Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc | Kết nối tri thức

Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Viết bài văn phân mt nhân vt văn hc yêu thích trong cun sách đã đọc
Dàn ý phân tích mt nhân vt văn hc yêu thích
1. Mbài
Gii thiu ngn gn vnhân vt và nêu n tưng ban đu vnhân vt.
2. Thân bài
- Bối cnh và nhng mi quan hlàm ni bt đc đim nhân vt.
- Nhng đc đim ni bt ca nhân vt th hin qua các bng chng trong tác
phm (chi tiết vngoi hình, ngôn ng, hành đng, suy nghĩ… ca nhân vt).
- Nghthut xây dng nhân vt: cách sử dụng chi tiết, ngôn ng, bin pháp,
nghthut…
- Ý nghĩa ca hình tưng nhân vt.
3. Kết bài
Nhng bài hc, suy nghĩ, n tưng sâu sc mà nhân vt để lại trong tâm trí em.
Phân tích mt nhân vt văn hc yêu thích - Mẫu 1
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là mt tác phm tiêu biu ca nhà văn Tô Hoài. Ni bt
trong tác phm là nhân vt chính - Dế Mèn hin lên đy chân thc, sinh đng.
Dế Mèn đưc xây dng vi nhưng đc đim ca mt nhân vt trong truyn
đồng thoi. Dế Mèn va mang nhng đc đim ca loài dế, li va nhng
đặc đim ca con ngưi. Trưc hết, Hoài đã khc ha nhân vt này qua
nhng nét ngoi hình. Mt chàng dế khe mnh. ng tráng vi mt đôi càng
“mm bóng” cùng “nhng cái móng vut chân, khoeo ccứng dn nhn
hot”. Nvăn đã nhng câu văn miêu t: “rung rinh mt màu nâu bóng m
soi gương đưc rt ưa nhìn”. Đu ca Dế Mèn còn “to ra ni tng tng,
rất ng”. Cùng vi hai cái răng thì đen nhánh “lúc nào cũng nhai ngoàm
ngop như hai i lim máy làm vic” si râu “dài un cong mt vrất
đỗi ng dũng”. Không chngoi hình, hành đng ca Dế Mèn cũng cho
thy đưc skhe mnh, cưng tráng. Vi nhng cái móng vut nhn hot ca
mình, Dế Mèn đã “co cng lên đp phanh phách vào các ngn cđmun th
sự lợi hi ca chúng. Ri “Cchc chc tôi li trnh trng và khoan thai đưa c
hai chân lên vut râu”, “thnh thong, tôi nga chân đá mt cái”.
Tiếp đến, nhà văn đã xây dng tính cách ca nhân vt Dế Mèn. Chàng ta mang
nhng nét tính cách ca con ngưi: kiêu căng, ngo mn hng hách. Điu đó
đưc thhin qua thái đ với nhân vt Dế Chot. Khi thy Chot trông tht gy
gò và m yếu. Dế Mèn không nhng không đng cm, mà còn chế giu bn ca
mình. Mt ln sang chơi nhà Chot, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày
sinh sng cu thquá như thế. Nhà ca đâu tunh toàng…Ôi thôi, chú mày
ơi! Chú mày có ln mà chng có khôn..”. Hay khi Chot bày tý mun Dế Mèn
đào mt cái ngách sang bên nca Mèn, đkhi kđến bt nt thì giúp đ
nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khnh: “Hc! Thông ngách sang nhà ta? D
nghe nh? Chú mày hôi như mèo thế này, ta nào chu đưc. Thôi, im cái điu
hát mưa dm sùi st y đi. Đào tnông thì cho chết!”.
Cái dáng vyếu đui ca Dế Chot khiến cho Dế Mèn cm thy khinh khnh,
coi thưng. Đc bit nht tình hung dn đến cái chết thương tâm cho Chot.
Dế Mèn đã ngông cung trêu tc chCốc khiến chta ni gin. Dế Chot yếu t
bị vạ lây, bchCc mcho đến chết. Cái mcủa chCốc cthế giáng xung
thân hình gy gò ca Dế Chot, đến khi ch đi ri nó mi dám ra ngoài. Nó nhìn
thy bn ca mình không thdậy đưc na cùng vi nhng li trăng tri, Dế
Mèn cùng đau kh, ân hn. Nhcái chết ca Dế Chot, Dế Mèn đã nhn ra
bài hc đưng đi đu tiên.
Nhà văn Hoài đã y dng hình nh nhân vt Dế Mèn trong đon trích “Bài
học đưng đi đu tiên” nhm gi gm mt bài hc nhân văn sâu sc.
Phân tích mt nhân vt văn hc yêu thích - Mẫu 2
“Bc tranh ca em gái tôi” mt tác phm tiêu biu ca nhà văn TDuy Anh.
Nổi bt trong truyn là nhân vt Kiu Phương - một cô bé nhân hu, tài năng.
Nhà văn đã khc ha Kiu Phương qua li kcủa “tôi” - ngưi anh trai. Kiu
Phương hin lên là mt cô bé hn nhiên, nghch ngm. Cô bé rt thích lc li đ
vật trong nhà, t chế màu v bằng vt dng sn. Khuôn mt ca Kiu
Phương lúc nào cũng bbôi bn. Bi vy, ngưi anh đã đt cho bit danh
“Mèo”. Mi ln bnhc nh, Kiu Phương li “vênh mt” trlời hn nhiên
“Mèo mà li! Em không phá là đưc”.
Nhân vt Kiu Phương còn một tài năng hi ha. Chú Tiến Lê - một
họa sĩ cũng là bn ca b Kiu Phương đã tình c phát hin ra điu đó. Khi nhìn
thy nhng bc tranh ca Kiu Phương, chú đã phi tht lên rng cô bé “là mt
thiên tài hi ha” các bc tranh “có thđem đóng khung treo bất c phòng
tranh nào”. Điu đó khiến cho Ba ca Kiu Phương thì hết sc ngc nhiên:
“Con gái tôi vđây ư? Chlẽ lại đúng nó, cái con Mèo hay lc li y!”, “Ôi,
con đã cho bmột bt ngquá ln”. Còn mcủa Kiu Phương thì không kìm
đưc xúc đng trưc li khen ca ha Tiến dành cho con gái mình. Chú
Tiến tng “đng nghip” hn mt hp màu ngoi xn”. Chngưi anh trai
tra bc bi, gt gng, bi cu không thy mình năng khiếu không
còn thân thiết vi em gái như trưc.
vy, Kiu Phương vn yêu mến anh trai. đem tình cm đó vthành
bức tranh “Anh trai tôi”. Bc tranh đem đi dthi tri thi vtranh quc tế
đưc gii nht. mong mun anh trai đi nhn gii cùng. Đến khi nhìn thy
bức tranh ca em gái, ngưi anh đã cùng ngc nhiên xu h. Cu không
ngrằng trong mt em gái mình li đp như vy. Chính tình cm chân thành,
trong sáng ca Kiu Phương đã giúp nhân vt “tôi” nhn ra sai lm ca bn thân.
Qua nhân vt Kiu Phương, TDuy Anh đã đ cao tình yêu thương trong sáng,
nhân hu ca con ngưi. Nhân vt Kiu Phương hin lên i ngòi bút ca nhà
văn đy chân thc.
Phân tích mt nhân vt văn hc yêu thích - Mẫu 3
Truyn ngn Gió lnh đu mùa mt truyn ngn xut sc viết vđtài trem
của Thch Lam. Ni bt trong truyn nhân vt Sơn - đưc nhà văn xây dng
đầy chân thc.
Truyn m đu vi smiêu ttinh tế của nhà văn vsự thay đi ca thi tiết.
Từ đó, nhân vt Sơn xut hin vi nhng suy nghĩ, hành đng hn nhiên ca
một đa trẻ. Cu tung chăn tnh dy, cu thy mi ngưi trong nhà, mch
đã trdậy, ngi qut ha đpha c chè ung. Mi ngưi đu đã mc áo
rét crồi”. ngoài sân “Gió vi vu làm bc lên nhng màn bi nh, thi lăn
nhng cái khô lo xo. Bu tri không u ám, toàn mt màu trng đc”.
Nhng cây lan trong chu “lá rung đng hình như st li rét”. Sơn
cũng thy lnh, cu vi cái chăn trùm lên đu ri gi ch. Mi ngưi trong
gia đình đu đã đưc mc áo m. Sơn cũng đưc mmặc cho mt chiếc áo d
chđlẫn áo vsinh, ngoài li mc phcái áo vi thâm. Qua cách gii thiu
này, ththy Sơn đưc sinh ra trong mt gia đình kgiá, nhn đưc tình
yêu thương ca mi ngưi xung quanh.
Nhưng không thế cu trnên kiêu ngo hay xa cách. Sơn mt cu
rất giàu tình cm. Điu đó đưc thhin qua tình cm vi ngưi em gái đã mt.
Khi mi ngưi nhc đến Duyên - đứa em gái đáng thương ca Sơn đã mt năm
lên bn tui. Ngưi già đã “vi ly cái áo lt đi lt li ngm nghía, tay mân
mê các đưng ch”. Sơn cũng cm thy “nhem, cm đng và thương em quá”.
Cậu xúc đng khi thy m“hơi rơm rm c mt”. Hay như ch xcủa
Sơn vi bn tr con trong xóm - Thng Cúc, thng Xuân, con Tí, con Túc -
nhng đa trem nghèo khvẫn phi mc nhng b qun áo nâu bc đã rách vá
nhiu ch. Hai chem Sơn t ra thân thiết vi chúng chkhông khinh khnh
như các em họ của Sơn.
Đặc bit nht hành đng ca Sơn đi vi Hiên. Khi thy Hiên đang đng
“co ro” bên ct quán, trong gió lnh chmặc manh áo “rách ttơi”, “hcả
lưng và tay”. Sơn cm thy thương xót cho con bé. Sơn cht nhra mcái Hiên
rất nghèo, nhđến em Duyên ngày trưc vn cùng chơi vi Hiên n nhà.
Một ý nghĩ tt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông ca
em Duyên cho Hiên. Nghĩ vy, cu đã nói vi chgái ca mình, nhn đưc s
đồng tình ca ch. ChLan đã “hăm hchy vnhà ly áo. Còn Sơn thì đng
yên lng đi ch, trong lòng tnhiên thy m áp vui vui”. ththy rng,
nhân vt Sơn tuy còn nh tui, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Như vy, nhà văn Thch Lam đã xây dng truyn ngn “Gió lnh đu mùa” nh
nhàng mà tht sâu sc. Ctác phm thm thía tình yêu thương gia con ngưi.
Phân tích mt nhân vt văn hc yêu thích - Mẫu 4
“Thép đã tôi thế đấy” mt cun tiu thuyết ni tiếng ca nhà văn Nikolai A.
Ostrovsky - một nhà văn ni tiếng ngưi Liên Xô. Nhân vt chính ca tác phm
Pavel Korchagin (thưng đưc gi là Pavlusha, Pavka).
Pavel Korchagin sinh ra ln lên trong hoàn cnh đt c n gp nhiu khó
khăn. Anh chơi thân vi mt bn gái tên Tonya, sau này tr thành
ngưi yêu. Tonya mt gái xinh xn, yêu Pavel vi tt ctình cm ban đu
trong trng ngây thơ ca mt thiếu nmới ln. Tình cm ca hai ngưi lsẽ
rất đp trn vn nếu như không chuyn Pavel đi theo tiếng gi ca
ng giai cp lúc đó. Đó ý ng mun cng hiến sc trcủa mình phc v
cho T quc, cho cách mng. Tonya rt yêu Pavel nhưng không thđợi anh,
hay đúng hơn không dám “yêu mt tưởng”. Đc bit khi gia đình ca
lại thuc giai cp sn. Pavel tng nói vi rng: “Anh trưc hết ngưi
của Đng - sau đó mi ngưi ca em nhng ngưi thân khác. Em gan
yêu mt công nhân, nhưng li không có gan yêu mt lý ng”. Sau cùng, Pavel
chia tay Tonya đđi theo lý tưng ca mình.
Trưc khi tìm đến ánh sáng ca cách mng, Paven đã mt khong thi
gian phi tham gia xây dng con đưng st nhnối khu rng vi thành ph.
Công vic đây cùng nng nhc vt vtrưc thiên nhiên khc nghit.
Nếu không kp thì tt cmọi ngưi trong thành phnày schết ng không
đủ gỗ để i m. Trong hoàn cnh đó, anh gp li Tonya, đã suýt không
nhn ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưi, tím tái vì giá lnh, gầy
như mt ngưi ăn xin đang xúc tuyết, tuy đôi mt thì vn Pavlusha
ngày nào. Tuy nhiên, đã không dám bt tay anh khi anh đưa tay ra anh
hiu rng, tình cm gia hai ngưi vĩnh vin không còn na. giđây đã
có chng và “sc mùi băng phiến”.
Sau này, trong quá trình lao đng và sinh hot trong tchc Đng, Pavel đã gp
Rita đưc quý mến. Nhưng tình cm gia hai ni chgitình đng
chí... Vsau, có lúc Pavel bị bnh st thương hàn và bị bại lit, phi ngi xe lăn.
Nhưng anh vn không lùi c trưc khó khăn, tin ng vào tình yêu mi
chuyn sang viết sách vn vi ngn la cht thép đã đưc tôi luyn ngày nào.
Paven mt thanh niên giàu ng, đưc tôi luyn trong “lò la” ca cách
mạng. Anh đã trthành tm ơng cho cho thế hệ Vit Nam nói riêng trong
giai đon đt nưc bxâm lưc.
Khi đc cun sách này, nhân vt Paven đã đlại cho tôi nhng n tưng sâu sc,
giúp tôi nhn ra nhiu bài hc giá trị.
| 1/6

Preview text:


Viết bài văn phân một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
Dàn ý phân tích một nhân vật văn học yêu thích 1. Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật và nêu ấn tượng ban đầu về nhân vật. 2. Thân bài
- Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật.
- Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác
phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật).
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp, nghệ thuật…
- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật. 3. Kết bài
Những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.
Phân tích một nhân vật văn học yêu thích - Mẫu 1
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Nổi bật
trong tác phẩm là nhân vật chính - Dế Mèn hiện lên đầy chân thực, sinh động.
Dế Mèn được xây dựng với nhưng đặc điểm của một nhân vật trong truyện
đồng thoại. Dế Mèn vừa mang những đặc điểm của loài dế, lại vừa có những
đặc điểm của con người. Trước hết, Tô Hoài đã khắc họa nhân vật này qua
những nét ngoại hình. Một chàng dế khỏe mạnh. cường tráng với một đôi càng
“mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn
hoắt”. Nhà văn đã có những câu văn miêu tả: “rung rinh một màu nâu bóng mỡ
soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng,
rất bướng”. Cùng với hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” và sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất
đỗi hùng dũng”. Không chỉ ngoại hình, mà hành động của Dế Mèn cũng cho
thấy được sự khỏe mạnh, cường tráng. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của
mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử
sự lợi hại của chúng. Rồi “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả
hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”.
Tiếp đến, nhà văn đã xây dựng tính cách của nhân vật Dế Mèn. Chàng ta mang
những nét tính cách của con người: kiêu căng, ngạo mạn và hống hách. Điều đó
được thể hiện qua thái độ với nhân vật Dế Choắt. Khi thấy Choắt trông thật gầy
gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu bạn của
mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày
sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày
ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn
đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ
nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ
nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu
hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”.
Cái dáng vẻ yếu đuối của Dế Choắt khiến cho Dế Mèn cảm thấy khinh khỉnh,
coi thường. Đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt.
Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Dế Choắt yếu ớt
bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống
thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Nó nhìn
thấy bạn của mình không thể dậy được nữa cùng với những lời trăng trối, Dế
Mèn vô cùng đau khổ, ân hận. Nhờ cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra
bài học đường đời đầu tiên.
Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài
học đường đời đầu tiên” nhằm gửi gắm một bài học nhân văn sâu sắc.
Phân tích một nhân vật văn học yêu thích - Mẫu 2
“Bức tranh của em gái tôi” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tạ Duy Anh.
Nổi bật trong truyện là nhân vật Kiều Phương - một cô bé nhân hậu, tài năng.
Nhà văn đã khắc họa Kiều Phương qua lời kể của “tôi” - người anh trai. Kiều
Phương hiện lên là một cô bé hồn nhiên, nghịch ngợm. Cô bé rất thích lục lọi đồ
vật trong nhà, tự chế màu vẽ bằng vật dụng có sẵn. Khuôn mặt của Kiều
Phương lúc nào cũng bị bôi bẩn. Bởi vậy, người anh đã đặt cho cô bé biệt danh
là “Mèo”. Mỗi lần bị nhắc nhở, Kiều Phương lại “vênh mặt” trả lời hồn nhiên
“Mèo mà lại! Em không phá là được”.
Nhân vật Kiều Phương còn là một cô bé có tài năng hội họa. Chú Tiến Lê - một
họa sĩ cũng là bạn của bố Kiều Phương đã tình cờ phát hiện ra điều đó. Khi nhìn
thấy những bức tranh của Kiều Phương, chú đã phải thốt lên rằng cô bé “là một
thiên tài hội họa” và các bức tranh “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng
tranh nào”. Điều đó khiến cho Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên:
“Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi,
con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Còn mẹ của Kiều Phương thì không kìm
được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình. Chú
Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn”. Chỉ có người anh trai
là tỏ ra bực bội, gắt gỏng, bởi cậu không thấy mình có năng khiếu gì và không
còn thân thiết với em gái như trước.
Dù vậy, Kiều Phương vẫn yêu mến anh trai. Cô bé đem tình cảm đó vẽ thành
bức tranh “Anh trai tôi”. Bức tranh đem đi dự thi trại thi vẽ tranh quốc tế và
được giải nhất. Cô bé mong muốn anh trai đi nhận giải cùng. Đến khi nhìn thấy
bức tranh của em gái, người anh đã vô cùng ngạc nhiên và xấu hổ. Cậu không
ngờ rằng trong mắt em gái mình lại đẹp như vậy. Chính tình cảm chân thành,
trong sáng của Kiều Phương đã giúp nhân vật “tôi” nhận ra sai lầm của bản thân.
Qua nhân vật Kiều Phương, Tạ Duy Anh đã đ ề cao tình yêu thương trong sáng,
nhân hậu của con người. Nhân vật Kiều Phương hiện lên dưới ngòi bút của nhà văn đầy chân thực.
Phân tích một nhân vật văn học yêu thích - Mẫu 3
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em
của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - được nhà văn xây dựng đầy chân thực.
Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết.
Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của
một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị
đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo
rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn
những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”.
Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn
cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị. Mọi người trong
gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ
chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu
này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình
yêu thương của mọi người xung quanh.
Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Sơn là một cậu bé
rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất.
Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm
lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân
mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”.
Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như cách cư xử của
Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc -
những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá
nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng
“co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả
lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên
rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà.
Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của
em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự
đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng
yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Có thể thấy rằng,
nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ
nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.
Phân tích một nhân vật văn học yêu thích - Mẫu 4
“Thép đã tôi thế đấy” là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nikolai A.
Ostrovsky - một nhà văn nổi tiếng người Liên Xô. Nhân vật chính của tác phẩm
là Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka).
Pavel Korchagin sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó
khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành
người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu
trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ
rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý
tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ
cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh,
hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô
lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người
của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan
yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel
chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình.
Trước khi tìm đến ánh sáng của cách mạng, Paven đã có một khoảng thời
gian phải tham gia xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố.
Công việc ở đây vô cùng nặng nhọc và vất vả trước thiên nhiên khắc nghiệt.
Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không
đủ gỗ để sưởi ấm. Trong hoàn cảnh đó, anh gặp lại Tonya, và cô đã suýt không
nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò
như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha
ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh
hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã
có chồng và “sặc mùi băng phiến”.
Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp
Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng
chí... Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn.
Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và
chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào.
Paven là một thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách
mạng. Anh đã trở thành tấm gương cho cho thế hệ Việt Nam nói riêng trong
giai đoạn đất nước bị xâm lược.
Khi đọc cuốn sách này, nhân vật Paven đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc,
giúp tôi nhận ra nhiều bài học giá trị.