Văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp các kiến thức chọn lọc hay nhất giúp cho các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Nghị luận xã hội (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng
việc dời đô của Lý Công Uẩn.
Đoạn văn nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô - Mẫu 1
Qua văn bản Chiếu dời đô, ta thấy được ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý
Công Uẩn. Ông đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa
bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm khẳng định việc dời đô
là tất yếu, hợp tình. Không chỉ vậy, dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và
sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tầm
nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. Dời đô từ
Hoa Lư (vùng đồi núi) ra thành Đại La (vùng đồng bằng), nơi giao lưu trọng
yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược
phương Bắc. Thành Đại La còn là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất
nước phát triển về kinh tế, nhân dân có cơ hội phát triển. Như vậy có thể khẳng
định rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều
kiện đất nước lúc bấy giờ.
Đoạn văn nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô - Mẫu 2
Việc dời đô của Lý Công Uẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với những tác
dụng nhất định. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010),
vua Lý Thái Tổ đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh
Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội). Điều này thể hiện khát vọng
của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập,
tự cường của một quốc gia. Có thể thấy rằng, trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy
giờ, việc dời đô là điều tất yếu, hợp tình. Bởi lúc này, đất nước Đại Việt đã
được độc lập, cần chú trọng phát triển kinh tế. Hơn nữa, thành Đại La là nơi
trung tâm, có mọi điều kiện thuận lợi để trở thành kinh đô của tất nước. Qua đó,
chúng ta thấy được khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị 1
và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Ngoài ra, việc dời
đô cũng thể hiện được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người
đứng đầu đất nước. 2
Document Outline
- Đoạn văn nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô - Mẫu 1
- Đoạn văn nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô - Mẫu 2