Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích (12 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích (12 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Miền cổ tích (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài văn mẫu lớp 6
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một
truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.
Cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích - Tấm Cám
Đoạn văn mẫu số 1
Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các
tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm
và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở
cùng dì ghẻ. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám
ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm
với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với
nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo,
bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc,
giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà
vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy
làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về
cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự
độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh,
cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị
liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão
vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều
thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện
ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ
quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy
miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà
vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền
hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm
rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng
ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân
về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà
truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
Trạng ngữ: Ở đoạn đầu truyện, Hằng ngày, Trên đường đi,
Đoạn văn mẫu số 2
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Truyện kể
về số phận của Tấm - một cô gái hiền lành. Mồ côi cha mẹ, Tấm phải sống
cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm
lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Những lúc như vậy, Tấm đều
được Bụt hiện lên giúp đỡ. Một lần, nhà vua mở hội. Dì ghẻ trộn thóc với gạo
bắt tấm phải nhặt cho xong mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào liền
ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp Tấm - nhờ đàn chim sẻ nhặt thóc, có quần áo đẹp
đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng
yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi
vừa nên trở thành vợ vua. Những tưởng cuộc sống của Tấm sẽ được hạnh phúc,
nhưng mẹ con Cám vẫn không tha cho nàng. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì
bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung
vua. Nhưng cũng bị Cám giết chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào.
Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ
dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám
đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét
mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có
duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị,
rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi
rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ,
cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát
hiện ra Tấm chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó
Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm
cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau.
Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm
theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ.
Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Đọc đến
đây, người đọc sẽ cảm thấy hả hê khi người xấu phải chịu tội, còn người tốt thì
được đến đáp. Truyện Tấm Cám giúp cho người đọc hiểu ra bài học: “Ở hiền
gặp lành”, “Ác giả ác báo”.
Trạng ngữ: Hằng ngày, Một lần, Một hôm
Cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích - Sọ Dừa
Đoạn văn mẫu số 1
Sọ Dừa là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Sọ Dừa khi sinh ra đã có ngoại
hình kỳ lạ không tay không chân, tròn như một quả dừa. Nhưng chàng lại có
những phẩm chất tốt đẹp. Với tấm lòng hiếu thảo, Sọ Dừa đã nhờ mẹ xin vào
nhà phú ông chăn bò thuê để phụ giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông thay
phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Nhưng chỉ có cô út với tấm lòng nhân hậu là
đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem
lòng yêu mến. Hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ
Dừa thi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ
một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì
muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển.
Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến
cứu. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa có được cuộc
sống hạnh phúc. Qua truyện Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một
cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Nhân vật Sọ Dừa đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
Trạng ngữ: Với tấm lòng hiếu thảo, Trước khi đi, Qua truyện Sọ Dừa
Đoạn văn mẫu số 2
Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện
mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây
dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số
phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông.
Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông
thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng.
Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở,
Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách
cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang
nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng
trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì
vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ
của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc
sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một
thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành
chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng
đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói
hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô
rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa
đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người
đọc bài học ý nghĩa về cách sống.
Trạng ngữ: Cuối mùa ở, Trong ngày cưới, Sau khi lớn lên.
Cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích - Em bé thông minh
Đoạn văn mẫu số 1
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông
minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã
sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một
làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại
gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường.
Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa
của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã
tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng
nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng
gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con,
năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng
giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua.
Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ
con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm
lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu
với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và
câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được
tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của
mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở
một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng
mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh
nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích
lũy kiến thức từ đời sống.
Trạng ngữ: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Một hôm nọ, Lúc bấy giờ.
Đoạn văn mẫu số 2
Trong kho tàng truyện cổ tích, “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích hấp
dẫn. Trong truyện, em bé là nhân vật có tài năng hơn người. Mỗi thử thách
trong truyện được giải quyết, người đọc lại cảm thấy thật thích thú. Trải qua
mỗi thử thách, em bé đều có thể dễ dàng giải quyết một cách tài tình, hợp lí. Trí
thông minh của nhân vật có được là từ kinh nghiệm trong cuộc sống, chứ không
phải trải qua quá trình học tập. Qua truyện này, nhân dân ta muốn đề cao trí
thông minh của con người. Nhưng kết thúc truyện nhà vua đã đón em bé vào
cung cho học tập. Thì điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giáo
dục trong cuộc sống. Sau khi đọc xong truyện, em đã nhận ra nhiều bài học ý nghĩa.
Trạng ngữ: Trong kho tàng truyện cổ tích, Trong truyện, Sau khi đọc xong truyện.
Cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích - Cây khế
Đoạn văn mẫu số 1
Truyện “Cây khế” là một truyện rất quen thuộc, mà tôi rất yêu thích. Truyện kể
về hai anh em nhà nọ, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên cũng đủ ăn.
Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Hai vợ chồng người em cố
gắng làm lụng. Thấy thế, người anh sợ em tranh công, bàn với vợ cho vợ chồng
người em ra ở riêng. Người anh chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa
có một cây khế ngọt. Quanh năm, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế
tươi tốt. Đến mùa, khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn
khế chín. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi
chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục
vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời
chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em
trở nên giàu có. Câu chuyện về người em giúp chúng ta nhận ra bài học rằng
nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ
được đền đáp xứng đáng. Về phần người anh, sau khi nghe tin em trai bỗng trở
nên giàu có, liền vội đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền
gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn
và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to
gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên
đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị
ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại
vùng lên bay về núi rừng. Kết cục của người anh giúp chúng ta nhận ra rằng kẻ
tham lam, lười biếng sẽ chịu hậu quả. Như vậy, truyện đã để lại bài học giàu giá
trị nhân văn cho mỗi bạn đọc.
Trạng ngữ: Quanh năm, Đến mùa, Đến nơi
Đoạn văn mẫu số 2
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em rất thích truyện Cây khế. Như mọi
câu chuyện cổ tích khác, “Cây khế” được bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa ngày
xưa” và “ở một nhà kia” chỉ thời gian trong quá khứ và không gian không xác
định. Tiếp đến tác giả dân gian bắt đầu giới thiệu những nhân vật chính trong
truyện - đó là hai anh em. Cha mẹ mất sớm, họ cùng nhau làm lụng vất vả nên
cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Người anh sợ
rằng em tranh giành của cải, liền bàn với vợ cho người em ra ở riêng, và chỉ
chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Kể từ đó,
vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa, khế ra rất nhiều
quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín suốt một tháng trời. Người
vợ lo lắng, liền cầu xin chim đừng ăn khế nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả,
trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm
theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó,
người em trở nên giàu có. Qua đây, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học rằng
nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ
được đền đáp xứng đáng. Còn về phần người anh, sau khi nghe tin em trai bỗng
trở nên giàu có, liền vội đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh
liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến
ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to
gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên
đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị
ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại
vùng lên bay về núi rừng. Kết cục này là xứng đáng với kẻ tham lam, lười biếng.
Cốt truyện đơn giản, cách kể chuyện gần gũi nhưng gửi gắm bài học ý nghĩa cho mỗi người.
Trạng ngữ: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Đến mùa khế chín
Cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích - Thạch Sanh
Đoạn văn mẫu số 1
Thạch Sanh là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Truyền kể về Thạch Sanh -
một con người vô cùng dũng cảm, tài năng. Chàng vốn là con trai của Ngọc
Hoàng, được sai đầu thai xuống trần gian làm con trai của một vợ chồng tốt
bụng. Đến khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ phép thần thông, mọi
võ nghệ. Sau khi gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông, Thạch Sanh luôn coi mẹ
con họ như người thân. Nhưng vì quá thật thà, chàng bị Lí Thông lợi dụng. Nhờ
sự dũng cảm, tài năng mà Thạch Sanh lần lượt hóa giải mọi kiếp nạn: giết chằn
tinh, đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, tự minh oan
cho chính mình. Cuối cùng, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Còn
về phần Lí Thông lại nhận kết cục cho sự xấu xa, độc ác của mình: bị sét đánh
chết, hóa kiếp thành bọ hung. Sau này, Thạch Sanh còn đánh bại mười tám
nước chư hầu và được vua truyền ngôi. Kết thúc truyện đã giúp người đọc hiểu
được ước mơ của nhân dân ta về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền
gặp lành. Sau khi đọc truyện, em cảm thấy rất ngưỡng mộ, cảm phục tài năng của Thạch Sanh.
Trạng ngữ: Đến khi lớn lên, Sau khi gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông, Cuối cùng.
Đoạn văn mẫu số 2
Một trong những truyện cổ tích mà em rất yêu thích là Thạch Sanh. Từ nhỏ đến
lớn, em đã được nghe bà kể và thuộc lòng câu chuyện này. Truyện kể về cuộc
đời của chàng Thạch Sanh. Là con trai của Ngọc Hoàng nhưng được sai đầu
thai xuống trần gian làm con trai của một vợ chồng tốt bụng. Lớn lên, chàng
được thiên thần dạy cho đủ phép thần thông, mọi võ nghệ. Thạch Sanh gặp gỡ,
kết nghĩa huynh đệ với Lí Thông. Nhưng chàng không biết rằng, Lí Thông chỉ
âm mưu lợi dụng lòng tốt của mình. Năm lần bảy lượt, Thạch Sanh bị lừa: cướp
công giết chằn tinh, hay giết đại bàng cứu công chúa. Sau đó, chàng còn bị Lí
Thông nhốt lại dưới hang của đại bàng. Bằng tài năng, sự dũng cảm mà Thạch
Sanh lần lượt hóa giải mọi kiếp nạn. Cuối cùng, Thạch Sanh được nhà vua gả
công chúa cho, đánh bại mười tám nước chư hầu và được truyền ngôi vua. Còn
về phần Lí Thông lại nhận kết cục cho sự xấu xa, độc ác của mình: bị sét đánh
chết, hóa kiếp thành bọ hung. Câu chuyện kết thúc có hậu giống như rất nhiều
truyện cổ tích khác. Kết thúc của chàng Thạch Sanh gợi cho người đọc hiểu
được ước mơ của nhân dân ta về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền
gặp lành. Em rất ngưỡng mộ và yêu thích nhân vật Thạch Sanh.
Trạng ngữ: Từ nhỏ đến lớn, Sau đó, Cuối cùng
Cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích - Vua chích chòe
Đoạn văn mẫu số 1
Truyện cổ tích nước ngoài mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất là Vua chích chòe.
Truyện kể về một nàng công chúa xinh đẹp, nhưng có tính cách kiêu ngạo.
Trong buổi kén rể, cô đã chê bai, chế giễu những chàng trai đến cầu hôn, trong
đó có Vua chích chòe. Điều này khiến cho nhà vua tức giận, tuyên bố sẽ gả
công chúa cho kẻ ăn mày đi ngang qua cung điện. Mấy hôm sau, có một người
hát rong đi ngang qua hoàng cung. Vua cho gọi vào hát và gả công chúa cho.
Truyện trở nên hấp dẫn hơn khi nhà vua yêu cầu công chúa ra khỏi hoàng cung,
đi theo người hát rong. Trên đường đi, công chúa bắt gặp cánh rừng, thảo
nguyên, thành phố của Vua chích chòe khiến cô cảm thấy tiếc nuối. Kể từ lúc
sống cùng người hát rong, công chúa đã phải trải qua những ngày tháng làm
việc vất vả. Kết thúc của truyện khá thú vị khi người ăn mày mà cô cưới lại
chính là vua Chích chòe. Công chúa nhận ra lỗi lầm và được sống hạnh phúc.
Truyện chính là bài học phê phán thói kiêu căng của con người và khuyên răn
chúng ta sống đẹp hơn từng ngày. Có thể thấy, tác phẩm đã phê phán thói kiêu
căng, ngông cuồng và coi thường người khác. Đồng thời, truyện cũng mang tính
nhân văn sâu sắc, thể hiện sự bao dung, yêu thương với những người biết nhận
ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Trạng ngữ: Trong buổi kén rể, Trên đường đi, Mấy hôm sau
Đoạn văn mẫu số 2
Vua chích chòe là truyện cổ tích gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa. Truyện kể về
một cô công chúa xinh đẹp, nhưng lại có thói kiêu căng. Ở buổi kén rể, cô
không chỉ từ chối, mà còn lên chê bai tất cả những chàng trai đến cầu hôn mình.
Điều đó khiến nhà vua vô cùng tức giận. Ông đã ra lệnh rằng sẽ gả cô cho người
ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau, một người hát rong đi qua,
nhà vua liền gọi vào và gả công chúa cho. Kể từ đó, công chúa phải sống những
ngày tháng khổ cực. Cô phải làm đủ những công việc như đan sọt, dệt vải, bán
sành sứ, phụ bếp để kiếm sống. Thực chất, người hát rong đó chính là Vua
chích chòe - một trong những người đã bị công chúa chê bai, từ chối. Mục đích
của Vua chích chòe khi đóng giả làm người hát rong là dạy cho nàng một bài
học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. Kết thúc câu chuyện, công chúa biết
được người hát rong chính là Vua chích chòe, cô cảm thấy vô cùng ân hận và
xấu hổ. Hai người làm lễ cưới và sống hạnh phúc bên nhau. Truyện đã phê phán
thói kiêu căng, ngông cuồng và coi thường người khác. Đồng thời chúng ta
cũng thấy được sự bao dung, yêu thương với những người biết nhận ra và sửa
chữa lỗi lầm của mình.
Trạng ngữ: Ở buổi kén rể, Vài hôm sau, Kết thúc câu chuyện