-
Thông tin
-
Quiz
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về lòng khoan dung
Trong cuộc đời, có ai không một đôi lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu ta biết lỗi mà ăn năn xin người tha thứ để sửa chữa, thì liệu người có tha thứ không? Và nếu ta được xin lỗi, ta có rộng lòng tha thứ cho người không? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 10 232 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về lòng khoan dung
Trong cuộc đời, có ai không một đôi lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu ta biết lỗi mà ăn năn xin người tha thứ để sửa chữa, thì liệu người có tha thứ không? Và nếu ta được xin lỗi, ta có rộng lòng tha thứ cho người không? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 10 232 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung 1. Mở bài
Trong cuộc đời, có ai không một đôi lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu ta biết lỗi mà ăn
năn xin người tha thứ để sửa chữa, thì liệu người có tha thứ không? Và nếu ta được
xin lỗi, ta có rộng lòng tha thứ cho người không? Mở rộng lòng khoan dung, tha thứ
là đức độ cao quý của con người. Điều đó sẽ có lợi cho cả ta và người. Vì vậy,
Pierre Benoit mới nói: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cả cho ta và người khác”. 2, Thân bài
*Thế nào là khoan dung? Vì sao khoan dung lại đem lợi về cho cả ta lẫn người?
- Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người dưới có lỗi. Biết khoan dung, độ lượng là người có đức độ.
- Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người vì:
● Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hóa người.
● Bản thân ta thấy nhẹ lòng và không phạm vào những điều hẹp hòi, độc ác, trái đạo.
● Bản thân người thấy được lòng khoan dung của ta mà ăn năn hối lỗi,
sửa chữa lỗi lầm và biết ơn người tha thứ, không tiếp tục phạm lỗi mà mình đã mắc.
*Ấn tượng, thành kiến, thù dai, trù dập là thói xấu, thói ích kỉ của con người.
Trong con người có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, phần xấu và tối của con người
chính là thói xấu, thói ích kỉ, độc ác, quỷ dữ mà chính con người luôn phải đấu tranh
chống lại nó. Và để chiến thắng chính là lòng tốt, sự khoan dung độ lượng. Người
xưa nói: “Nhân vô thập toàn”, là con người ai cũng mắc lỗi, có điều lỗi nhỏ hay lớn.
Nhưng dù thế nào, khi người mắc lỗi được tha thứ cũng thấy nhẹ nhõm, thanh thản.
Ngược lại ta tha thứ cho người, lòng ta vui, tâm ta cũng thanh thản, nhẹ nhõm
không kém. Đó chính là ý nghĩa của sự khoan dung, tha thứ.
*Khoan dung với cuộc sống.
● Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, xung đột trong lời nói
hay việc làm, hành động, có thể dẫn đến ẩu đả. Nhưng khi xong, ta nên
biết nhìn lại chính mình, chủ động giảng hòa, sẵn lòng tha thứ, bắt tay
cởi oán thù, ghét bỏ. Đó là lòng khoan dung.
● Cuộc sống cũng khó tránh khỏi những lời gièm pha, nói xấu, ghen ghét,
bình phẩm sau lưng,… Nếu ta biết được, ta bỏ qua, coi như không nghe
thấy và tự hoàn thiện bản thân. Người xưa nói đó là quân tử. Nay ta gọi
đó là rộng lượng, rộng lòng, ứng xử có văn hóa.
● Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái cũng có lúc mâu thuẫn, bất
đồng, nhố câu: “Chồng giận thì vợ làm lành / Miệng cười hớn hở rằng
anh giận gì”, hoặc: “Chồng tới thì vợ lui/ Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt
nào”,“Một sự nhịn, chín sự lành”. Với con cái, cha mẹ nên vị tha khi con
mắc lỗi lầm để hướng thiện cho con.
● Nhà Phật dạy: “Oán thù nên cởi không nên buộc”. Ta tha thứ cho người,
lúc khác sẽ có người tha thứ cho ta. Niềm vui của khoan dung là niềm
vui to lớn, đích thực, đáng là một phương châm hành động để trước hết
tự mình thanh thản. Và đó cũng là lối sống đẹp, biểu hiện nhân cách con người. 3. Kết bài
● Cuộc sống đầy những khó khăn, rắc rối, phức tạp, ta luôn phải biết
khoan dung, độ lượng cho tinh thần thanh thản.
● Bản thân cũng phải tự rèn luyện lòng khoan dung. Khoan dung là đức
tính tốt sẽ đem lợi cho ta và người khác.
Sơ đồ tư duy về lòng khoan dung
Nghị luận về lòng khoan dung ngắn gọn
Người sống với người nếu không có tình cảm thì xã hội sẽ trở nên lạnh lùng, vô
cảm. Tuy nhiên, sống có tình cảm với nhau là chưa đủ mà chúng ta cần có lòng
khoan dung với nhau để giữ vững được tình cảm đó.
Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người
khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi
người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người
khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã.
Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những
người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Có
thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và
giàu có hơn. Sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn
về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm
xử thế Cuộc sống ngoài kia không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm
pha, bình phẩm không thiện ý. chúng ta nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có
hành vi ứng xử thân thiện.
Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân
ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác
nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có lối sống cố chấp, thù dai. Lại
có những người nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không suy nghĩ cho
người khác. Những người này đáng bị phê bình và cần phải sửa đổi cách sống của
bản thân. Chúng ta chỉ có một lần được sống, hãy giữ cho bản thân sự lương thiện,
khoan dung với mọi người để cho thân tâm được an yên, thanh thản, cuộc đời tươi đẹp, đáng sống hơn.
Bài văn nghị luận về lòng khoan dung
Trong cuộc sống mỗi con người, chắc không có ai là chưa từng mắc lỗi. Điều chúng
ta cần làm là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tuy nhiên, chỉ bản thân chúng ta cố gắng là
chưa đủ, mà cần có sự cảm thông của những người xung quanh. Hay bản thân
chúng ta cũng cần có cái nhìn tích cực hơn đối với những người mắc lỗi mà cố gắng
sửa lỗi. Hãy biết khoan dung.
Cụm từ “lòng khoan dung” vô cùng dễ hiểu, nhưng vẫn có nhiều người phớt lờ đi nó
bởi họ không có lòng khoan dung. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có
lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng khoan dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao
dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hi sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì
đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng ta cần phải có “lòng khoan dung”? Vì nó giúp
chúng ta cư xử đúng mực trong cuộc sống, cho ta biết phải quan tâm đến người
khác, biết độ lượng, tha thứ cho những việc làm sai trái, giúp ta hiểu hơn những cái
đúng, cái sai, những gì nên tha thứ. Giống như Bác Hồ, khi thấy các anh bộ đội làm
sai điều gì chỉ khuyên nhủ, nhắc nhở chứ không la mắng. Chúng ta thấy đó, lòng
khoan dung chính là tài sản lớn nhất mà con người cần phải có.
Lòng khoan dung có những biểu hiện rất cụ thể và chúng ta rất dễ thấy, đó là sự
giúp đỡ, quan tâm người khác, đến người làm sai thì biết tha thứ, khuyên dạy điều
đúng đắn. Khi ta biết khoan dung, ta sẽ được sự tôn trọng của người khác, yêu
mến, quí trọng của mọi người xung quanh. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu
tố quan trọng đem lại sự bình yên, hòa thuận, hạnh phúc cho xã hội và gia đình. Khi
thể hiện lòng khoan dung với người khác thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ
nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là
không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người.
Bạn hãy luôn nhớ rằng, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang
rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là
động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh
mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón
nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những
thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng…
Thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay đối với những người đã
từng phạm sai lầm - giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống
trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ
thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng
sao? là văn minh, tiến bộ sao? Vì thế, những thái độ như vậy, cần mạnh tay phê phán, lên án.
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ câu nói của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ
giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác
trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi đây là một định nghĩa khác cụ thể hơn về
khoan dung. Khoan dung biểu hiện trong cách bạn đối xử với người khác, đặc biệt là
người yếu thế. Bạn sinh ra có một hình hài hoàn thiện, bạn đã là “kẻ mạnh” so với
những người khiếm khuyết cơ thể. Hãy thương yêu, bao bọc lấy họ giống như cách
mà Thị Nở đã đến và yêu thương mảnh hồn tàn tạ, méo mó Chí Phèo. Đôi khi, một
vài yêu thương nhỏ bé lại có khả năng cứu rỗi một đời người. Như vậy, lòng khoan
dung đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó giúp ta sống hòa
đồng, thiện chí với mọi người hơn. Khoan dung sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người
khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Mặt khác, chúng ta cần biết rằng khoan dung không đồng nghĩa với bao che, khoan
dung mù quáng. Giúp bạn bè giấu đi lỗi lầm không phải là điều tốt. Làm như thế, có
thể khiến bạn mình tránh khỏi phải chịu trách nhiệm lần này, nhưng đâu thể che giấu
cho nhau được mãi. Chỉ ra cho bạn điểm sai, để sửa sai, ấy mới là giúp bạn. Có
những người giúp bạn làm bài tập, để bạn được điểm cao khi cô kiểm tra vở, nhưng
lần sau, nếu cô gọi lên bảng làm bài, thì người ấy làm sao làm hộ bạn mình được
nữa. Điều cần làm là phải giúp bạn hiểu bài và tự mình làm được bài, thế mới là giúp bạn.
Chúng ta cần phải tạo cho bản thân một lòng khoan dung vừa đủ, để xã hội này tốt
đẹp hơn và mối quan hệ giữa mỗi người cũng ngày càng bền chặt thì lòng khoan
dung là điều cần thiết mà chúng ta cần phải rèn luyện hằng ngày. Tha thứ cho nhau,
tha thứ cho bản thân mình sẽ giúp cuộc sống này tràn ngập tình yêu thương.
Nghị luận về lòng khoan dung
Lòng khoan dung - Mẫu 1
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn tồn tại những phẩm chất đạo đức cao đẹp
và việc đào tạo phẩm chất đạo đức, nhân cách được cha ông ta rất đề cao và lưu
truyền gìn giữ cho đến hôm nay. Đức tính được nhắc đến là sự khoan dung là một
phẩm chất đáng quý mà con người có được. Không có gì cao thượng bằng lòng
khoan dung. Biểu hiện cao đẹp nhất của đức tính nhân hậu, rộng lượng, có trái tim
biết yêu thương sẻ chia niềm vui nỗi buồn với mọi người. Lòng khoan dung giúp hóa
giải mọi thù hận mang lại tâm hồn thanh thản, thoải mái, tràn ngập niềm vui trong
cuộc sống ta sẽ có niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn bao giờ hết.
Thế nào là lòng khoan dung ? Biểu hiện lòng khoan dung thể hiện như thế nào?
Khoan dung là một thuật ngữ mà chắc hẳn nhiều người cũng đã nghe và sử dụng
cụm từ này khá thường xuyên và phổ biến.
Lòng khoan dung là phẩm chất đang quý và đáng chân trọng của con người. Khoan
dung là biết tha thứ, bao dung, rộng lượng, sẵn sàng bỏ qua những thiếu sót và sai
lầm của người khác và sẵn sàng ra tay giúp đỡ họ vượt qua những lỗi lầm, sai
phạm đó để họ có động lực đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung con được hiểu là
biết tha thứ cho chính mình. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu chúng ta chỉ biết sống
ích kỷ, chỉ biết lợi ích của riêng mình. Nhưng chắc chắn một điều cuộc sống sẽ tươi
đẹp, vui vẻ, hạnh phúc hơn khi trong tiềm thức tâm hồn của mình có lòng vị tha, độ lượng và lòng khoan dung.
Lòng khoan dung có ý nghĩa to lớn và sâu sắc biểu hiện qua cách cư xử rộng lòng vị
tha, đầy lòng nhân ái của con người. Hành động đó luôn được giáo dục trong những
trang sách được dạy dỗ chúng ta từ khi còn nhỏ, mang những phẩm chất cao đẹp,
những chuẩn mực đạo đức mà con người luôn hướng đến.
Sự khoan dung biểu hiện rõ nét qua các mối quan hệ xã hội. Người có lòng khoan
dung thì luôn sống vui vẻ, hòa đồng thân thiện với mọi người và biết sẻ chia đồng
cảm và rộng lòng vị tha, độ lượng. Người khoan dung luôn biết làm hài lòng người
khác, biết kiềm chế cảm xúc riêng và cái tôi cá nhân. Người có lòng khoan dung sẽ
dễ dàng cảm thông, tha thứ cho lỗi lầm, sai trái của người khác khi họ biết ăn năn,
sửa lỗi. Khi người có sự khoan dung thì sẽ cảm thấy trăn trở, day dứt về những
hành động và lời nói, không bao giờ họ làm phương hại đến người khác. Trong công
việc họ luôn biết đặt lợi ích cá nhân mình ở sau, luôn nghĩ cho lợi ích của tập thể, xã
hội, vì lợi ích chung. Họ ý thức, tự giác trong công việc, không né tránh, đùn đẩy
trách nhiệm cho người khác, nhận phần khó về mình và không lười nhát. Khi gặp
khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách không sợ thiệt hơn, không so đo, ganh
ghét, tính toán,…Chúng ta phải tự giác, nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của
bản thân. Khi thành công không khoe khoang, tỏ vẻ ta đây, tự đắc, kể công lao, đề
cao cái tôi quá mức, phải từ tốn, khiêm nhường.
Trường hợp trong tập thể có thành viên bị vi phạm, kỷ luật, làm điều sai trái, thay vì
lên án, phê phán gay gắt, tỏ vẻ dè bỉu, nói nặng lời làm tổn thương tới lòng tự trọng
của họ thì chúng ta phải ra tay giúp đỡ, tạo điều kiện, trao cơ hội cho họ sửa sai lỗi
lầm. Những hành động đó là thể hiện lòng vị tha, bao dung. Tyler Perry đã từng nói
rằng: “ Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương
lai của mình. Khi bao dung, lòng vị tha , điều đó có nghĩa là bạn đang tiến về phía
trước”. Thực vậy, trong cuộc sống này nhiều bộn bề lo toan, với biết bao điều xảy ra
với mình mà mình không thể lường trước được, có những chuyện buồn, phiền
muộn, trải qua những khung bậc cảm xúc khác nhau như sợ hãi, giận dữ, điên
cuồng,…thì chính lòng bao dung, rộng lượng và sự vị tha là điều vô cùng cần thiết
để chúng ta có thể cân bằng lại cuộc sống, để tâm hồn thanh thản và dễ chịu hơn.
Lòng khoan dung là biết tha thứ những lỗi lầm của người khác đối với mình, sẵn
sàng bỏ qua những sai phạm, là cho họ một cơ hội sửa sai, bao dung không chỉ đối
với người khác mà chính là bản thân mình. Lòng khoan dung rất cần thiết với cuộc
sống mỗi người. Bằng lòng nhiệt huyết, tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng
đồng góp phần xây dựng quê hương. Chính sự bao dung, lòng vị tha đầy nhân ái
với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.
Lòng khoan dung có ý nghĩa và đóng vai trò to lớn trong quá trình hình thành nhân
cách, đạo đức ở mỗi người. Những ai có đức hi sinh, tinh thần xả thân mới chiến
thắng được lòng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân. Qua đó, giúp chúng ta sống bình an, tâm
hồn thanh thản, thư thái, sống bằng lòng khoan dung giúp môi trường sống thân
thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn . Những ai có lòng khoan dung, lòng
nhân ái, rộng lượng thì sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng dễ dàng gặt hái
những thành công trong cuộc sống. Xã hội ngày nay rất cần những người rộng lòng
khoan dung bởi lẽ khoan dung có thể cảm hóa được những người đã bị tha hóa,
giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại với cuộc sống lương thiện,
giúp chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn. Có câu “Đánh kẻ chạy
đi không ai đánh người chạy lại”, hãy khoan dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và
tốt cho mọi người. Khi bạn sống khoan dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so
với những gì bạn nghĩ. Với bản thân tôi, sống khoan dung giúp tôi thanh thản hơn.
Lối sống khoan dung phù hợp với xu thế thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa trên cơ
sở hợp tác và chia sẻ và hướng tới lối sống chân thiện mỹ
Các bạn biết đó làm người lương thiện và khoan dung là vô cùng đáng quý. Nhưng
các bạn hãy nhớ một điều lương thiện một cách mù quáng sẽ là ngốc nghếch,
khoan dung rộng lượng không có giới hạn sẽ là người vô độ. Làm người không nên
quá rộng lượng, người ta vừa khóc bạn đã cho qua đi quá khứ, người ta yêu cầu
bạn thì bạn liền đáp ứng. Như vậy sớm muộn gì họ cũng lợi dụng bạn. Làm người
đừng quá dễ tính, đừng tốt bụng khoan dung một cách không kiểm soát không phân
biệt đúng sai. Trong mối quan hệ giữa người với người thì chung sống cùng nhau
cần sự chân thành, thật thà và ta có mức độ nhìn người về nhân cách và tấm lòng
để thể hiện sự khoan dung đúng chỗ, hợp tình hợp lý. Chính vì thế, chúng ta phải
phân biệt rõ ràng và phải thật sáng suốt và biết đặt lòng khoan dung đúng chỗ.
Khoan dung không phải là sự dung túng, bao che những việc làm làm sai trái, những
hành vi gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác đi ngược lại với chuẩn mực đạo
đức của xã hội. Không bao dung, rộng lượng một cách mù quáng, chỉ tha thứ cho
những ai biết nhận ra sai trái lỗi lầm và làm lại cuộc đời, không tha thứ cho những
người liên tiếp mắc lỗi, liên tiếp phạm lỗi lầm đó đi ngược lại với sự khoan dung mà
ta dành cho họ, họ sẽ ỷ lại và không có giác ngộ, ta chính là người gián tiếp dung
túng họ tiếp tục phạm lỗi. Ví dụ cho việc đặt lòng khoan dung không đúng, chẳng
hạn khi bạn chơi rất thân với một người bạn trong lớp và bạn nghĩ đó là sự bao
dung, bao bọc giúp đỡ bạn trong học tập, bạn ra tay thi hộ hay làm hộ bài tập, gian
dối thi cử, dối cô thầy đó không phải là điều tốt mà bạn đang dung túng bao che và
tiếp nối sự sai lầm của bạn mình và chính bạn cũng làm sai theo. Làm như thế, có
thể khiến bạn mình tránh khỏi phải chịu trách nhiệm lần này, nhưng đâu thể che giấu
cho nhau được mãi. Chỉ ra cho bạn điểm sai, để sửa sai, ấy mới là giúp bạn. Có
những người giúp bạn làm bài tập, để bạn được điểm cao khi cô kiểm tra vở, nhưng
lần sau, nếu cô gọi lên bảng làm bài, thì người ấy làm sao làm hộ bạn mình được
nữa. Điều cần làm là phải giúp bạn hiểu bài và tự mình làm được bài, thế mới là giúp bạn.
Ngoài ra, chúng ta phải biết phê phán những lối sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ, chỉ biết
lợi ích cho bản thân, phê phán lối sống thực dụng, sợ bị thiệt thòi và những người
lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để mà thực hiện những âm mưu đen tối,
làm mối nguy hại cho xã hội cần phải lên án.
Cha ông ta từ xưa có những câu ca dao tục ngữ rất hay và được lưu truyền cho đến
ngày nay thể hiện nổi bật lòng khoan dung, nhân ái.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông
điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài
học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách? Ba chữ
“lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi
lầm, sự khoan dung vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hi sinh lợi ích cá nhân
cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của mỗi người.
Nhắc đến sự khoan dung độ lượng không ai là không biết đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ
Chí Minh. Cả một cuộc đời đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột. Người là
biểu tượng sáng ngời về lòng nhân ái, vị tha mà mỗi chúng ta tự hào suốt đời học
tập và noi theo. Lòng khoan dung, nhân ái của Người dành cho tất cả mọi thành
phần từ già, trẻ, gái, trai, từ miền xuôi đến miền ngược… kể cả những người “lầm
đường lạc lối”. Bác còn thể hiện tấm lòng nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu đối
với những người lầm đường lạc lối. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn
ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng
có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta.
Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta
phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ ”. Có thể thấy, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng rất đỗi chân
phương, bình dị ai cũng có thể học tập và có thể làm theo để hoàn thiện mình và trở
thành người tốt, hướng tới chân thiện mỹ. Có thể nói, bài học về lòng yêu thương,
sự khoan dung độ lượng của Bác vẫn luôn nguyên vẹn đối với mỗi chúng ta, nhất là
sự khoan dung, giúp đỡ đối với những người lầm đường, lạc lối. Sự cảm hóa sẽ dần
giúp cho mỗi người cảm nhận cuộc sống xung quanh mình luôn tốt đẹp góp phần
quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định an ninh trật tự.
Một tấm lòng bao dung độ lượng sẽ được mọi người rất yêu quý và tôn trọng, phẩm
chất này đã xuất hiện từ rất lâu trong con người Việt Nam, nó được tích lũy trong
cuộc sống và mang một ý nghĩa tạo dựng nên niềm tin và mang những ý nghĩa giáo
dục trong cuộc sống và những ý nghĩa trong con người của chúng ta hành động của
những con người đó mang ra những điều tuyệt vời và ý nghĩa của nó không chỉ tác
động đến mỗi người mà còn làm nên những công trạng quan trọng sự vị tha, sự
khoan dung yêu thương con người cần phải xuất phát từ tâm đó mới là những điều
đáng quý và đáng tôn trọng chúng ta cần phải hiểu được tại sao chúng ta cần phải
có được những điều đó trong bản thân mình, có như vậy niềm yêu thương vào cuộc
sống này của chúng ta mới được dâng lên, nó tạo dựng niềm tin yêu và những
phẩm chất thực sự đáng quý sâu sắc.
Mỗi người hãy học cách tha thứ, bao dung lỗi lầm, sai trái của người khác để cho họ
cơ hội sửa sai và làm lại cuộc đời. Hãy mở lòng mình, hãy lắng nghe, thấu hiểu,
đồng cảm với những khó khăn của họ để động viên giúp họ sớm vượt qua. Động
viên, khuyến khích hỗ trợ họ khắc phục hậu quả mà họ đã gây ra. Sống khoan dung
bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ
những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất
nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này. Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương
lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn bao dung, độ lượng và biết thứ tha
đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không
phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh
thản hơn rất nhiều. Thực vậy, lòng khoan dung, độ lượng đối với mỗi người trong
cuộc sống là điều cần thiết phải có. Hãy rèn luyện nó hằng ngày để hoàn thiện nhân
cách đạo đức cho bản thân.
Tóm lại, lòng khoan dung là một phẩm chất, đạo đức cao quý, truyền thống quý báu
của dân tộc ta. Lòng khoan dung là sự chấp nhận những lỗi lầm mà người khác đã
gây ra cho mình, khi đó chúng ta biết tha thứ cho người khác. Chính vì vậy, để cuộc
sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành,
luôn bao dung và độ lượng, giàu lòng khoan dung với những người xung quanh các bạn nhé!
Lòng khoan dung - Mẫu 2
Pierre Benoit đã từng khẳng định: "Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn
người khác". Thật vật, lòng khoan dung chính là nhân tố quan trọng góp phần làm
cho cuộc sống mỗi người đáng sống và ý nghĩa hơn.
Khoan dung là một phẩm chất, một đức tính tốt của con người. Nó cũng gần như là
vị tha, thể hiện ở việc rộng lượng tha thứ cho người khác, cho đi là không toan tính
và độ lượng với chính bản thân mình.
Từ cổ chí kim, lòng khoan dung luôn là điều thiết yếu của cuộc sống. Người xưa
từng nói " nhân bất thập toàn". Con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo, tốt đẹp đến
mức tuyệt đối. Trong thần thoại Hy Lạp ngay cả người con của vị thần như A Sin
cũng có yếu điểm ở gót chân, để rồi chính gót chân ấy đã bị kẻ thù lợi dụng và hãm
hại. Ai ai cũng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh và với chính mình.
Đó có thể là do suy nghĩ chưa chín chắn, hành động bồng bột hoặc do hoàn cảnh
khách quan, bị đẩy vào sai trái hoặc do bản tính của người đó. Nhưng khi mà ta cứ
chấp nhặt, trách móc, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao? Bản thân ta
đâu có thanh thản, luôn tìm cách moi móc sai phạm của người khác để trì triết thậm
chí là kể xấu. Người mắc lỗi bằng một cách nào đã đã trở thành một hình ảnh xấu
xa đến thảm hại trong mắt mọi người. Còn ta, như một cách gián tiếp đã đem đến
đau khổ cho họ. Mọi người cứ nhìn vào hành động sai trái để đánh giá con người thì
liệu có phiến diện? Phần tâm hồn, bản chất tốt đẹp liệu ta có nhìn nhận và nâng niu?
Vì vậy hãy rộng lượng bỏ qua sai lầm của người khác để ta sống thanh thản hơn bởi
lẽ con người đâu phải là tuyệt mĩ.
Khi khoan dung với người khác là ta đã trao cho họ cơ hội để nhìn nhận và khắc
phục bởi lẽ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Hơn nữa, khi đã nhận ra sai lầm
của mình thì họ sẽ không tái phạm nữa, sẽ sống đẹp và ý nghĩa hơn. Đó cũng là
động lực của sự phát triển, thúc đẩy mỗi người tự hoàn thiện bản thân. Như thế thì
cuộc sống lại trở nên bình an và đơn giản vô cùng. Trong lịch sử dân tộc, lòng
khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Khi giặc Minh thất bại, chúng ta
không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc
sống lương thiện như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo:
"Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa"
Khoan dung chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp. Khoan dung là khi ta mở
rộng tấm lòng, trao gửi yêu thương. Khi đó, cái ác, cái xấu cũng sẽ bị loại bỏ. Lòng
khoan dung có tính hướng thiện, đưa người ta đến cái chân thiện mĩ. Văn chương
suy rộng ra cũng là cuộc sống, có khả năng nhân đạo hóa con người.
Khi khoan dung với người khác thì bản thân mình nếu có mắc lỗi sẽ được tha thứ.
Nhưng đó không phải cái cớ để mỗi người ỷ lại, không chịu nhận thức và thay đổi.
Lòng người cũng có giới hạn, không ai có thể mãi mãi khoan dung và chấp nhận với
những lỗi lầm của bạn. Vì vậy hãy thay đổi khi nhìn thấy một ánh mắt không hài
lòng, một sự buồn rầu, thất vọng trên nét mặt chưa cất thành lời.
Khoan dung với những người xung quanh nhưng trước hết ta hãy khoan dung với
chính mình. Khi mắc lỗi hãy nỗ lực khắc phục đôi khi có thể bỏ qua cho bản thân vì
có thể sai lầm đó là do hoàn cảnh đưa đẩy. Ta sẽ sống nhẹ nhàng và bình an hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ta luôn khoan dung. Lòng khoan dung cần
đặt đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm. Nếu không suy nghĩ chín chắn thì có thể
lòng tốt của mình bị lợi dụng, biến thành công cụ để người khác toan tính, vụ lợi.
Mỗi người hãy cùng nuôi dưỡng lòng khoan dung để cuộc sống này tươi đẹp hơn,
để yêu thương được lan tỏa đi muôn nơi.
Lòng khoan dung - Mẫu 3
Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến
thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải
đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức
tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con
người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ
những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết
yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật
cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”.
Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay
trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để
tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung
quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở
thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.
Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước
mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng.
Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở
nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp
hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và
không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như
những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu
như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó,
thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ
lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung
của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa
lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc
phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người,
phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu
có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng.Không những thế lòng khoan
dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên,hòa thuận. Trong gia đình,
thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được
một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết
thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị
lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu
kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới
có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng,
tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.
Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu
muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những
tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan
dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ
và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất
mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt,
bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân
mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan
dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn
bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô
cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những
người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.
Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trang sức của đức hạnh”.
Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người
xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.
Lòng khoan dung - Mẫu 4
Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng
phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người
với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại,
khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó
cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.
Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể
hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của
người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ
khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con
người nhỏ nhen, ích kỷ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.
Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống
đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất
tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ
thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn
thương, mất mát,... Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai
lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện
phẩm chất, năng lực cho học sinh,... Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của
người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi
mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm
của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi
những mất mát, thiệt thòi của bản thân.
Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng
nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội
sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến
những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Khoan dung là tha thứ nhưng
không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố
tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn
nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao
dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi
người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những
hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng
luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và
ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người.
Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua
cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người
khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được
cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lòng khoan dung là phẩm chất
cao đẹp cần có của con người. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường,
chúng ta cần rèn luyện sự bao dung, độ lượng khi người khác phạm phải sai lầm.
Lòng khoan dung - Mẫu 5
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết
tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận
những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan
dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….
Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên
xe buýt. Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn
vừa khiến tôi buồn. Khoan dung - là khi người mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy đứa
con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều
cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái.
Vậy tại sao phải khoan dung? Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân
cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết
mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên
đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem
cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thống nhân
đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại
cáo”, Nguyễn Trãi viết:
Mã Kì, phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền Vương Thông, Mã Anh cấp cho
hàng nghìn cỗ ngựa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: ”Tuy vậy, dân
tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…
Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác
giả phải tự hào biết bao!
Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân đạo thấm đượm
tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta.
Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang
chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lúc bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai
sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn
từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung
với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?
Vậy, không khoan dung với kẻ khác là tàn nhẫn với chính mình…!
Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng
mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động
lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt
thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận,
sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh
niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng…
Tôi cực kỳ lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay đối với
những người đã từng phạm sai lầm - giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ,
mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt,
chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng.
Như thế là đúng sao? là văn minh, tiến bộ sao?
Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này
ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất
cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó
những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ, biết khoan dung góp phần
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,… Và chắc hẳn những
người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.
Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít
người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã
làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế! Biết nhận ra lỗi lầm là điều
tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ
và bắt đầu lại…một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…
Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều
người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay
cóp bài, 1 lần, 2 lần, rồi 3 lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa.
Khoan dung đấy ư? Nhảm nhí!!! Bạn mình lừa dối mọi người, nhắc nhở không
được, đành bỏ qua, tự nhủ mình khoan dung ư? Thật đáng trách!
Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che. Khoan dung là chấp nhận
những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa không có nghĩa là tiếp tay cho
họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng
nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người
khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.
Vâng. Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai
lầm, đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém, tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô
thất vọng, là khi tôi trách nhầm đứa bạn, là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh
mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giày tội nghiệp…
Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình, đó là khi nhìn thấy ánh mắt
buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng, là khi nhận được lời giải thích, cái ôm siết
chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn, là khi tôi nhận được sự
giúp đỡ của những em nhỏ đánh giày nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi,
tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.
Viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung
Lòng khoan dung - Mẫu 1
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông
điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài
học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách?
Ba chữ “lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho
người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng khoan dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó
là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân cho một
điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.
Đúng như nghĩa chính nhất của nó, khoan dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi
lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản
thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được