-
Thông tin
-
Quiz
Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài truyện Tấm Cám (41 mẫu)
Truyện cổ tích thường được kết thúc theo motip những người tốt, tuyến nhân vật chính diện sẽ giành được hạnh phúc, những kẻ xấu, nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị thích đáng với những tội ác mình gây ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 10 232 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài truyện Tấm Cám (41 mẫu)
Truyện cổ tích thường được kết thúc theo motip những người tốt, tuyến nhân vật chính diện sẽ giành được hạnh phúc, những kẻ xấu, nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị thích đáng với những tội ác mình gây ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 10 232 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài truyện Tấm Cám (41
mẫu)Mở bài Tấm Cám hay nhất Tải về
Mở bài phân tích truyện Tấm Cám Mở bài mẫu 1
Dù là truyện loài vật, thần kì hay thế tục thì truyện cổ vẫn mang yếu tố chính là xuất hiện và
phản ánh những sự việc xảy ra trong xã hội loài người. Truyện cổ Tấm - Cám thuộc loại truyện
thần kỳ kể về đời cô Tấm, một cô gái bất hạnh phải chịu nhiều nỗi đắng cay, chua xót nhưng
được tiên, bụt... phò trợ nên đã vượt qua và đạt được hạnh phúc trong đời. Truyện tuy có những
chi tiết thần kì giữ vai trò mở nút thắt trong từng tình huống, nhưng trên tất cả là thể hiện ước mơ
cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất
và năng lực tuyệt vời của con người. Mở bài mẫu 2
“Tấm Cám” là một trong những truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam. Tác phẩm kể về cuộc đời và quá trình đấu tranh của Tấm để giành lại sự sống, hạnh phúc
cho bản thân. Qua tác phẩm còn thể hiện những quan điểm, triết lí của ông cha ta. Mở bài mẫu 3
Truyện “Tấm Cám” gồm nhiều nhân vật, chia làm hai hạng người: tốt và xấu, hay thiện và ác.
Tấm tiêu biểu cho người tốt, người thiện; Cám và mẹ Cám đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác. Người tốt
thì siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, chỉ mong được sống hạnh phúc. Kẻ xấu thì lười
biếng, dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng.
Kẻ xấu tìm hết cách để làm hại người tốt. Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sức vươn lên,
chống lại và cuối cùng chiến thắng. Như vậy là ước mơ công bằng, ước mơ hạnh phúc của nhân
dân đã được thực hiện. Mở bài mẫu 4
Truyện cổ tích “Tấm Cám” đã vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Thông qua câu
chuyện này, nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng: “ở hiền gặp lành”
cũng như “ác giả ác báo”. Mở bài mẫu 5
Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, ai mà chưa từng một lần được chìm đắm trong thế giới của
truyện cổ tích do bà, do mẹ kể lại. Và trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, không thể không
nhắc đến Tấm Cám - một câu chuyện quá quen thuộc. Mở bài mẫu 6
Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc thuộc khi tàng văn học dân gian Việt Nam. Tấm Cám đã là
câu chuyện cổ tích hết sức quen thuộc mà có ai cũng từng một lần được đọc, được nghe. Truyện
mang đầy đủ những đặc điểm của thể loại cổ tích, cũng như chứa đựng bài học nhân văn sâu sắc. Mở bài mẫu 7
Tuổi thơ của mỗi chúng ta có lẽ không ai là không từng được nghe bà, nghe mẹ kể những truyện
cổ tích dân gian. Tấm Cám là một trong số đó. Qua câu chuyện này, nhân dân ta muốn gửi gắm
một bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Mở bài mẫu 8
Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích là một trong những thể loại để lại nhiều dấu ấn
sâu đậm, với những câu chuyện hay, mang nhiều ý nghĩa giáo dục rất nhân văn. Ông cha ta từ xa
xưa đã dùng chính những câu chuyện cổ tích này để giáo dục cho con cháu những bài học đạo
đức, hướng con người ta đến với chữ “thiện”, quy luật nhân quả, dạy cho ta những đức tính,
phẩm chất tốt đẹp ở đời như lòng ngay thẳng, chính trực, bài trừ cái ác trong cuộc sống. Có thể
nói rằng, bên cạnh những câu ca dao, những lời ru thì truyện cổ tích chính là thể loại văn học mà
mỗi đứa trẻ được tiếp xúc và quen thuộc nhất trước khi đến với thế giới văn chương rộng lớn.
Tấm Cám đã là câu chuyện cổ tích hết sức quen thuộc mà có lẽ ai cũng từng một lần được nghe
kể hoặc thấy trên các phương tiện truyền thông báo đài khi trở thành đề tài chính đi vào phim
ảnh, kịch phẩm,... Mang đầy đủ các nét đặc trưng của truyện cổ tích, Tấm Cám đã đem đến cho
người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc. Mở bài mẫu 9
Truyện Tấm Cám gồm nhiều nhân vật, chia làm hai hạng người: tốt và xấu, hay thiện và ác. Tấm
tiêu biểu cho người tốt, người thiện; Cám và mẹ Cám đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác. Người tốt thì
siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, chỉ mong được sống hạnh phúc. Kẻ xấu thi lười biếng,
dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng. Kẻ xấu
tìm hết cách để làm hại người tốt. Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sức vươn lên, chống
lại và cuối cùng chiến thắng. Như vậy là ước mơ công bằng, ước mơ hạnh phúc của nhân dân đã được thực hiện. Mở bài mẫu 10
Trong những câu chuyện cổ tích nổi bật thì truyện Tấm Cám là một câu truyện được yêu thích
bởi những tình tiết đầy cảm xúc và thông điệp sâu sắc. Đây là một câu chuyện mang trong mình
những giá trị văn hóa và nhân văn, và đã trở thành một biểu tượng của lòng nhân ái và sự công
bằng. Tấm cám là một câu chuyện kể về cuộc đời của hai chị em gái, Tấm và Cám, sống trong
hoàn cảnh khác biệt. Tấm, người em tốt bụng và hiền lành, luôn bị ám ảnh bởi sự ác độc và ghen
tị của Cám, người chị kế. Tuy nhiên, dù bị đối xử bất công, Tấm vẫn giữ vững lòng tốt và hy
vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tấm Cám là một câu chuyện đầy bi kịch và cảm động, nó
khắc họa một thế giới đầy sự đối lập giữa cái ác và cái thiện, cái đẹp và cái xấu. Tuy nhiên, câu
chuyện cũng mang trong mình thông điệp về lòng nhân ái và sự công bằng. Nó cho chúng ta thấy
rằng dù cuộc sống có thể đầy khó khăn và bất công, nhưng lòng tốt và hy vọng vẫn luôn tồn tại
và có thể thắng hơn mọi điều tiêu cực. Mở bài mẫu 11
Trong câu truyện “Tấm Cám” gồm nhiều nhân vật, được chia làm hai phe người: tốt và xấu, hay
thiện và ác. Tấm là một người tốt, người thiện; Cám và mẹ ghẻ đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác. Người
tốt thì siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, chỉ mong được sống hạnh phúc. Kẻ xấu thì lười
biếng, dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng.
Kẻ xấu tìm hết cách để làm hại người tốt. Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sức vươn lên,
chống lại và cuối cùng chiến thắng. Mở bài mẫu 12
Mấy đời bánh đúc có xương
mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.
Tấm - một cô gái hiền lành, chân thật, xinh đẹp mẹ mất sớm cha cô đi bước nữa sau vài năm thì
đi theo mẹ cô để lại cô cùng bà dì ghẻ và em kế độc ác luôn tìm kế hãm hại cô như câu trên, bà ta
nhân mọi cơ hội để có thể ám hại tấm kể cả khi tấm lên làm hoàng hậu. Mở bài mẫu 13
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian bao gồm những câu chuyện có tính kỳ ảo, hư cấu
và hoang đường, được sáng tạo ra bởi trí tưởng tượng phong phú của con người. Và từ xưa đến
nay, nhưng câu chuyện cổ tích luôn một món ăn tinh thần quan trọng đối với các bạn nhỏ. Điển
hình nhất là truyện “Tấm Cám”, kể về số phận đầy hẩm hiu của Tấm nhưng nhờ sự hiền lành,
thật thà đã được bụt rủ lòng thương và có một cái kết vô cùng có hậu. Mở bài mẫu 14
Trong kho tàng văn học đồ sộ của Việt Nam, thể loại truyện cổ tích có lẽ được đông đảo độc giả
yêu thích nhất, bởi các tác phẩm này không chỉ có cốt truyện hấp dẫn, thú vị mà còn được ông
cha ta gửi gắm nhiều bài học có ý nghĩa trong cuộc sống nhất là về việc rèn luyện đạo đức, nhân
phẩm. Điển hình nhất là truyện cổ tích “Tấm Cám”, có nội dung nhắc nhở về việc là con người
thì phải sống hiền lành, chất phát đừng vì ghen ghét, đố kỵ mà ra tay hãm hại người khác để rồi phải nhận trái đắng.
Mở bài phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám Mở bài mẫu 1
Ai đó đã từng nói: "Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ". Vâng, truyện cổ tích nói
riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung là tiếng nói, là nỗi niềm, tiếng lòng của người
bình dân trong xã hội cũ. Song những tiếng lòng ấy không hề ủy mị, không hề mềm yếu dẫu rằng
nó được cất lên trong bùn đen cơ cực. "Tấm Cám" là một truyện cổ tích thể hiện rõ niềm lạc
quan, niềm tin của nhân dân lao động. Tấm là nhân vật chính trong truyện hiện lên với số phận
bất hạnh nhưng ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn. Mở bài mẫu 2
Trong kho tàng văn học Việt Nam ngoài những tác phẩm truyện kí, thơ, phú, cáo…được nhiều
người nhắc đến thì chúng ta còn nên nhớ đến một thể loại mà các bạn thiếu nhi hay thích nghe.
Đó chính là thể loại truyện cổ tích. Có thể nói những câu chuyện cổ tích như mang hơi thở ngọt
ngào của những quan niệm xưa như ở hiền gặp lành, nó là loại truyện mà dành cho trẻ em là
nhiều nhất vì nó mang những yếu tố kì ảo lạ thường để cho trẻ em thỏa sức tưởng tượng. Đồng
thời nó còn có những cái kết có hậu để dạy dỗ trẻ em làm người tốt. Trong những tác phẩm
truyện cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa… thì có lẽ truyện “Tấm Cám” cũng hấp dẫn biết bao
nhiêu bạn đọc không chỉ trẻ con mà cả người lớn. Đặc biệt trong đó ta thấy nổi bật lên hình
tượng nhân vật cô Tấm với những vẻ đẹp của người con gái thuở xưa. Mở bài mẫu 3
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thể loại đa dạng và phong phú, trải qua
từng giai đoạn, chế độ xã hội có những thể loại đặc trưng riêng; sử thi, truyền thuyết, truyện cổ
tích, ca dao, tục ngữ… Song có lẽ truyện cổ tích là một thể loại sử dụng những yếu tố hư cấu,
thần kì. Đó là mấu chốt của những câu truyện cổ tích mà thông qua đó tác giả dân gian xưa gửi
gắm những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm áp, hạnh phúc, xã hội tự do,
bình đẳng…Đặc biệt truyện Tấm Cám tiêu biểu cho thể loại ấy khi đã thành công trong việc xây
dựng vẻ đẹp nhân vật Tấm. Mở bài mẫu 4
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Lâm Thị Mĩ Dạ đã viết:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Bởi lẽ, từ khi chúng ta còn thơ bé đã thấm nhuần những câu chuyện cổ của bà của mẹ. Trong số
đó, cô Tấm dịu hiền trong truyện cổ tích “Tấm Cám” luôn là hình mẫu lí tưởng để chúng ta ao ước. Mở bài mẫu 5
Truyện cổ tích “Tấm Cám” thuộc loại truyện thần kỳ về cái thiện và cái ác. Tấm là một nhân vật
gặp nhiều nỗi buồn, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Khi mà mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai
nhưng rồi chẳng bao lâu cha Tấm cũng qua đời để Tấm sống với dì và em gái cùng cha khác mẹ. Mở bài mẫu 6
Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc tiểu loại cổ tích thần kì, với kiểu nhân vật người con riêng chịu
nhiều thiệt thòi, bất hạnh rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích thế giới. Tấm là hình ảnh tiêu
biểu cho kiểu nhân vật này, sau quá trình đấu tranh không khoan nhượng với cái ác cô đã giành
được hạnh phúc về cho mình. Mở bài mẫu 7
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài
học sâu sắc và ý nghĩa cho con người về đạo lý, tình người, về phong cách sống, những quan
niệm về thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, hướng con người đến chữ "thiện" cao đẹp. Truyện
Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của
phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ
được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng. Mở bài mẫu 8
Truyện cổ tích Tấm Cám từ lâu đã được biết đến là một truyện cổ tích khá nổi tiếng và thu hút
được rất nhiều người đọc và biết đến. Hình ảnh cô Tấm hiền lành cũng luôn xuất hiện trong ký
ức của mỗi em nhỏ và trở thành một nhân vật luôn đại diện cho sự hiếu thảo, hiền lành và tốt
bụng. Thông qua Tấm thì tác giả dân gian cũng đã gửi gắm rất nhiều ước mơ, lý tưởng về sự
công bình. Nhân vật Tấm cũng chính là một nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Mở bài mẫu 9
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích đã đóng góp một số lượng tác phẩm
đồ sộ, có ý nghĩa giáo dục to lớn, hướng con người ta đến tư tưởng hành việc thiện, đấu tranh
chống lại cái ác, rèn luyện lối sống tốt đẹp. Cũng như trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn của
nhiều độc giả thiếu nhi trên khắp cả nước, gắn bó sâu sắc với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Trong đó
câu chuyện Tấm Cám là một câu chuyện phổ biến, được xếp vào hàng kinh điển, cách xây dựng
cốt truyện cùng quá trình chuyển hóa, trưởng thành của nhân vật đã đem đến cho người đọc
nhiều xúc cảm, cũng như những bài học nhân văn sâu sắc. Nhân vật cô Tấm là nhân vật trung
tâm của tác phẩm, là nhân vật cổ tích được yêu thích trong nhiều thế hệ trở thành hình mẫu lý
tưởng, ví von tốt đẹp để chỉ những cô gái xinh đẹp, hiền lành. Mà trong truyện Tấm Cám nhân
vật này cũng có khá nhiều khía cạnh tính cách thú vị cần phân tích. Mở bài mẫu 10
Từ xa xưa, trong kho tàng văn học Việt Nam có vô vàn những câu truyện cổ tích ý nghĩa răn dạy
mỗi con người chúng ta. Những mẩu chuyện về tấm lòng nhân hậu, về lòng nhân ái.Trong đó có
cả cái thiện luôn luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống chúng ta và cái ác luôn bị cái thiện chiến
thắng. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, truyện kể về cô Tấm xinh đẹp
đảm nhân hậu luôn bị mẹ con ghì ghẻ ghẻ lạnh và hãm hại. Cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của
phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tâm hồn
vẻ đẹp của nàng luôn mãi sáng ngời.
Mở bài phân tích các hình thức biến hóa của Tấm trong Tấm Cám Mở bài mẫu 1
Tấm chết, linh hồn hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, rồi quả thị. Đây vốn
là những vật rất gần gũi trong cuộc sống của người lao động nơi thôn quê dân dã. Mỗi hình thức
biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng. Mở bài mẫu 2
Tấm sau khi chết đã lần lượt hóa thân thành: chim vàng anh - cây xoan đào - khung cửi - quả thị
- Tấm hóa lại kiếp người (xinh đẹp hơn xưa). Mở bài mẫu 3
“Tấm Cám” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng của văn học dân gian Việt Nam.
Khi đọc truyện này, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với chi tiết sau khi Tấm chết, lần lượt biến
hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị. Mỗi lần biến hóa mang một ý nghĩa khác nhau. Mở bài mẫu 4
Yếu tố hoang đường, kì ảo là một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện cổ tích.
Trong truyện Tấm Cám, yếu tố này xuất hiện qua những lần hóa thân của Tấm, lần lượt từ chim
vàng anh, cây xoan đào, quả thị, rồi trở lại làm người.
Mở bài phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện Tấm Cám Mở bài mẫu 1
Những câu chuyện cổ tích Việt Nam luôn làm người đọc say mê và hứng thú. Bởi trong đó
không chỉ có những cô Tấm, có những Sọ Dừa, Lang Liêu,... mà còn có những ông bụt, bà tiên,
những vị thần thánh, những thế lực siêu nhiên luôn giúp đỡ người tốt, người hiền. Yếu tố thần kì
ấy không thể không xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích. Bởi vì nó là đại diện cho khát
vọng của nhân dân, cho những kì vọng lớn lao mà con người không thể thực hiện được, đặc biệt
là trong truyện cổ tích "Tấm Cám". Mở bài mẫu 2
Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say
đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra
từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn
nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tấm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu
tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to
lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta. Mở bài mẫu 3
Điều làm nên sức cuốn hút kì diệu của cổ tích chính là yếu tố hoang đường, kì ảo. Trong truyện
Tấm Cám, các chi tiết thần kì xuất hiện liên tục trong những tình huống liên quan đến số phận
người con gái mồ côi nết na, xinh đẹp. Mở bài mẫu 4
Mỗi câu chuyện cổ tích xưa bao giờ cũng làm ta say mê, hứng thú. Bởi trong đó không chỉ có
những cô Tấm, có những Sọ Dừa, Lang Liêu ... mà còn có những ông Bụt, bà Tiên, những vị
thần thánh, những thế lực siêu nhiên luôn giúp đỡ người tốt, người hiền. Yếu tố thần kì ấy không
thể không xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích. Bởi vì nó là đại diện cho khát vọng của
nhân dân, cho những kì vọng lớn lao mà con người không thể thực hiện được, đặc biệt là trong
truyện cổ tích "Tấm Cám".
Mở bài phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám Mở bài mẫu 1
Truyện cổ tích thường kể về số phận và cuộc đời của những con người bất hạnh nhưng ở họ ánh
lên vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất, đức độ. Đó là một Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, có tài năng phi
thường lập nhiều chiến công hiển hách. Một Sọ Dừa khác biệt về ngoại hình nhưng lại có nhân
cách và tài năng ưu tú, lương thiện. Với truyện Tấm Cám, cũng là một nàng Tấm hiền lành, nết
na nhưng cũng chịu nhiều ngang trái, bất công, những mâu thuẫn xảy ra giữa nàng và mẹ con dì
ghẻ luôn diễn biến trong từng bước đi của câu chuyện. Mở bài mẫu 2
Một tác phẩm truyện ngắn có thành công hay không dựa vào rất nhiều yếu tố, có thể là nhân vật,
cốt truyện. Với một tác phẩm truyện dân gian, nhân vật chỉ là nhân vật chức năng, không có khả
năng biểu đạt thì sức hấp dẫn của tác phẩm toát lên từ sự phát triển của cốt truyện. “Tấm Cám”
là một truyện cổ tích thần kì, có cốt truyện phát triển qua các giai đoạn khác nhau, từ đó, thể hiện
rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Mở bài mẫu 3
Diễn biến của truyện là diễn biến của những sự việc nổi bật gắn với những biến cố trong cuộc
đời Tấm. Chiếc yếm đỏ: Tấm bị Cám lừa và giành mất chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ là ước mơ
nhỏ bé đầu tiên trong cuộc đời Tấm, cũng là phần thưởng cho sự chăm chỉ tháo vát mà Tấm
xứng đáng được hưởng. Cám lừa lấy đi chiếc yếm đỏ là tước đoạt đi không chỉ quyền lợi chính
đáng mà còn là ước mơ của Tấm. Đây là mâu thuẫn đầu tiên, mâu thuẫn được tạo nên bởi lòng tham của Cám. Mở bài mẫu 4
Trước hết mâu thuẫn và xung đột trong Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ
gia đình bình dân, bình thường , phổ biến xã hội. Gia đình phụ quyền và mối quan hệ dì ghẻ- con
chồng ; cùng cha khác mẹ. Đó là mâu thuẫn xung quanh vấn đề quyền lợi và tinh thần trong cuộc sống thường ngày.
Mở bài phân tích hành động trả thù của Tấm Mở bài mẫu 1
Từ xa xưa, qua những câu truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn….nhân dân ta đều muốn gửi
gắm nỗi niềm về một xã hội công bình, lý tưởng, hướng đến cái thiện, sự lương thiện. Và truyện
cổ tích Tấm Cám cũng mang ước mơ ấy của nhân dân. Nàng Tấm hiền lành nhân hậu nhờ sự
giúp đỡ của Bụt và chính bản thân mình, sự gan góc, kiên cường của chính bản thân mình để
sống và chiến đấu bảo vệ bản thân. Mở bài mẫu 2
Có một dị bản Tấm Cám đã kể khác phần kết thúc. Theo bản này, Cám bị Tấm dội nước sôi cho
chết rồi muối mắm gửi biếu dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến tận đáy vại, phát hiện ra đầu lâu con mới
biết sự tình, sợ quá lăn đùng ra chết. Mở bài mẫu 3
Cái kết của câu chuyện Tấm Cám luôn gây nhiều tranh cãi đối với dư luận xã hội. Bởi từ một
con người mẫu mực như Tấm lại có cách trả thù tàn bạo, độc ác như vậy. Hành động trả thù của
Tấm là đúng hay sai, có chứng tỏ rằng sau bao nhiêu sóng gió cô đã trên nên ích kỉ, độc ác hay
không? Hành động này có khiến cho bạn có suy nghĩ khác về nhân vật Tấm hiền lành không? Mở bài mẫu 4
Tất cả các truyện cổ tích đều kết thúc ở việc nhân vật phản diện bị trừng trị. Truyện Tấm Cám
cũng vậy. Nhưng có một điểm khác - nhân vật phản diện trong Tấm Cám bị trừng trị không phải
do lực lượng thần kỳ hay tự mình chuốc lấy mà là do chính Tấm - nhân vật chính diện, trực tiếp
trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội. Mở bài mẫu 5
Truyện cổ tích thường được kết thúc theo motip những người tốt, tuyến nhân vật chính diện sẽ
giành được hạnh phúc, những kẻ xấu, nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị thích đáng với những tội
ác mình gây ra. Truyện cổ tích Tấm Cám được kết thúc ở chi tiết mẹ con Cám bị Tấm trừng phạt,
Tấm giành lại được hạnh phúc bên nhà vua.