Văn mẫu lớp 6: Đóng vai nhân vật người cha kể lại truyện Em bé thông minh | Kết nối tri thức
Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đóng vai nhân vật người cha kể lại truyện Em bé thông minh.
Hy vọng với 2 đoạn văn mẫu dưới đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm tài liệu để hoàn thiện bài viết của mình.
Chủ đề: Bài 7: Thế giới cổ tích (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đóng vai nhân vật người cha kể lại truyện Em bé thông minh
Đóng vai người cha kể lại truyện Em bé thông minh - Mẫu 1
Tôi là một người nông dân nghèo. Vợ tôi mất sớm, tôi vất vả nuôi con khôn lớn.
Hai cha con cùng nhau làm việc, nương tựa nhau mà sống. Cậu con trai tuy con
nhỏ, nhưng rất thông minh và nhanh nhẹn, thường giúp đỡ tôi nhiều việc.
Hôm ấy, tôi cùng con trai dậy từ sớm ra đồng làm cày kẻo trời trở trưa nắng
nóng. Hai cha con đang cày ruộng thì bỗng có một người mang áo vải đỏ, đội
mũ quan, cưỡi trên mình con ngựa đầy oai phong tới gần chỗ chúng tôi. Ông ta
hý ngựa dừng lại rồi nói:
- Này ông kia, ông có thể cho ta biết trâu của ông một ngày cày được mấy đường không?
Tôi chưa kịp nói gì, thì thằng bé đã nhanh nhảu nói:
- Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông
biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Vị quan nghe xong, khuôn mặt tỏ vẻ sửng sốt lắm. Rồi ông ấy từ biệt chúng tôi,
thẳng đường mà phi ngựa.
Mấy hôm sau, làng tôi nhận được chiếu lệnh trên triều đình ban xuống. Nhà vua
ban cho làng ba thúng gạo nếp cùng ba con trâu đực với yêu cầu phải nuôi để
cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con. Nếu đến năm sau mà làng không giao
nộp theo đúng yêu cầu thì phải chịu tội. Mọi người trong làng lấy làm hoang
mang, lo lắng. Tôi về nhà kể cho cậu con trai. Nghe xong, thằng bé liền bảo tôi:
- Đấy là lộc vua ban cho làng ta. Cha nói với làng, mình xin một trâu và một
thúng gạo làm phí đi đường lên kinh lo việc.
Nhận thấy ý nghĩ của con có phần nhẹ dạ, tôi mắng:
- Việc vua giao chưa xong còn ăn với uống. Thịt trâu rồi lấy gì mà lo liệu. Mày
dại vừa thôi kẻo có ngày bay đầu đó con ạ. Thằng bé quả quyết:
- Con đã tính toán cả rồi, cha cứ yên tâm tin con để con lo liệu, rồi mọi chuyện
đâu cũng vào đấy thôi.
Dù hơi phân vân lời cậu con trai nhưng tôi vẫn đem chuyện ra trình bày trước
làng. Khi nghe xong câu chuyện, cả làng lấy làm ngờ vực, còn bắt hai cha con
tôi viết giấy cam đoan với làng.
Sau mấy hôm, tôi cùng con trai lên đường đến kinh. Phí đi đường vừa hết cũng
là lúc tới kinh đô. Thằng bé bảo tôi chờ ở ngoài. Còn nó thì khóc um sùm, nhà
vua bực tức sai lính ra điệu hai cha con tôi vào và hỏi. Tôi đứng ngoài, lo lắng
lắm. Nhưng đến khi nó trở ra lại không làm sao, lại còn được vua ban thưởng.
Trên đường về, nghe thằng bé kể lại mới rõ sự tình. Khi thằng bé vào cung, nhà vua liền hỏi:
- Thằng bé kia, ngươi có việc gì oan ức, sao phải tới đây mà khóc làm ầm ĩ cả hoàng cũng vậy?
Khi nghe vua hỏi, con tôi bèn trả lời:
- Tâu đức vua, con vốn mất mẹ từ nhỏ, muốn có em bé để chơi với con nhưng
cha không chịu đẻ cho con. Thỉnh cầu đức vua minh xét giúp con.
Vua nhìn con tôi, rồi bảo:
- Nhà ngươi muốn có em thì bảo cha lấy vợ mới. Chứ cha ngươi là đàn ông, làm sao để con được?
Nghe vua nói thế, thằng bé mới nhanh trí trả lời:
- Thế tại sao vua lại ra lệnh cho làng con phải nuôi trâu đực để đẻ thành chín
con? Giống đực thì làm sao đẻ được ạ?
Đức vua bật cười bảo:
- Là ta thử thế thôi, dân làng không biết làm cỗ mà ăn hả? Thằng bé hớn hở đáp:
- Thưa ngài, làng con biết đó là lộc của ngài cho nên đã mổ trâu, đúc xôi làm tiệc với nhau rồi ạ!
Khi đó ai ai cũng gật đầu, hớn hở ra mặt.
Cha con tôi sau đó được nhà vua mời ở lại nghỉ ngơi mấy hôm, đặng khi nào
khoẻ lại rồi về. Trưa hôm sau, khi hai cha con tôi đang ăn cơm thì có một người
đến, tự xưng là sứ giả của nhà vua. Ngài ấy mang tới một con chim sẻ và yêu
cầu chúng tại phải dọn thành ba cỗ thức ăn, đó là lệnh vua ban. Nghe xong tôi
hoảng hốt, con chim nhỏ thế kia làm một cỗ cũng không đủ, huống gì làm ba,
thỉnh cầu ngài báo lại vừa về sự vụ. Chưa kịp lấy lại tinh thần, con tôi nhanh nhảu:
- Cha đưa cho con cái kim may ra đây. Rồi nó bảo:
- Ông về tâu với đức vua rằng hãy rèn chiếc kim này thành một con dao để xẻ
thịt chim. Sứ nghe vậy liền về tâu lại với vua. Hôm sau, vua ban thưởng rất hậu hĩnh cho hai cha con tôi.
Chúng tôi trở về quê nhà, cuộc sống có phần sung túc hơn. Cũng năm ấy, nước
láng giềng lăm le xâm chiếm bờ cõi. Nước ta vốn nổi tiếng có nhân tài, anh kiệt,
chúng muốn xem nhân tài nước ta thế nào bèn bảo sứ giả đưa sang một một con
ốc vặn dài, hai đầu bị rỗng, đố làm sao dùng một sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Khi
đưa ra câu đố, các thần và nhà vua tìm mọi cách cũng không trả lời được câu
hỏi đầy oái oăm. Cuối cùng, đành mời sứ thần ở lại để tìm hỏi ý kiến con trai
tôi, xem có minh kiến gì giúp đất nước.
Lúc đó, tôi đang lúi húi với nồi cơm trong bếp, thằng bé chơi bi sau nhà cùng lũ
trẻ con hàng xóm. Khi nghe quan trình bày câu đố của người sứ giả kia, con cất lên lời hát mà rằng:
“Tang tính tang, tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang…”
Nghe xong, viên quan tức tốc trở về hoàng cung. Mấy hôm sau, nhà vua cho
người đến phong con trai tôi làm trạng nguyên, rồi đón hai cha cha con vào
cung. Tôi rất lấy làm tự hào về con trai của mình.
Đóng vai người cha kể lại truyện Em bé thông minh - Mẫu 2
Tôi là một người nông dân hiền lành. Vợ mất sớm, một mình nuôi con. Hai cha
con sống cùng nhau bình yên ở một ngôi làng nọ. Một hôm, cha con tôi đang
cày bừa cho vụ mùa mới thì thấy có một viên quan từ đâu tới. Khi đến gần, viên
quan ấy mới cất tiếng hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Tôi lúng túng, chưa biết trả lời sao thì thằng bé đã nhanh miệng hỏi lại:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày
được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe hỏi lại như thế thì lộ ra vẻ sửng sốt. Một thời gian sau, nhà vua
sai ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm
sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu
không thì cả làng phải tội.
Nhận lệnh vua, cả làng đều lo lắng. Khi trở về nhà, thằng bé liền nói với tôi:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai
thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một
thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
Tôi tỏ ý nghi ngờ, nói với thằng bé:
- Lệnh vua ban như thế, sao dân làng dám cãi lại. Con đừng nghĩ như vậy mà rồi gặp họa.
Thằng bé vẫn kiên quyết, nói đã nghĩ ra cách rồi. Hôm sau, tôi dậy sớm, đi ra
đình để nói với dân làng. Cả làng nghe nói ban đầu vô cùng ngờ vực, bắt cha
con tôi phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Còn tôi và thằng bé khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, thằng bé
bảo tôi đứng ở ngoài, còn nó thì lẻn vào sân rồng khóc um lên. Tôi lấy làm lo
lắng lắm, nhưng chỉ biết đứng chờ bên ngoài. Sau khi ra ngoài, nghe thằng bé
kể lại tôi mới rõ mọi chuyện. Sau khi vào trong, nhà vua đã hỏi thằng bé:
- Thằng bé kia, ngươi có việc gì oan ức, sao phải tới đây mà khóc làm ầm ĩ cả hoàng cũng vậy? Nó bình tĩnh trả lời:
- Tâu đức vua con đá mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để
chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:
- Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố, chứ bố ngươi là giống đực, làm sao mà đẻ được! Nó nói tiếp:
- Thế sao vua lại bắt làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực
cho đẻ thành chín con để nộp lên vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ! Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à? Thằng bé hớn hở đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của
đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Nhà vua tỏ ra hài lòng lắm, liền ban thưởng cho thằng bé, rồi cho người đưa hai
cha con tôi về quán trọ. Hôm sau, hai cha con tôi đang ngồi ăn ở quán trọ.
Bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn
thành ba cỗ thức ăn. Nhanh chóng suy nghĩ, thằng bé liền bảo tôi lấy cho mình
một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
- Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con tôi vào, ban thưởng rất hậu. Bấy giờ, có
nước láng giềng lúc nào cũng lăm le xâm lược đất nước ta. Họ cử viên viên sứ
giả sang thăm dò xem nước ta có nhân tài nào không. Viên sứ giả đến mang
theo một con ốc vặn dài, rỗng hai đầu và một sợi chỉ mảnh, đố các quan trong
triều làm thế nào để xâu được sợi chỉ qua ruột ốc. Các quan làm đủ mọi cách:
người thì dùng miệng hút, người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu. Nhưng
tất cả đều vô hiệu. Vua bèn mời sứ giả ở lại cùng nghỉ ngơi vài ngày, kéo dài
thời gian cho người đi hỏi ý kiến con trai tôi. Lúc đó, tôi đang cặm cụi trong
bếp. Còn thằng bé thì đang chơi ngoài sân cùng lũ bạn. Nghe chuyện, nó chỉ liền hát một câu:
“Tang tính tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang! Tính tình tang!”
Viên quan hiểu ra, mừng rỡ quay về bẩm báo lên nhà vua. Sau đó, nhà vua liền
cho người đến đón hai cha con tôi vào cung. Thằng bé được phong làm trạng
nguyên, còn sai người xây dinh thự ngay trong hoàng cung để tiện hỏi thăm.
Document Outline
- Đóng vai người cha kể lại truyện Em bé thông minh - Mẫu 1
- Đóng vai người cha kể lại truyện Em bé thông minh - Mẫu 2