Văn hoá nước ta từ 1945 đến nay - Cơ sở văn hóa | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Văn hoá nước ta từ 1945 đến nay - Cơ sở văn hóa | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
14:39 8/8/24
VĂN HÓA NƯỚC TA TỪ 1945 ĐẾN NAY
VĂN HÓA NƯỚC TA TỪ 1945 ĐẾN NAY
1. sự phát triển của văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp
- Điều dễ nhận thấy của văn hóa VN từ 1945 đến nay là sự phát triển của văn hóa
chuyên nghiệp, chuyên nghiệp hóa hoạt động văn hóa.
9 năm kháng chiến chống Pháp ác liệt, hoạt động báo chí, in ấn vẫn được chú trọng.
1947 đảng ta chủ trương xây dựng lại các nhà xuất bản sách và các báo.
Hoạt động văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kháng chiến
chống pháp, chỉ tính riêng 9 năm từ 1945-1954, ta đã xuất bản được
8.579.415 bản sách, 35 bộ phim thời sự tài liệu
Các tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ 1945-1954: Việt Bắc (Tố Hữu) ;
Nhớ, Ðất nước (Nguyễn Ðình Thi) ; Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại
(Hoàng Trung Thông) ; Ðồng chí (Chính Hữu) ; Nhớ (Hồng Nguyên) ;
Thăm lúa (Trần Hữu Thung) ; Ðêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) ;
Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) ; Nhớ máu (Trần Mai Ninh)....
Ngay sau khi hòa bình lập lại, lực lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật
chuyên nghiệp được tổ chức lại. Là thời kì nghệ thuật ca múa và sân khấu,
đặc biệt là kịch nói rất phát triển
Các đoàn nghệ thuật như kịch nói Hà Nội, Quân Đội, Nam Bộ, Đoàn
ca múa nhạc Trung Ương, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Đoàn
cải lương Nam Bộ, Đoàn dân ca khu V, Đoàn ca kịch Trị-Thiên.
Nghệ thuật điện ảnh qua thời kì phôi thai trước 1945, sau 9 năm kháng chiến
và từ 1945 đến nay là bước phát triển đột biến. Đã có những phim VN như
Cánh Đồng Hoang và 1 số phim khác đạt giải thưởng quốc tế
Cùng với điện ảnh là nghệ thuật sân khấu, tạo hình, tất cả đều phát triển
Đáng kể hơn là sự phát triển của văn học, trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ
đội ngũ văn học đông đảo như hiện nay và có nhiều tác phẩm trong thời gian
1945 đến nay. Nền văn học hiện đai với sự trong sáng về ngôn ngữ và đa
dạng chủ đề,..xứng đáng với sự đánh giá của Đại hội đại biểu lần thứ 4 của
Đảng cộng sản VN, đứng vào hàng tiên phong của văn học các dân tộc bị áp
bức, đấu tranh giải phóng dân tộc
Chính 2 cuộc chiến oai hùng của dân tộc đã đào luyện 1 đội ngũ những nhà
hoạt động văn hóa chuyên nghiệp. Hàng loạt các tác giả ở mọi lĩnh vực như:
Văn Học : Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Tô Hoài,
Nguyễn Khải, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Quang Sáng,.. about:blank 1/3 14:39 8/8/24
VĂN HÓA NƯỚC TA TỪ 1945 ĐẾN NAY
Điện ảnh: Phạm Văn Khoa, Bùi Đình Hạc, Tra Giang, Nguyễn Hải
Ninh, Nuyễn Hồng Sến, Khải Hưng,…
Chưa bao giờ trong diễn trình văn hóa VN lại có 1 phong trào văn hóa quần
chúng như 50 năm qua. Nếu trong chống Pháp có phong trào kháng chiến
hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến thì kháng chiến chống Mĩ lại có
phong trào tiếng hát át tiếng bom, tiếng loa hòa tiếng súng, tất cả những
phong trào này đều là phong trào văn hóa nghệ thuật quần húng
2. kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống
- từ quan điểm về văn hóa, những năm qua Đảng và nhà nước ta rất chú trọng
khai thác các giá trị văn hóa truyền thống.
Ngay từ 1946, HCM đã phát biểu trong hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ
nhất: “phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hóa xưa và
nay để xây dựng nền văn hóa mới VN với 3 tính chất dân tộc, khoa học và
đại chúng. Cho nên 50 năm qua công tác kế thừa, phát triển văn hóa truyền
thống đạt được nhiều thành tựu đáng kể
Các nghệ thuật truyền thống : chèo, tuồng, mĩ thuật dân gian
Việc kế thừa được thực thi ở 2 phương diện khôi phục, bảo tồn và chỉnh lí, cải biên
Công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian đã đạt được những thành tựu
vượt bậc. Nếu như “trước cách mạng tháng 8, ở nước ta chưa có ngành
nghiên cứu văn hóa dân gian” thì hiện nay khoa nghiên cứu dân gian đã phát
triển, trở thành 1 ngành khoa học có vị thế quan trọng trong các ngành
nghiên cứu khoa học xã hội ở VN. Các lĩnh vực của văn hóa dân gian được
khai thác đều có những thành tựu đáng kể
Văn học dân gian: Tục ngữ ca dao dân ca VN của Vũ Ngọc Phan, Kho
tàng truyện cổ tích VN của Nguyễn Đổng Chi,..
Lễ Hội: Lễ hội cổ truyền của người việt ở Bắc Bộ VN do Lê Trung Vũ
chủ biên, lễ hội truyền thống trong đời sống xh hiện đại do Đinh Gia
Khánh, Lê Hữu Tầng đồng chủ biên,..
Mĩ thuật dân gian: công trình mỹ thuật thời lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Mĩ
thuật Huế của viện mĩ thuật,…
Văn hóa bác học được nhiều thành tựu, nhiều tác giả của văn học cổ được
khẳng định như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương,..
- Vấn đề giữu gìn bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng và Nhà nước đặt ở tầm
vĩ mô để giải quyết các công việc nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. vì
thế việc kế thừa phát huy các giá trị văn hóa mới và kết quả của công việc about:blank 2/3 14:39 8/8/24
VĂN HÓA NƯỚC TA TỪ 1945 ĐẾN NAY
không chỉ là bảo lưu, gìn giữ văn hóa dân gian, truyền thống, ma còn góp
phần không nhỏ vào sự phát triển của văn hóa chuyên nghiệp, đồng thời
chứng tỏ sự thống nhất của văn hóa các dân tộc ở VN
3. giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng
- Nét khác biệt căn bản giữa văn hóa từ 1945 đến nay và các giai đoạn trước
là mức độ của sự giao lưu văn hóa. Giai đoạn từ 1945 đến nay, sự giao lưu
này diễn ra trong sự tự nhiên và tự giác. Điểm xuất phát của vấn đề là quan
điểm của Đảng CSVN về văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để
xây dựng nền văn hóa mới là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo của đảng ta đối với công tác văn hóa.
Việc trao đổi văn hóa với nước ngoài được chú ý ngay từ sau hòa bình lập
lại, ở tất các các bộ môn văn hóa : sân khấu, âm nhạc, ca múa, giao hưởng,
văn hóa quần chúng,…Nhiều hiệp định văn hóa được kí giữa nước ta và các
nước bạn. sự trao đổi văn hóa giữa nước ta và các nước bạn cũng được diễn ra
Từ 1951, nhất là sau 1954, khi VN là thàn viên của phe XHCN, nên sự giao
lưu văn hóa giữa VN và các nước XHCN như Liên Xô và các nước Đông Âu
( trước đây), Cũng như TQ đã được đẩy mạnh
ở Miền Nam, từ 1954 đến 1975, giao lưu văn hóa giữa VN và Mỹ, Không
phải là giao lưu tự nhiên mà là sự giao lưu cưỡng bức
từ sau 1975, 2 miền thống nhất, việc giao lưu văn hóa giữa VN và thế giới
càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Và cuối cùng, không thể không thừa nhận sự tiến
bộ về KH-KT, nhất là khoa học thông tin hiện đại, đã khiến cho việc giao
lưu văn hóa ở thời hiện đại diễn ra mạnh mẽ hơn so với trước đây about:blank 3/3