Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần (2 mẫu) - Chân trời sáng tạo
Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần (2 mẫu) được biên soạn ra cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin) (CTST)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần
Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần - Mẫu 1
Về khái niệm, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ),
lan truyền với vận tốc lớn. Về cơ chế hình thành thì khi sóng thần được tạo ở
ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi
sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ…; còn khi sóng thần dịch chuyển
trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa
hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Nguyên
nhân của sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở
đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),… Một số
dấu hiệu nhận biết sóng thần là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con
sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới. Bỗng nhiên,
mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước
rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Hoặc
bạn có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ,...
Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần - Mẫu 2
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài có thể từ vài phút đến hàng giờ lan
truyền với vận tốc lớn. Cơ chế hình thành sóng thần đến từ sự thay đổi của một
mảng kiến tạo, gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng
sẽ được tạo ra, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển
nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao
của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu
do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ
thứ hạt nhân dưới nước),… Dấu hiệu nhận biết của sóng thần là nước biển chậm
chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của
một cơn bão sắp tới. Bỗng nhiên, mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau
đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời
gian không phải thuỷ triều. Hoặc bạn có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng
nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ,... Một số thảm họa sóng thần
xảy ra trong lịch sử ở A-lếch-xan-đri-a, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Chi-lê, Phi-líp- pin,...