với TLSX trong quá trình sx vc của xã hội.
- LLSX bao gồm có người lđộng và TLSX:
+ Người lao động với sức mạnh trí tuệ, thể chất, kinh nghiệm và kỹ năng lao
động… là nhân tố giữ vai trò quyết định trong LLSX.
+ TLSX: Toàn bộ những yếu tố, phương tiện dùng để tiến hành sx ra của cải
vật chất, gồm có TLLĐộng và ĐtgLĐộng.
‘’ ĐTgLĐộng: bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào trong sx, có sẵn
trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
‘’ TLLĐộng: ccu lđộng và điều kiện vc cần thiết của quá trình lao động. * QHSX:
QHSX là khái niệm chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sx, gồm
có ba mặt cơ bản: quan hệ về sở hữu đối với TLSX, quan hệ trong tổ chức và quản
lý sxuat, quan hệ trong phân phối sp lao động.
7.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
-Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là 2 mặt cơ bản tất yếu của quá trình
sản xuất, tồn tại trong tính thống nhất với nhau, quyết định lẫn nhau, trong đó lực
lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sx là “hình
thức xã hội” của quá trình đó. Tương ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đó trên cả 3
phương diện: sở hữu tự liệu sản xuất, tổ chức- quản lý quá trình sản xuất và phân
phối kết quả của quá trình sản xuất.
-Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo tính
tất yếu khách quan: trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định quan hệ sản xuất với tư
cách là hình kinh tế- xã hội của quá trình sản xuất, luôn có khả năng tác động lại sự
vận động, phát triển của lực lượng sản xuất, sự tác động này theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
-Quá trình này liên tục diễn ra, lặp đi lặp lại, làm cho xã hội vận động, phát triển từ
thấp đến cao. Nâng cao trình độ người lao động bằng cách phát triển giáo dục đào
tạo đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề,
nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. 8.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay. * Khái niệm:
- Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định do toàn bộ những QHSX tồn tại trong
xã hội đó tạo thành, gồm: QHSX thống trị, dóng vtro chủ đạo, đặc trưng cho CSHT
xã hội đó; QHSX tần dư của xã hội cũ; QHSX của xã hội tương lai tồn tại dưới dạng
mầm mống. Mỗi QHSX này hthanh nên một hoặc mso tphan kte, tbộ những tphan
kte đó hợp thành một cơ cấu kinh tế, tức cơ sở hạ tầng của xã hội đó.
- Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng với các
thiết chế tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. * MQHệ biện chứng:
a. Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:
- Mỗi CSHT sẽ sản sinh ra mọt KTTT tương ứng, có tác dụng bảo vệ CSHT đó.
- CSHT quyết định tất cả mọi QHXH khác. Giai cấp nào thống trị về kte thì
cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đsống tthan của xã hội, các giai cấp
còn lại. Các mâu thuẫn trong kte quyết định các MT trong lvuc chính trị tư tưởng,
cuộc đtr giai cấp về ctri tư tưởng là biểu hiện những đkháng trong đsống kte.
- Khi CSHT thay đổi thì sớm muộn KTTT cũng thay đổi.
b. Sự tác dộng trở lại của KTTT đvs CSHT:
Ph. Ăngghen khẳng định: tca yếu tố cấu thành KTTT đều có tác động trở lại đến CSHT.
Trong các xã hội có Nhà nước, các yếu tố khác của kttt tác động đến csht một
cách gián tiếp thông qua Nhà nước, nhờ đó làm các yếu tố này mới có thể phát huy
được vai trò thực tế của nó.
Thông thường, sự tđộng của KTTT đvs CSHT làm cho CSHT sinh ra nó được
củng cố , duy trì và phát triển, do đó làm cho địa vị của giai cấp thống trị trong kte
càng trở thêm vững chắc. Tuy nhiên, trong thực tế, sự tác động trở lại đó lại mang tính đa chiều.
Như vậy, KTTT không hoàn toàn thụ động mà trái lại, nó lại có khả năng tđộng
mạnh mẽ đến CSHT, nếu sự tđộng này phù hợp với các qluat kte KQ thì nó sẽ thúc
đẩy CSHT phát triển, ngược lại thì CSHT sẽ bị kìm hãm. * Liên hệ ở VN:
CSHT ở nước ta hiện nay là nền kte nhiều tphan ( tphan kte Nhà nước giữ vai
trò chủ đạo), vận dành theo cơ chế thị trường, có sự quản lts của Nhà nước theo đhg XHCN.
KTTT ở nước ta hiện nay là hệ thống chính trị đc xây dựng trên nền tảng chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm
ĐCS VN, Nhà nước CHXHCN VN, các tổ chức, đoàn thể nhân dân. Trong đó Đảng
đóng vtro lãnh đạo, Nhà nước quản lý, ndn làm chủ.
Để thiết lập KTTT phù hợp với CSHT, Đảng ta chủ trương: không ngừng đổi
mới hệ thống chính trị nhằm ncao vtro lãnh đạo và sức cđấu của Đảng, ncao hqua
quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của Ndân. 9.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay. *Khái niệm:
- Tồn tại xã hội: là toàn bộ đời sống vật chất cùng với những đkiện sh vc của xã
hội, bao gồm các yếu tố cơ bản: phương thức sxvc, điều kiện tự nhiên và điều kiện dân số.
- Ý thức xã hội: Là mặt tinh thần của đsống xã hội bao gồm những quan điểm,
tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng thói quen, tập quán, truyền thống… của
cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội của họ trong
những gđoạn phát triển nhất định.
* Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Mqh giữa TTXH và YTXH là sự cụ thể hóa vđề cban của triết học áp dụng vào xã hội.
a. Tồn tại xã hội qđịnh YTXH:
- Tư tưởng, quan điểm, đsống tinh thần của con người thường là sự phản ánh
đkiện sinh sống, phản ánh đsống vc của họ.
- TTXH ntn thì sinh ra YTXH như thế ấy. Đsống vc và các đkiện sh vc của xã
hội quyết định sự hthanh, phát triển đsống tinh thần của xã hội. Bởi thế, khi TTXH,
đặc biệt PTSX biến đổi thì những qđiểm, tư tưởng xã hội (chính trị, triết học, pháp
quyền,….) cùng với các htg tâm lý xã hội sớm muộn cũng biến đổi.
- Tuy nhiên, TTXH qđịnh YTXH không phải một cách giản đơn trực tiếp mà
thường phải qua các khâu trung gian.
b. YTXH có tính độc lập tương đối và tđộng trở lại TTXH:
Chỉ có thể hiểu sâu sắc sự tác động trở lại của YTXH đvs TTXH khi nắm được
những tính độc lập tương đối của YTXH:
1. Tính lạc hậu của YTXH:
- Nghĩa là khi tồn tại xã hội cũ mất đi, thậm chí mất đi rất lâu những YTXH do
nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng, hoặc khi TTXH mới đã ra đời, phát triển những
YTXH không biến đổi kịp để phản ánh nó.
- YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH vì:
Một là, sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên, trực tiếp của hoạt động thực tiễn
của con người làm cho TTXH biến đổi nhanh mà YTXH có thể không phản ánh kịp
nên lạc hậu hơn. Xét về mặt quy luật thì TTXH có trước, biến đổi trước rồi mới dến YTXH.
Hai là, do sm của thói quen, trthong, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo
thủ của một số hình thái YTXH.
Ba là, trong một xã hội có giai cấp, YTXH gắn với lợi ích của những nhóm,
những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư
tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ, truyền bá
nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
b. Tính p/ánh vượt trước của YTXH.
- Trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người, đbiệt những tư
tưởng KH tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH, dự báo được tlai và có
tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
- Tính vượt trước của YTXH có vtro thúc đẩy TTXH phát triển, nó đhg hoạt
động của con người, giúp cng có những phương hướng, giải pháp phu hợp với quy
luật. Điều này đòi hỏi con người phải phát huy cao độ nluc tư duy k/hoc, coi trọng những tri thức k/hoc.
c. Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH:
- Kế thừa là quy luật chung của mọi svat, htg. Lịch sử tư tưởng cho thấy rằng
các hệ tư tưởng ra đời bao giờ cũng là sự kế thừa các tư tưởng của thời đại trước và
sự kế thừa của YTXH là kế thừa chọn lọc.
- Sự kế thừa của YTXH trong xã hội có giai cấp cũng mang tính giai cấp. Mối
giai cấp khác nhau trong xã hội, vì lợi ích, ncau, qđiểm, lập trường giai cấp khác
nhau mà có ndung pp kế thừa khác nhau.
- Qđiểm kế thừa đòi hỏi tránh thái độ phủ định sạch trơn YTXH hoặc kế thừa
máy móc, nguyên xi. Thậm chí các yếu tố được kế thừa cũng cần phải cải tạo cho
phù hợp với điều kiện xã hội đương đại.
d. Sự tác động lẫn nhau của các hthái YTXH:
- YTXH bao gồm các hthai: ctri, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo,… mỗi hthai
p/ánh một mặt của đsống xã hội, giữa chúng có mối quan hệ với nhau trong một
chỉnh thế thống nhất, không tách rời… Các hthai YTXH này lại có sự tác động qua
lại với nhau, ở mỗi gđoạn lịch sử nhất định có một hthais YTXH nào đó nổi lên và
chi phối mạnh mẽ đến các hính thái YTXH khác.
e. Sự tác động trở lại của YTXH đvs TTXH:
- Sự tđộng diễn ra theo nhiều chiểu, đan xen, phức tạp nhưng nhìn chung theo
hai hướng tích cực và tiêu cực.
Tác động tích cực của YTXH đối với TTXH: Nếu YTXH phản ánh đúng quy
luật vận động và phát triển của TTXH và thông qua hoạt động thực tiễn của con
người nó có thể tác động tích cực đến TTXH.
Tác động tiêu cực của YTXH đối với TTXH: Nếu YTXH phản ánh không đúng
quy luật vận động và phát triển của TTXH; hoặc ý thức phản tiến bộ nhất là ý thức
chính trị . . . thì sẽ tác động tiêu cực đến TTXH.
- Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả tác động còn tùy thuộc vào điều kiện lịch sử
cụ thể, vào những QH kte xã hội, phụ thuộc vào mức độ p/ánh đúng đắn của tư
tưởng với hiện thực, phụ thuộc vào vai trò của giai cấp đề ra hệ tư tưởng.
* Sự vận dụng Việt Nam hiện nay
Sự vận dụng tồn tại xã hội và ý thức xã hội ngày nay thể hiện qua nhiều khía
cạnh khác nhau. Sau đây là một số ví dụ:
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra một cuộc cách
mạng về cách mà chúng ta giao tiếp và tương tác với nhau. Việc sử dụng các mạng
xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok... đã thay đổi cách chúng ta kết
nối và tương tác với nhau.
- Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đã tạo ra một thế giới liên kết mật thiết
hơn bao giờ hết. Việc vận chuyển hàng hóa, người và thông tin giữa các quốc gia đã
mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách
thức về môi trường, an ninh và chính trị.
- Sự đa dạng về văn hóa và giá trị đã tạo ra một thế giới đa dạng và phong phú
hơn. Tuy nhiên, đồng thời cũng tạo ra nhiều khác biệt và xung đột giữa các văn hóa và giá trị khác nhau.
- Sự phát triển của các chính sách và pháp luật đã thúc đẩy sự bình đẳng và đa
dạng hóa trong xã hội. Việc thực hiện các chính sách như bình đẳng giới, bảo vệ
quyền của người đồng tính, bảo vệ quyền của người khuyết tật... đã tạo ra nhiều cơ
hội mới cho những người bị kìm hãm trong quá khứ.
Trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đã biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo mối quan hệ giữa hai phạm trù này,
để nâng cao đời sống tồn tại xã hội, cho người dân, cần có sự đoàn kết, nhất trí của
cả hệ thống chính trị. Để hiện thực hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước, lời kêu gọi
của Tổng Bí Thư, đòi hỏi cần phải phát huy được “liều vắc-xin hữu hiệu nhất” trong
các liều vắc-xin hữu hiệu - đó là “ý thức công dân”. Đồng thời, cần phải luôn luôn
cảnh giác với các thế lực thù địch, những tư tưởng phản động tác động xấu đến ý
thức, đời sống tinh thần của người dân, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân
dân. Giải quyết hài hòa vấn đề này, tin chắc rằng, với tinh thần, “chống dịch như
chống giặc”, với quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau”, “chiến thắng đại dịch cho
bằng được”, chúng ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn trước mắt, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi. 10.
Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người. Liên
hệ với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
1. Quan niệm con người:
1.1. Triết học phương Đông:
- Quan niệm của triết học phương Đông về con người, cả về nguồn gốc và bản
tính con người luon có sự đan xen giữa lập trừng triết học duy vật và duy tâm.
- Triết học Ấn Độ, về nguồn gốc con người, Phật giáo quan niệm con người là
sự kết hợp giữa sắc (vật chất) và danh (tinh thần). Như vậy, Phật giáo đã phủ nhận
vai trò của đấng siêu nhiên trong việc giải thoát con người, và chính con người bằng
hành động, ý chí sẽ chi phối đsống và làm hay đổi vận mệnh của chính họ.
- Về nguồn gốc con người, triết học Trung hoa cổ đại, nhấn mạnh mối quan hệ
thống nhất giữa con người với thế giới, quan điểm “thiên nhân hợp nhất”, sự hình
thành con người bởi “Thiên mệnh”.
1.2. Triết học Phương Tây:
- Thời cổ đại Hy Lạp, triết gia lập trừng học duy vật đưa ra quan niệm về bản
chất vật chất tự nhiên của con người, coi cng cũng như vạn vật trong giới tự nhiên
không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên từ vật chất.
- Các nhà triêt học duy tâm lại nhấn mạnh tới hoạt động lý tính của con người,
lý giải bản chất lý tính của con người từ giác độ siêu nhiên, tiêu biểu là quan điểm
về bản chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm.
1.3. Quan niệm của triết học Mác:
a. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội:
C.mác: “ Nhưng cng không chỉ là một thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự
nhiên có tính chất người, nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó là
thực thể loài.”
- Mặt tự nhiên là thể xác, là cơ thể sinh học của con người về mói liên hệ hữu
cơ của nó với giới tự nhiên ở bên ngoài cơ thể ấy.
Mặt xã hội là hoạt động lao động, là liên hệ của con người với nhau và là tất
cả những gì hình thành trên cso hoạt động và lhe ấy.
- Triết học Mác đã không tách rời, không đối lập mặt sinh học với mặt xã hội
trong con người. Hai mặt đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu như mặt sinh học là
điều kiện cần thì mặt xã hội là điều kiện đủ để con người trở thành Người theo đúng nghĩa của nó.
b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những QHXH:
C.Mác: “Bản chát của cng kphai là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.”
- Trước hết phải hiểu bản chất của con người trong tính hiện thực của nó, nghĩa
là trong mọi tồn tại, sinh hoạt, quan hệ hiện thực của nó, phải từ chính những sinh
hoạt hiện thực ấy của con người mà chỉ ra, xác định bản chất của con người.
- Tính hiện thực của bản chất con người nghĩa là xem xét con người trong điều
kiện hoàn cảnh cụ thể, cảm tính, con người trong một thời đại nhất định.
- Trong quá trình lao động sản xuất vật chất, con người biến thuộc tính tự nhiên
của mình thành bản chất xã hội và tạo riêng cho mình một môi trường sống mới,
môi trường xã hội. Đó cũng chính là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người
với người. Trong quá trình này, con người không chỉ tác động vào tự nhiên, mà còn
tác động lẫn nhau, và nhờ vậy hình thành nên các quan hệ xã hội.
- Xét bản chất con người là tổng hòa các QHXH tức là xem con người với tất
cả các QHXH của nó, không những chỉ trong quan hệ xã hội mà con người đang
sống mà cả những QHXH hiện có đã có từ trước kia trong một tổng thê với tất cả
những mối liên hệ biện chứng của chúng, bởi vì trong lịch sử của mình, con người
phải kế thừa những di dản, những tr thống đã thúc đẩy con người vươn tới hoặc
ngược lại. Bản chất xã hội của con người luôn luôn thay đổi cùng với năm pthuc sx
lớn với những cđộ chính trị khác nhau. Mỗi con người dù muốn hay không, vừa cất
tiếng khóc chào đời đã khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống, đó là những mqhe xã hội. * Liên hệ với VN:
Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là
vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Đảng ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặc biệt
là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người: Cần đào
tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền
tảng, cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con người nó có một ý nghĩa hết
sức quan trọng và để phát triển đúng hướng chiến lược đó cần có một chính sách
phát triển con người, không để con người đi lệch tư tưởng.
Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người
tới một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi
tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự