Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Kể lại câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình

Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Kể lại câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Chủ đề:

Bài 2: Thơ (CD) 52 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Kể lại câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình

Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Kể lại câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

85 43 lượt tải Tải xuống
Kể lại câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người
thân trong gia đình
Dàn ý kể lại mt tri nghim ca em vi ngưi thân
1. Mở bài
Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc
trong em.
2. Thân bài
- Lý do xuất hiện trải nghiệm.
- Diễn biến của trải nghiệm:
Thi gian, đa đim din ra tri nghim.
Ngoi hình, tâm trng: khuôn mt, ánh mt, nời…
Hành đng, cch: trò chuyn, giúp đỡ…
Tình cm, cm xúc: yêu quý, trân trng, biết ơn…
3. Kết bài
Bài hc nhn ra sau tri nghim.
Thái đ, tình cm đi vi ngưi thân sau tri nghim.
Kể lại một trải nghiệm đáng nh về người thân trong gia đình ngắn gọn
Em nhớ rằng vào năm 2008, Hà Nội diễn ra một trận lụt lớn. Lúc đó, em đang học
lớp 5. Đến giờ tan học, trời mưa tầm tã, sấm chớp đùng đùng. Chẳng mấy chốc,
nước đã ngập hết mặt sân. Em đứng ở hành lang nhìn xuống mà lòng bồn chồn,
hoảng sợ. Các bạn lần lượt ra về với bố mẹ. Em chờ mãi không thấy ai thì tủi thân
bật khóc. Nhìn đằng xa, em thấy bóng dáng quen quen. Nhận ra bố, em vui mừng
hô lớn: “A, bố đây rồi! Bố ơi con ở đây nè!” rồi vẫy vẫy tay ra hiệu. Bố mặc chiếc
áo mưa, bì bõm lội trong nước. Đến nơi, bố hỏi em có ướt không. Bố cầm chiếc áo
mưa rồi trùm lên người cho em. Bố cõng em lên lưng và nói em nhớ bám chắc vào
cổ bố. Quãng đường về nhà hôm ấy sao xa xôi, vất vả hơn bình thường. Bố dò dẫm
từng bước để tránh va phải những hố ga trên đường. Nước ngập đến ngang bụng,
đen ngòm, khiến việc di chuyển rất khó khăn. Sau gần 2 tiếng đồng hồ lội nước,
em với bố cũng về đến nhà. Quần áo bố ướt sũng, bàn tay trở nên nhăn nheo như
quả táo tàu. Bố nhắc em đi tắm và thay quần áo sạch cho khỏi ốm. Bố dù mệt
nhưng vẫn rất quan tâm, chăm sóc đến em. Em yêu bố vô cùng. Đó luôn là kỉ niệm
đẹp và là trải nghiệm đáng nhớ mà em không thể quên.
Kể lại mt tri nghim ca em vi ngưi thân mu 1
Khi còn nhỏ, tôi là một đứa trẻ hiếu động. Bởi vậy, tôi đã khiến cho bố mẹ lo lắng
rất nhiều. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ mãi về một trải nghiệm đáng nhớ, bị lạc
trong siêu thị.
Khi đó, tôi đang là học sinh lớp một. Buổi chiều thứ bảy, tôi có tiết học thêm
trường. Bố đã đến đón tôi từ rất sớm. Trên đường về, bố nói rằng sẽ vào siêu thị để
mua một vài món đồ cho mẹ. Tôi cảm thấy háo hức vô cùng. Trong siêu thị có rất
nhiều đồ ăn vặt ngon. Tôi sẽ thuyết phục bố mua cho tôi một vài món.
Bố gửi xe ở bên ngoài, rồi dắt tôi vào bên trong. Siêu thị lúc này khá đông người.
Bố phải đẩy xe để đồ nên không thể dắt tay tôi. Chính vì vậy, bố yêu cầu tôi phải
chú ý theo sát. Tôi gật đầu đồng ý, còn hứa sẽ luôn theo sát bố. Khi đi đến quầy
bánh kẹo, tôi đã nói với bố mua cho tôi loại bánh và loại kẹo mà tôi thích. Bố đã
vui vẻ đồng ý, bỏ chúng vào xe để đồ.
Rồi hai bố con đi qua một quầy đồ chơi. Rất nhiều bạn nhỏ đang đòi bố mẹ mua
cho mình món đồ chơi yêu thích. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một con búp bê rất đẹp.
Tôi mải ngắm nhìn con búp bê mà quên mất phải theo sát bố. Thế rồi, tôi đã bị lạc.
c này, tôi rất sợ hãi. Xung quanh rất nhiều người qua lại. Tôi liền chạy đi tìm bố.
Mãi tôi vẫn không tìm thấy bố. Lúc này, tôi òa khóc nức nở. Một cô nhân viên tốt
bụng đi qua, thấy tôi đang khóc thì hỏi chuyện. Tôi kể cho cô nghe, cô đề nghị s
đưa tôi tới chú bảo vệ. Sau đó, chú bảo vệ đã cầm loa thông báo để bố biết.
Khoảng mười phút sau, bố đã đến đón tôi. Tôi chạy tới ôm chầm lấy bố, bật khóc.
Còn bố thì chỉ nhẹ nhàng nói: “Không sao con, bố đây rồi!”. Sau đó, bố quay sáng
và cảm ơn chú bảo vệ và cô nhân viên.
Trải nghiệm khiến tôi nhớ mãi, dạy cho tôi bài học giá trị trong cuộc sống. Nó đã
giúp tôi hiểu được tình yêu thương của người thân dành cho mình.
Kể lại mt tri nghim ca em vi ngưi thân mu 2
Trong quá trình lớn lên, chắc hẳn ai trong số chúng ta, dù vô tình hay cố ý cũng
đều từng mắc sai lầm. Những sai lầm đó của chúng ta đôi khi sẽ làm tổn thương
đến người thân của mình.
Được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sự chở che của mẹ và gia đình. Bố
mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể để em vui chơi và học tập. Niềm tin của bố
mẹ dành trọn cho em, chính vì vậy, em luôn nỗ lực học tập để không phụ sự kỳ
vọng của bố mẹ.
Em vẫn còn nhớ hồi em học lớp 4, cũng giống như các năm trước trường tổ chức
cho học sinh làm bài thi đánh giá năng lực rồi dựa them kết quả sẽ phân lớp. Do
mải chơi, lơ là việc học, nên lần kiểm tra này kết quả của em đã làm chính mình
thất vọng. Trên trang giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số
5 và dòng chữ “Lười học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Cầm bài thi mà
em thẫn thờ, một phần vì thất vọng với chính mình, một phần vì suy nghĩ không
biết nên nói với mẹ như thế nào. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu
bài kiểm tra này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.
Về tới nhà, đối diện với sự yêu thương, ân cần của mẹ khiến em cảm thấy rất áy
náy. Em chỉ dám khẽ đáp “Dạ, chưa có điểm ạ”, mà không dám nhìn thẳng vào mẹ
khi mẹ hỏi “Bài thi có điểm chưa? Điểm tốt chứ con?”.
Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, đến ngày họp phụ huynh đầu năm
học. Trong buổi họp cô giáo đã thông báo đến cho phụ huynh của từng học sinh kết
quả kỳ thi và nhận xét về quá trình học tập. Nhìn thấy vẻ mặt buồn rầu, thất vọng
của mẹ khi trở về nhà, lòng em như thắt lại. Nhìn thấy em mẹ chỉ im lặng, không
hề đánh mắng, em biết mẹ đang rất buồn.
Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Em
đắn đo mãi, quyết định xin lỗi mẹ, em nhỏ giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con
không nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ
đừng buồn mẹ nhé.” Điều làm em bất ngờ là mẹ không hề mắng em, mẹ nhẹ nhàng
ôm em, vỗ về và nhỏ giọng nói “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin
tưởng cha mẹ. Dù có bị điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng.
Con dù thế nào cũng là con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim
em, truyền cho em sức mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy,
lòng em nhẹ nhõm đi trông thấy.
Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ
vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng với tình yêu thương mà
mẹ dành cho em. Mẹ là niềm hạnh phúc, là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em.
Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại, hãy trân trọng và yêu thương mẹ của
mình.
Kể lại câu chuyện mà em có n tưng sâu sc về một ngưi thân mu 3
Mỗi người đều có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Nhưng chắc hẳn những
trải nghiệm cùng với người thân trong gia đình luôn đẹp đẽ nhất.
Chắc hẳn mỗi người đều nhớ như in về lần đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Sáng
hôm đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi đeo chiếc cặp mới để
chuẩn bị đến trường. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đi học trên chiếc xe đạp cũ.
Đường phố hôm nay thật tấp nập.
Tôi thì cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã
tặng cho tôi. Ông nội đi gửi xe rồi dắt tôi vào trường. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để
đón chào học sinh mơi. Tôi nhìn cô giáo, rồi quay lại nhìn ông. Ông mỉm cười, và
còn nói lời động viên tôi:
- Đi đi cháu, ông tin cháu gái của ông!
Khi nghe ông nói, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi
vào chỗ theo sự sắp xếp của cô.
Tiết học đầu tiên, cô giáo yêu cầu cả lớp sẽ tự giới thiệu về bản thân. Tôi nhớ đến
lời ông nội dặn phải luôn tự tin. Tôi đã giới thiệu cho cô giáo và các bạn nghe về
bản thân. Sau khi tiết học kết thúc, các thành viên trong lớp đã thêm hiểu nhau
hơn.
Những tiết học sau đó đều rất vui vẻ. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo
giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của
cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Tiết học đầu tiên thật suôn sẻ. Tôi còn hăng hái giơ
tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Chiều về,
khi nhìn thấy ông nội, tôi sung sướng chạy ùa vào lòng ông. Trên đường về nhà, tôi
kể cho ông nghe về buổi học đầu tiên. Ông còn khen tôi ngoan ngoãn. Tôi cảm
thấy hãnh diện lắm.
Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời. Nhờ có ông nội, tôi đã trở nên tự tin hơn, hòa
đồng hơn. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để ông nội cảm thấy tự hào về cháu gái
của mình.
Kể lại mt tri nghim ca em vi ngưi thân mu 4
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng
suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn
cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh
mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.
Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi
bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ
ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo,
rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.
Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp
chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ
khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho
tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng
uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể
chuyện, dạy con học nữa chứ?”
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết
vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn
nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị
quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc
khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi
học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải
thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xaohao
gầy nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ
yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình
mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để
mẹ bớt vất vả vì tôi.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi
rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn
nhé.
Kể lại câu chuyn mà em có n tưng sâu sc về một ngưi thân mu 5
Mỗi chúng ta không có ai sinh ra đã hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Trong hành trình
trưởng thành của mình, vô tình hay cố ý, chúng ta mắc phải những lỗi lầm. Những
lỗi lầm ấy đôi khi lại làm tổn thương tới những người xung quanh. Em đã từng như
thế. Cho đến hôm nay, hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi vẫn in sâu trong tâm trí em.
Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Cha
thường bận việc ở những miền đất xa xôi nên mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em hết
mực. Từ ngày cắp sách tới trường, em luôn cố gắng đạt danh hiệu học sinh giỏi
toàn diện. Mẹ và cha lúc nào cũng tự hào và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Niềm
tin của mẹ đặt trọn vẹn ở em, mẹ thậm chí không khắt khe thời gian học tập ở n
với em.
Năm em học lớp 5, câu chuyện ấy đã xảy ra. Em mải chơi, lơ là việc học tập. Để
rồi lần kiểm tra cuối kỳ 1, em bàng hoàng nhận bài kiểm tra điểm thấp. Trên trang
giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số 3 và dòng chữ “Lười
học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Nỗi thất vọng và lo lắng bủa vây lấy
em. Trống tan trường đã điểm mà em vẫn thẫn thờ ngồi trong lớp. Em suy nghĩ biết
nói như thế nào với mẹ. Cả con đường về nhà quen thuộc cũng trở nên đáng sợ với
em hơn bao giờ hết. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ bài kiểm tra
này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.
Cánh cổng gỗ đã hiện ra trước mắt. Giọng nói ấm áp của mẹ vang lên, ân cần hỏi
em đi học về có mệt không. Mẹ pha cho em một cốc nước mát, nụ cười vẫn nở trên
môi, mẹ hỏi: “Bài kiểm tra cuối kỳ con làm tốt chứ? Có áp lực quá không?” Em
giật mình, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt chờ mong của mẹ, em khẽ đáp: “Dạ,
cũng ổn ạ” rồi lấy cớ vào phòng làm bài tập. Em đem bài kiểm tra kẹp vào quyển
nhật ký, giấu tận trên tầng cao nhất của giá sách.
Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, em bị mẹ phát hiện. Một tuần trôi
qua êm đẹp vì bài điểm kém đã giấu kín. Cho tới một hôm, em đi học về mà không
thấy bóng dáng quen thuộc của mẹ ngoài phòng khách. Em rảo bước về phòng cất
cặp sách. Qua khe cửa nhỏ, hình ảnh trong phòng làm em dừng hẳn lại. Giá sách bị
đổ, sách vở nằm la liệt dưới đất, và trong đống lộn xộn đó, bài kiểm tra ở ngay
dưới chân mẹ em. Mẹ cầm nó lên, em thấy khuôn mặt mẹ ngạc nhiên, bất ngờ rồi
buồn bã vô tận. Hàng mi dài cụp xuống che đi đôi mắt đã ươn ướt lệ. Đôi tay gầy
guộc của mẹ run lên nhè nhẹ. Lòng em dường như thắt chặt lại. Em khẽ gọi: “Mẹ”.
Mẹ chầm chậm quay đầu nhìn em. Vội vàng lau đi những giọt nước mắt, giọng nói
trong trẻo, ấm áp thường ngày chợt nghèn nghẹn, khàn khàn: “Con về rồi à. Rửa
tay rồi ăn cơm thôi.” Mẹ nhanh tay gấp bài kiểm tra kia vào chỗ cũ, xếp lại sách đổ
xuống cho tôi. Em cứ đứng như trời trồng ngoài cửa, lòng ngập tràn nỗi ân hận. Mẹ
không đánh mắng mà im lặng, thể hiện nỗi buồn đó là rất lớn.
Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Cả
ngày hôm ấy, mẹ không nói thêm lời nào nữa. Em đắn đo mãi, quyết định xin lỗi
mẹ. Em đứng bên giường khi mẹ đi nằm nghỉ, giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con
không nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ
đừng buồn mẹ nhé.” Em dứt lời rồi òa lên khóc. Mẹ hoảng hốt ôm lấy em, mẹ cũng
khóc: “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin tưởng cha mẹ. Dù có bị
điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng. Con dù thế nào cũng là
con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim em, truyền cho em sức
mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy, lòng em nhẹ nhõm đi
trông thấy.
Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ
vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng. Mẹ là niềm hạnh phúc,
là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em. Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại,
hãy trân trọng và yêu thương mẹ của mình.
Kể lại mt tri nghim ca em vi ngưi thân mu 6
Mỗi lần về qthăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ.
Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.
Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng
lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm
ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà.
Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng.
Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho
đến bây giờ.
Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng anh trai của tôi rủ
nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo
sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến
chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi
cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng
anh lại từ chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng
đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người
thân đều nói anh có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình.
Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn
Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn người bạn
hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển
thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang
vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn
đang bơi song song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân
bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có
tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.
Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống
biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc:
“Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh
Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh
Hoàng là người đã cứu tôi.
Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có
tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được
Lâm một cách thần kỳ!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”… Tôi
mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”.
Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết.
Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi
dành cho thiếu niên sắp diễn ra. Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em
tôi thật nhiều điều tốt đẹp.
Kể lại mt tri nghim ca em vi ngưi thân mu 7
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với tôi,
trải nghiệm bên cạnh những người thân trong gia đình là đẹp đẽ và đáng quý nhất.
Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ lúc nào cũng yêu
thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Nhưng mẹ là người dạy cho em rất nhiều điều
bổ ích. Chủ nhật tuần trước là ngày sinh nhật của bố. Em đã giúp mẹ lên kế hoạch
để tổ chức sinh nhật cho bố. Anh trai sẽ phụ trách trang trí nhà cửa, chuẩn bị quà.
Còn em và mẹ sẽ phụ trách chuẩn bị các món ăn. Chiều hôm đó, bác Hoàng - hàng
xóm của gia đình đã giúp em rủ bố đi chơi đá bóng. Mọi người trong gia đình sẽ có
khoảng ba tiếng để chuẩn bị.
Anh trai đã dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Em đã cùng với mẹ nấu một bữa ăn thịnh
soạn. Em giúp mẹ một số công việc vặt như: nhặt và rửa rau, băm thịt. Sau hơn
một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Em và mẹ đã nấu được một bàn
ăn thật hấp dẫn. Rất nhiều món ăn mà bố thích như sườn xào chua ngọt, thịt bò xào
măng, cua rang me… Đặc biệt là món trứng rán nhồi thịt - món ăn bố thích nhất do
chính tay em làm. Tất nhiên mẹ đã ở bên cạnh để hướng dẫn em hoàn thanh. Một
bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Em cảm thấy để nấu được một bữa
ăn thịnh soạn thật sự rất kì công. Nhờ vậy, em hiểu rằng mẹ đã vất vả như thế nào.
Khi bố trở về nhà, bố đã cảm thấy rất bất ngờ khi nhận được món quà đặc biệt từ
ba mẹ con. Gia đình em đã có một bữa ăn vui vẻ, ấm áp. Ăn cơm xong, em cùng
với anh trai dọn dẹp, rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng ngồi trò chuyện với nhau ở
phòng khách. lâu lắm rồi, em mới cảm thấy hạnh phúc như vậy.
Lần đầu tiên, em đã có một trải nghiệm thật thú vị - giúp mẹ nấu ăn. Em đã nhận ra
công việc nội trợ không hề dễ dàng. Em cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.
| 1/7

Preview text:

Kể lại câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình
Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em với người thân 1. Mở bài
Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em. 2. Thân bài
- Lý do xuất hiện trải nghiệm.
- Diễn biến của trải nghiệm:
• Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm.
• Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…
• Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…
• Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn… 3. Kết bài
• Bài học nhận ra sau trải nghiệm.
• Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình ngắn gọn
Em nhớ rằng vào năm 2008, Hà Nội diễn ra một trận lụt lớn. Lúc đó, em đang học
lớp 5. Đến giờ tan học, trời mưa tầm tã, sấm chớp đùng đùng. Chẳng mấy chốc,
nước đã ngập hết mặt sân. Em đứng ở hành lang nhìn xuống mà lòng bồn chồn,
hoảng sợ. Các bạn lần lượt ra về với bố mẹ. Em chờ mãi không thấy ai thì tủi thân
bật khóc. Nhìn đằng xa, em thấy bóng dáng quen quen. Nhận ra bố, em vui mừng
hô lớn: “A, bố đây rồi! Bố ơi con ở đây nè!” rồi vẫy vẫy tay ra hiệu. Bố mặc chiếc
áo mưa, bì bõm lội trong nước. Đến nơi, bố hỏi em có ướt không. Bố cầm chiếc áo
mưa rồi trùm lên người cho em. Bố cõng em lên lưng và nói em nhớ bám chắc vào
cổ bố. Quãng đường về nhà hôm ấy sao xa xôi, vất vả hơn bình thường. Bố dò dẫm
từng bước để tránh va phải những hố ga trên đường. Nước ngập đến ngang bụng,
đen ngòm, khiến việc di chuyển rất khó khăn. Sau gần 2 tiếng đồng hồ lội nước,
em với bố cũng về đến nhà. Quần áo bố ướt sũng, bàn tay trở nên nhăn nheo như
quả táo tàu. Bố nhắc em đi tắm và thay quần áo sạch cho khỏi ốm. Bố dù mệt
nhưng vẫn rất quan tâm, chăm sóc đến em. Em yêu bố vô cùng. Đó luôn là kỉ niệm
đẹp và là trải nghiệm đáng nhớ mà em không thể quên.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 1
Khi còn nhỏ, tôi là một đứa trẻ hiếu động. Bởi vậy, tôi đã khiến cho bố mẹ lo lắng
rất nhiều. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ mãi về một trải nghiệm đáng nhớ, bị lạc trong siêu thị.
Khi đó, tôi đang là học sinh lớp một. Buổi chiều thứ bảy, tôi có tiết học thêm ở
trường. Bố đã đến đón tôi từ rất sớm. Trên đường về, bố nói rằng sẽ vào siêu thị để
mua một vài món đồ cho mẹ. Tôi cảm thấy háo hức vô cùng. Trong siêu thị có rất
nhiều đồ ăn vặt ngon. Tôi sẽ thuyết phục bố mua cho tôi một vài món.
Bố gửi xe ở bên ngoài, rồi dắt tôi vào bên trong. Siêu thị lúc này khá đông người.
Bố phải đẩy xe để đồ nên không thể dắt tay tôi. Chính vì vậy, bố yêu cầu tôi phải
chú ý theo sát. Tôi gật đầu đồng ý, còn hứa sẽ luôn theo sát bố. Khi đi đến quầy
bánh kẹo, tôi đã nói với bố mua cho tôi loại bánh và loại kẹo mà tôi thích. Bố đã
vui vẻ đồng ý, bỏ chúng vào xe để đồ.
Rồi hai bố con đi qua một quầy đồ chơi. Rất nhiều bạn nhỏ đang đòi bố mẹ mua
cho mình món đồ chơi yêu thích. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một con búp bê rất đẹp.
Tôi mải ngắm nhìn con búp bê mà quên mất phải theo sát bố. Thế rồi, tôi đã bị lạc.
Lúc này, tôi rất sợ hãi. Xung quanh rất nhiều người qua lại. Tôi liền chạy đi tìm bố.
Mãi tôi vẫn không tìm thấy bố. Lúc này, tôi òa khóc nức nở. Một cô nhân viên tốt
bụng đi qua, thấy tôi đang khóc thì hỏi chuyện. Tôi kể cho cô nghe, cô đề nghị sẽ
đưa tôi tới chú bảo vệ. Sau đó, chú bảo vệ đã cầm loa thông báo để bố biết.
Khoảng mười phút sau, bố đã đến đón tôi. Tôi chạy tới ôm chầm lấy bố, bật khóc.
Còn bố thì chỉ nhẹ nhàng nói: “Không sao con, bố đây rồi!”. Sau đó, bố quay sáng
và cảm ơn chú bảo vệ và cô nhân viên.
Trải nghiệm khiến tôi nhớ mãi, dạy cho tôi bài học giá trị trong cuộc sống. Nó đã
giúp tôi hiểu được tình yêu thương của người thân dành cho mình.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 2
Trong quá trình lớn lên, chắc hẳn ai trong số chúng ta, dù vô tình hay cố ý cũng
đều từng mắc sai lầm. Những sai lầm đó của chúng ta đôi khi sẽ làm tổn thương
đến người thân của mình.
Được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sự chở che của mẹ và gia đình. Bố
mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể để em vui chơi và học tập. Niềm tin của bố
mẹ dành trọn cho em, chính vì vậy, em luôn nỗ lực học tập để không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ.
Em vẫn còn nhớ hồi em học lớp 4, cũng giống như các năm trước trường tổ chức
cho học sinh làm bài thi đánh giá năng lực rồi dựa them kết quả sẽ phân lớp. Do
mải chơi, lơ là việc học, nên lần kiểm tra này kết quả của em đã làm chính mình
thất vọng. Trên trang giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số
5 và dòng chữ “Lười học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Cầm bài thi mà
em thẫn thờ, một phần vì thất vọng với chính mình, một phần vì suy nghĩ không
biết nên nói với mẹ như thế nào. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ
bài kiểm tra này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.
Về tới nhà, đối diện với sự yêu thương, ân cần của mẹ khiến em cảm thấy rất áy
náy. Em chỉ dám khẽ đáp “Dạ, chưa có điểm ạ”, mà không dám nhìn thẳng vào mẹ
khi mẹ hỏi “Bài thi có điểm chưa? Điểm tốt chứ con?”.
Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, đến ngày họp phụ huynh đầu năm
học. Trong buổi họp cô giáo đã thông báo đến cho phụ huynh của từng học sinh kết
quả kỳ thi và nhận xét về quá trình học tập. Nhìn thấy vẻ mặt buồn rầu, thất vọng
của mẹ khi trở về nhà, lòng em như thắt lại. Nhìn thấy em mẹ chỉ im lặng, không
hề đánh mắng, em biết mẹ đang rất buồn.
Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Em
đắn đo mãi, quyết định xin lỗi mẹ, em nhỏ giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con
không nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ
đừng buồn mẹ nhé.” Điều làm em bất ngờ là mẹ không hề mắng em, mẹ nhẹ nhàng
ôm em, vỗ về và nhỏ giọng nói “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin
tưởng cha mẹ. Dù có bị điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng.
Con dù thế nào cũng là con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim
em, truyền cho em sức mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy,
lòng em nhẹ nhõm đi trông thấy.
Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ
vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng với tình yêu thương mà
mẹ dành cho em. Mẹ là niềm hạnh phúc, là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em.
Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại, hãy trân trọng và yêu thương mẹ của mình.
Kể lại câu chuyện mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân mẫu 3
Mỗi người đều có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Nhưng chắc hẳn những
trải nghiệm cùng với người thân trong gia đình luôn đẹp đẽ nhất.
Chắc hẳn mỗi người đều nhớ như in về lần đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Sáng
hôm đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi đeo chiếc cặp mới để
chuẩn bị đến trường. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đi học trên chiếc xe đạp cũ.
Đường phố hôm nay thật tấp nập.
Tôi thì cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã
tặng cho tôi. Ông nội đi gửi xe rồi dắt tôi vào trường. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để
đón chào học sinh mơi. Tôi nhìn cô giáo, rồi quay lại nhìn ông. Ông mỉm cười, và
còn nói lời động viên tôi:
- Đi đi cháu, ông tin cháu gái của ông!
Khi nghe ông nói, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi
vào chỗ theo sự sắp xếp của cô.
Tiết học đầu tiên, cô giáo yêu cầu cả lớp sẽ tự giới thiệu về bản thân. Tôi nhớ đến
lời ông nội dặn phải luôn tự tin. Tôi đã giới thiệu cho cô giáo và các bạn nghe về
bản thân. Sau khi tiết học kết thúc, các thành viên trong lớp đã thêm hiểu nhau hơn.
Những tiết học sau đó đều rất vui vẻ. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo
giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của
cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Tiết học đầu tiên thật suôn sẻ. Tôi còn hăng hái giơ
tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Chiều về,
khi nhìn thấy ông nội, tôi sung sướng chạy ùa vào lòng ông. Trên đường về nhà, tôi
kể cho ông nghe về buổi học đầu tiên. Ông còn khen tôi ngoan ngoãn. Tôi cảm thấy hãnh diện lắm.
Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời. Nhờ có ông nội, tôi đã trở nên tự tin hơn, hòa
đồng hơn. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để ông nội cảm thấy tự hào về cháu gái của mình.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 4
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng
suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn
cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh
mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.
Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi
bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ
ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo,
rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.
Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp
chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ
khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho
tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng
uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể
chuyện, dạy con học nữa chứ?”
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết
vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn
nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị
quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc
khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi
học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải
thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ
yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình
mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để
mẹ bớt vất vả vì tôi.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi
rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Kể lại câu chuyện mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân mẫu 5
Mỗi chúng ta không có ai sinh ra đã hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Trong hành trình
trưởng thành của mình, vô tình hay cố ý, chúng ta mắc phải những lỗi lầm. Những
lỗi lầm ấy đôi khi lại làm tổn thương tới những người xung quanh. Em đã từng như
thế. Cho đến hôm nay, hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi vẫn in sâu trong tâm trí em.
Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Cha
thường bận việc ở những miền đất xa xôi nên mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em hết
mực. Từ ngày cắp sách tới trường, em luôn cố gắng đạt danh hiệu học sinh giỏi
toàn diện. Mẹ và cha lúc nào cũng tự hào và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Niềm
tin của mẹ đặt trọn vẹn ở em, mẹ thậm chí không khắt khe thời gian học tập ở nhà với em.
Năm em học lớp 5, câu chuyện ấy đã xảy ra. Em mải chơi, lơ là việc học tập. Để
rồi lần kiểm tra cuối kỳ 1, em bàng hoàng nhận bài kiểm tra điểm thấp. Trên trang
giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số 3 và dòng chữ “Lười
học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Nỗi thất vọng và lo lắng bủa vây lấy
em. Trống tan trường đã điểm mà em vẫn thẫn thờ ngồi trong lớp. Em suy nghĩ biết
nói như thế nào với mẹ. Cả con đường về nhà quen thuộc cũng trở nên đáng sợ với
em hơn bao giờ hết. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ bài kiểm tra
này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.
Cánh cổng gỗ đã hiện ra trước mắt. Giọng nói ấm áp của mẹ vang lên, ân cần hỏi
em đi học về có mệt không. Mẹ pha cho em một cốc nước mát, nụ cười vẫn nở trên
môi, mẹ hỏi: “Bài kiểm tra cuối kỳ con làm tốt chứ? Có áp lực quá không?” Em
giật mình, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt chờ mong của mẹ, em khẽ đáp: “Dạ,
cũng ổn ạ” rồi lấy cớ vào phòng làm bài tập. Em đem bài kiểm tra kẹp vào quyển
nhật ký, giấu tận trên tầng cao nhất của giá sách.
Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, em bị mẹ phát hiện. Một tuần trôi
qua êm đẹp vì bài điểm kém đã giấu kín. Cho tới một hôm, em đi học về mà không
thấy bóng dáng quen thuộc của mẹ ngoài phòng khách. Em rảo bước về phòng cất
cặp sách. Qua khe cửa nhỏ, hình ảnh trong phòng làm em dừng hẳn lại. Giá sách bị
đổ, sách vở nằm la liệt dưới đất, và trong đống lộn xộn đó, bài kiểm tra ở ngay
dưới chân mẹ em. Mẹ cầm nó lên, em thấy khuôn mặt mẹ ngạc nhiên, bất ngờ rồi
buồn bã vô tận. Hàng mi dài cụp xuống che đi đôi mắt đã ươn ướt lệ. Đôi tay gầy
guộc của mẹ run lên nhè nhẹ. Lòng em dường như thắt chặt lại. Em khẽ gọi: “Mẹ”.
Mẹ chầm chậm quay đầu nhìn em. Vội vàng lau đi những giọt nước mắt, giọng nói
trong trẻo, ấm áp thường ngày chợt nghèn nghẹn, khàn khàn: “Con về rồi à. Rửa
tay rồi ăn cơm thôi.” Mẹ nhanh tay gấp bài kiểm tra kia vào chỗ cũ, xếp lại sách đổ
xuống cho tôi. Em cứ đứng như trời trồng ngoài cửa, lòng ngập tràn nỗi ân hận. Mẹ
không đánh mắng mà im lặng, thể hiện nỗi buồn đó là rất lớn.
Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Cả
ngày hôm ấy, mẹ không nói thêm lời nào nữa. Em đắn đo mãi, quyết định xin lỗi
mẹ. Em đứng bên giường khi mẹ đi nằm nghỉ, giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con
không nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ
đừng buồn mẹ nhé.” Em dứt lời rồi òa lên khóc. Mẹ hoảng hốt ôm lấy em, mẹ cũng
khóc: “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin tưởng cha mẹ. Dù có bị
điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng. Con dù thế nào cũng là
con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim em, truyền cho em sức
mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy, lòng em nhẹ nhõm đi trông thấy.
Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ
vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng. Mẹ là niềm hạnh phúc,
là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em. Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại,
hãy trân trọng và yêu thương mẹ của mình.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 6
Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ.
Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.
Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng
lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm
ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà.
Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng.
Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ.
Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng – anh trai của tôi rủ
nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo
sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến
chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi
cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng
anh lại từ chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng
đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người
thân đều nói anh có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình.
Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn…
Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn – người bạn
hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển
thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang
vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn
đang bơi song song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân
bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có
tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.
Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống
biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc:
“Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh
Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh
Hoàng là người đã cứu tôi.
Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có
tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được
Lâm một cách thần kỳ!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”… Tôi
mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”.
Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết.
Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi
dành cho thiếu niên sắp diễn ra. Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em
tôi thật nhiều điều tốt đẹp.
Kể lại một trải nghiệm của em với người thân mẫu 7
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với tôi,
trải nghiệm bên cạnh những người thân trong gia đình là đẹp đẽ và đáng quý nhất.
Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ lúc nào cũng yêu
thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Nhưng mẹ là người dạy cho em rất nhiều điều
bổ ích. Chủ nhật tuần trước là ngày sinh nhật của bố. Em đã giúp mẹ lên kế hoạch
để tổ chức sinh nhật cho bố. Anh trai sẽ phụ trách trang trí nhà cửa, chuẩn bị quà.
Còn em và mẹ sẽ phụ trách chuẩn bị các món ăn. Chiều hôm đó, bác Hoàng - hàng
xóm của gia đình đã giúp em rủ bố đi chơi đá bóng. Mọi người trong gia đình sẽ có
khoảng ba tiếng để chuẩn bị.
Anh trai đã dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Em đã cùng với mẹ nấu một bữa ăn thịnh
soạn. Em giúp mẹ một số công việc vặt như: nhặt và rửa rau, băm thịt. Sau hơn
một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Em và mẹ đã nấu được một bàn
ăn thật hấp dẫn. Rất nhiều món ăn mà bố thích như sườn xào chua ngọt, thịt bò xào
măng, cua rang me… Đặc biệt là món trứng rán nhồi thịt - món ăn bố thích nhất do
chính tay em làm. Tất nhiên mẹ đã ở bên cạnh để hướng dẫn em hoàn thanh. Một
bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Em cảm thấy để nấu được một bữa
ăn thịnh soạn thật sự rất kì công. Nhờ vậy, em hiểu rằng mẹ đã vất vả như thế nào.
Khi bố trở về nhà, bố đã cảm thấy rất bất ngờ khi nhận được món quà đặc biệt từ
ba mẹ con. Gia đình em đã có một bữa ăn vui vẻ, ấm áp. Ăn cơm xong, em cùng
với anh trai dọn dẹp, rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng ngồi trò chuyện với nhau ở
phòng khách. lâu lắm rồi, em mới cảm thấy hạnh phúc như vậy.
Lần đầu tiên, em đã có một trải nghiệm thật thú vị - giúp mẹ nấu ăn. Em đã nhận ra
công việc nội trợ không hề dễ dàng. Em cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.