Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc
Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc
Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học đã đọc Mẫu 1
Truyện ngắn Điều không tính trước của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể về câu
chuyện giữa ba cậu bé: nhân vật “tôi”, Nghi và Phước. Chỉ từ một trận bóng đá mà
hai bên không ai công nhận bàn thắng của ai đã dẫn tới những ý định đánh nhau,
trả đũa. Ở một ngã tư , sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, nhân vật “tôi” và Phước đợi Nghi
đi qua để báo thù. Nhưng sự ngây ngô, không để bụng của Nghi, thậm chí là làm
hòa trước đã khiến nhân vật “tôi” và Phước bỏ ý định và cùng nhau đi xem phim.
Thông qua truyện ngắn này, Nguyễn Nhật Ánh đã gửi thông điệp về một tình bạn
chân thành và tuyệt đẹp.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: Ở một ngã tư.
Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học đã đọc Mẫu 2
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam là một truyện ngắn tôi yêu
thích vì đã nói đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Gió lạnh mùa
đông đã đến, Sơn cùng chị Lan đi ra ngoài chơi. Đứng ở ngoài trời lạnh giá , bé
Hiên chỉ phong phanh có chiếc áo rách. Hai chị em Sơn và Lan đã quyết định cho
Hiên cái áo bông cũ. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ
Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng
người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì
chúng đã có lòng nhân hậu.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: Đứng ở ngoài trời lạnh giá.
Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học đã đọc Mẫu 3
Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã đem đến cho em nhiều cảm nhận.
Nhà văn đã xây dựng nhân vật chính của truyện - một cô bé có hoàn cảnh bất hạnh.
Cô bé mồ côi mẹ, bà nội mới qua đời. Em sống cùng với người bố độc ác. Đêm
giao thừa lạnh lẽo, mọi người thì ở trong nhà quây quần bên gia đình. Vậy
mà, ngoài đường, cô bé vẫn phải đi bán diêm. Không có ai quan tâm đến cô
bé. Xung quanh, cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng
quay. Đôi bàn tay của cô bé đã cứng đờ ra vì lạnh giá. Nhưng sự nghèo khổ thiếu
thốn của cô bé bán diêm ở đây không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu
đi tình yêu được bao bọc của những người thân trong gia đình. Vì quá đói và lạnh,
em ngồi nép vào góc tường rồi đốt một que diêm để sửa ấm. Em đốt từng que diêm
lên, mỗi que diêm gửi gắm một mong ước. Những mong ước hoàn toàn chính
đáng, nhưng rồi trước sự vô cảm của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã
chết. Câu chuyện được viết ra với một ý nghĩa nhân văn cao đẹp, và một bài học
lớn lao về tình yêu thương con người.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: ngoài đường, xung quanh.