người lái đò một cách quyết liệt với & Y: < 2 ? /6 .
Nhưng bằng nghệ thuật lái đò điêu luyện, ông lái đò chủ động thế tấn công, ông cưỡi lên
sóng thác sông Đà như là cưỡi hổ, “Nắm chặt lấy bờm sóng”, “ghì cuống lái”, “lái biết một
đường chéo để phóng nhanh vào cửa sinh”. Hàng loạt động từ được nhà văn huy động như
một đội quân ngôn ngữ hùng hậu để miêu tả khí thế xung trận của ông đò: Nắm, ghì,
phỏng, lái, tránh, ráo, đè, chặt… Dù ông đò đã bẻ gãy những đợt tấn công của chúng,
nhưng bọn đá sông Đà vẫn chưa chấp nhận chịu thua nên bốn năm thủy quân cửa ải xô ra
để hòng lôi thuyền vào tập đoàn cửa tử nhưng ông đò sớm đã nhận ra dã tâm của chúng,
đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, lúc thì ông chặt đôi ra để mở đường tiến, khiến thằng đá
tướng đứng chiến ở cửa đá này mặt xanh lè, tiu nghỉu vì thất trận.
- Thạch trận thứ ba: Thạch trận thứ ba ít cửa hơn. Nhưng bên phải bên trái, bên tả
bên hữu đều là cửa chết. Những thế trận mà sông Đà dàn bày quả thực đầy biến hóa, vừa
khiêu khích, dụ dỗ vừa đầy mưu cao kế hiểm. Ở trùng vi thạch trận này, tác giả miêu tả
không nhiều song vẫn làm nổi bật lên được sự nham hiểm của đá thác Sông Đà và tài nghệ
của ông lái đò. Một loạt các động từ lại được nhà văn sử dụng để miêu tả cách đánh của
ông đò: Phóng, chọc thủng, xuyên qua, xuyên nhanh, lái lượn được.. phối hợp phép điệp
"cánh mở, cánh khép", "cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng", âm thanh "vút vút" tạo
nên sự thần tốc trong cách đánh. Quả đúng như Phan Huy Đông đã từng nhận định, "Đọc
Người lái đò Sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, một đấng hóa
công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ". Cách đánh nhanh thắng nhanh đã giúp người lái đò
vượt qua các trùng vi một cách phi thường. Đến đây, người lái đò đã khiến nhà văn, khiến
người đọc và có lẽ là cả đội quân đá trên sông Đà phải hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Ông
đã bộc lộ hết tài năng của mình, thể hiện một trình độ chèo lái điêu luyện, dạn dày, siêu
phàm như đua tài cùng tạo hóa. Tài nghệ đến mức điêu luyện của ông đã khiến việc lái đò
như biến thành một môn nghệ thuật: R4+H , 84 ^ A 7" ,% ,%
C :% C /:% ? C /: % 4+H > 6 /Y K4+6 84 T
.% ; K4+6 ; ' M M M" R2 2 `"
=> Có thể nói quy luật trên Sông Đà là một quy luật khắc nghiệt chỉ cần thiếu bình
tĩnh, một chút nghỉ tay, nghỉ mắt, lỡ tay là phải trả giá bằng cả mạng sống. Tuy nhiên,
trong cuộc chiến không cân sức giữa một bên là thiên nhiên dữ dội với một bên là ông lão
đơn độc chỉ có mái chèo là vũ khí duy nhất, chiến thắng đã thuộc về con người.
2.2. Đánh giá về đẹp của ông lái đò
"Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như là tôn
giáo của mình" (Gs Trần Đình Sử). Thật vậy, Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa,
suốt đời đi tìm cái đẹp, là người nghệ sĩ ý thức đầy đủ về thiên chức sáng tạo. Trong hành
trình sáng tạo nghệ thuật, ông luôn tìm mọi cách để kiếm tìm và phát hiện cái đẹp, cái thật,
cái mới lạ, độc đáo “xưa nay chưa từng có”. Rõ ràng qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ
dội của con sông và cuộc giao chiến giữa những người lái đò với dòng sông hung bạo,
Nguyễn Tuân nhằm đến một mục đích lớn là ca ngợi vẻ đẹp của ông lái đò, ca ngợi sự
dũng cảm, tài trí và chiến thắng vĩ đại của ông.
14