Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi - Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 6: Điểm tựa tinh thần (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 6
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi
Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi - Mẫu 1
Khi đọc tác phẩm “Tuổi thơ tôi”, người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân
vật người thầy. Nhà văn đã rất tinh tế khi xây dựng nhân vật này hiện lên với
những nét đẹp trong phẩm chất của nghề giáo. Một con người nghiêm nghị nhưng
cũng rất tâm lý, luôn yêu thương học trò. Sau trò nghịch ngợm của học sinh, thầy
đã tịch thu hộp dế của cậu bé Lợi. Nhưng vô tình chiếc cặp của thầy đã đè lên hộp
diêm đựng dế bị xẹp lép. Thầy cảm thấy áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là
món trò chơi của trẻ con. Cách hành xử của thầy lại khiến cho chúng ta trân trọng,
cảm phục. Thậm chí, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện,
còn tặng một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy
nghe con!”. Một hành động thật đẹp đẽ, đáng trân trọng biết bao. Thầy đã giáo dục
nhân cách, vun đắp thêm tình yêu thương động vật, bạn bè cho những cô cậu học
trò trong câu chuyện. Một nhân vật được nhà văn xây dựng với thật nhiều ý nghĩa.
Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi - Mẫu 2
Trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi”, nhân vật thầy Phu đã được nhà văn xây dựng để
gửi gắm bài học quý giá. Chúng ta có thể thấy được hình ảnh một người giáo viên
nghiêm khắc nhưng cũng rất tâm lí. Trước trò nghịch ngợm của học sinh trong giờ
học, thầy Phu đã tịch thu hộp dế của Lợi. Sau tiết học, thầy đã định trả lại hộp dế
cho Lợi, nhưng chiếc cặp đã vô tình đè lên hộp dế. Điều đó khiến thầy Phu rất áy
náy, còn nói lời xin lỗi với học trò của mình. Đặc biệt, trong “đám tang” của chú
dế xấu số, thầy cũng ng xuất hiện với một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu
học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Có thể thấy rằng, người thầy giáo ở đây đã
dành cho học trò của mình một sự cảm thông, trân trọng sâu sắc. Chính nhờ hành
động của thầy đã góp phần giáo dục, vun đắp cho mỗi học sinh những đức tính tốt
đẹp. Nhân vật thầy giáo quả thật đã góp phần làm nên giá trị của tác phẩm này.
Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi - Mẫu 3
Trong văn bản “Tuổi thơ tôi”, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật thầy Phu.
Hình ảnh thầy Phu hiện lên là một người thầy giáo nghiêm nghị nhưng cũng rất
tâm lý, luôn yêu thương học trò. Điều đó được thể hiện qua tình huống trong lớp
học. Khi học sinh nghịch ngợm, thầy đã nghiêm khắc phê bình, tịch thu hộp dế.
Nhưng một sự việc bất ngờ xảy ra, chiếc cặp của thầy đè lên hộp diêm đựng dế bị
xẹp lép. Điều đó khiến thầy cảm thấy áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là
món trò chơi của trẻ con. Cách hành xử của thầy khiến tôi cảm thấy khá bất ngờ,
cảm thấy trân trọng. Hiếm có thầy cô giáo nào lại có hành xử như vậy. Trong “đám
tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện, còn tặng một chiếc vòng hoa và
lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Hành động thật đẹp đẽ,
đáng trân trọng biết bao. Thầy đã trở thành tấm gương sáng về tình yêu thương,
nhân cách sáng ngời cho người đọc.
Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi - Mẫu 4
Tôi rất ấn tượng với nhân vật thầy Phu trong truyện “Tuổi thơ tôi” của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh. Khi đọc truyện, tôi có thể thấy được hình ảnh một người giáo
viên nghiêm khắc nhưng cũng rất tâm lí. Trước trò nghịch ngợm của học sinh, thầy
Phu đã tịch thu hộp dế của Lợi. Sau tiết học, thầy đã định trả lại hộp dế cho Lợi.
Nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, chiếc cặp của thầy vô tình đè lên hộp dế.
Thầy Phu đã tỏ ra rất áy náy, còn nói lời xin lỗi với học trò của mình. Đặc biệt,
trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy cũng ng xuất hiện với một chiếc vòng
hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Người thầy giáo
ở đây đã dành cho học trò của mình một sự cảm thông, trân trọng sâu sắc. Chính
nhờ hành động của thầy đã góp phần giáo dục, vun đắp cho mỗi học sinh những
đức tính tốt đẹp. Nhân vật thầy giáo quả thật đáng để mỗi người đọc học tập.