Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (Dàn ý + 6 Mẫu)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ gồm 6 mẫu cực chất kèm theo 2 gợi ý cách viết chi tiết. Với 6 bài phân tích tác phẩm thơ cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học.
Preview text:
Soạn văn 10: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
1. Chuẩn bị nói và nghe a. Lựa chọn đề tài:
- Nếu sử dụng lại kết quả của bài viết thì đề tài của bài nói đã được xác định
(nói về cùng một tác phẩm và vấn đề nổi bật của tác phẩm ấy).
- Có thể tìm đọc một tác phẩm khác, chọn nói về một vấn đề, khía cạnh nổi bật của tác phẩm đó. b. Tìm ý và sắp xếp ý
Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần đặt tên cho bài nói (tên bài thể
hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định và sắp xếp
ý tưởng cũng được thực hiện giống theo quy trình giống như ở bài viết trước đó.
c. Xác định từ ngữ then chốt
Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: về tác phẩm này,
tôi xin tập trung nói về vấn đề…, ấn tượng nổi bật của tôi về tác phẩm là…
2. Thực hành nói và nghe a. Người nói:
• Mở đầu: Nêu đề tài, trình bày lí do chọn đề tài.
• Triển khai: Trình bày các ý của bài nói (theo dàn ý đã chuẩn bị)
• Kết luận: Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói. b. Người nghe
• Chú ý lắng nghe bài nói.
• Nghe trên tinh thần sẵn sàng đưa ra các ý kiến của mình để đối thoại với người nói.
• Đặt câu hỏi để người nói trình bày, giải thích nội dung còn chưa rõ.
• Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình. 3. Trao đổi
Người nghe đưa ra nhận xét, góp ý về bài nói. Người nói tiếp nhận và trao đổi
lại (thể hiện sự tán đồng hoặc không tán đồng, trả lời câu hỏi, bàn bạc mở rộng…).
* Hướng dẫn ôn tập:
Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ giới thiệu về tác phẩm “Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên” của nhà văn Nguyễn Dữ. Đây là một trong hai
mươi truyện trong tập truyện “Truyền kì mạn lục”.
Truyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn, vốn nổi tiếng là một người khẳng khái,
chính trực. Vì không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận
nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Sau khi về nhà, chàng lên cơn sốt rét.
Trong cơn mê, tướng giặc hiện lên đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ.
Chàng còn được Thổ công mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc.
Đồng thời bày cho cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt xuống âm phủ. Đứng
trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội
ác của tên hung thần. Tử văn yêu cầu đối chất với lời khai của Thổ thần. Tên
tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Một
tháng sau, Thổ thần bày tổ ý muốn Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
chuyên trông coi việc xử án. Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất.
Về nội dung, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã đề cao tinh thần khảng
khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử
Văn, một người trí thức nước Việt. Đồng thời tác phẩm còn thể hiện niềm tin
vào công lý, chính nghĩa của nhân dân ta. Nhân vật Ngô Tử Văn là con người
có tính tình khẳng khái và dũng cảm, thấy sự tà gian thì không chịu được. Trước
việc “hung yêu tác quái” của tên tướng giặc tử trận, chàng đã quyết định đốt đền
để trừ hại cho dân. Khi bị đe dọa, chàng không hề sợ hãi. Dưới Âm phủ, Tử
Văn một mực kêu oan, đưa ra các bằng chứng thuyết phục để vạch tội kẻ thù.
Kết quả là chàng đã đòi được công lý cho bản thân, còn bộ mặt xảo trá của kẻ
thù bị lật tẩy. Hoàn toàn trái ngược với Ngô Tử Văn, tên Bách hộ họ Thôi được
xây dựng nhằm đại diện cho cái ác. Hắn vốn là một tên tướng giặc bị tử trận,
lưu vong nơi đất khách và cướp ngôi đền của Thổ thần để làm điều sai trái, bạo
ngược. Qua nhân vật này, tác giả muốn tố cáo chế độ phong kiến đương thời với
những tên tham quan, chà đạp lên đời sống của người dân.
Về nghệ thuật, cốt truyện đầy kịch tính được kết hợp với các yếu tố kì ảo đã làm
nổi bật sự đối lập giữa Ngô Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc. Bên cạnh đó, lối
kể chuyện lôi cuốn giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Ngôi kể thứ ba được sử
dụng làm nổi bật cái nhìn linh hoạt, khách quan, tự do của người kể về những
sự kiện diễn ra. Đặc biệt, thế giới tâm linh, ma quỷ được tác giả xây dựng góp
phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Dưới đây là phần giới thiệu, đánh giá của tôi về tác phẩm “Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên” của nhà văn Nguyễn Dữ. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.