Văn hóa giáo dục về chính sách cai trị của thực dân Pháp
Văn hóa giáo dục về chính sách cai trị của thực dân Pháp
Môn: Kinh tế lao động(LE)
Trường: Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 30964149
Giáo dục – Văn hóa Giáo dục
- Thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hoá và
giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình. Mục đích của những chính sách
đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp
nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc,
cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc.
- Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực
cho công cuộc khai thác ở Việt Nam. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ
nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính
quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng
của chữ Hán. Các trường học được tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ,
huyện và bậc trung học ở tỉnh. Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc
được trang bị các kiến thức khoa học phổ thông còn phải học tiếng Pháp. Các bậc học càng cao
thì môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Các khoa thi
Hương, Hội, Đình vẫn được tổ chức như cũ.
- Trong giai đoạn đầu, thực dân Pháp cho duy trì nền giáo dục phong kiến với nền móng Hán học
- Năm 1905: Pháp cho cải cách giáo dục, mở ra một số trường đào tạo nhân tài nhằm phục
vụ thực dân Pháp trong công cuộc đàn áp đô hộ
Ấu học: ở khu vực xã thôn – dạy chữ Hán và Quốc ngữ
Tiểu học: ở phủ và huyện – dạy chữ Hán, Quốc ngữ và tiếng Pháp
Trung học: ở tỉnh – học chữ Hán, Quốc ngữ và tiếng Pháp là bắt buộc
- Hệ thống giáo dục mới sau hai lần cải cách, đến năm 1917 đã thực sự trở thành “Pháp
hoá” gồm có ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Ở cấp tiểu học học sinh sẽ theo
học trong 5 năm. Nhưng với mục đích hạn chế việc đến trường của thanh thiếu niên Việt Nam,
học sinh sau khi học xong ba năm bậc sơ đẳng phải thi lấy bằng “sơ học yếu lược” rồi mới
được học tiếp hai năm còn lại của bậc tiểu học và thi tốt nghiệp. Trong ba năm học đầu tiên đó, lOMoAR cPSD| 30964149
học sinh phải học bằng tiếng Pháp. Hơn nữa, chính quyền thuộc địa lại quy định rất chặt chẽ về
hạn tuổi vào học ở các cấp học nên càng góp phần gạt bỏ số học sinh muốn theo học.
- Bên cạnh các trường tiểu học và trung học, chính quyền thuộc địa cũng đã chú ý xây
dựng các trường chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Cuối năm 1907, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Đông Kinh nghĩa thục và ngăn chặn
thanh niên xuất dương sang Nhật theo phong trào Đông Du, đồng thời để cổ động cho thế lực
của nước Pháp ở Á Đông, thực dân Pháp đã quyết định mở trường Đại học Đông Dương. Các
trường cao đẳng, đại học khác thuộc các ngành sư phạm, công chính, thương mại, nông nghiệp,
y dược... cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn về nhân lực cho nền thống trị thực dân.
- Tuy nhiên, phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em các gia đình
giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Các gia đình nông dân, nhân dân lao
động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học.
- Hơn nữa, trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này, thực dân
Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó là chương trình
truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người Việt Nam “mất gốc”, không có
tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của người dân mất nước, nô lệ để từ đó phục vụ đắc
lực cho công cuộc thống trị của thực dân.
- Giáo dục thời Pháp thuộc để lại nhiều mặt tiêu cực với Việt Nam.:
Năm 1930, tổng số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm
1,8% dân số Việt Nam. Do số người được đi học thấp, kết quả là tới năm 1945, trên 95% dân
số Việt Nam bị mù chữ. Một nền giáo dục như vậy khiến người Việt bị tách rời khỏi cội rễ văn
hóa dân tộc trong khi không hiểu biết đến nơi đến chốn, không hấp thu được phần tinh túy của
văn hóa phương Tây. Người Việt bị biến thành những kẻ vong bản và vong nô trên chính quê hương của mình.
Sau tháng 8/1945, giới trí thức bị phân hóa thành các bộ phận khác nhau ủng hộ các xu
hướng chính trị khác nhau tại Việt Nam. Việc thiếu chuyên gia, trí thức và lãnh đạo chính trị
được đào tạo tốt là vấn đề nghiêm trọng để lại nhiều hậu quả tiêu cực lâu dài đối với Việt Nam
sau khi giành được độc lập. lOMoAR cPSD| 30964149 Văn hóa
- Dưới thời Pháp thuộc, văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng của Nho giáo suy tàn dần và
bị thay thế bởi văn hóa phương Tây. Các giá trị đạo đức được nuôi dưỡng bởi Nho giáo suy yếu
trong khi người Việt không tiếp thu được các giá trị cốt lõi của nền văn hóa phương Tây. Sự du
nhập văn hóa phương Tây chỉ là sự bắt chước hời hợt vẻ bên ngoài của người phương Tây chứ
người Việt không hấp thu được phần tinh túy của văn hóa phương Tây.
- Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách đầu độc,
truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn. Những thói hư tật xấu
được chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng. Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho
mở các sòng bạc để thu thuế. Ngoài những sòng bạc công khai có tính chất thường xuyên, tổ
chức quy mô ở Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín
được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...
- Tệ nạn uống rượu không bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải uống một loại
rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước. Loại rượu này có nồng
độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm chất hoá học.
- Thuốc phiện đã trở thành một công cụ hữu hiệu để đầu độc người dân, đặc biệt là giới
trẻ. Chúng mở các cơ quan thu mua và các công ty bán thuốc phiện một cách công khai. Nạn
mại dâm cũng được thực dân Pháp dung túng và trở nên phổ biến ở các thành phố lớn
- Nạn mại dâm cũng được thực dân Pháp hợp thức công khai và trở nên phổ biến ở các
thành phố lớn. Vào những năm 1930, vấn đề mại dâm ở Việt Nam đã trở thành một vấn đề
nhức nhối trong xã hội. Các báo đã mô tả tình trạng "lúc nhúc xóm bình khang, đầy rẫy
phường bán phấn" trong các đô thị Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Một biến tướng khác của
mại dâm là "hát cô đầu" đã trở thành "một cái ung nhọt" của xã hội.
- Pháp tuyên bố "bảo hộ An Nam" để giúp nước này "khai hóa văn minh". Nhưng thực tế,
các đề nghị nâng cao dân trí, cải tổ toàn diện chính trị - xã hội, cải cách và phát triển giáo dục,
cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ của các trí thức đương thời đều bị Pháp thờ ơ. Một
số lãnh đạo phong trào bị kết án tử hình do có liên quan đến phong trào chống sưu thuế Trung
Kỳ (1908), những người khác bị đày đi Côn Đảo. lOMoAR cPSD| 30964149
- Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã lợi dụng vũ khí báo chí để tuyên truyền cho các chính
sách “khai hoá”, thống trị của chúng tại Việt Nam. Chúng đã cấp phép cho nhiều tờ báo được
xuất bản. Hàng loạt các tờ báo được xuất bản bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp.
- Qua báo chí, thực dân Pháp đã chuyển một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hoá duy tâm
thấm sâu vào xã hội Việt Nam; cổ động cho chủ nghĩa “Pháp Việt đề huề”; tuyên truyền cho
việc thu “thuế máu” đối với nhân dân, khuyến khích nhân dân gia nhập quân đội Pháp làm bia đỡ đạn...
- Ngoài ra, chúng còn sử dụng sách báo để xuyên tạc và công kích cách mạng tháng Mười
Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách mạng ở Pháp và
Trung Quốc. Các diễn đàn thảo luận về các vấn đề như: “Tư bản và lao động”, “Dân chủ và
chuyên chính” được đăng trên báo chí. Các chiến dịch công kích không ngoài mục đích gieo
rắc những nhận thức sai lệch về cách mạng tháng Mười, về phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế trong dân chúng hòng ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin, vũ khí tư tưởng
cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Nhận xét về văn hóa giáo dục dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:
Thực dân Pháp hạn chế phát triển giáo dục
Phát triển theo hướng bần cùng hóa, ngu dân hóa qua việc duy trì “văn hóa làng”
Duy trì những thói hư tật xấu, không khuyến khích nhân dân mở mang con chữ
Chính sách văn hóa-giáo dục nhằm đào tạo ra chế độ tay sai cho chúng, nhằm kìm kẹp nhân dân ta.
Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích
các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán.
Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới
vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
Hạn chế việc mở trường học.
Lợi dụng sách báo đẻ tuyên truyền chính sách “khai hóa” và gieo rắc ảo tưởng hòa bình và
hợp tác với Pháp và tay sai.
Hậu quả từ những chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp : lOMoAR cPSD| 30964149
+ Gây ra tâm lý tự ti dân tộc.
+ Trói buộc, kìm hãm nhân dân VN trong vòng ngu dốt, lạc hậu, làm suy yếu giống nòi.
+ Sự du nhập của các luồng văn hóa phương Tây vào Việt Nam dẫn tới tình trạng lai căng
về văn hóa, lối sống....
Tài liệu tham khảo
1. https://toploigiai.vn/tai-sao-chinh-quyen-thuc-dan-phap-co-gang-khoi-phuc-duy-tri-va-mo-
rong-co-so-cong-nghiep-o-viet-nam
2. Wikipedia (7/2022), Pháp thuộc, truy cập ngày 05/10/2022, từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_thu%E1%BB%99c