Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Thông tin:
4 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

92 46 lượt tải Tải xuống
Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu
tả
Đề i: Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ yếu
tố tự sự, miêu tả đã học ("Đêm nay Bác không ngủ", "Lượm", "Gấu con chân vòng
kiềng").
1. Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả đã
học
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài t
2. Thân đoạn
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả
có trong bài thơ
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu t
trong bài thơ.
3. Kết đoạn
Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật
riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
2. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ bài thơ Đêm nay Bác không ng
Bài tham khảo 1
Viết về Bác Hồ, tác giả Minh Huệ đã in dấu trong lòng người đọc nói chung và
lòng em nói riêng qua bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ". Bên cạnh vẻ đẹp của
Bác, em đặc biệt ấn tượng với tình cảm yêu mến, kính trọng của anh đội viên dành
cho Bác. Ở lần dậy thứ nhất, anh quan sát tỉ mỉ vẻ mặt, dáng ngồi. Càng ngắm Bác,
anh lại càng thấy thương yêu, kính trọng Bác nhiều hơn. Trong giấc mơ, anh cảm
giác "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng". Đối với anh, tình cảm của
Bác dành cho anh và những người đồng đội còn nồng ấm hơn cả lửa. Đứng trước
lời dặn của Bác, anh tôn trọng, vâng lời làm theo. Mặc dù nằm ngủ nhưng anh vẫn
thấp thỏm, lắng lo cho sức khỏe của Người. Để rồi sau đó, anh luống cuống, thảng
thốt khi lần thứ ba thức giấc vẫn thấy "Bác ngồi trầm ngâm". Anh kiên quyết, một
mực mời Bác đi ngủ cho bằng được. Vì quá cảm phục trước tình cảm của Bác dành
cho mọi người, anh quyết định thức luôn cùng Bác. Có thể thấy, trong từng hành
động, lời nói, anh đội viên luôn dành một sự kính trọng, yêu thương dành cho Bác.
Tình cảm của Bác đối với mọi người khiến anh vô cùng cảm động. Để thể hiện tấm
lòng của anh đội viên, tác giả đã vận dụng hệ thống từ ngữ giàu sức gợi cảm cùng
biện pháp tu từ ẩn dụ "Người Cha mái tóc bạc", so sánh "Như nằm trong giấc
mộng". Qua cảm nhận của anh đội viên về Bác, em càng biết ơn, yêu mến vị cha
già của dân tộc Việt Nam.
Bài tham khảo 2
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong
lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua
một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân
vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa
ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là
lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới
mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi,
giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động
của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm
đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc
bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống
như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước,
nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến
sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành
cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể
hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng
bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã
giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.
Bài tham khảo 3
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh
Huệ. Bài thơ do ông sáng tác vào thời kì chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng
sâu sắc tong lòng nhân dân đất Việt. Hình nh Bác thức trng suốt đêm không ngủ
vì dân công đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Bác vì thương những người
hoạt động cách mạng nước Việt mà đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh
đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác
lại động viên anh đi ngủ đi ngủ để mai còn đánh giặc. Qua đó, em có thể thấy được
tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác. Bác là một người
"Cha" của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của
Bác được thể hiện hết qua bài thơ này. Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm
sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho
em hiểu thêm về sự vui sướng của những người đã được làm việc cùng Bác (như
anh đội viên trong bài). Được nghe Bác tâm sự là niềm hạnh phúc. Đó là những gì
mà bài thơ đã cho em thấy, đã cho em cảm nhận được sự sâu sắc và giá trị bao la
của tấm lòng vị cha già kính yêu của dân tộc.
3. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ bài thơ ợm
Bài tham khảo 1
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình
ảnh một em bé thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự strữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi
nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm
đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ
thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,…
góp phần thể hiện hình ảnh Lượm một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi say mê
tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng
người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại
hình với đôi má ửng đỏ bồ quẩn, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh,
miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng giữa cánh
đồng lúa chín, em nằm đó, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Lượm đã hi sinh trên
đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và
trong lòng mọi người. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công
lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến.
Bài tham khảo 2
“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy
được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng
người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân
nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh
nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân
vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại
tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc
nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa
trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê
hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ
người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng
đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo
vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu
chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm
nghèo”. Việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa
chân dung cũng như lòng dũng cảm của nhân vật Lượm.
4. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ bài thơ Gấu con chân vòng king
Bài tham khảo 1:
Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là một bài thơ đã cho tôi những bài học nhân văn
u sắc. Bài thơ nói về bạn gấu con có đôi chân vòng kiềng vui chơi trong rừng
nhưng bị các bạn trong rừng chê cười. Chỉ có mẹ của gấu con đã nói cho gấu con
biết cả họ nhà gấu đều có chân vòng kiềng, vẫn sống vui vẻ, và còn rất tài giỏi.
Chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ, thậm chí với gấu mẹ nó còn rất đẹp.
Bài thơ đã cho thấy thẩm mỹ là cái theo mắt nhìn của mỗi người, đồng thời cũng là
lời khích lệ, động viên mỗi người tự tin vào vẻ đẹp, vào cả những điều tưởng
chừng như khuyết điểm của bản thân mình.
Bài tham khảo 2:
Sau khi học xong bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" của U-xa-chốp, em đã có
thêm rất nhiều bài học quý giá. Đây là câu chuyện về một chú gấu con sống trong
khu rừng nhỏ cùng với gia đình của mình. Vì đôi chân vòng kiềng khác biệt, chú ta
đã bị các loài vật khác chê cười, chọc ghẹo. Sự tủi thân của gấu con đã khiến em
hết sức cảm thông, xót xa, đồng thời tức giận vì sự quá đáng của sáo và thỏ. Nhờ
lời an ủi tràn đầy tình yêu thương từ gấu mẹ, gấu con ngay lập tức lấy lại bình tĩnh,
kiêu hãnh. Chú gấu có đôi chân cong đặc biệt đã tự tin dạo bước quanh khu rừng.
Câu chuyện rất đơn giản, được gói gọn trong những câu thơ năm chữ hàm súc đã
mang đến cho em bài học ý nghĩa về sự tự tin. Ai cũng sẽ có khiếm khuyết khiến ta
ngại ngùng về ngoại hình của mình. Nhưng đó mới là những thứ khiến cho ta trở
nên đặc biệt, độc đáo. Ta cần phải yêu thương, tự hào về bản thân, không nên vì lời
trêu chọc của người khác mà buồn bã, chán nản. Không chỉ vậy, tác phẩm còn
nhắn nhủ người đọc phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. Sự khác biệt không
phải là thứ để ta chê bai, kì thị. Chung sống trong một cộng đồng, ta cần cùng nhau
phát triển, tiến bộ để giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bài thơ "Gấu con chân
vòng kiềng" đã mang đến rất nhiều thông điệp ý nghĩa để em học tập.
Bài tham khảo 3.
Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ U-xa-chốp
người Nga. Bài thơ viết về một chú gấu con gặp rắc rối do bị bạn bè trêu chọc về
chân hình vòng kiềng của mình. Nhưng sau khi nghe mẹ động viên, khích lệ, gấu
đã tự tin và vui vẻ hơn. Hình ảnh chú gấu và những loài vật xuất hiện trong bài thơ
chính là ẩn dụ cho con người trong xã hội mọi thời đại. Người đọc có thể thấy
được quanh cuộc sống của chúng ta luôn có những đánh giá con người một cách
thiếu sót, thiển cận, gây ra những tổn thương cho người nghe, người bị đánh giá.
Bài thơ nhẹ nhàng, trong sáng và gợi ra nhiều bài học quý giá cho chúng ta về cách
cư xử trong cuộc sống. Mỗi người đều có những giá trị khác nhau, chính vì vậy khi
đánh giá, nhìn nhận con người hay vấn đề nào đó trong cuộc sống, chúng ta nên xét
toàn diện để đánh giá được đúng đắn, tránh làm cho người khác tổn thương.
| 1/4

Preview text:

Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu
tố tự sự, miêu tả đã học ("Đêm nay Bác không ngủ", "Lượm", "Gấu con chân vòng kiềng").
1. Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả đã học 1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ 2. Thân đoạn
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ. 3. Kết đoạn
Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật
riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
2. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ Bài tham khảo 1
Viết về Bác Hồ, tác giả Minh Huệ đã in dấu trong lòng người đọc nói chung và
lòng em nói riêng qua bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ". Bên cạnh vẻ đẹp của
Bác, em đặc biệt ấn tượng với tình cảm yêu mến, kính trọng của anh đội viên dành
cho Bác. Ở lần dậy thứ nhất, anh quan sát tỉ mỉ vẻ mặt, dáng ngồi. Càng ngắm Bác,
anh lại càng thấy thương yêu, kính trọng Bác nhiều hơn. Trong giấc mơ, anh cảm
giác "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng". Đối với anh, tình cảm của
Bác dành cho anh và những người đồng đội còn nồng ấm hơn cả lửa. Đứng trước
lời dặn của Bác, anh tôn trọng, vâng lời làm theo. Mặc dù nằm ngủ nhưng anh vẫn
thấp thỏm, lắng lo cho sức khỏe của Người. Để rồi sau đó, anh luống cuống, thảng
thốt khi lần thứ ba thức giấc vẫn thấy "Bác ngồi trầm ngâm". Anh kiên quyết, một
mực mời Bác đi ngủ cho bằng được. Vì quá cảm phục trước tình cảm của Bác dành
cho mọi người, anh quyết định thức luôn cùng Bác. Có thể thấy, trong từng hành
động, lời nói, anh đội viên luôn dành một sự kính trọng, yêu thương dành cho Bác.
Tình cảm của Bác đối với mọi người khiến anh vô cùng cảm động. Để thể hiện tấm
lòng của anh đội viên, tác giả đã vận dụng hệ thống từ ngữ giàu sức gợi cảm cùng
biện pháp tu từ ẩn dụ "Người Cha mái tóc bạc", so sánh "Như nằm trong giấc
mộng". Qua cảm nhận của anh đội viên về Bác, em càng biết ơn, yêu mến vị cha
già của dân tộc Việt Nam. Bài tham khảo 2
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong
lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua
một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân
vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa
ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là
lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới
mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi,
giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động
của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm
đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc
bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống
như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước,
nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến
sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành
cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể
hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng
bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã
giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn. Bài tham khảo 3
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh
Huệ. Bài thơ do ông sáng tác vào thời kì chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng
sâu sắc tong lòng nhân dân đất Việt. Hình ảnh Bác thức trắng suốt đêm không ngủ
vì dân công đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Bác vì thương những người
hoạt động cách mạng nước Việt mà đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh
đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác
lại động viên anh đi ngủ đi ngủ để mai còn đánh giặc. Qua đó, em có thể thấy được
tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác. Bác là một người
"Cha" của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của
Bác được thể hiện hết qua bài thơ này. Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm
sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho
em hiểu thêm về sự vui sướng của những người đã được làm việc cùng Bác (như
anh đội viên trong bài). Được nghe Bác tâm sự là niềm hạnh phúc. Đó là những gì
mà bài thơ đã cho em thấy, đã cho em cảm nhận được sự sâu sắc và giá trị bao la
của tấm lòng vị cha già kính yêu của dân tộc.
3. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ bài thơ Lượm Bài tham khảo 1
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình
ảnh một em bé thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi
nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm
đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ
thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,…
góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi say mê
tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng
người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại
hình với đôi má ửng đỏ bồ quẩn, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh,
miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng giữa cánh
đồng lúa chín, em nằm đó, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Lượm đã hi sinh trên
đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và
trong lòng mọi người. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công
lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến. Bài tham khảo 2
“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy
được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng
người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân
nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh
nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân
vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại
tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc
nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa
trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê
hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ
người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng
đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo
vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé
chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm
nghèo”. Việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa
chân dung cũng như lòng dũng cảm của nhân vật Lượm.
4. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ bài thơ Gấu con chân vòng kiềng Bài tham khảo 1:
Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là một bài thơ đã cho tôi những bài học nhân văn
sâu sắc. Bài thơ nói về bạn gấu con có đôi chân vòng kiềng vui chơi trong rừng
nhưng bị các bạn trong rừng chê cười. Chỉ có mẹ của gấu con đã nói cho gấu con
biết cả họ nhà gấu đều có chân vòng kiềng, vẫn sống vui vẻ, và còn rất tài giỏi.
Chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ, thậm chí với gấu mẹ nó còn rất đẹp.
Bài thơ đã cho thấy thẩm mỹ là cái theo mắt nhìn của mỗi người, đồng thời cũng là
lời khích lệ, động viên mỗi người tự tin vào vẻ đẹp, vào cả những điều tưởng
chừng như khuyết điểm của bản thân mình. Bài tham khảo 2:
Sau khi học xong bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" của U-xa-chốp, em đã có
thêm rất nhiều bài học quý giá. Đây là câu chuyện về một chú gấu con sống trong
khu rừng nhỏ cùng với gia đình của mình. Vì đôi chân vòng kiềng khác biệt, chú ta
đã bị các loài vật khác chê cười, chọc ghẹo. Sự tủi thân của gấu con đã khiến em
hết sức cảm thông, xót xa, đồng thời tức giận vì sự quá đáng của sáo và thỏ. Nhờ
lời an ủi tràn đầy tình yêu thương từ gấu mẹ, gấu con ngay lập tức lấy lại bình tĩnh,
kiêu hãnh. Chú gấu có đôi chân cong đặc biệt đã tự tin dạo bước quanh khu rừng.
Câu chuyện rất đơn giản, được gói gọn trong những câu thơ năm chữ hàm súc đã
mang đến cho em bài học ý nghĩa về sự tự tin. Ai cũng sẽ có khiếm khuyết khiến ta
ngại ngùng về ngoại hình của mình. Nhưng đó mới là những thứ khiến cho ta trở
nên đặc biệt, độc đáo. Ta cần phải yêu thương, tự hào về bản thân, không nên vì lời
trêu chọc của người khác mà buồn bã, chán nản. Không chỉ vậy, tác phẩm còn
nhắn nhủ người đọc phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. Sự khác biệt không
phải là thứ để ta chê bai, kì thị. Chung sống trong một cộng đồng, ta cần cùng nhau
phát triển, tiến bộ để giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bài thơ "Gấu con chân
vòng kiềng" đã mang đến rất nhiều thông điệp ý nghĩa để em học tập. Bài tham khảo 3.
Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ U-xa-chốp
người Nga. Bài thơ viết về một chú gấu con gặp rắc rối do bị bạn bè trêu chọc về
chân hình vòng kiềng của mình. Nhưng sau khi nghe mẹ động viên, khích lệ, gấu
đã tự tin và vui vẻ hơn. Hình ảnh chú gấu và những loài vật xuất hiện trong bài thơ
chính là ẩn dụ cho con người trong xã hội mọi thời đại. Người đọc có thể thấy
được quanh cuộc sống của chúng ta luôn có những đánh giá con người một cách
thiếu sót, thiển cận, gây ra những tổn thương cho người nghe, người bị đánh giá.
Bài thơ nhẹ nhàng, trong sáng và gợi ra nhiều bài học quý giá cho chúng ta về cách
cư xử trong cuộc sống. Mỗi người đều có những giá trị khác nhau, chính vì vậy khi
đánh giá, nhìn nhận con người hay vấn đề nào đó trong cuộc sống, chúng ta nên xét
toàn diện để đánh giá được đúng đắn, tránh làm cho người khác tổn thương.